You are on page 1of 8

1.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH

1.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

1.1.1. Phân khúc thị trường

Khách hàng mục tiêu:

Đối tượng khách hàng nội địa

Mức thu nhập: trên 5 triệu đồng đối khách công nhân, nhân viên văn phòng và
trên 10 triệu đối với khách gia đình

Đặc điểm chung:

• Mục đích nghỉ ngơi thư giãn, lấy lại tinh thần sau nhưng khoảng thời gian
làm việc mệt mỏi và căng thẳng.

• Thường đi cùng bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình và thường chọn
đi du lịch ngắn ngày.

• Chú trọng đến sự an toàn, những trải nghiệm mà điểm đến du lịch mang lại,
cảnh quan thiên nhiên và yếu tố thu hút khách của điểm đến .

• Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, các dịch đi kèm và giá của sản
phẩm/dịch vụ.

1.1.2. Tiềm năng phát triển

 Đối với tour du lịch nội địa:

Thời gian qua mức độ quay trở lại của khách du lịch nội địa thường cao hơn
so với khách du lịch quốc tế. Việc tin tưởng, lựa chọn hơn 1 lần đến với điểm đến
du lịch không chỉ phụ thuộc và khả năng tài chính mà còn phụ thuộc vào yếu tố hài
lòng. Khách du lịch thường đi du lịch theo nhóm (bạn bè, gia đình, đơn vị tổ
chức...) vì thế yếu tố tâm lý “đám đông" thường chi phối hành vi tiêu dùng của họ.
Đối với các sản phẩm du lịch, mức độ yêu cầu về dịch vụ đối với khách du lịch nội
địa ngày càng cao và nhạy cảm về giá. Đa phần, họ rất quan tâm tới các yếu tố
“dịch vụ cá nhân”, thái độ phục vụ trong quá trình trải nghiệm. Đối với khách du
lịch nội địa, những điểm mới trong sản phẩm, dịch vụ luôn được đặt trong mối
tương quan với chi phí bỏ ra. Việc lựa chọn các sản phẩm thường có xu hướng
hướng tới các trải nghiệm, giải trí chất lượng cao.

=> Dựa trên sự chuyển dịch xu hướng của du khách trong trạng thái bình
thường mới, các doanh nghiệp sẽ tập trung xây dựng các nhóm sản phẩm có các
điểm nhấn về mặt trải nghiệm phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng khác
nhau.

1.1.3. Tiếp cận khách hàng du lịch

Tiếp thị trực tuyến:

Xây dựng trang web chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn để cung cấp
thông tin chi tiết về các tour và dịch vụ của bạn.

Tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm (SEO) để đảm bảo khách
hàng có thể dễ dàng tìm thấy bạn trên mạng.

Sử dụng tiếp thị qua mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách
hàng tiềm năng.

Hợp tác với các trang web đặt tour:

Hợp tác với các trang web và ứng dụng đặt tour trực tuyến để tăng cơ hội tiếp
cận với khách hàng trực tuyến.
Đảm bảo rằng thông tin về tour và giá cả trên các trang web đối tác được cập
nhật và chính xác.

Sử dụng email marketing:

Thu thập địa chỉ email của khách hàng và sử dụng chúng để gửi thông tin về
các tour mới, ưu đãi và tin tức về du lịch.

Tạo nội dung hấp dẫn để khuyến khích khách hàng đăng ký nhận email từ
bạn.

Tạo trải nghiệm du lịch chất lượng:

Chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du lịch xuất sắc sẽ tạo ra khách hàng hài
lòng và họ có thể giới thiệu bạn cho người khác.

Khuyến khích khách hàng viết đánh giá tích cực trên các trang web du lịch và
chia sẻ trải nghiệm của họ trên mạng xã hội.

Sử dụng quảng cáo truyền thống:

Sử dụng quảng cáo trong các phương tiện truyền thông truyền thống như báo,
tạp chí du lịch, và truyền hình để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Tổ chức sự kiện và hội chợ du lịch:

Tham gia vào các sự kiện và hội chợ du lịch để trưng bày sản phẩm và dịch
vụ của bạn và tìm kiếm cơ hội kết nối với khách hàng tiềm năng trực tiếp.

Chăm sóc khách hàng hiện có:


Chăm sóc khách hàng trung thành bằng cách cung cấp các ưu đãi đặc biệt và
các chương trình khuyến mãi để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn và giới thiệu
bạn cho người khác.

Hợp tác với các đối tác địa phương:

Hợp tác với các doanh nghiệp địa phương như khách sạn, nhà hàng, và các
điểm tham quan để tạo ra các gói du lịch hoàn chỉnh và hấp dẫn cho khách hàng.

Xúc tiến bán hàng (khuyến mại): mở ra các chương trình khuyến mại vào các
dịp đặc biệt như ngày lễ, tết,…để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.

Khách hàng khi đặt tour online sẽ có các mã giảm giá đến 200.000 đồng
trong thời gian vào các ngày cuối năm.

Chương trình khuyến mãi vào các mùa du lịch: “Mùa hè bùng nổ”,”Chào hè
2023”…

Khách hàng sẽ được giảm 20% khi đi cùng nhóm 5 đến 7 người.

Khách hàng sẽ được giảm 15% khi đặt các gói dịch vụ trọn gói.

Hiệu quả dự kiến: Khách hàng sẽ theo dõi và không bỏ lỡ được các sự kiện
và chương trình khuyến mãi của Công ty.

1.2. Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm bao gồm các quyết định về sản phẩm như phân tích,
hoạch định và quản lý sản phẩm, và chu kỳ sống của sản phẩm.

 Hoạch định sản phẩm của Hoa Sen Việt Global

Nhờ kết quả của quá trình phân đoạn thị trường, công ty đã lựa chọn được
đoạn thị trường mục tiêu cho mình. Cụ thể sản phẩm của Hoa Sen Việt Global là
tour du lịch Ninh Bình, Hạ Long, Sa Pa và du lịch Singapore. Tour của công ty
không những cho du khách được tham quan, nghỉ dưỡng tại một trong những bãi
biển đẹp nhất Việt Nam mà còn khám phá cảnh quan ẩm thực của đất nước
Singapore.

 Quản lý chất lượng sản phẩm

Hoa Sen Việt Global luôn nỗ lực quản lý chất lượng sản phẩm một cách hiệu
quả nhất thông qua hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ mỗi tour để đem lại chất
lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

 Chu kỳ sống của sản phẩm

Mỗi sản phẩm hàng hóa trên thị trường đều có chu kỳ sống của sản phẩm.
Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm được đưa ra thị trường
cho đến khi nó không còn trên thị trường nữa.

Có 4 giai đoạn chu kỳ sống của một sản phẩm là: Giai đoạn giới thiệu sản
phẩm ra thị trường, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy
thoái. Ứng với mỗi giai đoạn của sản phẩm công ty sẽ đề ra những chính sách
marketing phù hợp.

• Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: giá tour thường cao và thu hút những khách
ưa thích đổi mới và mạo hiểm. Công ty nhận thấy chiến lược thâm nhập thị trường
là phù hợp hơn với công ty hơn là chiến lược “hớt váng”, vì vậy Hoa Sen Việt
Global lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường chậm, cụ thể là đưa mức giá phù
hợp và chi phí khuyến mại thấp.

• Giai đoạn tăng trưởng: Lúc này doanh số và lợi nhuận đã bắt đầu tăng lên
nhưng sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy công ty cần phải nâng cao hơn
nữa chất lượng sản phẩm của mình, bổ sung các yếu tố và điểm du lịch mới, tích
cực mở rộng thị trường mục tiêu của mình và sử dụng kênh phân phối. Tất cả
những điều này nhằm hướng đến chất lượng dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng và
khách hàng biết đến Hoa Sen Việt Global nhiều hơn nữa.

• Giai đoạn bão hòa: vì đây là giai đọa mà tỷ lệ tăng trưởng về doanh số sẽ
giảm và cung lớn hơn cầu nên công ty sẽ sử dụng chiến lược điều chỉnh chiến lược
marketing hỗn hợp. Bằng các cách có thể để kích thích nhu cầu của khách du lịch.

• Giai đoạn suy thoái: trong giai đoạn này doanh số bán hàng bắt đầu giảm,
thậm chí còn giảm rất mạnh. Vì vậy công ty sẽ thực hiện việc giảm chi phí và “vắt
sữa” cho doanh nghiệp. Cụ thể là sẽ giảm giá, khuyến mại cho một số khách hàng,
bỏ những phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả.

1.3. Chiến lược giá cả

Giá cả là một trong những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến lược chiết khấu,
đặt giá cạnh tranh, giá cao cấp hoặc giá thâm nhập tùy theo từng mặt hàng để thu
hút khách hàng. Tuy nhiên, Hoa Sen Việt Global đã nghiên cứu các nhóm khách
hàng mục tiêu và đưa ra các chiến lược giá sau :

1.3.1. Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Chiến lược giá thâm nhập thị trường được áp dụng cho việc tung sản phẩm
mới trên thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ đưa mức giá thấp nhất để thu hút
khách hàng. Thông qua chiến lược này, bạn có thể tạo sức ép cho đối thủ và nâng
cao thị phần. Sau giai đoạn thâm nhập, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại giá để xây
dựng lòng tin người tiêu dùng và thu lại vốn.
1.3.2. Chiến lược giá theo dòng sản phẩm

Với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, Hoa Sen Việt Global sẽ cho ra
mắt một sản phẩm với nhiều phiên bản khác nhau. Cụ thể, đây sẽ là các phiên bản
nâng cấp từ sản phẩm gốc và có giá trị cao hơn. Do đó, khách hàng phải trả một
khoản tiền cao hơn so nếu lựa chọn phiên bản cao cấp.

1.3.3. Chiến lược giá theo combo

Chiến lược combo là cách hiệu quả để đẩy mạnh doanh số. Thông qua
phương pháp này, doanh nghiệp có thể bán được nhiều sản phẩm bằng cách kết
hợp các mặt hàng có đặc tính giống nhau. Qua đó, khách hàng có thể chi trả mức
giá rẻ hơn khi mua theo combo.

1.3.4. Chiến lược giá theo tâm lý

Tâm lý của người tiêu dùng thường khá đa dạng và phức tạp. Chính vì thế,
doanh nghiệp cần khảo sát và thu thập thông tin về cảm xúc của khách hàng để đưa
ra mức giá hợp lý cho sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn thu hút được người tiêu
dùng thông qua việc đánh vào tâm lý.

1.3.5. Chiến lược giá đánh vào từng phân khúc

Chiến lược giá theo phân khúc còn có tên gọi là Segmented Pricing. Cụ thể,
doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức giá không giống nhau cho từng đối tượng như
người già, trẻ em hoặc người lớn.

1.4. Chiến lược phân phối

Trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm
là khâu quan trọng nhất. Mục đích cuối cùng mà công ty muốn đó là bán được sản
phẩm và đạt được lợi nhuận kinh doanh.
Đối với Hoa Sen Việt Global, công ty đã có chi nhánh và văn phòng tại Hà
Nội và sẽ tiếp tục phát triển ra các tỉnh khác.

Hoa Sen Việt Global còn sử dụng các kênh online để thực hiện chức năng
phân phối, bao gồm: facebook, webside, zalo,intagram,..

Hoa Sen Việt Global đánh mạnh cả hình thức bán tour qua mạng bán hàng
online. Dựa trên năng lực và kinh nghiệm quản lý tốt Hoa Sen Việt Global có thẻ
trực tiếp điều hành hệ thống phân phối với nhiều kênh, nhiều trung gian. Dựa trên
khả năng tài chính mạnh Hoa Sen Việt Global có thể tự đảm nhận và điều hành
việc phân phối qua hệ thống các chi nhánh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với mong
muốn chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành trong nước
Hoa Sen Việt Global đưa ra chiến lược phân phối rộng rãi trên khắp cả nước, phân
phối gián tiếp từ doanh nghiệp đến các chi nhánh, đại lý và cuối cùng là đến khách
hàng thông qua kênh phân phối du lịch là: mạng xã hội facebook, zalo và trang
web chính thức của doanh nghiệp.

1.5. Chiến lược về công nghệ

Hoa Sen Việt Global sử dụng các kênh online để thực hiện chức năng phân
phối, bao gồm: facebook, webside, zalo,intagram,.. và đang tiếp tục nâng cấp cấp
các phần mềm trong quản lý cũng như giao diện bán hàng

You might also like