You are on page 1of 14

Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.

com/Chungtacungtien/

TÀI LIỆU GIẢI TÍCH 2

TÍCH PHÂN MẶT

Nội dung gồm 4 phần :

1. Tích phân mặt loại 1.


2. Tích phân mặt loại 2.
3. Công thức Ostrogratxki-Gauss.
4. Định lí Stokes.

❖ PHIÊN BẢN K-2018


➢ Tài liệu được biên soạn bởi Ban Chuyên môn – CLB Chúng Ta Cùng Tiến.
➢ Đây là tâm huyết của các anh/chị/bạn trong CLB CTCT, gửi tặng đến các em, các bạn
sinh viên K18 – Đại học Bách Khoa TP.HCM (BKU), vui lòng không sao chép dưới
mọi hình thức. Nếu cần sử dụng lại, yêu cầu trích dẫn nguồn đầy đủ.
➢ Mọi ý kiến phản hồi, đóng góp xin gửi về fanpage Chúng Ta Cùng Tiến hoặc liên hệ
trực tiếp tại Văn phòng: Phòng 102 – Nhà thi đấu Đại học Bách Khoa
➢ Group học tập: www.facebook.com/groups/chungtacungtien.group

- CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP TỐT -

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 1 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

PHẦN 1

TÍCH PHÂN MẶT LOẠI 1

* Phương pháp : Cho 𝑆 là mặt cong trong 𝑅3 , 𝑓 (𝑥, 𝑦, 𝑧) xác định trên 𝑆. Tích phân của
hàm 𝑓 (𝑥, 𝑦, 𝑧) lấy trên mặt 𝑆 được tính theo công thức sau.

𝑓 (𝑥, 𝑦, 𝑧)𝑑𝑆 = 𝑓 (𝑥, 𝑦, 𝑧(𝑥, 𝑦))√1 + (𝑧′𝑥 )2 + (𝑧′𝑦 )2 𝑑𝑥𝑑𝑦


∬ ∬𝐷𝑥𝑦
𝑆

Ví dụ 1.1 : Tính tích phân 𝐼 = ∬𝑆 (𝑥 + 𝑦 + 𝑧)𝑑𝑆 , với S là phần mặt nón 𝑧2 = 𝑥2 + 𝑦2 được
giới hạn bởi hai mặt phẳng 𝑧 = 0 và 𝑧 = 1.

Hướng dẫn :

+ Bước 1 : Hình chiếu của 𝑆 xuống mặt phẳng 𝑂𝑥𝑦 là 0 ≤ 𝑥2 + 𝑦2 ≤ 1

+ Bước 2 : Phương trình mặt 𝑆 (do z dương), ta có 𝑧 = √𝑥2 + 𝑦2 .

+ Bước 3 : Tính :

2 2
′ 2 ′ 2 𝑥 𝑦
√1 + ( 𝑧𝑥 ) + ( 𝑧𝑦 ) = 1+ + = √2
( 2
√𝑥 + 𝑦 2 ) ( 2
√𝑥 + 𝑦 2 )

+ Bước 4 : Áp dụng công thức tính tích phân mặt 1.

(𝑥 + 𝑦 + √𝑥 + 𝑦 )√2𝑑𝑥𝑑𝑦
𝐼= 2 2
∬𝐷𝑥𝑦

+ Bước 5 : Tính tích phân kép bằng các phương pháp đã học (Ở đây ta sẽ dùng tọa độ cực)

Đặt : 𝑥 = 𝑟𝑐𝑜𝑠𝜑, 𝑦 = 𝑟𝑠𝑖𝑛𝜑. Ta có 0 ≤ 𝑟 ≤ 1, 0 ≤ 𝜑 ≤ 2𝜋.

1 2𝜋 2√2𝜋
𝐼= 𝑑𝑟 𝑟2 . (𝑐𝑜𝑠𝜑 + 𝑠𝑖𝑛𝜑 + 1)√2𝑑𝜑 =
∫0 ∫0 3

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 2 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

* Nhận xét : Để giải được một bài tích phân mặt loại 1 phải trải qua khá nhiều bước, và các
bước các bạn đều có thể sẽ bị sai (cụ thể là ở bước 1, 2 và 5)

+ Bước 1: Hình chiếu xuống 𝐷𝑥𝑦 (có thể 𝐷𝑦𝑧 hoặc 𝐷𝑥𝑧) : phải là một miền kín. Ưu tiên chiếu
: các mặt còn lại khác mặt mà ta lấy tích phân, nếu miền 𝐷 chưa kín ta mới chiếu tiếp giao
tuyến của các mặt xuống.

+ Bước 2 : Thường đề sẽ cho rất nhiều mặt nên các bạn phải chọn đúng mặt đề yêu cầu lấy
tích phân (có thể tích phân phải lấy trên nhiều mặt) nên cần phải đọc kĩ đề.

+ Bước 5 : Các bạn quên nhân phần √1 + (𝑧′𝑥 )2 + (𝑧′𝑦 )2 vào biểu thức tích phân.

Ví dụ 1.2 : Tính tích phân 𝐼 = ∬𝑆 (𝑥2 + 𝑦2 + 2𝑧)𝑑𝑆 , S là phần mặt trụ 𝑥2 + 𝑦2 = 1 nằm trong

hình cầu 𝑥2 + 𝑦2 + 𝑧2 = 2.

Hướng dẫn :

2
+ Bước 1 : Hình chiếu của 𝑆 xuống mặt phẳng 𝑂𝑦𝑧 là {𝑦2 ≤ 1
𝑧 ≤1

+ Bước 2 : Phương trình mặt 𝑆 : 𝑥 = ±√1 − 𝑦2 .

Do phần mặt trụ được chia thành hai nửa 𝑆1, 𝑆2 đối xứng nhau qua mặt phẳng 𝑥 = 0
(cùng hình chiếu xuống mặt phẳng Oyz) mà 𝑓 = 𝑥2 + 𝑦2 + 2𝑧 chẵn đối với 𝑥 nên ta có :

𝐼 = 2 ∬𝑆 (𝑥2 + 𝑦2 + 2𝑧)𝑑𝑆 với phương trình mặt 𝑆1 : 𝑥 = √1 − 𝑦2


1

+ Bước 3 : Tính

2
′ 2 ′ 2 𝑦 1
√1 + ( 𝑧𝑥 ) + ( 𝑧𝑦 ) = 1+ =
(√1 − 𝑦2 ) √1 − 𝑦2

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 3 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

+ Bước 4 : Áp dụng công thức tính tích phân mặt 1.

(1 + 2𝑧)
𝐼=2 𝑑𝑦𝑑𝑧
∬𝐷𝑦𝑧 √1 − 𝑦2

+ Bước 5 : Tính tích phân kép bằng các phương pháp đã học

1 1
1
𝐼=2 𝑑𝑦 (1 + 2𝑧)𝑑𝑧
∫−1
√1 − 𝑦2 ∫ −1

= 2. arcsin(𝑦) | 1 . (𝑧 + 𝑧2 )| 1
−1 −1

= 2. 𝜋. 2

= 4𝜋

* Nhận xét : Bài toán này có vài lưu ý :

+ Ta không được lấy hình chiếu trên mặt phẳng 𝑂𝑥𝑦. Vì khi chiếu 𝑆 xuống 𝑂𝑥𝑦 hình chiếu
sẽ bị suy biến thành 1 đường tròn : 𝑥2 + 𝑦2 = 1

+ Sử dụng tính chất đối xứng của miền lấy tích phân.

+ Xác định đúng mặt cần lấy tích phân là mặt trụ, không phải mặt cầu.

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 4 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

PHẦN 2
TÍCH PHÂN MẶT LOẠI 2

* Định nghĩa :

Các dạng tổng quát của tích phân mặt loại hai:

⃗⃗⃗ =
𝑓 (𝑥, 𝑦, 𝑧)𝑑𝑆 𝑃𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑄𝑑𝑧𝑑𝑥 + 𝑅𝑑𝑥𝑑𝑦
∬ ∬
𝑆 𝑆

Trong đó:

- S là mặt cần tính tích phân


- 𝑓 (𝑥, 𝑦, 𝑧) = (𝑃 (𝑥, 𝑦, 𝑧), 𝑄(𝑥, 𝑦, 𝑧), 𝑅(𝑥, 𝑦, 𝑧)), với 𝑓 hàm vector xác định trên S,
và P, Q, R là các hàm ba biến xác định trên S

Vector pháp tuyến đơn vị của mặt S tại điểm (𝑥, 𝑦, 𝑧) ∈ 𝑆 là:

∇𝐹
𝑛=± = (cos 𝛼 , cos 𝛽 , cos 𝛾)
|∇𝐹 |

Với 𝛼, 𝛽, 𝛾 lần lượt là góc tạo bởi nửa dương của 3 trụ 𝑂𝑥, 𝑂𝑦, 𝑂𝑧 với pháp vector.

Lưu ý dấu của các tọa độ, chúng ta nên vẽ hình và xác định xem các góc đó nhọn hay tù và
suy ra dấu.

* Cách giải:

1. Đưa về tích phân mặt loại 1

Ta tìm vector pháp tuyến và thế vào công thức sau:

𝑃𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑄𝑑𝑧𝑑𝑥 + 𝑅𝑑𝑥𝑑𝑦 = 𝑃 cos 𝛼 𝑑𝑆 + 𝑄 cos 𝛽 𝑑𝑆 + 𝑅 cos 𝛾 𝑑𝑆


∬ ∬
𝑆 𝑆

Sau đó giải tích phân loại 1 như bình thường!!

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 5 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

Ví dụ 2.1 : Tính tích phân 𝐼 = ∬𝑆 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦 với 𝑆 là mặt phía trên của nửa mặt cầu

𝑥2 + 𝑦2 + 𝑧2 = 𝑅2 , 𝑧 ≥ 0

Hướng dẫn :

Ta có : 𝐹 = 𝑥2 + 𝑦2 + 𝑧2 − 𝑅2 → 𝑛 = (𝑅𝑥 , 𝑅𝑦 , 𝑅𝑧 )

𝑧2
→ 𝐼= 𝑑𝑆
∬𝑅
𝑆

Chiếu S lên mặt 𝑂𝑥𝑦 ta được 𝐷𝑥𝑦 : 𝑥2 + 𝑦2 = 𝑅2


Tính theo tích phân mặt loại 1, ta được :
𝑅2 − 𝑥2 − 𝑦2 𝑅
→ 𝐼= . 𝑑𝑥𝑑𝑦 = √𝑅2 − 𝑥2 − 𝑦2 𝑑𝑥𝑑𝑦
∬ 𝑅 2 2
√𝑅 − 𝑥 − 𝑦 2 ∬
𝐷𝑥𝑦 𝐷𝑥𝑦

Đổi sang tọa độ cực ta được:

2𝜋 𝑅

𝐼= 𝑑𝜑 √𝑅2 − 𝑟2 . 𝑟𝑑𝑟 = 2𝜋. − 1 √(𝑅2 − 𝑟2 )3 𝑅 = 2 𝜋𝑅3


∫ ∫ ( 3 ) |0 3
0 0

2. Tính trực tiếp

Chúng ta sẽ đưa trực tiếp từ tích phân mặt loại 2 về tích phân kép

𝑃𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑄𝑑𝑧𝑑𝑥 + 𝑅𝑑𝑥𝑑𝑦 = ± 𝑃𝑑𝑦𝑑𝑧 ± 𝑄𝑑𝑧𝑑𝑥 ± 𝑅𝑑𝑥𝑑𝑦


∬ ∬ ∬ ∬
𝑆 𝐷𝑦𝑧 𝐷𝑧𝑥 𝐷𝑥𝑦

Với 𝐷𝑦𝑧 , 𝐷𝑧𝑥 , 𝐷𝑥𝑦 lần lượt là hình chiếu của S lên các mặt phẳng tọa độ tương ứng.
Dấu của mỗi tích phân kép xác định bởi góc hợp với vector pháp tuyến và các trục tọa độ
theo hướng dương.

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 6 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

Ví dụ 2.2 : Tính tích phân 𝐼 = ∬𝑆 𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑦𝑑𝑧𝑑𝑥 + 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦, với S là mặt phía ngoài của hình
cầu 𝑥2 + 𝑦2 + 𝑧2 = 𝑅2

Hướng dẫn :

Ta có:

𝐼= 𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑦𝑑𝑧𝑑𝑥 + 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦



𝑆

= 𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑦𝑑𝑧𝑑𝑥 + 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦


∬ ∬ ∬
𝑆 𝑆 𝑆

= 𝐼1 + 𝐼2 + 𝐼3

Trong đó :

𝐼3 = 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦 = 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦 − 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦


∬ ∬ ∬
𝑆 𝑆1 𝑆2

Với 𝑆1 , 𝑆2 là hình chiếu của 𝑆 xuống mặt Oxy nhưng 𝑆1 là phần ứng với 𝑧 ≥ 0 và 𝑆2 là phần
ứng với 𝑧 ≤ 0, nên ta có:

𝐼 = ∬𝐷 √𝑅2 − 𝑥2 − 𝑦2 𝑑𝑥𝑑𝑦 − ∬𝐷 (−√𝑅2 − 𝑥2 − 𝑦2 )𝑑𝑥𝑑𝑦


𝑥𝑦 𝑥𝑦

= 2 ∬𝐷 √𝑅2 − 𝑥2 − 𝑦2 𝑑𝑥𝑑𝑦
𝑥𝑦

2𝜋𝑅3 4𝜋𝑅3
= 2. =
3 3

Tương tự ta tính 𝐼1 , 𝐼2 và đáp án là 𝐼 = 4𝜋𝑅3

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 7 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

Ví dụ 2.3 : Tính tích phân 𝐼 = ∬𝑆 (𝑦 + 𝑦2 )𝑑𝑥𝑑𝑧, trong đó S là mặt phía ngoài của vật thể
giới hạn bởi 𝑧 = 𝑥2 + 𝑦2 , 𝑧 = 0, 𝑧 = 1

Hướng dẫn :

Ta có:

𝐼= 𝑦 + 𝑦2 )𝑑𝑥𝑑𝑧 = 𝑦 + 𝑦2 )𝑑𝑥𝑑𝑧 − 𝑦 + 𝑦2 )𝑑𝑥𝑑𝑧 = 𝐼1 + 𝐼2


∬( ∬( ∬(
𝑆 𝑆1 𝑆2

Với 𝑆1 là phần 𝑦 ≥ 0 của mặt 𝑆 → 𝑦 = √𝑧 − 𝑥2

𝑆2 là phần 𝑦 ≤ 0 của mặt 𝑆 → 𝑦 = −√𝑧 − 𝑥2

Mặt khác, 𝐷𝑥𝑧 là hình chiếu của 𝑆 lên mặt phẳng 𝑂𝑥𝑧 nên 𝐷𝑥𝑧 giới hạn bởi :

𝑧 = 𝑥2 , 𝑧 = 0, 𝑧 = 1

→ 𝐼 = ∬𝐷 (√𝑧 − 𝑥2 + 𝑧 − 𝑥2 )𝑑𝑥𝑑𝑧 − ∬𝐷 (– √𝑧 − 𝑥2 + 𝑧 − 𝑥2 )𝑑𝑥𝑑𝑧


𝑥𝑧 𝑥𝑧

=2 √𝑧 − 𝑥2 )𝑑𝑥𝑑𝑧
∬(
𝐷𝑥𝑧

1 1

=2 𝑑𝑥 √𝑧 − 𝑥2 𝑑𝑧
∫ ∫
−1 𝑥2
𝜋 𝜋
= 2. =
4 2

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 8 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

PHẦN 3

CÔNG THỨC OSTROGRATXKI - GAUSS

* Phương pháp : Cho miền đóng V, bị chặn trong không gian có biên là các mặt 𝑆 trơn
từng khúc. Các hàm 𝑃 , 𝑄, 𝑅 và các đạo hàm riêng của chúng liên tục trong miền mở chứa 𝐷 ;
ta có công thức Gauss :

𝑃𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑄𝑑𝑥𝑑𝑧 + 𝑅𝑑𝑥𝑑𝑦 = ± 𝑃 ′ + 𝑄′𝑦 + 𝑅′𝑧 )𝑑𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧


∬ ∭( 𝑥
𝑆 𝑉

* Lưu ý :

+ Tích phân bội ba lấy dấu “+” nếu S là mặt biên phía ngoài V, lấy dấu “–” nếu S là mặt
biên phía trong.

+ Không gian V phải là miền đóng.

Ví dụ 3.1 : Cho S là mặt phía trong của V giới hạn bởi 𝑥2 + 𝑦2 ≤ 4, 0 ≤ 𝑧 ≤ 𝑥2 + 𝑦2 .

Tính tích phân

𝐼= 𝑦𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑥𝑦𝑑𝑥𝑑𝑧 − 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦



𝑆

Hướng dẫn :

+ Bước 1 : Áp dụng công thức Gauss, ta có :

𝐼=− (0 + 𝑥 − 1)𝑑𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧 = (1 − 𝑥)𝑑𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧


∭ ∭
𝛀 𝛀

+ Bước 2 : Tính tích phân bội ba theo lý thuyết đã học.

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 9 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

Ở đây, mình tính theo tọa độ trụ.

𝑥 = 𝑟𝑐𝑜𝑠𝜑 0≤𝑟≤2
Đặt 𝑦 = 𝑟𝑠𝑖𝑛𝜑 ⇒ 0 ≤ 𝜑 ≤ 2𝜋
{ 𝑧=𝑧 { 0 ≤ 𝑧 ≤ 𝑟2

𝑟2
2 2𝜋 2 2𝜋
𝐼= 𝑑𝑟 𝑑𝜑 (1 − 𝑟𝑐𝑜𝑠𝜑)𝑟𝑑𝑧 = 𝑟3 𝑑𝑟 𝑑𝜑 = 8𝜋
∫0 ∫0 ∫ ∫0 ∫0
0

Ví dụ 3.2 : Cho S là phần phía ngoài mặt trụ 𝑥2 + 𝑦2 = 1 được giới hạn bởi 𝑧 = 0 và 𝑧 = 1.
Tính tích phân

𝐼= 𝑦𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑥𝑦𝑑𝑥𝑑𝑧 − 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦



𝑆

Hướng dẫn : Đây là phần không gian chưa kín nên ta muốn dùng công thức Gauss ta phải
thêm các mặt cho kín, ở đây ta chọn:

+ Phần mặt 𝑧 = 0 giao với mặt trụ 𝑥2 + 𝑦2 = 1 (S1) (Lấy mặt phía dưới)

+ Phần mặt 𝑧 = 1 giao với mặt trụ 𝑥2 + 𝑦2 = 1 (S2) (Lấy mặt phía trên)

Áp dụng công thức Gauss, ta có :

𝐼+ + = (0 + 𝑥 − 1)𝑑𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧
∬ ∬ ∭
𝑆1 𝑆2 𝛀

= (𝑦, 𝑥𝑦, −𝑧)(0,0, −1)𝑑𝑥𝑑𝑦 = 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦 = 0 (Vì S1 : 𝑧 = 0)


∬ ∬ ∬
𝑆1 𝐷 𝐷

= (𝑦, 𝑥𝑦, −𝑧)(0,0,1)𝑑𝑥𝑑𝑦 = − 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦 = − 𝑑𝑥𝑑𝑦 (Vì S2 : 𝑧 = 1)


∬ ∬ ∬ ∬
𝑆2 𝐷 𝐷 𝐷

1 1
2𝜋
→𝐼 = (𝑥 − 1)𝑑𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑑𝑥𝑑𝑦 = 𝑟𝑑𝑟 𝑑𝜑 (𝑟𝑐𝑜𝑠 𝜑 − 1)𝑑𝑧 + 𝜋 = 0
∭ ∬ ∫ ∫0 ∫
𝛀 𝐷 0 0

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 10 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

PHẦN 4

ĐỊNH LÝ STOKES

Công thức Stokes là một công cụ mạnh và đặc trưng để giải bài toán tích phân trên đường
chuyển về tích phân trên mặt để dễ tính toán nhưng cần chú ý để tránh bị nhầm lẫn trường hợp
ngược lại.

* Định nghĩa

Đường con 𝐶 là biên của mặt định hướng 𝑆. 𝐶 được gọi là định hướng dương theo 𝑆 nếu khi
đứng trên 𝑆 sẽ thấy 𝐶 ngược chiều kim đồng hồ.

𝐷 là miền đóng. 𝐶 là biên dương của 𝐷. 𝑃 , 𝑄 và các đạo hàm liên tục trên 𝐷. Khí đó ta có:

𝑃𝑑𝑥 + 𝑄𝑑𝑦 + 𝑅𝑑𝑧 = 𝑅′𝑦 − 𝑄′𝑧 )𝑑𝑦𝑑𝑧 + (𝑃𝑧′ − 𝑅′𝑥 )𝑑𝑧𝑑𝑥 + (𝑄′𝑥 − 𝑃𝑦′ )𝑑𝑥𝑑𝑦
∫ ∬(
𝐶 𝑆

Công thức phức tạp quá phải không nào? Có một mẹo nhỏ để nhớ nè:
Ví dụ (… - …)dydz thì dy ngó lên là Q, còn dz là R. Ta đổi chéo cho nhau → 𝑅′𝑦 − 𝑄′𝑧

Tương tự hai cái còn lại nha!!

* Phương pháp

𝑃𝑑𝑥 + 𝑄𝑑𝑦 + 𝑅𝑑𝑧 = 𝑅′𝑦 − 𝑄′𝑧 )𝑑𝑦𝑑𝑧 + (𝑃𝑧′ − 𝑅′𝑥 )𝑑𝑧𝑑𝑥 + (𝑄′𝑥 − 𝑃𝑦′ )𝑑𝑥𝑑𝑦
∫ ∬(
𝐶 𝑆
Bước 1: Xác định biên C định hướng dương. Nếu nhìn từ 𝑂 …+ thì ngược chiều đồng hồ là
dương, còn ngược hướng 𝑂 …+ thì cùng chiều đồng hồ là dương.

Bước 2: Áp dụng Stokes đổi sang mặt loại 2.

Bước 3: Đổi từ mặt loại 2 sang tích phân kép, nhớ chú ý dấu.

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 11 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

Ví dụ 4.1 : Tích tích phân sau :

𝐼= (𝑥 + 𝑦)𝑑𝑥 + (2𝑥2 − 𝑧)𝑑𝑦 + 𝑥𝑦2 𝑑𝑧



(𝐶)

C là giao tuyến của 𝑥2 + 𝑦2 = 1 và 𝑧 = 𝑦2 , lấy ngược chiều kim đồng hồ nhìn từ phía dương
Oz.

Nếu đề cho giao tuyến của mặt phẳng và mặt cong thì chọn mặt phẳng làm mặt (S). Nếu đề
cho mặt cong với mặt cong thì chọn mặt nào sao cho đạo hàm của nó dễ tính sau khi chuyển
về kép. Ở trường hợp này ta chọn 𝑧 = 𝑦2 .

S : 𝑧 = 𝑦2 , vì lấy ngược chiều kim đồng hồ nên lấy S hướng lên cùng chiều với phía dương
Oz và vecto pháp tuyến 𝑛 = (−𝑧′𝑥 , −𝑧′𝑦 , 1)

Áp dụng Stokes, ta có:

𝐼= (2𝑥𝑦 + 1)𝑑𝑦𝑑𝑧 + (0 − 𝑦2 )𝑑𝑧𝑑𝑥 + (4𝑥 − 1)𝑑𝑥𝑑𝑦



𝑆

Tiếp theo ta đổi tích phân mặt về tích phân kép, chiếu (𝑆) lên 𝑂𝑥𝑦 được hình chiếu D, chiều
hướng lên nên dấu thêm vào là dấu +

=+ 2𝑥𝑦 + 1; −𝑦2 ; 4𝑥 − 1)(0; −2𝑦; 1)𝑑𝑥𝑑𝑦


∬(
𝐷

= (2𝑦3 + 4𝑥 − 1)𝑑𝑥𝑑𝑦

𝐷

𝐷𝑥𝑦: 𝑥2 + 𝑦2 ≤ 1

Ta thấy rằng 2𝑦3 lẻ theo y và 𝐷 đối xứng qua 𝑂𝑥, 4𝑥 lẻ theo x và 𝐷 đối xứng qua 𝑂𝑦, nên:

2𝑦3 + 4𝑥𝑑𝑥𝑑𝑦 = 0

𝐷

→𝐼= −1𝑑𝑥𝑑𝑦 = −𝑆(𝐷) = −𝜋. 12 = −𝜋



𝐷

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 12 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

Ví dụ 4.2 : Tính tích phân sau :

𝐼= 𝑦𝑑𝑥 − 𝑧𝑑𝑦 + 𝑑𝑧

𝐶

C là giao của mặt 𝑥 = 𝑦 − 2 và 𝑥2 + 𝑦2 + 𝑧2 = 4𝑦 theo hướng cùng chiều kim đồng hồ nhìn
từ phía trục dương Ox.

Như đã nói ở trên, giữa mặt cong và mặt phẳng, ta sẽ chọn mặt phẳng là mặt 𝑆.

Do nhìn từ phía dương trục Ox nên ta chuyển biểu thức mặt S theo dạng 𝑥 = 𝑓 (𝑦, 𝑧).

Lấy (S) 𝑥 = 𝑦 − 2 (mặt phía dưới)

𝑥′𝑦 = 1

{𝑥′𝑧 = 0

𝐼= (0 + 1)𝑑𝑦𝑑𝑧 + (0 − 0)𝑑𝑧𝑑𝑥 + (0 − 1)𝑑𝑦𝑑𝑧



𝑆

= (1,0, −1)(−1,1,0)𝑑𝑦𝑑𝑧 = − 𝑑𝑦𝑑𝑧


∬ ∬
𝐷𝑥𝑦 𝐷𝑥𝑦

Chú ý: lúc này lấy 𝑥 = 𝑓 (𝑦, 𝑧). Nên cần kiểm tra kĩ khi nhân vào vecto pháp tuyến!!

(…)dydz nhân với -1 ; (…)dzdx nhân với 𝑥′𝑦 ; (…)dxdy nhân với 𝑥′𝑧

Ta làm tương tự, chiếu 𝑆 xuống 𝑂𝑥y được 𝐷𝑦𝑧 : (𝑦 − 2)2 + 𝑦 2 + 𝑧 2 = 4𝑦

(𝑦 − 2)2 𝑧2
𝐷𝑦𝑧: + ≤1
2 4

𝐼 =− 𝑑𝑧𝑑𝑦 = −𝑆(𝐷) = −𝜋. 2. √2 = −2√2𝜋



𝐷𝑦𝑧

Lưu ý: Diện tích của elip

𝑥2 𝑦2
+ =1 𝑙à 𝜋𝑎𝑏
𝑎2 𝑏2

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 13 We Learn – We Share


Tài liệu Giải tích 2 Fanpage: facebook.com/Chungtacungtien/

Ví dụ 4.3 : Tính

𝐼= 𝑥𝑑𝑦𝑑𝑧 + 𝑦𝑑𝑧𝑑𝑥 + 𝑧𝑑𝑥𝑑𝑦



𝑆

(S) là phần trên của 𝑥2 + 𝑦2 + 𝑧2 = 4 lấy 𝑧 ≥ 0

Một số bạn bị nhầm lẫn giữa các phần kiến thức với nhau nên tìm cách đổi từ tích phân
mặt 2 sang đường 2 trở lại. Việc đó gây khó khăn và tốn rất nhiều thời gian, không khả thi.
Nếu ta để ý kỹ thì đây chỉ là bài toán mặt 2 bình thường nên khi giải đề thi cần chú ý để tránh
bị nhầm lẫn.

𝑧 = √4 − 𝑥2 − 𝑦2 vì 𝑧 ≥ 0
Ta tiến hành chiếu S xuống Oxy tạo Dxy. Do S là phần hướng lên cùng chiều với trục dương
Oz nên ta lấy dấu +.

𝑥 𝑦
𝐼= (𝑥; 𝑦; 𝑧) ; ; 1 𝑑𝑥𝑑𝑦
∬ (√4 − 𝑥2 − 𝑦2 √4 − 𝑥2 − 𝑦2 )
𝐷

𝑥2 + 𝑦 2
= + √4 − 𝑥2 − 𝑦2 𝑑𝑥𝑑𝑦
∬ (√4 − 𝑥2 − 𝑦2 )
𝐷

4
= 𝑑𝑥𝑑𝑦
∬ √4 − 𝑥2 − 𝑦2
𝐷

𝐷𝑥𝑦: 𝑥2 + 𝑦2 ≤ 4

2𝜋 2
4𝑟
𝐼= 𝑑𝜑 𝑑𝑟
∫ ∫√
0 0
4 − 𝑟2

Do bấm máy tính không được nên ta tiến hành “giải tay” đoạn này

Đặt 𝑡 = √4 − 𝑟2 nên 𝑡𝑑𝑡 = −𝑟𝑑𝑟


2𝜋 0
−4𝑡
𝐼= 𝑑𝜑 𝑑𝑡 = 16𝜋
∫ ∫ 𝑡
0 2

[CTCT] - Chúng Ta Cùng Tiến 14 We Learn – We Share

You might also like