You are on page 1of 2

MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Không phải đề cương/ giới hạn ôn)


I. LÝ THUYẾT
A. CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HTPLVN (HIẾN PHÁP, HÌNH SỰ, DÂN SỰ, LAO ĐỘNG,
HN&GĐ) chỉ liệt kê, không phân tích
1. Lịch sử lập hiến, lập pháp của các ngành luật?
Hiến pháp: Đọc chương 2(122-125): Liệt kê các bản Hiến pháp qua các thời kỳ (có 5 bản HP)
Luật Hình sự: Bộ luật Hình sự năm 1985, BLHS 1999, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Luật Dân sự: Bộ luật dân sự 1995, BLDS 2005, BLDS 2015
Luật Lao động: Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2007), BLLĐ 2012, BLLD 2019
Luật HN&GĐ: Luật HN&GĐ 1959, Luật HN&GĐ 1986, Luật HN&GĐ 2000, Luật HN&GĐ 2014
2. Đối tượng điều chỉnh của các ngành luật?
Đọc SGT, viết như SGT viết.
3. Nội dung cơ bản của các ngành luật?
 Hiến pháp: Chế độ CT; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Cơ
cấu tổ chức BMNN (liệt kê từ Quốc hội cho đến hết) trong SGT.
 Luật dân sự:
+ Phần chung: Đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh; Các nguyên tắc cơ bản của LDS;
Chủ thể quan hệ PL dân sự; Các chế định thời hạn, thời hiệu, đại diện, giao dịch dân sự…
+ Phần riêng: Tài sản; Quyền sở hữu; Thừa kế; Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng
 Luật Hình sự:
+ Phần chung: Đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh; Các nguyên tắc cơ bản của
ngành luật Hình sự; tội phạm; trách nhiệm hình sự về hình phạt.
+ Phần riêng: Các tội phạm cụ thể (như liệt kê trong SGT)
 Luật HN&GĐ:
+ Phần chung: Đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh; Các nguyên tắc cơ bản của
ngành luật HN&GĐ
+ Phần riêng: Các chế định về Kết hôn; Ly hôn; Tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; Nuôi
con nuôi, mang thai hộ
 Luật lao động:
+ Phần chung: Đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh; Các nguyên tắc cơ bản của
ngành luật lao động; Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
+ Phần riêng: Việc làm; Học nghề; HĐ lao động; Tiền lương; Thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ
ngơi; Kỷ luật lao đông; Trách nhiệm vật chất; Giải quyết tranh chấp lao động
4. Các nguyên tắc của ngành luật (Đọc sách Phần II và liệt kê các nguyên tắc)
5. Xem phần hiệu lực của VB QPPL.
B. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI. GIẢI THÍCH
CÁCH LÀM: Phải trả lời đúng hoặc sai và có Giải thích mới có điểm. Thường rơi vào các bài
nằm trong Phần I của sách. Coi kỹ 3 bài đầu tiên. Tập trả lời các câu nhận định cô gửi sau mỗi
slide của từng bài.
II. BÀI TẬP
1. Xác định cấu trúc QPPL ( Các yếu tố cấu thành QPPL: Giả định, quy định, chế tài)
+ Ví dụ 1: Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm thông báo cho lực lượng chuyên trách
bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh
mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
Giả định: Chủ quản hệ thống thông tin
Quy định: có trách nhiệm thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc
Bộ Công an khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin
thuộc phạm vi quản lý.
+ Ví dụ 2: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 01 năm:
Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Giả định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây Bịa đặt hoặc loan truyền những
điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt
hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ
trước cơ quan có thẩm quyền
Chế tài: thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
2. Xác định các yếu tố cấu thành VPPL ( Mặt KQ, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể)
Tập làm các BT vi phạm PL cô gửi trên moodle. Lưu ý các yếu tố cấu thành (cấu trúc VPPL) gồm
các ND sau, đề bài hỏi phần nào trả lời phần đó.
Mặt khách quan Hành vi vi phạm: nêu hành vi VP trong đề bài
Hậu quả: (nếu đề bài có cho)
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Ghi “ hành vi này (hành
vi trong bài) là nguyên nhân gây ra hậu quả này (hậu quả trong bài)”
Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ phạm tội
Mặt chủ quan Lỗi: Nêu rõ lỗi nào (cố ý trực tiếp/ cố ý gián tiếp/ vô ý vì quá tự tin/ vô ý
do cẩu thả) xem lại bảng yếu tố lỗi cô đã cung cấp trong slide
Động cơ:
Mục đích:
Chủ thể Nói đủ 3 yếu tố: Ai (tên); Tuổi (nếu đề bài ko cho mặc định đủ tuổi);
nhận thức như thế nào (nếu đề bài ko cho mặc định nhận thức bình
thường)  có năng lực trách nhiệm pháp lý
Khách thể Xâm phạm đến cái gì được nhà nước xác lập và bảo vệ (VD: xâm phạm
đến tính mạng/ sức khoẻ/ danh dự/ nhân phẩm/ tài sản… hoặc trật tự
quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế/ trật tự an toàn giao thông/ trật
tự công cộng… được NN xác lập và bảo vệ)

You might also like