You are on page 1of 2

Văn bản pháp luật cà rốt nguyên liệu

https://tieuluan.info/s-ch-v-bo-qun-c-m-s-m03-ngh-s-ch-bo-qun-rau-c-qu-sau-thu-
hoch.html?page=4
Các loại củ khác nhau sẽ có các mức chỉ tiêu chất lượng khác nhau (tùy theo từng đơn vị sản
xuất) nhưng hiện nay vẫn chưa có các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể cho từng loại củ nên trong
phạm vi giáo trình chỉ minh họa tiêu chuẩn chất lượng của 2 loại là cà rốt và khoai tây được
tổng hợp từ quy định VietGap, các TCVN gồm: TCVN 5004:1989 (Tiêu chuẩn Việt Nam về
bảo quản lạnh cà rốt), Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT (Mức giới hạn tối đa cho phép của
hàm lượng nitrat NO3 trong một số sản phẩm rau tươi), TCVN 9693 : 2013 (Tiêu chuẩn Việt
Nam về hướng dẫn bảo quản khoai tây trong xilo có thông gió cưỡng bức) và các QCVN
gồm: QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại
nặng trong thực phẩm), QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn
ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm), QCVN 01-132:2013/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá
trình sản xuất, sơ chế).
Tiêu chuẩn chất lượng của cà rốt

Cà rốt dùng cho sơ chế và bảo quản cần đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng như bảng sau:

Bảng Yêu cầu chỉ tiêu chất lượng của cà rốt

Chỉ tiêu Yêu cầu

1. Màu sắc Vàng cam tự nhiên, không có màu khác lạ

2. Trạng thái, hình dáng Cứng, chắc, củ suôn thẳng, không bị ủng, héo và bầm dập

3. Dư lượng nitrat 250mg/kg

4. Vi sinh vật gây bệnh Không có

5. Kiểu trình bày bao gói - Tùy thuộc từng dạng sản phẩm nhưng phải đồng đều,
không có màu khác lạ, không bị bầm dập.

- Bao bì phù hợp với sản phẩm

Văn bản pháp luật nấm nguyên liệu


https://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/58948ec9-aec3-4848-ae31-a37d362ee368
2.1. Nấm tươi
2.1.1. Điều kiện: Nấm tươi ăn được phải lành, không bị thối, hầu như sạch, chắc, không bị hư
hại, tránh những thiệt hại do giòi gây ra và có hương vị riêng của loài.
2.1.2. Thành phần: số thân nấm không vượt quá số quả thể.
2.1.3. Những khuyết tật cho phép
2.1.3.1. Nấm trồng
a) Tạp chất khoáng vô cơ Không lớn hơn 0,5% tính theo khối lượng.
b) Tạp chất hữu cơ (gồm cả nguyên liệu phân - Đối với nấm cắt
bón) Không lớn hơn 8% tính theo khối lượng.
Không lớn hơn 1% tính theo khối lượng.
- Đối với nấm không cắt
c) Lượng nấm bị giòi hại Không lớn hơn 1% tổng số thiệt hại tính theo
khối lượng, trong đó thiệt hại nặng không lớn
hơn 0,5% khối lượng.
2.2. Sản phẩm nấm – Những yêu cầu chung.
2.2.1. Nguyên liệu
Chỉ có những nấm tươi không độc đã xử lý hoặc chế biến ngay sau khi hái, khi còn chưa bị hỏng
là có thể sử dụng để đưa vào chế biến. Cả hai loại nấm nguyên liệu và nấm đã được bảo quản
đều phải lành, sạch không bị hư hại, không bị giòi hại và có hương vị riêng của loài.
2.2.2. Nấm đông lạnh nhanh
2.2.2.1.Những thành phần cho phép

a) Tạp chất khoáng vô cơ Không lớn hơn 0,2% tính theo khối lượng.

b) Tạp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật Không lớn hơn 0,02% tính theo khối lượng.

c) Lượng nấm bị giòi hại Không lớn hơn 6% tính theo khối lượng tổng
-Đối với nấm hoang mọc dại số thiệt hại trong đó thiệt hại nặng không lớn
hơn 2% tính theo khối lượng

Không lớn hơn 1% tính theo khối lượng tổng


số thiệt hại trong đó thiệt hại nặng không lớn
-Đối với nấm trồng hơn 0,5% tính theo khối lượng.

2.3. Bao gói, vận chuyển và bảo quản


2.3.1. Bao gói nấm tươi phải được dùi lỗ để cho không khí lọt qua dễ dàng nếu thấy cần thiết.
2.3.2. Sản phẩm nấm phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp để giữ được chất lượng trong quá
trình vận chuyển, bảo quản, phân phối và cho đến khi được bán hết. Một thực tế được chấp
nhận là sản phẩm bị dập nát, sản phẩm được đóng gói lại trong những điều kiện kiểm định bằng
cách áp dụng quá trình đông lạnh nhanh

You might also like