You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP


BỘ MÔN THÚ Y

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THÚ Y


MÔN BỆNH DINH DƯỠNG

CHUYÊN ĐỀ:

VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

Giáo viên giảng dạy:


PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung Học viên thực hiện: MSHV
Đặng Thị Ngọc Trúc M0319031
Nguyễn Quốc Thái M0319029
Điền Thái Sơn M0319007

Cần Thơ, tháng 4 năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………i
Chương I – ĐẠI CƯƠNG…………………………………………………....1
Chương II – VITAMIN TAN TRONG NƯỚC……………………………...2
1. Đặc tính của một số loại vitamin ………………………………………………2
1.1 Vitamin C……………………………………………………………...………2
1.1.1 Nguồn gốc……………………………………………………...……………2
1.1.2 Tính chất………………………………………………………….…………2
1.1.3 Vai Trò………………………………………………………...……………2
1.2 Vitamin B1 (thiainin, Aneurin)………………………………….……………3
1.2.1 Nguồn gốc………………………………………………………...…………3
1.2.2 Tính chất……………………………………………………………………3
1.2.3 Vai trò ………………………………………………………………………3
1.3 Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B6 (Pyridoxin)…………………………3
1.4 Vitamin B5 (axit pantothenic)…………………………………….…..………4
1.5 Vitamin B9 (acid folit)………………………………………….……..………4
1.6 Vitamin H (Biotin)……………………………………………….……………5
1.7 Vitamin B12 (cobalamin)……………………………………….……..………5
CHƯƠNG III MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU VITAMIN…………….…...……6
1. Đặc điểm bệnh lý do thiếu vitamin……………………………………..………6
1.1 Bệnh thiếu vitamin B1…………………………………………………………6
1.1.1 Nguyên nhân…………………………………………………………………6
1.1.2 Triệu chứng…………………………………………………………..………6
1.2 Bệnh thiếu vitamin B2…………………………………………………………6
1.2.1 Nguyên nhân…………………………………………………………………6
1.2.2 Triệu chứng……………………………………………………………..……6
1.3 Bệnh thiếu vitamin B5…………………………………………………………7
1.3.1 Nguyên nhân…………………………………………………………………7
1.3.2 Triệu chứng…………………………………………………………..………7
1.4 Bệnh thiếu vitamin B6…………………………………………………………7
1.4.1 Nguyên nhân…………………………………………………………………7
1.4.2 Triệu chứng………………………………………………………..…………7
1.5 Bệnh thiếu vitamin B9…………………………………………………………8
1.5.1 Nguyên nhân……………………………………………………………….…8
1.5.2 Triệu chứng……………………………………………………………………8
1.6 Bệnh thiếu vitamin H……………………………………………………………8
1.6.1 Nguyên nhân……………………………………………………………..……8
1.6.2. Triệu chứng………………………………………………………………...…8
1.7 Bệnh thiếu vitamin B12…………………………………………………………8
1.7.1 Nguyên nhân……………………………………………………………..……8
1.7.2 Triệu chứng……………………………………………………………………8
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................10
Chương I – Đại Cương
1. Định nghĩa
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào người và động vật không thể tự
tổng hợp (trừ vitamin D), có mặt trong thức ăn với số lượng nhỏ, cấu trúc hoàn
toàn khác với glucid, protid và lipid nhưng rất cần thiết cho một số phản ứng
chuyển hóa giúp duy trì sự phát triển và sự sống bình thường, khi thiếu hụt sẽ
gây nên bệnh lý đặc hiệu.

Tuỳ theo giới và giai đoạn phát triển của cơ thể, nhu cầu vitamin rất khác nhau.

Có thể gặp thừa hoặc thiếu vitamin. Sự thiếu hụt vitamin d o nhiều nguyên nhân
và đồng thời có thê thiếu nhiều loại vitamin. Do vậy, trong điều trị cần phải tìm
nguyên nhân và phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau. Thực tế có thể gặp thừa
vitamin , đặc biệt là các vitamin tan trong dầu.

2. Dựa vào tính chất hòa tan trong nước hay dầu các vitamin được xếp
thành 2 nhóm:

Nhóm vitamin hòa tan trong nước như:


Các vitamin nhóm B (B1 (tiamin), B2 (riboflavin), B3 (axit pantotenic),
B5 (nicotinamit), B6 (piridoxin), B7 (biotin), B9 (axit folic), các vitamin B12
(các cianocobalamin), vitamin C (ascorbic acid), vitamin P (citrin), vitamin U
(S-metyl-metionin)…
Nhóm vitamin hòa tan trong dầu béo như:
Vitamin A (axeropthol), các vitamin D, các vitamin E, các vitamin K…
Chương II – VITAMIN TAN TRONG NƯỚC
1. Đặc tính của một số loại vitamin

1.1 Vitamin C (ascorbic acid)

1.1.1 Nguồn gốc

Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cùi trắng cam, chanh, quýt,
(Hàm lượng vitamin C trong rau quả phân phối không đều, có nhiều ở lớp vỏ
hơn ở ruột, ở lá nhiều hơn ở cuống và thân rau) và có hàm lượng cao trong rau
xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel,rau cải, cà chua,
xoong cam, quýt, chanh, bưởi…

1.1.2 Tính chất

Vitamin C ở dạng tinh thể trắng, rất dễ tan trong nước,tan trong ethanol khó tan
trong rượu,thực tế không tan trong ether và clorofom, không tan trong các dung
môi hữu cơ, tồn tại được ở 100 °C trong môi trường trung tính và acid, bị oxi
hóa bởi Oxi trong không khí và càng bị oxi hóa nhanh khi có sự hiện diện của
Fe và Cu.

1.1.3 Vai Trò

Đây là một loại Vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng, sự sinh sản và sự
kháng bệnh.

Vitamin C là thành viên trong hệ thống phản ứng oxy hóa khử của cơ thể vì nó
giúp nối kết một phần của phân tử amino acid proline để hình thành
hydroxyproline làm cấu trúc collagen rất ổn định. Vì thế vitamin C rất cần cho
heo đang tăng trưởng và bào thai.

Vitamin C có ảnh hưởng lớn đến hệ thống kháng thể của động vật: Hàm lượng
cao acid ascorbic được tìm thấy trong tế bào vỏ thượng thận, ở đây có sự điều
chỉnh thải tiết glucocorticoid (cortisol).

Vitamin C đóng một vai trò thiết yếu trong nhiều cơ chế miễn dịch. Sự nhiễm
trùng nhanh chóng làm suy giảm lượng dự trữ vitamin C trong các bạch cầu,
nhất là Lymphocyte, và thiếu hụt vitamin C chắc chắn xảy ra nếu không được bổ
sung thường xuyên. Vitamin C ảnh hưởng lên nhiều chức năng miễn dịch bằng
cách tăng cường chức năng và hoạt động của các bạch cầu, đồng thời làm tăng
nồng độ interferon (một hợp chất thiên nhiên của cơ thể có khả năng chống virus
và ung thư), tăng tiết hormone tuyến ức. Vitamin C còn tham gia cấu tạo bền
chắc của hệ thống mao quản huyết, nếu thiếu sẽ làm thành mao quản dễ bị vỡ
gây chảy máu. Vitamin C có vai trò quan trọng trong phòng chống stress, giúp
cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường.

1.2 Vitamin B1 (thiainin, Aneurin)

1.2.1 Nguồn gốc

Có nhiều trong men bia (6- 10 mg/ 100g), cám gạo, đậu tương. Ngoài ra có
lượng nhỏ Vitamin B1 trong sữa, trứng, thịt nạc, gan, thận.
1.2.2 Tính chất
Không ổn định với ánh sáng và độ ẩm. Mất hoạt tính trong môi trường trung
tính và base. Ổn định tính chất ở pH = 4.

Enzym diphosphatkinase xúc tác cho sự chuyên hóa thiamin thành thiamin
pyrophosphat bị ức chế bởi các chất kháng thiamin: neopyrithiamin và
oxythiamin.

1.2.3 Vai trò

Dạng hoạt tính của thiamin là thiaminpyrophosphat có vai trò một Coenzym của
decarboxylase, transketolase giúp cho quá trình chuyển hóa pyrurat, (X-
ketoglutarat thành các aldehyd và acid carboxylic và chuyển hóa pentose trong
chu trình hexosemonophosphat. Khi thiếu thiamin nồng độ pyrurat trong máu
tăng cao và transketolase trong hồng cầu giảm rõ rệt.

Tham gia tổng hợp acetylcholin và khử carboxyl của valin, leucin và isoleucin.

1.3 Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B6 (Pyridoxin)


Vitamin B2: có màu vàng và có mặt trong hầu hết các thực phẩm, vi khuẩn ở
ruột có khả năng tổng hợp vitamin B2, ít tan trong nước hơn các vitamin nhóm
B khác và dễ bị phân huỷ trong môi trường nước và base, là thành phần cấu tạo
nên Flavomononucleotid (FMN) và Flavoadenindinucleotid (FAD). FMN và
FAD là cofactor của cyt - c- reductase, oxydase và dehydrogenase giúp tăng
cường chuyển hóa glucid, lipid, protid và vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp
tế bào. Ít gặp thiếu hụt riêng lẽ vitamin B2. Ở những người nuôi dưỡng nhân tạo,
viêm da, niêm mạc, thiếu máu và rối loạn thị giác có thể uống vitamin B 2 (5- 10
mg/ ngày).
Vitamin B6: có mặt trong nhiều loại thực phẩm giống vitamin B2 và rất dễ phân
huỷ ở nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với chất oxy hóa hay tia cực tím. Dưới sự xúc
tác của pyridoxalkinase, vitamin B6 chuyên thành pyridoxalphosphat một
coenzym của transaminase, decarboxylase và desaminase. Ngoài ra, vitamin B6
còn tham gia tổng hợp GABA và chuyển hóa acid oxalic, vitamin B2, acid folic.
Có thể gặp thiếu vitamin B6 ở động vật suy dinh dưỡng hoặc dùng INH,
hydralazin, pencilamin.
1.4 Vitamin B5 (axit pantothenic)
Vitamin B5 là một vitamin tan trong nước, có rất nhiều trong tự nhiên, trong
thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày như ngũ cốc, lạc, các loại đậu, đỗ, lòng đỏ
trứng, các loại nấm, thịt gia súc, gia cầm, quả hạnh nhân, sữa, pho mát, lúa mỳ,
cá hồi, bắp cải, bông cải xanh, men bia và hoa quả...
Vitamin B5 giúp cơ quan biểu bì tăng trưởng, phát triển và tái sinh các biểu mô;
tổng hợp coenzym A; tổng hợp và chuyển hóa các protein, carbohydrate và chất
béo.
1.5 Vitamin B9 (acid folit)
Vitamin B9 có trong các loại rau như rau chân vịt hay rau cải xanh, các loại đỗ
và ngũ cốc, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi chứa nhiều axit folic.
Vitamin B9 có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng, cần
thiết trong việc nhân đôi AND, vitamin B9 đặc biệt quan trọng trong giai đoạn
phân chia và lớn lên nhanh của tế bào như ở thú non và thú mang thai.
Việc thiếu axit folic làm chậm quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào, ảnh
hưởng đến các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương. Sự thiếu hụt
axit folic làm chậm sự tổng hợp ADN, trong khi đó không ảnh hưởng đến quá
trình tổng hợp ARN và protein, khiến tạo ra nhiều các tế bào hồng cầu lớn trong
máu, gọi là nguyên hồng cầu to, gây ra sự thiếu hồng cầu bình thường và chứng
bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.
1.6 Vitamin H (Biotin)
Vitamin H, Biotin hay còn gọi là vitamin B7 là một trong những vitamin phức
tạp nhất có vai trò trong việc cấu thành nên một cơ thể khoẻ mạnh. Nhiệm vụ
của vitamin H là thực hiện quá trình trao đổi chất nhằm tăng trưởng tế bào, tham
gia vào các hoạt động sản xuất năng lượng từ thức ăn, chuyến hoá các chất béo,
protein, cacbohydrat thành dạng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống
của cơ thể.
1.7 Vitamin B12 (cobalamin)
Vitamin B12 một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò thiết yếu trong việc
hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất
ADN.
Vitamin B12 (sử dụng độc lập hay kết hợp cùng kháng sinh) có khả năng thúc
đẩy tăng trưởng ở gà con, heo sữa, lợn thiến do nó ảnh hưởng đến quá trình
chuyển hóa vitamin và protein. Vì thế, Vitamin B12 được sử dụng rộng rãi trong
chăn nuôi. Hiệu quả sử dụng đặc biệt cao đối với động vật còn non. Vitamin
B12 cũng được dùng để tăng sản lượng ở trứng gà đẻ.
CHƯƠNG III MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU VITAMIN
1. Đặc điểm bệnh lý do thiếu vitamin
1.1 Bệnh thiếu vitamin B1
1.1.1 Nguyên nhân
Do khẩu phần thức ăn bị thiếu B1, thức ăn phối hợp không hợp lý, nhiều tinh bột
(ngô tấm) thiếu cám.
1.1.2 Triệu chứng
Gà giảm ăn đột ngột và trọng lượng cũng giảm kèm theo xù long, chân yếu,
đứng không vững dẫn đến bị liệt, các ngón chân có thể co quắp.
Trường hợp nặng, gà nằm trên những ngón chân co quắp và đầu quay về lưng.
Cuối cùng gà không thể đứng được, không thể đi và không thể ăn được.
1.2 Bệnh thiếu vitamin B2
1.2.1 Nguyên nhân
Do khẩu phần thức ăn thiếu vitamin B2.
Do khẩu phần ăn thiếu cám gạo hoặc dùng quá nhiều bột cá, bột thịt.
1.2.2 Triệu chứng
Chậm lớn, kém ăn, lông mọc chậm, và tiêu chảy.
Trường hợp nặng, gà có thể liệt, ngón chân co quắp vào bên trong.
Gà mái giảm đẻ và giảm tỷ lệ nở, phôi thường chết vào cuối tuần thứ 2 trong quá
trình ấp.
1.3 Bệnh thiếu vitamin B5
1.3.1 Nguyên nhân
Do khẩu phần ăn bị thiếu vitamin B5 (vitamin B5 thường có trong cám gạo,
men, gan, lòng đỏ trứng). Khẩu phần ăn nếu thiếu cám hay thiếu các Premix
tổng hợp có vitamin B5 thì gây nên bị bệnh.
Khi thiếu Axit pantothenic tức là thiếu chất liệu để tạo thành Coenzyme A, mà
Coenzyme A là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy hầu hết tiến trình chuyển hóa
trong cơ thể, nhất là khi tổng hợp Acetylchlin và Acetylation chặng đầu tiên của
chu trình Krebs trong chuyển hóa axit béo và tổng hợp axit amin.
1.3.2 Triệu chứng
Gà con biểu hiện phát triển kém, lông thô và giòn.
Lớp da xung quanh miệng viêm nổi sần (giống như bệnh đậu), trong góc miệng,
mắt sưng có vẩy cứng, có vết nứt giữa ngón chân và phần đáy của bàn chân.
Khóe mắt đôi khi có dịch nhầy chảy ra, sản lượng trứng và tỷ lệ nở giảm, phôi
thường chết ở tuần đầu sau khi ấp. Những phôi còn sống thấy lông mọc không
bình thường, phần dưới hàm và sau gáy bị phù (do não bị thoái hóa, nhũn não).
1.4 Bệnh thiếu vitamin B6
1.4.1 Nguyên nhân
Do khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao mà hàm lượng vitamin B6 quá
thấp.Trong cơ thể, vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin qua màng tế
bào giúp cho việc tổng hợp protein và ổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển
hóa tryptophan, một loại axit amin thành axit nicotinic (Vitamin B3, PP).
1.4.2 Triệu chứng
Động vật giảm tính thèm ăn, tăng trọng kém, đẻ giảm, tỷ lệ ấp nở thấp và có dấu
hiệu thần kinh bại liệt; co giật và thiếu máu.
Gà yếu giảm tính thèm ăn, tăng trọng kém, đẻ giảm, lông xù xơ xác, giảm ăn,
cánh sã, đầu chúi xuống đất, triệu chứng thần kinh run rẩy toàn thân và run phần
đầu của đuôi. Gà đi lại cứng nhắc và giật cục, có dấu hiệu thần kinh bại liệt, co
giật và thiếu máu hoặc bật ngửa rồi chết, gà mái kém ăn, đẻ giảm và tỷ lệ ấp nở
giảm và phôi chết.
1.5 Bệnh thiếu vitamin B9
1.5.1 Nguyên nhân
Gà bị thiếu acid folic là do khẩu phần ăn không được cung cấp đầy đủ những
nguyên liệu có chứa axit folic như premix vitamin tổng hợp, rau xanh, bột, thịt,
bột đậu tương v.v... hoặc do bảo quản thức ăn không tốt, chế biến thức ăn ở
nhiệt độ quá cao làm mất tác dụng của axit folic.
1.5.2 Triệu chứng
Thiếu axit folic, gà sẽ chậm lớn, thiếu máu, mọc lông kém và mất sắc tố của
lông.
1.6 Bệnh thiếu vitamin H
1.6.1 Nguyên nhân
Thức ăn thiếu các nguyên liệu giàu Biotin như bột cao, gan, bột trứng và không
được bổ sung đầy đủ các premix có chứa biotin. Do dùng nhiều kháng sinh cho
uống hay trộn thức ăn làm cho vi khuẩn đường ruột bị chết không tổng hợp được
biotin.
1.6.2. Triệu chứng
Gà tăng trọng kém, lông giòn, dễ gẫy và dễ rụng, da và niêm mạc khô, trắng, có
vẩy, ở bàn chân hình thành các vết nứt, tỷ lệ ấp nở thấp.
1.7 Bệnh thiếu vitamin B12
1.7.1 Nguyên nhân
Do khẩu phần không được bổ sung vitamin B12.
Do dùng kháng sinh pha trong nước hay trộn trong thức ăn liều quá cao làm chết
một số vi khuẩn đường ruột nên không tổng hợp được vitamin B12.
1.7.2 Triệu chứng
Trên gia súc, gia cầm khi thiếu vitamin B12, thiếu máu, da nhợt nhạt, còi chậm
lớn, FCR tăng, xù lông, lông mọc không đều. Trên gà đẻ tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ ấp
nở kém, trứng thường chết phôi lúc 17 ngày, mổ phôi có thể quan sát thấy chân
to xù xì, xuất huyết và teo cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Hồng Sơn (2006). Bệnh truyền nhiễm thú y. NXB Nông Nghiệp
Hà Nội.
Mai Tất Tố (2007). Dược lý học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
Bains S. B., 1999. A Guide to the Application of Vitamins in Commercial
Poultry Feed, INDEX 1999
Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng, 2006. Thức
ăn và dinh dưỡng động vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2006.
Dương Thanh Liêm, 2000. Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, 2008
Dương Thanh Liêm, 2012. Vitamin trong dinh dưỡng. Bài giảng trong thư
viện điện tử. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/3111384

You might also like