You are on page 1of 125

7BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CÂU HỎI VẤN ĐÁP


MÔN:
CÔNG PHÁP QUỐC
TẾ

HỌ VÀ
: Nguyễn Thu Thủy
TÊN

MSSV : 450301

NHÓM : 01

LỚP : N04.TL1
~Hà Nội, 2022~
CÂU 1: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA LUẬT QUỐC TẾ ?
* Định nghĩa: Công pháp Quốc tế (hay Luật Quốc tế) là hệ thống các nguyên tắc
và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của LQT thỏa thuận tạo
dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát
sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế
* Các đặc trưng cơ bản của LQT:
Về chủ thể của
LQT. Gồm:
+ Quốc gia (Chủ
thể cơ bản, quyền
năng: Gốc + đầy đủ) Dưới góc độ pháp lí quốc tế, chủ thể của LQT được hiểu là một

+ Tổ chức Qtế thực thể độc lập (không bị chi phối, lệ thuộc hay ảnh hưởng bởi các
liên chính phủ: chủ thể khác), có khả năng tự thiết lập và tham gia vào những quan
ASEAN, WTO… hệ do LQT điều chỉnh, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cũng như có
(Quyền năng phái khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lí quốc tế từ những hành vi
sinh + hạn chế) do chính chủ thể đó thực hiện.

+ Các dân tộc => Một thực thể được coi là chủ thể của luật Quốc tế nếu thỏa
đấu tranh giành quyền mãn các yếu tố:
tự quyết (Quyền năng + Có sự tham gia vào các quan hệ PL quốc tế
phái sinh + hạn chế) + Có ý chí độc lập trong QHQT (không lệ thuộc vào các chủ
+ Chủ thể đặc thể khác)
biệt: Hồng Kông, Đài + Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể
Loan, Ma Cao, Tòa khác thuộc phạm vi điều chỉnh của hệ thống PLQT
thánh Vantican + Độc lập chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế
(Quyền năng phái # Chủ thể của luật quốc gia: Pháp nhân, cá nhân và Nhà nước
sinh + hạn chế) (với tư cách là chủ thể đặc biệt)
=> Quyền năng
chủ thể khác nhau
nhưng tư cách chủ thể
thì đều bình đẳng.

1
Là quan hệ giữa các chủ thể của LQT nảy sinh trong các lĩnh
vực (chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế.
=> LQT điều chỉnh các quan hệ mang tính chất liên quốc gia
(liên chính phủ). VD: Quan hệ giữa các quốc gia với nhau để giải
quyết tình trạng người không quốc tịch hoặc không rõ quốc tịch,
Về đối tượng điều
quan hệ hợp tác thương mại giữa các quốc gia…
chỉnh
# Quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh: Quan hệ xã hội phát
sinh trong phạm vi 1 quốc gia, giữa cá nhân tổ chức với cơ quan nhà
nước. VD: Quan hệ giữa nhà nước với người xin gia nhập hoặc xin
thôi quốc tịch, quan hệ hợp tác thương mại giữa các cá nhân, doanh
nghiệp trong nước với nhau…
Trong cộng đồng quốc tế, không có cơ quan lập pháp tối cao
đứng trên các quốc gia để đặt ra các QPPL quốc tế, cũng không có
một quốc gia nào có khả năng áp đặt các quy phạm bắt buộc cho bất
kì một quốc gia khác. Chính các quốc gia vừa là đối tượng chịu sự
chi phối của LQT vừa là chủ thể đặt ra những quy định đó thông qua
phương thức thỏa thuận công khai, kí kết gia nhập các ĐƯQT hoặc
Về cơ chế xây
thừa nhận các quy tắc xử sự trong tập quán quốc tế để nâng lên
dựng (tự thỏa thuận):
thành luật (đây là phương thức duy nhất để hình thành QPPL quốc
LQT được xây dựng
tế). VD: Hiến chương LHQ do các quốc gia đàm phán, kí kết.
trên cơ sở thỏa thuận,
Vì thế bản chất của LQT là kết quả của sự tự thỏa thuận,
thể hiện ý chí của các
nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia
chủ thể
dân tộc cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trong quá
trình hợp tác phát triển.
# Luật quốc gia: Luôn luôn tồn tại cơ quan lập pháp. PL do Nhà
nước ban hành (cơ quan quyền lực tối cao), thể hiện rõ ý chí của giai
cấp cầm quyền mà không có bất kì sự thỏa thuận nào.

Về cơ chế thực Các chủ thể của LQT tự nguyện thực thi trên cơ sở ý thức tự
thi (tự thực thi, tự tuân thủ và vì lợi ích của chính chủ thể đó.
cưỡng chế) Không tồn tại bộ máy hành pháp hay bộ máy tư pháp chung,

2
đứng trên các chủ thể của LQT để tổ chức, thực hiện hoặc áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành LQT.
LQT có các chế tài nhưng việc áp dụng chế tài của LQT do
chính các chủ thể của LQT thực hiện dưới hình thức riêng lẻ hoặc
tập thể. Các chủ thể của LQT áp dụng nhiều cách thức, biện pháp
khác nhau để đảm bảo cho việc thực hiện và tôn trọng đầy đủ các
quy định của LQT.
VD 1: Các quốc gia là thành viên của LHQ phải tự nguyện thực
thi Hiến chương LHQ (không dùng vũ lực, không can thiệp vào
công việc nội bộ của quốc gia khác…) Nếu không thực hiện nghĩa
vụ theo Hiến chương thì quốc gia vi phạm có thể bị các quốc gia
thành viên khác cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp vũ trang
hoặc phi vũ trang (Cắt đứt quan hệ ngoại giao, cấm vận, buộc
BTTH…)
Ví dụ 2: Ngày 2/8/1990: Irac xâm lược Kuwat. LHQ yêu cầu
Irac rút quân khỏi Kuwat. Ngày 6/8/1990: Hội đồng bảo an áp dụng
lệnh cấm vận thương mại đối với Irac. Ngày 29/11/1990: Nghị
quyết cho phép sử dụng vũ lực quân sự chống lại Irac nếu cố chấp
không rút quân khỏi Kuwat trước ngày 15/1/1991. Ngày 16/1/1991:
Chiến dịch “Bão táp sa mạc” xảy ra.
Tòa án quốc tế chỉ có thẩm quyền xét xử nếu được sự chấp
thuận thẩm quyền của các quốc gia thành viên.
VD 3: Tòa án hình sự quốc tế (ICC) Là một tổ chức độc lập và
thường trực, ICC được thành lập để đưa các vụ án hình sự nghiêm
trọng nhất mà cộng đồng quốc tế quan tâm ra trước công lý, bao
gồm các tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến
tranh. ICC là lựa chọn xét xử cuối cùng và chỉ tiến hành xét xử khi
một vụ án không được hệ thống pháp lý của một quốc gia nào đó
điều tra hay truy tố. ICC chỉ có thể truy tố một hoặc các cá nhân
phạm tội tại một quốc gia đã thông qua Quy chế Rome, hoặc kẻ
phạm tội là công dân một quốc gia chấp nhận quyền tài phán của

3
ICC.
# Luật quốc gia (mệnh lệnh, phục tùng, bắt buộc chung): Có tồn
tại bộ máy hành pháp, tư pháp để tổ chức thực thi và cưỡng chế thi
hành. Tồn tại hệ thống cơ quan cưỡng chế (tòa án, VKS…). VD: Cá
nhân phải tuân thủ PL về nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu vi phạm
có thể bị phạt hành chính thậm chí là truy tố TNHS bởi cơ quan
thuế, công a, tòa án…
Cơ chế kiểm soát quốc tế: Yêu cầu các quốc gia trình bày báo
cáo, thanh tra về báo cáo của các quốc gia và hoạt động bảo vệ báo
Về cơ chế đảm cáo của các quốc gia về 1 lĩnh vực nhất định của LQT trước các cơ
bảo thi hành quan, thiết chế quốc tế (cơ chế đảm bảo thi hành LQT)
VD: Cơ chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên
CEDAW.

CÂU 2: PHÂN TÍCH CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MỘT THỰC THỂ LÀ
QUỐC GIA ?
Hiện nay, trên bình diện quốc tế chưa có 1 định nghĩa thống nhất về quốc gia
nhưng đã xác định được những tiêu chí được công nhận rộng rãi về thực thể được coi
là một quốc gia.
Theo Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về Quyền và nghĩa vụ của các
quốc gia, thì một thực thể được coi là quốc gia theo PLQT phải có 4 yếu tố sau đây:
* Dân cư thường xuyên: Dân cư là tổng hợp những người cư trú, sinh sống trên
lãnh thổ quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của PLQG đó. Dân cư bao gồm 2
bộ phận: Công dân (những người mang quốc tịch của quốc gia) và người nước ngoài
(không mang quốc tịch quốc gia nơi người đó đang sinh sống).
* Lãnh thổ xác định: Lãnh thổ quốc gia được hiểu là 1 bộ phận của Trái Đất,
bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng trong lòng
đất.
* Chính phủ hoạt động hiệu quả: Một chính phủ được coi là chính phủ hoạt
động hiệu quả khi thỏa mãn cùng 1 lúc dấu hiệu được đa số nhân dân ủng hộ và có

4
khả năng duy trì quyền lực của mình trên toàn bộ lãnh thổ và dân cư mà không có bất
kì sự can thiệp nào của quyền lực nước ngoài. Chính phủ hoạt động hiệu quả là yếu tố
để phân biệt chỉnh phủ của quốc gia với chính phủ của các dân tộc thuộc địa và chính
phủ lưu vong.
* Khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế: Thực thể đó có khả năng tham
gia vào các quan hệ quốc tế 1 cách độc lập, tự quyết định việc tham gia hay không
tham gia vào quan hệ quốc tế. Tiêu chí này giúp phân biệt quốc gia với các bang và
tiểu bang của 1 quốc gia theo kiểu liên bang hoặc vùng lãnh thổ đặt dưới chế độ quản
thác của LHQ…
CÂU 3: CÔNG NHẬN QUỐC TẾ LÀ GÌ ? PHÂN TÍCH HÌNH THỨC,
PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG NHẬN QUỐC GIA ?
* Công nhận quốc tế (Quyền): Là hành vi chính trị - pháp lý đơn phương của
quốc gia công nhận dựa trên nền tảng động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ
chính trị - kinh tế - quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của 1 thành viên mới trong
cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của bên công nhận đối với chính sách, chế độ
chính trị, kinh tế… của thành viên mới. Đồng thời thông qua hành vi pháp lí chính trị
đó mà bên công nhận thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ bình thường và ổn
định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống quốc tế.
Tính chính trị và tính pháp lý của việc công nhận quốc gia thể hiện ở:
+ Việc công nhận hay không công nhận một quốc gia không có ý nghĩa quyết
định tới quyền năng chủ thể LQT của chủ thể được công nhận. Quốc gia mới hình
thành là chủ thể của LQT ngay từ thời điểm mới thành lập (chỉ cần thỏa mãn 4 dấu
hiệu của 1 quốc gia theo Công ước Montevideo) (=> Tính pháp lý)
Tuy nhiên việc không được công nhận sẽ có ảnh hưởng đến việc duy trì, thiết
lập và thực hiện quan hệ pháp lý quốc tế của quốc gia đó. VD: Việt Nam năm 1945
được hình thành sau CMT8 đã đặt ra vấn đề công nhận từ các quốc gia khác. Trường
hợp Việt Nam do không được công nhận nên không thể tham gia Liên hợp quốc (cho
đến năm 1979 mới đc gia nhập, trước đó Việt Nam được xếp vào nhóm “các dân tộc
đang đấu tranh giành quyền tự quyết”). Bởi LHQ có quy định: “Thành viên của

5
LHQ phải là quốc gia yêu chuộng hòa bình…”
+ Việc một quốc gia mới ra đời cũng không đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia đã
tồn tại phải tiến hành công nhận quốc gia đó. Hay nói cách khác, công nhận hay
không công nhận là hành vi thể hiện chủ quyền quốc gia, xuất phát từ ý chí và sự tự
nguyện của các chủ thể LQT (=> Tính chính trị) VD: Với trường hợp Đài Loan hiện
nay, rất nhiều quốc gia đã công nhận Đài Loan là 1 quốc gia (các quốc gia phương
Tây), trong khi cũng có nhiều quốc gia khác không coi Đài Loan là 1 quốc gia (các
quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như VN, Lào, Campuchia …)
=> Việc 1 quốc gia công nhận 1 quốc gia khác (mới thành lập) phụ thuộc vào lợi
ích của việc công nhận quốc gia đó (nếu tôi công nhận anh thì tôi sẽ được lợi gì và có
thể có bất lợi gì ?).
* Các hình thức công nhận quốc gia (Do quốc gia đưa ra hành vi công nhận
quyết định): Các chủ thể thường sử dụng 1 trong các hình thức sau khi thực hiện
hành vi công nhận quốc tế
+ Công nhận De jure: Là công nhận quốc tế chính thức, ở mức độ đầy đủ nhất và
trong một phạm vi toàn diện nhất.
+ Công nhận De facto: Là công nhận quốc tế thực tế nhưng ở mức không đầy đủ,
hạn chế và trong 1 phạm vi không toàn diện. Sự khác nhau giữa công nhận De jure và
công nhận De facto là chủ yếu về mặt chính trị. Động cơ chính trị của bên công nhận
De facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia hoặc
chính phủ mới thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong
nước cũng như quốc tế.
+ Công nhận Ad hoc: Là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên
chỉ phát sinh trong 1 phạm vi nhất định, nhằm tiến hành 1 số công vụ cụ thể và quan
hệ giữa các bên sẽ chấm dứt ngay khi công việc đó được hoàn tất.
VD: Việt Nam và Mỹ công nhận lẫn nhau ở mức độ đầy đủ và toàn diên nhất
(công nhận De jure) và thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1995. Tuy nhiên,
trước thời điểm này, Việt Nam và Mỹ đã từng công nhận nhau dưới hình thức Ad hoc
để giải quyết 1 số vấn đề như: Tù binh và người mất tích trong chiến tranh…
Tùy vào mqh giữa các bên, các quốc gia có quyền lựa chọn hình thức để công

6
nhận quốc gia mới nhưng việc công nhận đó phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản
của LQT.
* Các phương thức công nhận quốc gia (Do quốc gia đưa ra hành vi công
nhận quyết định):
+ Công nhận minh thị: Việc công nhận được thể hiện 1 cách rõ ràng bằng 1 hành
vi cụ thể, rõ rệt của quốc gia công nhận. Như gửi điện chúc mừng, tuyên bố, hoặc
bằng các văn bản thể hiện rõ ràng minh bạch việc công nhận quốc gia đó.
+ Công nhận mặc thị: Việc công nhận được thể hiện 1 cách kín đáo, ngấm ngầm
mà bên được công nhận hoặc quốc gia và chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm
tập quán nhất định hay ácc nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng
tỏ được ý định công nhận của bên công nhận.
* Hệ quả pháp lí của công nhận quốc gia:
+ Cơ sở thiết lập quan hệ ngoại giao / lãnh sự
+ Kí kết các điều ước quốc tế song phương
+ Quốc gia mới được tham gia vào các quan hệ quốc tế
+ Quốc gia mới hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia
1.
CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ,
CHO VÍ DỤ ?
Quy phạm pháp luật quốc tế là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc của
LQT.

Hệ
thống QPPL quốc tế là: Quy tắc xử sự chung, những
PL
chuẩn mực chung, được xây dựng trên cơ sở tự thỏa
thuận giữa các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc
Ngành các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách
Luật
nhiệm pháp lí quốc tế khi tham gia QHPL quốc tế.

QPPL Chế
(quy định +
Giảđịnh
địnhPL+ Chế
tài)

7
QPPL quốc tế có thể được phân chia thành nhiều loại trên cơ sở các tiêu chí khác
nhau:
* Căn cứ vào hình thức biểu hiện của quy phạm, bao gồm:
+ Quy phạm điều ước (quy phạm thành văn): Là những quy tắc xử sự được ghi
nhận trong ĐƯQT do các quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng
nên. VD: Quy phạm về phân chia vùng biển chồng lấn trong Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000.
+ Quy phạm tập quán (quy phạm không thành văn): Là những quy tắc xử sự
chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, được các chủ thể của LQT thừa
nhận là quy phạm có giá trị pháp lí bắt buộc. VD: Quy phạm về cấm tra tấn, về ưu đãi
miễn trừ…
* Căn cứ vào giá trị hiệu lực của quy phạm, bao gồm:
+ Quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogens): Theo Điều 53 CƯV năm
1969 về Luật ĐƯQT, thì quy phạm jus cogens được hiểu là quy phạm được toàn thể
cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận, là quy phạm không cho phép có bất
kì sự vi phạm nào. Quy phạm jus cogens là quy phạm có giá trị tối cao đối với mọi
chủ thể LQT và là thước đo tính hợp pháp của tất cả các quy phạm khác của LQT.
Hiện nay chưa có thống kê cụ thể về số lượng các quy phạm jus cogens, tuy nhiên
đã có sự thừa nhận rằng các quy phạm về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, quy
phạm về cấm sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực… là các quy phạm jus
cogens của LQT.
VD: Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế =>
quy phạm mệnh lệnh
+ Quy phạm tùy nghi (quy phạm thông thường): Là quy phạm cho phép các chủ
thể liên quan có quyền tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên phù
hợp với hoàn cảnh thực tế. VD: Quy phạm về mức độ ưu đãi thuế quan , loại hoàng
hóa và dịch vụ được miễn giảm thuế trong hiệp định giữa 2 quốc gia… Sự tồn tại của
quy phạm tùy nghi thể hiện bản chất thỏa thuận của LQT.

8
Về mặt lí luận, mọi quy phạm LQT đều do chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng
mà không phải do 1 cơ quan có thẩm quyền ban hành. Do đó, nhìn chung các quy
phạm LQT có giá trị pháp lý ngang nhau, cho dù mục đích và chủ thể xây dựng có
khác nhau. Mặc dù vậy, LQT không hạn chế ý chí của chủ thể trong việc thỏa thuận
ưu tiên áp dụng 1 số quy phạm nhất định để điều chỉnh quan hệ cụ thể phát sinh giữa
các chủ thể đó (VD như ưu tiên áp dụng quy phạm điều ước so với quy phạm tập
quán , ưu tiên áp dụng quy phạm của Hiến chương LHQ so với quy phạm của ĐƯQT
khác…). Điều này góp phần giải quyết mâu thuẫn xung đột giữa các QPPL quốc tế và
thúc đẩy quá trình giao lưu hợp tác giữa các chủ thể của LQT.
VD: Các quốc gia có quyền tuyên bố lãnh hải quốc gia mình không quá 12 hải lý
tính từ đường cơ sở => quy phạm tùy nghi
* Căn cứ vào phạm vi tác động của quy phạm, bao gồm:
+ Quy phạm đa phương: Đa phương toàn cần (VD: Quy phạm được ghi nhận
trong Hiến chương UN + Đa phương khu vực (VD: Quy phạm được ghi nhận trong
Hiến chương ASEAN, các điều ước quốc tế được kí kết trong khuôn khổ liên minh
châu Âu EU…)
+ Quy phạm song phương: VD quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000…

CÂU 5: PHÂN TÍCH CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA


LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA ?
Luật quốc tế và luật quốc gia là 2 hệ thống pháp luật độc lập, song song tồn tại và
có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng với nhau.
* Mối quan hệ giữa LQT và LQG dựa trên một số cơ sở nhất định:
+ Sự gắn bó chặt chẽ giữa 2 chức năng cơ bản - chức năng đối nội và chức năng
đối ngoại của Nhà nước
+ Vai trò của Nhà nước trong quá trình ban hành pháp luật quốc gia và xây dựng
pháp luật quốc tế
+ Sự thống nhất về chức năng của 2 hệ thống PL
+ Nguyên tắc tự nguyện, tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta

9
sunt servanda)
* LQG có ảnh hưởng quyết định đến quá trình xây dựng, thực hiện và phát triển
LQT: Quá trình xây dựng LQT trước hết phải xấu phát từ lợi ích của mỗi quốc gia.
Hơn nữa, sự hình thành các nguyên tắc và QPPL quốc tế cũng như nội dung của
chúng hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận, thương lượng giữa các quốc gia, quan
điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải dựa trên
những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính PLQG. Với ý nghĩa đó PLQG thể
hiện sự định hướng về nội dung và tính chất của QPPL quốc tế. Mọi sự thay đổi hoặc
phát triển tiến bộ của PLQG đều thúc đẩy sự phát triển của PLQT theo hướng tích
cực. Khi bản chất pháp lí của PLQG là tiến bộ dân chủ thì các nguyên tắc, quy phạm
quốc tế mà quốc gia đó tham gia xây dựng cũng mang bản chất đó.
Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, có rất nhiều QPPL quốc tế được bắt nguồn từ
các QPPL quốc gia. VD: Luật Ngoại giao lãnh sự giành quyền ưu đãi, miễn trừ cho
viên chức ngoại giao, lãnh sự. Những ưu đãi này trong LQT có sự bắt nguồn từ Luật
La Mã cổ đại với ưu đãi dành cho các vị sứ giả.
* LQG là đảm bảo pháp lí quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm LQT được
thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. LQG quy định cụ thể cách thức thực thi
LQT trên phạm vi lãnh thổ quốc gia (áp dụng trực tiếp hay nội luật hóa). Do đó, quá
trình thực thi LQT không thể thiếu vai trò của LQG.
Ngược lại, LQT cũng tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của LQG
* LQT thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện PLQG. Các quy định có nội dung tiến
bộ của LQT sẽ dần được truyền tải vào trong các văn bản PLQG và thúc đẩy sự phát
triển của PLQG. VD: Quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã tác động
đến sự hoàn thiện PL của Việt Nam về quyền trẻ em thông qua quá trình sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành Luật Trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học…
* LQT không chỉ thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện PLQG mà còn tạo điều
kiện đảm bảo cho LQG trong quá trình thực hiện. Do sự phát triển mạnh mẽ trong
giao lưu quốc tế, nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi quốc gia trở thành vấn đề có tính
toàn cầu như bảo vệ môi trường, tội phạm xuyên quốc gia… Những vấn đề này đòi
hỏi phải có sự hợp tác quốc tế thì mới có thể giải quyết 1 cách có hiệu quả. Chính vì

10
vậy, xây dựng được 1 môi trường pháp lí quốc tế dân chủ tiến bộ là điều kiện tác
động tích cực đến PLQG, đảm bảo cho việc xây dựng, hoàn thiện các quy phạm
tương ứng của LQG.
VD: Năm 2005, khi Việt Nam chuẩn bị tiền đề cho việc gia nhập WTO đã dẫn
đến 1 loạt các luật ra đời như: Luật Thương Mại năm 2005, Bộ luật Dân sự năm
2005…
Lưu ý:
1. Trong lịch sử tồn tại 2 học thuyết chính về mqh giữa LQT và LQG:
– Thuyết nhất nguyên luận: Coi PL là 1 hệ thống duy nhất, gồm 2 bộ phận là
PL quốc gia và PL quốc tế. Chia làm 2 trường phái:
+ ưu tiên luật quốc tế (PL quốc tế phải được đặt trên PL quốc gia, chi phối PL
quốc gia và PL quốc gia phải phục tùng PL quốc tế)
+ ưu tiên luật quốc gia (PL quốc gia phải đc đặt trên PL quốc tế, chi phối PL
quốc tế)
=> Cả 2 quan điểm này đều sai lầm vì, mặc dù PL quốc gia và PL quốc tế có
mqh tác động qua lại với nhau nhưng đều là những hệ thống PL độc lập. PL quốc tế
không đc đặt trên PL quốc gia và ngược lại, nó thể hiện nhận thức thiên lệch bản chất
của hệ thống PL này.
– Thuyết nhị nguyên luận: Coi PL quốc gia và PL quốc tế là 2 hệ thống PL
độc lập và không có tác động qua lại.
Cả 2 học thuyết trên đều “KHÔNG” tiến bộ:
+ Với thuyết nhất nguyên, thì nếu theo trường phái ưu tiên luật Quốc gia thì sẽ
coi quyền lợi quốc gia là tối cao, khi đó luật Quốc tế không còn có giá trị nếu mâu
thuẫn với luật Quốc gia. Ở nhánh còn lại, nếu coi luật Quốc tế là tối cao, thì cũng
không hợp lý khi các quốc gia mạnh sẽ dễ dàng lấn át các quốc gia yếu hơn (sẽ không
còn tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quan hệ quốc tế)
+ Với thuyết nhị nguyên: Đã phủ nhận mqh tác động qua lại giữa PL quốc gi và
PL quốc tế. Mọi sự thay đổi tiến bộ củ PL quốc gia đều tác động thúc đẩy sự phá
triển tiến bộ của PL quốc tế và ngược lại. Việc thực hiện và xây dựng tốt các QPPL
quốc tế là điều kiện bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy phạm tương ứng của PL

11
quốc gia và ngược lại.
2. Nếu có 1 vấn đề phát sinh mà luật quốc gia mâu thuẫn với luật quốc tế thì sẽ xử
lý thế nào ? Sẽ ưu tiên áp dụng PL quốc tế.
+ Khoản 2, khoản 5 Điều 156, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”; “Việc áp dụng
văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn
bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng
quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”
+ Điều 3 và Điều 6 Luật Điều quốc tế năm 2016: “Trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.
+ Điều 119 Hiến pháp
+ Xuất phát từ 1 trong các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế: Nguyên tắc tận
tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế, trong đó quy định: “Khi 1 quốc gia là thành
viên của 1 tổ chức quốc tế, thì quốc gia đó phải có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực
hiện trung thực, đầy đủ, ngay lập tức tất cả các nghĩa vụ của mình; các quốc gia
không được phép viện dẫn sự khác biệt giữa luật trong nước và luật quốc tế để từ
chối thực hiện cam kết quốc tế của mình”.
=> Điều ước quốc tế có tính ưu tiên áp dụng hơn văn bản quy phạm pháp luật
trong nước (trừ Hiến pháp) nhưng không đồng nghĩa với việc được xếp ở thứ bậc cao
hơn. Theo đó, thứ tự áp dụng sẽ lần lượt là: Hiến pháp, Điếu ước quốc tế, văn bản
quy phạm pháp luật trong nước.
3. Giữa luật quốc tế và luật quốc gia thì luật nào có giá trị pháp lý cao hơn ? Đây
là hai hệ thống PL độc lập nên không thể so sánh hệ thống nào có giá trị pháp lý cao hơn.
Trong từng trường hợp cụ thể nếu luật quốc gia và luật quốc tế cùng quy định 1 vấn đề thì
sẽ ưu tiên sử dụng luật quốc tế.

12
4. Nếu luật Quốc tế mâu thuẫn với Hiến pháp thì xử lý thế nào ?

Về mối quan hệ giữa luật Quốc tế với Hiến pháp, hiện nay các quốc gia có quan
điểm khác nhau: Một số quốc gia cho rằng xuất phát từ nguyên tắc tận tâm, thiện chí
thực hiện cam kết quốc tế thì LQT sẽ được ưu tiên thi hành ngay cả so với Hiến pháp;
một số quốc gia khác lại coi LQT có giá trị ưu tiên thi hành nhưng vẫn phải ở sau
Hiến pháp.
VD: Hiến pháp của Pháp quy định ưu tiên áp dụng các quy định của ĐƯQT hơn
so với Hiến pháp. Nếu ĐƯQT mà Pháp tham gia mâu thuẫn với Hiến pháp thì Pháp
phải sửa chính Hiến pháp của nước mình.
Thực tế Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận rõ ràng vị trí của
luật Quốc tế so với Hiến pháp ở ngay trong văn bản Hiến pháp, trừ Việt Nam.
Lý lẽ của VN khi không đưa quy định về vị trí của luật Quốc tế trong Hiến pháp:
VN có các văn bản PL quy định về việc ký kết các điều ước quốc tế (mới nhất là Luật
điều ước quốc tế 2016) trong đó nêu rõ khi đàm phán để ký kết các điều ước quốc tế
thì phải không được trái với Hiến pháp, do đó ở VN sẽ không có chuyện ký kết điều
ước quốc tế trái với Hiến pháp VN, nếu có lỡ thì ĐƯQT đó sẽ không có hiệu lực (do
quá trình đàm phán, thẩm định, ký kết… diễn ra rất chặt chẽ và chỉ có hiệu lực nếu
VN phê chuẩn).
5. “Theo quy định của LQT, quốc gia có thể viện dẫn các QPPL quốc gia để từ
chối thực hiện các QPPL quốc tế”. Sai. Một trong những nguyên tắc cơ bản của LQT
là nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết trong ĐƯQT. (Điều 26, Điều
27 CƯV năm 1969)
6. “Trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề giữa quy phạm
LQG và quy phạm LQT, LQG quy định nghĩa vụ của quốc gia áp dụng trực tiếp quy
phạm LQT”. Sai
Điều 6.1 Luật ĐƯQT năm 2016: Áp dụng trực tiếp + Nội luật hóa (kết hợp
cả 2)

13
14
CÂU 6: TRÌNH BÀY CÁC LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ ?
* Nguồn của LQT: Là hình thức biểu hiện sự tồn tại hoặc chứa đựng các nguyên
tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc
tế thỏa thuận xây dựng nên.

15
* Nguồn cơ bản
1. Điều ước quốc tế
* Định nghĩa
Theo nghĩa rộng và bao quát nhất, điều ước quốc tế là thoả thuận giữa các chủ thể
của luật pháp quốc tế và được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế. Hai yếu tố quan trọng
nhất để một thỏa thuận có được xem là một điều ước quốc tế hay không là (i) chủ thể
ký kết phải là chủ thể của luật pháp quốc tế và (ii) luật điều chỉnh phải là luật pháp
quốc tế.
Chủ thể ký kết bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và các chủ thể
khác của luật pháp quốc tế. Các quy định cụ thể liên quan đến quan hệ điều ước giữa
quốc gia và quốc gia được ghi nhận trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế
năm 1969, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau được
ghi nhận trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1986. Các điều ước
quốc tế với một hoặc nhiều bên là các chủ thể khác của luật pháp quốc tế chưa được
ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà chỉ tồn tại trong tập quán quốc tế.
Luật điều chỉnh bắt buộc của mọi điều ước quốc tế phải là luật pháp quốc tế. Nếu
các chủ thể ký kết một thoả thuận mà ghi nhận luật điều chỉnh là một hệ thống pháp
lý khác với luật pháp quốc tế (ví dụ như luật quốc gia của một bên) thì thoả thuận đó
không được xem là điều ước quốc tế. Thoả thuận được luật quốc tế điều chỉnh mới
làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của luật pháp
quốc tế, và theo đó, mới được xem là điều ước quốc tế.
Một yếu tố cũng cần được xem xét đến mặc dù không quan trọng là yếu tố hình
thức. Theo quy định của hai Công ước Viên 1969 và 1986 nêu trên, điều ước quốc tế
chỉ yêu cầu phải là thoả thuận bằng văn bản. Nhưng hai Công ước cũng bảo đảm các
điều ước quốc tế phi văn bản vẫn có giá trị và cũng không áp đặt tên gọi hay các yếu
tố hình thức khác.
* Hiệu lực ràng buộc
Điều ước quốc tế chỉ ràng buộc các bên thành viên mà không ràng buộc bên thứ
ba. Các bên thành viên là các chủ thể ký kết điều ước quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc

16
tế…) đã thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc bởi điều ước đó. Nguyên tắc pacta sunt
servanda quy định tất cả các bên thành viên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết của
mình một cách thiện chí. Bên thứ ba không chịu ràng buộc bởi các quy định của một
điều ước trừ khi bên thứ ba này đồng ý.
Về hiệu lực theo thời gian, điều ước quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực theo quy định
của chính điều ước quốc tế đó hoặc theo thoả thuận của các bên. Nếu điều ước không
có quy định và các bên cũng không có thoả thuận, điều ước sẽ có hiệu lực khi tất cả
các bên ký kết thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc. Điều ước quốc tế không có hiệu lực
hồi tố trừ khi có quy định hoặc thoả thuận giữa các bên. Điều ước quốc tế sẽ chấm
dứt hiệu lực theo quy định c2ủa chính điều ước quốc tế đó hoặc khi bị huỷ bỏ. Điều
ước quốc tế cũng có thể bị tạm thời đình chỉ thi hành. Điều ước quốc tế cũng có thể
được thi hành tạm thời.
Về hiệu lực theo lãnh thổ, điều ước quốc tế ràng buộc các quốc gia trên toàn bộ
lãnh thổ của bên đó, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời phía trên thuộc chủ
quyền quốc gia. Các quốc gia có thể hạn chế phạm vi lãnh thổ áp dụng, ví dụ như các
điều ước về thương mại hay dân cư dọc theo biên giới thường chỉ áp dụng đối với các
địa phương biên giới mà không áp dụng cho các địa phương khác. Hiệu lực của điều
ước quốc tế còn có thể mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ của quốc gia, bao gồm cả các
hoạt động trên các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán, vùng biển
quốc tế, không phận quốc tế và cả khoảng không vũ trụ và các thực thể trong khoảng
không vũ trụ. Và thực tế có các điều ước điều chỉnh hoạt động của các quốc gia bên
ngoài lãnh thổ của họ, ví dụ Hiệp ước về Mặt trăng và các thực thể không gian khác
năm 1979. Đối với các chủ thể ký kết khác như các tổ chức quốc tế, tuỳ thuộc vào
quy định và bản chất của điều ước quốc tế mà phạm vi lãnh thổ mà điều ước quốc tế
có hiệu lực.
2. Tập quán quốc tế
* Định nghĩa và cách xác định
Điều 38(1)(b) quy định ngắn gọi về định nghĩa tập quán quốc tế và dựa theo đó là
cách xác định một quy định tập quán quốc tế: “Tập quán quốc tế, như là bằng chứng
về một thực tiễn chung được chấp nhận như luật” . Một quy định tập quán cần thoả

17
mãn hai yếu tố: (i) thực tiễn chung và (ii) được chấp nhận như luật.
Thực tiễn chung là các hành vi, hoạt động của các quốc gia trên thực tế, và các
hành vi, hoạt động đó hình thành một mô-típ, một xu hướng ứng xử của các quốc gia
khi gặp một vấn đề tương tự. Thực tiễn chung đó cần được các quốc gia tuân theo với
niềm tin rằng thực tiễn này là bắt buộc theo một quy định pháp lý của luật quốc tế –
“được chấp nhận như luật” (opinio juris). Yếu tố opinio juris bảo đảm các thực tiễn
chung được tuân thủ không chỉ vì thuận tiện, xã giao, nghi thức hay xuất phát từ đạo
đức, quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, ví dụ như thực tiễn chung về cung cấp
ODA cho các quốc gia kém phát triển hơn chẳng hạn.
Tập quán quốc tế hình thành thường cần một thời gian tương đối dài và gần như
không thể xác định được thời điểm hình thành của một quy định tập quán cụ thể. Đôi
khi một số tập quán quốc tế cũng được hình thành khá nhanh chóng hơn – tập quán
“tức thì” – ví dụ như một số quy định của luật không gian vũ trụ.
* Hiệu lực ràng buộc
Tập quán quốc tế có hiệu lực ràng buộc với tất cả các quốc gia. Điểm này hoàn
toàn khác với điều ước quốc tế, và có thể giải thích là do quy định tập quán quốc tế
hình thành trên cơ sở sự đồng ý của tất cả hoặc ít nhất đa số các quốc gia, dù sự đồng
ý đó là ngầm định và không rõ ràng như việc ký kết điều ước quốc tế. Sự đồng ý đó
nằm trong bản chất của quá trình hình thành tập quán quốc tế – một thực tiễn chung
của các quốc gia được tuân thủ với niềm tin rằng đây là quy định được chấp nhận như
luật.
Có hai ngoại lệ về hiệu lực của tập quán quốc tế. Thứ nhất, một hoặc một số các
quốc gia có thể không chịu ràng buộc của một quy định của tập quán quốc tế nếu
quốc gia đó thể hiện sự phản đối liên tục ngay từ đầu. Sự phản đối này phải ngay khi
một thực tiễn chung manh nha xuất hiện như một quy định tập quán; nếu quy định đó
đã đạt được tư cách tập quán quốc tế, sự phản đối sẽ quá trễ để ngăn cản hiệu lực
ràng buộc của quy định đó. Điều quan trọng đối với các quốc gia là phải theo dõi sự
phát triển của các xu hướng, mô-típ hành động trong quan hệ quốc tế và phải có phản
đối khi thấy sự phát triển đó có dấu hiệu của một thực tiễn chung – điều kiện đầu tiên
để hình thành tập quán quốc tế. Một lưu ý quan trọng là nếu sự phản đối được chấp

18
nhận bởi các quốc gia khác thì có thể hình thành một quy định ngoại lệ đối với quy
định tập quán quốc tế. Ngoại lệ thứ hai là tập quán khu vực. Tập quán khu vực chỉ
ràng buộc trong phạm vi khu vực mà thực tiễn chung và opinio juris của các quốc gia
khu vực đã hình thành nên nó.
* Nguồn bổ trợ
3. Các nguyên tắc PL chung
* Cách xác định
Các nguyên tắc pháp luật chung được xem là một nguồn để lắp khoảng trống
pháp lý khi một tranh chấp không có quy định điều ước hay tập quán điều chỉnh. Để
tránh Tòa PCIJ và sau đó là Tòa ICJ phải ra phán quyết non liquet, Quy chế cho phép
các tòa sử dụng các nguyên tắc pháp luật chung được các quốc gia văn minh thừa
nhận. Trên thực tế, các cơ quan tài phán nhiều khi sử dụng “các nguyên tắc pháp luật
chung” mà không gọi tên trực tiếp nguồn này, mà sử dụng nhiều cách thức diễn đạt
khác ví dụ như “một quy định pháp lý được chấp nhận chung” hay “một nguyên tắc
pháp lý được công nhận rộng rãi và xác lập ổn định”. Cách dễ nhận biết là các tòa
đang sử dụng các nguyên tắc pháp luật chung là khi các tòa sử dụng chúng mà không
dẫn chiếu đến bất kỳ điều ước quốc tế nào hay tập quán quốc tế.
Không có sự thống nhất về ý nghĩa của các nguyên tắc pháp luật chung. Một số
học giả cho rằng chúng là các nguyên tắc chung của luật quốc tế; một số khác cho
rằng chúng là các nguyên tắc chung của pháp luật quốc gia. Và không có lý do gì để
chúng không phải là cả hai. Trên thực tế, có những nguyên tắc pháp luật chung có
nguồn gốc từ pháp luật quốc gia, theo đó, khoảng trống pháp lý trong luật quốc tế sẽ
được lấp đầy bởi các nguyên tắc tồn tại trong tất cả hoặc hầu hết hệ thống pháp lý của
các quốc gia (các quy định cụ thể có thể khác nhau giữa các quốc gia nhưng các
nguyên tắc cơ bản thì thường giống nhau). Một số khác chỉ là áp dụng logic thông
thường quen thuộc của luật sư như nguyên tắc lex specialis và lex posterior. Tóm lại,
các nguyên tắc pháp luật chung có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có
nhiều biện minh khác nhau cho việc sử dụng chúng như xuất phát từ các hệ thống
pháp luật quốc gia, logics thông thường của luật sư hay đơn giản là hợp lý và dễ được
chấp nhận để xử lý một vấn đề pháp lý mới chưa rõ ràng.

19
* Hiệu lực pháp lý
Các nguyên tắc pháp luật chung có hiệu lực ràng buộc với tất cả các quốc gia, và
không có ngoại lệ. Cũng lưu ý rằng các nguyên tắc pháp luật chung khác với các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế như được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương
Liên hợp quốc và giải thích trong Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên
hợp quốc. Các nguyên tắc pháp luật chung là một nguồn của luật quốc tế; trong khi
các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là một nhóm quy định có tầm quan trọng trong
luật quốc tế. Các nguyên tắc pháp luật chung có giá trị pháp lý và hiệu lực ràng buộc
tự chính chúng, trong khi các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế lại phụ thuộc vào
nguồn mà các nguyên tắc này được ghi nhận. Ví dụ nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng
hay sử dụng vũ lực có giá trị pháp lý và ràng buộc các quốc gia không phải là vì đây
là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà vì nguyên tắc này được quy định trong
Hiến chương Liên hợp quốc (là một điều ước ràng buộc 194 quốc gia) và là một quy
định tập quán quốc tế (ràng buộc tất cả các quốc gia).
4. Hành vi pháp lí đơn phương
* Định nghĩa
Hành vi pháp lý đơn phương hay tuyên bố đơn phương không nằm trong danh
sách nguồn của Điều 38(1) Quy chế Tòa ICJ. Hành vi pháp lý đơn phương có thể tạo
ra nghĩa vụ cho quốc gia thực hiện hành vi, do đó nên được xem là một nguồn chính
thức của luật quốc tế, hay có thể cấu thành “nguồn của nghĩa vụ”. Trong Vụ Thử hạt
nhân, Tòa ICJ lần đầu tiên xem xét giá trị pháp lý của hành vi pháp lý đơn phương và
khẳng định “các tuyên bố đưa đưa ra thông qua hành vi đơn phương liên quan đến
tình huống thực tế hay pháp lý có thể có hiệu lực tạo ra nghĩa vụ pháp lý.”
Yếu tố quan trọng nhất để một hành vi pháp lý đơn phương tạo ra nghĩa vụ pháp
lý là ý định chịu ràng buộc của quốc gia thực hiện hành vi. Hình thức không phải là
yếu tố quan trọng. Trong vụ việc trên, các tuyên bố do Tổng thống Pháp và các quan
chức của chính phủ nước này đưa ra đã xem là tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho nước Pháp
dựa trên (i) người đưa ra tuyên bố có tư cách đại diện cho nước Pháp, (ii) nội dung
chính xác của các tuyên bố và (iii) hoàn cảnh mà tuyên bố được đưa ra. Cũng lưu ý
rằng khi các quốc gia đưa ra tuyên bố giới hạn tự do hành động của mình thì các

20
tuyên bố đó cần được giải thích theo hướng hẹp.
Năm 2006, Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) của Liên hợp quốc đã thông qua 09
nguyên tắc định hướng áp dụng cho các tuyên bố đơn phương của quốc gia có khả
năng tạo thành một nghĩa vụ quốc tế. Về cơ bản, các nguyên tắc định hướng này cụ
thể hóa và phát triển thêm trên cơ sở kết luận của Tòa ICJ trong Vụ Thử hạt nhân nói
trên.
* Hiệu lực pháp lý
Hiệu lực pháp lý của hành vi pháp lý đơn phương xuất phát từ sự đồng ý chịu
ràng buộc của quốc gia thực hiện hành vi. Điểm đặt biệt là hiệu lực ràng buộc của các
cam kết xuất phát từ hành vi pháp lý đơn phương mang tính một chiều, theo đó, một
quốc gia cam kết một nghĩa vụ cho chính mình trong quan hệ với các quốc gia khác.
Trong Vụ thử hạt nhân, Tòa ICJ giải thích thêm rằng hiệu lực pháp lý của tuyên bố
đơn phương xuất phát từ nguyên tắc thiện chí. Tòa cho rằng: “Một trong những
nguyên tắc cơ bản điều chỉnh việc xác lập và thực thi các nghĩa vụ pháp lý, bất kể
nguồn của các nghĩa vụ đó, là nguyên tắc thiện chí. Lòng tin và sự tin tưởng là yếu tố
vốn có trong hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong thời đại mà hợp tác trong nhiều lĩnh
vực đã đang trở thành một phần thiết yếu. Giống như quy định pacta sunt
servanda trong luật điều ước quốc tế được dựa trên sự thiện chí, tính chất ràng buộc
của một nghĩa vụ quốc tế đưa ra bằng tuyên bố đơn phương cũng như thế. Do đó, các
quốc gia có lợi ích có thể ghi nhận các tuyên bố đơn phương và đặt niềm tin vào
chúng, và có quyền yêu cầu nghĩa vụ được xác lập phải được tôn trọng.”
5. Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế (Án lệ)
* Định nghĩa
Án lệ là một nguồn bổ trợ của luật pháp quốc tế. Án lệ có thể là các phán quyết,
lệnh hay quyết định khác của cơ quan tài phán quốc tế hoặc cơ quan tài phán quốc
gia. Khi luật quốc tế còn chưa phát triển, các án lệ quốc gia thường được sử dụng.
Tuy nhiên, đến hiện nay hầu hết các án lệ được trích dẫn và sử dụng đều là án lệ của
các cơ quan tài phán quốc tế.
* Hiệu lực pháp lý
Án lệ không hiệu lực ràng buộc với các quốc gia, trừ các quốc gia là bên tham gia

21
trong tiến trình tố tụng đã đưa ra án lệ. Điều 59 Quy chế của Toà ICJ quy định một
nguyên tắc chung có thể áp dụng cho mọi các cơ quan tài phán khác: các quyết định
của Toà chỉ ràng buộc các bên. Như vậy, án lệ có hiệu lực ràng buộc và các quốc gia
là bên trong vụ việc có nghĩa vụ phải tuân thủ và tôn trọng các quyết định trong án lệ.
Đối với các quốc gia khác, án lệ là nguồn bổ trợ của luật pháp quốc tế. Mặc dù là
nguồn bổ trợ nhưng không thẩm phán hay luật sư nào có thể bỏ qua án lệ; một ý kiến
được hàng loạt án lệ ủng hộ sẽ gần như không thể đi ngược lại một cách dễ dàng.
Sức nặng thực sự của án lệ nằm ở một yêu cầu pháp lý mang tính mệnh lệnh
chung mà các cơ quan tài phán luôn công nhận – yêu cầu “phải thống nhất cao độ về
án lệ để không chỉ bảo đảm an ninh pháp lý mà con tránh bất kỳ sự nghi ngờ nào về
sự tuỳ tiện.” Mặc khác, án lệ cũng không phải là không thể thay đổi, bởi vì “án lệ
không phải bất khả xâm phạm, và rằng Toà luôn có quyền thay đổi án lệ của mình
nếu, một cách ngoại lệ, Toà xét rằng có lý do xác đáng để làm như thế, ví dụ như do
sự thay đổi trong hoàn cảnh chung xung quanh một số giải pháp pháp lý nhất định.”
Tính chất bổ trợ được hiểu là không chứa đựng trực tiếp các quy phạm luật pháp
quốc tế mà là chỉ dấu để xác định sự tồn tại của các quy phạm đó hoặc sử dụng để bổ
trợ giải thích các quy phạm. Đây là hai chức năng, hai cách sử dụng hay hai ý nghĩa
của án lệ với tư cách là nguồn bổ trợ.
Trong các án lệ, thông thường sẽ có những phần các cơ quan tài phán đưa ra các
tuyên bố chung về luật (xác định sự tồn tại của một quy định tập quán, hay giải thích
nội hàm của một quy định luật), và những phần áp dụng luật vào thực tế của vụ việc.
Cả hai phần này đều có giá trị tham khảo. Đối với các tuyên chung về luật, đây là một
căn cứ có sức nặng pháp lý để áp dụng tương tự trong các vụ việc tương tự. Đối với
phần áp dụng luật vào thực tế vụ việc, đây sẽ giúp hiểu thêm về việc cách thức luật
vận hành trên thực tế hay nói cách khác một ví dụ về cá biệt hoá quy phạm pháp luật
vào một vụ việc cụ thể. Đây cũng là phần để ủng hộ hoặc phản bác việc áp dụng các
tuyên bố chung bề luật trong một án lệ vào một vụ việc bằng việc chỉ ra tính chất
tương tự hoặc không tương tự giữa hai vụ việc. Khi sử dụng án lệ, sức nặng của lập
luận sẽ được nâng cao khi tìm thấy nhiều án lệ trong đó các cơ quan tài phán có
chung nhận định, cách tiếp cận.

22
Giữa các án lệ cũng có sức nặng khác nhau tuỳ thuộc cơ quan tài phán đưa ra án
lệ đó. Án lệ của các toà án thường trực thường có sức nặng hơn các án lệ của trọng tài
ad hoc. Giữa các toà án thường trực, có những toà án có uy tín hơn các toà khác trong
từng lĩnh vực chuyên môn của mình. Yếu tố nữa tác động vào sức nặng của một án lệ
là ý kiến của các quốc gia và giới học giả. Chính họ sẽ có những nhận định quyết
định chung về sức nặng lâu dài của án lệ. Có những án lệ đã và sẽ được trích dẫn lại
nhiều lần (ví dụ như phán quyết của Toà PCIJ năm 1927 trong Vụ Mavromatis
Palestine Concession về định nghĩa tranh chấp), nhưng cũng sẽ có những án lệ mà
việc trích dẫn lại chỉ để bác bỏ (ví dụ như Phán quyết về thẩm quyền của Toà trọng
tài theo Phụ lục VII năm 2000 trong Vụ Cá ngừ vây xanh phía nam về giải thích Điều
282 UNCLOS).
Đối với các luật sư và học giả, khi nghiên cứu án lệ, họ còn mở rộng ra các văn
bản liên quan khác trong vụ việc như bản tranh tụng của các bên, ý kiến riêng của các
thẩm phán, hay báo cáo của chuyên gia độc lập. Việc nghiên cứu này có thể là gợi ý
thú vị có thể hữu ích trong các vụ việc tương lai.
6. Học thuyết của các Luật gia nổi tiếng
* Định nghĩa
Điều 38(1)(d) quy định nguồn bổ trợ bao gồm cả ý kiến của các học giả có uy tín
cao nhất của các quốc gia khác nhau. Ý kiến học giả thể hiện thông qua các công
trình nghiên cứu của mình, các bài báo, sách chuyên ngành. Các học giả cần phải có
uy tín cao nhất trong lĩnh vực pháp lý liên quan của nhiều quốc gia khác nhau. Không
có danh sách những học giả có uy tín cao nhất. Tuy nhiên việc không có danh sách
này không ảnh hưởng đến việc xác định những người này. Trong từng lĩnh vực pháp
lý, giới học giả, luật sư, thẩm phán và những người thực hành luật khác đều ít nhiều
tự nhận thức được những “tên tuổi nổi tiếng” mà khi nghiên cứu không thể không
nhắc đến. Cộng đồng học giả tự có một cơ chế ngầm để tự định vị vị trí của mình
trong nấc thang tri thức thuộc lĩnh vực của mình.
Một điểm cần lưu ý là đôi khi các văn bản của các nhóm, tổ chức, cơ quan
chuyên môn cũng có thể xếp vào nhóm ý kiến học giả này. Ví dụ như các dự thảo
kèm thuyết minh của Uỷ ban Luật pháp Quốc tế của Liên hợp quốc (ILC), các

23
khuyến nghị về của các uỷ ban do các công ước nhân quyền đa phương thành lập, hay
các công trình của Uỷ ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC). Các nhóm, tổ chức hay cơ
quan này bao gồm các chuyên gia, học giả mà không phải đại diện ngoại giao của các
nước.
* Hiệu lực pháp lý
Ý kiến học giả không có bất kỳ hiệu lực pháp lý nào đối với các quốc gia, bởi đơn
giản đây là ý kiến của một cá nhân hoặc một nhóm các chuyên gia. Nếu xét về sức
nặng pháp lý, ý kiến học giả có sức nặng kém hơn so với án lệ. Bù lại, ý kiến của học
giả thường phong phú, bao quát hơn so với số lượng hạn chế của án lệ. Khi không thể
tìm thấy án lệ phù hợp, việc sử dụng ý kiến học giả là giải pháp hữu ích. Đặc biệt các
học giả có uy tín nhất thường là những người nắm vững nhất sự phát triển của lĩnh
vực đó và ý kiến của họ có thể định hình cách giới học giả và các quốc gia suy nghĩ.
Các học giả này thông qua các công trình của mình có ảnh hưởng đến hàng thế hệ
sinh viên luật, luật sư, thẩm phán và các cố vấn pháp lý của các chính phủ. Tuy nhiên
trên thực tế, rất hiếm khi các cơ quan tài phán trích dẫn ý kiến học giả mặc dù họ có
sử dụng. Trong khi các tòa trọng tài thường trích dẫn sách và ý kiến học giả, Tòa án
Công lý Quốc tế rất hạn chế trong việc này, trừ trong các ý kiến đi kèm của các thẩm
phán của Tòa.
7. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
* Định nghĩa
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chỉnh phủ là các quyết định được tổ chức
quốc tế đưa ra hoặc được các cơ quan của tổ chức đó đưa ra trong phạm vi quyền hạn
của mình theo quy định của tổ chức quốc tế. Các quyết định này thể hiện ý chí của tổ
chức quốc tế đó và quan trọng hơn là các quốc gia thành viên của tổ chức. Tổ chức
quốc tế càng phổ quát thì ý chí chung đó càng mang tính đại diện cao trong cộng
đồng quốc tế.
* Hiệu lực pháp lý
Tuỳ thuộc vào quy định của từng tổ chức quốc tế như được ghi nhận trong các
điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý cho quyền hạn và hoạt động của tổ chức quốc tế đó,
các nghị quyết có thể có hiệu lực ràng buộc hoặc không. Ví dụ theo quy định của

24
Hiến chương Liên hợp quốc, nghị quyết của Hội đồng Bảo an có hiệu lực ràng buộc,
trong khi nghị quyết của Đại hội đồng thông thường không có hiệu lực ràng buộc mà
mang tính khuyến nghị.
Bên cạnh hiệu lực ràng buộc, vai trò của các nghị quyết của tổ chức quốc tế nằm
ở việc thể hiện ý chí chung của các quốc gia thành viên, ví dụ như nghị quyết của Đại
hội đồng Liên hợp quốc có thể đại diện cho 194 quốc gia. Và chính điều này có tác
động đến phương hướng mà luật pháp quốc tế sẽ phát triển trong tương lai. Ngoài ra,
các nghị quyết cũng có thể là bằng chứng về thực tiễn chung và opinio juris của tập
quán quốc tế. Tuỳ thuộc vào cách thức nghị quyết được thông qua – đa số, đa số tuyệt
đối, nhất trí hay đồng thuận – mà vai trò định hướng và sức nặng bằng chứng về tập
quán quốc tế sẽ khác nhau. Mỗi nghị quyết cần được xem xét đặt trong toàn bộ bối
cảnh liên quan, bao gồm cả các bằng chứng về quan điểm của các quốc gia về từng
vấn đề, từng điều khoản trong nghị quyết.
CÂU 7: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƯQT THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ ?
a. Khái niệm
- Theo Công ước Viên 1969 về Điều ước quốc tế: ĐƯQT là thỏa thuận quốc tế
được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và chủ thể khác của LQT, được LQT
điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong 1 văn kiện
duy nhất hay trong 2 hoặc nhiều văn kiện có liên quan với nhau, cũng như không
phụ thuộc vào tên gọi của văn kiện là gì.
- Là loại nguồn cơ bản và chủ yếu của luật Quốc tế
b. Đặc điểm
- Về hình thức:
+ Về nguyên tắc, điều ước quốc tế phải tồn tại dưới dạng văn bản, nhưng có 1
ngoại lệ duy nhất, đó là Điều ước quốc tế Quân tử có thể tồn tại dưới dạng bất thành
văn. (điều ước Quân tử chỉ tồn tại sau chiến tranh thế giới, đến nay hầu như không
còn, điều ước Quân tử thường là các cam kết của các quốc gia sau chiến tranh, các
quốc gia đó cho rằng khi các quốc gia ký kết điều ước quốc tế thì các quốc gia đó sẽ
bằng danh dự và uy tín của quốc gia mình mà tôn trọng và thực thi các điều ước quốc

25
tế đó, và việc này không cần phải ký kết bằng văn bản)
+ Điều ước quốc tế là 1 khái niệm chung (tương tự Văn bản luật trong hệ thống
luật Quốc gia), tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điều ước quốc tế sẽ có tên gọi phù
hợp: với điều ước để thành lập các tổ chức quốc tế hay các cơ quan tài phán quốc tế
thì sẽ có tên Hiến chương, Điều lệ, Quy chế; với điều ước quốc tế về phân định biên
giới, lãnh thổ thì sẽ có tên là Hiệp định, Công ước; nghị định thư, … Tuy nhiên, khác
với quy định về tên gọi văn bản luật trong hệ thống luật quốc gia vốn được quy định
rất rõ (hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị …), thì với luật quốc tế
không có bất kỳ quy định nào về việc đặt tên cho điều ước, việc đặt tên đó hoàn toàn
do các bên thỏa thuận.
+ Tên gọi của điều ước quốc tế không có giá trị phân định giá trị pháp lý cao hay
thấp của điều ước quốc tế (điều này khác với tên văn bản luật trong luật quốc gia)
+ Một điều ước quốc tế thông thường được kết cấu 3 phần: mở đầu, nội dung, kết
luận. Phần nội dung của điều ước quốc tế gồm các điều khoản quy định quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể. Cũng có trường hợp nội dung của điều ước quốc tế không
bao gồm bất cứ điều khoản nào, ví dụ Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN
- Về nội dung:
+ Nội dung của điều ước quốc tế thông thường bao gồm các điều, khoản ghi nhận
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
+ Nội dung khác: Thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực, thời điểm chấm dứt hiệu
lực, có cho bảo lưu không, có được mời các quốc gia khác gia nhập không…
CÂU 8: NÊU TRÌNH TỰ KÍ KẾT ĐƯQT VÀ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA
CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH KÍ KẾT ĐƯQT ?
* Trình tự, thủ tục kí kết điều ước quốc tế: Lâu dài và phức tạp, trải qua 2 giai
đoạn:
* Giai đoạn 1: Hình thành văn bản dự thảo ĐƯQT, bao gồm các hành vi: đàm
phán, soạn thảo và thông qua văn bản ĐƯQT
+ Đàm phán ĐƯQT: Là sự thương lượng, đấu tranh về lợi ích giữa các chủ thể
tham gia kí kết điều ước nhằm đi đến 1 thỏa thuận chung.
Có nhiều cách thức đàm phán khác nhau VD như: Đàm phán trên cơ sở dự thảo

26
văn bản mỗi bên đã chuẩn bị trước hoặc cùng đàm phán để trực tiếp xây dựng văn
bản điều ước.
Kết quả đàm phán phụ thuộc vào ý chí và thiện chí của các bên, có thể rất nhanh
chóng, thành công hoặc kéo dài hay thất bại. VD: Hội nghị lần thứ ba của LHQ về
luật biển phải kéo dài trong 10 năm (1973 - 1982) để có được văn bản cuối cùng.
+ Soạn thảo văn bản ĐƯQT:
Trong trường hợp đàm phán thành công, văn bản điều ước sẽ được soạn thảo
chính thức để các bên thông qua. Đây là phương thức đàm phán để ra văn bản (đàm
phán - soạn thảo). Các bên cũng có thể đàm phán trên cơ sở văn bản (soạn thảo - đàm
phán). Trong trường hợp này, việc soạn thảo văn bản sẽ do 1 bên tiến hành (trên cơ
sở tín nhiệm), sau đó các bên sẽ cùng đàm phán, thảo luận về từng điều khoản.
Với ĐƯQT song phương, các bên thường cử đại diện tham gia soạn thảo, đối với
ĐƯQT đa phương thì việc soạn thảo thường sẽ được giao cho 1 cơ quan do các bên
thống nhất lập ra.
+ Thông qua văn bản điều ước: Là việc các bên thể hiện sự nhất trí của mình đối
với các văn bản điều ước đã được soạn thảo.
Về nguyên tắc, văn bản điều ước có thể được thông qua theo nguyên tắc đa số
(khi có hơn 1/2 hoặc có 2/3 quốc gia bỏ phiếu tán thành) hoặc nguyên tắc nhất trí (khi
tất cả các bên tham gia bỏ phiếu tán thành) hoặc nguyên tắc đồng thuận (không quốc
gia nào phản đối, VD phiếu trắng - không thể hiện quan điểm)
Về hình thức thông qua, có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như biểu
quyết thông qua bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai.
* Giai đoạn 2: Các chủ thể thực hiện các hành vi ràng buộc đối với ĐƯQT
Một chủ thể của LQT có thể biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc với ĐƯQT
thông qua các hành vi sau:
- Kí ĐƯQT:
Ký là một bước không thể thiếu trong trình tự kí kết ĐƯQT. Có 3 hình thức kí
ĐƯQT, đó là:
+ Ký tắt: Là chữ kí của các vị đại diện quốc gia tham gia đàm phán nhằm xác
nhận văn bản dự thảo ĐƯQT. Ký tắt chưa làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT

27
+ Ký Ad Referendum (kí tham chiếu): Là chữ kí của các vị đại diện với điều kiện
có sự đồng ý tiếp sau đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của PL quốc gia.
Hình thức kí này có thể làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT nếu cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận chữ kí này.
+ Ký đầy đủ (kí chính thức): Là chữ kí của các vị đại diện vào văn bản dự thảo
điều ước. Hình thức kí đầy đủ sẽ làm phát sinh hiệu lực của điều ước, trừ trường hợp
điều ước quy định phải tiến hành phê duyệt / phê chuẩn, thì sau hành vi phê duyệt /
phê chuẩn, ĐƯQT đó mới có hiệu lực thi hành.
Trong các hình thức kí trên thì kí đầy đủ là hình thức phổ biến nhất và được áp
dụng cho cả ĐƯQT song phương, đa phương.
- Phê chuẩn (Quốc hội) / phê duyệt (Chính phủ) ĐƯQT => Khác nhau ở thẩm
quyền
LQT cho phép quốc gia có quyền xem xét lại quyết định kí của mình 1 lần nữa.
Do LQT có phạm vi tác động rộng lớn, và xuất phát từ nhiều lí do khác nhau như
ĐƯQT có quy định trái với Hiến pháp, không phù hợp với bối cảnh trong nước hay
đi ngược lại thuần phong mĩ tục…
Hay nói cách khác, phê chuẩn / phê duyệt là những hành vi do chủ thể của LQT
tiến hành nhằm xác nhận sự đồng ý ràng buộc của chủ thể đó với 1 ĐƯQT nhất định.
Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn / phê duyệt đối với một ĐƯQT thường do các bên
thỏa thuận và được ghi rõ ngay trong nội dung của điều ước hoặc được xác định trong
văn bản PL quốc gia.
Về thực chất, phê chuẩn / phê duyệt đều thể hiện sự chấp nhận ràng buộc của
quốc gia với ĐƯQT đã được phê chuẩn / phê duyệt. Do đó, chỉ cần thực hiện một
trong hai thủ tục này.
Phê chuẩn và phê duyệt khác nhau ở thẩm quyền thực hiện hành vi. Phê chuẩn
thuộc về Quốc hội còn phê duyệt thuộc về Chính phủ. Phê duyệt cũng khác với ký
đầy đủ ở chỗ, nếu kí đầy đủ là việc các vị đại diện của các bên kí vào văn bản điều
ước thì phê duyệt là văn bản của cơ quan hành pháp có thẩm quyền thừa nhận hiệu
lực pháp lí của điều ước mà các vị đại đã kí tượng trưng vào văn bản.
Theo LQT, việc kí văn bản không bao hàm nghĩa vụ dứt khoát phải phê chuẩn /

28
phê duyệt ĐƯQT. Phê chuẩn / phê duyệt ĐƯQT hay không là quyền của các bên
tham gia.
VD: Công ước viên năm 1986 bao gồm 86 Điều và 1 phụ lục, nhưng đến nay vẫn
chưa có hiệu lực do chưa nhận đủ số lượng phê chuẩn của các quốc gia thành viên.

29
CÂU 9: PHÂN TÍCH CÁC HÀNH VI XÁC NHẬN SỰ RÀNG BUỘC CỦA
QUỐC GIA VỚI ĐƯQT ?

Một chủ thể của LQT có thể biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc với ĐƯQT
thông qua các hành vi sau:
- Kí ĐƯQT
Ký là một bước không thể thiếu trong trình tự kí kết ĐƯQT. Có 3 hình thức kí
ĐƯQT, đó là:
+ Ký tắt: Là chữ kí của các vị đại diện quốc gia tham gia đàm phán nhằm xác
nhận văn bản dự thảo ĐƯQT. Ký tắt chưa làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT
+ Ký Ad Referendum (kí tham chiếu): Là chữ kí của các vị đại diện với điều kiện
có sự đồng ý tiếp sau đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của PL quốc gia.
Hình thức kí này có thể làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT nếu cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận chữ kí này.
+ Ký đầy đủ (kí chính thức): Là chữ kí của các vị đại diện vào văn bản dự thảo
điều ước. Hình thức kí đầy đủ sẽ làm phát sinh hiệu lực của điều ước, trừ trường hợp
điều ước quy định phải tiến hành phê duyệt / phê chuẩn, thì sau hành vi phê duyệt /
phê chuẩn, ĐƯQT đó mới có hiệu lực thi hành.
Trong các hình thức kí trên thì kí đầy đủ là hình thức phổ biến nhất và được áp
dụng cho cả ĐƯQT song phương, đa phương.
- Phê chuẩn (Quốc hội) / phê duyệt (Chính phủ) ĐƯQT => Khác nhau ở thẩm
quyền
LQT cho phép quốc gia có quyền xem xét lại quyết định kí của mình 1 lần nữa.
Do LQT có phạm vi tác động rộng lớn, và xuất phát từ nhiều lí do khác nhau như
ĐƯQT có quy định trái với Hiến pháp, không phù hợp với bối cảnh trong nước hay
đi ngược lại thuần phong mĩ tục…
Hay nói cách khác, phê chuẩn / phê duyệt là những hành vi do chủ thể của LQT
tiến hành nhằm xác nhận sự đồng ý ràng buộc của chủ thể đó với 1 ĐƯQT nhất định.
Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn / phê duyệt đối với một ĐƯQT thường do ccá bên
thỏa thuận và được ghi rõ ngay trong nội dung của điều ước hoặc được xác định trong

30
văn bản PL quốc gia.
Về thực chất, phê chuẩn / phê duyệt đều thể hiện sự chấp nhận ràng buộc của
quốc gia với ĐƯQT đã được phê chuẩn / phê duyệt. Do đó, chỉ cần thực hiện một
trong hai thủ tục này.
Phê chuẩn và phê duyệt khác nhau ở thẩm quyền thực hiện hành vi. Phê chuẩn
thuộc về Quốc hội còn phê duyệt thuộc về Chính phủ. Phê duyệt cũng khác với ký
đầy đủ ở chỗ, nếu kí đầy đủ là việc các vị đại diện của các bên kí vào văn bản điều
ước thì phê duyệt là văn bản của cơ quan hành pháp có thẩm quyền thừa nhận hiệu
lực pháp lí của điều ước mà các vị đại đã kí tượng trưng vào văn bản.
Theo LQT, việc kí văn bản không bao hàm nghĩa vụ dứt khoát phải phê chuẩn /
phê duyệt ĐƯQT. Phê chuẩn / phê duyệt ĐƯQT hay không là quyền của các bên
tham gia.
VD: Công ước viên năm 1986 bao gồm 86 Điều và 1 phụ lục, nhưng đến nay vẫn
chưa có hiệu lực do chưa nhận đủ số lượng phê chuẩn của các quốc gia thành viên.
- Gia nhập điều ước quốc tế: Là 1 hình thức đặc biệt của quá trình ký kết điều ước
quốc tế, mà theo hình thức này thì các quốc gia không tham gia vào quá trình hình
thành văn bản điều ước mà chỉ tham gia vào quá trình xác nhận sự ràng buộc của văn
bản điều ước quốc tế đó đối với mình. Đó là các trường hợp điều ước quốc tế đã hết
thời hạn ký mà quốc gia đó vẫn chưa là thành viên, hoặc điều ước quốc tế đã phát
sinh hiệu lực mà quốc gia đó vẫn chưa là thành viên
Gia nhập chỉ áp dụng với ĐƯQT đa phương
CÂU 10: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT ?
ĐƯQT: Là thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và
chủ thể khác của LQT, được LQT điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận
đó được ghi nhận trong 1 văn kiện duy nhất hay trong 2 hoặc nhiều văn kiện có
liên quan với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của văn kiện là gì.
Một ĐƯQT sẽ phát sinh hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Được kí kết trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng giữa các bên kết ước:
Xuất phát từ tự do ý chí, các chủ thể LQT tham gia kí kết ĐƯQT trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng, không bị lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ sử dụng vũ

31
lực.
- Nội dung của ĐƯQT phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của LQT:
Nguyên tắc cơ bản của LQT là cơ sở nền tảng và là khuôn mẫu pháp lý cho sự tồn tại
và phát triển của LQT. Chính vì vậy bất cứ ĐƯQT nào có nội dung trái với các
nguyên tắc cơ bản của hệ thống PLQT thì sẽ không có giá trị pháp lí.
- Được kí kết phù hợp với quy định của PL các bên về thủ tục và thẩm quyền kí
kết: Việc kí kết ĐƯQT phải tuân theo trình tự thủ tục luật định, đúng thẩm quyền
theo quy định của PL các bên kí kết. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các chủ thể
đó ràng buộc đối với các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà ĐƯQT quy định. Như vậy,
nếu ĐƯQT được đàm phán, kí kết không đúng thủ tục, thẩm quyền theo quy định của
PL các bên kí kết thì sẽ không có giá trị pháp lí.
Những ĐƯQT không đáp ứng được các điều kiện trên sẽ bị coi là vô hiệu. Tùy
vào mức độ vi phạm mà điều ước đó có thể bị coi là vô hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu
tương đối. Cụ thể như sau:
+ Nếu ĐƯQT được kí kết vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng thỏa thuận
giữa các bên kết ước hoặc nội dung của điều ước trái với những nguyên tắc cơ bản
của LQT thì ĐƯQT đó sẽ vô hiệu tuyệt đối, tức là vô hiệu ngay từ khi kí kết (Điều 51
- Điều 53 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước giữa các quốc gia).
+ Nếu điều ước được kí kết vi phạm quy định của PL các bên về thủ tục và thẩm
quyền kí kết thì điều ước đó chỉ vô hiệu tương đối, tức là điều ước quốc tế vẫn có thể
có hiệu lực nếu sự vi phạm đó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung của điều
ước và nếu như có sự nhất trí của các bên (Điều 46 - Điều 50 Công ước Viên năm
1969 về luật điều ước giữa các quốc gia).
Lưu ý:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của ĐƯQT
Một là: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế:
a. Khi đối tượng của điều ước quốc tế không còn. Ví dụ điều ước về đối xử nhân
đạo với tù binh trong chiến tranh sẽ kết thúc khi chiến tranh kết thúc; điều ước giữa
Hoa Kỳ với Việt Nam về tìm kiếm người Mỹ mất tích sẽ kết thúc sau khi tìm thấy hết
người Mỹ mất tích

32
b. Khi xuất hiện sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh khách quan (khoản 2 Điều 62
Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế): Theo đó khi có sự thay đổi cơ bản
về hoàn cảnh khách quan tại thời điểm các bên thực hiện nghĩa vụ điều ước so với
thời điểm các bên tiến hành ký kết mà hoàn cảnh này lại là cơ sở, điều kiện để các
bên có thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Sự thay đổi đó hoàn toàn do nguyên nhân
khách quan, không do bên nào cố tình tạo ra và các bên cũng không thể dự liệu trước
sự thay đổi đó tại thời điểm ký kết. Khi đó 1 trong các bên có quyền viện dẫn sự thay
đổi này để chấm dứt hoặc tạm đình chỉ hiệu lực của điều ước.
VD: Khi một quốc gia nào đó thay đổi chế độ, như khi chế độ Việt Nam Cộng
hòa sụp đổ năm 1975 hay Việt Nam tuyên bố độc lập năm 1945, Liên Xô sụp đổ năm
1991.
Tuy nhiên: Sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh khách quan không được áp dụng
nếu:
+ Sự thay đổi đó do 1 trong các bên cố tình tạo ra
+ Không được áp dụng đối với các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ
+ Khi xuất hiện quy phạm jus cogens mới có nội dung mâu thuẫn với điều ước
quốc tế
Hai là: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến điều ước quốc tế
a. Các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
b. Thời hạn có hiệu lực của ĐƯQT đã hết
c. Một bên kết ước đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực của ĐƯQT
d. Khi 1 trong các bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của điều ước
quốc tế thì bên còn lại có thể viện dẫn sự vi phạm đó để từ chối thực hiện cam kết
quốc tế của mình
e. Các bên kí kết ĐƯQT mới về cùng 1 vấn đề
f. Bảo lưu ĐƯQT
2. Bảo lưu điều ước quốc tế: Là hành vi pháp lý đơn phương của 1 quốc gia
dưới bất kể cách thức hay tên gọi như thế nào nhằm thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số
điều khoản của điều ước quốc tế.
Mục đích của bảo lưu: Thông thường với 1 điều ước quốc tế (đa phương) thì càng

33
muốn nhiều quốc gia tham gia càng tốt, tuy nhiên càng nhiều quốc gia tham gia thì
việc dung hòa lợi ích quốc gia càng khó khăn. Do đó vừa để đảm bảo giá trị của điều
ước mà vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia, chế định bảo lưu xuất hiện, đảm bảo 1 quốc gia
vì lợi ích riêng của mình có thể thay đổi 1 hoặc 1 số điều khoản của điều ước.
Hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế: Quan hệ giữa các thành viên của 1
điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu.
Tuy nhiên:
- Bảo lưu điều ước quốc tế chỉ áp dụng đối với điều ước quốc tế đa phương,
không áp dụng đối với điều ước quốc tế song phương
- Hành vi bảo lưu của quốc gia chỉ được đưa ra vào giai đoạn xác nhận sự ràng
buộc của điều ước quốc tế mà không được đưa ra vào giai đoạn hình thành văn bản
điều ước. (Vì ở giai đoạn hình thành văn bản điều ước thì các bên vẫn có thể đàm
phán nội dung điều ước; còn ở giai đoạn xác nhận sự ràng buộc của điều ước tức là
đã thông qua văn bản điều ước và các bên không có quyền thay đổi nội dung điều
ước)
- Bảo lưu là quyền của quốc gia khi tham gia các điều ước quốc tế, nhưng quyền
này có thể bị hạn chế trong các trường hợp sau:
+ Đối với điều ước quốc tế có quy định cấm bảo lưu
+ Điều ước quốc tế cho phép bảo lưu 1 số điều khoản nhưng điều khoản bảo
lưu quốc gia đưa ra không nằm trong những điều khoản đó
+ Bảo lưu trái với đối tượng và mục đích của điều ước
VD: Trong 1 điều ước quốc tế đa phương về vấn đề an ninh, trong đó có điều
khoản “trong trường hợp trong lãnh thổ các quốc gia thành viên mà phát hiện 1 cá
nhân phạm tội ác quốc tế thì các quốc gia có nghĩa vụ dẫn độ quốc gia đó đến Tòa
án hình sự quốc tế để xét xử”. Quốc gia A đưa ra điều kiện bảo lưu điều ước “Tôi
cam kết sẽ dẫn độ cá nhân phạm tội ác quốc tế ra Tòa án hình sự quốc tế để xét xử,
trừ trường hợp cá nhân đó là công dân của nước tôi”, tức là chỉ đồng ý dẫn độ công
dân nước khác đến tòa án quốc tế, còn với công dân của mình thì sẽ xét xử bằng hệ
thống tòa án và luật pháp của quốc gia A. Khi đó các quốc gia khác có thể:
Quốc gia B: Đồng ý để quốc gia đó bảo lưu: quan hệ điều ước giữa A và B vẫn

34
tồn tại, khi phát sinh vấn đề quan hệ giữa A và B về dẫn độ tội phạm thì sẽ áp dụng
điều khoản do A đưa ra thay cho điều khoản trong điều ước.
Quốc gia C: Phản đối bảo lưu, phản đối quan hệ điều ước: giữa C và A sẽ không
tồn tại quan hệ điều ước
Quốc gia D: Phản đối bảo lưu, nhưng không phản đối quan hệ điều ước: giữa D
và A vẫn tồn tại quan hệ điều ước, nhưng với điều khoản bảo lưu do A đưa ra sẽ
không được áp dụng, khi vấn đề phát sinh thì A và D sẽ cùng đàm phán để giải quyết
Quốc gia E: Im lặng: các quốc gia được phép im lặng trong 12 tháng kể từ ngày
A đưa ra tuyên bố bảo lưu, nếu không có ý kiến thì được coi là đồng ý.
3. Hiệu lực của điều ước quốc tế đối với bên thứ 3
Về nguyên tắc, ĐƯQT chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên là thành
viên của điều ước mà không có hiệu lực đối với quốc gia thứ 3. Tuy nhiên trong 1 số
trường hợp đặc biệt, ĐƯQT có thể phát sinh hiệu lực đối với bên thứ 3, bao gồm:
+ ĐƯQT tạo ra quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3 và được bên thứ 3 đồng ý
+ ĐƯQT tạo ra hoàn cảnh khách quan
VD1: Trường hợp Công ước về luật biển quốc tế 1982, dù không phải tất cả các
quốc gia đều là thành viên của Công ước, nhưng trong Công ước đó đưa ra những
quy định về vùng biển quốc tế và các quốc gia không tham gia Công ước có thể áp
dụng.
VD2: Quốc gia có cùng 1 eo biển ký kết với nhau về sử dụng eo biển đó, khi đó
tàu thuyền các quốc gia đó đi qua eo biển đó cũng phải tuân thủ quy định do 2 quốc
gia đó đưa ra.
VD3: Điều ước Nam Cực - Các quốc gia ký kết với nhau về phân chia Nam cực
(chỉ có 1 số ít quốc gia được chia Nam cực) và tất cả các quốc gia khác phải tôn
trọng.
+ ĐƯQT chứa đựng điều khoản tối huệ quốc (MFN): Quốc gia A dành cho quốc
gia B khác quy chế tối huệ quốc tức là A cam kết B sẽ được hưởng những quyền lợi
và ưu đãi không kém phần thuận lợi hơn bất kỳ 1 quốc gia thứ 3 nào đã, đang và sẽ
được hưởng trong tương lai
CÂU 11: PHÂN BIỆT ĐƯQT VỚI THỎA THUẬN QUỐC TẾ (ĐƯỢC

35
ĐIỀU CHỈNH BỞI PHÁP LỆNH SỐ 33 NGÀY 20/04/2007) ?
Tiêu Các hình thức thỏa thuận quốc tế
Điều ước quốc tế
chí khác
Về phía Việt Nam là các cơ quan Nhà
Nước CHXHCN Việt Nam (Nhà
nước ở TW (Quốc hội, Tòa án nhân dân tối
nước hoặc Chính phủ) với quốc gia, tổ
Chủ cao…), cơ quan cấp tỉnh (HĐND, UBND
chức quốc tế liên quốc gia hoăc các chủ
thể tỉnh, thành phố trực thuộc TW), cơ quan
thể khác được công nhận là chủ thể của
trung ương của tổ chức với 1 hoặc nhiều
LQT
bên kí kết nước ngoài.
Cam kết về quyền và nghĩa vị pháp lí
nhưng không bao gồm các nội dung sau:
- hòa bình, an ninh, biến giới, lãnh
thổ , chủ quyền quốc gia
- quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân
Cam kết về quyền và nghĩa vụ pháp
Nội - tham gia tổ chức quốc tế liên chính
lí, trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc
dung phủ
tế
- hỗ trợ phát triển chính thức thuộc
quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ Việt
Nam
- các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp
Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định
PL
Quá trình kí kết và thực hiện thỏa
thuậnquốc tế phải phù hợp với các ĐƯQT
Quá trình kí kết và thực hiện
mà Việt Nam là thành viên quy định về
ĐƯQT được điều chỉnh bởi các quy định
Luật cùng 1 lĩnh vực, phù hợp với Hiến pháp và
của LQT
điều chỉnh pháp luật của các bên
VD: Quá trình đàm phán Hiệp định
quá trình kí VD: Quá trình đàm phán kí kết thỏa
về phân định biên giới lãnh thổ giữa Việt
kết và thực thuận hợp tác giữa TANDTC Việt Nam với
Nam và các quốc gia láng giềng được
hiện TANDTC Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
điều chỉnh bởi Công ước viên năm 1969
không trái với các điều ước mà 2 bên đã kí
về Luật điều ước giữa các quốc gia
kết , phù hợp với Hiến pháp và pháp luật
quốc gia của 2 bên
Giá trị Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm Chỉ có giá trị ràng buộc đối với cơ

36
quan đã tham gia kí kết thỏa thuận quốc tế,
dứt quyền và nghãi vụ của nước không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
pháp lí
CHXHCN Việt Nam theo PLQT pháp lí quốc tế của Nhà nước hay Chính
phủ Việt Nam

CÂU 12: PHÂN BIỆT ĐƯQT VỚI CÁC TUYÊN BỐ CHÍNH TRỊ TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ ? CHO VÍ DỤ ?
Tuyên bố chính trị trong quan
Tiêu chí Điều ước quốc tế
hệ quốc tế
Quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính
Ccá chủ thể của LQT, các tổ
Chủ thể phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành
chức quốc tế phi chính phủ…
quyền tự quyết và các chủ thể đặc biệt
Có thể thỏa thuận kí kết hoặc
đơn phương đưa ra tuyên bố
Được hình thành dựa trên cơ sở
Tự thỏa thuận
bình đẳng và tin cậy lẫn nhau
Trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
Quá trình kí kết các tuyên bố
Quá trình kí kết và thực hiện phải
chính trị không bắt buộc phải tuân
tuân thủ theo các quy định của LQT
theo quy định của LQT về trình tự thủ
VD: Ngày 15/4/1994, các quốc gia
tục kí kết
Phương và các chủ thể của LQT thỏa thuận kí kết
VD: Tuyên bố chung của các
thức xây dựng Hiệp định Maraket thành lập tổ chức
quốc gia tại Rio năm 1992 về môi
thương mại thế giới WTO. Đây là 1
trường và phát triển, Tuyên bố về cách
ĐƯQT. Quá trình kí kết điều ước này phải
ứng xử của các bên trên biển Đông
tuân thủ theo LQT, cụ thể là Công ước
DOC năm 2002 giữa ASEAN và
viên năm 1969 về Luật Điều ước giữa các
Trung Quốc… là các văn kiện chính
quốc gia.
trị. Trình tự và thủ tục kí kết hoặc ra
đưa ra các tuyên bố trên không phải
tuân thủ quy định của LQT.
Thời gian
Lâu hơn Nhanh chóng hơn
hình thành
Nội dung Chứa đựng các cam kết về quyền và Không chứa đựng các cam kết
nghĩa vụ pháp lí giữa các bên về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các
bên mà chỉ thể hiện sự tích cực, thiện

37
chí của các bên về phương diện chính
trị
Mang tính định hướng, mềm
Tính chất
Mang tính khuôn mẫu, chuẩn mực, dẻo, linh hoạt, tạo khả năng rộng hơn
quyền và nghãi
cụ thể cho các chủ thể trong các hoạt động
vụ
thực tiễn
Giá trị Không có giá trị ràng buộc về
Có giá trị ràng buộc về mặt pháp lí
pháp lí mặt pháp lí
Hành vi vi phạm tuyên bố chính
trị không làm phát sinh trách nhiệm
pháp lí quốc tế
Không thể khởi kiện chủ thể
Hậu quả Hành vi vi phạm ĐƯQT làm nảy thực hiện hành vi vi phạm ra cơ quan
pháp lí khi vi sinh trách nhiệm pháp lí quốc tế của chủ tài phán quốc tế để yêu cầu BTTH.
phạm thể vi phạm Nó chỉ làm ảnh hưởng đến uy
tín của quốc gia trong QHQT, phản
ánh sự thiếu thân thiẹn trong QHQT
nên có thể bị trả đũa bởi bên vi
phạm…
Thành văn (văn kiện chính trị)
Hình thức Thành văn
VD: Tuyên bố hòa hợp Bali năm
ghi nhận Bất thành văn
1976

CÂU 13: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ LÀ GÌ ? PHÂN TÍCH CƠ SỞ


XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ ?
* Khái niệm nguồn của LQT:
+ Theo nghĩa hẹp: Nguồn của LQT là những hình thức chưa đựng hay biểu hiện
sự tồn tại của các nguyên tắc, các QPPL quốc tế do các chủ thể của LQT thỏa
thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ
giữa các chủ thể của LQT.
+ Theo nghĩa rộng: Nguồn của LQT là tổng hợp tất cả những căn cứ mà các
chủ thể LQT dựa vào đó để làm cơ sở cho việc xây dựng các nguyên tắc, các quy
phạm của LQT hoặc dựa vào đó để giải thích, làm sáng tỏ PLQT hiện hành cũng

38
như để áp dụng vào giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế.
* Cơ sở xác định các loại nguồn của LQT: Việc xác định các loại nguồn của LQT
dựa vào 2 cơ sở sau
+ Cơ sở pháp lí: Quan điểm chung và phổ biến hiện nay đều cho rằng, khoản 1
Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của LHQ là cơ sở pháp lí để xác định các
loại nguồn của LQT. Theo khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế có thể
xác định 5 loại nguồn của LQT, bao gồm:
a. Điều ước quốc tế
b. Tập quán quốc tế
c. Nguyên tắc PL chung
d. Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
e. Học thuyết của các học gia nổi tiếng về LQT
+ Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn áp dụng LQT còn thừa nhận sự tồn tại của 1 số
nguồn khác chưa được đề cập đến tại khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc
tế, bao gồm:
a. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ (Nghị quyết mang tính chất
bắt buộc + Nghị quyết mang tính chất khuyến nghị)
b. Hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia VD: Tuyên bố quốc tế hóa kênh đào
Xuy-ê của Ai Cập.
CÂU 14: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƯQT VÀ TẬP QUÁN
QUỐC TẾ ? CHO VÍ DỤ MINH HỌA ?
* Thứ nhất, TQQT và ĐƯQT là hai loai nguồn cơ bản có giá trị pháp lí như nhau,
tồn tại độc lập, song song và không loại trừ nhau. Điều này được biểu hiện qua
việc: Một quy phạm tập quán vẫn có hiệu lực ngay cả khi nó được ghi nhận trong
ĐƯQT. Sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của
TQQT tương đương về nội dung, mặc dù ĐƯQT có những ưu thế hơn so với TQQT.
Thực tế, trước khi ĐƯQT ra đời thì 1 số quy định của ĐƯQT đó đã tồn tại dưới tư
cách là TQQT. Sau năm 1945, với sự ra đời của LHQ, rất nhiều tập quán trong LQT
được tập hợp và ghi nhận trong ĐƯQT nhưng sự hiện diện của điều ước đó không
làm mất đi hiệu lực của các quy phạm tập quán.

39
* ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau
+ TQQT là cơ sở để hình thành ĐƯQT: Do TQQT có lịch sử ra đời trước so với
ĐƯQT.
VD: Thông qua quá trình pháp điển hóa, nhiều quy phạm điều ước có nguồn gốc
từ quy phạm tập quán: Các quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự
xuất phát từ nguyên tắc tồn tại từ thời phong kiến là “không giết hại sứ thần”, ban
đầu quy định này tồn tại dưới dạng tập quan quốc tế, sau được pháp điển hóa thành
điều ước trong Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên
năm 1963 về quan hệ lãnh sự. Hay quy định về cách xác định đường cơ sở thẳng
được pháp điển hóa trong Công ước luật biển năm 1958 và sau này là Công ước luật
biển năm 1982.
+ Ngược lại, thực tiễn kí kết và thực hiện ĐƯQT cũng có thể là cơ sở cho việc
hình thành nên các TQQT mới. TQQT được hình thành từ các ĐƯQT pháp điển hóa.
Những điều ước này rất lâu mới có hiệu lực. Trong khoảng thời gian chưa có hiệu lực
đó, chưa ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với các quốc gia, nhưng các quốc gia có
thể thừa nhận các quy tắc xử sự được nêu ra trong ĐƯQT đó là TQQT.
VD: Công ước Luật Biển năm 1982 mãi đến 11/1994 mới có hiệu lực. Nhưng
trước thời điểm này có rất nhiều quy tắc xử sự trong Công ước đã được thừa nhận là
TQQT, như: Quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, đặc quyền đánh cá của quốc
gia ven biển ở vùng biển phía ngoài lãnh hải mà không phải là biển quốc tế…
+ TQQT có thể bị thay đổi, hủy bỏ bởi ĐƯQT và cá biệt, cũng có thể có trường
hợp, ĐƯQT bị thay đổi, hủy bỏ bởi TQQT.
VD: Xuất hiện quy phạm jus cogens mới của LQT dưới hình thức TQQT sẽ làm
chấm dứt hiệu lực của ĐƯQT. Bởi quy phạm jus cogens mang bản chất như Hiến
pháp trong hệ thống PLQG, khi 1 bản Hiến pháp mới ra đời, các văn bản quy phạm
pháp luật khác có nội dung trái với Hiến pháp đều phải bị hủy bỏ, thay thế bới văn
bản quy phạm pháp luật khác.
Tập quán “Quyền được dùng chiến tranh” trong thời cổ đại - “Bất kì quốc gia
nào cũng có quyền sử dụng sức mạnh vũ trang để giải quyết mọi tranh chấp liên
quan đến mình” bị xóa bỏ do có sự xuất hiện của quy phạm jus cogens “cấm sử dụng

40
vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong QHQT” - Khoản 4 Điều 2 Hiến chương
LHQ quy định: “Tất cả các quốc gia thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc
sử dụng vũ lực trong QHQT nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay
nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với
những mục đích của LHQ”.
+ TQQT tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT. Các quốc gia không tham
gia kí kết ĐƯQT nhưng vẫn có thể viện dẫn, áp dụng các quy phạm điều ước và coi
đó là các quy phạm pháp lí ràng buộc mình với tư cách là TQQT. VD: Công ước Luật
Biển năm 1982, Mỹ không phải là thành viên của công ước này nhưng vẫn viện dẫn 1
số quy định trong công ước với tư cách là các TQQT.
=> ĐƯQT và TQQT cùng bổ sung cho nhau để điều chỉnh các vấn đề nảy sinh
trong đời sống quốc tế. Những vấn đề mà ĐƯQT chưa quy định thì TQQT điều
chỉnh. ĐƯQT ghi nhận những TQQT được thừa nhận rộng rãi còn TQQT lại là cơ sở
để xây dựng và thực hiện ĐƯQT.

CÂU 15: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ CON ĐƯỜNG
THÀNH LẬP TẬP QUÁN QUỐC TẾ ?
* Tập quán quốc tế là gì ? TQQT (tập quán trong LQT) là hình thức pháp lí
chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được
các chủ thể của LQT thừa nhận là Luật.
VD1: Sứ thần (đoàn ngoại giao) của nước này đến nước khác sẽ được đón tiếp
trọng thị, không được chém, đánh sứ giả; hành vi chém sứ thần được coi là hành vi
tuyên chiến. Cho đến nay quy tắc này vẫn được tiếp tục ghi nhận và được pháp điển
hóa vào Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan
hệ lãnh sự.
VD2: Tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại không gây hại qua vùng lãnh hải của 1
quốc gia mà không cần xin phép
* TQQT được cấu thành bởi 2 yếu tố:
+ Yếu tố vật chất (yếu tố khách quan): Là sự tồn tại của quy tắc xử sự được hình
thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần tạo

41
thành nên 1 mô-típ, xu hướng xử sự chung, thống nhất. Tuy nhiên, LQT không quy
định thực tiễn phải lặp đi lặp lại bao nhiêu lần và trong thời gian bao nhiêu lâu, nhưng
thực tiễn đó phải liên tiếp liên tục thương xuyên và nhất quán. LQT cũng không yêu
cầu quy tắc xử sự chung phải được thực hiện bởi tất cả các quốc gia (bao nhiêu quốc
gia thừa nhận thì nó mới được coi là tập quán), nhưng nó phải thể hiện được tính phổ
biến và đại diện.
+ Yếu tố tinh thần (yếu tố chủ quan): Quy tắc xử sự phải được các chủ thể LQT
tuân thủ và thừa nhận rộng rãi là Luật, tức là sự thừa nhận giá trị pháp lí của quy
tắc xử sự đó như là các QPPL bắt buộc.
Yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt TQQT với 1 quy tắc
lễ nghi thông thường, VD: Nghi thức đón tiếp các đàon ngoại giao hay tàu thuyền
chào nhau trên biển khi gặp gỡ… Mặc dù được áp dụng rộng rãi và lâu dài nhưng các
quy tắc lễ nghi đó chưa được coi là TQQT vì không được các chủ thể của LQT “thừa
nhận và nâng lên thành Luật”.
Tóm lại, khi xác định một tập quán trong LQT cần chứng minh được sự tồn tại
của cả 2 yếu tố nêu trên.
* Con đường hình thành TQQT: TQQT được hình thành từ thực tiễn quan hệ
quơc tế, được các chủ thể của LQT áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần 1 cách thống nhất
về hành vi và liên tục về thời gian cho đến khi 1 thông lệ ra đời và được thừa nhận,
nâng lên thành “Luật”. Như vậy, TQQT có thể được hình thành từ những con đường
sau đây
+ Thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể LQT (thỏa thuận, mặc thị): Ban đầu, TQQT
được thể hiện dưới dạng những quy tắc xử sự do 1 hay 1 số quốc gia đưa ra, sau đó
các quốc gia khác cùng áp dụng. Quá trình này diễn ra nối tiếp liên tục về mặt thời
gian và nhất quán về mặt hành vi cho đến khi 1 tiền lệ được tạo dựng. Tiền lệ này
được hầu hết các chủ thể LQT áp dụng và thừa nhận giá trị pháp lí bắt buộc. Như
vậy, một TQQT mới được hình thành.
VD: Các quốc gia dành quyền ưu đãi miễn trừ cho đại diện của nhau. Việc dành
quyền ưu đãi, miễn trừ như vậy được đa số các quốc gia thực hiện lặp đi lặp lại qua
thời gian và trở nên nhất quán. Khi dành quyền ưu đãi miễn trừ cho đại diện của quốc

42
gia khác, các quốc gia có ý thức rằng làm như vậy là phù hợp với yêu cầu của LQT
hoặc LQT yêu cầu phải làm như vậy. Trong trường hợp này, quy tắc tập quán về ưu
đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự đã hình thành từ thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia.
+ Thực tiễn thực hiện nghị quyết của Tổ chức quốc tế liên chính phủ: Sau CTTG
thứ 2, nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ ra đời, trong quá trình hoạt động, các tổ
chức này đưa ra các nghị quyết có tính chất khuyến nghị về những vấn đề quan trọng
trong quan hệ giữa các chủ thể của LQT. Cách thức xử sự được ghi nhận trong nghị
quyết của tổ chức quốc tế được các quốc gia cùng đồng tình làm theo, lặp đi lặp lại và
với ý thức thừa nhận là “Luật” thì một TQQT mới được xuất hiện.
VD: Định nghĩa hành vi xâm lược được đưa ra trong nghị quyết 3314 ngày
14/12/1974 của Đại hội đồng LHQ đã được các quốc gia đồng tình và hành động theo
chuẩn mực được quy định trong Nghị quyết. Các quy tắc được đưa ra trong Nghị
quyết trở thành TQQT.
+ Thực tiễn thực hiện Điều ước quốc tế:
TQQT được hình thành từ các ĐƯQT pháp điển hóa. Những điều ước này rất lâu
mới có hiệu lực. Trong khoảng thời gian chưa có hiệu lực đó, chưa ràng buộc quyền
và nghĩa vụ đối với các quốc gia, nhưng các quốc gia có thể thừa nhận các quy tắc xử
sự được nêu ra trong ĐƯQT đó là TQQT.
VD: Công ước Luật Biển năm 1982 mãi đến 11/1994 mới có hiệu lực. Nhưng
trước thời điểm này có rất nhiều quy tắc xử sự trong Công ước đã được thừa nhận là
TQQT, như: Quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, đặc quyền đánh cá của quốc
gia ven biển ở vùng biển phía ngoài lãnh hải mà không phải là biển quốc tế…
TQQT được hình thành từ các ĐƯQT đa phương phổ cập. VD: Hiến chương
LHQ, Công ước về các quyền dân sự chính trị năm 1966… Những quốc gia chưa
phải là thành viên của điều ước đó vẫn chịu sự ràng buộc của quy tắc xử sự ghi nhận
trong điều ước với tư cách là TQQT. VD: Công ước Luật Biển năm 1982 mãi đến
năm 1994 mới có hiệu lực. Nhưng trong suốt quãng thời gian đó, 1 số quy định của
Công ước vẫn được các quốc gia không phải là thành viên viện dẫn với tư cách là
TQQT (điển hình là Mỹ)
+ Học thuyết của các luật gia nổi tiếng về LQT: Về cơ bản cũng tương tự như

43
cách thức hình thành TQQT truyền thống hoặc từ thực tiễn thực hiện nghị quyết của
tổ chức quốc tế liên chính phủ. Điểm đặc trưng của cách thức này đó là cách thức xử
sự ở đây chính là quan điểm của các luật gia danh tiếng về LQT được ghi nhận trong
các công trình nghiên cứu. Khi có nhiều quốc gia đồng tình với quan điểm đó, thực
hiện 1 cách lặp đi lặp lại và thừa nhận là Luật thì khi đó, một TQQT mới được hình
thành.
VD: Trong tác phẩm “Tự do biển cả”, luật gia người Hà Lan Huggo Grotius đã
đưa ra quan điểm biển cả phải để ngỏ cho tất cả các quốc gia. Nhiều quốc gia đồng
tình với quan điểm này và thừa nhận quy tắc xử sự này là hợp pháp, là bắt buộc. Như
vậy, quan điểm về tự do biển cả của Huggo là cơ sở hình thành nên tập quán về
nguyên tắc tự do biển cả, trong đó trao quyền cho tất cả các quốc gia kể cả quốc gia
không có biển.
+ Thực tiễn thực hiện phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế: Phán quyết của cơ
quan tài phán quốc tế giải quyết các vụ việc cụ thể, trong đó có đề cập đến cách thức
xử sự nhất định. Nhiều quốc gia làm theo cách xử sự được nêu trong phán quyết đó,
lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục và với ý thức thừa nhận là Luật. Khi đó, một TQQT
mới có thể được hình thành.
VD: Phán quyết của Tòa án công lí quốc tế giải quyết tranh chấp giữa Anh và
Nauy năm 1951. trong đó, Tòa thừa nhận cách thức Nauy hoạch định đường cơ sở
thẳng. Sau đó, nhiều quốc gia hoạch định đường cơ sở thẳng theo cách mà phán quyết
đề cập. Khi hoạch định đường cơ sở thẳng, các quốc gia có ý thức rằng việc làm như
vậy là được LQT cho phép. Như vậy, TQQT về xác định đường cơ sở thẳng được
hình thành từ nguồn gốc ban đầu là phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế.
Trong vụ eo biển Corfu, Tòa án công lý quốc tế của LHQ đã làm sang tỏ khái
niệm pháp lí về eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại không gây hại khi qua eo
biển quốc tế. Tòa cho rằng, các quốc gia vào thời kì hòa bình đều có quyền cho tàu
chiến của họ đi qua eo biển mà không phải thông báo trước, quốc gia ven biển không
được cản trở quyền này nếu việc đi qua eo biển quốc tế không làm ảnh hưởng đến
nền hòa bình an ninh, chủ quyền và các quyền tài phán của quốc gia ven biển. Quốc
gia ven biển có nghĩa vụ thông báo cho tàu thuyền qua lại eo biển về bất kì mối nguy

44
hại nào như mìn, đá ngầm… Sau đó, quyền này được ghi nhận trong Công ước
Gionevo về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Rồi được phát triển thành quyền quá
cảnh qua eo biển quốc tế trong Công ước Luật biển năm 1982.
CÂU 16: TRÌNH BÀY MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN CƠ BẢN VÀ
NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ ?
* Các loại nguồn bổ trợ (phương tiện bổ trợ nguồn của LQT)
a. Nguyên tắc PL chung: Là những nguyên tắc PL mà cả luật Quốc tế và luật
quốc gia đều thừa nhận.
VD: Gây thiệt hại thì phải bồi thường, luật không có giá trị hồi tố, không ai phải
là thẩm phán trong vụ việc của chính mình…
b. Phán quyết của tòa án công lý quốc tế
Tòa án công lý quốc tế ICJ có chức năng đưa ra các kết luận tư vấn để các bên
tham vấn, không mang tính chất cưỡng chế như đối với tòa án trong quốc gia.
Phán quyết của tòa án quốc tế là đưa các các giải thích pháp luật để từ đó các bên
có thể căn cứ để áp dụng trong các tranh chấp.
Các quốc gia và các chủ thể không có quyền yêu cầu Tòa án công lý đưa ra các
kết luận tư vấn, thẩm quyền yêu cầu thuộc về Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc
Ngoài Tòa án công lý thì phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác cũng
được coi là nguồn bổ trợ.
VD: Tòa án Trọng tài La Hague về tranh chấp giữa CHND Trung Hoa và CH
Philippines năm 2016 về tranh chấp tại biển Đông. (tòa án này được thành lập theo
Phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về luật Biển, không giải quyết tranh chấp
Trung Quốc và Philipin, mà Philipin yêu cầu Tòa trọng tài giải thích thế nào là đảo,
thế nào là đá, việc bồi đắp có làm thay đổi tính chất các thực thể đó không, giải thích
về đường lãnh hải, về chủ quyền về lãnh hải, quyền lịch sử, …)
c. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ
Gồm 2 loại Nghị quyết:
+ Loại có tính bắt buộc: Có giá trị pháp lý ràng buộc với tất cả các quốc gia thành
viên của tổ chức đó

45
+ Loại mang tính khuyến nghị: VD Nghị quyết về bảo vệ môi trường
d. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
VD: Tiêu chuẩn về môi trường quốc tế hầu hết xuất phát từ tiêu chuẩn về môi
trường của các quốc gia phát triển, được các quốc gia khác học theo và được pháp
điển hóa, được ghi nhận trong các điều ước quốc tế
e. Các học thuyết của các học giả nổi tiếng về luật quốc tế: Là các học thuyết
được thừa nhận, được áp dụng trong thực tế và được pháp điển hóa, được ghi nhận
trong các điều ước quốc tế.
VD: Học thuyết về Tự do biển cả
* Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ. Giữa nguồn cơ bản và
phương tiện hỗ trợ có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ cho nhau. Điều này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, nguồn cơ bản tác động tới NBT
+ Nguồn cơ bản chứa đựng QPPL, là cơ sở pháp lý cho nguồn bổ trợ.
VD1: Đưa ra 1 phán quyết phải dựa trên các gnuyên tắc, QPPL và trong 1 số
trường hợp thì QPPL của NCB là thước đo cho tính hợp pháp của NBT.
Thứ hai, NBT tác động ngược trở lại NCB
+ NBT là cơ sở để hình thành nên NCB của LQT
VD1: Phán quyết của tòa án quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường
Anh – Nauy. Từ phán quyết này của tòa án, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển khúc
khuỷu như của Nauy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định các
vùng biển của quốc gia mình. Như vậy, ban đầu phán quyết này của tòa án quốc tế
chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng sau đó nó được sử dụng rộng
rãi được ghi nhận trở thành tập quán quốc tế và được cộng đồng quốc tế thừa nhận
trong công ước Luật Biển.
VD2: Các luận điểm trong tác phẩm “Biển quốc tế” của tác giả Hugues Grotius
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng Luật biển quốc tế.
VD3: Các phán quyết của các Tòa trọng tài trong vụ các đơn kiện giữa Mỹ và
Iran và phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ xét xử những tội phạm chiến tranh ở
Nam Tư đã có những đóng góp quan trọng cho sự pháp điển hóa các quy phạm luật
quốc tế về vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia cũng như trách nhiệm

46
hình sự của cá nhân.
VD4: Ví dụ, quy phạm tập quán trong môi trường quốc tế “Không một quốc gia
nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình dân đến việc gây
thiệt hại bởi việc gây ô nhiễm do khói bay sang hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia
khác” được nêu ra trong vụ Trail Smelter (Mỹ và Canada) của Tòa án Trọng tài.
Nguyên tắc đó sau này đã trở thành cơ sở pháp lý cho những điều ước quốc tế về môi
trường, chẳng hạn như Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên Hiệp quốc
về biến đổi khí hậu năm 1997.
+ NBT là phương tiện chứng minh sự tồn tại của NCB
+ NBT góp phần giải thích, làm sáng tỏ nội dung của NCB (có vai trò tương tự
như các thông tư, nghị định… quy định hướng dẫn chi tiết thi hành cho các Luật, bộ
Luật trong hệ thống PLQG)
VD1: Quy chế, cấu trúc địa chất của đảo được giải thích qua phán quyết của Tòa
án trong vụ kiện Philipin – TQ mà Điều 121 CU Luật Biển 1982 có quy định nhưng
không rõ.
VD2: Vụ việc thềm lục địa Biển Bắc 1969 giữa Đức, Hà lan và Đan mạch về việc
phân chia Thềm lục địa Biển Bắc đã góp phần làm sáng tỏ nguyên tắc phân định thềm
lục địa mà tại CU Luật Biển 1958 quy định không rõ ràng.
VD3: Phán quyết của trọng tài Max Huber trong vụ Las Palmas đã đóng vai trò to
lớn trong việc làm rõ vấn đề chủ quyền lãnh thổ và phương thức chiếm hữu lãnh thổ
hợp pháp trong luật quốc tế hiện đại, sau đó được viện dân trong rất nhiều vụ quyết
định giải quyết tranh chấp của Tòa có liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
+ NBT bổ sung những nội dung mà ĐƯQT và TQQT chưa điều chỉnh và có thể
được áp dụng khi thiếu vắng NCB (mặc dù NBT không trực tiếp chứa đựng QPPL
như NCB)
+ Các chủ thể của LQT có thể viện dẫn các phương tiện hỗ trợ (phán quyết của
tòa án) để xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan.
VD: Dựa vào phán quyết của tòa án quốc tế về việc giải quyết tranh chấp giữa
Thái Lan và Campuchia liên quan đến đền Preah Vihear, Thái Lan không thể khẳng
định ngôi đền đó thuộc về mình.

47
CÂU 17: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGOẠI LỆ CỦA
NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VỀ CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC QUỐC GIA ?
* Sự hình thành:
- Đây là nguyên tắc xuất hiện rất sớm trong đời sống quốc tế. Nó được hình
thành trong thời kỳ loài người chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ
nghĩa, và trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Tuy
nhiên, cũng giống như các nguyên tắc khác trong thời kỳ đó, nguyên tắc này cũng chỉ
được dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia nhất định.
Hiến pháp tư sản cũng ghi nhận nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền dân tộc như
một tôn chỉ của mình…Tuy nhiên, trên thực tế giai cấp tư sản không hề tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Các cuộc đấu tranh đầu thế kỷ
19, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai…liên tiếp nổ ra nhằm phân chia lại
thị trường thế giới đều là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự vi phạm thô bạo
nguyên tắc này của các nước tư bản thời bấy giờ.
- Năm 1945, sau khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời, với tôn chỉ và mục đích gìn
giữ hòa bình và an ninh quốc tế, trong Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận “bình
đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản trong
hoạt động của tổ chức quốc tế rộng rãi này.
- Trong quan hệ quốc tế hiện nay, vấn đề bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc
gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập, xây dựng cũng như duy trì một
trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.
* Chủ quyền quốc gia là gì ? Là thuộc tính chính trị - pháp lý tự nhiên, vốn có
của quốc gia, bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền
độc lập trong quan hệ quốc tế.
Chủ quyền quốc gia được thể hiện trên 2 phương diện:
+ Quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ quốc gia: Trong phạm vi lãnh thổ của
mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao, được thể hiện qua các quyền lập - hành
- tư pháp của quốc gia, quyền quyết định mọi vấn đề chính trị kinh tế văn hóa xã hội,
đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia, các quốc gia khác không có quyền can

48
thiệp.
+ Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế: Quốc gia có quyền tự quyết định chính
sách đối ngoại mà không bị lệ thuộc vào bất kì quốc gia nào. Không 1 thực thể nào
được phép chi phối hay ngăn cản các quốc gia xây dựng quan hệ hợp tác với các chủ
thể khác. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ quyền của quốc gia không được xâm phạm
đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể quốc tế khác.
* Bình đằng là gì ? Bình đẳng trong nguyên tắc này là sự bình đẳng tương xứng
về khả năng hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lí.
VD: Khi phê chuẩn Hiến chương LHQ, các quốc gia thành viên bao gồm Việt
Nam, đã tự nguyện chấp nhận sự bất bình đẳng giữa 05 ủy viên thường trực Hội đồng
Bảo an và các quốc gia thành viên còn lại. Anh, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc luôn
có mặt trong Hội đồng Bảo an. Trong khi 09 ủy viên không thường trực sẽ được bầu
theo nhiệm kỳ 02 năm và thậm chí không được đảm nhận vị trí ủy viên hai nhiệm kỳ
liên tục. Năm ủy viên thường trực còn có quyền phủ quyết tất cả các dự thảo quyết
định của Hội đồng Bảo an. Sự bất bình đẳng thể hiện rất rõ nét, nhưng việc được
hưởng các quyền đặc biệt này bao giờ cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia này
phải gánh vác thêm những nghĩa vụ đặc biệt khác (như nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ
đóng góp lực lượng vũ trang để duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới…)
Đây là 1 trong 2 nguyên tắc truyền thống được hình thành từ luật quốc tế cổ đại
(cùng với nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế).
Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của
mình, được ghi nhận trong Khoản 1 Điều 2 của Hiến chương: “Liên hợp quốc được
xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên”.
* Nội dung:
- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, văn hóa, xã
hội và kinh tế của mình

49
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của
mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác
VD: Tòa ICJ xét xử Vụ Nicaragua và Mỹ. Tòa cho rằng tập quán quốc tế cho
phép chủ quyền của một quốc gia mở rộng ra ngoài lãnh thổ đất liền, bao quát cả nội
thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên lãnh thổ và lãnh hải, và các quốc gia có nghĩa vụ
phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác. Mỹ đã vi phạm chủ quyền của
Nicaragua khi tiến hành các chuyến bay trái phép trên vùng trời quốc gia của
Nicaragua và đặt thủy lôi trong nội thủy và lãnh hải của Nicaragua.
* Các trường hợp ngoại lệ (thực chất đây chính là hành vi vi phạm nguyên tắc
cơ bản nhưng chủ thể vi phạm không bị truy cứu TNHS)
Thứ nhất: Trường hợp các quốc gia bị hạn chế chủ quyền do có hành vi vi
phạm nghiêm trọng PL quốc tế.
Thứ hai: Trường hợp quốc gia tự hạn chế chủ quyền của mình, xuất phát từ
chính ý chí chủ quan của quốc gia đó, chủ yếu là ở phương diện đối ngoại.
VD1: Công quốc Mônacô cho phép Pháp thay mặt họ trong mọi quan hệ đối
ngoại dù đây là một quốc gia độc lập có chủ quyền.
CÂU 18: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGOẠI LỆ CỦA
NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA
QUỐC GIA ?
* “Công việc nội bộ của quốc gia”: Là những công việc nằm trong thẩm quyền
giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quan của mình (đó là quyền tối
thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong QHQT)
Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 7 Điều 2 Hiến chương LHQ: “Hiến
chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những
công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi
hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải
quyết theo quy định của Hiến chương”.
* Nội dung:
+ Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác
nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của quốc gia

50
+ Cấm dùng các biện pháp kinh tế - chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc
quốc gia khác phụ thuộc mình
+ Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền của quốc gia khác
+ Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác
+ Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia. Tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.
Công việc nội bộ của mỗi quốc gia Can thiệp

+ Là công việc nhằm trong thẩm quyền giải


quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ
quyền của mình. Đó là quyền tối cao của mỗi + Can thiệp trực tiếp: Là việc 1 hoặc 1 nhóm
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc quốc gia dùng áp lực quân sư, kinh tế, chính trị
lập trong QHQT … và các biện pháp khác khống chế quốc gia
+ Bao gồm: Đối nội (lựa chọn chế đọ chính khác trong việc thực hiện các quyền thuộc về
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…) + Đối ngoại chủ quyền nhằm ép buộc quốc gia đó phải phụ
(tham gia các tổ chức quốc tế, kí kết các điều thuộc mình.
ước quốc tế, thiết lập mqh với bất kì nước + Can thiệp gián tiếp: Là các biện pháp quân
nào…) sự, kinh tế, tài chính… do quốc gia tổ chức,
+ “Công việc nội bộ” # “Lãnh thổ”, không khuyến khích, giúp đỡ các phần tử phá hoại
phải tất cả những gì xảy ra trên lãnh thổ của 1 hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền hợp
quốc gia đều thuộc thẩm quyền của quốc gia đó. pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định
VD: Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, cho tình hình của nước này.
tiến hành các tội ác diệt chủng hay vi phạm thô
bạo quyền con người…

* Các trường hợp ngoại lệ:


+ LHQ được quyền can thiệp vào quốc gia nào đó khi quốc gia đó thi hành các
chính sách vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người như phân biệt
chủng tộc, diệt chủng… hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lí quốc tế quan trọng khác
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
VD1: Năm 1979 tại Campuchia xảy ra nạn diệt chủng

51
+ Khi trong nội bộ quốc gia xảy ra các cuộc xung đột vũ trang mà các cuộc xung
đột này có nguy cơ lan rộng gây ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế thì cộng
đồng quốc tế - thông qua Hội đồng bảo an LHQ, có quyền can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia đó.
VD1: Sự can thiệp hợp pháp của LHQ vào việc làm dịu tình hình và chấm dứt
xung đột vũ trang ở Nam Tư (cũ) năm 1991 đến năm 1994.
+ Là can thiệp có sự đồng ý của quốc gia sở tại. Tức là can thiệp của một quốc
gia vào công việc nội bộ của quốc gia khác theo lời mời của chính quốc gia đó.
VD: Trong phán quyết năm 2005 trong Vụ Hoạt động quân sự trên lạnh thổ
Công-gô, Tòa ICJ xác nhận lại ngoại lệ này và nhận định thêm rằng quốc gia mời có
quyền cho phép quốc gia khác can thiệp, có điều kiện hoặc vô điều kiện. Tòa nhận
định: “Sự đồng ý cho phép Uganda đồn trú quân đội trên lãnh thổ của Công-gô, và
tham gia vào các hoạt động quân sự, không phải là vô điều kiện. Công-gô chỉ chấp
nhận Uganda có thể hoạt động, hay hỗ trợ hoạt động chống lại các nhóm phiến quân
ở biên giới phía đông và cụ thể là ngăn chặn các nhóm này hoạt động xuyên biên
giới chung. Thậm chí sự đồng ý cho phép Uganda hiện diện quân sự kéo dài hơn hạn
định tháng 7 năm 1998 thì các điều kiện của sự đồng, về mặt vị trí địa lý và mục đích,
vẫn bị giới hạn như thế”.
CÂU 19: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGOẠI LỆ CỦA
NGUYÊN TẮC CẤM DÙNG VŨ LỰC VÀ ĐE DỌA DÙNG VŨ LỰC TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ ?
* Sự hình thành:
– Luật quốc tế trong thời kỳ cổ đại người ta coi chiến tranh là một phương tiện
hữu hiệu để giải quyết mọi xung đột, mọi tranh chấp quốc tế. Nó được thừa nhận như
“quyền” của mỗi quốc gia, dân tộc - “quyền được tiến hành chiến tranh”.
– Công ước Lahaye năm 1899 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và Công
ước năm 1907 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế là
những công ước quốc tế toàn cầu đầu tiên đã không coi việc tiến hành chiến tranh là
quyền của quốc gia, nhưng cũng chưa đưa ra quy định ngăn cấm chiến tranh, mà chỉ
kêu gọi các quốc gia ngăn ngừa nguy cơ dùng vũ lực.

52
– Sự ra đời của Liên hợp quốc vì mục đích giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Nguyên tắc này chính thức được ghi nhận tại khoản 4 Điều 2 của Hiến chương.
* Hành động sử dụng vũ lực là gì ? Việc các quốc gia sử dụng các lực lượng vũ
trang để gây chiến, xâm lược một cách trực tiếp các quốc gia khác, bên cạch đó hành
động vũ trang trong nội dung này còn mở rộng đến việc các quốc gia sử dụng các
biện pháp kinh tế, chính trị hay các biện pháp phi vũ trang để đe dọa và gây sức ép
đến các quốc gia khác.
* Hành động đe dọa sử dụng vũ lực là gì ? Những hành động mà các nước thực
hiện không nhằm mục đích tấn công nhưng hậu quả của những hàng động đe dọa trên
có thể dẫn đến việc tấng công vũ lực giữa các quốc gia.
* Nội dung:
- Cấm các hành vi xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác 1 cách trái với quy định
Luật quốc tế
- Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực
- Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành chiến
tranh xâm lược chống lại quốc gia thứ ba
- không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi
khủng bố tại quốc gia khác
- Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực
lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê nhằm đột nhập vào lãnh thổ quốc gia
khác
- Cấm sử dụng sức mạnh bất hợp pháp của các biện pháp phi vũ trang (kinh tế,
chính trị, tư tưởng, văn hóa…)
- Cấm đe dọa sử dụng vũ lực
VD1: Trong Vụ Nicaragua và Mỹ, tòa ICJ cho rằng Mỹ đã vi phạm nguyên tắc
cấm đe dọa sử dụng và sử dụng vũ lực khi: Tấn công bằng không quân và hải quân
vào lãnh thổ, cảng biển, các đường ống dầu và kho dầu và tàu tuần tra của Nicaraqua
trong khu vực cảng biển và huấn luyện, vũ trang, trang thiết bị và tài trợ tài chính và
cung cấp nhóm vũ trang chống chính phủ, đã khuyến khích, hỗ trợ và trợ giúp các
hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicargua, đã đặt mìn ở nội thủy và lãnh

53
hải của Nicaragua.
VD2: Trong vụ Guyana và Suriname, Tòa trọng tài đã xem xét hành vi của tàu
hải quân Suriname phát ra cảnh báo một tàu khoan dầu được Guyana cấp phép phải
đi ra khỏi khu vực đang khoan “nếu không sẽ chịu mọi hậu quả”. Sau cảnh báo tàu
khoa dầu đã rút đi và không có bất kỳ va chạm nào. Tuy nhiên Tòa trọng tài đã cho
rằng việc cảnh báo “chịu mọi hậu quả” quá mơ hồ nhưng rõ ràng hàm ý sẽ sử dụng
vũ lực nếu tàu khoan dầu không rút đi. Hơn nữa hành vi của tàu hải quân Suriname
được xem là đe dọa có hành động quân sự hơn là hành vi chấp pháp thông thường, do
đó, đã cấu thành đe dọa sử dụng vũ lực.
VD3: Trong hai năm 2013 – 2014 Trung Quốc cũng đã có những hành động vi
phạm đến nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đối với Việt Nam.
Cụ thể vào ngày 20/3/2013 một tàu cá mang số hiệu QNg 96382 của ngư dân tỉnh
Quảng Nam đã bị tàu hải quân của Trung Quốc truy đuổi. Trong tháng 5/2014 quốc
gia này còn cố tình huy động một lực lượng vũ trang hùng hậu chỉ để bảo vệ giàn
khoan dầu Hải Dương 981 mà Trung Quốc đã ngang nhiên đặt tại vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển Quốc tế
năm 1982. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động của mình. Đáp
lại những hành động kêu gọi hòa bình và thiện chí của Việt Nam thì tàu Trung Quốc
liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích như mở bạt che pháo để uy hiếp, sử
dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn sàng đâm húc gây hư hỏng cho tàu
Việt Nam và làm bị thương một số kiểm ngư viên. Thậm chí vào ngày 26/5/2014, tàu
Trung Quốc đã bao vây và đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng cách giàn
khoan 17 hải lý ở khu vực phía Nam Tây Nam, đây là ngư trường truyền thống, thuộc
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đến ngày 16/7/2014 trước sức ép
của dư luận quốc tế và các hành động gây sức ép của Việt Nam và các quốc gia trên
thế giới thì Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc
chủ quyền Việt Nam. Lí giải cho những hành động trên, Trung quốc cho rằng đó chỉ
là đang tự vệ. Tuy nhiên những lời đó chỉ là những lời ngụy biện, lấp liếm cho hành
động sai trái và bạo lực của Trung Quốc đối với Việt Nam.
* Ngoại lệ:

54
Thứ nhất: Quyền tự vệ hợp pháp (Điều 51 Hiến chương). Tự vệ được coi là hợp
pháp, chính đáng khi đáp ứng các điều kiện sau (Điều 51 Hiến chương)
+ Có hành vi tấn công trước
+ Hành vi tự vệ phải tương xứng với hành vi tấn công
+ Phải có sự thông báo cho HĐBA LHQ để có biện pháp ngăn chặn xung đột
leo thang, và phải chấm dứt ngay khi HĐBA có những động thái can thiệp
+ Phải có hành vi tự vệ “ngay lập tức” tại thời điểm bị tấn công
=> Tự vệ chính đáng là quyền có tính chất tạm thời, chỉ được thực hiện trong
những tình thế khẩn cấp, ảnh hưởng tới an ninh, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ hai, thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Dân tộc thuộc địa được sử dụng mọi
biện pháp để đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
VD: Việt Nam trước năm 1945
Thứ ba, theo nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ (Điều 7 Hiến chương)
VD: Chiến tranh vùng vịnh giữa Irac và Kuwat năm 1990.
Thứ tư, những ngoại lệ khác đôi khi được các quốc gia viện dẫn như “Được sự
đồng ý của quốc gia liên quan”.
VD: Gần đây trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS), các quốc gia đã
viện dẫn một căn cứ khá mới để sử dụng vũ lực: Sự đồng ý của quốc gia sở tại. Để sử
dụng vũ lực chống IS ở Iraq, Anh đã dựa vào lời mời của Chính phủ Iraq. Tương tự
như thế, Nga hiện diện quân sự ở Syria. Cả hai nước này đã viện dẫn cơ sở “sự đồng
ý của quốc gia sở tại”. Căn cứ khá mới này có vẻ được ủng hộ trong phán quyết Vụ
Công-gô và Uganda, Tòa ICJ đã công nhận rằng một quốc gia có thể triển khai quân
đội và thực hiện các hoạt động quân sự ở lãnh thổ nước khác, nếu có sự đồng ý của
quốc gia sở tại. Quốc gia sở tại có thể rút lại sự đồng ý của mình bất kỳ thời điểm nào
và dưới bất kỳ hình thức nào.
CÂU 20: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGOẠI LỆ CỦA
NGUYÊN TẮC TẬN TÂM THIỆN CHÍ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC
TẾ ? (Pacta sunt servanda)
* Sự hình thành:
Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế xuất hiện rất sớm từ thời

55
La mã cổ đại và tồn tại hàng ngàn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế.
Trước khi có Luật quốc tế hiện đại, nguyên tắc này tồn tại chủ yếu để mang lại lợi
ích cho các nước lớn, bởi vì trước đây điều ước quốc tế thường chứa đựng các quy
phạm mang tính bất bình đẳng do các nước lớn áp đặt cho các nước nhỏ phải ký kết.
Do vậy, tuân thủ chặt chẽ điều ước quốc tế chính là một hình thức hợp pháp nhất để
duy trì lợi ích của các nước lớn.
Hiện nay, nguyên tắc này được ghi nhận chính thức tại khoản 2 Điều 2 của Hiến
chương Liên hợp quốc 1945, Công ước Viên năm 1969 và Tuyên bố về các nguyên
tắc cơ bản của Luật quốc tế năm 1970.
* Cam kết là gì ? Có thể là những tuyên bố đơn phương của các quốc gia trong
quan hệ quốc tế (giúp sức, công nhận…), là điều ước quốc tế, những thỏa thuận khác
của các quốc gia…
* Nội dung:
– Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung thực và
đầy đủ các nghĩa vụ Điều ước quốc tế của mình. Điều này xuất phát từ việc các quốc
gia tiến hành thực hiện các cam kết do chính mình đưa ra (cam kết đơn phương).
VD: Việt Nam đưa ra tuyên bố không bán phá giá mặt hàng da giày, thì cam kết
này chỉ phát sinh nghĩa vụ với chính quốc gia Việt Nam.
– Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế,
tuân thủ một cách triệt để, không do dự. Điều này có nghĩa là điều ước quốc tế phải
được thực hiện triệt để, không phụ thuộc vào các sự kiện trong và ngoài nước. Các sự
kiện khách quan xảy ra như: thay đổi chính phủ, sự thay đổi hình thức quản lý hay
chế độ xã hội, biểu tình, thiên tai, sự thay đổi lãnh thổ, sự thay đổi hoàn cảnh quốc tế
không thể là lý do để quốc gia không thực hiện điều ước quốc tế.
VD: Việt Nam và Trung Quốc có kí kết một điều ước về việc xác lập ranh giới
lãnh hải giữa hai quốc gia. Giả sử Trung Quốc có sự thay đổi chế độ từ xã hội chủ
nghĩa sang tư bản chủ nghĩa cũng không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện điều
ước đã ký giữa hai quốc gia.
– Các quốc gia thành viên Điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định
của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của

56
mình. Yêu cầu này được coi là một bộ phận không tách rời của nguyên tắc Pacta sunt
servanda và được quy định trong Điều 27 Công ước viên năm 1969.
VD: Việt Nam và Thái Lan ký kết điều ước về dẫn độ người nước mình phạm tội
trên lãnh thổ nước bạn. Như vậy, việc Việt Nam không đồng ý trả người cho Thái
Lan vì lí do tội của người này được quy định trong LHS Việt Nam, phải do Nhà nước
Việt Nam xử lý là trái với Điều ước quốc tế về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết.
– Các quốc gia không có quyền ký kết Điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ
của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc
tham gia ký kết trước đó với các quốc gia khác.
VD: Khi Việt Nam tham gia ký kết điều ước quốc tế ở ASEAN thì không được
trái với Hiến chương Liên hợp quốc mà Việt Nam đã ký kết trước đó.
– Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại Điều
ước quốc tế. Hành vi này chỉ được thực hiện với phương thức đình chỉ và xem xét
hợp pháp theo sự thỏa thuận của các bên là thành viên điều ước.
VD: Khi Việt Nam tham gia vào ký kết Điều ước quốc tế với WTO. Trong quá
trình hoạt động, nếu thấy một điều khoản nào đó không hợp lý thì Việt Nam không
được đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại Điều ước quốc tế đó. Việt Nam chỉ
được đình chỉ và xem xét dưới sự đồng ý của các thành viên khác.
– Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên
của ĐƯQT không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc
gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự này là cần thiết cho việc
thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên 1969).
VD: Nga cắt đứt quan hệ lãnh sự với Mỹ vì cho rằng các thành viên lãnh sự Mỹ
hoạt động gián điệp trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến
quan hệ pháp lý phát sinh giữa Nga và Mỹ trong việc thực hiện Điều ước quốc tế
được quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc.
* Ngoại lệ:
Thứ nhất, mất đối tượng điều ước
VD: Đối tượng là quốc gia không còn hay 2 bên cho nhau thuê 1 lãnh đảo, do sự
tác động của triều cường mà hòn đảo đó trở thành thành phố dưới đại dương => đối

57
tượng của sự thỏa thuận k còn nữa
Thứ hai, sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh khách quan (thường là các yếu tố về chính
trị)
VD: Lật đổ chính phủ hay sự thay đổi của 1 thể chế xã hội. Khi VN chiến thắng
Pháp tại Biện Biên Phủ, VN tuyên bố: VN không thi hành bất cứ điều ước bất bình
đẳng nào mà thực dân Pháp đã kí trước đó.
Thứ ba, khi 1 bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của điều ước
VD: Cho thuê 1 lãnh thổ vì mục đích hòa bình nhưng lại dùng để làm căn cứ,
chiến trường chống lại quốc gia thứ ba
CÂU 21: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC
TỊCH CÁ NHÂN?
* Quốc tịch: Là mối liên hệ pháp lý - chính trị bền vững, thường xuyên giữa 1 cá nhân
với 1 quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí được PL quy
định và đảm bảo thực hiện.
* Bốn đặc điểm của quốc tịch:
Thứ nhất, QT có tính ổn định, thường xuyên và bền vững về thời gian và không gian
+ Về thời gian, thông thường, một người ngay từ khi sinh ra đã mang 1 QT (tức là mối
liên hệ với ít nhất 1 quốc gia nhất định). QT sẽ gắn bó trong suốt quá trình sống của họ cho
đến khi họ chết đi, trừ 1 số trường hợp đặc biệt (xin thôi QT, bị tước QT…).
+ Về không gian, khi đã mang QT và trở thành công dân của 1 quốc gia nào đó thì mỗi
công dân phải luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt từ quốc gia đó, không kể họ
đang cư trú ở đâu, trong nước hay ngoài nước. Hay nói cách khác, việc di chuyển về mặt địa
lý (ra ngoài quốc gia mình mang quốc tịch) không làm mất quốc tịch của mình.
VD: Điều 2 Luật Quốc tịch Việt nam 2008 quy định: “Công dân Việt Nam không bị
tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này”.
Thứ hai, QT mang tính cá nhân. QT luôn gắn liền với 1 cá nhân xác định và không thể
chia sẻ, mua bán, trao đổi, chuyển nhượng cho người khác. Việc thay đổi QT của 1 người
không thể làm QT của người khác cũng thay đổi theo.
VD: Điều 10 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: “Việc vợ hoặc chồng nhập, trở
lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia”
Thứ ba, QT mang tính 2 chiều.
+ Công dân được hưởng các quyền đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối
58
với NN
+ NN phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công dân
Thứ tư, QT được điều chỉnh bởi cả 2 hệ thống PL (PL quốc gia và PL quốc tế).
Khi quy định về vấn đề quốc tịch, mỗi quốc gia phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản
của LQT và các ĐƯQT mà quốc gia đó đã kí kết hoặc tham gia.
Mỗi cá nhân vừa tồn tại với tư cách là công dân của 1 quốc gia nhưng vừa là chủ thể
của quyền con người. Bởi vậy quốc tịch còn thể hiện tính quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế, QT là cơ sở để quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công
dân của mình, là cơ sở để quốc gia từ chối tiến hành dẫn độ tội phạm đối với công dân mình
(trừ những trường hợp có ĐƯQT quy định về dẫn độ).
Ngoài ra, QT còn là 1 hiện tượng pháp lí mang tính giai cấp rõ rệt và sâu sắc. Việc quy
định 1 bộ phận dân cư được hưởng chế độ pháp lí ntn là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của
giai cấp thống trị.
* Ý nghĩa của quốc tịch
Đối với cá nhân: Quốc tịch thể hiện sự quy thuộc của một cá nhân vào một nhà nước cụ
thể => Cá nhân được hưởng quyền, xác định nghĩa vụ cho Nhà nước.
Đối với nhà nước: Quốc gia xác lập quốc tịch cho công dân chính là việc quốc gia thực
hiện chủ quyền của mình đối với dân cư.
CÂU 22: TRÌNH BÀY CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH? CHO VÍ DỤ
MINH HỌA?
Có 05 cách thức hưởng quốc tịch như sau:
* Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ, đây là phương thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất,
theo đó việc công dân khi sinh ra mang quốc tịch của quốc gia được xác định 1 cách mặc
nhiên, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của công dân đó và phụ thuộc vào ý chí của Nhà
nước. Đây là cách thức hưởng quốc tịch 1 cách bị động. Có 3 nguyên tắc để xác định quốc
tịch theo sự sinh đẻ, đó là:

Nguyên tắc huyết Nguyên tắc nơi sinh (jus


Nguyên tắc hỗn hợp
thống (jus sanguinis) soli)

Đứa trẻ sinh ra sẽ Đứa trẻ sinh ra tại lãnh Áp dụng cả nguyên
mang quốc tịch của cha thổ quốc gia nào sẽ mang quốc tắc huyết thống và nguyên

59
tịch của quốc gia đó, không
hoặc mẹ mà không phụ phụ thuộc vào quốc tịch của tắc nơi sinh theo trình tự
thuộc vào việc sinh ra ở cha mẹ chúng. nhất định theo từng trường
quốc gia nào VD: Mỹ, Mexico, Braxin hợp để xác định quốc tịch.
VD: Trung Quốc và Hạn chế: Có thể dẫn tới Đây là nguyên tắc được
các quốc gia ở Châu Âu trường hợp đứa trẻ mang 2 hay phần lớn các quốc gia áp
Hạn chế: Trong nhiều quốc tịch khi mà đứa trẻ dụng. VN cũng áp dụng
trường hợp không xác đó sinh ra trên lãnh thổ của phương pháp này để xác
định được cha mẹ của quốc gia áp dụng nguyên tắc định quốc tịch (Cơ sở pháp
đứa trẻ hoặc cha mẹ là nơi sinh nhưng cha mẹ chúng lý là Điều 14-18 Luật Quốc
người không quốc tịch lại là công dân của quốc gia áp tịch 2008)
dụng nguyên tắc huyết thống
=> Để hạn chế tình
Việc áp dụng riêng rẽ một trong hai nguyên tắc này có
trạng đó, kết hợp hài hòa
thể dẫn đến tình trạng trẻ em không có quốc tịch hoặc có
chặt chẽ và đồng thời cả 2
hai hay nhiều quốc tịch
nguyên tắc (hỗn hợp)

* Hưởng quốc tịch do xin vào quốc tịch, bao gồm các trường hợp:
+ Cá nhân nhận quốc tịch của quốc gia khác do việc xin gia nhập quốc tịch của cá nhân
đó, xuất phát từ ý chí tự nguyện của đương sự và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
nhận theo quy định của pháp luật.
Điều kiện: 
“Độ tuổi (thường là từ 18 tuổi trở lên) 
Có thời gian sinh sống nhất định tại nước xin gia nhập quốc tịch; 
Biết ngôn ngữ của quốc gia xin gia nhập; 
Có điều kiện sống đảm bảo theo quy định của quốc gia xin gia nhập quốc tịch
(tránh tạo gánh nặng cho quốc gia) 
Có tư cách, đạo đức tốt”.
+ Do kết hôn với người nước ngoài: Xuất phát từ quan điểm của các nước Hồi giáo và
từ thời phong kiến, khi phụ nữ kết hôn với người nước ngoài thì sẽ mang quốc tịch của
người chồng. Tuy nhiên một số quốc gia khác lại quy định việc kết hôn với người nước
ngoài không làm thay đổi quốc tịch của phụ nữ. Công ước 1957 về quốc tịch của phụ nữ khi

60
lấy chồng đã quy định phụ nữ có địa vị pháp lý bình đẳng với nam giới trong việc giữ hoặc
thay đổi quốc tịch khi kết hôn (tức là người phụ nữ có quyền lựa chọn giữ quốc tịch của
mình hoặc theo quốc tịch của chồng), và việc thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời
kỳ hôn nhân không làm thay đổi quốc tịch của người vợ.
+ Do được người nước ngoài nhận làm con nuôi: Khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt
Nam 2008 quy định, được người nước ngoài nhận làm con nuôi mang quốc tịch của cha mẹ
nuôi.
Việc gia nhập quốc tịch bằng cách kết hôn với người nước ngoài hoặc được người
nước ngoài nhận làm con nuôi, sẽ không cần phải chứng minh đầy đủ các điều kiện trên
(như không cần phải chứng minh biết tiếng của đất nước đó, không cần phải cư trú một
khoảng thời gian, không cần phải có khả năng bảo đảm cuộc sống)
* Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn, dựa trên cơ sở tự nguyện về ý chí và phù hợp với
nguyện vọng của đương sự, được đặt ra khi:
Có sự thay đổi về lãnh thổ (hợp nhất hoặc phân chia). VD: Nước A chuyển giao 1 phần
lãnh thổ cho nước B, khi đó công dân của A đang sống trên phần lãnh thổ đã chuyển giao
cho B được phép lựa chọn quốc tịch cho mình, giữa nguyên quốc tịch cũ hoặc gia nhập quốc
tịch của nước mà vùng lãnh thổ được chuyển giao (Alaska bị bán cho Hoa Kì).
Hoặc khi xuất hiện các ĐƯQT liên quan. VD: Quốc gia A kí với quốc gia B một
ĐƯQT quy định trong một khoảng thời gian nào đó, tất cả công dân đang mang quốc tịch
của cả 2 nước này phải chọn quốc tịch của 1 trong 2 quốc gia. Nếu sau thời gian đó mà họ
không tự chọn cho mình thì sẽ được hưởng quốc tịch của quốc gia nơi mà họ đang sinh sống
* Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi
Là trường hợp khôi phục lại quốc tịch cho người đã mất quốc tịch vì lý do nào đó. Vấn
đề khôi phục quốc tịch thường được đặt ra đối với các trường hợp sau:
+ người ra nước ngoài sinh sống bị mất quốc tịch nay xin phục hồi
+ người mất quốc tịch do kết hôn với người nước ngoài nay li hôn
+ người mất quốc tịch do được người nước ngoài nhận làm con nuôi nay muốn trở lại
quốc tịch cũ
* Do được thưởng quốc tịch: Là hành vi của cơ quan NN có thẩm quyền của quốc gia
công nhận người nước ngoài là công dân nước mình vì những đóng góp, công lao của họ đối
với quốc gia thưởng quốc tịch. Việc thưởng quốc tịch phải được sự đồng ý của người được
thưởng.

61
Có thể dẫn đến 2 hệ quả pháp lí sau:
+ người được thưởng trở thành công dân thực sự của quốc gia thưởng quốc tịch, được
hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như công dân của quốc gia đó
+ người được thưởng trở thành công dân danh dự của quốc gia thưởng quốc tịch, việc
thưởng này chỉ có ý nghĩa và giá trị về mặt tinh thần.
VD: Trường hợp người nước ngoài đầu tiên được thưởng quốc tịch VN là ông André
Marcel Menras người Pháp, vì đã đấu tranh phản đối Pháp, Mỹ gây chiến tranh ở VN, lấy
tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết và đã được thưởng quốc tịch VN năm 2009.
CÂU 23: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HỆ QUẢ VÀ BIỆN PHÁP GIẢI
QUYẾT TÌNH TRẠNG NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH?
Không quốc tịch là hiện tượng 1 cá nhân không có quốc tịch của một quốc gia nào,
đồng nghĩa với việc người đó cũng không được coi là công dân của bất kí nước nào. Đây là
hiện tượng phát sinh do 1 số nguyên nhân như:
- trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc “quyền huyết
thống” mà cha mẹ là người không có quốc tịch
- khi có sự xung đột PL của các nước về vấn đề quốc tịch (nguyên nhân chủ yếu),
chẳng hạn một người do cư trú ở nước ngoài mà theo PL nước họ, họ bị tước quốc tịch hoặc
tự động mất quốc tịch nhưng luật của nước nơi họ đang cư trú lại yêu cầu phải được sự chấp
thuận thôi quốc tịch gốc mới được vào quốc tịch mới.
VD: Bà mẹ Hoa Kỳ sinh con tại Trung Quốc, đứa trẻ sinh ra sẽ không có quốc tịch của
bất kỳ quốc gia nào
- khi một người đã mất quốc tịch cũ (do thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất
quốc tịch…) nhưng chưa có quốc tịch mới.
Hệ quả:
+ Về phía NN: Gặp khó khăn trong việc quản lí dân cư
+ Về phía cá nhân: Địa vị pháp lí của người không có quốc tịch bị hạn chế hơn nhiều so
với công dân của nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mà họ
đang sinh sống. Theo nguyên tắc, người không có quốc tịch có các quyền và tự do ít hơn, bị
hạn chế trong việc sử dụng các quyền dân sự và chính trị, không có khả năng yêu cầu sự
giúp đỡ bảo hộ ngoại giao trong trường hợp các quyền và lợi ích cá nhân của họ bị xâm
phạm. Khi đến bất kì 1 quốc gia nào cũng có thể bị trục xuất.
Biện pháp: Các quốc gia tiến hành kí kết nhiều ĐƯQT VD như Công ước năm 1954 về

62
địa vị pháp lí của người không quốc tịch, Công ước cảu LHQ năm 1961 về hạn chế tình
trạng không quốc tịch. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia quy định trong PL nước mình các biện
pháp phù hợp nhằm giải quyết tình trạng không quốc tịch, VD như tạo điều kiện để người
không quốc tịch được gia nhập quốc tịch của quốc gia đó… => Chỉ góp phần hạn chế tình
trạng trên
=> Không có biện pháp nào có thể giải quyết triệt để tình trạng này nếu nó xuất phát từ
nguyên nhân xung đột pháp luật, điều này thuộc về chủ quyền quốc gia và quy trình lập
pháp của riêng quốc gia đó, không thể ép buộc tất cả các quốc gia đều áp dụng chung 1
nguyên tắc như nhau.
CÂU 24: PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT QUỐC TỊCH CỦA
CÁ NHÂN?
“Chấm dứt quốc tịch” là việc kết thúc sự tồn tại của mối quan hệ pháp lí bền vững và
ổn định giữa công dân với NN.
Có ba trường hợp:
* Đương nhiên mất quốc tịch:
Việc mất quốc tịch của 1 công dân xảy ra khi người đó ở vào những trường hợp mà PL
đã có những dự liệu từ trước như:
+ Gia nhập quốc tịch nước khác
+ Phục vụ trong lực lượng vũ trang nước ngoài
+ Hay tham gia vào bộ máy NN của quốc gia khác…
=> Đương nhiên mất quốc tịch là trường hợp công dân của 1 quốc gia bị mất QT 1 cách
mặc nhiên chứ không phải là hành vi trừng phạt từ nhà nước
Liên hệ: Điều 35 Luật Quốc tịch VN năm 2008 - được áp dụng chủ yếu với đối tượng
là người chưa thành niên
* Thôi quốc tịch:
Là việc đương sự bị mất QT xuất phát từ ý chí nguyện vọng của đương sự khi họ yêu
cầu cơ quan NN có thẩm quyền của nước mình cho phép họ thôi quốc tịch
Để được thôi quốc tịch, đương sự phải làm đơn xin thôi quốc tịch gửi đến cơ quan NN
có thẩm quyền và khi được phép thôi quốc tịch, họ sẽ ko được coi là công dân của nước đó
nữa.
Một số điều kiện chủ yếu khi xin thôi quốc tịch gồm:
+ Đã hoàn thành hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự

63
+ Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho quốc gia
+ Không phải thi hành các phán quyết dân sự
+ Không bị truy tố hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch
Những trường hợp chưa được phép thôi quốc tịch:
+ Cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với quốc gia. VD cá nhân phải thi hành
1 bản án dân sự của Tòa án trong đó có việc trả nợ, hoặc cá nhân là giám đốc 1 doanh
nghiệp mà doanh nghiệp đó nợ tiền bảo hiểm của người lao động
+ Cá nhân đang bị tạm giam, tạm giữ, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị chấp hành
hình phạt tù.
+ Cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ quân sự
+ Cá nhân làm việc trong những cơ quan có liên quan đến quốc phòng, an ninh thì
không được phép xin thôi quốc tịch…
Liên hệ: Điều 27 Luật Quốc tịch VN năm 2008
* Bị tước quốc tịch:
Là việc công dân bị chính quốc gia mà mình mang quốc tịch tước bỏ quyền được mang
quốc tịch trên cơ sở những hành vi vi phạm PL của nước đó, thông thường là những hành vi
gây phương hại đến lợi ích an ninh hay uy tín danh dự quốc gia…
Là hình phạt mà quốc gia áp dụng đối với công dân nước mình khi họ không còn xứng
đáng với danh hiệu công dân nữa.
Có 2 trường hợp tước quốc tịch:
+ Tước quốc tịch gốc: Chỉ áp dụng khi công dân của quốc gia đang sinh sống ở nước
ngoài và có những hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia
+ Tước quốc tịch gia nhập: Dù công dân đang ở trên lãnh thổ quốc gia hay ở nước
ngoài thì đều bị tước quốc tịch khi có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia hoặc gian dối
trong các thủ tục xin gia nhập quốc tịch
Liên hệ: Điều 31 Luật Quốc tịch VN năm 2008
VD: Theo báo Công an Nhân dân, Phạm Minh Hoàng sinh ngày 8/8/1955 tại Vũng
Tàu, là con của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn chế độ
Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1973, ông ta sang Pháp du học rồi sau đó, tốt nghiệp ngành Khoa
học ứng dụng với học vị thạc sĩ. Thời gian ấy, ông ta đã nhiều lần viết bài, gửi cho một số tờ
báo, tạp chí, xuyên tạc cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam. Năm
1996, Phạm Minh Hoàng quen với Nguyễn Ngọc Đức, là “Trung ương ủy viên” của tổ chức

64
khủng bố Việt Tân tại Pháp rồi được Đức móc nối gia nhập tổ chức khủng bố Việt Tân.
Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc
tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt
Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
CÂU 25: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HỆ QUẢ VÀ BIỆN PHÁP GIẢI
QUYẾT TÌNH TRẠNG NGƯỜI CÓ HAI HAY NHIỀU QUỐC TỊCH?
Hai quốc tịch là tình trạng của 1 người cùng 1 lúc là công dân của cả 2 quốc gia. PL của
cả 2 quốc gia đều coi người đó là công dân của nước mình, cùng 1 lúc họ sẽ đồng thời được
hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ của cả 2 quốc gia
Nguyên nhân:
+ Do sự xung đột PL của các nước khi quy định về các trường hợp hưởng quốc tịch.
Trường hợp này xảy ra khi l đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp
dụng nguyên tắc nơi sinh nên đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của quốc gia đó, đồng thời cha mẹ
đứa trẻ lại là công dân của nước có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc huyết thống nên đứa
trẻ mang thêm quốc tịch của cha mẹ.
+ Do những thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân. VD: Người gia nhập quốc tịch
quốc gia mới nhưng chưa thôi quốc tịch của quốc gia cũ
+ Cá nhân được hưởng thêm quốc tịch mới do kết hôn với người nước ngoài hoặc được
người nước ngoài nhận làm con nuôi hoặc được thưởng quốc tịch…
Hệ quả:
+ Về phía NN: Một số thuận lợi như: Kêu gọi hỗ trợ từ kiều bào, tạo nên hình ảnh đẹp
cho quốc gia (TS Ngô Bảo Châu…), là cầu nối giữa quốc gia mà mình mang quốc tịch với
các quốc gia khác… Tuy nhiên, đây là nguyên nhân gây ra trở ngại rất lớn cho quốc gia
trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư, khó quản lí, và trong 1 chừng mực
nhất định, nó gây ra trở ngại cho quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế.
+ Về phía cá nhân: Được hưởng quyền nhưng đồng thời cũng phải gánh chịu cùng lúc
các nghĩa vụ với nhiều quốc gia, việc đi lại giữa các quốc gia mà mình là công dân sẽ trở
nên thuận tiện hơn, tuy nhiên trong 1 số trường hợp sẽ xung đột về thẩm quyền tài phán
(quốc gia nào sẽ có thẩm quyền bảo hộ công dân), vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự cho
nhiều quốc gia…
VD: Đứa trẻ có cha mẹ là công dân Việt Nam sinh ra trên lãnh thổ của Mexico. Theo
đó đứa trẻ mang cả 2 quốc tịch của Mexico và Việt Nam.

65
Biện pháp: Cộng đồng quốc tế đã tiến hành soạn thảo và kí kết các ĐƯQT song phương
hoặc đa phương để ngăn chặn, hạn chế hoặc loại bỏ những trường hợp hai quốc tịch hoặc
nhiều quốc tịch. Theo các ĐƯQT hữu quan, những người có hai hay nhiều quốc tịch có
quyền lựa chọn quốc tịch của 1 trong các nước tham gia ĐƯQT
+ Đối với người có hai hay nhiều quốc tịch tham gia vào quan hệ PL trên lãnh thổ của
quốc gia người đó không phải là công dân, nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu được áp dụng
(Điều 5 Công ước LaHaye)
Về mặt pháp lí, người hay hay nhiều quốc tịch vẫn là công dân của các quốc gia mà họ
mang quốc tịch. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề phát sinh trên thực tế thì quốc gia thứ ba
(quốc gia mà họ k mang quốc tịch) sẽ coi người đó chỉ mang 1 quốc tịch duy nhất của quốc
gia nơi mà họ cư trú ổn định thường xuyên, gắn bó.
+ Đối với người có nhiều quốc tịch tham gia vào quan hệ dân sự trên lãnh thổ của quốc
gia mà người đó là công dân, PL của nước sở tại mà người đó mang QT thường được ưu
tiên áp dụng.
* Lưu ý:
1. Nguyên tắc 1 quốc tịch: Người 2 hay nhiều quốc tịch hiện diện và có hành vi vi phạm
trên lãnh thổ của chính quốc gia mà họ mang quốc tịch => Thẩm quyền tài phán thuộc về
quốc gia sở tại, quốc gia còn lại có thẩm quyền bảo hộ nhưng không được phép tiến hành
bảo hộ công dân (nếu quốc gia sở tại từ chối yêu cầu bảo hộ...)
2. Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: Người 2 hay nhiều quốc tịch hiện diện trên lãnh thổ
của quốc gia thứ ba. Và người này có hành vi vi phạm trên lãnh thổ quốc gia thứ ba =>
Quốc gia thứ ba sẽ xác định quốc tịch của người đó chỉ có 1 quốc tịch căn cứ vào thời gian
cư trú (thời gian cư trú ở đâu lâu hơn sẽ chọn quốc tịch đó), trường hợp cư trú ở 2 quốc gia
ngang nhau thì sẽ căn cứ vào mqh gắn bó nhất (căn cứ để xác định mqh gắn bó nhất: vợ con
mang quốc tịch nước nào thì nước đó là gắn bó nhất, công việc làm ăn chủ yếu diễn ra ở
nước nào thì nước đó là gắn bó nhất…) => cả 2 quốc gia mà người đó mang quốc tịch đều
có thẩm quyền bảo hộ công dân nhưng chỉ 1 quốc gia gắn bó mật thiết nhất mới được tiến
hành bảo hộ.
CÂU 26: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ DÀNH
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ?
* Theo nghĩa hẹp, người nước ngoài là người mang quốc tịch của quốc gia khác với
quốc gia họ đang cư trú, sinh sống

66
* Theo nghĩa rộng, người nước ngoài là người không mang quốc tịch của quốc gia nơi
họ đang cư trú, sinh sống
* Người nước ngoài đồng thời chịu sự điều chỉnh đồng thời của:
+ Pháp luật quốc gia sở tại: Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, quốc gia có toàn quyền
đối với mọi cá nhân trong lãnh thổ của mình
+ Pháp luật quốc gia mà người đó mang quốc tịch: Xuất phát từ tính bền vững và ổn
định về không gian của quốc tịch, nên công dân dù có đi đâu cũng được hưởng quyền và
nghĩa vụ của quốc gia mà mình mang quốc tịch
+ Pháp luật quốc tế
* “Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài” là tổng thể các quyền và nghĩa vụ mà
người nước ngoài được hưởng và thực hiện khi sinh sống, cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.
Chế độ đối xử quốc Đối xử tối huệ
Chế độ đãi ngộ
Tiêu chí gia (NT – National quốc (MFN – Most Favoured
đặc biệt
Treatment) Nation)
Viên chức
Đối ngoại giao, viên chức
Tất cả người nước Thể nhân, pháp nhân nước
tượng áp lãnh sự, nhân viên
ngoài ngoài
dụng của tổ chức quốc tế
đóng tại nước sở tại
Người nước
Người nước ngoài Thể nhân và pháp nhân ngoài được hưởng các
được hưởng những quyền nước ngoài ở nước sở tại được quyền và ưu đãi đặc
kinh tế, dân sự, văn hóa cơ hưởng các quyền lợi ưu đãi mà biệt mà chính công
bản như công dân của nước các thể nhân và pháp nhân của dân của nước sở tại
sở tại, ngoại trừ một số bất kì một nước thứ ba nào đang cũng không được
quyền do pháp luật quốc gia và sẽ được hưởng trong tương lai hưởng
Nội
sở tại có quy định hạn chế Người nước
dung
nhất định Chế độ này luôn dựa trên ngoài không phải
cơ sở các thỏa thuận quốc tế giữa gánh chịu trách
Đây là chế độ đương các nước hữu quan, không phải nhiệm pháp lí mà
nhiên theo thông lệ quốc tế là chế độ phổ cập, đương nhiên trong trường hợp
mà không cần bất cứ sự thỏa áp dụng cho cá nhân, pháp nhân tương tự thì công dân
thuận nào. nước ngoài nước sở tại phải gánh
chịu

67
Ngoại lệ Thông thường chỉ có + Ưu đãi phân chia theo Ngoại lệ phụ
một số hạn chế như không đặc thù quốc gia. Ví dụ: VN và thuộc vào từng đối
được bầu cử, ứng cử, không EU ký hiệp định thương mại, tượng và từng lĩnh
được tuyển dụng làm công trong đó EU dành cho giày dép vực cụ thể
chức, không được tham gia da VN thuế nhập khẩu ưu đãi là
vào các lĩnh vực như quân 2%, trong khi đó thì cả EU, VN, Viên chức
sự, an ninh, cơ yếu, Tổng và Mỹ đều là thành viên của ngoại giao được đãi
giám đốc các đài phát thanh, WTO mà trong đó có điều khoản ngộ cao hơn so với
truyền hình, Tổng biên tập về tối huệ quốc với nội dung viên chức lãnh sự
các báo, tạp chí… “mỗi bên ký kết phải dành cho VD: Quyền bất
bên ký kết kia sự đối xử không khả xâm phạm về
kém phần thuận lợi hơn sự đối thân thể đối với viên
xử đã dành cho thể nhân, pháp chức ngoại gia là
nhân của bất kỳ bên thứ 3 nào tuyệt đối và miễn trừ
khác”. Khi đó thì EU cũng sẽ tài phán hình sự 1
phải dành cho Mỹ mức thuế cách tuyệt đối # Viên
nhập khẩu giầy dép da từ Mỹ là chức lãnh sự (không
2%. Tuy nhiên EU viện dẫn do tuyệt đối)
VN là quốc gia có trình độ phát
triển thấp nên EU dành cho
VN chế độ ưu đãi thuế quan phổ
cập, và Mỹ là nước có trình độ
phát triển cao, nên không thể đòi
hỏi được đối xử như đối với VN.
+ Thỏa thuận của các quốc
gia khi ký kết các thỏa thuận
thương mại khu vực. Ví dụ: VN
và Trung Quốc ký hiệp định
thương mại có điều khoản tối
huệ quốc, và theo điều khoản
này thì nếu VN dành mức thuế
nhập khẩu cho hàng hóa từ bất
kỳ nước nào như thế nào thì
cũng sẽ phải dành cho hàng hóa
từ Trung Quốc mức thuế đó.

68
Nhưng VN và 9 nước Asean đều
là thành viên của khu vực tự do
Asean, và đã thỏa thuận có thể
dành cho các nước Asean những
ưu đãi đặc biệt mà không dành
cho các nước ngoài Asean. Do
đó VN có thể dành mức thuế
nhập khẩu cho hàng hóa từ
Asean thấp hơn mức thuế nhập
khẩu của hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc.
Trong hầu hết các lĩnh
vực, chủ yếu liên quan đến Chế độ này chủ
Thông thường được áp
Lĩnh các quan hệ dân sự theo yếu áp dụng trong
dụng trong lĩnh vực thương mại
vực nghĩa rộng (tức là bao gồm lĩnh vực ngoại giao –
và hàng hải.
chính trị, dân sự, kinh tế, lãnh sự
văn hóa)
Tạo điều kiện
thuận lợi để các đối
Cân bằng địa vị pháp Cân bằng địa vị pháp lí
Mục tượng thực hiện tốt
lí giữa người nước ngoài với giữa người nước ngoài với nhau
đích chức năng nhiệm vụ
công dân nước sở tại trên lãnh thổ nước sở tại
của mình trên lãnh
thổ nước sở tại
Trước đây, ở các điểm
du lịch (như Văn miếu Quốc
Đại sứ các nước
tử giám, đền Ngọc sơn) có
Các nước ASEAN hình được hưởng các
bán vé tham quan cho người
thành khu vực kinh tế có điều quyền miễn trừ trách
VN riêng vào người nước
khoản tối huệ quốc, khi đó nếu nhiệm dân sự, hình sự
ngoài riêng (giá cao hơn),
Ví dụ VN dành cho hàng nông sản của (như được miễn kiểm
như vậy là vi phạm chế độ
Lào thuế xuất nhập khẩu 0% thì tra hành lý khi đi máy
đối xử công bằng với người
cũng sẽ phải dành cho 8 nước bay, nhập cảnh, xuất
nước ngoài như với công
còn lại thuế suất nhập khẩu 0% cảnh)
dân trong nước (sau này đã
bỏ việc bán vé riêng cho
người nước ngoài)

69
=> Không áp dụng với nhóm người không quốc tịch

CÂU 27: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH CƠ SỞ, CÁC BIỆN PHÁP BẢO
HỘ CÔNG DÂN?
1. Định nghĩa
- Theo nghĩa rộng, là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài mà còn bao gồm hoạt động
giúp đỡ về mọi mặt.
VD: Một người VN ở nước ngoài muốn nhận con nuôi, anh ta sẽ đến cơ quan lãnh sự
của VN để đăng ký
1 nam 1 nữ người VN sang Singapo du học và đăng ký kết hôn tại Singapo, họ sẽ đến
cơ quan lãnh sự của VN tại Singapo để đăng ký kết hôn
Chú ý: Cơ quan lãnh sự có thể là Lãnh sự quán tại địa phương, hoặc Phòng Lãnh sự
trong Đại sứ quán
- Theo nghĩa hẹp, là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và
lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài khi những quyền và lợi ích này bị xâm hại.
VD: Một công dân VN sang Thái Lan du lịch, bị lấy trộm hành lý, mất toàn bộ tiền
bạc, tư trang và giấy tờ, thì anh ta có thể đến cơ quan có thẩm quyền của VN tại Thái Lan để
yêu cầu trợ giúp. Thông thường thì công dân đó sẽ được cấp lại giấy tờ cần thiết để về nước
và 1 khoản tiền, và yêu cầu cơ quan chức năng tại Thái Lan khẩn trương tìm ra thủ phạm đã
xâm hại công dân nước mình.
2. Thẩm quyền bảo vệ công dân
+ Thẩm quyền bảo hộ ở trong nước: Bộ Ngoại giao
+ Thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài: cơ quan lãnh sự (Tổng lãnh sự / Lãnh sự quán),
hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán)
3. Điều kiện bảo hộ công dân
+ Là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ
Ngoại lệ: Có trường hợp mặc dù mang quốc tịch của quốc gia đó nhưng không được
tiến hành bảo hộ (người có hai hay nhiều quốc tịch, không được bảo hộ nếu sự bảo hộ đó
chống lại quốc gia mà người này cũng mang quốc tịch)
Hay một người không mang quốc tịch của quốc gia này những vẫn được bảo hộ khi bị
xâm phạm (Công dân thuộc liên minh Châu Âu, khi công dân của 1 nước trong EU bị xâm

70
hại quyền và lợi ích tại 1 quốc gia khác thì có thể đến cơ quan lãnh sự của bất kỳ quốc gia
nào trong EU đặt tại quốc gia đó để xin bảo hộ)
+ Khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng cần được bảo hộ bị xâm phạm hoặc rơi vào
hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của Nhà nước
+ Đã sử dụng các biện pháp tự vệ trên thực tế theo PL của nước sở tại như: yêu cầu
BTTH… nhưng không mang lại kết quả
4. Biện pháp bảo hộ công dân
Có thể thực hiện bảo hộ thông qua nhiều hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp
như:
+ Các biện pháp mang tính chất hành chính – kĩ thuật: Cấp visa, tiếp nhận đăng kí khai
sinh, đăng kí kết hôn, hỗ trợ tiền và hiện vật...
+ Bảo vệ quyền lợi của công dân trước các cơ quan tài phán của nước sở tại
+ Đưa vụ việc ra cơ quan tài phán quốc tế.
Nhìn chung, biện pháp ngoại giao là biện pháp thường được sử dụng trong việc bảo hộ
công dân. Cơ sở pháp lí của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế
bằng biện pháp hòa bình. Có thể thực hiện biện pháp ngoại giao thông qua trung gian, hòa
giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp.
Về nguyên tắc, các biện pháp bảo hộ công dân không được liên quan đến sử dụng vũ
lực.
VD: Chợ Vòm của người VN ở Nga bị cháy, thì ngay lập tức cơ quan lãnh sự VN ở
Nga đến thăm hỏi, trợ cấp, và yêu cầu cơ quan chức năng của Nga khẩn trương tìm nguyên
nhân và khắc phục hậu quả.
VD: Khi chiến tranh bùng nổ ở Liby năm 2010, có đến 10.000 người VN đang lao
động ở Liby, và cơ quan lãnh sự VN tại Liby đã thuê máy bay để đưa người VN về nước.
VD: Trong những năm 2000, nước Nga có nạn “đầu trọc” có tư tưởng bài ngoại rất
cực đoan, 1 công dân VN sang Nga du học và bị bọn “đầu trọc” giết. Đại sứ quán VN tại
Nga đã giúp đỡ để thân nhân người bị hại đưa xác nạn nhân về VN an táng, đồng thời yêu
cầu phía Nga nhanh chóng tìm ra thủ phạm và đưa ra xét xử. Ở phiên xét xử thứ nhất, bồi
thẩm đoàn tuyên nhóm “đầu trọc” đó vô tội. Đại sứ quán VN tại Nga phản đối quyết định
này, Bộ Ngoại giao VN cũng gửi công hàm phản đối và yêu cầu phía Nga xét xử lại. Ở
phiên phúc thẩm, bồi thẩm đoàn vẫn tuyên vô tội với nhóm “đầu trọc”, do phúc thẩm là
chung thẩm (giống luật VN) nên phía VN không thể làm được gì hơn, chấp nhận nhìn kẻ

71
phạm tội không bị trừng phạt.
Lưu ý: Cư trú chính trị không phải là chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài. Bản
chất của cư trú chính trị là việc 1 quốc gia cho phép người nước ngoài đang bị truy đuổi tại
nước mà họ là công dân vì họ có quan điểm về chính trị, tôn giáo, văn hóa … không liên
quan đến vi phạm PL của nước đó, được cư trú trên lãnh thổ nước mình. Mục đích của chế
định cư trú chính trị là tạo điều kiện cho những người đấu tranh vì hòa bình, vì dân chủ, …
bị truy đuổi ở nước sở tại được cư trú trên lãnh thổ nước mình. Khi đã cho phép 1 người cư
trú chính trị, thì quốc gia đó không có nghĩa vụ phải dẫn độ người đó về quốc gia mà người
đó là công dân.
Người xin cư trú chính trị phải không được vi phạm luật pháp tại quốc gia mà họ là
công dân, nếu không thì quốc gia nhận cư trú chính trị sẽ phạm vào nguyên tắc không can
thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác của luật quốc tế. Việc quốc gia đồng ý hay từ chối
cho công dân nước khác cư trú chính trị hoàn toàn là quyền của quốc gia đó.
CÂU 28: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH BIÊN
GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ ?
* Biên giới quốc gia: Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của
quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.
Biên giới quốc gia gồm: Biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và
biên giới lòng đất.
* Biên giới trên bộ (Biên giới trên đất liền): Là đường biên giới được xác định trên đất
liền, trên đảo, trên sông, ao, hồ, kênh, biển nội địa… Biên giới trên bộ thường được quy
định trong các ĐƯQT song phương hoặc đa phương về biên giới giữa các quốc gia liên
quan có chung biên giới với nhau. Một số ít trường hợp, biên giới quốc gia trên bộ có thể
được ấn định bằng 1 ĐƯQT đặc biệt hoặc các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi
các bên hữu quan đồng ý.
* Xác định biên giới quốc gia: Là hoạt động pháp lí quan trọng nhằm xác định phương
hướng, vị trí, tính chất của đường biên giới.
Biên giới trên bộ luôn luôn được xác định trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc
gia có chung biên giới, thông qua bước: Hoạch định, phân giới và cắm mốc thực địa.
Bước 1: Hoạch định biên giới quốc gia
Là quá trình các bên cùng thỏa thuận xác định phương hướng, vị trí, tính chất, hướng đi
của đường biên giới trong 1 ĐƯQT.

72
Toàn bộ giai đoạn hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình
đẳng và thỏa thuận. Phương pháp hoạch định là thông qua đàm phán và các phương pháp
hòa bình khác. Yêu cầu và nội dung của hoạch định biên giới là:
+ Phải thỏa thuận được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biên giới
+ Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới phải rõ ràng
để hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh. Yêu cầu việc lựa chọn phải vừa đạt độ chính xác
về phương diện kĩ thuật nhưng phải phù hợp với thực địa.
Thực tiễn xác định biên giới trên bộ, các quốc gia có thể lựa chọn các hình thức sau để
hoạch định biên giới:
+ Hoạch định biên giới: Biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo là 2 loại hình được áp
dụng để xác định biên giới mới
Thứ nhất: Biên giới tự nhiên. Được xác định theo địa hình tự nhiên như núi, sông, hồ…
Với mỗi loại hình lại có nguyên tắc và phương thức xác định riêng. VD như, địa hình
đồi núi có thể xác định theo đỉnh núi (là đường thằng nối đỉnh núi chiếu xuống dưới mặt
đất), theo đường phân thủy (trên cơ sở nơi phân cách của các khối nước chảy xuống sườn
núi).
Hoặc, địa hình sống biên giới: Có thể xác định theo phương pháp đường trung tuyến
(cách đều 2 bờ sông), đường Thalweg (biên giới được xác định ở nơi lòng song có độ sâu
lớn nhất. Ví dụ như biên giới trên sông MêKông giữa Việt Nam với Campuchia).
Hoặc, địa hình hồ có thể được xác định theo phương pháp nối liền 2 điểm nút của
đường biên giới trên bộ nằm ở hai bên hồ hay đường trung tuyến cách đều hai bên hồ hoặc
hình rẻ quạt trên cơ sở nối liền các điểm nút của biên giới trên đất liền của các quốc gia ven
hồ với tâm hồ trong trường hợp có từ ba quốc gia ven hồ trở lên.
VD: Biên giới tự nhiên được xác định trên biên giới giữa VN với Lào, biên giới giữa
Pháp và Ý xác định dựa vào dãy Alpe.
Thứ hai: Biên giới nhân tạo. Được xác định theo kiểu biên giới thiên văn và biên giới
hình học.
Biên giới thiên văn: Xác định theo kinh tuyến hoặc vĩ tuyến của Trái Đất. VD: Biên giới
giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên với Hàn Quốc được xác định theo vĩ tuyến 38
độ Bắc, hoặc phần lớn biên giới giữa Mỹ và Canada chạy theo vĩ tuyến 45 độ Bắc, biên giới
giữa Ai Cập và Libi…
Biên giới hình học: Là biên giới được xác định bằng các đoạn thẳng nối điểm xác định

73
này với điểm xác định khác hoặc đường vòng cung mà tâm điểm và bán kính đã được các
bên thỏa thuận. Loại hình biên giới hình tròn tồn tại khá phổ biến ở châu Phi.
+ Sử dụng các đường ranh giới đã có (trên cơ sở nguyên tắc Uti Possidetis)
Đây là nguyên tắc xuất hiện ở châu Mỹ Latinh được khẳng định ở châu Phi thời kì thực
dân hóa những năm 1960. Uti Possidetis là kết quả của quá trình phi thực dân hóa và trử
thành nguyên tắc khi hoạch định biên giới. Nguyên tắc này thường được áp dụng cho các
quốc gia châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh vốn là thuộc địa của các nước tư bản châu Âu.
Không những vậy, nguyên tắc này cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề biên giới
lãnh thổ của các quốc gia Đông Âu thời kì hậu chiến tranh lạnh.
Theo nguyên tắc này, các đường phân chia địa giới hành chính thời kì thuộc địa sẽ được
chuyển thành các đường biên giới quốc tế phân định lãnh thổ của các quốc gia độc lập.
Như vậy, hoạch định biên giới là giai đoạn đầu tiền và đóng vai trò quan trọng với việc
thực hiện những hoạt động pháp lí nhằm thống nhất quan điểm và nguyên tắc xác định biên
giới (xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới) cũng như những yếu tố liên quan. Để
tiến hành giai đoạn này, các bên thường thành lập và ủy quyền cho cơ quan (Ủy ban liên
hợp hoạch định biên giới) thay mặt mình tiến hành công việc. ĐƯQT về hoạch định biên
giới do Ủy ban này dự thảo phải được các đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền kí, phê
chuẩn theo đúng quy định của Hiến pháp. Về khía cạnh pháp lí, đường biên giới thực chất
được tạo ra từ kết quả của giai đoạn này.
Bước 2: Phân giới thực địa
Là quá trình kiểm tra thực địa đường biên giới được xác định trong ĐƯQT
Ở giai đoạn này, các bên tiến hành kiểm tra nhằm tìm ra sự thống nhất giữa đường biên
giới trên bản đồ và trên thực địa. Nếu không có sự thống nhất, các bên phải kiểm tra, đàm
phán để xác định lại những vị trí có sự sai lệch… nhằm đảm bảo biên giới trên bản đồ và
biên giới trên thực địa trong tương lại phải trung khớp.
Bước ba: Cắm mốc
Là quá trình vật chất hóa nhằm chuyển đường biên giới trên bản đồ ra thực địa, thể hiện
bằng các dấu mốc quốc giới. Sự chính xác của các mốc dấu là yêu cầu rất cao và phải do 2
bên thực hiện.
Giai đoạn này sẽ do Ủy ban liên hiệp về phân giới cắm mốc tiến hành, nhằm đặt các cột
mốc cụ thể tại các điểm đã được các bên đánh dấu trên thực địa. Thông thường, sau khi kí
hiệp định hoạch định biên giới các bên hữu quan nên tiến hành ngay giai đoạn phân giới và

74
cắm mốc, vì nếu để lâu có thẻ dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp phải giải quyết.
Việc cắm mốc có thể tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu (phân giới đến đâu cắm
mốc đến đó) hoặc hân giới trên toàn tuyến xong mới thực hiện cắm mốc.
Các dấu mốc biên giới đóng vai trò là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi của đường biên
giới trên thực địa. Vì vậy các mốc dấu yêu cầu sự chính xác cao và phải do hai bên thực
hiện. Căn cứ vào địa hình cụ thể, cột mốc biên giới thường đặt tại các vị trí:
+ Các cửa khẩu
+ Các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnh núi, chân núi hoăc các
địa điểm quan trọng
+ Các điểm trên đường quốc lộ, đường sắt, sông, suối mà đường biên giới cắt ngang
qua…
Kết thúc quá trình cắm mốc trên thực địa, Ủy ban kiên hợp phải lập bản đồ về biên giới
kèm theo hiệp định về biên giới để các quốc gia tiến hành các thủ tục pháp lí theo quy định
của ĐƯQT và PL quốc gia.
Thực tế không phải lúc nào cũng áp dụng cả ba bước tách bạch mà thông thường vừa
phân giới vừa cắm mốc. VD: Biên giới trên bộ giữa VN - TQ được xác định trên cơ sở hiệp
định về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung quốc năm 1999 và được tiến hành phân
định ranh giới, cắm mốc theo phương pháp cuốn chiếu từ Tây sang Đông với cột mốc đầu
tiên tại cửa khẩu Móng Cái.

C - Là ranh giới phân định giữa lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác HOẶC cũng có
ách thể là ranh giới phân định giữa một bên là lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia và 1 bên là các khu
xác vực lãnh thổ quốc gia chỉ có quyền chủ quyền và quyền tài phán
định - Các quốc gia sẽ tự thỏa thuận với nhau để xác định biên giới tên biển HOẶC tự hoạch định
biên và công bố trên các hải đồ tỉ lệ lớn
giới - Biên giới trên biển không cần phân giới thực địa và cắm mốc trên thực tế - Do không thể
trên cắn mốc trên địa định động và phức tạp, nếu được thì cũng rất tốn kém và cản trở tàu thuyền qua
biển lại
- Đường biên giới quốc gia trên biển được xác định hoàn toàn căn cứ vào đường cơ sở của
quốc gia ven biển.

75
Biên giới quốc gia trên biển được xác định trong 2 trường hợp:
TH1:
- Bờ biển không đối diện hoặc tiếp giáp với bất kì quốc gia nào => quốc gia đơn phương hoạch định
- Biên giới quốc gia trên biển: Ranh giới ngoài của lãnh hải
TH2:
- Hai quốc gia có toàn bộ hoặc 1 phần bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau => Các quốc gia phải thỏa
thuận để kí kết hiệp định phân định biên giới trên biển
# Biên giới trên bộ: Luôn luôn được xác định trên cơ sở sự thỏa thuận

76
B
iên
giới
quốc
gia
trên
không

B
iên
giới
lòng
đất

CÂU 29: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH
LÃNH THỔ QUỐC GIA ?
Lãnh thổ quốc gia là 1 bộ phận của Trái Đất, bao gồm: Vùng đất, vùng trời, vùng nước
và vùng trong lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của 1 quốc gia.

77
Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
Lãnh thổ quốc gia được cấu thành bởi 4 bộ phận sau đây:
+ Vùng đất: Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
Xét về mặt pháp lý trên thực tế có hai loại quốc gia:
 Quốc gia lục địa: Bao gồm toàn bộ phần đất liền lục địa và các đảo thuộc chủ
quyền quốc gia
 Quốc gia quần đảo: Bao gồm toàn bộ các đảo và quần đảo thuộc quốc gia
quần đảo
 Quốc gia giáp Bắc cực: Được chia theo nguyên tắc hình dẻ quạt
+ Vùng nước:
Xét về mặt địa lý, là vùng nước mà nằm bên trong đường biên giới quốc gia trên biển,
bao gồm bốn vùng sau:
 Vùng nước nội địa: Bao gồm toàn bộ vùng nước của các ao, hồ, sông, ngòi...
kể cả biển nội địa được bao quanh bởi lãnh thổ đất liền quốc gia => Chủ quyền hoàn toàn và
tuyệt đối
 Vùng nước biên giới: Toàn bộ vùng nước nằm ở khu vực biên giới giáp ranh
giữa các quốc gia, Tại đó có vấn đề xác định biên giới quốc gia với quốc gia kể cận. VD:
Tháp Bản Dốc, Sông Nậm Thị...
Quy chế pháp lý: Dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia trong khu vực biên giới
thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế song phương / đa phương => Chủ quyền không
hoàn toàn và tuyệt đối, phụ thuộc vào thỏa thuận các bên
 Vùng nước nội thủy và lãnh hải: (Như câu 32 + câu 33)
+ Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm phía trên vùng đất và vùng nước của quốc
gia được giới hạn bởi biên giới bao quanh và biên giới trên cao. Quốc gia có chủ quyền
hoàn toàn và riêng biệt.
=> Chú ý: “Chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt” ở đây có tính chất hoàn toàn giống với
“chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối”, sở dĩ sử dụng 2 thuật ngữ “riêng biệt” và “tuyệt đối”
chỉ để phân biệt chủ quyền vùng trời và chủ quyền vùng đất.
Cách xác định:

Biên giới xung quanh Biên giới trên cao

Là mặt cắt thẳng đứng của biên giới Luật quốc tế chưa quy định, nhưng
vùng đất và biên giới vùng nước theo tập quán quốc tế thì biên giới trên cao là
78
khoảng cách 100 km (có thể sai số 10km).
Trên 110km là khoảng không vũ trụ, không
thuộc quốc gia nào

+ Vùng trong lòng đất: Là phần nằm phía dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia
kéo dài đến tận tâm Trái đất. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
CÂU 30: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ (PHƯƠNG THỨC) XÁC LẬP CHỦ
QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ ?
* Lãnh thổ được xác định là toàn bộ Trái Đất, bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng
đất, vùng nước, vùng trời, vùng trong lòng đất và kể cả khoảng không vũ trụ ( không phải
lãnh thổ quốc gia, nó thuộc lãnh thổ quốc tế).
* Các phương thức xác lập chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ:

Phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với quốc gia 1 cách hợp pháp - Thụ đắc lãnh
thổ

Chiếm cứ hữu hiệu Chuyển nhượng lãnh thổ

- Quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình - Chuyển nhượng lãnh thổ là sự
trên 1 vùng lãnh thổ vô chủ hoặc bị bỏ rơi. chuyển giao 1 cách hòa bình danh nghĩa
1
- Đối tượng chiếm hữu: Lãnh thổ vô chủ + Lãnh chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang
thổ bị bở rơi 2 quốc gia khác thông qua một số hình
- Chủ thể thực hiện: Chủ thể của LQT thức thỏa thuận như: Chuyển nhượng,
- Phương pháp chiếm hữu: trao đổi, mua bán lãnh thổ
+ Phải là sự chiếm cứ hợp pháp - Chủ thể: Cơ quan, tổ chức có
+ Phải có chiếm cứ thực sự: đưa công dân nước thẩm quyền đại diện cho quốc gia
mình đến định cư, thiết lập bộ máy quản lý hành - Nguyên tắc:

1
Lãnh thổ vô chủ là lãnh thổ thỏa mãn:
 Không có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện hành động chiếm cứ
 Chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia nào vào thời điểm quốc gia thực hiện hành động chiếm
cứ
2
Lãnh thổ bị bỏ rơi khi thỏa mãn phương diện vật chất (không có sự quản lý thực sự trên lãnh thổ) và phương diện
tâm lý (là ý định từ bỏ lãnh thổ của quốc gia đã từng là chủ của lãnh thổ đó), cụ thể gồm:
 Lãnh thổ này không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng của PL quốc gia
 Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, không tiến hành thu thuế, khai thác tài nguyên…
 Quốc gia xóa bỏ các thiết chế quản lý trên lãnh thổ
* Quốc gia không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ bỏ việc bảo hộ lợi ích của cư dân sống
trên lãnh thổ

79
chính…
+ Hành vi chiếm cứ phải thực hiện một cách
liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh
chấp
VD: Đây là cách thức mà Việt Nam đã hợp
pháp thụ đắc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường + Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền
Sa. Trong khi Trung Quốc hoàn toàn dửng dưng với của tất cả các quốc gia có liên quan
quần đảo Hoàng Sa thậm chí đến cuối thế kỷ XIX và cả + Dân tộc tự quyết
Trường Sa, thì Việt Nam có bằng chứng lịch sử cho thấy - Hành vi chuyển nhượng: Liên
là quốc gia đầu tiên chiếm hữu hiệu đối với hai quần đảo tục, không gián đoạn
này từ thế kỷ XVII thông qua hoạt động của đội Hoàng VD: Nga chuyển nhượng Alaska
Sa, đội Bắc Hải và các hoạt động thực thi chủ quyền của cho Mỹ năm 1867 với số vàng trị giá 7,2
nhà Nguyễn. triệu đô-la
Vì thế khi Trung Quốc liên tục có hành vi nhằm VD: Thời nhà Nguyễn có các thỏa
hiện thực hóa phương thức chiếm cứ hữu hiệu trên 2 đảo thuận chuyển nhượng với Pháp sau khi
này của Việt Nam, thì Việt Nam (mà chủ yếu thông qua thua trận trong nỗ lực chống Pháp xâm
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao) luôn đưa ra phát biểu lược của triều đình nhà Nguyễn (Hòa
phản đối và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối ước Nhâm Tuất năm 1862 nhượng ba
với hai quần đảo này. Những phát ngôn có cùng nội tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định
dung lặp đi lặp lại như làm cho Trung Quốc không thể Tường. Hòa ước Giáp Tuất năm 1874
thụ đắc một các hợp pháp hai quần đảo này của Việt nhượng sáu tỉnh nam kỳ. Hòa ước Quý
Nam. Mùi năm 1883 chuyển nhượng tỉnh Bình
Bởi theo thông lệ quốc tế, khi 1 quốc gia đưa ra Thuận)
1 hành vi, mà các quốc gia còn lại tỏ thái độ “im lặng”,
đồng nghĩa với việc không bày tỏ quan điểm, không
phản đối. Ngược lại, Việt nam ta đã bày tỏ quan điểm
hết sức gay gắt trước hành động xâm phạm chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam.
Ngoài ra:
- Thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên: Một quốc gia có quyền mở rộng ranh giới địa lý
của lãnh thổ thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh thổ chính hoặc do sự xuất hiện của các hòn
đảo mới trong phạm vi đường biên giới quốc gia. VD: Việc một hòn đảo xuất hiện ở Thái Bình
Dương do một núi lửa dưới biển phun lên vào tháng 1/1986. Chính phủ Anh đã cho rằng: “Chúng
tôi biết hòn đảo xuất hiện trong lãnh hải của đảo IWO TIMA của Nhật Bản. Do đó chúng tôi coi nó
thuộc lãnh thổ Nhật Bản”.

80
CÂU 31: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ CỦA
QUỐC GIA VEN BIỂN THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM
1982 ?
Công ước Luật biển năm 1982 quy định hai phương pháp xác định đường cơ sở áp dụng
với quốc gia lục địa, đó là: Phương pháp đường cơ sở thông thường + Đường cơ sở thẳng

81
Thứ nhất, phương pháp đường cơ sở thông thường (Điều 5 UNCLOS)
- Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước thủy triều
xuống thấp nhất dọc theo bờ biển, được thể hiện trên hải đồ có tỷ lệ lớn đã được quốc gia
ven biển chính thức công nhận.
Theo phương pháp này quốc gia ven biển muốn vạch đường cơ sở phải xác định được
vấn nước thủy triều xuống thấp nhất chạy dọc theo bờ biển.
- Điều kiện lựa chọn:
+ Ở những nơi bờ biển bằng phẳng, không lồi ra lõm vào, biên độ thủy triều rõ
ràng.
+ Ngấn nước thủy triều thấp nhất được xác định bởi đường giao nhau giữa bờ biển
với nước biển khi rút xuống thấp nhất
=> Việc xác định ngấn nước thủy triều thấp nhất thuộc hoàn toàn thẩm quyền của
quốc gia, nó phải thể hiện trên hải đồ và công bố.
- Ưu điểm: Việc vạch đường cơ sở thông thường có yêu điểm nổi bật là phản ánh tương
đối chính xác địa hình bờ biển đồng thời góp phần hạn chế sự mở rộng thái quá các vùng
biển của quốc gia ven biển.
- Hạn chế: Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số hạn chế như
+ Tính chính xác của điểm, tọa độ được xác định dựa vào ngấn nước thủy triều
xuống thấp nhất sẽ không cao vì điểm, tọa độ này chủ yếu do quốc gia ven biển tự xác định
và công bố. Chính vì vậy sẽ không tránh khỏi tình trạng các quốc gia xác định điểm, tọa độ
thiếu trung thực nhằm mở rộng phạm vi của nội thủy
+ Phương pháp này khó áp dụng đối với vùng có địa hình bờ biển khúc khuỷu lồi
lõm, hoặc có nhiều đảo ven bờ.
Thứ hai, phương pháp đường cơ sở thẳng (Điều 7 UNCLOS)
- Đường cơ sở là đường gẫy khúc nối liền các đoạn thẳng từ những điểm thích hợp, có
thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển tại ngấn nước thủy
triều thấp nhất.
Tiêu chuẩn xác lập:
 Không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển
 Các vùng biển bên trong đường cơ sở phải gắng với đất liền đủ đến mức đặt
dưới chế độ nội thủy
 Không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, trừ

82
trường hợp: Có những đèn biển hoặc các thiết bị khác thường xuyên nhô trên mặt nước
HOẶC đã được sự thừa nhận chung của quốc tế
 Không được làm cho lãnh hải của 1 quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc 1
vùng đặc quyền kinh tế
 LƯU Ý: Sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng dẫn đến việc sáp nhập
những vùng biển trước kia là 01 bộ phận của lãnh hải vào vùng nội thủy => Quyền đi qua
không gây hại tại vùng nước bị sáp nhập này vẫn được giữ nguyên.
- Cách xác định đường cơ sở thẳng bắt nguồn từ quy định có tính chất tập quán liên
quan đến vụ tranh chấp ngư trường giữa Anh và Na Uy đầu những năm 50 của thế kỷ XX
và được ghi nhận trong phán quyết của tòa án công lý Quốc tế (ICJ) ngày 18/01/1951. Phán
quyết này đã được pháp điển hóa và được đưa vào Công ước Luật biển 1982.
- Để áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, quốc gia phải đáp ứng ít nhất 1 trong 3
điều kiện sau:
+ Bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm, khúc khuỷu
+ Có một chuỗi đảo nằm sát ngay bờ biển
+ Bờ biển bất thường, không ổn định do có sự xuất hiện của các đồng bằng châu
thổ hoặc các điều kiện tự nhiên khác (Đồng bằng Sông Cửu Long)
- Điều kiện về phương pháp vật đường cơ sở thẳng:
+ Tuyến các đường cơ sở không được đi chơi quá xa hướng chung của bờ biển và
các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt
dưới chế độ nội thủy
+ Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi
lúc chim trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt
nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế
+ Việc xác định đường cơ sở thẳng không được làm cho lãnh hải của quốc gia khác
bị tách rời khỏi biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế
Bên cạnh ba điều kiện về phương pháp cách đường cơ sở thẳng nêu trên Công ước luật
biển năm 1982 cũng quy định nếu việc sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng dẫn đến
sáp nhập những vùng biển trước kia vốn là bộ phận của lãnh hải vào nội thủy thì quyền đi
qua không gây hại dành cho tàu thuyền nước ngoài vẫn được đảm bảo tại vùng biển này
đúng theo tinh thần của công ước
Ngoài ra khoản năm Điều 7 Công ước luật biển năm 1982 cũng quy định khi ấn định

83
một số đoạn đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt
của khu vực đó mà tầm quan trọng của nó đã được chứng minh qua quá trình sử dụng lâu
dài
Điều 14 Công ước luật biển năm 1982 cũng ghi nhận: Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn
cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được chủ
định ở các điều kiện trên. Vì vậy quốc gia có thể kết hợp các phương pháp xác định đường
cơ sở trong cùng một hệ thống đường cơ sở của mình.
- Ưu điểm: Mở rộng được diện tích của các vùng biển, khắc phục được những hạn chế
của phương pháp ĐCS thông thường
- Nhược điểm: Quy định không rõ ràng cụ thể, UNCLOS không tiến hành giải thích từ
ngữ, nên khi áp dụng, các quốc gia sẽ tự tiến hành giải thích, từ đó có thể dẫn đến trường
hợp ĐCS được mở rộng, kéo theo các vùng biến cũng được mở rộng ra xa => Đây có thể là
nguyên nhân dẫn đến các vụ tranh chấp.
* Liên hệ: Việt Nam dùng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ sở,
theo đó theo Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982, hệ thống đường cơ sở của Việt Nam
gồm 11 điểm có tọa độ xác định.
CÂU 32: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÍ CỦA NỘI
THỦY THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 ?
* Nội thủy là toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường cơ sở, dùng để tính chiều rộng
của lãnh hải (Điều 8.1 UNCLOS)
* Nội thủy được coi là 1 bộ phận của lãnh thổ quốc gia ven biển
Thứ nhất, cách xác định nội thủy
- Ranh giới trong là đường bờ biển
- Ranh giới ngoài là đường cơ sở
- Cấu trúc của nội thủy gồm:
+ Cửa sông
+ Cảng biển
+ Vịnh thiên nhiên: Phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể của vịnh
+ Vịnh lịch sử: Là vịnh nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn của vịnh thiên
nhiên nhưng từ trước đến nay thì quốc gia đó đã sử dụng nó như vịnh thiên nhiên và cho nó
quy chế pháp lý của vịnh thiên nhiên
+ Vũng tàu

84
Thứ hai, quy chế pháp lí của nội thủy
Tại vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối (giống như vùng
nước nội địa). Điều này được thể hiện thông qua “Quy chế ra vào” của tàu thuyền nước
ngoài khi đi qua vùng biển này.
Về nguyên tắc, thẩm quyền tài phán thuộc về quốc gia ven biển:
+ Tàu quân sự và tàu Nhà nước phi thương mại: Được hưởng quyền miễn trừ tài phán
tuyệt đối => Trong trường hợp tàu này có hành vi vi phạm, quốc gia ven biển có quyền yêu
cầu con tàu đó rời khỏi vùng nội thủy của mình, yêu cầu quốc gia mà tàu mang cờ trùng trị
hành vi vi phạm và quốc gia mà tàu mang cờ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do con tàu đó gây ra => DO: Những chủ thể bình quyền không có quyền xét xử lẫn nhau,
những con tàu đó đều là những tàu đại diện cho 1 quốc gia, dân tộc.
+ Tàu dân sự và tàu thương mại (Lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính)
Lĩnh vực hình sự: Với vụ việc xảy ra trên boong tàu, quốc gia ven biển có thẩm
quyền tài phán hình sự đối với mọi hành vi vi phạm của tàu thuyền trong vùng nội thủy của
mình, nhưng không có thẩm quyền tài phán đối với các cuộc xung đột xảy ra trong nội bộ
thủy thủ đoàn
Đối với vụ việc xảy ra trên bờ: Quốc gia ven biển có quyền bắt giữ, truy tố và xét xử
những thủy thủ đoàn đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật quốc gia
mình.
Lĩnh vực dân sự và hành chính:
+ Đối với tranh chấp dân sự giữa các nhân viên của cùng 1 con tàu đậu tại cảng
của nước ven biển => Thẩm quyền giải quyết thuộc về quốc gia có tàu
+ Đối với tranh chấp dân sự giữa những tàu nước ngoài với nhau cùng đậu ở nội
thủy của quốc gia ven biển hay giữa nhân viên của tàu với công dân nước sở tại => Thẩm
quyền thuộc về quốc gia ven biển
+ Chính quyền địa phương của quốc gia ven biển có quyền xử phạt hành chính
đối với tàu thuyền và thủy thủ đoàn khi có hành vi vi phạm PL trên đất liền và trong nội
thủy của quốc gia ven biển.
CÂU 33: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÍ CỦA LÃNH
HẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 ?
Lãnh hải là vùng nước nằm phía ngoài, tiếp liền với nội thủy, tiếp liền với nội thủy, có
bề rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều

85
rộng lãnh hải của mình, chiều rộng này không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở”
(Điều 3 Công ước Luật biển năm 1982)
1 hải lý = 1852 m (~ 1.85 km)
Thứ nhất, cách xác định lãnh hải
- Ranh giới bên trong của lãnh hải chính là đường cơ sở của quốc gia ven biển, còn
ranh giới bên ngoài của lãnh hải (Đường biên giới quốc gia trên biển)
Thứ hai, quy chế pháp lí của lãnh hải
Là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ (do tàu thuyền nước ngoài có quyền tự do qua lại
không gây hại ở trong vùng lãnh hải, tức là có quyền đi qua mà không cần phải xin phép
quốc gia ven biển # vùng nội thủy)
- Về chế độ đi qua không gây hại: Điều 17 Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “...
Tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi
qua không gây hại trong lãnh hải”.
- Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong lãnh hải:
+ Đối với tàu quân sự và tàu của Nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại:
Được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tài khoản tuyệt đối, quốc gia mà tàu treo cờ sẽ có
thẩm quyền tài phán đối với mọi hành vi vi phạm do con tàu đó gây ra
+ Đối với tàu dân sự và tàu thương mại (lĩnh vực hình sự và dân sự)
Lĩnh vực hình sự:
Trong trường hợp tàu từ nội thủy đi qua lãnh hải để ra biển thì quốc gia ven
biển có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thực hiện quyền tài phán của mình.
Trong trường hợp này, quyền tài phán của quốc gia ven biển được áp dụng tương tự như
quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy.
Trong trường hợp tàu chỉ đi dọc lãnh hải, quốc gia ven biển sẽ chỉ có thẩm quyền
tài phán đối với tàu trong các trường hợp sau:
1. Hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển
2. Vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình hoặc trật tự an toàn của lãnh hải
3. Thuyền trưởng hoặc viên chức ngoại / lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ
yêu cầu sự giúp đỡ
4. Nếu biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các
chất kích thích khác
Trong trường hợp tàu đi từ các vùng biển phía ngoài vào lãnh hải, quốc gia ven

86
biển không được thực hiện bắt giữ hay tiến hành dự thẩm một vụ vi phạm hình sự xảy ra
trước khi đi vào lãnh hải => Thẩm quyền tài phán thuộc về quốc gia mà tàu mang quốc
tịch
Lĩnh vực dân sự: Nếu tàu thuyền chỉ đi ngang qua lãnh hải mà không vào nội
thủy thì quốc gia không có quyền bắt tàu nước ngoài phải dừng lại hay thay đổi hành trình
của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự. Nếu tàu thuyền nước ngoài đang đậu lại trong
lãnh hải hoặc từ nội thủy đi qua lãnh hải để ra biển quốc gia ven biển có quyền áp dụng
mọi biện pháp tài phán về mặt dân sự.

CÂU 34: SO SÁNH QUY CHẾ PHÁP LÍ CỦA NỘI THỦY VÀ LÃNH HẢI THEO
QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 ?

Tiêu chí Nội thủy Lãnh hải


- Vị trí đều nằm bên trong đường biên giới quốc gia => Thuộc lãnh thổ quốc
gia => Quốc gia đều có chủ quyền tại 2 vùng này
- Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài muốn đi vào đều phải xin phép quốc
gia ven biển
- Thẩm quyền tài phán đối với tàu quân sự và tàu Nhà nước phi thương mại:
Giống Miễn trừ quyền tư pháp tuyệt đối và bất khả xâm phạm # Quốc tịch cá nhân
(nguyên tắc theo quyền theo lãnh thổ) thì quốc gia sở tại hoàn toàn có thẩm quyền
tài phán đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trên lãnh thổ quốc gia mình =>
Nói: Tàu thuyền là lãnh thổ nổi của quốc gia mà tàu mang cờ - Là hoàn toàn
không sai
- Cách xác định: Đều được xác định dựa trên đường cơ sở

Tính
Hoàn toàn và tuyệt đối Hoàn toàn và đầy đủ
chất chủ quyền

- Tàu thuyền nước ngoài khi vào - Về bản chất, khi đi qua lãnh

nội thủy luôn phải thực hiện chế độ xin hải vẫn phải xin phép. Nhưng tàu
phép và được sự đồng ý của quốc gia ven thuyền nước ngoài có thể không phải
Quy chế biển xin phép khi thực hiện quyền “Đi qua
ra vào - Trình tự thủ tục xin phép phải không gây hại” - Đi liên tục nhanh
tuân thủ theo pháp luật của quốc gia sở chóng, không dừng lại, không nhổ
tại neo…c

- Trừ 1 số trường hợp đặc biệt như:

87
Khoản 2 Điều 8 UNCLOS 3, hay theo PL
của quốc gia ven biển đó thì tàu Dân sự
và tàu thương mại được tạo điều kiện dễ
dàng thuận lợi hơn trên cơ sở nguyên tắc
tự do thông thường và có đi có lại.
Thẩm - Quốc gia ven biển thực hiện Trong trường hợp tàu từ nội thủy
quyền tài phán quyền tài phán như tương tự như trên đất đi qua lãnh hải để ra biển thì quốc
(tàu dân sự + liền gia ven biển có quyền áp dụng mọi
tàu thương - Hay nói cách khác, quốc gia ven biện pháp cần thiết để thực hiện
mại) biển có thẩm quyền tài phán đối với mọi quyền tài phán của mình. Trong
hành vi vi phạm của tàu thuyền trong nội trường hợp này, quyền tài phán của
thủy của nước mình. quốc gia ven biển được áp dụng tương
- Nhưng: tự như quyền tài phán của quốc gia
+ Đối với vi phạm xảy ra ngoài tàu trong nội thủy.
(ít nhiều sẽ xâm phạm tới khách thể của Trong trường hợp tàu chỉ đi dọc
quốc gia ven biển) => Quốc gia ven biển lãnh hải, quốc gia ven biển sẽ chỉ có
xử lí thẩm quyền tài phán đối với tàu trong
+ Vi phạm xảy ra trên boong tàu: các trường hợp sau:
Quốc gia ven biển tự xử lí HOẶC trao 1. Hậu quả của vụ vi phạm đó
trả lại thẩm quyền tài phán cho quốc gia mở rộng đến quốc gia ven biển
mà tàu đó mang quốc tịch (nếu xét thấy 2. Vi phạm có tính chất phá hoại
hậu quả không ảnh hướng tới quốc gia hòa bình hoặc trật tự an toàn của lãnh
ven biển) hải
- Theo Luật Biển và Luật hình sự 3. Thuyền trưởng hoặc viên
Việt Nam thì Việt Nam can thiệp hết tất chức ngoại / lãnh sự của quốc gia mà
cả vào các vi phạm xảy ra trong nội thủy tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ
Việt Nam 4. Nếu biện pháp này là cần thiết
để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy
hay các chất kích thích khác
Trong trường hợp tàu đi từ các
vùng biển phía ngoài vào lãnh hải,
quốc gia ven biển không được thực
hiện bắt giữ hay tiến hành dự thẩm

3
Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp được nói ở Điều 7 gộp vào nội thủy các vùng nước
trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng
nước đó.

88
một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước
khi đi vào lãnh hải => Thẩm quyền
tài phán thuộc về quốc gia mà tàu
mang quốc tịch

CÂU 35: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÍ CỦA VÙNG
TIẾP GIÁP LÃNH HẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM
1982 ? (nằm ngoài đường biên giới quốc gia trên biển + Không phải lãnh thổ quốc gia +
thực chất là vùng biển quốc tế nhưng do quốc gia ven biển có yêu cầu được khai thác)
ĐN: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có
chiều rộng không vượt quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển. Tại đó, quốc
gia ven biển thực hiện các thẩm quyền mang tính chất riêng biệt và hạn chế đối với tàu
thuyền nước ngoài.
Cách xác định:
+ Ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển
+ Ranh giới ngoài là đường nối liền các điểm cách điểm gần nhất của đường cơ sở 1
khoảng cách không quá 24 hải lý
Quy chế pháp lí: Vùng tiếp giáp lãnh hải có quy chế kép

Quốc gia ven biển Quốc gia khác

Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven + tự do hàng hải
biển có quyền áp dụng tất cả các biện pháp + tự do hàng không
nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi + tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
phạm xảy ra trong 4 lĩnh vực là:
+ hải quan
+ thuế khóa
+ y tế
+ nhập cư.
Ngoài ra, quốc gia ven biển có đặc
quyền đối với các hiện vật có tính lịch sử
và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp
giáp lãnh hải, các quốc gia khác không được

89
khai thác những hiện vật này mà không có sự
thỏa thuận với quốc gia ven biển.
Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên
Hưởng các quy chế pháp lí của vùng đặc
quyền kinh tế

CÂU 36: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÍ CỦA VÙNG
THỀM LỤC ĐỊA THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 ?
* Thềm lục địa: Vốn dĩ là có nguồn gốc từ lãnh thổ của quốc gia ven biển kéo dài ra
phía ngoài biển, tức là nếu bên trên không có nước thì đó chính là phần lãnh thổ đất liền.
* Thềm lục địa: Là một phần của đáy biển, chạy từ bờ ra phía ngoài khơi theo một độ
dốc thoai thoải và đến một khoảng cách nhất định kể từ bờ thì thụt hẳn xuống tới đáy đại
dương.
Thềm lục địa thực chất là một bộ phận của rìa lục địa, là phần kéo dài ngập dưới nước
của lục địa quốc gia ven biển. Các nhà khoa học đã chia rìa lục địa thành 3 phần: Thềm lục
địa 4, dốc lục địa 5 và bờ lục địa 6

CÁCH XÁC ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA

Theo UNCLOS, có hai tiêu chuẩn đẻ xác định TLĐ:


- Tiêu chuẩn kéo dài tự nhiên hoặc tiêu chuẩn địa chất: TLĐ là phần kéo dài tự nhiên của lãnh

4
Thềm lục địa là phần nền lục địa bị ngập dưới nước và có độ dốc thoai thoải
5
Dốc lục địa là phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa. Dốc lục địa kéo dài cho đến phần sâu hơn của đại
dương, cho đến khi chạm đến 1 điểm chắc chắn và độ sâu giảm 1 cách đột ngột. Dốc lục địa chấm dứt khi độ
dốc bắt đầu thoai thoải trở lại và đố là nơi bắt đầu của bờ lục địa.
6
Bờ lục địa là phần địa hình cuối cùng của rìa lục địa, bắt đầu từ chân dốc lục địa và kết thúc ở ranh giới bắt
đầu của đáy biển sâu. Bờ lục địa có dạng địa hình tương đối bằng phẳn, độ dốc trung bình rất nhỏ, mở rộng
từ chân dốc lục địa cho đến đáy đại dương.
90
thổ đất liền của quốc gia ven biển cho đến bờ ngoài của TLĐ
- Tiêu chuẩn khoảng cách hoặc độ sâu: TLĐ là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của
quốc gia ven biển, cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí
XÁC ĐỊNH RANH GIỚI NGOÀI CỦA THỀM LỤC ĐỊA
Theo tiêu chuẩn thứ 2, thì có 2 trường hợp xác định ranh giới ngoài của TLĐ
TH2 (Thềm lục địa mở rộng): Khi bờ ngoài
của rìa lục địa lớn hơn 200 hải lí tính từ đường
cơ sở, thì có 2 phương pháp để xác định ranh
giới ngoài của thềm lục địa như sau:
- Phương pháp chân dốc lục địa (ảnh): Theo
TH1 (Thềm lục địa thông thường): Khi bờ đó, quốc gia ven biển xác định ranh giới ngoài
ngoài của rìa lục địa không vượt quá 200 hải lí của thềm lục địa bằng cách nối liền những điểm
tình từ ĐCS thì các QGVB có thể công bố ranh cố định ở cách chân dốc lục địa tối đa là 60 hải
giới ngoài của thềm lục địa đến 200 hải lí lí
- Phương pháp bề dày của lớp đá trầm tích:
Nối liền các điểm cố định mà tại đó, bề dày của
đá trầm tích phải bằng ít nhất 1% khoảng cách
từ điểm được chọn đến chân dốc lục địa
=> Đều lấy ĐƯỜNG CHÂN DỐC LỤC ĐỊA
làm điểm mốc

Trong mọi trường hợp, ranh giới ngoài của TLĐ không được vượt quá 350 hải lí tính từ ĐCS
hoặc không được vượt quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500m

Thềm lụa địa tự nhiên: Trong 200 hải lí đổ lại => Vốn có, không cần phải tuyên bố
Thềm lục địa mở rộng: Từ 200 đến 350 hải lí => Không phải tự nhiên vốn có, cần phải có
điều kiện:
- Điều kiện tự nhiên về địa hình và tuân thủ giới hạn chiều rộng tối đa theo quy định của
UNLCOS
- Các quốc gia ven biển phải nộp báo cáo lên CLCS 7
- CLCS đưa ra khuyến nghị với các báo cáo => Các quốc gia chính thức đuộc thiết lập thềm
lục địa mở rộng => Có giá trị pháp lí ràng buộc

7
Ủy ban về các giới hạn của thềm lục địa

91
Quy chế pháp lí
Quốc gia ven biển Quốc gia khác
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ + Tự do hàng hải
quyền đối với thềm lục địa như sau: + tự do hàng không
+ Thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên + tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (thỏa
=> Quyền có tính đặc quyền, nếu quốc gia ven thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi)
biển không khai thác thì các quốc gia khác cũng + tại khu vực lớp nước phía trên nằm ngoài
không được khai thác khi không được phép của vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển,
quốc gia ven biển, trừ trường hợp các bên có các quốc gia khác có quyền tự do đánh bắt cá,
thỏa thuận. tự do nghiên cứu khoa học…
+ Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép
và điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa dù với
bất kì mục đích nào
+ Việc đặt ống dẫn ngầm ở thềm lục địa
phải được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển.
+ Tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo
vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm
+ Có quyền tiến hành xây dựng, cho phép
và quy định việc xây dựng, khai thác, sử dụng
các đảo nhân tạo.
Quốc gia ven biển có các nghĩa vụ phải:
+ Không được cản trở quy chế pháp lý của
vùng nước ở phía trên hay hay không phận phía
trên vùng nước của thềm lục địa. Các quyền của
quốc gia ven biển đối với thềm lục địa cũng
không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng
nước phía trên và vùng trời phía trên vùng nước
của thềm lục địa.
+ QGVB thực hiện các quyền của mình đối
với TLĐ không được gây thiệt hại đến hàng hải
hay các quyền tự do của các quốc gia khác.
+ Trong trường hợp QGVB khai thác tài
nguyên thiên nhiên không sinh vật của TLĐ
bên ngoài 200 hải lí tính từ ĐCS thì phải nộp các
khoản đóng góp bằng tiền hay hiện vật cho Cơ

92
quan quyền lực đáy đại dương.
# Đặc quyền kinh tế, nếu quốc gia ven biển
có tài nguyên còn dư thì phải chia sẻ tài nguyên
cho các quốc gia khác. Còn ở thềm lục địa, nếu
không khai thác hoặc khai thác còn dư thì cũng
không có nghĩa vụ phải chia sẻ cho các quốc gia
khác, đồng thời, các quốc gia khác khi thực hiện
việc khoan tại thềm lục địa thì phải xin phép
quốc gia ven biển.

CÂU 37: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÍ CỦA VÙNG
ĐẶC QUYỀN KINH TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM
1982 ?
ĐN: Vùng đặc quyền kinh tế là 1 vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có
chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển, được đặt
dưới chế độ pháp lí riêng biệt quy định trong phần V của UNCLOS năm 1982.
Cách xác định:
+ Ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển
+ Ranh giới ngoài là là đường nối liền các điểm cách điểm gần nhất của đường cơ sở 1
khoảng cách không quá 200 hải lý
=> Từ cách xác định trên cho thấy vùng tiếp giáp lãnh hải có vị trí nằm trọn trong vùng
đặc quyền kinh tế nên vùng tiếp giáp lãnh hải được hưởng đồng thời quy chế pháp lý của
vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, nên người ta còn gọi vùng tiếp giáp lãnh
hải là vùng biển có quy chế pháp lý kép (hoặc quy chế hỗn hợp)
Quy chế pháp lý:

Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển (Điều 56


Quyền của các quốc gia khác
UNCLOS)

+ Quyền chủ quyền trong việc: Thăm dò, khai thác, bảo Được hưởng các quyền tự do
tồn và quản lí tài nguyên thiên nhiên (sinh vật và phi sinh cơ bản
vật) + Tự do hàng hải
+ Đối với tài nguyên cá, quốc gia ven biển phải ấn định + Tự do hàng không
khối lượng đánh bắt và khả năng khai thác. Trong trường + Tự do lắp đặt dây cáp và
hợp khai thác không hết, quốc gia ven biển có nghĩa vụ san ống dẫn ngầm

93
sẻ cho các quốc gia khác trên cơ sở thỏa thuận có tính tới ưu
tiên các quốc gia đang phát triển và quốc gia không có biển,
khó khăn về mặt địa lí HOẶC có biển nhưng không có cá để
khai thác.
=> Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn đối với
các nguồn hải sản ở vùng đặc quyền kinh tế. Tàu thuyền
nước ngoài đánh bắt cá ở vùng này phải XIN PHÉP và tuân
theo các điều kiện do quốc gia ven biển quy định. Các chế
tài do quốc gia ven biển áp dụng đối với hành vi vi phạm PL
+ tự do sử dụng biển vào mục
và các quy định về đánh bắt cá trong vùng này không bao
đích hợp pháp khác
gồm hình phạt: bắt giam (trừ khi các quốc gia liên quan có
+ khai thác hải sản còn dư
thỏa thuận khác) và không bao gồm hình phạt thân thể nào
khác.
+ Quyền tài phán trong việc: Bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển, xây dựng lắp đặt đảo nhân tạo, công trình thiết
bị, nghiên cứu khoa học biển. Việc nghiên cứu khoa học
biển tại vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác chỉ
được tiến hành nếu được sự đồng ý của quốc gia ven biển
+ Và các quyền và nghĩa vụ khác do UNCLOS quy
định

Lưu ý:
1. Tàu ELIZABETH treo cờ Vương quốc ANh, chuyên chở dầu theo yêu cầu của chính
quyền Iraq. Ngày 13/1/2008, khi tàu đang ở cách bờ biển của Israel 35 hải lí (tính từ đường
cơ sở) thì thuyền trưởng của tàu phát hiện tàu bị rò rỉ dầu, nhận thấy vệt dầu loang từ phía
ngoài vào trong vùng lãnh hải của mình, Israel đã cử tàu quân sự của mình tiến hành khám
xét và bắt giữ tàu ELIZABETH. Hỏi: Theo các quy định của UNCLOS, Israel có quyèn
khám xét và bắt giữ tàu ELIZABETH hay không ? tại sao ?
CÂU 38: SO SÁNH QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ
THỀM LỤC ĐỊA THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 ?

Tiêu chí Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địa

- Đều là các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền, nằm ngoài đường
Giống
biên giới quốc gia trên biển

94
- Ranh giới phía trong: Đường biên giới quốc gia trên biển
- Tại các vùng này, có sự dung hòa giữa các quyền của quốc gia ven biển
với các quyền của quốc gia khác (bởi bản chất của vùng này là kết quả của sự
đấu tranh giữa quốc gia ven biển muốn mở rộng các quyền của mình ra phía
ngoài + các quốc gia khác muốn được thực hiện các quyền về tự do hàng hải)
- Được điều chỉnh bởi cả PLQT (UNCLOS) và PLQG (Luật biển Việt
Nam…)
- Các quốc gia ven biển
+ Quyền chủ quyền: Có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khai
thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật
(tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước...)
+ Quyền tài phán: Đều có thẩm quyền tài phán trên 3 lĩnh vực: Lắp đặt và
sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình. Nghiên cứu khoa học biển.
Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
- Các quốc gia khác: Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp
TLĐ của 1 quốc gia ven biển
bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc
Là vùng nằm phía ngoài lãnh hải gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự
và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc
Khái niệm
độ pháp lí riêng. Có chiều rộng 200 hải gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục
lí kể từ đường cơ sở. địa, hoặc đến cách ĐCS dùng để tính
chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ
ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó
ở khoảng cách gần hơn.
Quyền chủ quyền của quốc gia
Không tồn tại 1 cách đương
ven biển đối với TLĐ tồn tại đương
nhiên
nhiên
=> Phải có yêu sách thì mới có
=> không có yêu sách cũng có
Bản chất pháp lí vùng đặc quyền kinh tế
thềm lục địa

Ranh giới và Không rộng quá 200 hải lí tính từ Như trên
cách xác định đường cơ sở

95
- Không có ranh giới ngoài
- Ranh giới trong là đường biên
giới quốc gia trên biển
+ Do trừ đi 12 hải lí của lãnh hải
+ Tính cả diện tích của vùng tiếp
giáp lãnh hải do bản chất đây là vùng
có quy chế kép
- Đối với tài nguyên cá, quốc gia
ven biển phải ấn định khối lượng đánh
bắt và khả năng khai thác. Trong
trường hợp khai thác không hết, quốc Còn ở thềm lục địa, nếu không
gia ven biển có nghĩa vụ san sẻ cho khai thác hoặc khai thác còn dư thì
các quốc gia khác trên cơ sở thỏa thuận cũng không có nghĩa vụ phải chia sẻ
có tính tới ưu tiên các quốc gia đang cho các quốc gia khác
Quốc gia ven phát triển và quốc gia không có biển,
biển khó khăn về mặt địa lí HOẶC có biển
nhưng không có cá để khai thác.
Trong trường hợp QGVB khai
thác tài nguyên thiên nhiên không
sinh vật của TLĐ bên ngoài 200 hải
Không có quy định này
lí tính từ ĐCS thì phải nộp các khoản
đóng góp bằng tiền hay hiện vật cho
Cơ quan quyền lực đáy đại dương
+ Việc đặt ống dẫn ngầm ở thềm
lục địa phải được sự thỏa thuận của
quốc gia ven biển.
+ Quốc gia ven biển có đặc
Có quyền tự do đặt dây cáp và quyền cho phép và điều chỉnh việc
Các quốc gia
ống dẫn ngầm, không cần phải xin khoan ở thềm lục địa dù với bất kì
khác
phép mục đích nào
=> Nếu đặt dây cáp và ống dẫn
ngầm mà phải tiến hành KHOAN vào
TLĐ thì bắt buộc phải XIN PHÉP
quốc gia ven biển

96
CÂU 39: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÍ CỦA BIỂN
QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 ?
Lãnh thổ quốc tế: Biển quốc tế + Vùng => KHÔNG THUỘC QUYỀN TÀI PHÁN
CỦA QUỐC GIA VEN BIỂN
* Biển quốc tế (biển cả), bao gồm tất cả những phần biển không thuộc: Vùng đặc quyền
kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của bất kì quốc gia nào, và cũng không nằm trong vùng nước
quần đảo của 1 quốc gia quần đảo nào.
Cách xác định:
- Ranh giới trong của biển quốc tế (hay biển cả) là ranh giới ngoài của vùng đặc quyền
kinh tế. Chú ý: Nếu quốc gia không tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế thì ranh giới trong của
biển quốc tế là biên giới ngoài của lãnh hải
- Ranh giới ngoài của biển quốc tế: Từ ranh giới trong kéo dài cho tới khi gặp ranh giới
ngoài của vùng đặc quyền kinh tế khác
Quy chế pháp lí:
- Các quyền tự do trên biển cả bao gồm:
+ Tự do hành hải
+ Tự do hành không
+ Tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm
+ Tự do xây dựng đảo nhân tạo và các thiết bị công trình
+ Tự do đánh bắt hải sản
+ Tự do nghiên cứu khoa học biển
- Biển quốc tế không thuộc sở hữu của 1 quốc gia nào, nên không 1 quốc gia nào có
quyền hạn đặc biệt trên vùng biển này
- Các quốc gia KHÔNG được xác lập chủ quyền tại biển cả
- Kể cả các quốc gia có biển hay KHÔNG có biển, đều có quyền tự do đi lại trên biển cả
với các tàu treo cờ của nước mình
- Tất cả các tàu thuyền trên biển cả đều có địa vị pháp lí ngang nhau và chỉ chịu quyền
tài phán của nước mà nó mang quốc kì => trong trường hợp xảy ra bất kì sự cố hàng hải
nào, thẩm quyền tài phán đều phải do quốc gia mà tàu mang cờ tiến hành
- Tàu quân sự và tàu thuyền của Nhà nước đi trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ
hoàn toàn về tài phán
- Tuy nhiên, UNCLOS cho phép tàu chiến của tất cả các quốc gia được quyền bắt giữ

97
và khám xét các tàu thuyền ở trên biển cả nếu có đủ lí do để chứng minh rằng tàu thuyền đó
đang trong các trường hợp sau:
+ tàu không quốc tịch 8 (không treo cờ của bất kì quốc gia nào hoặc tàu treo nhiều
cờ khác nhau)
+ dùng vào các cuộc phát sóng trái phép
+ buôn bán ma túy
+ buôn bán và vận chuyển nô lệ
+ tiến hành cướp biển
+ tàu thuyền đó treo cờ nước ngoài hoặc không treo cờ nhưng thực tế lại cùng quốc
tịch với chiếc tàu thực hiện việc khám xét
QGVB nếu có đầy đủ lí do chứng minh được 1 chiếc tàu nước ngoài vi phạm luật lệ của
nước mình thì có quyền truy đuổi ra đến biển cả. Chỉ khi nào tàu thuyền vi phạm đã đi vào
vùng biển của 1 quốc gia ven biển khác thì quyền này mới chấm dứt. Trong khi thực hiện
quyền truy đuổi, tàu thuyền các quốc gia truy đuổi được phép sử dụng vũ khí nhằm bắt giữ
tàu thuyền vi phạm, chứ không được phép bắn hư hỏng hay bắn chìm, trừ trường hợp tự vệ
chính đáng. Mục đích của việc truy đuổi là khám xét, bắt giữ và dẫn giải tàu thuyền vi phạm
về hải cảng của mình, tiến hành truy tố và xét xử theo luật trong nước.
- Mọi hoạt trên biển cả đều phải vì mục đích hòa bình, không được tiến hành bất kì hoạt
động quân sự nào, không được thiết lập căn cứ quân sự ở vùng biển quốc tế
Tình huống: Tàu thương mại Saiga thực hiện hành trình hàng hải giữa châu Âu và
châu Mỹ. Ngày 25/4/2012 khi tàu đang đi trong vùng biển quốc tế (thuộc khu vực Atlantic),
xảy ra vụ xô xát trên tàu khiến 2 thủy thủ thiệt mạng. Hỏi quốc gia nào có quyền tài phán
với vụ việc trên ? Trả lời: Quốc gia mà tàu Saiga đó mang cờ. Nếu tàu Saiga không có quốc
tịch, thì quyền tài phán kế tiếp sẽ thuộc về quốc gia mà 2 thủy thủ có quốc tịch thiệt mạng.
Kế tiếp quyền tài phán sẽ thuộc về quốc gia có chủ sở hữu tàu.
=> Như vậy, các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy, lãnh hải) thì chỉ quốc
gia đó có toàn quyền tài phán. Khi ra đến vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền
(tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) thì chỉ có quyền tài phán đối với một
số lĩnh vực (4 lĩnh vực: Thuế, hải quan, y tế, nhập cư). Còn khi ra đến vùng biển quốc tế
thì quyền tài phán là của tất cả các quốc gia (kể cả quốc gia không có biển).

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃNH SỰ VÀ NGOẠI GIAO:


8
Tàu thuyền, phương tiện bay chỉ có 1 quốc tịch và treo cờ của 1 quốc gia duy nhất, trừ tàu của các tổ chức quốc tế.

98
- Luật ngoại giao, lãnh sự là gì ? Là 1 ngành luật độc lập trong hệ thống PLQT
Đối tượng điều chỉnh: Điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc thiết lập quan hệ
chính thức giữa các chủ thể của luật quốc tế
Nguồn chủ yếu và đầu tiên điều chỉnh quan hệ này là TQQT, bởi quan hệ này có nguồn
gốc từ rất xa xưa lâu đời truyền thống, trong thời đại đó lại chưa có PL thành văn, trước
năm 1961 và năm 1963 (thế kỉ 20) cũng đã có những luật điều chỉnh quan hệ ngoại giao
lãnh sự. VD: Trong thời kì kháng chiến chống thực dân, Việt Nam đã dành nhiều quyền ưu
đãi cho những nhà ngoại giao đến với Việt Nam dựa trên các nghĩa vụ tập quán
- Các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự
+ bình đằng, không phân biệt đối xử => Xuất phát từ cơ sở pháp lí của nguyên tắc
“bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia”
Đây là quy phạm hay nguyên tắc ? đây là 1 nguyên tắc của luật ngoại giao lãnh sự
(tức là của 1 ngành riêng biệt) # nguyên tắc cơ bản của cả hệ thống PLQT => nguyên tắc
ngành phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của LQT, cụ thể là phải phù hợp với nguyên tắc
“bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia”.
Viên chức ngoại gia mặc dù chỉ là cá nhân giống bao người bình thường khác,
nhưng họ là đại diện cho 1 quốc gia, các quốc gia lại bình đằng với nhau, các chủ thể bình
quyền k thể xét xử lẫn nhau, cho nên họ được hưởng các quyền miễn trừ về tư pháp
Thế nào là “bình đẳng, k phân biệt đối xử” ? Là tư tưởng xuyên suốt trong việc
thiết lập và duy trì quan hệ ngoại giao lãnh sự. Muốn thiết lập quan hệ ngoại giao lãnh sự thì
các bên phải thỏa thuận, dựa trên các điều ước song phương / đa phương. Một nước cử đại
diện ngoại giao và phải được nước tiếp nhận chấp nhận. Nếu nước tiếp nhận bày tỏ quan
điểm k đồng ý, thì nước cử phải cử người khác => biểu hiện của việc k phân biệt đối xử
trong khi thiết lập quan hệ chính thức. Khi quan hệ đã diễn ra rồi thì cũng k được phân biệt
đối xử, giữa các nhà ngoại giao với nhau, giữa các cơ quan ngoại giao với nhau. Biểu hiện ở
chỗ, trong các buổi hội nghị gặp gỡ, các nhà ngoại giao đến từ các nước khác nhau, có cấp
độ khác nhau… đều được xếp ngồi theo hàng ngang hoặc theo vòng tròn.
+ Thỏa thuận => Có thể nói đây là hệ quả của nguyên tắc bình đẳng, k phân biệt đối
xử
+ có đi có lại. Không thể hiện cụ thể ở trong công ước và được thể hiện ở trong
thực tiễn, có nhiều vấn đề k được quy định trong công ước nhưng 1 quốc gia vẫn sẽ dành
quyền ưu đãi đó cho nước bên kia nếu đảm bảo được rằng trong trường hợp tương tự, nước

99
bên kia cũng sẽ dành quyền ưu đãi miễn trừ đó cho họ
+ tôn trọng các quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự và thành viên của những cơ quan này
+ tôn trọng PL, phong tục tập quán của nước tiếp nhận. Mặc dù đây k phải là luật
nhưng “nhập gia thì phải tùy tục” => quan hệ ngoại giao lãnh sự vừa có tính pháp lí, vừa có
tính đạo đức chính trị giữa các nước.
VD: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp đến HN, thường sẽ thực hiện những
hành vi tộn trọng phong tục tập quán của nước Việt Nam, như đi ăn bún chả HN….
- Quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự có sự khác nhau về cấp độ quan hệ, nhưng có
mối quan hệ qua lại với nhau:

Tiêu
Quan hệ ngoại giao Quan hệ lãnh sự
chí

Công nhận de-facto (mức độ thấp


Công nhận de-jure => thỏa
Cơ hơn de-jure => mới chỉ thiết lập quan hệ
thuận thiết lập quan hệ ngoại giao
sở lãnh sự mà chưa thiết lập quan hệ ngoại
đầy đủ và toàn diện nhất
giao)

Chỉ hoạt động trong 1 số khu vực và


1 số lĩnh vực (thường là quan hệ kinh tế,
Mọi lĩnh vực (kể cả an ninh, thương mại). (được ghi rõ trong Giấy
Phạ
quốc phòng, văn hóa …), trên chứng nhận lãnh sự )
m vi đại
toàn lãnh thổ VD: Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà
diện
Nẵng thì chỉ hoạt động tại Đà Nẵng (và
những tỉnh lân cận) và chỉ trong 1 số lĩnh
vực nhất định

Tính
Có tính chính trị, pháp lý Có tính hành chính, pháp lý
chất

Một cơ quan duy nhất (vì là đại Số lượng: Nhiều cơ quan: Tổng lãnh
diện ngoại giao của quốc gia), là sự quán => Lãnh sự quán => Phó lãnh sự
Số Đại sứ quán, hoặc Công sứ quán quán => Quản lý lãnh sự quán.
lượng hay Đại biện quán (có phạm vi đại Thông thường ở khu vực nào có đông
diện hẹp hơn Đại sứ quán). dân cư của nước mình sinh sống (trên
Người đứng đầu Đại sứ quán nước sở tại) thì sẽ đặt 1 lãnh sự quán ở

100
được gọi đầy đủ là Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền
đó.
Thường đặt trụ sở ở thủ đô của
nước tiếp nhận

Qua
Chỉ quan hệ với chính quyền địa
n hệ với Trực tiếp với chính quyền
phương, cá nhân pháp nhân hay doanh
chính TW của nước tiếp nhận (Chính
nghiệp. Nếu muốn quan hệ với cơ quan
quyền sở phủ, bộ Ngoại giao)
TW thì phải thông qua Đại sứ quán.
tại

Đại diện cho nước cử (khi 2


nước có tranh chấp, nước sở tại
thường triệu đại sứ của nước kia
đến để phản đối hoặc yêu cầu)
Chứ Có thể thực hiện cả chức Bảo vệ, bảo hộ cá nhân, pháp nhân
c năng năng lãnhh sự, giải quyết những nước mình tại nước sở tại
công việc mang tính chất hành
chính - pháp lí
VD: bảo hộ công dân (điều
3 CƯV năm 1961)

So sánh thành viên của cơ quan ngoại giao và của cơ quan lãnh sự :

Thành viên cơ quan ngoại giao Thành viên cơ quan lãnh sự

Gồm:
+ đại sứ: do nguyên thủ quốc gia bổ
Gồm:
nhiệm
+ tổng lãnh sự: do bộ trưởng ngoại giao bổ
+ công sứ: do nguyên thủ quốc gia bổ
nhiệm
nhiệm
+ lãnh sự: do bộ trưởng ngoại giao bổ nhiệm
+ đại biện: do bộ trưởng ngoại giao bổ
+ trưởng phòng lãnh sự của đại sứ quán
nhiệm
+ tham tán, bí thư, tùy viên lãnh sự
+ trưởng đoàn đại diện
+ tham tán, bí thư, tùy viên

101
Phân biệt: hàm, cấp, chức vụ:
+ cấp bậc ngoại giao: đại sứ, công sứ, đại Phân biệt: hàm, cấp, chức vụ:
biện + cấp bậc lãnh sự: tổng lãnh sự, lãnh sự,
+ hàm ngoại giao: đại sứ, công sứ, tham trưởng phòng lãnh sự
tán, bí thư, tùy viên + hàm lãnh sự: tổng lãnh sự, lãnh sự, tham tán,
+ chức vụ: đại sứ / công sứ đặc mệnh toàn bí thư, tùy viên
quyền, đại biện, trưởng đoàn đại diện (tại các + chức vụ: tổng lãnh sự, lãnh sự, trưởng phòng
tổ chức quốc tế liên chính phủ), tham tán, bí lãnh sự (của đại sứ quán), tham tán, bí thư, tùy viên
thư, tùy viên

Phân loại:
+ viên chức ngoại giao: là những người có Phân loại:
hàm, có cấp ngoại giao (phải được bổ nhiệm + viên chức lãnh sự (phải là công dân của
vào bậc, ngạch ngoại giao), có vai trò đại diện nước cử): là những người có hàm, có cấp lãnh sự
cho quốc gia (gọi là có thân phận ngoại giao, (phải được bổ nhiệm vào bậc, ngạch), có vai trò đại
được cấp hộ chiếu ngoại giao) diện cho quốc gia (gọi là có thân phận ngoại giao,
+ nhân viên hành chính – kỹ thuật: làm được cấp hộ chiếu ngoại giao)
việc trong cơ quan ngoại giao nhưng không + nhân viên hành chính – kỹ thuật (có thể là
được bổ nhiệm viên chức, không là đại diện công dân của nước sở tại): làm việc trong cơ quan
cho quốc gia, như phiên dịch, tài vụ, văn thư, lãnh sự nhưng không được bổ nhiệm viên chức,
… không đại diện cho quốc gia
+ nhân viên phục vụ: như bảo vệ, lái xe, + nhân viên phục vụ
nấu ăn, tạp vụ…

Đoàn ngoại giao:


+ theo nghĩa hẹp, đoàn ngoại giao gồm tất cả những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của
các nước khác tại nước nhận đại diện
+ theo nghĩa rộng: đoàn ngoại giao gồm tất cả những người có hộ chiếu ngoại giao và thẻ ngoại giao
do nước nhận đại diện cấp
Chức năng: Đoàn ngoại giao không phải là 1 tổ chức, không hoạt động hàng ngày, mà chỉ thực hiện
chức năng lễ tân trong hoạt động tại nước sở tại. Trưởng đoàn ngoại giao là người có cấp bậc ngoại giao
cao nhất và công tác lâu nhất ở nước sở tại. VD: Nhân ngày quốc khánh 2/9, đoàn ngoại giao tại Việt Nam,
đứng đầu là đại sứ Lào, người đã có 5 nhiệm kỳ tại Việt Nam (lâu nhất trong số các đại sứ) đứng đầu đã
đến phủ Chủ tịch nước chúc mừng nhân dân Việt Nam.

102
* Thành viên trong gia đình viên chức ngoại giao, sống trong cùng hộ có được hưởng
quyền ưu đãi miễn trừ ? Mức độ ưu đãi miễn trừ ?
Có được hưởng. Công ước quy định “Thành viên trong gia đình viên chức ngoại giao
nếu sống trong cùng hộ thì được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ như viên chức ngoại giao”.
Chú ý: Nếu vợ / chồng, con của viên chức ngoại giao có quốc tịch của nước sở tại, hoặc
thường trú tại nước sở tại thì sẽ không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ đó (vì nếu được
hưởng sẽ dẫn đến phân biệt đối xử giữa công dân với nhau)
* Bản chất của quan hệ ngoại giao – lãnh sự: Là quan hệ bình đẳng, thỏa thuận, có đi
có lại giữa các bên.
CÂU 40: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ
DÀNH CHO CƠ QUAN LÃNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN
NĂM 1963 VỀ QUAN HỆ LÃNH SỰ ?
Theo công ước viên năm 1963, cơ quan lãnh sự có các quyền ưu đãi và miễn trừ sau
đây:
* Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
Trụ sở của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm
Nước tiếp nhận không được phép vào khi chưa có sự đồng ý của người đứng đầu cơ
quan lãnh sự
Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hoặc thiên tai cần có biện pháp bảo vệ gấp rút thì có
thể giả định là người đứng đầu cơ quan lãnh sự đã đồng ý
=> Nước sở tại có thể vào trụ sở của cơ quan lãnh sự mà không cần sự cho phép của
người đứng đầu cơ quan lãnh sự trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hoặc thiên tai
* Quyền miễn thuế đối với trụ sở của cơ quan lãnh sự
Trụ sở cơ quan lãnh sự và nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự là viên chức lãnh
sự chuyên nghiệp do NN cử hoặc người thay mặt nước đó sở hữu hoặc thuê được miễn mọi
thứ thuế và lệ phí của NN, địa phương hoặc thành phố, trừ những khoản tiền phải trả cho
các công việc phục vụ
* Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu lãnh sự, bất cứ lúc nào và bất cứ
ở đâu
* Quyền tự do đi lại
Tất cả thành viên cơ quan lãnh sự được tự do di chuyển và đi lại trên lãnh thổ nước tiếp
nhận, trừ các khu vực cấm hoặc hạn chế đi lại vì lí do an ninh quốc phòng theo quy định của

103
nước tiếp nhận
* Quyền tự do liên lạc
Nước tiếp nhận cho phép và bảo vệ sự tự do liên lạc của cơ quan lãnh sự vì mọi mục
đích chính thức
Cơ quan lãnh sự có thể dùng mọi phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại
giao hoặc giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao hoặc túi lãnh sự và điện mật mã
Tuy nhiên, cơ quan lãnh sự chỉ có đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tín hiệu khi được
nước tiếp nhận đồng ý
Thư từ chính thức (thư từ phục vụ cho chức năng của cơ quan) của cơ quan lãnh sự là
bất khả xâm phạm
Túi lãnh sự không bị mở ra hoặc giữ lại. Tuy nhiên nếu các nhà chức trách có thẩm
quyền của nước tiếp nhận có lí do chính đáng để tin rằng, trong túi có chứa đựng những đồ
vật ngoài thư từ, tài liệu chính thức, thì họ có quyền yêu cầu mở túi trước mặt họ
CÂU 41: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ
DÀNH CHO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG
ƯỚC VIÊN NĂM 1961 VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO ?
* Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao: Là những quyền dành cho cơ quan đại diện
ngoại giao và các viên chức ngoại giao (kể cả cho vợ con họ nếu họ mang theo) và các nhân
viên khác làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao để họ làm tròn nhiệm vụ của mình.
* Công ước viên năm 1961 quy định cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng những
quyền ưu đãi miễn trừ sau:
+ Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
Trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm
Chính quyền nước tiếp nhận không được vào nếu không được sư đồng ý của người
đứng đầu cơ quan đại diện
Nước tiếp nhận có nghĩa vụ tiến hành các biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi
xâm nhập hoặc làm hư hại trụ sở cơ quan đại diện
Trụ sở, đồ đạc, tài sản và phương tiện đi lại ở cơ quan đại diện không thể bị lục soát,
tịch thu hoặc đem xử lí.
+ Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu
Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, bất kể
địa điểm và thời gian

104
+ Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao
Trong khi thực hiện chức năng của mình, túi ngoại giao và thư tín ngoại giao của cơ
quan đại diện ngoại giao không bị mở, không bị giữ
Nhưng, trong túi ngoại giao và thư tín ngoại giao đó chỉ được chứa đựng tài liệu ngoại
giao và đồ đạc dành cho việc sử dụng chính thức
+ Quyền miễn thuế và lệ phí
Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn các loại thuế và lệ phí đối với trụ sở của mình,
trừ các loại thuế gián thu hoặc các khoản thu về các dịch vụ cụ thể
Thuế gián thu là những loại thuế nhà nước không trực tiếp thu từ người nộp, mà thuế đó
được cộng luôn vào giá thành của các loại hàng hóa dịch vụ (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt…). Do đó rất khó để có thể xác định giá trị miễn giảm cho các cơ quan đại diện
ngoại giao khi họ tiến hành mua các sản phẩm có tính chất như vậy.
+ Quyền tự do thông tin liên lạc
Khi thực hiện chức năng của mình, cơ quan đại diện ngoại giao có thể sử dụng tất cả
các phương tiện liên lạc hợp pháp, kể cả giao thông viên ngoại giao và các điện tín bằng mật
mã hoặc bằng số liệu
+ Các quyền ưu đãi dành cho cơ quan đại diện trên cơ sở nguyên tắc “có đi có lại”
Quyền treo quốc huy, quốc kì: Việc treo quốc huy, quốc kì ở trụ sở cơ quan đại diện
ngoại giao đã trở thành tập quán quốc tế
Quyền ưu tiên: dành riêng chỗ ngồi danh dự trong những buổi giao tiếp long trọng
Quyền ưu tiên sử dụng công cụ điện tín, tự do nhận ấn phẩm mà không bị kiểm tra,
quyền cử hành lễ nghi trong trụ sở
Quyền miễn thuế và các công vụ khác`
CÂU 42: SO SÁNH QUYỀN ƯU ĐÃI MIỄN TRỪ DÀNH CHO CƠ QUAN ĐẠI
DIỆN NGOẠI GIAO VỚI QUYỀN ƯU ĐÃI MIỄN TRỪ DÀNH CHO CƠ QUAN
LÃNH SỰ ?

Tiêu chí Cơ quan đại diện ngoại giao Cơ quan lãnh sự

Giống - Cơ sở pháp lí ghi nhận các quyền ưu đãi và miễn trừ: Các quy định của PLQT
và PLQG….
- Mục đích: các quyền ưu đại này không nhằm tạo ra lợi thế riêng cho cá nhân
trong hoạt động ngoại giao, mà chính là những quyền mà các quốc gia giành cho nhau,

105
để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao
- Đều hưởng 1 số quyền ưu đãi và miễn trừ như nhau: Quyền tự do thông tin liên
lạc, quyền miễn thuế và lệ phí, quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ tài liệu, quyền bất
khả xâm phạm về thư tín (tuyệt đối)
- Bất khả xâm phạm tuyệt đối
- Chính quyền của nước sở tại không được - Bất khả xâm phạm tương
quyền vào cơ quan đại diện ngoại giao nếu k có đối. Trường hợp có hỏa hoạn, thiên
sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện tai hoặc tình thế cấp thiết khác,
Quyền
ngoại giao. nhà chức trách có thẩm quyền của
bất khả xâm
- Nước nhận đại diện có nghĩa vụ áp dụng quốc gia nhận đại diện có thể vào
phạm về trụ
mọi biện pháp thích hợp để trụ sở của cơ quan đại trụ sở của cơ quan lãnh sự mà
sở
diện ngoại giao k bị xâm hại không cần sự đồng ý của người
- Tuy nhiên trụ sở của cơ quan đại diện ngoại đứng đầu cơ quan lãnh sự đó
giao không được dùng vào những mục đích k phù => Không tuyệt đối
hợp với chức năng của cơ quan này
- Bất khả xâm phạm tuyệt đối
- Các tài sản là động sản hay BĐS cũng như
phương tiện đi lại không thể bị khám xét, trưng
dụng, tịch thu hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm
thi hành án
- hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại - Bất khả xâm phạm tương đối
diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, bất kể địa - Nước sở tại có thể trưng
Quyền
điểm nào và thời gian nào. mua, trưng dụng tài sản của cơ
bất khả xâm
- Ngay cả khi quan hệ ngoại giao của 2 bên quan lãnh sự vì lí do công ích hoặc
phạm về tài
bị cắt đứt, mà tài sản chưa kịp chuyển đi thì nước an ninh quốc phòng
sản
sở tại cũng không được quốc hữu hóa tài sản đó. - sau khi tịch thu thì phải đền
VD: Số nhà 300 Kim Mã => Hiện nay bị bỏ bù bằng 1 khoản hiện vật hợp lí
hoang do trước đây nó là trụ sở của Hungary,
nhưng mà bây giờ trụ sở của quốc gia này được
chuyển về 1 địa điểm khác, 300 Kim Mã chưa
được bàn giao lại cho Việt Nam => Không được
phép tiến hành các hoạt động lại khu đất này
Quyền - Có quyền treo quốc kì, quốc huy của nước - Quốc kì và quốc huy của
treo quốc kì, cử tại trụ sở cơ quan đại diện, kể cả trên nhà ở và nước cử được treo tại trụ sở cơ
quốc huy các phương tiện giao thông đi lại của người đứng quan lãnh sự, tại nhà ở và trên

106
phương tiện giao thông của người
đứng đầu cơ quan lãnh sự khi
phương tiện này được người đó sử
đầu cơ quan đại diện (kể cả việc công hay việc tư, dụng vào việc thi hành công vụ
treo 24/7) => Nếu người đứng đầu cơ
quan lãnh sự không phải đang đi
thi hành công vụ thì phương tiện đi
lại đó không được treo quốc kỳ
- Bất khả xâm phạm tuyệt đối
- Chính quyền sở tại không được phép mở
hoặc giữ túi trong mọi trường hợp
- Cho dù 2 bên có cắt đứt quan hệ ngoại giao
hay xảy ra chiến tranh thì cũng không được xâm
- Túi lãnh sự không bị mở ra
phạm đến hồ sơ, tài liệu, thư tín của cơ quan
hoặc giữ lại. Tuy nhiên nếu các
ngoại giao. Nước sở tại có trách nhiệm bảo mật
Túi nhà chức trách có thẩm quyền của
những hồ sơ, tài liệu, thư tín này. Sau khi 2 nước
ngoại giao / nước tiếp nhận có lí do chính đáng
thiết lập quan hệ ngoại giao trở lại thì trao trả cho
túi lãnh sự # để tin rằng, trong túi có chứa đựng
nước kia.
vali cá nhân những đồ vật ngoài thư từ, tài liệu
- Ngay cả khi vận chuyển vali hồ sơ, tài liệu,
chính thức, thì họ có quyền yêu
thư tín của cơ quan ngoại giao nước ngoài (bằng
cầu mở túi trước mặt họ
đường hàng không, đường bộ, đường biển, hay
đường thư tín) mà phát hiện ra hàng cấm (bằng
cách soi, chụp để kiểm soát an ninh) thì cũng
không được giữ lại để mở ra kiểm tra => Cho đi
qua hoặc gửi trả lại (kèm theo lí do)

=> Về cơ bản, số lượng quyền hưởng tương tự như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ hưởng

CÂU 43: TRÌNH BÀY NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ DÀNH
CHO VIÊN CHỨC NGOẠI GIAO THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM
1961 VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO ?
Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ sau:
* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Nhân viên ngoại giao không thể bị bắt hay bị giam giữ dưới bất kì hình thức nào
Chính phủ nước sở tại phải tiến hành các biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm

107
phạm thân thể, ngăn cản sự tự do hoặc xúc phạm nhân cách của viên chức ngoại giao
* Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà PL của nước sở tại quy định, trừ những lãnh thổ
có quy định riêng vì lí do an ninh và bí mật quốc gia, tự do sử dụng phương tiện giao thông,
thư tín, tài liệu, hồ sơ, vali ngoại giao của viên chức ngoại giao
* Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại
Nơi ở của viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm theo quy chế
ngoại giao
Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài liệu và thư tín ngoại
giao, tài sản và phương tiện đi lại
Hồ sơ, tài liệu của viên chức ngoại giaolà bất khả xâm phạm dù nó được đang ở đâu và
bất kì lúc nào
Hòm thư ngoại giao chỉ đựng các tài liệu chính thức dùng trong quan hệ ngoại giao.
Hòm thư ngoại giao không bị giữ, không phải giữ bí mật nơi đặt hòm thư.
Viên chức ngoại giao phải tôn trọng PL của quốc gia sở tại. Không được lợi dụng quyền
ưu đãi và miễn trừ để vi phạm PL của nước sở tại. Nếu đại diện ngoại giao vi phạm, nước sở
tại có quyền yêu cầu quốc gia cử đại diện ngoại giao triệu hồi đại diện ngoại giao.
* Quyền miễn trừ tư pháp của nước sở tại, bao gồm:
Quyền miễn trừ xét xử về hình sự một cách tuyệt đối
Xử lí về hành chính và quyền miễn trừ xét xử về dân sự, trừ 3 trường hợp sau:
+ Kiện về bất động sản thuộc sở hữu riêng của viên chức ngoại giao trên lãnh thổ nước
sở tại
+ Kiện về thừa kế, trong đó có viên chức ngoại giao là người thực hiện di chúc, quản lí
di chúc, người thừa kế hoặc người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, với tư cách cá
nhân
+ Kiện về bất kì nghề tự do hoặc hoạt động thương mại nào của viên chức ngoại giao
ngoài những chức năng chính của họ ở nước tiếp nhận (kiếm thêm thu nhập)
* Quyền được miễn thuế
Viên chức ngoại giao được miễn mọi loại thuế và lệ phí
Trừ thuế và lệ phí đối với BĐS riêng nằm trên lãnh thổ nước tiếp nhận (nếu viên chức
ngoại giao không sở hữu BĐS trên danh nghĩa nước cử đi để phục vụ cho cơ quan đại diện)
+ Thuế và lệ phí đối với các dịch vụ cụ thể
* Quyền ưu đĩa và miễn trừ về hải quan

108
Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan đối với những đồ dùng cá nhân
của họ và thành viên gia đình họ
Hành lí của viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ khi có cơ sở khẳng
định rằng, trong hành lí chứa đựng những đồ vật không dùng vào công việc của cơ quan đại
diện ngoại giao, không dùng cho nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của các thành viên gia
đình hoặc đồ vật mà nước tiếp nhận cấm nhập khẩu / xuất khẩu.
=> Khi đó, chỉ được tiến hành khám xét trước sự chứng kiến của viên chức ngoại giao
hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ.
LƯU Ý: Những quyền ưu đãi và miễn trừ trên cũng được dành cho các thành viên trong
gia đình viên chức ngoại giao, nếu họ không phải công dân nước sở tại
CÂU 44: TRÌNH BÀY NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ DÀNH
CHO VIÊN CHỨC LÃNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM
1963 VỀ QUAN HỆ LÃNH SỰ ?
* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội
nghiêm trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.
Viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất kì hình thức nào,
trừ khi phải thi hành 1 số quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp
=> So với quyền ưu đãi và miễn trừ hình sự của viên chức ngoại giao, thì quyền miễn
trừ tư pháp về hình sự của viên chức lãnh sự hẹp hơn: Nhân viên lãnh sự có thể bị bắt giữ
trong những điều kiện nhất định >< trong khi đó, viên chức ngoại giao được hưởng quyền
miễn trừ tư pháp hình sự 1 cách tuyệt đối
Nước sở tại có nghĩa vụ phải nhanh chóng thông báo cho người đứng đầu cơ quan lãnh
sự khi có 1 cán bộ của lãnh sự bị bắt giữ
Viên chức lãnh sự có nghĩa vụ phải đến tòa án khi có giấy gọi, có nghĩa vụ phải làm
nhân chứng trước tòa khi được triệu tập. Tuy nhiên có quyền từ chối đưa ra lời khai về
những vấn đề liên quan đến chức năng lãnh sự của họ hay đến tài liệu của lãnh sự quán hoặc
để giải thích về PL của nước mình. Còn trong những trường hợp khác, họ không có quyền
khước từ làm nhân chứng.
* Quyền miễn trừ xét xử
Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không phải chịu sự xét xử tư pháp hoặc hành
chính của quốc gia tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự. Trừ

109
trường hợp đối với vụ kiện dân sự:
+ xảy ra vì 1 hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc 1 nhân viên lãnh sự kí kết mà
không phải rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được ủy quyền của nước cử
để kí kết
+ do một bên thứ 3 tiến hành về thiệt hại do 1 tai nạn xe cộ, tàu thủy hoặc tàu bay xảy ra
ra tại nước tiếp nhận
* Quyền miễn thuế
Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và các thành viên trong gia đình của họ được miễn
mọi thứ thuế và lệ phí về nhân thân hay tài sản do NN địa phương hoặc thành phố thu, trừ lệ
phí về các dịch vụ cụ thể
Các nhân viên phục vụ của cơ quan lãnh sự được miễn thuế và lệ phí đối với tiền công
phục vụ của họ
* Quyền miễn thuế quan và miễn kiểm tra hải quan
Viên chức lãnh sự và các thành viên của gia đình họ được hưởng quyền miễn thuế quan
và miễn kiểm tra hải quan đối với đồ dùng cá nhân mang theo vào nước tiếp nhận
Hành lí cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và của thành viên gia đình cùng sống
trong 1 hộ, được miễn kiểm tra hải quan, trừ trường hợp có cơ sở để xác định rằng trong
hành lí có chứa đồ vật không thuộc đồ dùng cá nhân của viên chức lãnh sự và thành viên gia
đình họ, cũng như đồ vật mà PL của nước tiếp nhận cấm nhập / xuất khẩu, hoặc những đồ
vật phải tuân theo quy định về phòng dịch.
CÂU 45: SO SÁNH QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ DÀNH CHO THÀNH VIÊN
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO VÀ THÀNH VIÊN CƠ QUAN LÃNH SỰ ?

Tiêu chí Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự

- Cơ sở pháp lí: Quy định của PLQT và PLQG


- Mục đích: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cơ quan ngoại giao và cơ
Giống quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình
- Đều được hưởng 1 số quyền ưu đãi và miễn trừ như nhau: Quyền tự do
thông tin liên lạc, quyền miễn thuế và lệ phí….
Quyền bất khả - bất khả xâm phạm về thân thể 1 - Bất khả xâm phạm về thân
xâm phạm về thân cách tuyệt đối. Họ k thể bị bắt / tạm giam / thể 1 cách tương đối
thể tạm giữ dưới bất kì hình thức nào. - viên chức lãnh sự có thể bị
- nước nhận đại diện phải đối xử 1 bắt hoặc bị tạm giam khi phạm tội

110
cách trọng thị và thực hiện các biện pháp
nghiêm trọng theo PL của nước sở
thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm
tại, HOẶC phải thi hành 1 bản án
thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức
HOẶC quyết định của tòa án
ngoại giao
Quyền miễn - viên chức lãnh sự chỉ được
- miễn trừ tuyệt đối
trừ xét xử hình sự miễn trừ hình sự và hành chính khi
VD: nếu vi phạm giao thông cũng
và xử phạt hành thi hành công vụ, trừ trường hợp
không bị phạt
chính phạm tội nghiêm trọng
- miễn trừ dân sự không tuyệt đối:
nếu cố tình tham gia vào các cuộc phiêu
lưu mạo hiểm, hay cố ý tham gia vào các - không được miễn trừ dân sự
Quyền miễn
tranh chấp tài sản tư (không với tư cách là nếu vụ việc xảy ra không với tư
trừ dân sự
viên chức ngoại giao) thì vẫn có thể là cách là viên chức lãnh sự
nguyên đơn hoặc bị đơn (tức là vẫn có thể
ra tòa)
- không bắt buộc phải ra làm chứng
tại cơ quan hành pháp và tư pháp của - có thể được mời tham gia
Nghĩa vụ làm nước nhận đại diện quá trình tiến hành tố tụng về tư
chứng - chính quyền sở tại về nguyên tắc, pháp hoặc hành chính với tư cách
không được áp dụng bất kì biện pháp hành là nhân chứng
chính nào với họ
Bất khả xâm phạm về nhà ở tương tự
Quyền bất khả như trụ sở Không được hưởng quyền
xâm phạm về nhà ở Chỉ áp dụng với người đứng đầu cơ miễn trừ này
quan đại diện ngoại giao

Vì sao các quyền ưu đãi miễn trừ bên ngoại giao lại được hưởng ở mức độ cao hơn
so với lãnh sự ? Đều là 2 cơ quan thực hiện chức năng đối ngoại của 1 quốc gia trên lãnh
thổ của quốc gia khác. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao nhiều hơn và quan trọng
hơn (thực hiện tất cả các chức năng, kể cả kí kết ĐƯQT, đàm phán, bảo hộ công dân… =>
chức năng mang tính chất chính trị - pháp lí) so với chức năng của cơ quan lãnh sự (chỉ
mang tính chất thủ tục giấy tờ, hành chính - pháp lí: cấp phép visa, bảo hộ công dân, đăng kí
kết hôn…) => Cơ quan hay thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao sẽ được hưởng ở cấp
độ cao hơn cơ quan hay thành viên của cơ quan lãnh sự.

111
CÂU 46: SO SÁNH QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA TỔ
CHỨC QUỐC TẾ VỚI QUỐC GIA?

CÂU 47: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ? CHO VÍ DỤ MINH HỌA?

CÂU 48: PHÂN BIỆT TỘI PHẠM QUỐC TẾ VỚI TỘI PHẠM HÌNH SỰ
CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ?

Tội phạm quốc tế Tội phạm hình sự có tính chất quốc tế

- Chủ thể tội phạm là cá nhân giữ cương vị - chủ thể tội phạm là cá nhân bất kì, không
nhất định như nguyên thủ quốc gia, người đứng nhất thiết phải là người giữ cương vị nhất định
đầu chính phủ, tướng lĩnh quân đội… như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính
phủ, tướng lĩnh quân đội…
- hành vi phạm tội của cá nhân có quan hệ - hành vi phạm tội của cá nhân không có
trực tiếp với hành vi vi phạm PLQT của quốc gia liên hệ với hành vi của quốc gia
- hành phạm tội chỉ làm phát sinh trách
nhiệm hình sự của cá nhân
Nếu đằng sau vụ khủng bố xuyên quốc gia
có sự giúp sức của 1 quốc gia nào đó, như huấn
luyện quân sự, cung cấp vũ khí… thì khi đó mới
- hành vi phạm tội làm phát sinh trách phát sinh trách nhiệm pháp lí quốc tế của quốc gia
nhiệm kép: trách nhiệm hình sự quốc tế của cá đứng đằng sau. VD: Trong Vụ Nicaragua và
nhân và trách nhiệm pháp lí quốc tế của quốc gia Mỹ - Mỹ đã có hành vi huấn luyện vũ trang, trang
thiết bị và tài trợ tài chính và cung cấp nhóm vũ
trang chống chính phủ, đã khuyến khích, hỗ trợ
và trợ giúp các hoạt động quân sự và bán quân sự
chống lại Nicargua, đã đặt mìn ở nội thủy và lãnh
hải của Nicaragua.
- cá nhân là tội phạm quốc tế bị TNHS dựa - mặc dù được quy định trong các ĐƯQT
trên cơ sở LQT, xét xử tại tòa án quốc tế được hữu quan, nhưng thẩm quyền tài phán đối với tội
thành lập theo quy định của LQT hoặc bị truy cứu phạm có tính chất quốc tế thuộc về cơ quan tài
TNHS dựa trên cơ sở LQG và do tòa án hình sự phán quốc gia và luật được áp dụng cũng là LQG
quốc gia xét xử

112
VD: buôn người, buôn bán ma túy hay
VD: Tội diệt chủng, chống loài người, xâm
khủng bố xuyên quốc gia ….
lược và tội phạm chiến tranh

Dẫn độ Chuyển giao người bị kết án

- mục đích nhân đạo, tạo ra môi trường tốt


- mục đích: TNHS hoặc thi hành bản án đã hơn cho người thi hành bản án (do khác biệt về
có hiệu lực đối với cá nhân => không phải vì mục ngôn ngữ, phong tục, thức ăn, sự trông nom của
đích nhân đạo người thân… )
- điều kiện: chỉ cần có sự đồng ý của nước - phải đc sự đồng ý của người có nhu cầu
yêu cầu / nước được yêu cầu dẫn độ, không cần ý chuyển giao
kiến của người phạm tội - Quốc gia XX là quốc gia nhận được yêu
- quốc gia XX: quốc gia đưa ra yêu cầu cầu từ người phạm tội có nhu cầu chuyển giao (đã
có bản án rồi)

Tội diệt chủng: Bất kì 1 hành vi nào được


thực hiện nhằm tiêu diệt toàn bộ hay 1 bộ phận Tội chống lại loài người: hành vi tấn công
nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo => có hệ thống, trên diện rộng nhằm vào “một cộng
hành vi này có tính chất xâm hại đến tính mạng, đồng dân thường”.
sức khỏe, tự do thân thể của “nhóm người”.
Tội ác chiến tranh: Là hành vi vi phạm pháp Tội xâm lược: Là việc sử dụng lực lượng vũ
luật quốc tế nghiêm trọng trong việc áp dụng trang được tiến hành bởi 1 quốc gia, xâm phạm
xung đạt vũ trang xâm phạm trực tiếp tới quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập về
nhân đạo của con người và gây hậu quả rất chính trị của 1 quốc gia khác theo bất kì hình thức
nghiêm trọng cho kinh tế, chính trị và loài người. nào trái với Hiến chương của LHQ

Có những loại tòa án hình sự quốc tế nào ?


+ Tòa được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia với nhau: Tòa
Nurembeg và Tokyo, Tòa ICC
+ Tòa được thành lập dựa trên cơ sở Nghị quyết của HĐBA: Tòa Ruwanda và Tòa
Nam tư cũ
+ Tòa hỗn hợp (sự thỏa thuận giữa LHQ và các quốc gia có liên quan): Tòa ECCC

113
(Tòa Campuchia), Tòa Sierra Leone.

Phạm vi thầm quyền tài phán ?


+ theo lãnh thổ:
Các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên, không phụ thuộc vào quốc
tịch của người phạm tội
Các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ quốc gia không thành viên khi quốc gia không thành
viên đó chấp nhận thẩm quyền tài phán của Tòa ICC trên cơ sở một thỏa thuận Adhoc giữa
quốc gia không thành viên đó với Tòa ICC.
+ theo quốc tịch
Người phạm tội là công dân của quốc gia thành viên hoặc quốc gia chấp nhận thẩm
quyền tài phán của ICC
+ nguyên tắc an ninh quốc gia: quốc gia là khách thể bị hành vi phạm tội xâm hại, an
ninh độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị phương hại do hành vi phạm tội, không phụ thuộc vào
quốc tịch, địa điểm thực hiện tội phạm.
+ Nguyên tắc phổ quát: Quốc gia nơi người phạm tội đang hiện diện, không phụ thuộc
vào địa điểm thực hiện tội phạm, quốc tịch hoặc các nguyên tắc phân định thẩm quyền tài
phán khác.
Tòa án hình sự quốc tế chỉ có thẩm quyền bổ sung ?
Điều 1 quy chế tòa án ICC quy định: “Tòa án hình sự quốc tế được thành lập theo quy
chế Rome này là sự bổ sung cho quyền tài phán hình sự quốc gia”
Tòa án quyết định không thu lí vụ việc nếu: Vụ việc đã được 1 quốc gia có quyền tài
phán điều tra hoặc truy tố
CÂU 49: TRÌNH BÀY NỘI DUNG CỦA CÁC NGUYÊN TẮC DẪN ĐỘ
TỘI PHẠM?
- Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lí, được thực hiện giữa các quốc gia hữu
quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) dựa trên cơ sở các quy định của
LQT, trong đó quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện
trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu TNHS hoặc thi hành
bản án đã có hiệu lực đối với cá nhân đó
- đặc trưng của dẫn độ tội phạm
+ chủ thể thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm: các quốc gia

114
+ Cơ sở pháp lí: PLQG (trong trường hợp không có điều ước), ĐƯQT (song
phương, đa phương khu vực, đa phương toàn cầu…)
+ mục đích: chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc
gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu TNHS hoặc thi hành bản án có hiệu lực PL đối với cá
nhân đó
+ đối tượng của hoạt động dẫn độ tội phạm: cá nhân thực hiện tội phạm là công dân
của 1 quốc gia, đang hiện diện trên lãnh thổ của 1 quốc gia khác
- Phương thức dẫn độ:
+ thỏa thuận cụ thể về danh mục các loại tội phạm cần dẫn độ
+ dựa vào tính chất nghiêm trọng và khung hình phạt là căn cứ xác định tội phạm
phải dẫn độ
+ phương thức hỗn hợp
- nguyên tắc
+ nguyên tắc có đi có lại: quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ tiến hành các hoạt
động dẫn độ tội phạm, nếu nhận được sự đảm bảo chắc chắn từ phái quốc gia yêu cầu rằng,
trong trường hợp tương tự thì quốc gia này cũng sẽ thực hiện việc dẫn độ cho quốc gia đối
tác hữu quan theo yêu cầu.
VD: Luật tố tụng hình sự Ba Lan quy định “Ba Lan sẽ không dẫn độ tội phạm cho
các quốc gia nước ngoài nào không đảm bảo nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ dẫn độ
giữa 2 quốc gia”
+ nguyên tắc định danh kép: cá nhân bị dẫn độ chỉ khi hành vi của người này
được định danh là hành vi phạm tội theo quy định của PL cả 2 nước (quốc gia yêu cầu dẫn
độ và quốc gia được yêu cầu dẫn độ)
=> Nguyên tắc quan trọng nhất, nếu không thỏa mãn nguyên tắc này thì sẽ
không tiến hành dẫn độ kể cả khi có ĐƯQT.
VD: Luật hình sự Ba Lan quy định “Ba Lan sẽ không dẫn độ, nếu theo PL của quốc
gia yêu cầu, hành vi phạm tội sẽ bị trừng phạt ở mức án tù dưới 1 năm hoặc thấp hơn”
+ Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình: quốc gia được yêu cầu dẫn độ
có quyền từ chối việc dẫn độ tội phạm nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình (cá
nhân mang 2 hay nhiều quốc tịch phạm tội trên chính lãnh thổ của quốc gia mà họ mang
quốc tịch).
Tuy nhiên, nếu quốc gia được yêu cầu không dẫn độ công dân nước mình, thì quốc

115
gia này phải có nghĩa vụ chuyển giao vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền của nước mình để
tiến hành xét xử người bị yêu cầu dẫn độ, đồng thời, thông báo cho quốc gia yêu cầu dẫn độ
được biết.
Trong thực tiễn, PL của 1 số quốc gia lại duy trì quan điểm đối lập: Áo, Anh, Ấn
Độ. Họ cho phép dẫn độ công dân nước mình cho nước ngoài xét xử kèm theo 1 số điều
kiện như sau: Cần phải có ĐƯQT trên nguyên tắc có đi có lại, quốc gia đối tác cũng cần
phải duy trì thực tiễn này trong quy định PL và thực tế XX của mình.
Đối với nhóm người k có quốc tịch: việc dẫn độ được thực hiện theo quan điểm
đánh giá của quốc gia, nơi cá nhân này đang cư trú và sinh sống => Quyền lực tối cao của
quốc gia trong quan hệ đối nội / đối ngoại
Đối với cá nhân có hai hay nhiều quốc tịch: được quốc gia mà họ mang quốc tịch
bảo hộ như đối với công dân sở tại
Đối với công dân của nước thứ ba: LQT không bắt buộc quốc gia phải có nghĩa vụ
dẫn độ trong trường hợp này. Thực tế đã có nhiều quốc gia tiến hành dẫn độ tội phạm là
công dân của nước thứ ba: Nga dẫn độ công dân VN bị cáo buộc có hành vi giết người tại
Beclin cho Đức
Nếu nhiều quốc gia cùng yêu cầu dẫn độ đối với một cá nhân đang hiện diện trên
lãnh thổ của 1 quốc gia nhất định: Quyền ưu tiên dẫn độ tội phạm cho quốc gia nơi tội phạm
đc thực hiện có tính chất nghiêm trọng hơn, hoặc quốc gia gửi yêu cầu dẫn độ đến đầu
tiên…
Ngoại lệ: các cá nhân phạm tội ác quốc tế phải bị dẫn độ cho dù họ có là công dân
của nước được yêu cầu. Các nước phải có nghĩa9 vụ dẫn độ công dân đó cho nước ngoài
XX. Điều này xuất phát từ tính chất cực kì nghiêm trọng của loại hình tội phạm quốc tế đối
với sự ổn định và phát triển của nhân loại.
+ nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị: Các quốc gia sẽ không dẫn độ
trong trường hợp cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là tội phạm chính trị. Tuy nhiên cho đến nay
vẫn chưa có sự thống nhất trong việc giải thích tính chất chính trị của hành vi phạm tội.
Trên thực tế, việc xác định tính chất chính trị của tội phạm hoàn toàn phụ thuộc vào quan
điểm, chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn.
VD: Hành vi kêu gọi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kích động thực hiện
các hoạt động vũ trang chống chính trị, sát hại các chính khách của đảng phái đối lập, đốt
phá các kho vũ khí, các khu dân cư nhằm mục đích bạo loạn…

116
Ngoại lệ: Thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ hoặc
các nhà lãnh đạo cấp cao khác không được hưởng quyền “không bị dẫn độ” sau khi đã thực
hiện hành vi phạm tội. => cá nhân phạm tội đã đe dọa đến sự ổn định của quốc gia nên phải
gánh chịu sự trừng phạt công minh
CÂU 50: PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG DẪN ĐỘ TỘI
PHẠM?
Thứ nhất, không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án đối với tội phạm khác
Trong trường hợp này, quốc gia yêu cầu dẫn độ chỉ được phép tiến hành XX tội phạm
bị dẫn độ đối với hành vi phạm tội là cơ sở để dẫn độ, quốc gia này không được phép XX
các hành vi tội phạm khác mà cá nhân đã thực hiện trong quá khứ. Nếu điều kiện này không
được đảm bảo tôn trọng, quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối không dẫn độ tội
phạm. Điều này đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người bị dẫn độ, loại trừ
được khả năng quốc gia yêu1 cầu dẫn độ sẽ tiến hành XX cá nhân không đúng với tội danh
đã được ghi trong yêu cầu dẫn độ, mà XX về tội phạm khác nhằm mục đích phục vụ cho
quyền lợi chính trị hoặc tôn giáo.
Thứ hai, không dẫn độ nếu án tử hình sẽ được áp dụng theo luật của quốc gia yêu
cầu dẫn độ
Hiện nay có 1 số quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình trong PLQG như: Nhật Bản,
Mỹ, Việt Nam… trong khi nhiều nước như Đức, Canada… đã loại bỏ án tử hình ra khỏi
pháp luật nước mình. Vì vậy, trong quy định liên quan đến dẫn độ tội phạm của LQT hay
LQG của các nước không còn áp dụng hình phạt tử hình, đều sẽ không dẫn độ tội phạm nếu
phát sinh khả năng thực tế án tử hình sẽ được áp dụng theo PL của quốc gia yêu cầu dẫn độ
đối với cá nhân bị dẫn độ.
=> Nước được yêu cầu sẽ chấp nhận dẫn độ nếu quốc gia yêu cầu đảm bảo rằng cá nhân
đó sẽ không bị kết án tử hình hoặc mức án tử hình sẽ không được thực hiện trên thực tế
=> Điều này phát sinh từ chính sự khác biệt giữa các hệ thống PL của các quốc gia.
Thứ ba, các trường hợp không dẫn độ khác
Các trường hợp này có thể được các quốc gia thỏa thuận nhất trí và quy định trong
ĐƯQT hoăc các quốc gia tự ghi nhận trong luật của nước mình

INTERPOL ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
PHẠM ?

117
Tổ chức cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) là tổ chức quốc tế liên chính phủ được
thành lập ngày 7/9/1923. Interpol bao gồm 194 quốc gia thành viên với mục đích kết nối lực
lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên thông qua hoạt động hỗ trợ, cung cấp, chia sẻ
thông tin nhằm ngăn ngừa, trấp áp các loại tội phạm trên toàn cầu. Interpol hoạt động dựa
trên nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ và chỉ hướng
tới tội phạm hình sự, chủ yếu là tội phạm khủng bố, tội phạm công nghệ cao và các loại tội
phạm có tổ chức
Vai trò của Interpol đối với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm được thể hiện
qua:
+ hỗ trợ, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan cảnh sát hình sự của các quốc gia thành
viên
+ tiếp nhận, phân tích thông tin, phát hiện các lệnh truy nã trên trang thông tin Interpol
Truy tìm dấu viết tội phạm, truy vết tài sản có giá trị bị đánh cắp thông qua các bảng mã
màu thông báo của Interpol
VD: năm 2019, Interpol đã triển khai đội IRT để hỗ trợ các cơ quan chức năng Pháp
kiểm tra các đối tượng dựa trên cơ sở nhận dạng vân tay và khuôn mặt của Interpol, giúp bắt
giữ 22 đối tượng có quốc tịch Mỹ, bị tình nghi tổ chức các vụ đột nhập và rửa tiền, trộm cắp
ở khu vực châu Âu.
+ tổ chức các Hội nghị hợp tác, Hội nghị tập huấn quốc tế đấu tranh phòng chống tội
phạm trên quy mô toàn cầu.
=> Interpol không có thẩm quyền trong hoạt động dẫn độ mà chỉ là trung gian để truyền
gửi thông tin tội phạm đến các quốc gia trên thế giới để hỗ trợ truy tìm tội phạm. Bản thân
nó chỉ là phối hợp hoạt động giữa cơ quan cảnh sát của các nước mà thôi, không tiến hành
bắt giữ hay dẫn độ tội phạm.
CÂU 51: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH
CHẤP QUỐC TẾ? CHO VÍ DỤ MINH HỌA?
Trang 298 sách hướng dẫn
CÂU 52: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUỐC TẾ TRONG KHUÔN KHỔ LIÊN HỢP QUỐC?
Trang 303 sách hướng dẫn s
CÂU 53: NÊU ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN TÀI
PHÁN QUỐC TẾ?

118
Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể
Luật Quốc tế, nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh
chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể nhằm củng cố và duy trì trật tự pháp
lý quốc tế.
Nhìn chung, các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu dưới ba dạng là Tòa án quốc
tế, Trọng tài quốc tế, ngoài ra còn tồn tại một số cơ quan tài phán được thành lập trong
khuôn khổ các tổ chức quốc tế.
Đặc điểm:
Thứ nhất, về sự hình thành, CQTPQT hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể
luật quốc tế; trong đó, chủ yếu là quốc gia. Điều này có nghĩa là, CQTPQT không được hình
thành, không hoạt động trên cơ sở quyền lực nhà nước và không nhân danh bất kỳ quốc gia
nào. Đây thực chất chỉ là một thiết chế do các chủ thể của luật quốc tế, chủ yếu là quốc gia
thỏa thuận xây dựng nên nhằm GQTC phát sinh giữa những chủ thể này trong quan hê quốc
tế. Đây chính là sự khác biệt về bản chất giữa CQTPQT và cơ quan tài phán quốc gia. Do
được hình thành trên cơ sở thỏa thuận nên tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động của
cơ quan này như thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, trình tự, thủ tục tố tụng… sẽ do các chủ thể
của luật quốc tế thỏa thuận quyết định và ghi nhận trong các ĐƯQT cũng như nội quy, quy
chế với ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của CQTPQT. Chẳng hạn, ICJ
được thành lập trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) (Chương XIV) và được tổ
chức, hoạt động theo Quy chế, Nội quy của Tòa; trong đó, Hiến chương LHQ quy định rõ
chức năng, vị trí và mối quan hệ của Tòa với các cơ quan khác của LHQ; Quy chế, Nội
quy ghi nhận cụ thể về tổ chức, quyền hạn cũng như thủ tục tiến hành các quyền hạn của
Tòa.
Thứ hai, về thẩm quyền,CQTPQT không có thẩm quyền đương nhiên. Đặc điểm này
thực chất cũng xuất phát từ đặc điểm đầu tiên, đó là bản chất của CQTPQT không phải là cơ
quan trong bộ máy nhà nước của quốc gia, nên thẩm quyền của CQTPQT không bắt nguồn
từ quyền lực nhà nước cũng như không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của quốc
gia. CQTPQT chỉ có thẩm quyền khi được các bên tranh chấp chấp nhận và cũng chỉ được
giải quyết những nội dung trong phạm vi mà các bên yêu cầu. Nói cách khác, vì là một thiết
chế do các chủ thể thành lập ra để giải quyết tranh chấp nên chỉ khi nào được các bên tranh
chấp yêu cầu, thông qua sự chấp nhận thẩm quyền, CQTPQT mới có thẩm quyền giải quyết
vụ tranh chấp. Sự chấp nhận này có thể được thể hiện bằng nhiều cách thức, trong đó phổ

119
biến là thông qua các tuyên bố, các thỏa thuận đặc biệt chấp nhận thẩm quyền hoặc chấp
nhận theo quy định của ĐƯQT.
Thứ ba, về giá trị pháp lý của phán quyết và luật áp dụng để GQTC tại CQTPQT: Phán
quyết của các CQTPQT có giá trị chung thẩm và bắt buộc với các bên tranh chấp. Điều này
có nghĩa là, phán quyết của các CQTPQT là kết quả GQTC cuối cùng và các bên không thể
kháng cáo lên bất kỳ một cơ quan nào khác. Đồng thời, các bên tranh chấp có nghĩa vụ pháp
lý phải thi hành đầy đủ phán quyết đã được đưa ra. Bên cạnh đó, để bao đảm phù hợp với
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, cũng như đảm bảo sự công bằng cho
các bên, CQTPQT sẽ áp dụng luật quốc tế, bao gồm cả luật hình thức và luật nội dung để
GQTC. Trong đó, luật hình thức là các quy tắc, thủ tục tố tụng được ghi nhận trong các
ĐƯQT và nội quy, quy chế của CQTPQT; luật nội dung là các quy định của luật quốc tế
làm cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề trong vụ tranh chấp. Tuy nhiên, trong trường hợp
các bên tranh chấp GQTC theo phương thức trọng tài, tòa trọng tài có thể áp dụng luật quốc
gia để giải quyết nếu các bên chấp nhận áp dụng luật quốc gia.
Thứ tư, về địa vị pháp lý, từ thực tiễn hình thành, tồn tại và phát triển của các thiết chế
tài phán quốc tế, có thể thấy, mặc dù các CQTPQT hiện nay có cùng chức năng GQTC quốc
tế, nhưng địa vị pháp lý không giống nhau, cụ thể:
- Cơ quan tài phán tồn tại hoàn toàn độc lập: thuộc nhóm này là các thiết chế tài phán
như Tòa PCA; Tòa án Luật Biển; Trọng tài Luật Biển.... Cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt
động của những thiết chế này là các ĐƯQT được các quốc gia thỏa thuận ký kết. Các
ĐƯQT này xác định rõ chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động.... của
những cơ quan nêu trên.
- Cơ quan tài phán tồn tại với tư cách là một trong những cơ quan của tổ chức quốc tế
liên chính phủ: thuộc nhóm này chính là ICJ, CJEU… Mặc dù là thiết chế tài phán, nhưng
xét về bản chất, những cơ quan này cũng chỉ là cơ quan thuộc cơ cấu tổ chức của một tổ
chức quốc tế liên chính phủ. Chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức… cũng như quan hệ
giữa cơ quan tài phán với các cơ quan khác thuộc tổ chức quốc tế đó cũng được xác định rõ
trong các ĐƯQT có liên quan.

Cơ quan tài phán quốc tế Cơ quan tài phán quốc gia

Cơ quan tài phán quốc tế được hình thành bởi Cơ quan tài phán quốc gia là cơ quan do quốc
sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật gia đó thành lập nhằm thực hiện chức năng giải

120
quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết
quyết các tranh chấp phát sinh theo một trình tự,
bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy
thủ tục nhất định do quy phạm pháp luật quy
sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ
định.
luật quốc tế
Cơ quan tài phán quốc gia có những chức năng
sau: Với Tòa án, chức năng quan trọng nhất của
nó là xét xử. Đối với trọng tài, chức năng của nó
Cơ quan tài phán quốc tế có chức năng nổi bật
là giải quyết các tranh chấp. Cơ quan tài phán
nhất là giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa
quốc gia không có chức năng giải thích luật như
các quốc gia hoặc tư vấn, giải thích pháp luật…
ở một số cơ quan tài phán quốc tế; cơ quan tài
Cơ quan tài phán quốc tế không có thẩm quyền
phán quốc gia chỉ giải quyết các tranh chấp do
đương nhiên
chủ thể của luật quốc gia gây nên…
Thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc gia là
đương nhiên và theo luật định.
Các chủ thể đó có quyền kháng cáo đối với
Phán quyết có giá trị chung thẩm, phán quyết của cơ quan tài phán quốc gia khi
không đồng ý với phán quyết đó

CÂU 54: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHỨC NĂNG VÀ THẨM
QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ CỦA LIÊN HỢP QUỐC?
Chức năng:
+ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia
+ tư vấn; chủ thể có thẩm quyền đưa ra yêu cầu tư vấn là đại hội đồng, hội đồng bảo an
và các tổ chức chuyên môn thuộc LHQ nếu được đại hội đồng cho phép
=> kết luận tư vấn k có giá trị ràng buộc
Thẩm quyền: ICJ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên tất cả các
lĩnh vực mà chủ yếu là tranh chấp về biên giới và lãnh thổ. Chỉ có các quốc gia mới có
quyền kiện ra ICJ để giải quyết tranh chấp; các quốc gia đó có thể là:
+ các quốc gia là thành viên của LHQ
+ các quốc gia không phải thành viên của LHQ nhưng chấp nhận quy chế ICJ
Các phương thức xác lập thẩm quyền của tòa ICJ: Các quốc gia có thể chấp nhận
thẩm quyền của tòa bằng 1 trong các phương thức sau
+ chấp nhận trước thẩm quyền của tòa theo ĐƯQT (nếu các quốc gia k bảo lưu điều
khoản này)
121
VD: Điều 66 CƯV năm 1969 quy định: Bất cứ một bên nào trong một vụ tranh chấp có
liên quan đến việc thi hành hay giải thích đều có thể, thông qua một đơn kiện bằng văn bản,
trao cho Tòa án quốc tế quyết định.
Tuy nhiên, khi chấp nhận thẩm quyền của Tòa trong khuôn khổ ĐƯQT thì, tòa chỉ có
thẩm quyền giải quyết những nội dung thuộc phạm vi của ĐƯQT đó mà thôi
+ chấp nhận trước thẩm quyền của tòa dựa trên tuyên bố đơn phương. Tại bất kì thời
điểm nào các quốc gia cũng có thể đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Phạm vi
chấp nhận có thể giới hạn về nội dung tranh chấp, bên tranh chấp còn lại là quốc gia hay chủ
thể nào hoặc thời hạn chấp nhận
+ chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc. Xong vụ việc đó thì thẩm quyền của
tòa cũng chấm dứt theo luôn.
Thủ tục tố tụng của tòa ICJ: bao gồm 2 giai đoạn
+ xem xét về mặt thẩm quyền: xem rằng tòa có thẩm quyền đối với vụ việc đó hay
không ? tòa có thẩm quyền giải quyết đối với những nội dung nào trong những yêu cầu của
các bên ?
+ xem xét về nội dung:
* Thủ tục viết: hai bên trao đổi quan điểm cho nhau
* thủ tục nói: tố tụng tranh biện thông qua luật sư tại phiên tòa
=> sau đó Tòa đưa ra phán quyết cuối cùng
Phán quyết của Tòa có đặc điểm gì ? có giá trị chung thẩm, bắt buộc với tất cả các
bên
=> nếu 1 bên không thực hiện theo pháp quyết của tòa, thì bên còn lại có quyền yêu cầu
HĐBA đưa ra nghị quyết, biện pháp trừng phạt buộc bên kia phải thực hiện.
CÂU 55: NÊU NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CƠ QUAN CHÍNH CỦA
LIÊN HỢP QUỐC?
Nguyên tắc hoạt động:
Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp,

122
Trung Quốc).
LHQ có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội,
Hội đồng quản thác (tuy nhiên đã chấm dứt sứ mệnh quản thác của mình từ
ngày 01/11/1994), Tòa án Công lý Quốc tế và Ban thư ký LHQ.
CÂU 56: SO SÁNH THIẾT CHẾ TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VỚI THIẾT CHẾ
TÒA ÁN QUỐC TẾ?
Trang 309 sách hướng dẫn
PHÂN BIỆT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP CÓ TÍNH CHẤT
QUỐC TẾ

123

You might also like