You are on page 1of 4

GIARDIA LAMBLIA

1. TÊN KHOA HỌC


Giardia duodenalis

2. DỊCH TỄ HỌC
- Bệnh Giardia là bệnh nhiễm trùng đơn bào phổ biến nhất ở Cộng hòa Séc (300-400 trường
hợp/năm) và tỷ lệ mắc bệnh tăng lên khi tiêu chuẩn vệ sinh ngày càng giảm (Ấn Độ, Châu
Phi, dãy núi Rocky) và với đám đông lớn (trường mẫu giáo).
- Thời gian ủ bệnh là 7-8 ngày, biểu hiện với bệnh tiêu chảy.

3. CƯ TRÚ
- Giardia lamblia là một loại ký sinh trùng đường ruột, không thể xâm nhập vào niêm mạc và
chỉ sống trong lòng ruột non.
- Nó lây truyền qua đường ăn uống bởi các u nang có sức đề kháng cao.
- Vật chủ phổ biến là con người nhưng hải ly, lợn và khỉ cũng có thể bị nhiễm bệnh và đóng vài
trò là ổ chứa bệnh.

4. HÌNH THÁI
- Thể hoạt động
+ Dài từ 15-20µm, ngang 6-10µm, có hình như một chiếc thìa (tròn ở phía đầu và nhọn ở
phía đuôi)
+ Phía lưng lồi, nửa trước phía bụng lõm vào tạo thành một đĩa hút nhờ đó mà ký sinh trùng
bám được vào màng nhầy của ruột.
+ Hai nhân lớn, mỗi nhân có một nhân thể to nằm ở giữa, giống như hai mắt kính
+ Có tám roi, sáu roi ở phía trước và hướng về hai bên, hai roi ngắn ở đuôi.
+ Một sống thân và đôi khi có thể cận sống thân, hình que hay hình dấu phẩy.

- Dạng bào nang


+ Có vách dày, hình bầu dục, chiết quang.
+ Dài từ 8-14µm.
+ Bào nang có hai nhân khi chưa trưởng thành, có bốn nhân khi đã trưởng thành và một vài
roi mới.
+ Có sức đề kháng cao.

5. VÒNG ĐỜI

- Con người ăn một loại u nang có khả năg kháng lại dịch dạ dày.
- Nó kích thích ở tá tràng (dấu hiệu cho sự bài tiế là sự that đổi độ ph từ axit sang trung tính).
- Thể tự dưỡng xâm chiếm tá tràng và hỗng tràng, nơi chúng di chuyển tự do trong lòng ruột
hoặc bám vào các đĩa hút ở hai bên nhung mao.
- Mặt tiếp giáp của hỗng tràng và hồi tràng, chúng đóng nang lại và quá trình nguyên phân xảy
ra trong quá trình đóng nang.
- U nang được bài tiết qua phân.

6. BỆNH HỌC
- Giardia lamblia thường chỉ gây bệnh bệnh nhẹ cho người.
- Có thể tìm thấy bào nang với số lượng lớn ở một người hoàn toàn không có triệu chứng
bệnh.
- Tuy nhiên ở những người bị nhiễm với số luọng lớn, ký sinh trùng bám vào thành ruột hay
màng nhầy hỗng tràng gây kích ứng và viêm nhẹ tá tràng, hỗng tràng làm bệnh nhân bị tiêu
chảy cấp tính hay mạn tính.
- Bệnh nhân có thể đi phân lỏng, sệt hay đặc có mùi hôi. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng
giảm cân, đau bụng, đầy hơi.
- Trẻ em dễ có biểu hiện hơn người lớn. Đặc biệt những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch
thường nhiễm với số lượng lớn và biểu hiện bệnh trầm trọng, các triệu chứng thường kéo
dài.

7. CHUẨN ĐOÁN
- Tìm bào nang trong phân đặc hay bào nang và thể hoạt động trong phân lỏng.
- Trường hợp bào nang ít và không tìm thấy bào nang trong phân khi quan sát dưới kính hiển
vi có thể xem dịch tá tràng để chuẩn đoán (phải xem gấp vì ký sinh trùng bị mật dung giải).
Cần thực hiện ba lần xét nghiệm phân trong các ngày kế tiếp.
- Có thể chuẩn đoán bằng kỹ thuật viên nhộng tá tràng (duodenale capsule) kèm với phương
pháp xét nghiệm phân để chuẩn đoán.

8. ĐIỀU TRỊ
- Tinidazol, metronidazol, furasolidon và quinacrin là các thuốc được chọn để
diệt Giardia lamblia có hiệu quả cao, kế đến là albendazol, paromomycin (hiệu
quả 10 - 95%).
- Metronidazol (Flagyl*) thuốc được ưu tiên chọn để trị bệnh do Giardia
lamblia. Người lớn uống 0,50g/ngày, trẻ em 10mg/kg/ngày, trong 1 tuần. Tinidazol
là thuốc thay thế do rút ngắn thời gian điều trị, uống liều duy nhất (người lớn 2g,
trẻ em 50mg/kg).
- Quinacrin hydrochlorid (Atabrine*) là thuốc diệt Giardia có hiệu quả
đầu tiên cho đến khi bị thay thế bởi metronidazol. Tuy nhiên quinacrin vẫn
được sử dụng ở Pháp và được sử dụng trong trường hợp điều trị bằng metronidazol
thất bại.
- Furazolindon (Furoxone* ) thường dùng cho trẻ em do có dạng dịch treo.
Đã xuất hiện các chủng Giardia kháng furasolidon.
- Albendazol: được dùng diệt Giardia thành công từ 1986, cho hiệu quả điều
trị từ 62 - 95%, thấp hơn so vối metronidazol (97%). Albendazol được dùng thay
thê metronidazol trong trường hợp điều trị với metronidazol thất bại.
- Paromomycin (Humatin*) có thế dùng điều trị cho phụ nữ có thai. Đợt
điều trị có thể lập lại khi cần thiết.
- Hiện nay có trên 20% chủng G. lamblia ly trích từ bệnh nhân kháng
metronidazol và gây tỷ lệ bệnh tái phát đến 90%. Sự kháng chéo với tinidazol
cũng đã được phát hiện ỏ những chủng kháng metronidazol.
- Ngoài ra, cũng đã phát hiện các chủng Giardia kháng albendazol in vitro.
Các chủng này cũng kháng furasolidon nên có thế xem là các chủng đa kháng.
- Ở các bệnh nhân điều trị thất bại với metronidazol hoặc albendazol riêng rẽ
có thể điều trị thành công khi phối hợp hai thuốc này với nhau.

9. PHÒNG NGỪA
- Phương pháp xử lý nước công cộng phù hợp.
- Đảm bảo vệ sinh khi nấu ăn.
- Vệ sinh răng miệng thích hợp.
- Rửa tay kỹ sâu khi tiếp xúc với phân.
- Đun sôi nước trước khi uống để khử khuẩn

You might also like