You are on page 1of 56

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên Đề Tài:
QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN
XUẤT KHẨU HÀNG FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CẢNG MIỀN NAM- ICD SOTRANS

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo này được sinh viên : Bùi Thụy Quỳnh Giao thực hiện dựa trên sự trải
nghiệm thực tế của mình trong hai tháng thực tập tại Công Ty Cổ Phần Cảng Miền
Nam - ICD SOTRANS.

Em xin cảm ơn Thầy Lê Duy Thịnh thuộc Khoa Thương Mại Quốc Tế của
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại đã tận tình hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc
cũng như cung cấp thêm những kiến thức, tài liệu để em có thể hoàn thành bài báo cáo
trong kỳ thực tập này.

Sau đây em cũng xin cảm ơn các Anh/Chị ở Công Ty Cổ Phần Cảng Miền Nam -
ICD SOTRANS nói chung và các Anh/Chị thuộc Phòng Điều Độ Và Khai Thác nói
riêng đã tận tình hướng dẫn em về các quy trinh và hoạt động của Công ty đồng thời
cũng hỗ trợ em trong việc cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của
mình một cách suôn sẻ.

Cuối cùng em xin cảm ơn các Thầy/Cô giáo khoa Thương Mại Quốc Tế của
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại đã chỉ dạy, cung cấp kiến thức về ngành nghề
mà em đã chọn và cả đạo đức nghề nghiệp để em có thể áp dụng vào chuyến đi thực tế
này và hoàn thành báo cáo một cách tốt đẹp.

Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian thực tập còn hạn chế cùng với nhiều lý do
khách quan khác nên chắc chắn bài báo cáo thực tập này khó tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được những lời nhận xét từ Qúy Thầy/Cô giáo để bài báo cáo này
có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021


Sinh viên thực hiện

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
*****
NHẬT KÝ THỰC TẬP

Họ và tên: Bùi Thụy Quỳnh Giao


Lớp: CĐLOGT22I MSSV: 1821515
Khóa: K22 Niên khóa: 2018 - 2021
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Lê Duy Thịnh
Cơ quan thực tập: Công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS
Địa chỉ cơ quan: Số 9 Xa Lộ Hà Nội, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Số điện thoại: 028.3731 0033
Xác nhận
Thời gian của đại
STT Ngày tháng Nội dung thực tập
thực tập diện thực
tập
Tiếp cận quan sát cách làm việc
1 03/11 - 08/11 7:30 - 17:00
tại phòng Điều độ và Khai thác

2 09/11 - 15/11 7:30 - 17:00 Tiếp cận về hạ bãi chờ xuất

Tham quan và tìm hiểu sơ lược


3 16/11 - 22/11 7:30 - 17:00
về cảng ICD SOTRANS

Nhập liệu Container về hạ bãi


4 23/11 - 29/11 7:30 - 17:00
chờ xuất

Tìm hiểu về thanh lý tờ khai hải


5 30/11 - 06/12 7:30 - 17:00
quan và vào sổ tàu
Tiến hành thanh lý tờ khai và
6 07/12 - 13/12 7:30 - 17:00
vào sổ tàu

7 14/12 - 20/12 7:30 - 17:00 Tiếp cận về khai báo hải quan

8 21/12 - 27/12 7:30 - 17:00 Khai báo hải quan độc lập
Nộp và chỉnh sửa bài tại ICD
9 28/12 - 02/01 7:30 - 17:00
SOTRANS

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021


Đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
......................
TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021
Xác nhận của Doanh Nghiệp thực tập
(Ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
......................
TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa của mình
lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh mỗi nước
không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng các thành tựu
kinh tế khoa học kỹ thuật của loài người để phát triển. Nền kinh tế "mở cửa", trong đó
"xuất khẩu" đóng vai trò then chốt sẽ mở hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác
lợi thế tiềm năng sẵn có trong nước.Vì vậy, ta có thể nói việc giao lưu thương mại
Quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nói riêng đang là mục tiêu phát triển
kinh tế hàng đầu của nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thực
hiện chính sách kinh tế mở cửa và có quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới
như: Mỹ, Anh, Hàn Quốc, EU,....
Khi đi thực tập tại Cảng ICD SOTRANS em mới biết được muốn xuất khẩu hàng
hóa ra nước ngoài không dể dàng như em đã tưởng tượng mà phải đòi hỏi nhiều quá
trình, thủ tục, thông quan khác nhau. Chính vì thế, đòi hỏi người chủ hàng (Người xuất
khẩu) phải thông thạo về nghiệp vụ chuyên môn xuất nhập khẩu là chưa đủ mà còn
phải thông thạo nhiều thứ hơn nữa đặc biệt là quy trình xuất khẩu để sao cho lô hàng
được thông quan một cách nhanh nhất có thể với chi phí thấp mà đem lại hiệu quả cao.
Chính vi thấy mức độ quan trọng đó nên Em đã chọn đề tài: " QUY TRÌNH TỔ
CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN XUẤT KHẨU HÀNG FCL TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CẢNG MIỀN NAM- ICD SOTRANS" để làm bài báo cáo thực tập cuối khóa.
Nội dung báo cáo gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam - Cảng
Miền Nam - ICD SOTRANS.
CHƯƠNG 2: Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại
Công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS.
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực
hiện giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại Công Ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD
SOTRANS.
Kết luận

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên tiếng anh Tên viết tắt Diễn giải
South Logistics Joint Stock Công ty Cổ Phần Cảng
1 SOTRANS
Company Miền Nam
2 ICD Inland Container Depot Cảng cạn/nội địa
Phiếu xác nhận hạ bãi
3 EIR Equipment Interchange Receipt
chờ xuất
Hệ thống phần mềm
4 C.M.S Container Management System
quản lý Container
Là đơn vị lấy làm
5 TEU Twenty-foot Equivament Unit chuẩn để đo sức chứa
container
Giangr viên hướng
6 GVHD
dẫn
International Federation Of Liên đoàn các Hiệp
7 FIATA
Freight Forwarders Associations hội Giao nhận Quốc tế
Hàng nguyên
8 FCL Full Container Load
Container
9 LCL Less Than Container Load Container hàng lẻ
Giấy xác nhận khối
lượng toàn bộ
10 VGM Verified Gross Mass
Container vận chuyển
quốc tế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


STT Bảng biểu Tên bảng biểu
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
BẢNG 1.1 TY CỔ PHẦN CẢNG MIỀN NAM - ICD SOTRANS
1
TRONG 3 NĂM (2017-2019)

KẾT QUẢ SỐ LƯỢNG CONTAINER HÀNG XUẤT


KHẨU THÔNG QUAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢNG 1.2
2 CẢNG MIỀN NAM - ICD SOTRANS TRONG 3 NĂM
(2017-2019)

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Sơ đồ 1.1 - Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS
Sơ đồ 2.1 - Quy trình giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại ICD
Sơ đồ 2.2 - Quy trình tổ chức thực hiện giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại Công ty Cổ
Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS
Hình 1.1 - Logo
Hình 1.2 - Bản đồ tiếp giáp các trung tâm kinh tế
Hình 1.3 - Bản đồ tiếp giáp với các cảng và sân bay
Hình 1.4 - Bản đồ tiếp giáp các Cảng
Hình 2.1 - Ảnh minh họa Container nhập bãi tại ICD SOTRANS
Hình 2.2 - Bảng giá hạ hàng chờ xuất
Hình 2.3 - Container Packing List
Hình 2.4: Giấy xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế (Verified
Gross Mass - VGM)
Hình 2.5 - Sản lượng container bãi xuất
Hình 2.6 - Phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất
Hình 2.7 - Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Hình 2.8 - In phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan
Hình 2.9 - Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan
Hình 2.10 - Làm List xuất tàu
Hình 2.11 - Khai báo hải quan 1
Hình 2.12 - Khai báo hải quan 2
Hình 2.13 - Khai báo hải quan 3
Hình 2.14 - Khai báo hải quan 4
Hình 2.15 - Khai báo hải quan 5
Hình 2.16 - Khai báo hải quan 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN KHO VẬN


MIỀN NAM - CẢNG MIỀN NAM - ICD SOTRANS.
1.1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN
NAM - CẢNG THÔNG QUAN NỘI ĐỊA ICD SOTRANS.
1.1.1: Tổng quan về SOTRANS:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam
- Tên quốc tế: Sotrans Logistics Stock Company
- Trụ sở chính: 1B Hoàng Diệu, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Điện thoại: (84.8) 3825 3009 Fax: (84.8) 3826 6593
- Email: info@sotrans.com.vn
- Website: www.sotrans.com.vn
- Logo doanh nghiệp:

Hình 1.1 - Logo (


Nguồ n: ICD
SOTRANS)

1.1.2: Sơ lược về Cảng thông quan nội địa ICD SOTRANS:


- Cảng Miền Nam (Công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam) là công ty con của Công ty Cổ
Phần Kho Vận Miền Nam ( Sotrans Logistics Stock Company).
- Cảng Miền Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010 với vị trí đặt tại trung tâm
Logistics của thành phố, Cảng Miền Nam ( ICD SOTRANS) đã từng bước khẳng định
được vị trí chiến lược và vai trò trong hoạt động giao nhận vận tải quốc tế tại thành phố
Hồ Chí Minh. Đảm bảo đáp ứng hoàn chỉnh nhu cầu vận chuyển cho các chủ tàu, các
cảng, các công ty xuất nhập khẩu, các công ty thương mại và dịch vụ,....
1.1.3: Qúa trình hình thành và phát triển ICD SOTRANS:
 Qúa trình hình thành:
- Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS thành lập vào năm 2010 với tổng số tiền đầu tư
lên đến 6,3 triệu USD ( ~ 115.043 tỷ đồng). Được triển khai vào tháng 04 năm 2010
đây được coi là giai đoạn hoạt động đầu tiên của cảng với diện tích khoảng 10.000m².
- ICD SOTRANS được xây dựng trên quốc lộ 1 và tiếp giáp bờ sông Sài Gòn tạo cho
cảng có một hệ thống giao thông đường bộ đi tới các cảng và đường thủy với đường
Bờ sông có chiều rộng 80m, cầu cảng dài 412m thông suốt sông Sài Gòn dẫn ra sông
Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Cái Mép – Thị Vải thuận lợi bậc nhất trong khu vực.
- Mặt tiền Xa lộ Hà Nội giao nhau với đường Xuyên Á tại Ngã Ba Đại Hàn với cự ly
khoảng 5 km giúp ICD SOTRANS có thể liên thông hàng hoá trong toàn khu vực TP.
HCM với Miền Đông, Miền Tây và các nước trong khu vực.
 Qúa trình phát triển:
- Giai đoạn 2011 - 2012: Nâng cao năng lực phát triển của Công ty thông qua việc hoàn
thiện bộ máy hoạt động, đội ngũ nhân viên, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho cảng.
- Giai đoạn 2013 - 2015: ICD SOTRANS đầu tư mở rộng thêm diện tích cảng lên tới
18.000m² . Ngoài ra, còn là điểm tiếp nối với các trung tâm kinh tế lớn với việc cách
Bình Dương khoảng 15 km, Biên Hòa 12 km, Long An 40 km và Vũng Tàu 110 km tạo
sự liên thông hàng hoá cho các tỉnh một cách thuận tiện cả bằng đường bộ và đường
thủy.... Giúp quy trình vận hành của cảng ngày càng hiệu quả hơn.

Hình 1.2 - Bản đồ tiếp giáp các trung tâm kinh tế (Nguồn: ICD SOTRANS)

- Ngày nay, ICD SOTRANS đã mở rộng diện tích cảng lên tới 10 ha (~ 100.000m² ) để
thuận lợi cho xếp dỡ cont tại bãi và có thể khai thác 360.000 teus/năm với hệ thống
trang thiết bị hiện đại, bố trí các khu vực linh hoạt và hợp lý giúp giải phóng hàng hóa
nhanh cho doanh nghiệp. Hệ thống container lạnh với khu vực bãi cung cấp liên tục
500 teus phù hợp với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng thủy sản động lạnh, rau củ
quả trong khu vực.
- Do tọa độ nằm tại vị trí thuận lợi cho ngành Logistics nên ICD SOTRANS có vị trí
chiến lược, liên thông với các cảng và sân bay giúp cho quy trình vận hành Logistics
ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể, ICD SOTRANS cách Cảng Sài Gòn: 10 km, Cách
Cảng SPCT: 20 km, Cách Cảng VICT: 10 km, Cách Cảng Bến Nghé: 13 km, Cách Tân
Cảng Cát Lái: 8 km, Cách Hệ thống Cảng Cái Mép: 80 km, Cách Sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất: 18 km.

Hình 1.3 - Bản đồ tiếp giáp với các cảng và sân bay (Nguồn: ICD SOTRANS)

1.1.4: Chức năng và lĩnh vực hoạt động của ICD SOTRANS:
 Chức năng của ICD SOTRANS:
- ICD SOTRANS được thành lập nhằm mục đích khai thác và quản lý container
bao gồm container hàng và container rỗng.
- Cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, liên kết với các cảng để đem hàng
từ ICD đến các cảng cho hàng xuất khẩu và ngược lại từ các cảng về ICD cho hàng
nhập khẩu.
Hình 1.4 - Bản đồ tiếp giáp các Cảng (Nguồn: ICD SOTRANS)

→ Từ Hình 1.4 ta có thể thấy được ICD SOTRANS liên kết với rất nhiều cảng trong
TP.Hồ Chí Minh đặc biệt là Phúc Long ICD, Gemadept 622 ICD, Transimex ICD,
Tanamexco ICD các cảng này rất gần với ICD SOTRANS. Từ đó, ICD SOTRANS
có thể thuận lợi cho việc đưa hàng đi và lấy hàng về một cách nhanh nhất để phục
vụ khách hàng của mình.
- Hiện cảng có khả năng thực hiện các dịch vụ giao nhận cả trong nước và quốc tế.
 Lĩnh vực hoạt động của ICD SOTRANS:
Hiện ICD SOTRANS đang cung cấp các dịch vụ như:
+ Thủ tục hải quan
+ Dịch vụ xếp dỡ container
+ Bãi chứa container có hàng, rỗng và lạnh
+ Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Sữa chữ và vệ sinh container
+ Lắp đặt thiết bị
+ Kho đóng hàng lẻ
+ Vận chuyển hàng nội địa
+ Đóng rút hàng tại bãi
+ Nâng và hạ container
+ Ngoài ra, còn vận chuyển hàng công trình, siêu trường, siêu trọng.
+ Đặc biệt tại ICD SOTRANS họ hoạt động liên tục 24 giờ/7 ngày với một đội ngũ
nhân viên dồi dào.
1.1.5: Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận:
 Bộ máy tổ chức và quản lý của ICD SOTRANS:
Sơ đồ 1.1 - Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


Khai Kỹ Depot Hành Kế Toán
Thác và Thuật Chính -
Điều Độ Nhân Sự

(Nguồn: Phòng Nhân Sự - ICD SOTRANS)

→ Từ sơ đồ 1.1 ta thấy cơ cấu tổ chức công ty khá đơn giản nhưng cách quản lý khá
là chặt chẽ với sự lãnh đạo của ban giám đốc xuống các bộ phận bên dưới để hoạt động
kinh doanh của công ty hiệu quả. Mỗi phòng ban chúng ta có thể thấy được một phần
nhiệm vụ của họ và mối liên hệ với các phòng ban khác để việc truyền thông tin một
cách chính xác, giải quyết từng khâu nhanh chóng để tăng hiệu quả cho công việc.
 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
 Ban Giám đốc:
- Tất cả phong ban trong ICD SOTRANS đều chịu sự quản lý và điều hành của Ban
Giám đốc.
- Đại diện công ty ký kết các các hợp đồng về kinh tế, các báo cáo thuế, thống kê,...
- Ban hành quy chế nội bộ về bồ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong công ty.
- Đây là nơi điều hành và ra quyết định cho các kế hoạch cũng như là các dự án mới
của ICD SOTRANS, đóng vai trò đầu não và chịu trách nhiệm về những quyết định
của mình.
- Đồng thời, đây cũng là nơi bàn giao các công việc và công văn xuống các phòng
ban bên dưới.
- Giám đốc là chủ tài khoản của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị
kinh tế trong và ngoài nước.
 Phòng Điều độ - Khai thác:
Phòng sẽ thực hiện các công việc như:
+ Xuất phiếu hạ container
+ Quản lý kho bãi
+ Làm thủ tục hải quan Điện tử
+ Thu ngân
+ Vào sổ tàu và các công việc liên qua đến việc nhập - xuất container cũng như
việc hàng hóa ra vào cảng.
 Phòng Kỹ thuật:
Tu bổ và sữa chữa các thiết bị cơ giới.
 Phòng Depot:
Phòng chủ yếu quản lý hệ thống container lạnh, bãi chứa container lạnh cũng như
các công việc, máy móc thiết bị liên quan tới container lạnh.
 Phòng Hành chính - Nhân sự:
- Tổ chức các công việc hành chính như: Quản lý, lưu trữ, hồ sơ,....
- Phòng chuyên quản lý thông tin, lương bổng của các CB-CNV trong công ty.
- Ngoài ra, Phòng còn chịu trách nhiệm phân bổ các văn phòng phẩm đến các phòng
ban khác trong công ty cũng như là việc tổ chức tuyển chọn hoặc các buổi ngoại khóa
cho cả công ty.
 Phòng kế toán:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trực tiếp tình hình tài chính của công ty.
- Phòng thực hiện báo cáo các số liệu chính xác theo định kỳ, theo dõi và tổ chức
hoạt động kinh doanh hiệu quả.
- Ngoài ra, phòng còn thực hiện việc chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn
thành công tác.

1.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG MIỀN NAM -
ICD SOTRANS TRONG 3 NĂM (2017-2019):
1.2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD
SOTRANS trong 3 năm (2017-2019):
BẢNG 1.1 - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CẢNG MIỀN NAM - ICD SOTRANS TRONG 3 NĂM (2017-2019)

ĐVT: Triệu đồng


Năm
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
Chỉ tiêu

Tỷ lệ Tỷ lệ
Gía trị Gía trị
(%) (%)

Doanh
100.738 116.151 137.836 15.413 15,30 21.685 18,67
thu

Chi phí 76.628 87.355 102.206 10.728 14,00 14.850 17,00

Lợi
24.110 28.795 35.630 4.685 19,43 6.835 23,74
nhuận

(Nguồn: Phòng kế toán - ICD SOTRANS)


 Nhận xét và đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần
Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS trong 3 năm (2017-2019):
 Về doanh thu: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu cuả ICD SOTRANS trong
vòng 3 năm đều tăng. Cụ thể:
- Năm 2018 tăng so với năm 2017: 15.413 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 15,3%.
- Năm 2019 tăng so với năm 2018: 21.685 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 18,67%.
→ Doanh thu trong 3 năm (2017-2019) đều có sự tăng trưởng do cảng đã gia tăng đầu
tư về chất lượng nguồn năng lực giúp cho nhân viên có thêm những kiến thức đang
bị thiếu cũng như là các nghiệp vụ ngày càng giỏi hơn. Bên cạnh đó do ngành
Logistics của nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh. Nên lợi nhuận của
năm tăng cao đạt chỉ tiêu mà công ty mẹ đề ra.

 Về chi phí: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí ba năm đều tăng.
- Năm 2018 tăng so với năm 2017: 10.728 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 14%.
- Năm 2019 tăng so với năm 2018: 14.850 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 17%.
→ Chi phí của ICD SOTRANS 3 năm đều tăng tương đối ổn định cho thấy công ty
luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, đầu tư vào cơ
sở vật chất, sữa chữa bảo trì kho,....

 Về lợi nhuận: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của ICD SOTRANS trong 3
năm đều tăng ổn định. Cụ thể:
- Năm 2018 tăng so với năm 2017: 4.685 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 19,43%.
- Năm 2019 tăng so với năm 2018: 6.835 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 23,74%.
→ Lợi nhuận trong 3 năm của ICD SOTRANS đều tăng cho thấy cảng đã kinh doanh
hiệu quả, thu hút nhiều đối tác, quản lý tốt các chi phi phát sinh trong năm. Lợi
nhuận của công ty không ngừng tăng lên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của
ICD SOTRANS nói riêng và ngành Logistics Việt Nam nói chung.
1.2.2: Kết quả số lượng container hàng xuất khẩu được thông quan tại Công ty Cổ
Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS trong 3 năm (2017-2019):
BẢNG 1.2 - KẾT QUẢ SỐ LƯỢNG CONTAINER HÀNG XUẤT KHẨU
THÔNG QUAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG MIỀN NAM - ICD SOTRANS
TRONG 3 NĂM (2017-2019)

ĐVT: Triệu đồng


Loại Năm Năm Năm
2018/2017 2019/2018
container 2017 2018 2019
Tỷ lệ Tỷ lệ
Gía trị Gía trị
(%) (%)
20' 19.877 24.788 19.388 4.911 24,71 -5.400 -21,78
DC 19.851 24.764 19.353 4.913 24,75 -5.411 -21,85
RF 26 24 35 -2 -7,69 11 45,93
40' 45.506 49.805 54.255 4.299 9,45 4.450 8,93
DC 45.154 49.514 54.038 4.360 9,66 4.524 9,14
RF 352 291 217 -61 -17,33 -74 -25,43
45' 1.313 1.575 1.604 262 19,95 29 1,84
DC 1.313 1.575 1.604 262 19,95 29 1,84
RF 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: ICD SOTRANS)
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy:
Nhìn chung, số lượng hàng khô chiếm phần lớn thông quan tại cagr qua các năm.
Container có nhu cầu sử dụng nhiều nhất là container 40 feet tiếp theo là container 20
feet rồi mới đến container 45 DC. Tại vì đa số các sản phẩm của Việt Nam xuất đi nước
ngoài chủ yếu là các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, gốm, mỹ nghệ nên cần nhiều container
khô trong khi đó nhu cầu cho container lạnh thì ngược lạnh. Một phần là do chi phí
container khá đắt so với container thường.
- Qua 3 năm (2017-2019): số lượng container thông qua tại cảng qua các năm như
sau:
+ Năm 2018: Số lượng container thông qua tại cảng tăng mạnh hơn so với năm 2017
vì năm 2018 là năm mà Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt chỉ tiêu cho ngành xuất
khẩu. Nước ta đặt xuất siêu kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Bên cạnh đó vào năm này
ngành Logistics nước ta đang phát triển mạnh mẽ.
+ Năm 2019: Là năm có số lượng container thông qua tại cảng có dấu hiệu chựng lại
và giả xuống. Do năm này là năm mà nước ta chịu ảnh hưởng cao bởi chiến tranh
Thương mại Mỹ - Trung nên nền kinh tế nước ta chựng lại và đó cũng là tình trạng
chung của các nước khác trên thế giới. Trong năm này hàng hóa xuất đi Trung Quốc
thường xuyên bị ứ đọng, hàng loạt lô hành bị trả về do kiểm định khắc khe.
1.2.3: Định hướng phát triển của ICD SOTRANS trong giai đoạn 2021-2025:
Đề hướng tới top 3 nhà cung cấp dịch vụ Logistics Việt Nam, đưa thương hiệu
SOTRANS là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực
Logistics. Công ty cần cố gắng phấn đấu hết sức mình và đưa ra hoạt động chiến lược
kinh doanh cụ thể:
+ Tập trung mở rộng, phát triển bền vững ngành nghề cốt lõi của công ty là dịch vụ
kho, giao nhận vận chuyển quốc tế, giao nhận vận chuyển nội địa và khai thác cảng và
dịch vụ Logistics.
+ Đầu tư vào các công ty có tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất nhằm bổ trợ và gia tăng
chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics.
+ Đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng thông qua việc tối ưu hóa chất lượng dịch vụ
của công ty.
- Ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị dịch vụ Logistics tiên tiến.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Trong Chương 1 ta chỉ giới thiệu sơ lược về Cảng, quá trình hình thành và phát triển,
năng lực hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng cũng
như kết quả hoạt động kinh doanh của cảng từ 2018 đến 06/2020 từ đó ta có thể thấy
được công ty ngày càng hoàn thiện hơn và không ngừng phát triển nhiều hơn. Từ đây,
ta có cái nhìn tổng quát về Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS nói riêng và ngành
Logistics Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO


NHẬN XUẤT KHẨU HÀNG FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG MIỀN
NAM - ICD SOTRANS.
2.1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIAO NHẬN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA:
2.1.1: Khái niệm và đặc điểm của giao nhận hàng hóa:
 Khái niệm:
- Theo luật Thương Mại 1997, điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hóa của thương nhân:
Dịch vụ giao nhận hàng hóa là một quá trình thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa làm tất cả công việc từ việc nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức
vận chuyển, lưu kho, làm bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
- Theo luật Thương Mại 2005, điều 233: Dịch vụ Logistics: Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao
=> So khái niệm này với khái niệm ở Luật Thương Mại 1997 thì ta thấy giao nhận chỉ
là một khâu trong các dịch vụ của Logistics mà thôi.
- Theo Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Quốc tế (FIATA): Giao nhận vận tải là bất kỳ
dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển hàng, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay
phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch
vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các vấn đề hải quan hay tài chính, khai
báo hàng hóa cho các mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay
những chứng từ liên quan tới hàng hóa.
Như vậy, Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan tới quá trình vận tải nhằm tổ
chức việc vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng và đảm bảo cho
hàng hóa đưa đến khách hàng đúng thời gian và đảm bảo đúng yêu cầu của khách
hàng.
 Đặc điểm:
- Thứ nhất, hoạt động giao nhận hàng hóa không tạo ra sản phẩm vật chất mà là chỉ
thay đổi vị trí của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
- Thứ hai, hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính chất thụ động do phải phụ thuộc
vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các rằng buộc về
pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu, nước thứ ba,.....
- Thứ ba, hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính thời vụ do phụ thuộc vào hoạt động
xuất nhập khẩu.
2.1.2: Giao nhận hàng hóa bằng đường biển:
2.1.2.1: Đặc điểm giao nhận hàng hóa bằng đường biển:
- Thứ nhất, giao nhận hàng hóa bằng đường biển có khả năng vận chuyển khối lượng
hàng lớn.
- Thứ hai, giao nhận hàng hóa bằng đường biển thích hợp vần chuyển hầu hết các loại
hàng hóa trong thương mại quốc tế. Hàng hóa được chia theo từng loại và được vận
chuyển trong phương tiện phù hợp với từng loại hàng hóa đó. Các mặt hàng đông lạnh
thì sẽ có phương tiện chuyên chở riêng phù hợp với tính chất sản phẩm sao cho giúp
sản phẩm luôn được tươi, không làm giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Các
hàng hóa như chất lỏng, các mặt hàng hóa học cũng sẽ được vận chuyển bằng phương
tiện có cấu tạo và thiết kế đảm bảo ăn toàn cho cả lộ trình đến nơi giao hàng.
- Thứ ba, giao nhận hàng hóa bằng đường biển có cước phí thấp so với các hình thức
giao nhận khác.
Mặt khác, có một số hạn chế còn tồn tại xoay quanh giao nhận hàng hóa bằng
đường biển như tốc độ chậm, các tuyến đường còn hạn chế ( phụ thuộc mạng lưới sông
ngòi và bến bãi), tính linh hoạt không cao, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự
nhiên, gặp các rủi ro ngoài ý muốn ( mắc cạn, đắm, cháy, đâm va chạm,...).
2.1.2.2: Các hình thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển:
Dựa vào tính chất của giao nhận hàng hóa bằng đường biển ta chia thành: Chuyên chở
hàng nguyên container ( FCL) và Chuyên chở hàng lẻ (LCL).
a. Chuyên chở hàng nguyên container (FCL - Full container load):
 Khái niệm:
Chuyên chở hàng nguyên container (FCL) là xếp hàng hóa nguyên một container,
người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dở hàng khỏi
container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một
container hoặc nhiều container người ta sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
 Đặc điểm:
Người chủ hàng hoặc người có yêu cầu chở hàng sẽ liên hệ các đơn vị vận tải để thuê
dịch vụ cũng như các container rỗng. Hàng hóa được sắp xếp đầy và trèn cẩn thận
tránh va đập và xê dịch trong quá trình vận chuyển. Người thuê chở hàng sẽ thanh toán
các khoản phí vận chuyển, chi phí cho các thủ tục hải quan cần thiết và các chi phí
khác. Người vận chuyển cần có trách nhiệm vận chuyển hàng tới địa điểm yêu cầu,
đảm báo hàng hóa không bị mất, bị tháo dỡ trong quá trình vận chuyển. Đơn vị chuyên
chở sẽ có trách nhiệm quản lý và chăm sóc tại kho bãi, thuê hoặc thực hiện công việc
bốc xếp các container lên tàu , bốc dỡ container tại cảng đích và thanh toán những
khoản phí dịch vụ trên.
 Ưu điểm:
- Đối với xã hội:
+ Giảm được chi phí vận tải trong toàn xã hội
+ Nâng cao chất lượng phục vụ của ngành vận tải
+ Hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống vận tải
+ Tăng năng suất lao động xã hội
- Đối với chủ hàng:
+ Bảo vệ hàng hóa tránh mất, cắp, nhiễm bẩn, hư hỏng
+ Rút ngắn thời gian lưu thông của hàng hóa
+ Giảm các loại chi phí: Bảo hiểm, bao bì, vận tải,....
+ Có thể dùng container làm kho tạm
- Đối với người giao nhận:
+ Thuận lợi cho dịch vụ " Door to Door "
+ Giảm khiếu nại
- Đối với người chuyên chở:
+ Giảm thời gian đỗ bến
+ Tận dụng dung tích tàu do giảm khoảng trống
+ Tăng lợi nhuận
+ Giảm khiếu nại
 Nhược điểm:
- Container bằng thép có khối lượng và vỏ tương đối nặng, công và chi phí bảo dưỡng
lớn.
- Container bằng nhôm dễ bị va đập và trầy xước, chi phí chế tạo đắt.
- Container bằng chất dẻo có khối lượng tương đương bằng vỏ thép, giá thành chế tạo
và gia công khá cao.
- Một số mặt hàng siêu trọng, siêu cường, kích thước lớn không thể dùng container để
chuyên chở mà phải dùng phương thức vận tải khác.
- Chi phí đầu tư về cơ sở vật chất có liên quan như tàu biển, cẩu, xe nâng,...
 Trường hợp áp dụng:
Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất đủ chứa đầy một
hoặc nhiều container . Người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm xếp hàng
vào và dỡ hàng ra khỏi container.
b. Chuyên chở hàng lẻ (LCL - Less than a container load):
 Khái niệm:
Chuyên chở hàng lẻ (LCL) là những lô hàng lẻ đóng chung trong một container mà
người gom hàng dù là hãng tàu hay người giao nhận phải chịu trách nhiệm xếp hàng và
dỡ hàng ra khỏi container.
 Đặc điểm:
Người gom hàng sẽ tập hợp những lô hàng lẽ của nhiều chủ rồi tiến hành sắp xếp,
phân loại, kết hợp các lô hàng lẽ đóng vào container. Sau đó, niêm phong, kẹp chì theo
quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống
tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng. Người
gửi hàng cần vận chuyển hàng của mình tới các kho hàng của đơn vị chuyên chở để
thực hiện đóng hàng, người gửi hàng có thể làm việc với một đơn vị vận chuyển hàng
nào đó để thực hiện việc gửi hàng tới kho, cảng. Người gửi hàng cần chuẩn bị hoặc gửi
cho người gon hàng những giấy tờ cần thiết của kho hàng như Packing List, VGM,
giấy giới thiệu,... Để được phép gửi hàng vào kho cảng.
 Ưu điểm:
- Chi phí vận chuyển hàng lẻ rẻ hơn FCL. Nếu mỗi chuyến hàng nhập khẩu từ nước
ngoài về không đủ số lượng, bắt buộc chủ hàng phải kết hợp với kiện hàng của khách
hàng để đóng đầy 1 container. Vì thế, nên giá cước vận chuyển giảm, chi phí vận
chuyển rẻ hơn so với các loại hình khác.
- Bên cạnh đó thủ tục mở tờ khai hải quan LCL rất nhanh chóng, đơn giản, không phức
tạp.
 Nhược điểm:
- Thời gian từ lúc tàu đi cho đến khi bên kia nhận được hàng thì sẽ lâu hơn so với hàng
FCL do mất thời gian gom hàng và rút hàng ở kho.
- Tính an toàn đối với hàng hóa là không cao, hiện tại các doanh nghiệp đang rất đau
đầu về vấn đề mất hàng cũng như hỏng hàng trong quá trình khia thác hàng ở kho CFS.
 Trường hợp áp dụng:
Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa nhỏ không đủ để xếp đầy một
container. Người gom hàng dù là hãng tàu hay người giao nhận phải chịu trách nhiệm
xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container.
2.1.3: Giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại cảng ICD:
2.1.3.1: Tổng quan về ICD:
ICD ( Inland Container Depot) là cảng cạn, cảng khô, cảng nội địa, hoặc gọi tắt là
Depot. Đây là điểm thông qan hàng hóa nội địa là bộ phận hậu cần kéo dài của cảng
biển vì hầu hết cảng biển đều có không gian giới hạn nên diện tích kho bãi ít có khả
năng mở rộng nên ICD giúp cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông
quan hàng hóa nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan,....cho cảng
biển.
 Vai trò của ICD:
- Thứ nhất, là nơi tập kết container, hàng hóa. Do cảng biển bị giới hạn về không gian
nên ICD (Depot) là biện pháp giúp giảm áp lực thời gian container nằm tại cảng. Có
những loại hàng hóa cần vận chuyển, kiểm hóa, giám định, thông quan hay kho chứa
của nhà xuất khẩu không đủ chỗ.
- Thứ hai, đóng vai trò là nơi giảm tải cho cảng về các thủ tục hải quan. Khi tiến hành
các thủ tục tại cảng thì hàng hóa phải hoàn thành thủ tục hải quan (bao gồm: kiểm định,
kiểm đến, bốc xếp,...) mới có thể đưa ra khỏi cảng để đóng lên tàu hay nhập hàng. Đây
là nguyên nhân chính khiến cho cảng biển bị quá tải ùn ứ làm giảm khả năng lưu thông
hàng hóa. Chuyển hoạt động thông quan hay hàng hóa vào ICD sẽ giảm các thủ tục tại
cảng biển và biến cảng biển trở thành vùng đệm cho việc trung chuyển container hàng
hóa từ biển vào nội địa.
- Thứ ba, là một trung tâm phân phối Sự chuyên môn hóa của các công ty vận chuyển
container nội địa khiến hàng hóa vận chuyển nhanh hơn, cảng biển trở thành hành lang
luân chuyển hàng hóa. Xu hướng phát triển của các cảng biển hiện nay là chuyển các
trung tâm điều phối vào các ICD (Depot).
- Thứ tư, ngoài ra ICD còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cảng biển như: Lưu kho bãi,
kho ngoại quan, bãi chứa container,....
=> Như vậy, ta có thể thấy ICD là một phần không thể thiếu của cảng biển đóng ghóp
vai trọng quan trọng trong việc tăng khả năng lưu thông của hàng hóa của cảng biển
nói chung và tăng khả năng vận chuyển container từ cảng biển vào nội địa nói riêng. Vì
thế, việc phát triển cảng biển gắn liền với việc phát triển ICD.
2.1.3.2: Quy trình giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại ICD:
Sơ đồ 2.1 - Quy trình giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại ICD

LẬP PHIẾU XÁC


CONTAINNER THU NHẬN CONTAIENR
NHẬP BÃI NGÂN HẠ BÃI (EIR)

XUẤT TÀU THANH LÝ CONTAINER


VÀ VÀO SỔ HẠ BÃI CHỜ
TÀU XUẤT

LÀM DANH THỦ TỤC


SÁCH TÀU HẢI QUAN
TALLY)

A. Container nhập bãi:


- Khi container hàng đến ICD thì việc đầu tiên phải qua cổng bảo vệ trước. Tại đây, bộ
phận bảo vệ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng container, đối chiếu seal và Container
Packing List dựa trên những số liệu ghi trên cửa thùng container.
- Sau đó, Bảo vệ sẽ kiểm tra các thông tin đã thống nhất hay chưa rồi mới ký tên, đóng
dấu trực tiếp lên Container Packing List để xác nhận container đã đủ điều kiện vào bãi.
- Nếu như có sai xót trong quá trình kiểm tra thì container hàng sẽ được không được
vào bãi.
B. Thu ngân:
- Sau khi đã có xác nhận từ bảo vệ, tài xế ( hoặc phụ xế) sẽ mang tờ Container Packing
List đến tại phòng thương vụ trong ICD để đóng tiền phí cho container hàng nhập bãi
tại ICD.
- Tùy vào từng loại container, số lượng mà hệ thống sẽ kê khai ra đơn giá phù hợp. Sau
khi đóng phí xong nhân viên phòng tài vụ sẽ in biên lai đưa cho tài xé ( hoặc phụ xế)
và đóng dấu xác nhận đã thu tiền trên phiếu Container Packing List và sẽ cấp số hóa
đơn cho container hàng đó để nhập vào EIR.
- Các loại container thường gặp gồm:
+ Container tiêu chuẩn (General/Dry Container): gồm loại 20', 40', 45,.
+ Container lạnh: loại 20', 40'.
+ Container mặt bằng (Flat rack Container): loại 20' , 40'.
+ Container hở mái (Open-top Container): loại 20' , 40'.
C. Lập phiếu xác nhận container hạ bãi chờ xuất (EIR):
- Phiếu xác nhận container hại bãi chờ xuất (EIR - Equipment Interchange Receipt) thể
hiện khách hàng đã đóng đủ các khoản phí dịch vụ đã sử dụng tại cảng hoặc ICD.
- Phải đảm bảo có đầy đủ xác nhận của bảo vệ và đã đóng đầy đủ các khoản phí cho
thu ngân thì tãi xế mới được qua phòng điều độ để nhân viên lập phiếu EIR.
- Để lập phiếu EIR tài xế (hoặc phụ xế) cần cung cấp đủ hai loại chứng từ là Container
Packing List và giấy xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế (VGM
- Verified Gross Mass).
- Nhân viên tại phòng điều độ sẽ nhập thông tin dựa vào chứng từ mà bên tài xế (hoặc
phụ xế) cung cấp lên hệ thống C.M.S (Container Management System). Sau khi đã
điền ddaayf đủ thông tin nhân viên phòng điều độ sẽ in Phiếu xác nhận hạ bài chờ xuất
và phiếu điều động xe nâng cho tài xế (hoặc phụ xế).
D. Container hạ bãi chờ xuất:
Tài xế (hoặc phụ xế) cầm Phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất và Phiếu điều động xe nâng
để đưa hàng xuống bãi container theo ba tiêu chí để đảm bảo hợp lý, khoa học:
+ Hạ theo tên tàu, chuyến tàu
+ Hạ theo chuẩn loại Container
+ Hạ theo loại container ( kiểm hóa, hun trùng, IMO,....)
E. Thanh lý và vào sổ tàu:
- Khách hàng sẽ hoàn tất các thủ tục Hải quan cần thiết đối với container hàng xuất
khẩu của mình.
- Sau đó, mang tờ khai Hải quan đã thông quan và danh sách container đủ điều kiện
qua khu vực giám sát Hải quan để thanh lý tại ICD.
- Tại đây, nhân viên sẽ thông quan tờ khai Hải quan điện tử và vào sổ tàu.
F. Xuất tàu:
- Là việc đưa các container hàng xuất tại ICD ra các cảng liên kết, như: Kéo container
bằng xà lan ra Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải (TCTT) hay bằng đường bộ ra cảng Cát
Lái,...
- Các cảng sẻ gửi mail cho bộ phận Kế hoạch của ICD về closing time (thời gian cắt
máng) của các tàu sẽ cập vào cảng.
- Bộ phận kế hoạch sẽ dựa vào đó để lên kế hoạch xuất container hàng đi, đảm bảo xuất
đúng tàu, chuyến và đúng với sản lượng kế hoạch đã lên.
G. Làm danh sách xuất tàu:
- Nhân viên điều độ sẽ lập danh sách container lập theo tên tàu và giờ cut-off trên hệ
thống C.M.S.
- Căn cứ vào Tally xà lan cung cấp để nhập liệu để tạo list xuất.
- Sau đó, gửi sản lượng và chi tiết container cho cảng liên kết. Dựa vào số liệu tồn bãi,
cảng liên kết bố trí phương tiện vận chuyển cho container hợp lý.
H. Thủ tục Hải quan tại ICD:
- Đây là bước cuối cùng thực hiện ở ICD để container hàng xuất ra nước ngoài.
- Khi đến giờ closing time bộ phận thông quan của ICD sẽ mở tờ khai chuyển cảng cho
hàng xuất khẩu.
- Sau đó, người khai Hải quan sẽ đem tờ khai đến cảng liên kết để làm thủ tục thông
quan tại đây.
2.1.4: Các chỉ tiêu đánh giá mức dộ hoàn thiện của quy trình giao nhận hàng xuất
khẩu:
2.1.4.1: Thiết kế bố trí hợp lý:
Tiêu chí này được đo lường theo các khía cạnh như sau:
- Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu được bố trí, thiết kế theo kiểu khép kín.
- Các công đoạn của quy trình giao nhận đucợ bố trí, thiết kế phù hợp.
- Thiết bị, phương tiện được bố trí hợp lý đáp ứng yêu cầu công việc.
- Đội ngũ nhân viên được bố trí hợp lý phù hợp với yêu cầu công việc ở từng công
đoạn.
- Có sự phối hợp chặt chẽ ở từng bộ phận trong quá trình thực hiện công việc.
2.1.4.2: Đồng bộ và nhịp nhàng:
Tiêu chí này được đo lường theo các khía cạnh sau:
- Các công việc diễn ra một cách đồng bộ trên toàn bộ quy trình giao nhận.
- Các công việc diễn ra một cách nhịp nhàng trên toàn bộ quy trình giao nhận.
- Các thiết bị phương tiện hoạt động nhịp nhàng.
- Việc giao nhận chứng từ và hàng hóa diễn ra đồng bộ.
2.1.4.3: Đáp ứng kịp thời:
Tiêu chí này được đo lường dựa vào các khía cạnh như sau:
- Khách hàng không mất nhiều thời gian để tư vấn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ.
- Khách hàng không mất nhiều thời gian để giao nhận hàng hóa.
- Khả năng xử lý tình huống phát sinh thực hiện một cách nhanh chóng.
2.1.4.4: Độ tin cậy:
Tiêu chí này được đo lường theo những khía cạnh như sau:
- Khách hàng nhận hàng hóa đúng với cam kết về thời gian và địa điểm.
- Hồ sơ, chứng từ hàng hóa không bị sai xót.
- Hàng hóa giao nhận đảm bảo phù hợp với loại hàng hóa được ghi trên hợp đồng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng đảm bảo chất lượng.
2.1.4.5: An toàn hàng hóa:
Tiêu chí này được đo lường dựa vào những khía cạnh sau:
- Thông tin khách hàng được giữ bảo mật.
- Thông tin hàng hóa được bảo mật
- Hàng hóa không bị tổn thất trong quá trình giao nhận.
- Hàng hóa được đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
2.2: Quy trình tổ chức thực hiện giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại Công ty Cổ
Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS:
Sơ đồ 2.2 - Quy trình tổ chức thực hiện giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại Công ty
Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS

CONTAINER NHẬP
BÃI

THU NGÂN

LẬP PHIẾU XÁC


NHẬN CONTAINER
HẠ BÃI CHỜ XUẤT
(EIR)
CONTAINER HẠ
BÃI CHỜ XUẤT

THANH LÝ VÀ
VÀO SỔ TÀU

LÀM DANH SÁCH


XUẤT TÀU

XUẤT TÀU

THỦ TỤC HẢI QUAN

(Nguồn: Phòng Khai Thác và Điều Độ cung cấp)


2.2.1: Container nhập bãi:
- Đầu tiên, khách hàng sẽ đến ICD SOTRANS để làm thủ tục lấy container rỗng hoặc
là có thể lấy container rỗng tại bãi khác tùy vào Booking của từng hãng tàu để đem về
kho của mình đóng hàng.
- Sau khi hàng hóa được đóng vào container rỗng và đã được đóng Seal thì khách hàng
đem container hàng đến ICD SOTRANS để hạ bãi container hàng xuất của mình.
- Khi mà container đến ICD SOTRANS thì phải qua cổng bảo vệ trước. Ở đây, bộ phận
bảo vệ của cảng sẽ kiểm tra tình trạng container thông qua phiếu Container Packing
List mà tài xế (hoặc phụ xế) đưa. Trên tờ Container Packing List sẽ gồm các thông tin
sau:
+ Container hàng đã có niêm chì hay chưa, tình trạng container có đảm bảo chất
lượng để giữ hàng hay không, container có được gắn tem hàng nguy hiểm hay
không?,....
+ Số container: Kiểm tra số container trên phiếu Container Packing List có trùng
khớp với số trên container hay không?.
+ Số Seal: Kiểm tra số Seal trên Container Packing List có đúng thực tế hay không?.
- Sau khi bảo vệ đã kiểm tra các thông tin in trên phiếu Container Packing List xong thì
nếu trùng khớp bảo vệ sẽ ký xác nhận và đóng con dấu lên tờ Container Packing List
để container đảm bảo đủ điều kiện vào bãi.
- Nếu có sai xót xảy ra thì container sẽ không được vào bãi.
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Container nhập bãi của Công
Ty TNHH Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Hãng tàu CMA-CGM chỉ định Công Ty TNHH Thành Tấn Phát hạ bãi tại ICD
SOTRANS, nên công ty sẽ kéo container hàng đến ICD SOTRANS để hạ bãi chờ xuất
sau khi đã đóng hàng vào container và kẹp Seal.
- Sau khi container hàng đến ICD SOTRANS thì phải qua cổng bảo vệ. Tại đây, bộ
phận bảo vệ sẽ kiểm tra tình trạng container thông qua phiếu Container Packing List
mà tài xế (hoặc phụ xế) đưa cho bảo vệ gồm :
+ Container hàng đã có niêm chì hay chưa, tình trạng container có đảm bảo chất
lượng để giữ hàng hay không, container có được gắn tem hàng nguy hiểm hay
không?,....
+ Số xe đưa container hàng đến: 51C29847
+ Số container: GESU5626727 (có 4 chữ cái và 7 chữ số theo tiêu chuẩn hiện hành
quy định đối với các ký mã hiệu container là ISO 6346:1995), kiểm tra số container
trên phiếu Container Packing List đã trùng với số trên container hay chưa?.
+ Số Seal: P2433932 và kiểm tra số Seal trên Container Packing List có đúng với
thực tế hay không?
- Sau khi kiểm tra, thấy các thông tin đã thống nhất thì bộ phận bảo vệ sẽ đóng dấu xác
nhận lên phiếu Container Packing List.
Hình 2.1 - Ảnh minh họa Container nhập bãi tại ICD SOTRANS (Nguồn: ICD
SOTRANS)
2.2.2: Thu ngân:
- Sau khi có dấu xác nhận tại bảo vệ, tài xế sẽ mang Container Packing List đến bộ
phận thương vụ để đóng phí cho container hàng nhập của mình tại ICD SOTRANS.
- Tùy vào từng loại container, số lượng mà hệ thống sẽ tự động kê khai ra đơn giá.
- Sau khi đã đóng phí xong nhân viên thu ngân sẽ in và đưa cho tài xế (hoặc phụ xế)
hóa đơn và đóng dấu xác nhận thu tiền và cung cấp số hóa đơn trên phiếu Container
Packing List.
- Ngoài những phụ phí thu container thì còn các loại phụ phí khác như phí hun trùng,
hạ kiểm hóa,...
Hình 2.2 - Bảng giá hạ hàng chờ xuất (Nguồn: Phòng thương vụ)
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Thu ngân của Công Ty TNHH
Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Sau khi có dấu xác nhận tại bảo vệ, tài xế sẽ mang Container Packing List đến bộ
phận thương vụ để đóng phí cho container hàng nhập của mình tại ICD SOTRANS.
- Thu ngân của bộ phận thương vụ sẽ nhập thông tin vào hệ thống, bao gồm:
+ Mã số thuế Công Ty TNHH Thành Tấn Phát (hệ thống sẽ hiển thị tên và địa chỉ
công ty): 0305870262
+ Hình thức hạ bãi: Hạ bãi chờ xuất (HBCX)
+ Số lượng container: 1 container
+ Loại container: 40HC
- Dựa vào 1 container loại 40HC thì hệ thống sẽ kê ra đơn giá phù hợp dựa theo đơn
giá đã niêm yết như hình 2.2. Sau khi đóng phí xong nhân viên thu ngân của phòng
thương vụ sẽ in hóa đơn và cung cấp số hóa đơn (Số HĐ: 173828) cho tài xế (hoặc phụ
xế) và đóng dấu xác nhận đã thu tiền lên phiếu Container Packing List.
2.2.3: Lập phiếu xác nhận container hạ bãi chờ xuất (EIR):
- Sau khi đã có đầy đủ xác nhận kiểm tra của bảo vệ và đóng phí hạ bãi đầy đủ cho thu
ngân thì tài xế (hoặc phụ xế) qua bộ phận Điều độ để nhân viên lập phiếu EIR
(Equipment Interchange Receipt).
- Để lập phiếu EIR thì tài xế (hoặc phụ xế) phải cung cấp đủ hai loại chứng từ
Container Packing List và giấy xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc
tế (Verified Gross Mass - VGM).
- Nhân viên phòng Điều đọ sẽ căn cứ vào hai loại chứng từ này để nhập thông tin vào
phần mền hệ thống C.M.S - Container Management System.
- Sau đó, nhân viên phòng điều độ sẽ in phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất và phiếu điều
động xe nâng cho tài xế.
→ Đây có thể coi là bước chính thức container hàng của khách hàng đã hạ bãi chờ
xuất tại ICD SOTRANS.
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Lập phiếu xác nhận hạ bãi chờ
xuất (EIR) của Công Ty TNHH Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Sau khi đã có đầy đủ xác nhận kiểm tra của bảo vệ và đóng phí hạ bãi đầy đủ cho thu
ngân thì tài xế (hoặc phụ xế) qua bộ phận Điều độ để nhân viên lập phiếu EIR
(Equipment Interchange Receipt).
- Để lập phiếu EIR thì tài xế (hoặc phụ xế) phải cung cấp đủ hai loại chứng từ
Container Packing List và giấy xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc
tế (Verified Gross Mass - VGM).

Hình 2.3 - Container Packing List (Nguồn: Phòng Điều Độ và Khai Thác)
Hình 2.4: Giấy xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế
(Verified Gross Mass - VGM) (Nguồn: Phòng Điều Độ và Khai Thác)
- Nhân viên phòng Điều đọ sẽ căn cứ vào hai loại chứng từ này để nhập thông tin vào
phần mền hệ thống C.M.S - Container Management System.
- Những thông tin nhập vào hệ thống C.M.S bao gồm:
+ Phương án giải quyết đối với container: Hạ bãi chờ xuất (HBCX)
+ Số container: GESU5626727
+ Hãng tàu: CMA (ký hiệu của hãng tàu CMA-CGM)
+ Loại container: 40HC
+ Số xe vận chuyển container: 51C29847
+ Tên tàu: YANTIAN
+ Số chuyến: 0PEE1W1
+ Cảng đến: ZEEBRUGGE
+ Cảng chuyển tải: ZEEBRUGGE
+ Số hóa đơn: 173828
+ Số booking: SGN0828889
+ Số Seal: P2433932
+ Loại hàng: CHAU XI MANG
+ Khối lượng sử dụng lớn nhất (MGW - Max Gross Weight): 32.5 kg
+ Khối lượng toàn container (VGM - Verified Gross Mass): 23.440 kg
- Dưới đây là hình ảnh sau khi nhập cụ thể thông tin để in phiếu xác nhận hạ bãi chờ
xuất (EIR) trên phần mềm hệ thống C.M.S:

Hình 2.5 - Sản lượng container bãi xuất (Nguồn: Phòng Điều Độ và Khai Thác)
- Sau khi nhập xong nhân viên phòng Điều độ sẽ "Ghi" lại thông tin mình đã nhập và in
phiếu EIR cho khách hàng, gồm có 3 liên:
+ Liên 1 (màu trắng): Phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất - Khách hàng lưu giữ.
+ Liên 2 (màu xanh): Phiếu điều động xe nâng đưa hàng xuống bãi - Khách hàng lưu
giữ.
+ Liên 3 (màu hồng): Phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất - ICD SOTRANS lưu giữ.
- Dưới đây là liên 3 (màu hồng) - Phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất mà ICD SOTRANS
lưu giữ sau khi được in ra:
Hình 2.6 - Phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất (Nguồn: Phòng Điều Độ và Khai Thác)
→ Container hàng của Công ty TNHH Thành Tấn Phát đã chính thức hạ bãi chờ xuất
tại ICD SOTRANS.
2.2.4: Container hạ bãi chờ xuất:
- Sau khi nhận được phiếu xác nhận hạ bãi chờ xuất và phiếu điều động xe nâng thì tài
xế (hoặc phụ xế) sẽ đưa hàng xuống bãi container hàng xuất. Điều độ sẽ bố trí xe nang
hạ container theo 3 tiêu chí sau:
+ Hạ theo tên tàu, chuyến tàu.
+ Hạ theo chủng loại container.
+ Hạ theo tình trạng container (IMO, hun trùng, kiểm hóa,...).
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Container hạ bãi chờ xuất của
Công Ty TNHH Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Tài xế (hoặc phụ xế) cầm Phiếu điều động xe nâng đưa hàng xuống bãi container
hàng xuất.
- Tại đây, nhân viên điều độ giao nhận hàng xuất và nhân viên bãi phối hợp sắp xếp
container (xếp container theo con tàu YANTIAN chuyến 0PEE1W, chủng loại
container 40'). Container hàng này chuyển vào gần khu vực cầu cảng để tiện xuất lên
xà lan.
2.2.5: Thanh lý và vào sổ tàu:
- Khách hàng tự hoàn tất các thủ tục hải quan cần thiết đối với container hàng xuất
khẩu của mình.
- Sau đó, mang tờ khai hải quan đã thông quan và danh sách container đủ điều kiện qua
khu vực giám sát hải quan để thanh lý tại ICD SOTRANS. Tại đây, nhân viên sẽ thông
quan tờ khai hải quan điện tử và vào sổ tàu.
- Nếu khách hàng không thanh lý hải quan đúng lúc (trước giờ Closing time) thì
container đó sẽ bị rớt lại so với phương án vận chuyển ban đầu. Chính vì vậy, khách
hàng cần thanh lý đúng thời gian mà trên booking đã đề ra.
Khách hàng hoàn thành bước này chứng tỏ container đã đủ điều kiện xuất tàu và hết
trách nhiệm với container hàng. ICD SOTRANS sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề chuyển
cảng và xuất tàu.
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Thanh lý và vào sổ tàu của
Công Ty TNHH Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Công Ty TNHH Thành Tấn Phát tự hoàn tất các thủ tục hải quan cần thiết đối với
container hàng xuất khẩu của mình.
- Sau đó, mang tờ khai hải quan đã thông quan và danh sách container đủ điều kiện qua
khu vực giám sát hải quan để thanh lý tại ICD SOTRANS. Tại đây, nhân viên sẽ thông
quan tờ khai hải quan điện tử và vào sổ tàu cho Công Ty TNHH Thành Tấn Phát.
Hình 2.7 - Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
(Nguồn: Phòng Điều Độ và Khai Thác)
- Để vào sổ tàu nhân viên sẽ phải gửi thông điệp thông tin container từ trên hệ thống
C.M.S của ICD SOTRANS lên hệ thống C.D.S (Customer Declaration System) của hải
quan. Nếu container đã hạ bãi và tờ khai đã thông quan thì hệ thống sẽ báo số "32".
Như vậy, thông quan điện tử và vào sổ tàu đã hoàn tất.
- Sau đó, nhân viên Phòng Điều độ sẽ lập hai phiếu Xác nhận đã đăng ký tờ khai hải
quan, khách hàng sẽ giữ 1 bảng và ICD SOTRANS sẽ giữ một bảng để theo dõi và
kiểm tra lại khi có các vấn đề phát sinh. Các thông tin cần nhập trên Phiếu xác nhận
đăng ký tờ khai hải quan bao gồm:
+ Số container: GESU5626727
+ Số niêm chì : NO
+ Chủ hàng: THANH TAN PHAT
- Sau khi nhập đầy đủ thông tin Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan trên phần
mềm C.M.S thì nó sẽ hiện ra thông tin đầy đủ như hình dưới đây:

Hình 2.8 - In phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan (Nguồn: ICD SOTRANS)
- Dưới đây là Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan sau khi đucợ nhân viên Phòng
Điều độ in ra:

Hình 2.9 - Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan (Nguồn: Phòng Điều Độ và
Khai Thác)
- Nếu Công ty TNHH Thành Tấn Phát không thanh lý hải quan đúng lúc (trước giờ
closing time là 01:00 ngày 25/11/2020) thì container sẽ bị rớt lại so với phương án vận
chuyển ban đầu. Chính vì vậy, Công ty TNHH Thành Tấn Phát đã thanh lý vào lúc
06:23 ngày 25/11/2020 đảm bảo trước giờ closing time mà ICD SOTRANS đã đề ra.
→ Công ty TNHH Thành Tấn Phát hoàn thành bước này đồng nghĩa container hàng
này đã đủ điều kiện xuất tàu và hết trách nhiệm với container hàng. Giờ đây, ICD
SOTRANS sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề chuyển cảng và xuất tàu ra cảng Cái
Mép.
2.2.6: Làm danh sách xuất tàu:
- Nhân viên điều độ sẽ lập danh sách container lọc theo tên tàu và giờ Cut-off trên hệ
thống C.M.S.
- Sau đó, nhân viên sẽ gửi sản lượng và chi tiết container cho cảng liên kết. Dựa vào số
liệu tồn bãi cảng liên kết sẽ bố trí phương tiện chuyển container hợp lý.
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Làm danh sách xuất tàu của
Công Ty TNHH Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Cảng sẽ gửi trước mail cho bộ phận Kế hoạch của ICD SOTRANS về Closing time
của các tàu, bộ phận Kế hoạch sẽ căn cứ vào đó để lên kế hoách xuất tàu.
- Theo như kế hoạch đã đề ra, tàu YANTIAN sẽ Cut-off vào ngày 25/11/2020 vào lúc
01:00
- Khi lập danh sách container xuất bộ phận Kế hoạch sẽ lọc theo tên tàu YANTIAN vào
giờ Cut-off là 01:00 ngày 25/11/2020 trên hệ thống C.M.S.

Hình 2.10 - Làm List xuất tàu (Nguồn: Phòng Điều Độ và Khai Thác)
- Sau đó nhân viên bộ phận Kế hoạch sẽ gửi sản lượng và chi tiết container cho cảng
Cái Mép. Dựa vào số liệu tồn bãi cảng Cái Mép sẽ bố trí phương tiện vận tải container
phù hợp.
2.2.7: Xuất tàu:
- Công việc xuất tàu là đưa các container hàng xuất tại ICD SOTRANS ra các cảng lớn
theo điều kiện Closing time.
- ICD SOTRANS kéo các container hàng xuất bằng sà lan ra các cảng liên kết như:
Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải (TCTT); Tân Cảng - Cái Mép (TCIT),....hay bằng đường
bộ ra cảng Cát Lái.
- Các cảng sẻ gửi mail cho bộ phận Kế hoạch của ICD SOTRANS về Closing time của
các tà sẽ cập vào cảng.
- Bộ phận kế hoạch căn cứ vào đó để lên kế hoạch xuất container hàng đi, đảm bảo
xuất đúng tàu, đúng chuyến và đúng sản lượng kế hoạch đã đề lên.
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Xuất tàu của Công Ty TNHH
Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Container hàng này sẽ được kéo đến cảng Quốc Tế Cái Mép bằng sà lan.
- Khi đến giờ Closing time là vào lúc 01:00 ngày 25/11/2020 container này đã đủ điều
kiện xuất hàng nên nhân viên Điều độ hiện trường sẽ bố trí xếp container này lên xà
lan.
- Tại đây, xe nâng sẽ bốc container hàng lên đầu xe kéo và được xe đầu kéo đưa đến vị
trí cẩu hàng lên xsà lan.
- Cẩu bờ sẽ cẩu container hàng lên sà lan theo bố trí của nhân viên Điều độ sao cho sản
lượng và vị trí xếp container là phù hợp, tối ưu.
2.2.8: Thủ tục hải quan:
- Đây là bước cuối cùng thực hiện tại ICD SOTRANS để container hàng xuất ra nước
ngoài.
- Khi đến giờ closing time bộ phận thông quan của ICD SOTRANS sẽ mở tờ khai
chuyển cảng cho container hàng xuất.
- Sau đó nhân viên thông quan của ICD SOTRANS sẽ đem tờ khai đến cảng liên kết để
làm thủ tục thông quan tại đây.
 Dưới đây là ví dụ cụ thể để minh họa cho phần Thủ tục hải quan của Công Ty
TNHH Thành Tấn Phát và hãng tàu CMA-CGM:
- Đây là bước cuối cùng thực hiện tại ICD SOTRANS để container hàng xuất đi
Zeebrugge,Bỉ.
- Khi đến giờ closing time bộ phận thông quan của ICD SOTRANS sẽ mở tờ khai
chuyển cảng và thanh lý tờ khai hải quan giám sát ( Cảng đi: ICD SOTRANS).
- Dưới đây là những thông tin cần nhập để mở tờ khai hải quan trên phần mềm ECUS5
tại ICD SOTRANS:
+ Đăng ký tờ khai vận chuyển OLA
+ Cờ báo: E
+ Mã phương tiện: 16 (xà lan)
+ Mã mục đích vận chuyển: ECD
+ Loại hình vận tải: KS
+ Ngày dự kiến bắt đầu vận chuyển: 25/11/2020 (12:00)
+ Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển: 27/11/2020 (12:00)
+ Mã khu vực chịu giám sát: 02IKC02
+ Ký hiệu cảng: VNNCM
+ Mã khu vực chịu sự giám sát dỡ: 51CIS09
+ Tuyến đường: SOTRANS - CAI MEP THI VAI
+ Ghi chú 1: YANTIAN-0PEE1W / 1245
+ Số B/L, AWB: 0313440288
+ Ngày phát hành vận đơn: 25/11/2020

Hình 2.11 - Khai báo hải quan 1 (Nguồn: Phòng Điều Đọ và Khai Thác)

+ Tên hàng: BACH HOA


+ Manifest: S
+ Phương tiện vận chuyển: TAU BIEN
+ Tên tàu vận chuyển: YANTIAN - 0PEE1W
+ Ngày dự kiến đến/đi: 25/11/2020
+ Người xuất khẩu: 0313440288 - Công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam
+ Địa chỉ: 9 Xa Lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Hình 2.12 - Khai báo hải quan 2 (Nguồn: Phòng Điều Đọ và Khai Thác)

+ Số lượng: 24 container
+ Mã đơn vị tính: CN
+ Tổng trọng lượng: 396
+ Mã đơn vị tính trọng lượng: TINE
+ Thể tích: 1
+ Mã đơn vị tính thể tích: MTQ

Hình 2.13 - Khai báo hải quan 3 (Nguồn: Phòng Điều Đọ và Khai Thác)
+ Nhập số tờ khai:
Hình 2.14 - Khai báo hải quan 4 (Nguồn:Phòng Điều Đọ và Khai Thác)
+ Nhập thông tin container: Nhập đầy đủ các thông tin của 24 container bao gồm: Số
vận đơn, Loại container; Số Seal,....
Hình 2.15 - Khai báo hải quan 5 (Nguồn:Phòng Điều Đọ và Khai Thác)

Hình 2.16 - Khai báo hải quan 6 (Nguồn: Phòng Điều Đọ và Khai Thác)
- Sau đó, nhân viên của ICD SOTRANS sẽ đem tờ khai đến cảng SPITC để thông quan
tại đây.
 Ưu nhược điểm của quy trình tổ chức thực hiện giao nhận xuất khẩu hàng
FCL tại Công ty Cổ Phần Cảng Miền Nam:
* Ưu điểm:
- Quy trình gồm các bước với công việc cụ thể rõ ràng, bước nào do bộ phận nào đảm
nhiệm từ đó có thể quy ra trách nhiệm nếu có lỡ sai xót.
- Phần lớn các bước trong quy trình được thao tác qua phần mềm quản lý hiện đại
C.M.S đảm bảo xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác.
- Các bước trong quy trình luôn có tính logic với nhau thống nhất từ các bước đầu tiên
đến các bước cuối cùng. Nếu thiếu một trong các bước thì các công việc phía sau sẽ
không thực hiện được, giảm thiểu được sai xót xảy ra.
- Quy trình đơn giản, dể thực hiện giữa các nhân viên và khách hàng, các liên phiếu thể
hiện rõ ràng trên phiếu giao nhận container tại cảng, đem lại môi trường làm việc
chuyên nghiệp ở ICD SOTRANS.
- Sắp xếp các ô quầy làm thủ tục hợp lý thuận tiện cho khách hàng. Luôn có sự kết nối
giữa phòng Điều độ và phòng Hải quan nên công việc thông quan nhanh chóng và dễ
dàng.
* Nhược điểm:
- Tình trạng bãi đang xuống cấp ảnh hưởng đến hiệu suât làm việc, làm chậm tiến độ
của quy trình.
- Trang thiết bị của cảng còn hạn chế, phương tiện chỉ có 2 cẩu điện và 1 cẩu xích. Việc
xuất tàu chỉ làm riêng cho 1 cảng nếu trường hợp hai cảng Cut-off cùng giờ sẽ khó
khăn.
- Bộ phận nhập liệu in phiếu EIR vần còn sai xót, dẫn đến hệ lụy giải quyết sau khi
xuất container gặp nhiều khó khăn, phát sinh các chi phí không đáng có.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Trong chương 2 giới thiệu sơ lược về quy trình giao nhận hàng hóa, quy trình giao
nhận xuất khẩu hàng FCL tại cảng ICD và đặc biệt là "QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC
HIỆN GIAO NHẬN XUẤT KHẨU HÀNG FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG
MIỀN NAM - ICD SOTRANS".Từ đó, phân tích quy trình của một lô hàng thực tế,
từng bộ phận sẽ làm công việc cụ thể như thế nào. Qua quy trình ta thấy được ngoài thế
mạnh thì còn nhiều mặt hạn chế làm cho hoạt động cảng bị trì trệ. Từ đó, ta có thể đề ra
phương án phát triển , giải pháp khắc phục trong tương lai cho ICD SOTRANS nói
riêng và ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN


QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN XUẤT KHẨU HÀNG FCL
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG MIỀN NAM - ICD SOTRANS:
3.1: Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện giao nhận xuất khẩu hàng
FCL tại Công Ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS:
3.1.1: Về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công đối với mọi tổ chức. Đầu tư nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được công ty ưu tiên hàng đầu.
 Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Trong quá trình làm việc còn gặp sai xót ở khâu nhập thông tin để lập phiếu EIR. Do
một phần khi làm việc luân phiên theo ca nên khi làm ca đêm nhân viên dễ mất tập
trung gây nhầm lẫn hay chứng từ do tài xế cung cấp thông tin thiếu xót hoặc chư đầy
đủ cũng dẫn đến sai xót xảy ra cho nhân viên lập phiếu EIR.
- Ngoài ra, việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển phải dựa
trên cơ sở pháp lý quốc tế (Các Công ước về vận tải....), các văn bản quy phạm Pháp
Luật của Nhà nước như Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2015 cùng với các quy định của cơ
quan Hải quan về các loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa luôn cập nhật, thay đổi, bổ
sung nên đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức vững vàng, tìm hiểu thường xuyên để áp
dụng trong quá trình thực hiện công việc.
 Nội dung của giải pháp:
- Nhân viên cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin quan trọng của chứng từ xem đã
chính xác, phù hợp hay chưa. Nếu có sai xót nhân viên cần yêu cầu khách hàng chỉnh
sửa cho phù hợp, chính xác nhất tránh những sai xót không đáng có gây gián đoạn cho
những bước tiếp theo của quy trình.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên: Nhân viên trong công ty cần ý thức học
hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhâu trong quá trình làm việc.
- Công ty nên khuyến khích nhân viên đi đến các khóa học đào tạo nghiệp vụ để cập
nhật các thông tư, quy định mới cũng như các thủ tục để áp dụng cho nghiệp vụ giao
nhận của công ty cũng như tổ chức các lớp nghiệp vụ liên quan để hoạt động giao nhận
hàng hóa.
3.1.2: Hoàn thiện trang thiết bị, cơ sở máy móc:
 Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Với sản lượng container như năm 2019 là 19.388 container thì cần nâng cấp, cải thiện
các máy móc phục vụ ở cảng để nâng cao hiệu quả công việc, phát triển dịch vụ kho
bãi của công ty.
- Ngoài ra, công ty còn phải đầu tư vào các trang thiết bị mới giúp công ty tạo dựng
được lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng để cạnh tranh với các công
ty khác trên thị trường.
 Nội dung của giải pháp:
- Đầu tư, cải thiện luồn lạch để xà lan dễ tiếp cận cầu cảng.
- Nâng cấp tình trạng bãi, sắp xếp hợp lý, khoa học để công việc diễn ra một cách
thuận lợi nhất, tiết kiệm được chi phí và hiệu quả nhất.
- Với diện tích 10 ha công ty cần đưa ra kế hoạch đầu tư, khai thác cảng hợp lý để mở
rộng quy mô kinh doanh, dịch vụ kho bãi.
3.1.3: Đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại:
 Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Đổi mới và đầu tư công nghệ đang thực sự bắt đầu định hình các doanh nghiệp
Logistics, trở thành xu thế tất yếu của thị trường Logistics.
- Chạy đua về công nghệ tiếp tục tạo lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa
chi phí, trách nhiệm, linh hoạt và giảm rủi ro. Do đó, thúc đẩy sự ra đời và đổi mới một
loạt các giải pháp Logistics tiên tiến.
 Nội dung của giải pháp:
- Công ty nên xem xét và đầu tư các giải pháp công nghệ như hệ thống công nghệ hỗ
trợ khách hàng theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa (E-Tracking/Tracking), hệ
thống kết nối toán điện công nghệ thông tin quản lý khai thác hàng container, các giải
pháp hổ trợ thanh toán online, hóa đơn điện tử,...
- Áp dụng các dịch vụ Logistics công nghệ cao như theo dõi và giám sát, phân tích, dự
báo và lập kế hoạch theo thời gian thực dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội sinh lời cho
công ty trên thị trường dịch vụ Logistics trong những năm tới.
3.2: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện giao nhận xuất
khẩu hàng FCL tại Công Ty Cổ Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS:
3.2.1: Một số kiến nghị nằm khắc phục nhược điểm của quy trình:
- Thường xuyên cập nhật phần mềm mới để tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng
và chính xác.
- Cần có phần mềm liên kết giữa các cảng và hãng tàu, giữa cảng với cảng để có thể
tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất, kiểm soát công việc hỗ trợ phương tiện
chuyển cảng container hàng hiệu quả.
- Mỗi năm cần tổ chức các buổi đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, đề ra mức thưởng
phạt hấp dẫn cho nhân viên. Từ đó, giúp họ làm việc có trách nhiệm, hăng say tích cực
tránh những sai xót khi nhập liệu do chủ quan.
- Giữa cảng và hãng tàu nên thống nhất thêm thời gian miễn lưu kho công hàng xuất để
tránh tình trạng kẹt xe, quá tải công việc lúc cuối giờ (gần giờ Closing time).
3.2.2: Một số kiến nghị khác đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành chức
năng có liên quan:
 Đối với Nhà nước:
– Xây dựng một hệ thống Luật thống nhất, chặt chẽ, ổn định và hoàn chỉnh để làm cơ
sở nền tảng nhằm tạo ra hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động
trong khuôn khổ của pháp luật.
– Có các chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có cơ hội nâng cao sức cạnh tranh, có thêm nguồn vốn để hoạt động hiệu
quả hơn.
– Hệ thống ngân hàng trong nước phải mở rộng mạng lướ, cơ sở, trang bị thêm các
phương tiện của ngành viễn thông nhằm thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng
và chính xác hơn.
– Đầu tư vào ngành vận tải biển, nâng cấp phát triển các hãng tàu và đội tàu trong
nước,...nhằm tăng uy tín của Việt Na trên trường Quốc tế, Ddặc biệt là trong Lĩnh
vực ngoại thương và Logistics.
 Đối với hải quan:
– Nâng cấp mạng lưới thông tin kết nối giữa chii cục thuế, kho bạc với chi cục hải
quan.
– Thống nhất phương thức làm việc giữa công ty và bộ phận hải quan trong công ty
để việc hoạt động diễn ra trôi chảy thuận tiện cho khách hàng.
– Bên cạnh đó cũng phải thống nhất giữa các cảng và hải quan với nhau để đồng bộ
quy tắc thanh lý hàng hóa để dể dàng cho nhân viên giao nhận.
 Đối với lãnh đạo công ty:
– Cần phát huy tiến bộ về công nghệ thông tin trong công tác hải quan.
– Thống nhất phương thức làm việc giưc công ty và bộ phận hải quan trong công ty
để việc hoạt động diễn ra trôi chảy, thuận tiện cho khách hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:
Trong chương 3 đã đề ra các giải pháp để khắc phục các nhược điểm của quy trình,
kết hợp với các kiến nghị khác đối với các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan.
Nói chung việc khắc phục những khó khăn trên chính là mang lại những điều hữu ích
cho việc phát triển lĩnh vực giao nhận của ICD SOTRANS trong tương lai nói riêng và
ngành Logistics Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới như ngày
nay thì lĩnh vực hoạt động ngoại thương, kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu của
nước ta vô cùng phức tạp và khó khăn do do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế và chính
trị thế giới. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam luôn không ngừng học hỏi để
hoàn thiện và phát triển để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Qua nhiều năm hoạt động quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ
Phần Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS đã ngày dần hoàn thiện và phát triển vững
chắc. Thành công như ngày hôm nay phải kể đến sự nổ lực và làm việc hết mình của
toàn thể nhân viên cũng như ban lãnh đạo của công ty. Dựa trên những thành tựu đã đạt
được Cảng Miền Nam hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
Qua thời gian thực tập tại Cảng Miền Nam - ICD SOTRANS em đã được tiếp xúc
cũng như tham gia thực hành trực tiếp để hiểu rõ hơn về quy trình tổ chức thực hiện
giao nhận xuất khẩu hàng FCL tại cảng. Từ đó, em nhìn nhận được những thực trạng
còn tồn tại của công ty và xác định được những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện để
từ đây em có thể đưa ra một số giải pháp để nhằm hoàn thiện quy trình.
Do thời gian thực tập và kiến thức có hạn trong khi thực tế lại quá phong phú và đa
dạng. Bản thân em lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo sẽ còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng ghóp của ban giảng viên trường, đặc biệt là
GVHD: Thầy Lê Duy Thịnh và Các Anh Chị trong Phòng Điều Độ và Khai Thác đã
giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này một cách hoàn thiện nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Website doanh nghiệp: http://sotrans.com.vn/


- ThS.Trần Thị Long (2020). Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và ảnh hưởng đối với
Việt Nam:
http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-my-va-anh-
huong-doi-voi-viet-nam-69628.htm
- Luật Thương mại 1997 58/L-CTN:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Luat-Thuong-mai-1997-58-L-CTN-
40647.aspx
- Luật Thương mại 2005 36/2005/QH11:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Luat-Thuong-mai-2005-36-2005-
QH11-2633.aspx

PHỤ LỤC

1. Container Packing List


2. VGM
3. Phiếu xác nhận hạ bãi hàng xuất
4. Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan
5. Danh sách Container hàng xuất
6. Danh sách Container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
7. Lịch Cut-off tàu tại ICD SOTRANS
8. Tờ khai hải quan

You might also like