You are on page 1of 34

12/2/2023

HỆ PHÂN TÁN
(Dispersed systems)

ThS. Hoàng Thúy Bình

HỆ PHÂN TÁN

HỆ ĐỒNG THỂ → DUNG DỊCH


(homogeneous mixture) (solution)

HỆ DỊ THỂ → HỆ TIỂU PHÂN/ HỆ PHÂN TÁN


(heterogeneous mixture) (dispersed system)

1
12/2/2023

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHA, BỀ MẶT, BỀ MẶT PHÂN CHIA PHA


PHA: Là tập hợp những phần đồng thể giống nhau của 1 hệ
BỀ MẶT (surface) ≠ BỀ MẶT LIÊN PHA (interface) = BỀ MẶT PHÂN CHIA PHA
Nước

HỆ ĐỒNG THỂ HỆ DỊ THỂ


Gồm 1 pha duy nhất Gồm ít nhất 2 pha trở lên
không có bề mặt phân chia pha Có bề mặt phân chia pha

2
12/2/2023

DUNG DỊCH (SOLUTION) Định nghĩa

• DUNG DỊCH là một hệ ĐỒNG NHẤT của hai hoặc nhiều chất.

• Dung dịch gồm CHẤT TAN và DUNG MÔI. Lượng chất tan có thể hòa tan
trong dung môi (→ ION, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ) được gọi là độ hòa
tan. Ví dụ, trong dung dịch muối, muối là chất tan hòa tan trong nước là
dung môi.

• Đối với các dung dịch có nhiều thành phần cùng trạng thái*, các chất có
nồng độ thấp hơn là các chất hòa tan, chất có nồng độ cao hơn/ thành
phần nhiều hơn là dung môi.

DUNG DỊCH (SOLUTION) Tính chất của dung dịch

• Dung dịch là hệ đồng nhất, đồng thể.


• Dung dịch chỉ có một pha (ví dụ: rắn, lỏng, khí).
• Các thành phần trong dung dịch không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
• Dung dịch không có hiện tượng tán xạ ánh sáng.
• Các thành phần của dung dịch không thể tách ra bằng cách sử dụng
phương pháp lọc cơ học đơn giản.

3
12/2/2023

HỆ PHÂN TÁN (Dispersed systems) Định nghĩa

HỆ PHÂN TÁN là hệ DỊ THỂ gồm PHA PHÂN TÁN hoặc PHA KHÔNG LIÊN TỤC
(gồm các tiểu phân) và MÔI TRƯỜNG PHÂN TÁN hoặc PHA LIÊN TỤC.

PHÂN LOẠI
(1) Dựa vào bản chất/trạng thái của pha phân
Môi trường phân tán tán và môi trường phân tán (ví dụ: rắn, lỏng
CHẤT ỔN ĐỊNH

(dispersion medium) hoặc khí)


(Stabilizer)

(2) Dựa vào tương tác giữa các pha (ví dụ: có ái
lực, không có ái lực)
(3) Dựa vào kích thước của tiểu phân pha phân
Pha phân tán tán (ví dụ: nano, micro, thô)
7 7 (dispersed phase)
HỆ ĐƠN PHÂN TÁN – HỆ ĐA PHÂN TÁN

TIỂU PHÂN (particles)

TIỂU PHÂN (PARTICLE)

TIỂU PHÂN là THỂ TẬP HỢP của ion/nguyên tử/ phân tử


bởi CÁC LIÊN KẾT HÓA LÝ.
“A nanodrug is a formulation, often colloidal,
containing therapeutic nanoparticle of size 1 – 1000
nm; wherein the therapeutic is also a carrier or the
therapeutic is directly coupled (functionalized,
solubilized, entrapped, coated) to a carrier.”

4
12/2/2023

TIỂU PHÂN (particles)

ĐẶC TÍNH: Kích thước nhỏ - diện tích bề mặt lớn


ĐỘ CHÍNH XÁC: có thể đo được chính xác số lượng các nguyên tử, phân tử hoặc ion hợp thành.

Phân tử Protein Virus Tế bào Tế bào K

< 1 nm 10 nm 100 nm 1μm 100 μm mm

TIỂU PHÂN NANO (1 – 1000 nm)


Sự tương quan kích thước giữa tiểu phân nano và một vài thành phần sinh học

TIỂU PHÂN (particles) VAI TRÒ VẬN CHUYỂN THUỐC

Hoạt chất Tiểu phân nano


(Dạng bào chế quy ước) (Thuốc điều trị mục tiêu)

Kích thước, pKa Kích thước


Tính thân dầu Độ ổn định
Liên kết protein huyết tương Khả năng chứa hoạt chất
Chuyển hóa Khả năng hướng đến đích

Mô, tế Mô, tế Mô, tế Mô, tế


bào lành bào đích bào lành bào đích

10

5
12/2/2023

TIỂU PHÂN (particles) VAI TRÒ VẬN CHUYỂN THUỐC

Đáp ứng

Hệ thống LADMER Nơi đưa thuốc vào Mô, tế bào bệnh Nơi thải trừ
cơ thể (Nơi thuốc tác động)
Liberation: giải phóng
Absorption: hấp thu
Chuyển hóa
Distribution: phân bố
Metabolism: chuyển hóa
Elimination: thải trừ
Response: đáp ứng
Hoạt chất Máu Mô, tế bào lành
Phóng thích - Hấp thu Phân bố Thải trừ

Dạng bào chế quy ước Tiểu phân nano


(Thuốc điều trị mục tiêu)

11

TIỂU PHÂN (particles)


PHÂN LOẠI

Kích thước, hình dạng và đa dạng hóa cấu trúc


bề mặt (bao phủ polymer thân nước/ gắn kết
ligands phù hợp receptor của đích sinh học/ tích điện
bề mặt) của tiểu phân nano.

12

6
12/2/2023

Kỹ thuật điều chế

Kỹ thuật kết hợp


Kỹ thuật phân tán Kỹ thuật kết tập

• Nghiền, xay,… • Thay đổi các tính chất môi trường ( nhiệt
• Hồ quang điện độ, pH, dung môi,…) => các phân tử chất
• Siêu âm tan sẽ ngưng kết lại thành tiểu phân
• Đồng nhất hóa dưới áp suất cao • Kết tập do phản ứng hóa học: tạo các
• Phương pháp pepti hóa phân tử chất khó tan => tập hợp lại thành
• … tiểu phân
13

Cơ chế ổn định hệ phân tán 1. Cơ chế tĩnh điện học

Bề mặt tiểu phân hấp phụ điện tích ➔ giữa các tiểu phân xuất hiện lực tương tác
đẩy tĩnh điện ➔ hệ phân tán ổn định

14

7
12/2/2023

Cơ chế ổn định hệ phân tán 2. Cơ chế DLVO

Lý thuyết DLVO giải thích định lượng sự kết tụ và ổn định động học của tiểu phân trong hệ phân tán. Lý
thuyết DLVO mô tả tương tác giữa các tiểu phân bằng cách kết hợp lực đẩy tĩnh điện do lớp điện kép và các
tương tác van der Waals. Lực van der Waals thúc đẩy quá trình đông tụ, trong khi lực đẩy tĩnh điện ổn định
hệ phân tán. Lý thuyết này dựa trên giả định rằng lực đẩy tĩnh điện và lực van der Waals là độc lập và do đó
có thể chồng lên nhau hoặc cộng lại ở mỗi khoảng cách tương tác đối với hai tiểu phân. Lý thuyết DLVO
thường đưa ra ước tính tốt về lực giữa các bề mặt đối với sự phân tách bề mặt xuống khoảng 5 nm. Thế tĩnh
điện (năng lượng tương tác) giữa hai tiểu phân là hàm số của khoảng cách giữa chúng.

15

Cơ chế ổn định hệ phân tán 3. Cơ chế không gian

Bề mặt tiểu phân được hấp phụ các phân tử polymer thân với môi trường phân tán (PEG)
➔ tạo nên sự cản trở không gian giữa các tiểu phân ➔ hệ phân tán ổn định

16

8
12/2/2023

Kỹ thuật đánh giá tính chất 1. Cảm quan

Quan sát bằng mắt thường, hệ tiểu phân phân tán


đồng nhất, không xuất hiện sự chuyển đổi màu sắc
và các hiện tượng không bền trong thời gian bảo
quản như: kết bông (flocculation), nổi kem
(creaming), lắng cặn (sedimentation), hợp nhất
(coalescence) và tách pha (separation).

17

Kỹ thuật đánh giá tính chất

2. Phỏng đoán kích thước tiểu phân dựa trên hiệu ứng Tyndall

Kích thước lớn hơn 1 µm: màu trắng sữa

Kích thước từ 500 nm đến 1000 nm: màu trắng, phản


ánh xanh

Kích thước từ 100 nm đến 500 nm: màu trắng, phản


ánh xanh xám
Kích thước nhỏ hơn 100 nm: phân tán trong suốt
đến bán trong suốt

18

9
12/2/2023

Kỹ thuật đánh giá tính chất

3. Kích thước trung bình và phân bố kích cỡ TP

Phân bố 1 đỉnh Phân bố 2 đỉnh


% tích lũy % % tích lũy %
100 100
90 D 14 90 14
80 m B 12 80 B
12
70 10 70 10
60 60
50 8 50 8
40 40 Dm
6 2 6
30 30 Dm
20 4 20 1 4
10 A 2 10 A 2
0 0 0 0
D50 D50

19

Kỹ thuật đánh giá tính chất 4. Thế zêta

Các tiểu phân tích điện ở bề mặt thường đặc trưng bởi thế năng
zêta (ζ) thể hiện lực đẩy giữa các tiểu phân. Thế zêta được đo
bởi tốc độ di chuyển của các tiểu phân trong vùng điện trường.

Hệ tiểu phân phân tán có giá trị tuyệt đối của thế zêta giữa 30 và 60 mV sẽ tạo sự ổn định tĩnh điện học
(electrostatic stabilization) nhờ lực đẩy giữa các tiểu phân tích điện cùng dấu, nếu giá trị này từ 5 đến 15 mV
sẽ giới hạn độ bền vững của hệ phân tán hoặc từ 3 đến 5 mV thường xuất hiện các hiện tượng không bền.
Tuy nhiên, nếu tạo được sự ổn định nhờ hiệu ứng không gian (steric stabilization), hệ tiểu phân sẽ bền vững
trong thời gian bảo quản.

20

10
12/2/2023

Kỹ thuật đánh giá tính chất 5. Hình thể học

TEM SEM Cryo-TEM

21

Kỹ thuật đánh giá tính chất 5. Hình thể học

Liposomes một lớp và nhiều lớp Tiểu phân nano Tiểu phân nano dạng
dạng màng bao khung xốp

Hình ảnh của một vài tiểu phân nano quan sát dưới kính hiển vi điện tử

22

11
12/2/2023

Kỹ thuật đánh giá tính chất

6. Kết tinh và hiện tượng đa hình - Phân tích nhiệt vi sai (DSC)

Kỹ thuật này dùng để xác định tính chất của vật liệu hữu cơ khi mẫu thử được nung nóng hay làm nguội
theo một qui trình định sẵn hoặc được giữ đẳng nhiệt trong thời gian xác định, nhằm đánh giá dòng nhiệt
vào (hấp thụ nhiệt, endothermic process) hoặc dòng nhiệt ra (tỏa nhiệt, exothermic process) của mẫu
theo nhiệt độ hoặc thời gian.

Mẫu thử Mẫu chứng

Bộ tản nhiệt
Cặp nhiệt điện

Sơ đồ buồng đo mẫu và thiết bị DSC7, Perkin Elmer

23

Kỹ thuật đánh giá tính chất

6. Kết tinh và hiện tượng đa hình – Nhiễu xạ tia X (XRD)

Detector
cryostat
(WAXS)
Detector

Tia X (SAXS)

λ = ~ 1,5 Å DSC
Mẫu
Khoảng hẹp
Phân tích nhiệt Ghi nhận tín hiệu

Khoảng
rộng

Kỹ thuật này phân tích trên mẫu kết kinh hoặc bán kết tinh, thường cho phép
định tính cấu trúc, hình thể phân tử và thông tin trên hiện tượng đa hình

24

12
12/2/2023

Kỹ thuật đánh giá tính chất

7. Nang hóa hoạt chất – Hiệu suất nang hóa (Entrapment efficiency)

Lượng hoạt chất nang hóa


Hiệu suất nang hóa (%) = x 100
Lượng hoạt chất ban đầu

7. Nang hóa hoạt chất – Hiệu suất tải thuốc (Loading capacity)

Lượng hoạt chất nang hóa


Hiệu suất tải thuốc (%) = x 100
Lượng polymer hoặc lipid

25

Kỹ thuật đánh giá tính chất 8. Khả năng giải phóng hoạt chất in vitro

Thẩm định tiềm năng trị liệu của dạng bào chế.

Phân tích và đánh giá động học giải phóng của hoạt chất theo thời gian trong môi trường hòa
tan xác định. Đối với hệ tiểu phân phân tán, hai cơ chế giải phóng hoạt chất chủ yếu là sự
khuếch tán (diffusion) hoạt chất từ bên trong tiểu phân ra môi trường và giải phóng hoạt chất
nhờ quá trình phân hủy (erosion) tiểu phân.

26

13
12/2/2023

Ứng dụng của hệ phân tán

✓ Tính tan thấp trong môi trường nước


✓ Tính thấm qua màng sinh học thấp
✓ Độ ổn định kém
✓ Thời gian bán thải (t1/2) ngắn
✓ Tác dụng phụ và độc tính cao
✓ Đa đề kháng thuốc
✓ Phân bố kém tại vị trí tác dụng
✓ Tính thấm vào bên trong tế bào kém

27

Ứng dụng của hệ phân tán 1. Bảo vệ hoạt chất và các mô, tế bào lành

✓ Hoạt chất được bao bọc bên trong tiểu phân, không bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân bên ngoài trong quá trình bảo quản và những tác nhân bên trong cơ thể khi
sử dụng.

✓ Hoạt chất chỉ phát huy tác dụng khi giải phóng khỏi tiểu phân tại đích sinh học →
những hoạt chất độc tính cao và gây nhiều tác dụng phụ không có nhiều cơ hội
phát huy.

✓ Mặt khác, tiểu phân cấu tạo bởi polymer sinh học và lipid không độc tính nên
không gây tổn hại các cơ quan, mô và tế bào lành trong cơ thể.

28

14
12/2/2023

Ứng dụng của hệ phân tán 2. Tránh hiện tượng đa đề kháng thuốc

Tế bào chất Nhân

Kênh glycoprotein Tiểu phân Giải phóng hoạt chất


P

29

Ứng dụng của hệ phân tán 3. Giải phóng hoạt chất kiểm soát

Nồng độ
Nồng độ ngưỡng gây độc tính
1 3
2
5 Khoảng nồng độ phát huy
4 tác dụng

Nồng độ tối thiểu phát huy tác dụng

0 t (h)
1: PTHC của dạng bào chế quy ước 3: PTHC trì hoãn & kéo dài
2: PTHC cấp tốc 4: PTHC kéo dài 5: PTHC từng loạt kéo dài

30

15
12/2/2023

Ứng dụng của hệ phân tán

4. Cải thiện khả năng thấm thuốc qua hàng rào sinh học

Một trong những thử thách lớn hiện nay đối với thuốc điều trị ở vùng não, cần phải
thấm qua được hàng rào máu não (blood brain barrier, BBB), các tiểu phân nano
Stealth® có khả năng thấm khá tốt qua hàng rào nhờ quá trình opsonin bán
phần các phân tử apo-lipoprotein E và / hoặc B trên bề mặt được nhận biết đặc hiệu
bởi receptor ở bề mặt của hàng rào máu não.

31

Ứng dụng của hệ phân tán 5. Hướng tiểu phân nano đến đích sinh học

Tùy theo vị trí hấp thu thuốc, thay đổi cấu trúc bề mặt của tiểu phân một cách
phù hợp để đáp ứng khả năng hướng đích.

Ví dụ: các tiểu phân thụ động thường bị opsonin hóa và bắt giữ bởi thực bào, có khả
năng hướng đến đích tác dụng ở vùng gan, lách là chủ yếu, nên thường ứng dụng
trong điều trị các bệnh nhiễm hoặc ung thư gan, biến chứng ở gan. Tiểu phân
nano Stealth® gắn folate trên bề mặt có khả năng hướng đến khối u tử cung.

32

16
12/2/2023

Ứng dụng của hệ phân tán 6. Đích tế bào hoặc bên trong tế bào

Trong điều trị một số bệnh (nhiễm khuẩn nội bào, ung thư hoặc bệnh có nguồn gốc từ
gene) → đưa hoạt chất trị liệu vào bên trong tế bào → các tiểu phân chủ động sẽ
nhận biết đặc hiệu của receptor màng tế bào với ligand đính trên bề mặt tiểu phân. VD:
các phức hợp nano (phức lipid hoặc phức polymer) có khả năng nội hóa tế bào rất cao
nhờ tương tác điện tích với màng tế bào, đưa các ADN, ODN và SiRNA vào bên trong tế
bào đến vị trí tác dụng.
Các tiểu phân nano đa năng (multifunctional nanoparticles) ứng dụng rộng rãi trong
chẩn đoán và hình ảnh y sinh học. VD: tiểu phân nano oxyd sắt siêu thuận từ hay chấm
lượng tử (quantum dot).

33

Ứng dụng của hệ phân tán 7. Chức năng sinh học

Một liên hợp gồm các tiểu phân nano với các
phân tử sinh học gắn trên bề mặt của nó. Các tiểu
phân nano cực nhỏ được sử dụng để khám phá
chức năng của các phân tử sinh học.
Tính chất của liên hợp được đặc trưng bởi các
thành phần trên bề mặt của chúng. Tỷ lệ diện tích
bề mặt lớn của các liên hợp giúp tối ưu hóa khả
năng tương tác với các phân tử sinh học.

34

17
12/2/2023

Một số khó khăn trong nghiên cứu

➢ Khả năng phân hủy sinh học và tương thích sinh học của tiểu phân
➢ Khả năng giải phóng hoạt chất trên đường đến đích tác dụng
➢ Hiện tượng kết tụ trong hệ tuần hoàn
➢ Hiện tượng giả dị ứng (pseudo-allergy)
➢ Mất khả năng tìm gặp receptor đích
➢ Không có khả năng nội hóa để đến đích bên trong tế bào hoặc hoạt chất bị phân hủy
bởi enzyme bên trong tế bào.
➢ Phát triển các dạng thuốc nano còn gặp vài trở ngại khác: chi phí cao, tiến trình đăng
ký thuốc kiểm soát rất chặt chẽ đòi hỏi nhiều thủ tục mới, nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn cao.

35

HỆ PHÂN TÁN
Hệ

Hệ đồng thể Hệ bán keo Hệ dị thể


1 pha >= 2 pha

Dung dịch Cao phân tử Micelle Hệ keo Hệ thô


polymer Chất HĐBM d: 1-1000 nm 10 – 100 µm

Hỗn dịch Nhũ tương


R/L L/L

36

18
12/2/2023

HỆ KEO
(Colloids)

ThS. Hoàng Thúy Bình

37

MỤC TIÊU HỌC TẬP

✓ Hiểu khái niệm – phân loại hệ keo


✓ Trình bày được phương pháp điều chế - tinh chế hệ keo
✓ Trình bày được tính chất của hệ keo
✓ Trình bày được tính bền của hệ keo
✓ Hiểu sự keo tụ

38

38

19
12/2/2023

Khái niệm

HỆ KEO(colloids) là hệ phân tán dị thể, trong đó pha phân tán là


các tiểu phân có kích thước 1-1000 nm phân tán đồng nhất trong
môi trường phân tán và có thể có thêm chất ổn định

< 1 nm 1 – 1000 nm > 1000 nm

39

39

Khái niệm

Độ phân tán (D) Thể hiện mức độ phân tán của hệ

D = 1/a
(Ký hiệu a: đối với TP có hình cầu, kích thước a là đường kính d; với TP hình lập phương
a là thước cạnh l)

Hệ đơn phân tán: hệ chứa những tiểu phân có kích thước bằng nhau
Hệ đa phân tán: hệ chứa những tiểu phân có kích thước khác nhau

40

40

20
12/2/2023

Phân loại

Theo trạng thái của pha phân tán và môi trường phân tán
PHA MT HỆ KEO VÍ DỤ
PHÂN PHÂN
TÁN TÁN
Rắn Rắn Sol rắn (solid sol) Thủy tinh màu
Rắn Lỏng Hốn dịch Hỗn dịch thuốc, sơn
Rắn Khí Sol khí (aerosol) Bụi, khói, thuốc xịt dạng bột khô
Lỏng Rắn Gel jelly
Lỏng Lỏng Nhũ tương Nhũ tương thuốc, sữa
Lỏng Khí Sol khí (aerosol) Mây, sương mù, thuốc khí dung

Khí Rắn Sol rắn (solid sol) Đá bọt, cao su xốp


Khí Lỏng Bọt Bọt xà phòng,, kem đánh
(whipped cream)
41

41

Phân loại
Theo cường độ tương tác giữa các pha: hệ keo thân dịch (lyophilic sols) và
hệ keo sơ dịch (lyophobic sols)
KEO THÂN DỊCH KEO SƠ DỊCH
Hệ keo có tính ưa lỏng Hệ keo có tính kị lỏng
Có ái lực mạnh giữa pha phân tán và môi Không có ái lực giữa pha phân tán và môi
trường phân tán trường phân tán hoặc rất yếu
Bền vững về mặt nhiệt động lực học Không bền vững về mặt nhiệt động lực học
Có tính thuận nghịch Bất thuận nghịch
Thường có độ nhớt cao Thường không nhớt
Pha phân tán được solvat hóa Pha phân tán không solvat hóa
Không xảy ra hiệu ứng Tyndall Có xảy ra hiệu ứng Tyndall
42

42

21
12/2/2023

KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ


Kỹ thuật kết hợp
Kỹ thuật phân tán Kỹ thuật kết tập

• Nghiền, xay,… • Thay đổi các tính chất môi trường ( nhiệt
• Hồ quang điện độ, pH, dung môi,…) => các phân tử chất
• Siêu âm tan sẽ ngưng kết lại thành tiểu phân
• Đồng nhất hóa dưới áp suất cao • Kết tập do phản ứng hóa học: tạo các
• Phương pháp pepti hóa phân tử chất khó tan => tập hợp lại thành
• … tiểu phân
43

KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ


Kỹ thuật kết tập

Kết tập trực tiếp


Kết tập bằng cách thay thế dung môi (keo lưu huỳnh)
Kết tập bằng phương pháp hóa học(keo sắt III hydroxyd)

44

22
12/2/2023

KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ


Kỹ thuật phân tán
Phân tán dùng lực cơ học

Phân tán không dùng lực cơ học

Phương pháp pepti hóa: Pepti hóa là sự phá vỡ những liên kết giữa các tiểu phân keo ở
trạng thái keo tụ, chuyển keo tụ trở lại thành hệ phân tán keo hoặc thành hệ phân tán thô.
Quá trình pepti hóa xảy ra do ion bị đẩy ra khỏi tủa hay do sự hấp phụ những phân tử/ion
của chất pepti hóa tạo thành lớp điện kép hay lớp solvat hóa quanh TP keo → TP keo bị đẩy
rời nhau ra. Dưới tác động của chuyển động nhiệt hoặc chuyển động Brown, các TP keo
được phân bố đồng đều trong môi trường phân tán để tạo hệ keo.

VD: Điều chế keo xanh phổ bằng pp pepti hóa

45

KỸ THUẬT TINH CHẾ


Phương pháp thẩm tích/ điện thẩm tích
Để tăng tốc độ quá trình và hiệu
Màng thẩm tích là chỉ cho các phân tử và ion đơn
quả tinh chế, người ta đặt bình
giản đi qua, các hạt keo không đi qua được
thẩm tích trong điện trường của
dòng điện một chiều.

46

23
12/2/2023

KỸ THUẬT TINH CHẾ


Phương pháp siêu lọc

• Là sự lọc hệ keo qua các màng lọc đặc biệt (màng


bán thấm), màng lọc có các lỗ nhỏ với kích thước
xác định. Các ion và phân tử nhỏ lọt qua màng lọc,
còn các hạt keo kể cả phân tử chất polyme bị giữ lại.
• Bằng cách chọn các màng có lỗ thích hợp, phương
pháp siêu lọc chẳng những cho phép tính chế các hệ
keo mà còn tách riêng được các hạt keo theo kích
thước của chúng

47

KỸ THUẬT TINH CHẾ


Phương pháp siêu ly tâm

• Ly tâm hệ keo với tốc độ lớn


• Các thành phần trong hệ sẽ được phân tách theo kích thước

48

24
12/2/2023

TÍNH CHẤT

➢ Tính chất động học


Chuyển động Brown

Quan sát hệ keo dưới kính hiển vi đặc biệt, thấy các tiểu phân pha phân tán di
chuyển hỗn loạn (chuyển động zigzag)

Chuyển động Brown là chuyển động nhiệt. Tùy vào kích thước tiểu phân keo
=> mức độ chuyển động khác nhau

49

TÍNH CHẤT

➢ Tính chất động học


Sự khuếch tán

Là sư di chuyển của vật chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp,
do chuyển động nhiệt và là quá trình tự diễn biến

Phương trình khuếch tán Einstein:

50

25
12/2/2023

TÍNH CHẤT

➢ Tính chất quang học


Hiệu ứng Tyndall

Là hiện tượng tán xạ ánh sáng thường thấy trong


các hệ keo

Một chùm ánh sáng xuyên qua một khối chất rắn,
lỏng hoặc khi trong suốt không thể nhìn thấy, ngoại
trừ tại điểm mà nó đập vào và tán xạ ra khỏi đối
tượng → tán xạ ánh sáng

51

TÍNH CHẤT ➢ Tính chất điện học


Sự tích điện
Nhân tiểu phân keo có thể hấp phụ chọn lọc điện tích trên
bề mặt => lớp quyết định thế hiệu (ion tạo thế, dương
hoặc âm) => Tạo nên thế bề mặt (o)

Các điện tích trái dấu được nhân keo (lớp tạo thế) thu
hút => tạo nên lớp ion đối. Các ion đối có 1 phần cố định
(lớp ion đối cố định) và 1 phần khuếch tán (lớp ion đối
khuếch tán)

Do chuyển động nhiệt của dung môi, lớp ion đối khuếch tán
có xu hướng di duyển theo môi trường => bề mặt trượt =>
tạo thế điện động zêta ()

52

26
12/2/2023

TÍNH CHẤT

➢ Tính chất điện học


Một số hiện tượng điện

Điện di Điện thẩm Hiệu ứng Dorn Hiện tượng thế chảy
(điện chuyển) (điện thẩm thấu)

Các TP rắn di chuyển Sự di chuyển của pha Dòng điện xuất hiện Sự chuyển động của
trong môi trường lỏng, lỏng tương đối so với khi các TP pha rắn pha lỏng với pha rắn
dưới tác dụng của điện pha rắn dưới tác dụng chuyển động so với làm xuất hiện dòng
trường của điện trường chất lỏng đứng yên. điện. Điện thế đo được
Hiện tượng này ngược trong trường hợp này
với điện di. ngược với hiện tượng
điện thẩm.

53

TÍNH CHẤT

➢ Tính chất bề mặt

54

27
12/2/2023

TÍNH BỀN CỦA HỆ KEO

Tính bền của hệ keo: Thể hiện qua thời


gian mà tiểu phân keo duy trì sự phân bố
đồng đều trong hệ

Lý thuyết về tính bền


Tính bền tập hợp Tính bền động học
(khả năng chống lại sự tập (khả năng chống lại sự sa
hợp của các tiểu phân) lắng của các tiểu phân)

55

TÍNH BỀN CỦA HỆ KEO Tính bền tập hợp


G = . S
Các tiểu phân
Có bề mặt Năng lượng Sự keo tụ
Hệ keo (dị có khuynh
phân chia tự do liên bề (mất tính
thể) hướng kết
lớn (S) mặt lớn (G) bền)
tập

Các yếu tố ảnh hưởng tới tính bền tập hợp


• Ảnh hưởng của sự tương tác giữa các tiểu phân keo khi gặp nhau
• Ảnh hưởng của sự solvat hóa
• Ảnh hưởng của sự hấp phụ các chất làm bền hệ keo

56

28
12/2/2023

TÍNH BỀN CỦA HỆ KEO Tính bền tập hợp


Ảnh hưởng của sự tương tác giữa các tiểu phân keo

Sự tồn tại của các hệ keo phụ thuộc vào sự tương tác giữa các tiểu phân, liên quan
đến hai lực đối lập:
• Lực hút (lưc hấp dẫn):
• Có xu hướng thu thập các tiểu phân để đạt năng lượng tự do tối thiểu.
• Lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tiểu phân.
• Lực đẩy:
• Có xu hướng tách các tiểu phân ra khỏi nhau.
• Lực này phụ thuộc vào các tiểu phân tích điện cùng dấu. Cùng dấu => đẩy nhau

➔ Trạng thái phân tán hay keo tụ giữa các tiểu phân là sự phản ánh quan hệ giữa
thế hút và thế đẩy

57

TÍNH BỀN CỦA HỆ KEO Tính bền tập hợp


Ảnh hưởng của sự solvat hóa
PPT và MTPT có tương tác, có liên kết hydro hay liên kết hóa học → trên bề
mặt tiểu phân sẽ có một lớp solvat hóa gồm các phân tử của môi trường phân
tán. Các hệ keo thân dịch mới có sự solvat hóa → các tiểu phân khi va chạm
khó/không liên kết với nhau.

Hệ keo thân dịch: Có tính bền tập hợp cao


Hệ keo sơ dịch Có tính bền tập hợp thấp

58

29
12/2/2023

TÍNH BỀN CỦA HỆ KEO Tính bền tập hợp


Ảnh hưởng của sự hấp phụ các chất làm bền hệ keo

Tiểu phân keo hấp phụ


- Các chất HĐBM
- Các polymer thân với môi trường phân tán
(PEG)
=> Tính bền của hệ keo tăng lên do các chất
được hấp phụ mang điện tích (làm tăng lực
đẩy) hoặc có cấu trúc cồng kềnh (tạo lớp áo
phân tử, cản trở không gian)

59

TÍNH BỀN CỦA HỆ KEO Tính bền tập hợp


Điều kiện để có được hệ keo bền
↑ lực đẩy tĩnh điện, ↓xác suất va chạm hiệu quả của các tiểu phân keo
✓ Tạo cho bề mặt các tiểu phân keo hấp phụ điện tích
✓ Giữ cho hệ keo có nồng độ nhỏ;
✓ Tạo cho bề mặt tiểu phân keo hấp phụ chất ổn định.

60

30
12/2/2023

TÍNH BỀN CỦA HỆ KEO Tính bền động học

Tính bền động học hay tính bền phân bố: là khả năng chống lại sự sa lắng
của tiểu phân.
 là đại lượng đặc trưng cho tính bền phân bố,  tỷ lệ nghịch với tốc độ sa lắng
của tiểu phân.
.
v: tốc độ sa lắng
r: bán kính tiểu phân phân tán
h: độ cao mà tiểu phân sa lắng được trong thời gian t
k: hằng số đối số một hệ PT xác định, ở t oC không đổi

➢ Tính bền động học tỷ lệ nghịch với kích thước tiểu phân phân tán.

➢ Tính bền động học cho biết thời gian sa lắng () của tiểu phân. Đó là thời gian để tiểu phân sa lắng
được 1 cm. Thời gian sa lắng càng dài thì tính bền động học càng cao.

61

SỰ KEO TỤ BỞI CHẤT ĐIỆN LY

Khi các yếu tố làm bền không có/ mất đi → hệ keo bị keo tụ.

Các yếu tố gây keo tụ: thời gian, nồng độ tiểu phân pha
phân tán, nhiệt độ, tác dụng cơ học, chất điện ly…

Khả năng keo tụ của một chất điện ly được đặc trưng bằng ngưỡng keo tụ (Cn)

Ngưỡng keo tụ (Cn): nồng độ tối thiểu của chất điện ly cần có trong hệ keo để
hiện tượng keo tụ bắt đầu xuất hiện.

C: nồng độ (mol/ l, mmol/ l) dung dịch điện ly


Vk và Vđ: các thể tích hệ keo và thể tích dung dịch điện ly

62

31
12/2/2023

SỰ KEO TỤ BỞI CHẤT ĐIỆN LY


Các quy tắc keo tụ bằng chất điện ly
➢ Ion gây keo tụ có điện tích ngược dấu với điện tích tiểu phân keo.
➢ Ngưỡng keo tụ tỷ lệ nghịch với hoá trị/ nồng độ của ion gây keo tụ.

Quy tắc Schulze – Hardy: Ngưỡng keo tụ tỷ lệ nghịch với hoá trị lũy thừa 6 của ion gây keo tụ.

k: hằng số
zi: hoá trị ion gây keo tụ

Nếu gọi ngưỡng keo tụ của các ion hoá trị I, II, III lần lượt là C(I), C(II), C(III) thì:

Nghĩa là theo quy tắc đó: tác động gây keo tụ của ion hóa trị III mạnh hơn hàng chục lần
ion hoá trị II và hàng trăm lần so với ion hoá trị I.

63

SỰ KEO TỤ BỞI CHẤT ĐIỆN LY Hiện tượng bất thường khi keo tụ
bằng chất điện ly

Gây keo tụ bằng các ion hóa trị thấp: ↑nồng độ chất điện ly đến ngưỡng keo tụ
→sự keo tụ bắt đầu xảy ra. Tiếp tục ↑ nồng độ chất điện ly thì sự keo tụ cũng tiếp
tục → keo tụ hoàn toàn.
Hiện tượng đổi dấu điện
Gây keo tụ bằng ion hóa trị cao (vd: Al3+, Fe3+…): sau khi gây keo tụ hoàn toàn,
nếu tiếp tục thêm chất điện ly vào → các tiểu phân keo vốn đã đông tụ sẽ lại phân
tán → tạo hệ keo mới có điện tích ngược dấu với hệ keo ban đầu. Nếu lại tiếp
tục thêm chất điện ly vào → hệ keo mới lại đông tụ. Hiện tượng đó gọi là sự keo
tụ bất thường: các vùng keo tụ xen kẽ với các vùng phân tán (trạng thái bền).

64

32
12/2/2023

SỰ KEO TỤ BỞI CHẤT ĐIỆN LY Hiện tượng bất thường khi keo tụ
bằng chất điện ly

Hiện tượng đổi dấu điện Khi chưa cho vào hệ CĐL (C = 0), hệ có thế điện động ξo
Khi thêm CĐL, cation keo tụ có hóa trị cao nên được hấp thụ mạnh vào
nhân keo làm trung hòa bớt anion quyết định hiệu thế, do đó ξo↓

❖Ở vùng I, giá trị của ξ ↓ nhưng


ξ > |- 30mV| vì vậy hệ keo kém
bền hơn lúc đầu nhưng vẫn
chưa bị keo tụ.
❖ Ở vùng II, C1≤ C ≤ C2, giá trị của ξ < giá trị tới
hạn → các va chạm đều có hiệu quả, hệ bị keo tụ.

❖ Ở vùng III, C2< C ≤ C4, do tiểu phân keo hấp thụ thêm cation nên ξ ↑ > giá trị tới hạn,
số va chạm hiệu quả ↓→ hệ keo lại bền vững.

65

Sự keo tụ do tác động của


SỰ KEO TỤ BỞI CHẤT ĐIỆN LY hỗn hợp chất điện ly

• Các ion gây keo tụ độc lập với nhau, không ảnh hưởng lẫn nhau.
• Khả năng keo tụ của từng chất điện ly không thay đổi
Kết hợp • Các ion giống nhau/ gần giống nhau (điện tích, bán kính hydrat), VD: Na+và K+ ; Cl- và Br-

• Các ion gây keo tụ có tính chất khác nhau → làm yếu/ đối kháng khả năng gây keo tụ
của nhau
• Nếu muốn keo tụ phải thêm CĐL thứ hai nhiều hơn so với khi chỉ thêm một CĐL
Cản trở • Các ion gây keo tụ có tính chất khác nhau. Vd: Li+ và Mg2+, Li+ và Ba2+

• Hai chất điện ly tạo điều kiện keo tụ cho nhau, làm tăng khả năng gây keo tụ của
nhau.
• Nếu muốn keo tụ chỉ cần thêm 1 lượng nhỏ CĐL thứ 2 vào hệ
Hỗ trợ • Ít xảy ra giữa các ion vô cơ đơn giản. Thường thấy xuất hiện với ion phức, đặc biệt là
hợp chất hữu cơ đa điện tích có mạch lớn.

66

33
12/2/2023

SỰ KEO TỤ BỞI CHẤT ĐIỆN LY Sự keo tụ tương hỗ


Sự keo tụ tương hỗ: là sự keo tụ 1 hệ keo bằng 1 hệ keo có điện tích trái dấu hoặc một
hệ keo thân dịch hoặc 1 hệ bán keo
• Hai hệ keo trái dấu: Sự keo tụ xảy ra nhanh hơn do tương tác điện tích trái dấu =>
trung hòa điện tích => keo tụ
• Hệ keo thân dịch (bền) và hệ keo sơ dịch (kém bền)
Với tỉ lệ thích hợp: các tiểu phân keo sơ
Ngược lại: Tiểu phân keo thân dịch hấp
dịch hấp phụ tiểu phân keo thân dịch bao
phụ tiểu phân keo sơ dịch => bề mặt bị sơ
quanh => tiểu phân keo sơ dịch được thân
dịch hóa => giảm tính bền, dễ bị keo tụ
dịch hóa => tăng tính bền, khó bị keo tụ
=> Gọi là sự keo tụ nhạy cảm

67

34

You might also like