You are on page 1of 6

1

CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN THANH TOÁN
(Bổ sung câu hỏi và bài tập)

A - THANH TOÁN LIÊN KHO BẠC ĐIỆN TỬ


Phần I: Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: Trình bày phạm vi, đối tượng và nguyên tắc áp dụng quy trình
thanh toán điện tử liên kho bạc?
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán với kế toán thanh toán điện tử
liên kho bạc tại các đơn vị KBNN và Cục Kế toán nhà nước qua sơ đồ hạch
toán? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 3: Tại sao trong thanh toán liên kho bạc: Lệnh chuyển Có đi lại ghi có
tài khoản liên kho bạc đi, Lệnh chuyển Có đến lại ghi Nợ tài khoản liên kho
bạc đến? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 4: Tại sao trong thanh toán liên kho bạc: Lệnh chuyển Nợ đi lại ghi
Nợ tài khoản liên kho bạc đi, Lệnh chuyển Nợ đến lại ghi Có tài khoản liên
kho bạc đến? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 5: So sánh thanh toán liên kho bạc với thanh toán liên ngân hàng?
Phần II: Bài tập minh hoạ:
Bài 1: Tại Kho bạc nhà nước tỉnh X có nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
năm N như sau:
1. Đơn vị K nộp tiền mặt vào KB để chuyển vào tài khoản người thụ hưởng
mở tại KB tỉnh B: 100
2. Đơn vị T trích tài khoản tiền gửi tại KB A chuyển tiền cho người thụ hưởng
mở TK tại KB tỉnh B, số tiền: 65
3. Nhận được chứng từ do KB tỉnh C báo về việc được thu hộ NSNN: 200

TS. Phạm Thu Huyền BM: Kế toán Công [2/2020]


2

4. Trường Đại học công lập V yêu cầu trích tài khoản tiền gửi tại KB để nộp
thu NSNN về KB tỉnh khác: 50.

5. Bệnh viện công lập M rút dự toán để chuyển nộp thu NSNN về kB tỉnh
khác: 70
6.Thanh toán hộ KBNN Y tờ trái phiếu kho bạc mệnh giá 200, thời hạn 02
năm, lãi suất 10%/năm. Sau đó lập phiếu chuyển khoản báo Nợ về KBNN số
trái phiếu thanh toán hộ trên.
7. Nhận được Lệnh chuyển Nợ của KBNN tỉnh Z về thanh toán hộ trái phiếu
chuyển đến, tờ trái phiếu mệnh giá 150, thời hạn 02 năm, lãi suất 10%/năm.
Yêu cầu: Nêu chứng từ và định khoản các nghiệp sau
Bài 2: Tại Kho bạc nhà nước tỉnh Y có nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
năm N như sau:
1. Khách hàng Q nộp tiền mặt để chuyển vào tài khoản của người thụ
hưởng tại Kho bạc X, số tiền: 100
2. Khách hàng H trích tài khoản tiền gửi tại KB Y chuyển tiền cho
người thụ hưởng mở tài khoản tại KBNN Z, số tiền : 150
3. Khách hàng G rút dự toán NSNN kinh phí thường xuyên giao không
thực hiện tự chủ chuyển tiền thanh toán nhà cung cấp có tài khoản tại KB Z, số
tiền: 230
4. KBNN Y báo Nợ KBNN tỉnh khác về hoàn thuế hộ, số tiền: 315
5. Nhận được Lệnh thanh toán có đến về các khoản thu NSNN do KB
khác thu hộ
6. Nhận được lệnh thanh toán có đến về các khoản nộp trả kinh phí khi
chưa quyết toán ngân sách
7. Khách hàng nộp tiền mặt tại KB Y để chuyển thanh toán cho nhà
cung cấp có tài khoản tại ngân hàng thương mại tỉnh khác, số tiền: 120
8. Khách hàng nộp tiền mặt tại KB Y để chuyển thanh toán cho nhà
cung cấp lĩnh tiền mặt tại KB tỉnh X, số tiền: 50
9. Căn cứ số dư Có tài khoản thu hộ, chi hộ thanh toán liên ngân hàng
(3932) KB tỉnh Y kết chuyển tài khoản này qua thanh toán liên ngân hàng về
Cục kế toán nhà nước, số tiền: 500.
10. Căn cứ số dư Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ thanh toán song phương
điện tử (393X) về cục Kế toán nhà nước, số tiền: 300
Yêu cầu: Nêu chứng từ và định khoản các nghiệp sau

TS. Phạm Thu Huyền BM: Kế toán Công [2/2020]


3

B - THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG


Phần I: Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: Trình bày phạm vi, đối tượng và nguyên tắc áp dụng quy trình thanh
toán điện tử liên ngân hàng?
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán với kế toán thanh toán điện tử liên
ngân hàng tại các đơn vị KBNN và Cục Kế toán nhà nước qua sơ đồ hạch
toán? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 3: Trình bày phương pháp hạch toán kế toán rút tiền mặt tại ngân hàng
nhà nước tỉnh qua Thanh toán điện tử Liên ngân hàng? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 4: So sánh thanh toán liên ngân hàng với thanh toán liên kho bạc?
Phần II: Bài tập minh hoạ:
Tại các đơn vị KBNN các cấp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về
thanh toán liên ngân hàng trong tháng 2 năm N như sau:
(I). NGHIỆP VỤ HÀNG NGÀY - LỆNH THANH TOÁN GIÁ TRỊ THẤP
Bài 1: Tại Kho bạc tỉnh A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau
1.1. Đơn vị K trích tài khoản tiền gửi thanh toán nhà cung cấp có tài khoản tại
ngân hàng, số tiền: 100
1.2 Nhận được LTT có đến thông báo chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng H, số tiền: 80
1.3 Cuối ngày KB tỉnh A thực hiện hạch toán kết quả quyết toán thanh toán bù
trừ giá trị thấp.
Bài 2: Tại kho bạc tỉnh B có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau
2.1 Đơn vị M rút dự toán thanh toán nhà cung cấp có tài khoản tại ngân hàng,
số tiền: 30
2.2 Nhận được LTT có đến thông báo chuyển tiền khách hàng N có tài khoản
tài khoản tiền gửi, số tiền: 70

TS. Phạm Thu Huyền BM: Kế toán Công [2/2020]


4

2.3 Cuối ngày KB tỉnh B thực hiện hạch toán kết quả quyết toán thanh toán bù
trừ giá trị thấp.
Bài 3: Tại Cục kế toán nhà nước có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Hạch toán kết quả quyết toán lệnh thanh toán giá trị thấp toàn hệ thống.
(II). NGHIỆP VỤ HÀNG NGÀY - LỆNH THANH TOÁN GIÁ TRỊ CAO
Bài 1: Tại Kho bạc tỉnh A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1.1.Đơn vị K trích tài khoản tiền gửi thanh toán nhà cung cấp có tài khoản tại
ngân hàng, số tiền: 1.000
1.2 Nhận được LTT có đến thông báo chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng H, số tiền: 1.700
Bài 2: Tại kho bạc tỉnh B có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
2.1. Đơn vị M rút dự toán thanh toán nhà cung cấp có tài khoản tại ngân hàng,
số tiền: 1.010
2.2. Nhận được LTT có đến thông báo chuyển tiền khách hàng N có tài khoản
tài khoản tiền gửi, số tiền: 510
Bài 3: Tại Cục kế toán nhà nước có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Hạch toán kết quả quyết toán lệnh thanh toán giá trị cao (KB A và KB B)

(III). NGHIỆP VỤ NGÀY CUỐI THÁNG - TẤT TOÁN TK THU HỘ, CHI HỘ
Vào ngày làm việc cuối cùng của tháng căn cứ vào số dư tài khoản thu
hộ, chi hộ.
1. Tại KBNN tỉnh A, B thực hiện kết chuyển tài khoản này qua tài khoản
LKB về Cục kế toán nhà nước.
2. Tại Cục KTNN căn cứ vào số liệu LKB đến, Thanh toán viên kiểm tra
đối chiếu với số liệu trên các báo cáo thanh toán LNH. Sau đó tất toát tài
khoản thu hộ, chi hộ chi tiết từng đơn vị.
Yêu cầu: Nêu chứng từ và định khoản các nghiệp vụ tại các đơn vị KBNN
nêu trên.

TS. Phạm Thu Huyền BM: Kế toán Công [2/2020]


5

C - KẾ TOÁN THANH TOÁN SONG PHƯƠNG ĐIỆN TỬ


Phần I: Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Trình bày phạm vi, đối tượng và nguyên tắc áp dụng quy trình thanh
toán song phương điện tử?
Câu 2: Trình bày nguyên tắc quyết toán tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên
thu của các đơn vị KBNN trong thanh toán song phương điện tử?
Câu 3: Trình bày phương pháp hạch toán với kế toán thanh toán Song phương
điện tử tại các đơn vị KBNN và Cục Kế toán nhà nước qua sơ đồ hạch toán?
Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 4: Trình bày phương pháp hạch toán kế toán rút tiền mặt tại NHTM trên
TTSPĐT và Nghiệp vụ nộp tiền mặt từ quỹ của đơn vị KBNN vào tài khoản
thanh toán tại NHTM trên TTSPĐT? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 5: So sánh thanh toán song phương điện tử với thanh toán liên ngân hàng?
Phần II: Bài tập minh hoạ
Tại các đơn vị KBNN các cấp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về
thanh toán song phương điện tử trong tháng 2 năm N như sau:
(I). NGHIỆP VỤ HÀNG NGÀY
Bài 1: Tại Kho bạc huyện A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau
1.1. Đơn vị K trích tài khoản tiền gửi thanh toán nhà cung cấp có tài khoản tại
ngân hàng, số tiền: 100
1.2 Nhận được LTT có đến thông báo chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng H, số tiền: 120
1.3 Cuối ngày KB huyện A thực hiện hạch toán quyết toán tài khoản thanh
toán SPĐT
Bài 2: Tại kho bạc huyện B có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau
2.1 Đơn vị M rút dự toán thanh toán nhà cung cấp có tài khoản tại ngân hàng,
số tiền: 130
2.2 Nhận được LTT có đến của NHTM thông báo doanh nghiệp N nộp thuế
TNDN, số tiền: 100

TS. Phạm Thu Huyền BM: Kế toán Công [2/2020]


6

2.3 Cuối ngày KB huyện B thực hiện hạch toán quyết toán tài khoản thanh
toán SPĐT
Bài 3: Tại Cục kế toán nhà nước có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Hạch toán kết quả quyết toán tài khoản thanh toán SPĐT của KB A và KB
B nêu trên.
- Căn cứ Bảng kê lệnh quyết toán chi về tài khoản thanh toán tổng hợp kết
xuất từ TTSPĐT về việc kết chuyển số phát sinh chi trên tài khoản thanh toán
của các KBNN huyện về tài khoản thanh toán tổng hợp của KBNN
- Căn cứ Bảng kê lệnh quyết toán thu về tài khoản thanh toán tổng hợp kết
xuất từ TTSPĐT về việc kết chuyển số phát sinh thu vượt hạn mức trên tài
khoản thanh toán của KBNN huyện về tài khoản thanh toán tổng hợp của
KBNN.
(II). HẠCH TOÁN TẤT TOÁN TÀI KHOẢN THU HỘ, CHI HỘ
THANH TOÁN SPĐT VÀO NGÀY LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN CỦA
THÁNG SAU:
1. Tại đơn vị KBNN
2. Tại Cục Kế toán nhà nước
Yêu cầu: Nêu chứng từ và định khoản các nghiệp vụ tại các đơn vị
KBNN nêu trên.

TS. Phạm Thu Huyền BM: Kế toán Công [2/2020]

You might also like