You are on page 1of 1

LỜI MỞ ĐẦU

“Dù công ty bạn có quy mô lớn và có cả chuỗi cung ứng rộng khắp trên
toàn cầu như Oppo thì việc thu hồi sản phẩm Oppo F1 Plus vào cuối năm 2016
vừa qua với số tiền 7 tỷ USD hay sản phẩm Samurai của Coca-cola vào tháng 7
năm 2016 vừa qua đã cho thấy rằng: Việc thu hồi sản phẩm trong Chuỗi cung ứng
luôn là một thách thức lớn.”
Nhu cầu tiêu dùng luôn luôn biến động cùng tình trạng số lượng các công ty
mới gia nhập ngày càng tăng đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải vạch ra
một kế hoạch để tồn tại. Thông thường, các doanh nghiệp đều có số tồn kho hàng
hóa nhất định để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Nhưng chẳng hạn, nếu sản
phẩm bị thu hồi hay tiêu hủy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với tổn thất đó ra sao?
Ngày nay, bởi rất nhiều lý do khác nhau như sản phẩm bị lỗi, bị hư hỏng do
quá trình sản xuất hay vận chuyển, hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu về chất
lượng, nên đã có rất nhiều sản phẩm được trả về từ khách hàng để kiểm tra, sửa
chữa và nâng cấp hay đơn giản là thu hồi để tái sử dụng v.v. Có thể nói rằng đó là
một hiện tượng phổ biến không thể tránh khỏi mà hầu hết những doanh nghiệp,
nhà sản xuất, các trung tâm phân phối, nhà cung cấp sỉ – lẻ đều quan tâm và lo
lắng. Vì thế, Logistics thu hồi sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp tiết kiệm những chi
phí, tăng hiệu quả trong việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao dịch
vụ chăm sóc khách hàng. Không những thế, phương pháp này còn giúp cho việc
ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công ty đến môi trường được hạn chế và đó là
tiền đề tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty.
Để tìm hiểu rõ hơn về thu hồi trong chuỗi cung ứng cũng như những khó
khăn, hạn chế của quá trình này, nhóm 05 đã lựa chọn sự kiện thu hồi, xử lý sản
phẩm lỗi của Oppo F1 Plus làm case study của nhóm.

You might also like