You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG: HOẠCH
ĐỊNH VÀ THU MUA

Giảng viên: Nguyễn Thị Huyền


Khoa: Khoa thương mại

1
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Hiểu được mô hình SCOR, các quy trình trong chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR
• Hiểu được hệ thống hoạch định nguồn lực ERP và vai trò của ERP
• Nắm được hoạt động dự báo nhu cầu trong qui trình Hoạch định
• Nắm được các phương pháp dự báo

2
CẤU TRÚC NỘI DUNG

2.1 Hoạch định trong chuỗi cung ứng

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh


2.1.1
nghiệp ERP

2.1.2 Dự báo

3
2.1. HOẠCH ĐỊNH TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh


2.1.1
nghiệp ERP

2.1.2 Dự báo

4
2.1.1. HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)

• Mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference) được phát triển bởi Hội đồng Chuỗi cung ứng, cung
cấp một phương pháp chuẩn cho việc quản trị dự án chuỗi cung ứng chú trọng vào 5 quy trình có thể đo
lường được: lập kế hoạch, tìm nguồn cung cấp, sản xuất, giao hàng và thu hồi.
• SCOR cung cấp cho các doanh nghiệp một phương pháp chuẩn mực để phân tích, thiết kế và cải thiện
chuỗi cung ứng thống nhất cho mỗi ngày, thông qua sự tích hợp của 5 quy trình xuyên suốt từ nhà cung
cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng và các điểm trung gian giữa chúng

Giao hàng
Hoạch định Thu mua Sản xuất (Phân Thu hồi
phối)

5
2.1.1. HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)

Hoạch định
• Dự báo nhu cầu
• Định giá sản phẩm
• Tồn kho

Cung ứng và mua hàng


Phân phối
• Tìm nguồn cung ứng
• Quản lý đơn hàng
• Tín dụng và các khoản phải thu
• Lịch giao hàng

Sản xuất
• Thiết kế sản phẩm
• Lịch trình sản xuất
• Quản lý dây chuyển máy móc
thiết bị

6
2.1.1 MÔ HÌNH THAM CHIẾU CHUỖI CUNG ỨNG (SCOR). HỆ THỐNG HOẠCH
ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning) miêu tả một hệ thống phần
mềm có khả năng tích hợp các chương trình ứng dụng khác nhau như tài chính, sản xuất, logistics, bán hàng
và tiếp thị, nhân sự và các chức năng khác của doanh nghiệp.

7
2.1.2. DỰ BÁO

Công tác dự báo đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và với tất cả các quyết định quản trị. Dự
báo cũng là nền tảng cho công tác hoạch định và kiểm soát. Trong mảng chức năng tài chính và kế
toán, những số liệu dự báo là cơ sở cho công tác kiểm soát chi phí và hoạch định ngân sách. Bộ phận
tiếp thị dựa vào những dự báo bán hàng để lên kế hoạch cho sản phẩm mới, bố trí nhân sự bán hàng
và đưa ra những quyết định trọng yếu.

 Dự báo ngắn hạn (0-3%):


hàng ngày, tháng, tuần, năm
Dự báo dài hạn 5 năm: 5%

8
2.1.2. DỰ BÁO

Những dự báo trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm:


-Xác định số lượng sản phẩm yêu cầu,
-Cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm?
-Khi nào cần sản phẩm này

Nhu cầu tổng quan thị trường cho sản


1. Nhu cầu
phẩm

Có 4 biến 2. Cung ứng Tổng số sản phẩm có sẵn


chính để
tiến hành Đặc tính sản Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến
dự báo 3.
phẩm nhu cầu

Môi trường Những hành động của nhà cung cấp


4.
cạnh tranh trên thị trường

9
2.1.2. DỰ BÁO

a. Các phương pháp dự báo:

1 Định tính Phỏng theo quan điểm của một cá nhân

Giả sử rằng nhu cầu liên quan mạnh đến


2 Nhân quả
các yếu tố thị trường

3 Chuỗi thời gian Dựa vào các mô hình dữ liệu ở quá khứ

Kết hợp hai phương pháp giữa nhân quả


4 Mô phỏng
và phương pháp chuỗi thời gian

10
2.1.2. DỰ BÁO

a. Các phương pháp dự báo:


• Phương pháp định tính:
 Dựa vào trực giác, khả năng quan sát hay ý kiến chủ quan về thị trường. Phương pháp này
sử dụng thích hợp khi có rất ít dữ liệu quá khứ để tiến hành dự báo.
 Khi có một dòng sản phẩm tung ra thị trường, công ty có thể dự báo dựa vào so sánh giữa
các sản phẩm hay vị thế của sản phẩm mà công ty cho rằng có sự giống nhau giữa sản
phẩm này với sản phẩm mà công ty sản xuất ra.
 Sử dụng kiến thức của người quản trị và đòi hỏi nhiều suy đoán.
 Đặc thù của phương pháp này là bao gồm những câu lệnh, quy trình đã được định sẵn cho
những yếu tố tham gia vào quá trình dự báo.

Phương pháp
Phương pháp Delphi
chuyên gia

11
2.1.2. DỰ BÁO

a. Các phương pháp dự báo:


• Phương pháp nhân quả:
 Phương pháp nhân quả được sử dụng với giả thiết là nhu cầu có liên quan mạnh đến yếu tố môi
trường cạnh tranh hay các yếu tố của thị trường. Ví dụ như nhu cầu vay vốn có liên quan mạnh
đến tỉ lệ lãi suất.
 Cả hai yếu tố này có mối liên hệ nhân quả rõ rệt. Nếu giá thấp thì nhu cầu có thể được kỳ vọng là
tăng; ngược lại nếu giá tăng thì nhu cầu có thể được kỳ vọng là thấp.
• Phương pháp chuỗi thời gian:
 Phương pháp chuỗi thời gian là một phương pháp sử dụng rất phổ biến trong dự báo. Phương
pháp này sử dụng giả thiết dữ liệu ở quá khứ là cơ sở để dự báo nhu cầu trong tương lai.

12
2.1.2. DỰ BÁO

a. Các phương pháp dự báo:


Việc lựa chọn mô hình nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
o Hệ quy chiếu thời gian để dự báo
o Tình trạng sẵn có của dữ liệu
o Mức độ chính xác cần thiết
o Mức ngân sách cho việc dự báo
o Tình trạng sẵn có của nhân sự có chuyên môn
Doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc những yếu tố khác như mức độ linh hoạt của doanh nghiệp trước thay
đổi của môi trường

Trung bình động Trung bình động San bằng hàm San bằng hàm
đơn giản có trọng số mũ đơn giản mũ với xu hướng

13
2.1.2. DỰ BÁO
a. Các phương pháp dự báo:
o Trung bình động đơn giản (simple moving average):
Khi nhu cầu cho một sản phẩm không có sự thay đổi đột phá kể cả tăng hoặc giảm, và nếu nó không bị
ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thời vụ, ta có thể sử dụng trung bình động đơn giản để loại bỏ tính biến
đổi ngẫu nhiên trong công tác dự báo
𝐴 𝑡 − 1 + 𝐴 𝑡 −2 + 𝐴 𝑡 −3 +...+ 𝐴 𝑡 −𝑛
𝐹 𝑡=
𝑛
Ft: dự báo cho thời điểm sắp tới
n : số lượng các thời kỳ được sử dụng
At-1: Số liệu của thời kỳ gần thời điểm dự báo nhất
At-2, At-3, và At-n: số liệu thời kỳ gần tiếp theo đối với thời điểm dự báo
Ví dụ: Cho bộ dữ liệu sau, dự báo cầu cho tháng tiếp theo:
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
100 90 105 95 110

14
2.1.2. DỰ BÁO

a. Các phương pháp dự báo:

o Trung bình động đơn giản (simple moving average):


Ví dụ: Cho bộ dữ liệu sau, dự báo cầu cho tháng tiếp theo:

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5


100 90 105 95 110

Trả lời: kết quả dự báo doanh số cho tháng 6 sẽ được tính như sau:

F6 = (100+90+105+95+110)/5
F6 = 100
Đáp án dự báo cầu tháng 6 là 100

15
2.1.2. DỰ BÁO

a. Các phương pháp dự báo:


o Trung bình động có trọng số
Trong khi phương pháp trung bình động đơn giản xem ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong công thức là
như nhau, thì phương pháp trung bình động có trọng số cho phép ta tự thiết lập tỉ lệ mức độ ảnh
hưởng của mỗi nhân tố được sử dụng, miễn là tổng trọng số của các nhân tố cộng lại bằng 100%.

𝐹 𝑡 =𝑤1 𝐴 𝑡 −1 +𝑤2 𝐴𝑡 −2 +...+𝑤 𝑛 𝐴𝑡 −𝑛


w1, w2, wn: trọng số ứng với giá trị nhu cầu của thời kỳ t-1, t-2, t-n

n: tổng số thời kỳ được sử dụng trong việc dự báo


𝑛

∑ 𝑤 𝑖= 1
𝑖 =1

Thông thường thì ứng với những thời kỳ mới xảy ra nhất được xem như một thước đo quan trọng nhất
để phán đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo, nên thường chúng sẽ gắn với các trọng số lớn hơn.

16
2.1.2. DỰ BÁO

a. Các phương pháp dự báo:


o Trung bình động có trọng số
Ví dụ: Cho bộ dữ liệu trên, nếu trọng số các tháng lần lượt là w1=0,4, w2=0,3, w3=0,2, w4=0,1. Hãy dự
báo cầu cho tháng tiếp theo:

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5


100 90 105 95 110

Trả lời: kết quả dự báo doanh số cho tháng 6 sẽ được tính như sau:

F6 =110x0,4 + 95x0,3 + 105x0,2+ 90x0,1


F6 = 102,5
Đáp án dự báo cầu tháng 6 là 102,5

17
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Theo như mô hình SCOR, để thu thập dữ liệu và đánh giá mức độ hiệu quả của một chuỗi cung ứng,
doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu ở 4 quy trình chính của chuỗi, đó là Hoạch định, Cung ứng và mua
hàng, Sản xuất và Phân phối.
Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu hai quy trình đầu tiên của Quy trình chuỗi cung ứng là
Hoạch định trong chuỗi cung ứng, với các nội dung: hệ thống hoạch định nguồn lực ERP, dự báo, và
lập kế hoạch tổng thể. Dự báo gồm các phương pháp dự báo định tính và định lượng.

18
BÀI HỌC TIẾP THEO

Tên bài: Chương 2, mục 2.2


+ Trả lời câu hỏi 1,3,5 cuối chương 2 trang 67 tài liệu [1]
+ Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên hệ thống LMS.
+ Nghiên cứu trước:
• Tài liệu [1]: nội dung mục 2.1 của chương 2
• Tài liệu [4]: Chương 17 trang 448

Tên học phần: Chương: 19


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Chương: 20

You might also like