You are on page 1of 18

BÀI THI CUỐI KỲ

MÔN: KỸ NĂNG CÔNG DÂN TOÀN CẦU


LỚP: 71SSK110023_23

DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG
DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG
FEEL YOUR FEELINGS

NHÓM THỰC HIỆN: SPG


1. LÊ TƯỜNG NGHI _ 2273201040634
2. NGUYỄN THỊ THANH THẢO _ 2273201040988
3. TRƯƠNG PHÚC VỊNH TÂM _ 2273201040945
4. HUỲNH THỊ DIỆU NGÂN _ 2273201040590
5. PHẠM BÌNH BÍCH TRÂM _ 2273201041173
6. HOÀNG THANH TRANG _ 2273201041143
7. NGÔ LÊ ANH THƯ _ 2273201041069

GVHD: Đinh Văn Mãi

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023

1
MỤC LỤC

PHẦN I. KẾ HOẠCH DỰ ÁN 3
1.1. Ý TƯỞNG DỰ ÁN 3
1.2. KHÁI QUÁT Ý TƯỞNG THỰC HIỆN 3
1.3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG/ ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG 3
1.5. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 4
1.6. KẾ HOẠCH TỔNG QUAN 4
PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN 5
2.1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN 5
2.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN 5
2.3. CHIA SẺ/ĐỀ XUẤT 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5

2
PHẦN I. KẾ HOẠCH DỰ ÁN
1.1. Ý TƯỞNG DỰ ÁN
Dự án thuộc mục tiêu số 3 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Nếu con người được ví như một ngôi nhà thì sức khỏe tinh thần chính là nền móng
vững chắc cho mỗi người. Để có một cuộc sống lành mạnh, sức khỏe tinh thần có vai
trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống cảm xúc của con người. Khi đối mặt với những
khó khăn thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn. Không
biểu hiện ra ngoài rõ ràng như các bệnh lý khác, người có sức khoẻ tinh thần bất ổn
thường xuyên mang tâm lý tiêu cực, khiến mình gặp nhiều trở ngại. Thậm chí, tình
trạng này còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khả năng xử lý công việc và các
mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày.
Do đó, chăm sóc sức khỏe tinh thần chính là tạo niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm
hồn, giúp bản thân cảm thấy vững vàng và kiểm soát mọi việc tốt hơn dù ở bất cứ tâm
trạng nào. Vì muốn góp phần giảm tỉ lệ các hội chứng về stress, lo âu,.., cũng như tạo
điều kiện chia sẻ những câu chuyện và lan toả động lực tích cực đến mọi người nên
nhóm SPG cho ra dự án “cuộc sống khỏe mạnh” mục tiêu số 3 trong 17 mục tiêu phát
triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

3
1.2. KHÁI QUÁT Ý TƯỞNG THỰC HIỆN
Vì ngành học của chúng mình là Truyền thông đa phương tiện nên nhóm quyết định
tạo ra một dự án mà chúng mình có thể áp dụng được các kiến thức được học và hy
vọng có thể giúp ích được 1 phần nào đó cho xã hội. Ý tưởng của dự án sẽ là tạo 1
kênh Tiktok theo dạng chữa lành, trên bio gắn link ẩn danh để mọi người có thể gửi
gắm những cảm xúc, nhóm sẽ tổng hợp lại, edit và đăng lên trang Tiktok.
1.3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Theo kết quả tổng kết "Xu hướng tìm kiếm nổi bật năm 2021" của Google, "Làm sao
chữa lành" là một trong những từ khóa đạt mức tìm kiếm cao nhất trong mọi thời đại.
Thậm chí, Liên Hợp Quốc đã đưa ra thông điệp cho năm 2021 là "Năm của sự chữa
lành". Và đến năm 2023, có rất nhiều người trên toàn cầu vẫn đang trên hành trình
chữa lành của mình. "Chữa lành" hay còn gọi là “Healing” được hiểu một cách đơn
giản chính là việc đối mặt, chấp nhận và vượt qua được những cú sốc tâm lý hoặc
những biến cố trong cuộc sống. Đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho biết, tỉ lệ người
dân gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, tại
Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số - nghĩa là có gần
15 triệu người.
Trong đó, tâm thần phân liệt chiếm 0,47%. Trầm cảm, lo âu chiếm từ 5-6% dân số,
còn lại là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia,
ma túy, chất gây nghiện khác.
Theo số liệu năm 2019, khoảng 8-9% trẻ vị thành niên có vấn đề sức khỏe tâm thần,
tỷ lệ cao hơn ở nam giới về rối loạn hành vi và ở nữ giới về rối loạn cảm xúc.
Một khảo sát về dịch tễ học ở 10 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ vấn đề tâm thần ở trẻ em
khoảng 12%, nghĩa là hơn 3 triệu trẻ em cần được tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm
thần.
Riêng tại TP.HCM, năm 2022, Bệnh viện Tâm thần TP tiếp nhận từ 800 tới 1.000
lượt khám/ngày. Trong đó, các rối loạn lo âu và rối loạn khí sắc chiếm tỷ lệ cao nhất,
tương đương gần 36% và 25%.
Trong báo cáo tóm tắt của UNICEF về “Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ
em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam” cho rằng sự “Kỳ vọng và
áp lực lớn từ gia đình và nhà trường về việc học tập tốt, về các chuẩn mực xã hội (bao
gồm cả kết hôn sớm) thường đặt các em gái vào vị thế bất lợi so với các em trai, và sự
tăng tiếp xúc với Internet là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe tâm lý
xã hội, dẫn đến tình trạng cô lập xã hội, lo lắng, buồn phiền, lo âu, trầm cảm, cảm giác
tuyệt vọng và trong một số trường hợp là tự tử”.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 224 Ngành Y Tế Việt Nam từ tháng 9/2021 đến
tháng 6/2022. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch
COVID-19 tại một số bệnh viện tham gia nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm, lo âu và
stress lần lượt là 17,86%; 28,57%; 16,96%. Tỷ lệ trầm cảm có liên quan đến: giới tính
và trình độ học vấn (p<0,05). Nghiên cứu giúp các nhà quản lý có các chính sách để
cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế.
4
Các dữ kiện, số liệu trên cho thấy việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là một việc vô
cùng quan trọng đối với xã hội hiện nay.

1.4. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG/ ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG


Đối tượng thụ hưởng: Các bạn trẻ hay sử dụng kênh Tiktok, dao động trong độ tuổi
vị thành niên đến 36 tuổi có nhu cầu muốn được chia sẻ cảm xúc trong cuộc sống.
Xây dựng nhật ký online, qua đó tạo sự đồng cảm, thấu hiểu, kết nối yêu thương.
1.5. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Giúp ích được cho cộng đồng, tạo ra một môi trường có thể gắn kết mọi người qua
những dòng cảm xúc, nơi mọi người tìm được sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương,
tạo động lực, truyền cảm hứng đến mọi người, tìm cách giải quyết cho vấn đề của
họ.
Thực hiện 1 phần vào việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp
Quốc.

1.6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


1.6.1. Tổng quan các nội dung chính cần thực hiện:
Tuần đầu sẽ tập trung lên ý tưởng cũng như là kế hoạch phát triển cho kênh, chia sẻ
cho mọi người xung quanh biết đến dự án. Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
trong nhóm. Các tuần sau, sau khi nhận được sự phản hồi của các bạn, nhóm sẽ bắt
đầu tiến hành đi chuyên sâu hơn vào chỉnh sửa edit bài và đăng lên kênh Tiktok với
mục tiêu tạm thời là 3-5 post mỗi ngày và có thể tăng trong tương lai.
1.6.2. Kế hoạch chi tiết thực hiện dự án
▪ Tiến độ thực hiện:

Kinh
Người phụ phí
Thời gian Mục tiêu cần hoàn thành Các đầu mục công việc
trách cần

Tuần 1 - Kênh tiếp cận được trên - Xây dựng kênh Cả nhóm
(22/6/2023- tổng cộng trên 100 lượt đều thực
25/6/2023) - Tạo 1 link ẩn danh hiện
xem và đạt trên 50 lượt để mọi người chia sẻ
theo dõi câu chuyện của mình
- Nhận được 10 câu - Tập trung lên ý
chuyện từ các bạn tưởng, thống nhất
- Kênh duy trì và tăng lượt font chữ, gam màu
tương tác và mốc thời gian
đăng bài cho kênh.
-Mục tiêu ban đầu: 1-3 bài
viết mỗi ngày - Thống nhất các
mục tiêu chi tiết,
chốt kí hiệu riêng
5
cho admin

- Lên nội dung và


đăng 1-3 bài/ ngày

Tuần 2 - Kênh tiếp cận được trên - Lên nội dung và Cả nhóm
(26/06/2023- tổng cộng trên 1000 lượt đăng 1-3 bài/ ngày đều thực
02/07/2023) xem và đạt trên 70 lượt hiện
- Nhóm tự chạy
theo dõi
tương tác cho kênh
- Nhận được 25 câu
chuyện từ các bạn
- Nhận được phản hồi tích
cực từ các bạn
- Kênh phải có bài lên xu
hướng trong tuần

Tuần … - Kênh tiếp cận được trên - Lên nội dung và Cả nhóm …
(03/07/2023- tổng cộng trên 2500 lượt đăng 1-3 bài/ ngày đều thực
09/07/2023) xem và đạt trên 100 lượt hiện
- Duy trì và phát
theo dõi triển tương tác cho
- Nhận được 45 câu kênh
chuyện từ các bạn
- Kênh phải có ít nhất 2
bài tương tác cao trong
tuần

▪ Chi tiết phân công nhiệm vụ theo từng cá nhân:

Stt MSSV Họ và tên Vai trò Công việc Sản phẩm Thời
cần có hạn
hoàn
thành

1 2273201040634 Lê Tường Nhóm + Phân công việc


Nghi Trưởng nhóm
+ Đề xuất ý tưởng
+ Đề xuất tên id và
tên sách cho kênh
tiktok
+ Đưa ra các quy
định cho nhóm về dự
án
+ Triển khai lịch
thực hiện dự án
+ Quản lý kênh

6
+ Phụ trách đăng bài
+ Trình bày dự án
+ Tổng hợp nội dung
bài tập nhóm
+ Duyệt nội dung
đăng bài

2 2273201041143 Hoàng Thanh Thư ký, + Ghi nhận biên bản


Trang thành cuộc họp
viên + Đề xuất tên kênh,
phụ tên dự án.
trách
+ Phụ trách quản lý
design
form
+ Ghi nhận điểm nội
bộ
+ Design bài viết cho
kênh

3 2273201041173 Phạm Bình Thành + Soạn nội dung tiểu


Bích Trâm viên luận
phụ
+ Design Prochure
trách
design + Design bài viết cho
kênh

4 2273201040945 Trương Phúc Thành + Soạn nội dung tiểu


Vịnh Tâm viên luận
phụ
trách + Chỉnh sửa nội
design dung bài viết cho
và nội kênh
dung
+ Design Prochure
+ Design bài viết cho
kênh

5 2273201040988 Nguyễn Thị Thành + Soạn nội dung và


Thanh Thảo viên thuyết trình
phụ
trách
7
design + Chỉnh sửa nội
và nội
dung bài viết cho
dung kênh
+ Design bài viết cho
kênh
6 2273201040590 Huỳnh Thị Thành + Soạn nội dung,
Diệu Ngân viên tổng hợp nội dung
phụ + Chỉnh sửa nội
trách dung bài viết
kiểm
duyệt + Kiểm duyệt nội
nội dung và design bài
dung và viết
design + Phân công chỉnh
sửa nội dung và
design
+ Hậu cần

7 2273201041069 Ngô Lê Anh Thành + Soạn nội dung và


Thư viên giới thiệu dự án
phụ + Chỉnh sửa nội
trách dung bài viết cho
nội kênh
dung
+ Hậu cần

8
PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG


Vì ngành học của chúng mình là Truyền thông đa phương tiện nên nhóm quyết định
tạo ra một dự án mà chúng mình có thể áp dụng được các kiến thức được học và hy
vọng có thể giúp ích được 1 phần nào đó cho xã hội. Ý tưởng của dự án sẽ là tạo 1
kênh Tiktok theo dạng chữa lành, chúng mình sẽ gửi link ẩn danh đến những cộng
động trên mạng xã hội và cả những người thân quen của các thành viên để mọi người
có thể gửi gắm những cảm xúc trong ngày, nhóm sẽ tổng hợp lại, edit đăng lên trang
tiktok.
2.2. Ý NGHĨA, ĐIỂM MỚI/SÁNG TẠO CỦA DỰ ÁN
Nhóm đã đề xuất mỗi thành viên sẽ tự đặt biệt danh của riêng từng người thông qua
các chiếc “icon” để gây ấn tượng hơn với người đọc. Với ý tưởng này nhóm mong
muốn người gửi cũng như người đọc sẽ cảm nhận rằng ở đây họ sẽ không chỉ có một
người bạn mà họ sẽ có “những người bạn” luôn đồng hành cùng họ.
Màu sắc cho bài viết thì nhóm dùng gam màu tươi tắn và sáng để giúp cho người đọc
có thể giữ được tâm trạng tích cực tốt hơn, không dùng gam màu tối vì điều đó sẽ
khiến cho mục tiêu bị lệch hướng, người đọc sẽ dễ dàng suy nghĩ tiêu cực và buồn
hơn.
Caption “Hôm nay cậu thế nào?” trở thành câu chủ chốt, tạo nên sự gần gũi cũng như
đặc trưng cho bài của nhóm. Gây ấn tượng hơn với người xem, giúp cho họ nhớ đến
nhóm mỗi khi nghe đến câu hỏi này. Nhóm muốn thể hiện rằng đây là kênh luôn dành
một sự quan tâm đặc biệt đến mỗi người đọc thông qua câu hỏi han dễ thương “Hôm
nay cậu thế nào?”
Bài viết của kênh luôn có lời động viên, an ủi của admin là thành viên của nhóm. Ý
tưởng này đối với nhóm, nhóm không chỉ chia sẻ những câu chuyện của họ mà chúng
mình sẽ còn là những người bạn để trò chuyện với nhau hoặc một cách gián tiếp thông
qua những dòng chữ đồng cảm và vỗ về họ trên những bức hình bé xinh được gửi đến
mọi người.
Ngoài ra nhóm còn nhận được bình luận chia sẻ cảm xúc từ người theo dõi kênh và
nhóm đã thể hiện sự đồng cảm thông qua phần trả lời bình luận, giúp cho họ có thể
cảm nhận được niềm an ủi, được động viên và sự quan tâm của nhóm cũng như giải
đáp được những rối rắm trong lòng họ.
Form gửi thư dưới dạng ẩn danh sẽ giúp cho mọi người có thể cởi mở, an tâm và
người gửi cảm thấy thoải mái để chia sẻ những cảm xúc sâu lắng bên trong con người
họ 1 cách dễ dàng hơn.
2.3. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

Các bạn trẻ lứa tuổi vị thành niên nói riêng và tất cả mọi người có nhu cầu được chia
sẻ, lan toả cảm xúc, năng lượng nói chung.
9
2.4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
▪ Thuận lợi
Theo nghiên cứu đã nêu ở Phần I (1.3), thuận lợi của nhóm là dễ dàng tiếp cận được
người xem thông qua kết nối cảm xúc. Bên cạnh đó, dự án sẽ nhận được nhiều chia sẻ
hơn vì theo dạng ẩn danh.
▪ Khó khăn
+ Thuật toán của Tiktok thay đổi nên nhóm không thể gắn link vào bio như kế hoạch
ban đầu, dẫn đến việc người xem khó có thể gửi đến kênh
+ Về thời gian sắp xếp lên bài liên tục mỗi ngày.
Vd: Nhóm muốn đăng 3 bài vào ngày mai vậy ngày hôm nay phải thu gom tầm 10 bài,
nhóm sẽ lựa ra 4-6 bài để chỉnh sửa
- Sau khi chờ các thành viên chỉnh sửa xong tiếp tục sẽ chuyển sang ban thiết kế
và kiểm duyệt nội dung và thiết kế
- Công đoạn cuối cùng là qua khâu tổng kiểm duyệt 1 lần nữa và đăng bài
+ Nhóm desgin thường canh nhầm cover để đồng nhất bìa trên feed.
+ Duy trì bài nhưng kênh bị flop vào tuần 3
+ Có những lá thư mang nghĩa quá tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến
người đọc hoặc là những bài quá dài nên không thể mang những bài như vậy để
đăng được. Do đó con số báo cáo về số lượng bài đăng và số lượng thực tế nó có
sự chênh lệch với nhau.
▪ Bài học kinh nghiệm
+ Có kinh nghiệm đưa số liệu mục tiêu hợp lí
+ Khả năng xử lí tình huống
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng làm teamwork
+ Kỹ năng lắng nghe và chia sẻ
+ Thông điệp “yêu thương cho đi là yêu thương có thể giữ được mãi mãi”

10
▪ Những kỹ năng nhóm đã áp dụng được trong quá trình thực hiện dự án:
+ Kỹ năng quản lý thời gian: các thành viên trong nhóm đều là sinh nên gặp khó
khăn trong việc quản lí thời gian, do dự án phải đăng bài liên tục mỗi ngày nên các
bạn đều phải biết cách sắp xếp thời gian để đảm bảo được tiến độ của dự án để
kênh.
+ Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp: vì là dự án liên quan đến cảm xúc, tâm lý nên
thông qua các bài đăng chúng em có thể đồng cảm các hoàn cảnh khó khăn, những
câu chuyện buồn vui mà người gửi đã hay đang gặp phải. Lắng nghe nhiều hơn để
có thể thấu cảm mọi người, giúp đỡ 1 ai đó có thể thay đổi suy nghĩ của họ 1 cách
tích cực hơn.
Còn về giao tiếp mặc dù chúng em giao tiếp gián tiếp thông qua “các bài viết” hay
phần “bình luận” nhưng nhờ đó mà chúng em đã có thể tiếp cận mọi người để đưa
lời khuyên, lời an ủi cũng như động viên đến mọi người.
+ Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm tốt và linh hoạt hơn, biết cân
nhắc hỗ trợ các thành viên với nhau để tạo nên kqua tốt nhất cho dự án. Biết tôn
trọng và học hỏi lẫn nhau.
2.5. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
▪ Những kết quả thu được so với mục tiêu ban đầu của dự án
+ Tuần 1: Thành lập kênh – Truyền thông dự án và thực hiện tạo tương tác
+ Tuần 2 : Duy trì bài đăng – Nhận phản hồi tốt từ người xem – Kênh đã đạt được
số người theo dõi và lượt yêu thích đúng với mục tiêu đã đề ra
+ Tuần 3 : Duy trì bài đăng – Các bài đăng được lan truyền rộng hơn
+ Tuần 4 : Lượt xem trở lại bình thường. Nhận được nhiều bình luận chia sẻ, cảm
ơn từ người xem – bài đăng giữ lượt view ổn định – Dự án lan toả được giá trị như
kế hoạch ban đầu
- Thành công trong việc lan toả thông điệp yêu thương, kết nối gần gũi với người
xem, nhóm đã thực hiện đúng với kế hoạch của dự án. Các lượt chia sẻ, lưu bài
cho thấy nhóm đã truyền tải được giá trị đến với người xem

11
- Avatar của nhóm SPG

- Các thành viên đi truyền thông kêu gọi mọi người quan tâm dự án

24/06/2023

12
Feedback của dự án được phản hồi từ những bạn quan tâm đến:

25/06/2023

26/06/2023

05/07/2023 09/07/2023

13
11/7/2023

14
15
16
13/7/2023
▪ Clip giới thiệu dự án nhóm: (đưa link clip nhóm)


▪ Bài viết chia sẻ trên mạng xã hội về dự án: (đưa link bài viết chia sẻ của nhóm
về dự án)
Sau đây là 3 trong .. bài được lên xu hướng tiếp cận với số lượng khoảng từ
3000 view trở lên

https://vt.tiktok.com/ZSL5YJVXq/

17
https://vt.tiktok.com/ZSL5FpCqd/
https://vt.tiktok.com/ZSL5Fn7yw/

2.6. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO


Gần 15 triệu người Việt Nam mắc rối loạn tâm thần thường gặp | VTV.VN

Gần 15 triệu người Việt Nam mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, đứng đầu là trầm cảm, lo âu -
Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Gần 15 triệu người Việt Nam gặp vấn đề sức khỏe tâm thần | VOV2.VN

Gần 15 triệu người Việt Nam gặp vấn đề sức khỏe tâm thần (vietnamnet.vn)

UNICEF Báo cáo Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt
Nam | Đọt Chuối Non (dotchuoinon.com)

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN | Tạp chí Y học Việt Nam (tapchiyhocvietnam.vn)

18

You might also like