You are on page 1of 7

Mycobacterium tuberculosis

1. Đặc điểm sinh học của Mycobacterium tuberculosis


1.1. Đặc điểm hình thể

Hình 1: Trực khuẩn lao (Tubercle Bacillus)

- Trực khuẩn lao (Tubercle Bacillus) được xem như một dạng chuyển tiếp giữa Eubacteria và xạ
khuẩn (Acrinomyces).
- Tế bào vi khuẩn dài 2-4 µm, ngang 0,2-0,5 µm, đôi khi phân nhánh hay có dạng sợi.

Hình 2: Trực khuẩn lao dạng sợi Hình 3: Trực khuẩn lao dạng phân nhánh

- Vi khuẩn không di động, không sinh bào tử, dễ kết nùi trong môi trường lỏng.
- Tế bào vi khuẩn chứa nhiều hạt, khi nhuộm sẽ bắt màu đậm hơn.
- Vi khuẩn lao đề kháng được với nhiều tác nhân vật lý và hóa học như khô, chất tẩy, acid, base.
- Vi khuẩn lao rất khó bắt màu thuốc nhuộm thông thường.
→ Cần nhuộm vi khuẩn với các tác nhân nhuộm màu mạnh như carbol fuschin nóng và tăng thời
gian tiếp xúc.
Hình 4 Thuốc nhuộm Carbol fuschin

1.2. Đặc điểm cấu trúc


Lipid
- Lipid của Mycobacteria gồm có phospholipid, glycolipid (còn gọi là mycosid) và sáp.
- Trong các acid béo của lipid đã được tìm thấy có acid mycolic là một trong các yếu tố đóng vai
trò quan trọng trong sự kháng acid của vi khuẩn lao.

- Mycobacteria gây bệnh ở người và bò có R'= C,,H,..


- Loại gây bệnh ở chim và hoại sinh có R'= C.;H,‹.
- R chứa khoảng 60 C và I-2 phân tử oxy, số lượng thay đổi tùy theo loài Mycobacteria.
- Thành phần Lipid cao bất thường từ 20-40% trọng lượng khô và 60% lipid ở thành tế bào.
→ Điều này tạo nên
(1) Tính không thấm nước của thành tế bào vi khuẩn
(2) xu hướng kết dính nhau trong quá trình phát triển ở môi trường lỏng
(3) sự nổi trên bề mặt trừ khi được phân tán bằng chất diện hoạt.
→ Giải thích một vài tính chất bất thường của Mycobacteria như khó bắt màu trong quá trình
nhuộm, kháng acid, base và đề kháng với tác động diệt khuẩn của kháng thể và bổ thể.
Yếu tố tạo xoắn (Cord factor)
- Yếu tố làm vi khuẩn xoắn vào nhau (tạo thừng) → Góp phần tạo độc tính cho Mycobacteria vì
ức chế sự di chuyển của bạch bào đa nhân in vitro, liều 10 microgram có thể giết chết chuột bằng
đường tiêm dưới da.
- Tách yếu tố tạo xoän sẽ làm vi khuẩn không độc.
- Tế bào vi khuẩn Mycobacteria trẻ có độc tính cao hơn tế bào vi khuẩn già do chứa nhiều yếu tố
tạo xoắn hơn

Protein
- Tế bào Mycobacteria có nhiều protein, khi tiêm protein này sẽ cho phản ứng quá mẫn.
→ Phương pháp tiêm protein từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn gây phản ứng quá mẫn gọi là phản
ứng tuberculin đã được Charles Mantoux áp dụng từ năm 1910 để phát hiện bệnh lao.
- Hiện nay người ta dùng protein tinh khiết chiết từ vi khuẩn lao gọi là PPD (Purified Protein
Derivative).

Hình 5: Protein tinh khiết chiết từ vi khuẩn lao

1.3. Đặc điểm tăng trưởng và nuôi cấy


- Vị khuẩn lao tăng trưởng rất chậm (2-3 tuần) do có thời gian thế hệ dài từ 15-22 giờ.
→ Cần nhiều thơi gian nuôi cấy để nhận định vi khuẩn
- Dùng nhiều loại môi trường nuôi cấy:
+ Môi trường thường
+ Môi trường chọn lọc có chứa kháng sinh kháng vi khuẩn và vi nấm.
+ Môi trường Dubos
+ Môi trường rắn dùng để phân lập, nuôi cấy và giữ chủng.
- Sau 2-4 tuần cho những khóm như bông cải màu vàng nhạt.

Hình 6: Vi khuẩn lao tạo khóm bông cải màu vàng nhạt

1.4. Phản ứng quá mẫn và miễn dịch


Hiện tượng Koch
- Tiêm vi khuẩn độc vào chuột lang bình thường, sau 10-14 ngày nơi tiêm nổi một cục, sau một
thời gian chuột lang chết.
- Đối với chuột lang đã bị nhiễm, tiêm lần hai ở vị trí khác, sau 24-48 giờ nơi tiêm bị viêm, lở,
rồi lành nhanh một cách tự nhiên.
- Phản ứng trước (viêm lở) là hiện tượng quá mẫn chậm của chuột lang đã nhạy cảm, hiện tượng
lành là do miên dịch thụ nhận.
Phản ứng tuberculin
- Đây là phản ứng quá mãn gây viêm tại chỗ. Chứng minh bằng cách tiêm tuberculin thế cho vi
khuẩn lao sống.
 Phản ứng âm tính nghĩa là cơ thể chưa tiếp xúc với vi khuẩn lao và ngược lại.
 Phản ứng này còn được dùng để kiểm soát hiệu qua tiêm chung.
- Thực hiện bảng cách tiêm PPD trong da hay cà trên da và đo đường kính vết sưng đỏ sau 48
giờ.
+ Phản ứng (+): đường kính > 10 mm.
+ Phản ứng (+): đường kính 5 -10 mm.
+ Phản ứng (-): đường kính < 5mm.
Miễn dịch
- Sự nhiễm khuẩn trong bệnh lao là nhiễm khuẩn nội tế bào.
- Mặc dù cơ thể có hình thành các kháng thể như agglutinin, precipitin, opsonin... (các kháng thể
có tác dụng trung hòa độc tố, hoạt hóa các tế bào thực bào) nhưng không có tác dụng bảo vệ cơ
thể.
- Khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể
→ Hệ thống miễn dịch tế bào được kích hoạt và sản sinh tế bào lympho và hoạt hóa đại thực bào.
→ Các đại thực bào được hoạt hóa sẽ làm tăng các enzym ly giải và các yếu tố tiêu diệt vi khuẩn
khác để loại trừ các vi khuẩn sống.
- Trong miền dịch chủ động thường dùng vaccin BCG (Bacili de Calmette Guerine).
2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh lao
1. Khi trực khuẩn lao đến phế nang sẽ bị đại thực bào ăn, nhưng vẫn có một số thoát được.

→ Có nhiễm trùng nhưng không có triệu chứng bệnh.

2. Trực khuẩn lao nhân lên trong các đại thực bào

→ Gây ra phản ứng hóa học kéo thêm các đại thực bào và các tế bào phòng thủ khác đến khu vực → Tạo
lớp xung quanh khu vực và hình thành nốt sần.

→ Hầu hết các đại thực bào xung quanh không thành công trong việc tiêu diệt vi khuẩn mà giải phóng các
enzyme và cytokine gây viêm nhiễm tổn thương phổi.

3. Sau một vài tuần, các triệu chứng bệnh xuất hiện khi nhiều đại thực bào chết đi, giải phóng trực khuẩn lao
và hình thành một trung tâm caseous trong nốt sần.

→ Trực khuẩn lao hiếu khí không phát triển tốt ở vị trí này → lao tiềm ẩn → cơ sở cho việc tái phát bệnh
sau này.

4. Ở một số cá nhân, các triệu chứng bệnh xuất hiện khi một nốt sần trưởng thành được hình thành.

→ Bệnh tiến triển khi trung tâm caseous mở rộng thông qua quá trình hóa lỏng → tạo thành một khoang
lao chứa đầy không khí → trực khuẩn hiếu khí nhân lên bên ngoài đại thực bào.

5. Quá trình hóa lỏng tiếp tục cho đến khi nốt sần vỡ

→ Trực khuẩn tràn vào phế quản → phát tán khắp phổi rồi đến hệ tuần hoàn và bạch huyết.

Hình 4: Cơ chế bệnh sinh của bệnh lao

You might also like