You are on page 1of 4

Vi khuẩn Lao: Cơ chế đáp ứng, chống trả của vi khuẩn lao đối với hệ

miễn dịch người.


Cấu tạo:
+ Thành tế bào chứa một số lượng nhỏ peptidoglycan, nhưng chứa nhiều
lipid -> Tạo nên tính kháng cồn-acid.
+ Các glycolipid bao gồm acid mycolic (acid béo chuỗi dài), phức hợp
arabinogalactan – lipid và lipoarabinomannan. Acid mycolic được gọi là
chất sáp chiếm tới 60% trong cấu trúc thành tế bào.
Môi trường hoạt động thích hợp:
Độc tính của BK liên quan đến cấu trúc hóa học của nó, vỏ tế bào của BK
có chứa nhiều lipit, phức hợp lipit như các axit béo, phốt pho lipit (gây
hoại tử bã đậu), yếu tố thường gây độc tính, axit mycolic tính kháng cồn
kháng axit là do vỏ của BK có nhiều axit mycolic không ngấm nước và
kỵ nước .
BK có tính đột biễn kháng thuốc; khả năng gây bệnh của BK phụ thuộc
vào số lượng vi khuẩn, độc tính của BK.
Trực khuẩn lao có sức đề kháng cao với môi trường và thuốc khử khuẩn
thông thường; tuy nhiên chúng bị diệt bởi sức nóng và tia cự tím. Cồn
900 có thể diệt vi khuẩn lao trong vòng 3-5 phút, ở nhiệt độ 1000 C BK
bị diệt trong 1 phút, tia cự tím diệt BK trong vòng 2-3 phút, ở ngoài ánh
sáng thường 10 ngày sau BK mới mất độc tính .
Lao tiên phát (lao sơ nhiễm hoặc lao trẻ em) là tổn thương lao do vi
khuẩn lao lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể gây nên, cơ thể chưa có dị
ứng và miễn dịch với vi khuẩn lao .

Vi khuẩn lao xâm nhập phế nang bằng đường hô hấp là chủ yếu. Các
nhân hạt nước bọt có chứa vi khuẩn lao từ người lao phổi là nguồn lây
(khạc đờm có vi khuẩn lao (+) tính) .
Thành phần lipit của BK rất cao, chiếm tới 60% trọng lượng tế bào và vỏ.
Tính chất kháng cồn kháng axit là do vỏ của BK chứa nhiều lipit, nó
không ngấm nước và kỵ nước. Độc tính của vi khuẩn lao (BK: Bacilli de
Koch) là ở phần vỏ và liên quan đến yếu tố thừng (cord factor) của trực
khuẩn lao. Phức hợp lysophagosom do sự kết hợp của lysosom với
phagosom để tăng khả năng diệt BK. Yếu tố thừng có khả năng ức chế
lysosom kết hợp với phagsom, do vậy khả năng diệt BK bị suy giảm, vì
thế BK vẫn có thể sống được trong tế bào .

Đầu tiên BK vào trong các phế nang thường ở dưới màng phổi, tuy nhiên
chúng có thể tới bất kỳ nơi nào của phổi. Chúng sinh sản và gây nên phế
nang viêm fibirin. Bạch cầu ngay từ những ngày đầu gọi là nốt loét sơ
nhiễm hay xăng sơ nhiễm .

Giai đoạn tiền dị ứng- đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (khi test
tuberculin vẫn còn âm tính): Sau khi BK xâm nhập vào cơ thể 10-15
ngày, yếu tố bảo vệ tế bào mới phát triển, đại thực bào phế nang đến nuốt
BK rồi di chuyển vào hạch bạch huyết rốn phổi, trung thất cùng bên,
nhưng đại thực bào không thể diệt BK được ngay, trong một thời gian
ngắn đại thực bào biến đổi chức năng và hình thể trở thành các tế bào
dạng biểu mô quy tụ lại trong u hạt. Trước tiên BK kết dính với đại thực
bào bằng cách gắn với các cảm thụ đặc hiệu ở bề mặt đại thực bào (cảm
thụ bổ thể CR3) cảm thụ này gắn chặt vào bề mặt của BK, nhờ đó BK
xâm nhập vào đại thực bào 1 cách an toàn. Sau khi vào được đại thực bào
phế nang thì BK có 1 khả năng tồn tại lâu và phát triển trong đại thực
bào: BK trú ngụ trong phagosom chống lại sự kết dính với lysosom độc
tính và cản trở sự chuyển đổi từ phagosom thành phagolysosom, vì lúc
này phagosom trở thành một chỗ biệt lập mà cơ chế bảo vệ bình thường
của cơ thể không diệt được BK, hơn nữa BK có thể thoát ra khỏi
phagosom để tồn tại tự do trong bào tương (Cremin B.j 1995; Fraser RS
1994) .

ở giai đoạn tiền dị ứng, BK lan tràn sớm vào máu gây nên các huyệt lao
di căn ở các tổ chức có phân áp oxy cao như đỉnh phổi, xương xốp, màng
não. Chúng ta thường gặp các huyệt lao vôi hoá ở 2 đỉnh phổi ở thời kì
lao tiên phát, gọi đó là các huyệt lao Simon .

Sau giai đoạn tiên dị ứng, sẽ có 2 quá trình diễn ra, đó là sự hình thành
phức hệ nguyên thuỷ và sự xuất hiện tăng cảm với tuberculin. Phức hệ
nguyên thuỷ (primary complex) là cách phản ứng đầu tiên của cơ thể đối
với BK sau khi vào phổi. Phức hệ nguyên thuỷ gồm huyện Ghon kết hợp
với sưng hạch bạch huyết rốn phổi cùng bên và viêm đường bạch mạch
nối liên 2 yếu tố trên tạo nên hình ảnh lưỡng cực. BK có thể vào máu để
đến tổ chức ngoài phổi thông qua đường bạch huyết hoặc động mạch phổi
ở gần huyệt Ghon .

– Giại đoạn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: Tổn thương tiên phát hoại từ bã
đậu do phản ứng tăng cảm với tuberculin qua trung gian tế bào do các
limphôxýt T quyết định, phản ứng này giúp cơ thể tiêu diệt BK và giới
hạn tổn thương .

Sau khi phản ứng da với tuberculin dương tính BK vẫn có thể tồn tại
không hoạt động ở hạch vôi hoá và ở các huyệt lao di căn, thí dụ các
huyệt lao di căn ở đỉnh phổi gọi là BK ngủ. ở giai đoạn này, người bệnh
đã có dị ứng lao và có miễn dịch tế bào chống lao ( miễn dịch tương
đối ) .

ở giai đoạn phát triển tăng cảm muộn: U hạt đã được hình thành, hoại tử
trung tâm, xung quanh là lớp mô bào dạng biểu mô và tế bào khổng lồ đa
nhân. Xung quanh các tế bào này là các tế bào đơn nhân, cả limphôxyt,
mônôxyt, nguyên bào sợi. Tế bào dạng biểu mô là đặc điểm của u hạt lao,
là những đại thực bào bị kích thích mạnh tiết ra chất kích thích nguyên
bào sợi để sản xuất ra côlagen và xơ hoá. Tế bào khổng lồ Langhans là
các đại thực bào hợp nhất với nhau bao bọc vi khuẩn lao .

Đáp ứng miễn dịch trong lao tiên phát: miễn dịch thu được gồm có 2
típ: miễn dịch qua trung gian tế bào và tăng cảm muộn. Miễn dịch chống
lao diễn ra theo 2 bước: Kháng nguyên lắng đọng và tổn thương lao đầu
tiên hình thành .

You might also like