You are on page 1of 42

NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Đề cương ôn tập DTYH Y2022

Câu 1: Đặc điểm di truyền gen trội hoàn toàn, lặn gây bệnh trên nhiễm sắc thể thường và
giới tính ở người. Cho ví dụ về bệnh và kiểu hình của mỗi bệnh ?

 Đặc điểm di truyền gen trội hoàn toàn NST thường


- Tỷ lệ các thể mang tinh trạng hoặc bệnh do di truyền gen trọi mang khả năng cao
thường 50% trở lên
- Bệnh di truyền trực tiếp từ ông bà sang bố mẹ sang con cái, xuất hiện liên tục
không ngắt quãng, không mất khả năng sinh sản
- Phả hệ phân bố dọc, trường hợp ngắt quãng giả xảy ra gia đình ít con
- Người lành có thể kết hôn với người có kiểu hình lành trong gia đình có bệnh tật
trội, họ sẽ có con cái lành không mang bệnh đó (độ thấm của gen hoàn toàn)
- Bệnh biểu hiện muộn gặp ở người trưởng thành, lớn tuổi (>60t)
- Triệu chứng lâm sàng có tính biến thiên lớn
- Sản phẩm gen là protein cấu trúc, tham gia quá trình chuyển hoá phức tạp và
điều hoà biểu hiện hoạt động gen.
VD: Bệnh Huntington do ĐB nghịch gen (không dùng đột biến gen trội, như vậy
gen trội đột biến thành gen lặn à? Sai!!!) nằm trên NST thường số 4 qui định
(4p16.3). Các tế bào thần kinh của người bệnh bị hủy hoại => Người run lẩy bẩy,
động kinh, chết,... Gen bệnh thấm không hoàn toàn.
- Hội chứng Marfan (Hội chúng tay vượn): đb nghịch gen nằm trên NST 15 tại
vị trí 15q21.1. Người bệnh cao, mảnh khảnh, lỏng khớp, xương ức nhô ra hoặc
thụt vào vẹo cột sống, bàn chân phẳng, huỷ hoạị thể thuỷ tinh, phình đm
chủ,...v.v?
 Đặc điểm di truyền gen lặn NST thường
- Bố mẹ mang gen lặn dị hợp xác suất sinh con bệnh <=25%
- Phả hệ có tính gián đoạn, không liên tục, nhảy cóc, có tính gia đình di truyền
phân bố ngang
- Gặp ở quần thể cô lập giao phối cạn huyết dễ toạ tổ hợp lặn xuất hiện
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Bệnh biểu hiện sớm phổ biến tuổi thiếu nhi


- Tính biến thiên lâm sàng nhỏ
- Thường là các bệnh chuyển hoá bẩm sinh rối loạn enzym
VD: Bệnh thoái hoá cơ tuỷ sống: bệnh thần kinh cơ di truyền lặn đb nằm trên
NST thường. Do đột biến 1 trong 5 gen gây bệnh gây nên. Triệu chứng lâm sàng:
giảm trương lực cơ, gây mất phản xạ
- Hội chứng thực bào máu (HLH): gen RAB27A có vị trí 15q21.3 ĐB gây ra
HLH. Triệu chứng: sốt, lách to, giảm ít nhất 2 trong 3 dòng tế bào ở máu ngoại vi,
hiện tượng thực bào máu tại tủy xương, lách hoặc hạch lympho,.. vvvv?
 Đặc điểm di truyền gen trội trên NST giới tính:
- Nữ mắc bệnh cao hơn nam
- Phả hệ liên tục không có hiện tượng ngát quãng nhảy cóc
- Không có sự di truyền từ nam sang nam vì con trai luôn nhận Y từ bố
- Gen bệnh nằm trên nst của bố luôn truyền cho con gái, con trai bị bệnh chỉ nhận
X từ mẹ
- Nữ dị hợp bệnh nhẹ hơn nữ đòng hợp trội
- Người mẹ mắc bệnh ở dạng dị hợp có chồng bình thường sinh ra con trai, gái
mắc bệnh hoặc bình thường xác suất ¼
VD: Hội chứng CHILD di truyền kiểu trội lk X đb nằm trên nhánh dài của X tại
vị trí Xq28 không gây tử vong, trừ khi có các vấn để cơ quan, bất sản bẩm sinh,
hầu hết bên phải phát triển kém, dạng vảy cá da máu, một cánh tay hoặc chân có
thể mất hẳn,..
Hội chứng Happle: Loạn sản sụn lốm đốm dt trội liên kết với X, ĐB nghịch trên
nhánh ngắn X tại ví trí Xp11.23-p11.22. Triệu chứng: Thiếu hụt tăng trưởng, sống
mũi thấp, mặt phẳng dẹt, mí mắt sụp, khoảng cách mí mắt lệch, đục thủy tinh thể,
chân tay ngắn không đối xứng,..
Vvvv?
 Đặc điểm di truyền gen lặn trên NST giới tính:
- Biểu hiện gen bệnh phổ biên sở nam giới
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Phả hệ ngắt quãng không liên tục


- Di truyền chéo bố truyền gen bệnh 100% cho con gái. Con gái lấy chồng bình
thường sẽ truyền gen bệnh cho con trai biểu hiện kiểu hình 50%
- Nếu mẹ bệnh 100% con trai bị bệnh và con gái đều mang gen bệnh
- Kiểu kết hôn phổ biến giữa người nữ mang gen bệnh gọi là thể mang với người
nam bình thường
- Kiểu kết hôn giữa một người nam bệnh với người nữ bình thường mang gen bệnh
rất ít gặp
VD: Bệnh da vảy cá: Thiếu hụt steroid sunfatese gen STS nằm trên nhánh ngắn
của X (đoạn không alen trên Y) tại vị trí Xq22.31. Triệu chứng: da khô, có vảy
cá,..
Hội chứng Alport: ĐB gen COL4A5, đây là ĐB thuận. Triệu chứng: tác hại đến
thận, tai trong, mắt (đục thủy tinh thể), có máu trong nước tiểu.

Câu 2: Cơ chế và hậu quả của các bệnh phân tử do đột biến điểm làm thay thế 1 acid
amine trong Hb? Bằng những kết quả nghiên cứu mới phát hiện trong vài năm qua. Hãy
giải thích tại sao những người có kiểu gen dị hợp tử HbSHbs (hồng cầu lưỡi liềm nhẹ) lại
có khả năng kháng ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum và P.vivax)?

Đột biến gen β:

 Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Hbs: α2β26 Val; HbA hoặc HbA1=α2β26 Glu.
 Cơ chế: Trong gen β, ở vị trí bộ ba thứ 6 của mạch mã gốc xảy ra đột biến
điểm tại chữ thứ 2 của mã theo kiểu dị hoán: TA thay thế bởi A
 T. Tức, mạch mã gốc là CTC (mã hóa acid glutamic) bị thay bằng CAC
(mã hóa valin) làm chuỗi polypeptide β bị biến đổi cấu trúc nên hồng cầu
có hình lưỡi liềm (Hbs) gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. Kí
hiệu gen bệnh là HBB, gen trên NST số 11 tại vị trí 11p15.5.
 Hậu quả:
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Thể đồng hợp tử lặn (HbsHbs): cả 2 bố mẹ đều mang Hbs, lượng Hbs có từ 80%-100%,
HbA2 bình thường, không có HbA1. Khi giảm áp lực O2 hình liềm của hồng cầu càng rõ.
Bệnh nhân biểu hiện nặng từ dưới 1 tuổi, với các triệu chứng: tan máu nặng từng đợt, gan
to, lách to, xương sọ dày, rỗ xương, đau nhức xương, đau bụng, sưng khớp, rất dễ bị tai
biến tắc mạch máu. Thường chết trước tuổi trưởng thành.

- Thể dị hợp tử (HbSHbs hoặc HbAHbs): với lượng Hbs là 20%-45%, còn lại là HbA1.
Hồng cầu hình lưỡi liềm xuất hiện khi lượng O2 giảm, không có biểu hiện lâm sàng. Tăng
sức đề kháng với kí sinh trùng sốt rét, không thể sống ở vùng khí O2 loãng.

 Bệnh Hemoglobin C (bệnh hồng cầu hình bia bắn): Hbc:α2β26 lys.
 Cơ chế: đột biến điểm tại chữ thứ nhất của mã di truyền theo kiểu đồng
hoán: CG thay thế bởi TA, xảy ra trong mạch mã gốc gen β tại mã thứ 6,
bình thường là CTC và bị thay thế thành TTC. Kết quả acid glutamic tích
điện âm thay bằng lysin tích điện dương.
 Hậu quả:
- Người đồng hợp tử lặn (HbcHbc) bị tiêu huyết nhẹ, lách to, 90% hồng cầu hình bia bắn.

- Người dị hợp tử (HbCHbc) không có dấu hiệu lâm sàng.

- Người đồng hợp tử trội (HbCHbC): kiểu hình bình thường.

 Bệnh hemoglobin E (Bệnh hồng cầu nhỏ): HbE: α2β26 lys.


 Nguyên nhân: do nhận yếu tố di truyền tổng hợp hemoglobin E, 1 từ bố và 1 từ mẹ,
và sự thay thế acid amin lysine tại chỗ acid glutamic ở vị trí thứ 26 của chuỗi beta
globin.
 Cơ chế: do đột biến điểm ở chữ thứ nhất theo kiểu đồng hoán ( CG thay thế
bởi TA) ở gen β tại mã thứ 26 của mạch mã gốc, bình thường là CTC mã
hóa cho acid glutamic nhưng bị đột biến thành TTC mã hóa cho lysine.
 Hậu quả:
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Người đồng hợp lặn (HbeHbe): không biểu hiện lâm sàng, đôi khi thiếu máu nhẹ, trong
máu có nhiều hồng cầu nhỏ nhưng thường được bù bởi sự tăng số lượng hồng cầu (7-8
triệu/mm3). Điện di chỉ có Hbe.
- Người dị hợp tử (HbEHbe): không biểu hiện lâm sàng, điện di có cả Hbe và HbA.

+ Nguyên nhân:

 Bên ngoài: tác nhân vật lý (tia X, γ,..), hóa học, chất phóng xạ, môi trường.
 Bên trong: rối loạn trao đổi chất nội bào, biến đổi sinh lý, sinh hóa tế bào.
 HbD (Punjab):
 Cơ chế: xảy ra đột biến điểm trong mạch mã gốc gen β tại chữ thứ 2 của bộ
ba 121 theo kiểu đồng hoán TA->CG tức là mạch mã gốc CTT( mã hóa
acid glutamic) được thay bằng CCT mã hóa glycine.
 HbD (Ibadan):
 Cơ chế: xảy ra đột biến điểm trong mạch mã gốc gen β tại chữ thứ 2 của bộ
ba 81 gen đồng hoán GC-> TA tức là mạch mã gốc TGC (mã hóa
threonine) được thay bằng TTC mã hóa lysine.
 Hb Zurich: xảy ra đột biến điểm trong mạch mã gốc gen, histidine của chuỗi β được
thay bằng arginine.
 Hb Bushwisk: xảy ra đột biến điểm trong mạch mã gốc gen β tại chữ thứ 2 của bộ ba
thứ 74 theo kiểu đồng hoán CG-> AT tức là mạch mã gốc CCT (mã hóa glycine) thay
bằng CAT mã hóa valine.
Đột biến gen α: gen α kí hiệu HBA có 3 exon, chiếm vị trí 16p13.3.

 HbQ: asparagine ở vị trí 74 trên chuỗi α thay bằng histidin.


 HbOttawa: acid glutamic ở vị trí 15 trên chuỗi α thay bằng arginine.

Lý do người có kiểu gen dị hợp tử HbSHbs (hồng cầu lưỡi liềm nhẹ) có khả năng
kháng lại ký sinh trùng sốt rét
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

 Trong tế bào HCLL có sự hiện diện của microRNA, microRNA trực tiếp tham gia vào
quá trình điều hòa biểu hiện hoạt động gen của kí sinh trùng sốt rét, hàm lượng
microRNA càng nhiều thì số lượng kí sinh trùng sốt rét càng giảm. Vvvvv?
Câu 3: Bằng mô hình Jacob – Monod. Hãy giải thích: “Tại sao ở giai đoạn bào thai thì cơ
thể tổng hợp HbF, còn ở giai đoạn trưởng thành thì cơ thể lại tổng hợp HbA?” Nếu người
trưởng thành mà cơ thể lại tổng hợp HbF thì phải giải thích như thế nào? Vẽ sơ đồ minh
họa của mô hình ?
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Như vậy có thể giải thích việc ở giai đoạn thai nhi thì cơ thể tổng hợp HbF còn ở giai
đoạn trưởng thành thì tổng hợp HbA như sau:
- Ở giai đoạn thai nhi thì các gen của thai tổng hợp nên chuỗi alpha α và gama γ
mở, còn các gen tổng hợp nên chuỗi β đóng. Do đó trong máu của thai nhi hồng
cầu mang huyết cầu tới HbF, tức là huyết cầu tố thai gồm 2 chuỗi α và γ. Do gen
điều hòa R2 tổng hợp protein ức chế nhưng bị bất hoạt nên operon γ mở => tổng
hợp chuỗi γ. Còn operon δ, β bị đóng do protein ức chế từ gen R3, R4 tổng hợp.
- Gen α điều khiển tổng hợp chuỗi γ + gen γ đ/k t/h chuỗi γ => HbF = α2γ2
- Chú ý: Hình trên viết HbF, HbA2 sai!!!
- Ở giai đoạn trưởng thành: khi đứa trẻ ra đời thì nhu cầu về hô hấp và sự tăng áp
oxy là tín hiệu thay thế HbF bằng sự tổng hợp HbA. Gen điều hòa R2 tổng hợp
protein ức chế operon γ, gen điều hòa R4 tổng hợp protein ức chế nhưng bị bất
hoạt nên operon β mở => tổng hợp chuỗi β. Còn gen điều hòa R1, R2, R3 tổng
hợp protein ức chế là, operon của ε, γ, δ đóng. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức
chế nhưng bị bất hoạt nên operon α mở => tổng hợp chuỗi α. Còn gen điều hòa R5
tiết ra protein ức chế làm operon ζ đóng.
- Chuỗi β NST 11 + chuỗi α NST số 16 => HbA = α2β2
- Chú ý: Hình vẽ chỉ có R, R1, R2, R3 không có R4, R5,R6. Giải thích quá rườm
rà!!!
- Giải thích: Giai đoạn bào thai, trưởng thành gen α luôn luôn mở, tổng hợp chuỗi
α.
- Giai đoạn bào thai gen γ mở, các gen khác trong operon đóng; giai đoạn trưởng
thành gen β, δ mở tổng hợp chuỗi β, chuỗi δ.
- Kết luận: Giai đoạn bào thai thì tổng hợp HbF = α2γ2
- Giai đoạn trưởng thành thì tổng hợp HbA (A1) = α2β2 hoặc HbA2=α2 δ2
- Giai đoạn trưởng thành nhưng lại có HbF vì: Khi đã ở giai đoạn trưởng thành
nhưng gen điều hòa R2 bị đột biến tổng hợp protein ức chế cấu trúc bất thường
làm cho gen γ mở => Tổng hợp chuỗi γ giống như ở bào thai. Kết hợp với chuỗi α
do gen α tổng hợp tạo nên HbF = α2γ2
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Câu 4: So sánh bệnh đái tháo đường loại I với bệnh đái tháo đường loại II?

a) Giống nhau:

1. Đều tuân theo quy luật di truyền đa nhân tố

2. Có những vấn đề bất thường liên quan đến thận và tim mạch

3. Đều rối loạn chuyển hóa cacbonhydrate cụ thể là glucose

4. Lượng đường glucose trong máu cao hơn bình thường nhưng tế bào mô lại thiếu
glucose để hoạt động

5. Nước tiểu có đường

6. Là những bệnh mạn tính, có vết thương rất khó lành

b) Khác nhau:

Đái tháo đường loại I Đái tháo đường loại II

Xảy ra ở người trẻ tuổi (thiếu niên, thanh Xảy ra người lớn tuổi (>40t) và béo phì, chiếm
niên: 12-20), không béo phì, chiếm 0,4% hơn 90% các loại đái tháo đường đường.
các loại đái tháo đường.

Là bệnh tự miến dịch, tế bào không tổng Là bệnh không tự miễn, cơ thể vẫn sản suất
hợp được insulin được insulin.

Có liên quan chặt chẽ với locus quyết định Không liên quan đến hệ HLA
hệ HLA, gen có vị trí 6p21.3

Do gen mã hóa insulin 11p15 (có liên Tuyến tụy (tế bào Langherhans) tổng hợp
quan chặt chẽ HLA loại II), virus hoặc cơ insulin nhưng không hoạt động
chế tự kháng gây nên

Tb beta đảo tụy nơi tự sản sinh ra insulin Không cần tiêm trực tiếp insulin mà chỉ cần chế
bị phá hủy. Vì vậy bệnh nhân thường độ ăn hợp lí.
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

xuyên phải tiêm insulin vì cơ thể không có


khả năng sản sinh insulin

Không có MODY Có MODY (chiếm khoảng 2%-5%, sớm hơn


loại II, chậm hơn loại I), do đb gen? gây ra, di
truyền gen trội NST thường.

Khoảng 50 gen chi phối Khoảng 30 gen chi phối

Câu 5: So sánh bệnh Haemophila A với bệnh Haemophilia B?

 Giống nhau:
+ Đều là đột biến thuận gen F8, F9 tại vị trí Xq28
+ Tuân theo quy luật di truyền liên kết hoàn toàn, liên kết giới tính (dt chéo)
+ Khả năng bệnh xảy ra ở nam cao hơn nữ
+ 2/3 bệnh có tiền sử gia đình là do di truyền, 1/3 do đột biến mới
+ Đều là kết quả do hiện tượng gen nhảy
+ Đều có tần số đột biến trong giao tử ở mỗi thế hệ là 2-3.10-6

+ Đều chỉ hoạt động khi có chấn thương thì F8, F9 bị cắt ngắn
 Khác nhau:

Haemophila A Haemophila B

- - Chiếm khoảng 80% - - Chiếm khoảng 20%

- - Tần số 1/5.000 1/10.000 trẻ sinh nam - - Tần số 1/20.000 1/34.000 trẻ sinh
nam

- - Tần số gen bệnh từ 1-1,7.10-4 - - Tần số gen bệnh 4-5.10-5

- Tần số đột biến trong giao tử ở mỗi thế hệ là - Tần số đột biến trong giao tử ở mỗi thế hệ
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

3.10-6 là 2-3.10-6
- - Do đột biến gen F8 mã hóa protein là - - Do đột biến gen F9 mã hóa protein
yếu tố đông máu số VIII nằm trên là yếu tố đông máu số IX nằm trên
nhánh dài của NST X tại Xq28 nhánh dài của NST X tại Xq27.1-
Xq27.2

- -

- - Yếu tố VIII có 2351 axit amin được - Yếu tố FIX có 415 axit amin ở trạng thái
lưu hành trong máu ở trạng thái bất bất hoạt
hoạt

- - Gặp các đột biến như thêm, mất Nu, - - Phổ biến là các dạng đột biến có thể
sai nghĩa, đảo đoạn, đảo Nu, đột biến ở gặp như Oxford 2, b3, UK50...
vị trí nối In, Ex...không có đột biến -
Ox. , b3, UK50 - -Gặp ở dòng dõi Nữ hoàng Victoria
- -Không phải ở dòng dõi Nữ hoàng - - Có gặp Haemophilia kiểu Leyden
Victoria độc đáo
- -Không có Haemophilia kiểu Leyden - Khoảng 50% bệnh nhân có kháng thể
- Khoảng 10-15% bệnh nhân có kháng kháng yếu tố IX sau điều trị bệnh.
thể kháng yếu tố VIII sau khi điều trị
bệnh.
-
-

Câu 6: Rối loạn chuyển hóa acid amin dẫn tới hậu quả gì? Hãy cho biết, nếu bệnh nhân
bị bệnh phénylcétone niệu, galatose huyết, fructose huyết, thì trước mắt phải giải quyết
như thế nào?

Sơ đồ rối loạn chuyển hoá phenyalanine


NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Protein drenaline (Epinephrine) Norepinephrine (Noradrenaline)

Phenylalanine (1) Tyrosine (2) Dihydroxyphenylalanine

(3)

A.phenylpyruvic Acid H.phenylpyruvic Dopaquinone

(4) Dopamine

A.phenyllactic Phenylaceticglutamic Acid homogentisic Dopachrome


(5)

Maleyl AcetoAcetic Melanine

Hậu quả:
 (1) Phenylalanine hydroxylase → bệnh Phenylcetone niệu (niệu: thải ra nước tiểu,
không niệu tích tũy trong hệ thần kinh trung ương –> trẻ không có khả năng học tập,
IQ thấp)
 (2) Tyrosinase → bệnh bạch tạng

 (3) Degalogenase → đần

 (4) oxy phenylpyruvic oxidase → Tyrosinosis

 (5) Acid Homogentitic oxidase → Alkaptone niệu


Giải thích:
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Phenyalanine hydroxylase có vai trò xúc tác chuyển hoá phenyalanine thành
Tyrosine. Do đột biến thuận gen PH tổng hợp PH bất thường hoặc không có dẫn
đến ứ đọng phenyalanine gây ra bênh phenylceton niệu
- Tyrosine dưới tác động của enzim tyrosinase sẽ chuyển hoá tạo thành DOPA
Quinon, rồi dưới sự xúc tác của enzim khác chuyển hoá thành DOPA Chrome rồi
tạo thành Melanin. Do đột biến thuận gen OCA1 mà tyrosinase không được tạo
thành sẽ không tổng hợp được sắc tố Melanin và gây ra bệnh bạch tạng
- Acid Homogentisic là sản phẩm của Tyrosine dưới xúc tác của enzim
Homogentisate oxidase sẽ chuyển hoá thành Meley acetoacetic rồi qua các chuỗi
phản ứng khác tạo thành CO2 và nước thải ra ngoài . Nếu xảy ra đột biến làm cho
enzim Homogentisate oxidase không được tạo thành thì sẽ gây ra bệnh Alkapton
niệu

Etanolamin Serine

Acid Glycolic

Glycinoxidase Mutase
Glycine Acid Glyoxilic Acid Oxalic

Acid formic

- Serine được chuyển hoá thành Etanolamin rồi thành Acid Glycolic, thành Acid
Glyoxilic, thành Acid fomic hoặc Oxalate. Tắc nghẽn enzyme ở vị trí nào?
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Glycine chuyển hoá thành Acid Glyoxilic dưới tác dụng của enzim Glycinoxidase,
rồi chuyển hoá thành Acid Oxalic quá nhiều gọi là tích Oxalate. Tắc nghẽn enzyme
ở vị trí nào?
Hướng giải quyết
- Bệnh Phenylceton niệu :
(1) Tính toán chế độ ăn kiêng, sử dụng các loại thức ăn không có phenylalanine
(tránh sữa, trứng, các loại đậu lạc, thịt bò, thịt gà,..), bổ sung các aa cần thiết khác,
nạp năng lượng qua các thực phẩm chức năng,..
(2) Dùng thuốc có khả năng thủy phân phenylalanine.
(3) Kiểm soát nồng độ Phe trong máu.
- Bệnh Galactose huyết : thực hiện chế độ ăn kiêng, loại bỏ lactose và galactose
trong thức ăn, dùng sữa loại bỏ đường. Cho trẻ bị bệnh dùng sữa Nutramigen và
các chế phẩm từ sữa đậu nành.
- Bệnh Fructose huyết: loại thức ăn không có fructose (bánh ngọt, kẹo, chocolate,
quả chín, mật ong) nên ăn rau, hoa quả

Câu 7: So sánh nhóm máu O thường với nhóm máu O Bombay?

 Giống nhau
- Đều thuộc hệ nhóm máu ABO (ABH).

- Đều không có kháng nguyên A, kháng nguyên B.

- Cả hai nhận máu từ những người có cùng nhóm máu.

- Các xét nghiệm thông thường cho thấy cả hai nhóm máu thiếu chính xác.

- Đều có cả 2 loại kháng thể: kháng A và kháng B.

- Cả 2 đều phải xét nghiệm kháng nguyên H.

Khác nhau
 Nhóm máu O thường có 2 kiểu gen: ; O Bombay có 10 kiểu gen:
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

 Nhóm máu O thường có 1 kháng nguyên H; O Bombay không có kháng nguyên nào
cả
 Nhóm máu O thường có 2 loại kháng thể kháng A, B; O Bombay có 3 loại kháng thể
kháng A, B, H
 Nhóm máu O thường không truyền được cho O Bombay; O Bombay truyền được cho
O thường
 Nhóm máu O thường chiếm tỉ lệ từ 40-47% trên toàn thế giới; O Bombay có tỉ lệ 4/1
triệu người, ở Bombay (Ấn Độ)
Câu 8: Cho biết cơ sở di truyền của hệ nhóm máu ABO (ABH). Tại sao hệ nhóm máu
ABO còn gọi là hệ nhóm máu ABH?

- Hệ nhóm máu ABO bị chi phối bởi 2 locus gen khác nhau:

 Locus I: có 4 alen IA1, IA2, IB, IO trên NST số 9 tại vị trí 9q34.2 có 10 KG (IA1IA1,
IA1IA2, IA1IO, IA2IA2, IA2IO, IBIB, IBIO, IA1IB, IA2IB, IOIO) và 6 KH ( nhóm máu A1, nhóm
máu A2, nhóm máu B, nhóm máu A1B, nhóm máu A2B, nhóm máu O).
- Trong 4 alen trên thì IA1 trội hoàn toàn so với IA2; IA1, IA2 đồng trội so với IB; còn
IA1, IA2, IB trội hoàn toàn so với IO.

 Locus H(h): có 2 alen H, h nằm trên NST số 19 tại vị trí 19q13.33:


- H điều khiển tổng hợp 1 loại protein enzyme có tên là fucosyl transferase, nhờ
enzyme mà một L-frutose (do cơ thể tổng hợp nên) gắn lên tiền tố có bản chất
glycoprotein và chuyển tiền tố này thành kháng nguyên H nằm trên bề mặt hồng
cầu, h không có khả năng này.
 Người có KG H-: enzyme fucosyl transferase vận chuyển L-frutose gắn vào vị trí số
2 của galactose hình thành kháng nguyên H.
- Người có KG H-IA- thì tế bào điều khiển tổng hợp enzyme N-
acetylgalactosamin transferase, rồi sau đó nhờ enzyme này vận chuyển
nhóm N-acetylgalacrosamin đến chất H (vị trí số 3) để tạo kháng nguyên
A.
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Người có KG H-IB- thì tế bào điều khiển tổng hợp enzyme galactose
transferase, rồi sau đó nhờ enzyme này vận chuyển D-galactose đến chất H
để tạo thành kháng nguyên B.
- Người có KG H-IAIB thì tế bào điểu khiển tổng hợp cả hai loại enzyme
trên -> vận chuyển cả hai nhóm tương ứng trên đến chất H để tạo ra cả hai
kháng nguyên A và B.
 Người có KG hh thì trong huyết tương có kháng thể kháng H, không có kháng
nguyên H trên bề mặt hồng cầu. Cơ thể có KG hh thì tế bào không thể tạo ra kháng
nguyên A hoặc kháng nguyên B cho dù cơ thể này có KG IA- hoặc IB- hoặc IAIB. Đó là
do tế bào không tạo ra sản phẩm H để từ chất này tạo ra kháng nguyên A và kháng
nguyên B. Vì vây, người nào có KG hh thì tổ hợp đồng thời với 10 KG của locus I thì
có 1 KH gọi là nhóm máu O Bombay, nhưng có 10 kiểu gen.

- Sản phẩm tạo ra là các enzyme nên có mối quan hệ hóa sinh, tuân theo qui luật
di truyền phân ly độc lập.
- Điều kiện cần và đủ để có kháng nguyên A, kháng nguyên B và kháng nguyên
AB bắt buộc phải có kháng nguyên H.
Ví dụ: Xét phả hệ sau đây:

IOIOHh IBIOHh
I
IAIOHH
IBIOhh
II

IAIBHh IOIOHh
III
- Qua p

Qua phả hệ trên ta thấy rằng: người mẹ II.1 có kiểu gen IBIOhh, nhưng kiểu hình là nhóm
máu O Bombay, bố có nhóm máu A bình thường nhưng họ lại sinh con III.1 có nhóm
máu AB. Như vậy, khi nghiên cứu sự di truyền hệ nhóm máu ABO thì ngoài locus I có 4
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

alen còn có sự tham gia chặt chẽ của locus H (h), đặc biệt là những người có nhóm máu
O Bombay có kiểu gen hh nên tế bào không thể tổng hợp kháng nguyên H cho dù bộ gen
có kiểu gen IA- hoặc IB- hoặc IAIB cũng không thể tổng hợp kháng nguyên A hay kháng
nguyên B. Do có quan hệ mật thiết giữa 2 locus gen này mà hệ nhóm máu ABO còn gọi
là hệ nhóm máu ABH.

Viết ngắn gọn lại

Câu 9: So sánh hội chứng Down thuần với hội chứng Down do chuyển đoạn?

Giống nhau:

- Hội chứng có biểu hiện về rối loạn số lượng NST thường

- Không phân biệt chủng tộc, giai cấp trong xã hội và thành phần kinh tế

- Triệu chứng lâm sàng:

+Đều tồn tại 5 gen liên quan đến HC Down nằm trên q của NST 21

+ Đều có các điểm Brushfield

+ Đầu nhỏ, ngắn, mặt tròn, gốc mũi tẹt, khe mắt xếch, khẩu mũi hẹp, lưỡi to và dày
thường thè ra ngoài

+ Tai nhỏ có khi biến dạng

+ Chậm phát triển trí tuệ, chỉ số IQ trung bình 30 - 50

+ Thường có dị tật về tim và tiêu hóa

+ Nếp vân da bàn tay dày: chỉ có 1 nếp ngang duy nhất ở lòng bàn tay

+ Giảm trương lực cơ

+ Bàn tay rộng, các ngón tay ngắn, ngón chân cái hở rộng

- Ngón tay út cong vô phía trong, có 1 ngấn

+ Nguy cơ ung thư máu gấp 5-20 lần so với người bình thường.
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Khác nhau:

Down thuần Down chuyển đoạn

- Thừa 1 chiếc NST 21 - Thừa t (14q, 21q)

-Chiếm khoảng 92% tổng số hc Down - Chiếm 4-5% số trường hợp hội chứng

- Do rối loạn sự phân ly cặp NST 21, người Down.

mẹ lớn tuổi hoặc rối loạn trong phát triển -Cơ chế chuyển đoạn Roberton
sớm của hợp tử.

- Có tính chất quần thể - Có tính chất gia đình


- Bố mẹ đều bình thường: 2n=46 + Nếu bố 2n = 44 + t (14q, 21q) -> con sinh
- Bố hoặc mẹ giảm phân bất thường ở cặp ra bị hội chứng Down chuyển đoạn 1-2%
NST 21 + Nếu mẹ 2n=44 + t (14q,21q) -> con sinh ra
- Bộ NST 2n=47, XX (XY) + 21 bị hội chứng Down chuyển đoạn 10->15%

- Vị trí 21q32.1-32.3 có 5 gen ảnh hưởng - Giao tử của bố hoặc mẹ chứa 1 NST 21 và t
đến hội chứng Down thuần: SOD-1, (14q, 21q)
GART, ETS-2, A-Crystallin, PKF1 - Không liên quan đến tuổi mẹ (nhưng thực
tế lại liên quan đến giới tính). Ví dụ

- Bộ NST 2n = 45 + t (14q, 21q)

- Vị trí 5 gen có liên quan đến hội chứng


Down chuyển đoạn: 13, 14, 15, 21, 22

Câu 10: Ở người, bệnh di truyền nào có khả năng kháng lại kí sinh trùng sốt rét? Tại
sao?
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Người có bệnh hồng cầu lưỡi liềm nhẹ có kiểu gen dị hợp, bệnh thiếu G6PD. Vì trong tế
bào có hàm lượng micro RNA, hàm lượng micro RNA càng nhiều thì số lượng KSTSR
càng giảm.

Câu 11: So sánh bệnh bạch tạng da-mắt với bệnh bạch biến?

 Giống nhau: học di truyền thì phải nói về gen??


- Đều là bệnh do rối loạn sắc tố melain (giảm)
- Đều có ảnh hưởng đến da
 Khác nhau

Bạch tạng da- mắt Bệnh bạch biến

- Là một rối loạn bẩm sinh đặc trưng bởi - Là tình trạng một phần da bị mất sắc tố
sự thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần dẫn đến có màu nhạt và sáng hơn vùng
sắc tố melanin da bình thường.

- Mất sắc tố melanin ở 1 số vùng da trên


- Giảm sắc tố đồng đều ở da toàn thân,
cơ thể
tóc và võng mạc.

- Do một số yếu tố tác động chưa được


- Do đột biến gen di truyền gây ra
xác định rõ.

- Gây ảnh hưởng đến mắt


- Không gây ảnh hưởng đến mắt

- Không liên quan đến các bệnh tự miễn


NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Lại có thể liên quan đến các bệnh tự


miễn.

Câu 12: Có khi nào người phụ nữ có kiểu gen dị hợp tử về một trong hai bệnh máu khó
đông (XHAXHa hoặc XHBXHb) lại bị bệnh hay không? Giải thích?

Giải thích theo gen XIST về bất hoạt NST X

Câu 13: Phân biệt lưỡng giới giả nam với lưỡng giới giả nữ.

Lưỡng giới giả nam Lưỡng giới giả nữ


- Là những người có tinh hoàn nhưng có cơ - Là những người có buồng trứng nhưng có
quan sinh dục nữ cơ quan sinh dục nam
- Bộ NST 46,XY; 47, XXY; 47, XYY hoặc -Bộ NST 2n: 46, XX hoặc khảm
khảm * Lưỡng giới giả nữ do TTT: Rối loạn tổng
• Các bất thường có thể xảy ra: hợp Steroid, thiếu 21-hydroxylase (chiếm
- Nam có tử cung do không ức chế sự phát 95%), tăng sản ACTH, tăng sản TTT bẩm
triển ống Muller sinh, quá sản androgen gây nam hóa, dt lặn
- Nam có chứng vú to nst thường, liên quan HLA-B
- Nam có tật lỗ tiểu lệch thấp - Thiếu hụt 11bêta-hydroxylase (5%),
- Loạn sản tuyến sinh dục, giảm sản hay ở không thấy có mối liên hệ với HLA
dạng dải thô sơ - Điều trị: dùng glucocorticoid
• Hội chứng không nhạy cảm androgen * Lưỡng giới giả không phải do TTT
(không gọi hc tinh hoàn nữ tính hóa) - Dùng thuốc ngừa sẩy thai loại progestatif
- Rối loạn theo kiểu di truyền gen lặn liên làm tăng androgen gây nam hóa
kết NST X (đột biến gen gì?) ở bệnh nhân - Khối u ở mẹ hay ở thai sinh hormone
nam có tinh hoàn, bộ NST 46,XY, kiểu - Bất thường phát triển ống Muller: ống
hình có cơ quan sinh dục ngoài hoàn toàn Muller bất sản, không có âm đạo bẩm sinh
là nữ hoặc mơ hồ về giới tính hoặc cơ quan hoặc giảm sản, không có tử cung hoặc
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

sinh dục nam, có dương vật, sinh sản được không bình thường
 do khuyết tật số lượng và chất lượng của - Các cơ chế chưa rõ
gen AR (androgen receptor) tại vị trí Xq12
-Khoảng 2/3 di truyền; 1/3 do đột biến mới
- Có 2 loại hội chứng không nhạy cảm
androgen: hoàn toàn và không hoàn toàn
- Hội chứng không nhạy cảm androgen
hoàn toàn: rối loạn nặng nề số lượng, chất
lượng AR. KH nữ, loạn sản sinh dục,
không âm đạo hoặc cụt, tinh hoàn nằm
trong bụng, vô kinh nguyên phát…
- Không hoàn toàn: rối loạn một phần số
lượng, chất lượng AR. Nam hóa 1 phần cơ
quan sinh dục ngoài như hòa nhập các nếp
môi bìu, phì đại âm vật, ngắn, cụt. Tinh
hoàn nằm trong bụng hay ống bẹn sâu dẫn
đến nguy cơ ung thư cao
Trình bày hết sức ngắn, gọn!!!

Câu 14: Một người mẹ A có hội chứng Pearson do đột biến mtDNA đã sinh ra một bé
gái bị bệnh giống mẹ. Bà muốn có 1 đứa con bình thường. Bằng phương pháp công nghệ
tế bào và kỹ thuật IVF (In vitro fertilization: thụ tinh trong ống nghiệm) với chồng. Hãy
đề xuất trình tự thực nghiệm để đáp ứng yêu cầu cho gia đình bà A? Minh họa bằng hình
vẽ.

- Ta biết rằng mtDNA là vật liệu di truyền nằm trong ty thể của tế bào người, gen tồn tại
đơn alen và ĐG gen trên mtDNA gây bệnh, tuân theo qui luật di truyền ngoài nhân (di
truyền theo dòng mẹ).

Biện pháp đề xuất:


NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

 Sử dụng phương pháp công nghệ tế bào:


Cần một người phụ nữ hiến trứng (20-25 tuổi), không bị bệnh mtDNA
+ Kí hiệu: A: bị bệnh
B: bình thường

- B1: Rút nhân tế bào trứng của người phụ nữ B hiến trứng (20-25 tuổi, không bị
bệnh về mtDNA, khỏe mạnh) và loại bỏ, giữ lại toàn bộ tế bào chất.
- B2: Rút nhân tế bào trứng của người mẹ A (bị bệnh mtDNA) chuyển vào tế bào
trứng đã rút nhân của người phụ nữ B không bị bệnh (đã loại bỏ nhân)

 Tiếp tục sử dụng kĩ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm):
- B3: Lấy tinh trùng của chồng người vợ A cho thụ tinh với trứng đã được chuyển
nhân trong ống nghiệm. Khi đã thụ tinh trong ống nghiệm thành công thì nuôi cấy
trong ống nghiệm một thời gian.
- B4: Đưa hợp tử vào tử cung của người mẹ A (nếu A già thì sao???).
 Bằng cách trên, người mẹ A vẫn truyền được vật chất di truyền trong nhân tế bào cho
con nhưng lại ngăn được các bệnh do ĐB trên mtDNA, và con sinh ra sẽ mang DNA của
3 đối tượng là bố mẹ ruột (cụ thể là người mẹ A và bố) và mtDNA của người phụ nữ B
cho trứng. Phương pháp trên đã đáp ứng mong ước của người mẹ A là sinh con không bị
bệnh ty thể.
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Trình bày 3 phương pháp hiện nay (thiếu)

Câu 15: Gen TERC và gen TERT chứa thông tin di truyền mã hóa telomerase là enzyme
hoạt động ở tế bào ung thư, còn tế bào bình thường thì hầu hết telomerase đều bất hoạt.
Căn cứ vào cấu trúc, chức năng của telemomere và telemorase. Hãy đề xuất ý tưởng
trong điều trị ung thư ?

 Đầu mút telomere đảm bảo cho sự vẹn toàn của NST người. Có trình tự
5’TTAGGG3’ lặp lại hàng ngàn lần, sau mỗi lần tế bào phân chia phần đầu mút ngắn
dần. Chức năng của telomere là bảo vệ đầu mút NST, bảo vệ gen bên trong, không
cho các NST dính lại với nhau, nhận biết NST tương đồng để tiếp hợp, chức năng
nghiên cứu về sự lão hóa. Cho đến khi telomere mất -> TB chết (đi vào apoptosis).
- Enzyme telomerase là một phức hợp bao gồm protein và sợi RNA có trình tự
3’AUUCCC5’ do gen TERC (PM), cấu trúc còn lại của telomerase do gen TERT (PM,
DM).
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Ở hầu hết tế bào bình thường thì enzyme telomerase bất hoạt do đó sau mỗi lần TB
phân chia thì pt DNA ngắn dần. Ngược lại ở tế bào ung thư, thì enzyme tolomerase hoạt
động bám vào đầu mút NST, PM ngược kéo dài đầu telomere ra=> DNA nhân đôi =>
phục hồi

 Ý tưởng:
- Làm cho telomerase trong TB ung thư bất hoạt như trong TB bình thường vì telomerase
trong TB ung thư có operon của telomerase luôn mở => TB tăng sinh vô hạn

- Nghiên cứu, phát minh ra thuốc ức chế sự tổng hợp, sự hoạt động của telomerase. Hiện

đã có nghiên cứu, chất gì? Tìm trên Google??

Câu 16: Trình bày bệnh tích glycogen (glycogen storage disease: GSD) kiểu I?

 Nguyên nhân: đa số do thiếu enzym, số ít do qua sản enzym và có tính di truyền gen
lặn nst thường. Tần số < 1/100.000 trẻ sơ sinh sống. Hiện nay, bệnh này gồm 6 kiểu:

GSD kiểu I phổ biến nhất gồm

 GSD Ia do đột biến gen G6PC có vị trí tại 17q21


NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

 GSD Ib do đột biến gen SLC37A4 hoặc “G6PT1” tại vị trí 11q12.2
 GSD Ic do đột biến gen SLC17A3 tại vị trí 6p22.2

Vậy GSD I chịu trách nhiệm bởi 3 gen (17q21, 11q12.2, 6p22.2) phân ly độc lập và bị
đột biến thuận

 Triệu chứng: xuất hiện sớm ở trẻ dưới 1 tuổi, dẫn tới hậu quả chậm lớn, thiếu máu,
vàng da, gan, thận to, hạ đường huyết, rối loạn hô hấp. huyết tương bị nhiễm mỡ do ứ
đọng G6P làm tăng tổng hợp mỡ, trong máu thường gặp cetonic, aceton
 Hậu quả: glycogen thừa tích chứa trong gan, thận, niêm mạc ruột
 Điều trị triệu chứng: chống hạ đường huyết, đề phòng nhiễm acid

Câu 17: Khi thăm khám các bệnh thuộc ti thể (đột biến mtDNA), các bác sĩ thực hành
phải quan tâm đến các nguyên tắc nào, giải thích?

- DNA ty thể (mtDNA) là một hệ gen đa bản sao với số lượng biến thiên tuỳ thuộc vào
từng loại tế bào, mô, hay từng giai đoạn phát triển của tế bào, mô. Các đột biến trên
mtDNA có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, di truyền theo dòng mẹ.

- Đột biến trên mtDNA thường tồn tại như một tập hợp con của mtDNA tổng số, hiện
tượng này được gọi là không đồng nhất (heteroplasmy). Rối loạn chức năng ty thể do đột
biến trên mtDNA thường chỉ biểu hiện sau khi mức độ không đồng nhất đạt đến ngưỡng
biểu hiện.

- Nên một hướng nghiên cứu được quan tâm là dịch chuyển mức độ không đồng nhất của
đột biến ty thể bằng phương pháp phân tử hoặc thay thế/bổ sung ty thể khỏe mạnh có
chứa mtDNA dạng dại.

- Các liệu pháp phân tử trúng đích và phân cắt mtDNA mang đột biến để chuyển dịch
mức độ không đồng nhất (heteroplasmy) sử dụng liệu pháp gen và các kỹ thuật chỉnh sửa
gen như Zinc-finger nuclease và enzyme kích thích hoạt hóa phiên mã cũng là các
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

phương pháp tiềm năng, mang lại hy vọng cho các bệnh nhân mang đột biến trên ADN ty
thể.

Sai!!! Trọng tâm câu hỏi là nguyên tắc. Tại sao trả lời không đúng vậy?Trong bài giảng
có 3 nguyên tắc.

Câu 18: Hãy giải thích: “Tại sao sinh đôi cùng trứng nữ khác nhau nhiều hơn sinh đôi
cùng trứng nam”?

- Sinh đôi cùng trứng là trường hợp 1 trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng tạo thành hợp
tử, rồi hợp tử nguyên phân tạo ra 2 hay nhiều phôi bào.
- Người sinh đôi cùng trứng (MZ) có đặc điểm là kiểu gen giống nhau nên cùng giới tính,
hình thái giống nhau, các tính chất bệnh lý, sinh lý, hóa sinh bên trong như nhau -> Cấy
ghép mô thành công vì cùng HLA.
Giải thích: ở cặp NST giới tính
- Nữ cùng cặp XX : 1 NST từ bố => chứa tất cả các gen do bố quy định
1 NST X từ mẹ => chứa tất cả các gen do mẹ quy định
- Cùng trứng nam XY : X luôn nhận từ mẹ (chứa các gen do mẹ quy định)
Y luôn nhận từ bố (chứa các gen do bố quy định)
Trong suốt quá trình phân bào, sau 14 ngày người ta có thể phát hiện vật thể Barr.
Bản chất của vật thể Barr là 1 trong 2 NST X bị bất hoạt
- Công thức, số vật thể Barr = Số NST X – 1 (nữ bình thường có 1 vật thể Barr, nam
bình thường không có vật thể Barr)
- Sự bất hoạt NST X là do sản phấm của gen XIST chỉ phiên mã tạo ra (ncRNA)
- Trên nhánh dài q của 2 NST X đều có gen XIST định vị tại vị trí nào? tạo thành
trung tâm bất hoạt X, sản phẩm của XIST là ncRNA, không tham gia dịch mã.
ncRNA bao xung quanh NST X. Nếu gen XIST nằm trên NST có nguồn gốc từ bố
phiên mã thì gen XIST có nguồn gốc từ mẹ không phiên mã và ngược lại. Sự
phiên mã để tạo ra ncRNA của gen này là ngẫu nhiên
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Ở nữ XX, nếu 1 dòng tế bào có X bất hoạt từ bố thì tất cả các tế bào con của nó
đều có X bất hoạt từ bố. Nếu dòng khác X bất hoạt từ mẹ thì các tế bào con của nó
đều bất hoạt X từ mẹ
- Ở dòng tế bào sinh dưỡng 2n của cơ thể nữ X bất hoạt ngẫu nhiên nhưng ổn định
nên mọi người phụ nữ đều có dạng khảm về NST X
- Sự bất hoạt X ngẫu nhiên chỉ xảy ra ở dòng lưỡng bội của người. Trên X thì có 2
nguồn gen quy định các sản phẩm khác nhau.
- Ở nam chỉ có 1 X => nên X không bất hoạt

Đây là lý do giải thích tại sao MZ nữ khác nhau nhiều hơn MZ nam.

Câu 19: So sánh bệnh cận thị do di truyền với bệnh cận thị do môi trường.

 Giống nhau:

Thị lực đều bị giảm do hình ảnh được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở điểm vàng
của võng mạc như mắt bình thường

Triệu chứng lâm sàng như nhau: bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật khác ở xa
bệnh nhân phải nheo mắt, điều tiết mắt.

 Khác nhau

Di truyền Môi trường

- Nguyên nhân: do cha (mẹ) cận thị nặng - Nguyên nhân: do vệ sinh về mắt kém
(cận thị hơn 6 diop truyền cho con cái như: nhìn gần, ngồi học không đúng tư
100%), thế, trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt
không được nghỉ ngơi hợp lý….

-Do gen trội gây bệnh. -Không do gen qui định

-Con sinh ra đến khi đi học mới bị cận


NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

-Con sinh ra bị cận thị do bố mẹ cận thị thị, bố mẹ hầu hết mắt bình thường

-Di truyền cho đời sau - Không di truyền cho đời sau

- Đặc điểm: cận thị cao, độ tăng nhanh cả - Đặc điểm: mức độ cận nhẹ, bệnh tiến
khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn
chứng nguy hiểm... khả năng phục hồi thị định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến
lực của bệnh nhân kém dù được điều trị. chứng.

- Có tính chất gia đình - Có tính chất quần thể

Câu 20: So sánh bệnh bạch tạng da- mắt với bệnh bạch tạng tại mắt?

Giống:

 Đều là bệnh di truyền gen lặn (đb thuận trội =>lặn).

 Di truyền đơn gen ổn định trước điều kiện môi trường.

 Đều xảy ra ở mắt (mắt trắng)

Khác:

Bạch tạng da mắt (OCA) Bạch tạng tại mắt (OA)

- Đb đơn gen trên NST thường, có một - Chỉ đb 1 gen trên NST X, gen GPR 143,
trong nhiều gen qui định: OCA2 (trên NST tại vị trí Xp22.2.
số 15), OCA1A; OCA11B (NST số 11), OCA3 - Tuân theo quy luật di truyền liên kết giới
(NST số 9), OCA4 (NST số 5).
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Tuân theo quy luật phân ly


tính, di truyền chéo
- Nam và nữ có khả năng mắc bệnh như
- Phổ biến ở nam, ít phổ biến ở nữ.
nhau.
- Bệnh nhẹ hơn chỉ xảy ra ở mắt, màu da
- Bệnh biểu hiện ở da - mắt đồng tử giãn,
và tóc bình thường
tóc trắng hoặc vàng rơm, sợ ánh sáng

- Giảm hoặc mất hoàn toàn sắc tố melanin


- Tăng hàm lượng melanin ở mắt
- Có vành đỏ quanh giác mạc
- Không có
- Gen đa hiệu
- Không phải gen đa hiệu
- Có liên quan đến các hội chứng HPS,
- Không liên quan
CHS, GS

Câu 21: Phân biệt bệnh Wilson với hội chứng Menkes?

Bệnh Wilson Hội chứng Menkes


Bệnh di truyền tích tụ đồng (Cu) trong cơ Hội chứng di truyền gây đào thải Cu trong
thể (gan, não, mắt, tim, thận, hệ thần kinh, cơ thể (không có trong gan)
xương, máu,...), chủ yếu là gan, thận, nhau
thai
Di truyền gen lặn NST thường, do gen Di truyền gen lặn (đb thuận) NST giới tính
ATP7B, 21 exon, đột biến thuận, tại vị trí X, do gen ATP7A, tại vị trí Xq21.1 (sản
13q14.3, sản phẩm là ATPase vc Cu loại P phẩm là protein ATP7A, chức năng: điều
gồm 1411 aa hòa hàm lượng đồng trong cơ thể, ruột non,
hoạt động như con thoi giữa các tế bào, gặp
nhiều nơi, trừ gan; tích chứa trong bộ
Golgi; Cu cao trong TB, nó sẽ loại Cu qua
msc)
Tần số: 4 nữ/1 nam; Tần số: nam > nữ;
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Tỉ lệ người mang gen bệnh: 1/100. Chưa rõ;


Tỉ lệ mắc bệnh: 1/30.000 trẻ sinh 1/100.000 trẻ sinh
Có liên quan đến PrP (protein prion) Không liên quan đến PrP
Nghiên cứu kĩ các đột biến ở 21 exons Chưa nghiên cứu kĩ mức phân tử, khoảng
150 đột biến
Chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm máu để Không cần xét nghiệm máu
đo Ceruloplasmin
Triệu chứng khởi phát từ 5-35 tuổi Triệu chứng khởi phát khi mới sinh, trẻ
thường sống 3-5 năm
Có các bệnh về gan và thần kinh như run Có nhiều trong xương chẩm, não, da, tóc
tay, giãn tĩnh mạch, u mạch,... khô, các khớp lỏng lẻo,...
Tuân theo quy luật phân ly Di truyền chéo, lk NST giới tính X
Kinh nguyệt không đều, dễ sảy thai Không liên quan đến kinh nguyệt
Di truyền từ bố hoặc mẹ 1/3 ĐB mới, không có tiền sử gia đình
Mắt có vòng Kayser Fleischer Không có
Không liên quan đến hc sừng chẩm Có liên quan đến hc sừng chẩm

Câu 22: Trong quần thể người, khi xét các người đàn ông hoặc các người đàn bà có bộ
nhiễm sắc thể (NST) bất thường 2n= 44 + t (14q; 21q) kết hôn với các người đàn bà hoặc
người đàn ông có bộ NST 2n = 46 giảm phân bình thường thì tỉ lệ tạo hợp tử như thế
nào? Nếu xét 1 cặp vợ (chồng) có bộ NST bất thường 2n = 44 + t (14q; 21q) kết hôn với
1 người chồng (vợ) có bộ NST 2n = 46 giảm phân bình thường thì tỉ lệ sinh con bị hội
chứng Down do chuyển đoạn là bao nhiêu?

Người mang NST Giao tử Giao tử bình Hợp tử


chuyển đoạn thường (14,21)
14,21,t(14q,21q) 14 14,21 2n=45 : 14,14,21 (1)
21,t(14q,21q) 14,21 2n=46 :
14,t(14q,21q),21,21
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

(2)
21 14,21 2n=45 : 14,21,21 (3)
14,t(14q,21q) 14,21 2n=46 :
14,14,t(14q,21q),21
(4)
14,21 14,21 2n=46 : 14,14,21,21
(5)
t(14q,21q) 14,21 2n=45 :
14,21,t(14q,21q) (6)
14,21,t(14q,21q) 14,21 2n=47 :
14,14,21,21,t(14q,21q)
(7)
0 14,21 2n=44 : 14,21 (8)

Kiểu hình lần lượt là

1. Thể một 21 thuần chết phôi thai

2. Hội chứng Down chuyển đoạn

3. Thể một 14 thuần, chết phôi thai

4. Thể 3 nhiễm NST số 14, chết phôi thai

5. Bình thường

6. Lành mang NST chuyển đoạn

7 Thể 3 kép NST số 14, 21 chết phôi thai

8. Thể 2 kép NST số 14, 21, thuần, chết phôi thai

-Dựa vào bảng trên ta thấy có 8 loại hợp tử được sinh ra trong quần thể (1):
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

5/8 con sinh ra chết phôi thai

3/8 sống: 1/8 hoàn toàn bình thường; 1/8 con sinh ra bị hội chứng Down do chuyển đoạn;
1/8 con sinh ra lành mang NST chuyển đoạn

-Xác xuất sinh con bị hc Down do chuyển đoạn khi kết hôn giữa các cặp vc như sau (2):

Bố 2n = 45 +t (14q, 21q)  n = 21+t (14q, 21q) X Mẹ 2n=46 n = 23

 2n = 44 + t (14q, 21q) chiếm tỉ lệ: 1-2 %

Mẹ 2n = 45 +t (14q, 21q)  n = 21+t (14q, 21q) X Bố 2n=46 n = 23

 2n = 44 + t (14q,21q) chiếm tỉ lệ : 10-15%

Từ 1 và 2 dẫn đến kết luận: Tỉ lệ sinh con hc Down do chuyển đoạn trong quần thể là 1/8,
con cá thể, gia đình phụ thuộc giới tính (bố khác với mẹ).

Câu 23: Hãy cho ví dụ về Oncogen thường gặp trong các thể ung thư không di truyền và
các gen ức chế khối u? Các nhóm gen nào kiểm soát ung thư ở người?

Các gen sinh ung thư (Oncogen): Hầu hết các gen sinh ung thư có nguồn gốc từ gen tiền
ưng thư (proto – oncogen).

Đó là những gen chứa thông tin di truyền mã hóa các sản phẩm protein là các yếu tố sinh
trưởng, yếu tố truyền tín hiệu, yếu tố thụ thể, yếu tố điều hòa nhân đôi, phiên mã, dịch
mã, sự tăng trưởng, phân chia, biệt hóa, di cư của tế bào…..

Khi đột biến xảy ra trong 1 gen tiền ưng thư, gen này có thể trở hành gen sinh ưng thư mà
sản phẩm của nó sẽ gây ra tình trạng không kiểm sóat được sự tăng trưởng và biệt hóa tế
bào. Có 2 loại Oncogen: c-Oncogen và v-Oncogen.

Hầu hết các Oncogen được tìm thấy ở các khối u là không di truyền.

Oncogen Vị trí gen Loại ưng thư liên quan


1. Tác nhân sinh trưởng
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

HST 11q13 U dạ dày


SIS 22q12 U não
2. Thụ thể các tác nhân sinh
trưởng
RET 10q U nhiều tuyến nội tiết
Erb. B U não, u vú
Erb. A 17q11 Leukemia
NELI U thần kinh
3. Tín hiểu chuyển nạp
H-RAS 11q15 U đại tràng, phổi, tụy
K-RAS 12q12 U da, u tuyến giáp trạng
AbI 9q34 Leukemia
4. Tác nhân phiên mã
N-myc 2q24 U thần kinh, phổi
MYB 6q22 U da, Leukemia
Fos 14q24 U xương

Các gen ức chế khối u

Gen chứa thông tin di truyền mã hóa các loại protein có nhiệm vụ ức chế các khối u trong
điều kiện bình thường. Nếu gen này bị đột biến sẽ tạo sản phẩm mất khả năng ức chế
khối u dẫn đến hậu quả rối loạn phân chia, biệt hóa…làm khối u phát triển vô tổ chức.

Sự phát hiện ra nó giúp hiểu biết các cơ chế phân từ sự biến chuyển ác tính của tế bào.

Các gen ức chế khối u:

Tên gen Vị trí gen Bệnh do ĐB ở dòng tế bào


sinh dục
Rb-1 (Retinoblastoma) 13q14 Ung thư võng mạc, ưng thư
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

xương
APC (Adenomatous 5q21 Polyp có tính gia đình
polyposis coli)
NF1 17q11 U xơ thần kinh loại I
NF2 ( Neurofibromatosis) 22q12 U xơ thần kinh loại II
P53 17q13 Hội chứng Li-Fraumeni
P16 9q21 Ung thư da có tính gia đình
BRCA1 17q21 Ung thú vú, buồng trứng có
tính gia đình
BRCA2 13q12 Ung thư vú có tính gia đình

Nội dung này sao không đề cập đến!!! « Các nhóm gen nào kiểm soát ung thư ở người? »

Câu 24: Thế nào là bệnh về enzymes kín đáo, bệnh về enzymes bộc lộ? Cho ví dụ

 Bệnh về enzyme kín đáo: chỉ phát hiện khi dùng một thứ thuốc tương ứng nhờ phản
ứng rất mạnh của cơ thể mà nếu không dùng thuốc này thì không thể nào biết được
người đó có bệnh về enzyme vì không biểu hiện triệu chứng
VD: Bệnh về enzyme Pseudocholinesterase không biểu hiện bất cứ một triệu chứng
nào cho đến khi tiêm ditilin => người bệnh suy hô hấp, hệ cơ xương mất trương
lực. Cả đời không phát hiện bệnh này nếu không dùng ditilin

 Bệnh về enzyme bộc lộ: thuộc về các enzyme quan trọng trong các quá trình chuyển
hóa thường xuyên của cơ thể, người bệnh có biểu hiện triệu chứng nên không cần
phải đưa thuốc vào cơ thể mà vẫn phát hiện bệnh. Còn khi dùng thuốc thì triệu chứng
tăng lên rõ rệt
VD: Người thiếu UDP-glucuronyl-transferase thì bị vàng da, trong máu tăng
bilirubine tự do, khi dùng streptomycine, chloramphenicol, progesteron thì các triệu
chứng bệnh tăng lên

 Bệnh porphyrin (bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrine)


NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Nguyên nhân: Ở một số người rối loạn chuyển hóa porphyrin thường do nguyên
nhân gây cơn cấp tính bởi thuốc ngủ barbituric. Sau khi dùng thuốc người bệnh có
dấu hiệu viêm nhiều dây thần kinh, đau bụng, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, nước
tiểu đỏ và chứa nhiều uroporphyrine

Cơ chế: Do đột biến gen điều chỉnh R nên gen này sản xuất chất ức chế R cấu trúc
bất thường, chất này bất hoạt bởi thuốc ngủ barbituric, do đó gen Op không bị kiềm
hãm, operon mở nên RNAp kích thích gen promotor làm tất cả các gen cấu trúc
phiên mã và dịch mã sản xuất quá nhiều AAL-synthetase dẫn đến tăng cường tổng
hợp porphyrine, tích tụ nhiều trong cơ thể gây nên các triệu chứng bệnh.

Vẽ hình minh họa???

Có dạng bệnh gây nên do rối loạn liên kết của Fe với protoporphyrine vì thiếu
ferocelatase hoặc vì ngộ độc chì hoặc vài độc tố khác.

Câu 25: Trình bày cơ sở di truyền học của hệ thống kháng nguyên bạch cầu người (HLA:
Human Leucocyte Antigen) và cho biết ý nghĩa về lĩnh vực y học của nó.

1. Cơ sở di truyền của hệ thống HLA

Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người (HLA) ngày nay được công nhận như là hệ hòa
hợp tổ chức chủ yếu ở người. Các kháng nguyên HLA có vai trò chủ yếu trong cấy ghép
cơ quan, mô...

HLA chỉ có mặt trên các tế bào có nhân của mọi mô trừ tinh trùng và tế bào trophoblast
của nhau thai. Kháng nguyên này có mặt nhiều nhất ở tổ chức lympho, tổ chức liên võng
nội mô, ngoài ra HLA còn có nhiều ở tổ chức khác như lách, gan, phổi, thận, tim... một
số cơ quan khác có ít HLA như xương, não...

Sự biểu hiện của kháng nguyên HLA trên bề mặt tế bào, do một vùng trên NST số 6 của
người mà vùng này bao gồm 4 gen chủ yếu: A, B, C, D (D gồm D - DR - DQ - DP), vậy
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

ít nhất có 7 locus gen đã được phát hiện, các gen liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi locus có
nhiều alen theo thứ tự từ phần tâm của NST D, B, C và A. Các gen này liên kết chặt chẽ,
di truyền cùng nhau.

Các gen của hệ thống HLA nằm trên nhánh ngắn của NST số 6 (6p21.3) có chiều dài
3800 Kb, bao gồm các gen của lớp I, lớp II và lớp III.

Các gen của lớp I: bao gồm 3 gen chính là: HLA - A, HLA - B và HLA - C theo thứ tự từ
phần tâm là HLA -B, HLA - C rồi HLA - A. Mỗi gen HLA lớp I gồm 8 exon và 7 intron,
các gen này chi phối cho sự biếu hiện kháng nguyên trên tế bào T. Các gen A, B, C mã
hóa cho phân tử glycoprotein T gồm 1 chuỗi polypeptid có 345 acid amin, kết hợp với
carbohydrate.

Các gen lớp II: (HLA - D) được chia thành DR, DQ và DP. Các vùng DR, DQ, DP được
xếp theo thứ tự DR, DQ, DP. Các gen của lớp II gồm 5 exon và 4 intron. Gen D chi phối
cho sự biểu hiện kháng nguyên trên tế bào B, mã hóa cho phân tử glycoprotein lớp II
gồm 2 chuỗi polypeptid (alpha và bêta), kết hợp với carbohydrate.
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

Các gen lớp III: nằm giữa các gen lớp I và lớp II. Đó là các gen của bổ thế. Giữa các gen
của lớp III có gen CYP21A và CYP21B mã hóa cho tổng hợp hormon thượng thận.

Mỗi gen của phức hợp gen trên đều có nhiều alen, mỗi alen của từng gen được chỉ định
bằng các chữ số 1, 2, 3... các alen còn chưa được xác định chắc chắn thì trước các chữ số
có thêm chữ w (workshop), ví dụ: HLA -Bw4, HLA - Cw8, HLA - Dw12, HLA -
DRw10... Các alen của HLA đều đồng trội với nhau và tuân theo qui luật đa gen, đa
alen, liên kết gen hoàn toàn.

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hệ HLA

Hệ HLA có tính đa hình rất cao cho nên khó có thể tìm được hai cá thể (trừ trường hợp
sinh đôi một hợp tử) có hệ HLA giống nhau. Do tính đặc trưng cá thể rất cao, mặt khác
các kháng nguyên được di truyền theo kiểu Mendel nên hệ HLA được dùng trong y pháp,
xác định quan hệ huyết thống của con với bố nếu có nghi ngờ.

Hệ HLA được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kháng nguyên phù hợp tổ chức mô
trong ghép cơ quan, do vậy hệ HLA còn gọi là phức hợp chủ yếu hòa hợp mô (Major
Histocompatibility Complex: MHC).

HLA và bệnh tật: có thể chia thành hai nhóm:

- Các bệnh liên kết với HLA: các gen nằm trong cùng hệ thống gen HLA. Ví dụ bệnh
nhiễm sắc tố sắt ở mô không rõ nguyên nhân, do một gen nằm gần HLA - A3. Bệnh tăng
sản thượng thận bẩm sinh do thiếu 21 hydroxylase do đột biến gen CYP 21A, CYP 21B
nằm trong lớp III.

- Các bệnh liên quan với HLA: các gen chi phối bệnh có thể nằm ở vùng khác hoặc trên
NST khác. Qua điều tra dịch tễ học người ta thấy có sự khác biệt về phân bố trong quần
thế bệnh và quần thế đối chứng. Nhiều bệnh đã được thống kê có liên quan với HLA, ví
dụ tần suất HLA - B27 là 90% ở người bị bệnh viêm đốt sống xơ cứng so với nhóm
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

chứng là 9,4%. Tần suất DR5 là 50% ở người bệnh viêm đa khớp dạng thấp so với nhóm
chứng là 16,2%.

Câu 26: Di truyền học của bệnh viêm võng mạc sắc tố (Retinitis Pigmentosa: RP). Cho 1
ví dụ cụ thể về gen bệnh lặn và hậu quả.

 Di truyền học của bệnh viêm võng mạc sắc tố (RP)


 Viêm võng mạc sắc tố (Retinitis pigmentosa = RP) là một trong những hình thức
phổ biến nhất của thoái hóa võng mạc di truyền. Có nhiều gen mà khi bị đột biến,
có thể gây ra các kiểu hình viêm võng mạc sắc tố. Năm 1989, một đột biến của
gen cho Rhodopsin, một sắc tố đóng vai trò thiết yếu trong dòng thác dẫn truyền
thị giác cho phép tầm nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, đã được xác định. Kể từ
đó, hơn 100 đột biến đã được tìm thấy trong các gen này, chiếm 15% của tất cả
các loại thoái hóa võng mạc. Hầu hết đột biến này là đột biến nhầm nghĩa
(missense) và chủ yếu di truyền kiểu trội.
 Các gen Rhodopsin mã hóa một protein quang thụ thể chính bên ngoài phân
đoạn. Nghiên cứu cho thấy rằng những đột biến trong gen này chịu trách nhiệm
cho khoảng 25% của các RP di truyền trội NST thường.
 Đột biến trong 4 yếu tố cắt nối tiền-mRNA được biết là gây ra viêm võng mạc
sắc tố di truyền trội NST thường.
 Đây là những gen PRPF3 (PRPF3 ở người là HPRPF3, cũng là PRP3),
PRPF8, PRPF31 và PAP1. Những yếu tố này được thể hiện ở khắp nơi và nó
được đề xuất rằng các khuyết tật trong một yếu tố phổ biến (một protein được biểu
hiện ở khắp mọi nơi) chỉ gây bệnh ở võng mạc do các tế bào tiếp nhận ánh sáng ở
võng mạc có một nhu cầu lớn hơn để chế biến protein (Rhodopsin) hơn bất kỳ loại
tế bào nào khác.
 Có đến 150 đột biến đã được báo cáo cho đến nay trong các gen Opsin gắn với RP
từ đột biến Pro23His trong miền siêu đĩa của protein, lần đầu tiên được báo cáo
trong năm 1990. Những đột biến này được tìm thấy trên khắp gen Opsin và được
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

phân bố dọc theo ba vùng của protein (siêu đĩa, xuyên màng, và tế bào chất). Một
trong những nguyên nhân hóa sinh chính của RP trong trường hợp đột biến
Rhodopsin là protein gấp nếp sai, và chaperon phân tử cũng đã tham gia vào RP.
Đã tìm thấy rằng các đột biến của codon 23 trong gen Rhodopsin, trong đó proline
được thay đổi thành histidine, chiếm phần đột biến của Rhodopsin lớn nhất tại Hoa
Kỳ. Một số nghiên cứu khác đã báo cáo đột biến khác cũng liên quan với căn bệnh
này. Những đột biến này bao gồm Thr58Arg, Pro347Leu, Pro347Ser, cũng như
mất các Ile-255.. Hơn nữa, đã có sự bảo tồn trong biên độ điện võng mạc đồ lớn
hơn và ưu thế hơn đột biến Pro23His.
- Tóm tắt phần nêu trên (ý chính tô màu đỏ)
- RP có thể di truyền trội, lặn được xác định ở các gen nằm trên 19 NST (17 NST
thường, liên kết với X,Y). RP liên kết với X:
+ Có thể là di truyền lặn, chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở nam giới
+ Có thể là di truyền trội, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, mặc dù nam giới thường
bị nhẹ hơn
- Tóm lại, bệnh RP là bệnh đơn gen: di truyền gen lặn NST thường chiếm khoảng
60-70%, gen trội NST thường khoảng 25%, di truyền gen lặn trên NST X: 5-15%,
gen trên Y: 1 trường hợp ơ Trung Quốc.
- Ngoài ra còn gặp các hình thức khác điển hình và không điển hình
 Ví dụ về gen bệnh lặn và hậu quả
- Đột biến di truyền gen lặn NST thường
+ Bệnh rối loạn chuyển hóa Wilson: Là bệnh di truyền (di truyền theo quy luật phân ly
Mendel) do sự tích tụ đồng trong cơ thể (chủ yếu ở gan và não). Do đột biến gen ATP7B
(đột biến thuận) nằm trên nhánh dài của NST 13 tại 13q14.3 (sản phẩm của gen này có
vai trò là điều hòa quá trình hấp thụ, phân bố và thải trừ đồng trong cơ thể). Bệnh này phổ
biến ở nữ hơn ở nam với tỉ lệ là 4/1. Bệnh khởi phát ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh có
các triệu chứng như: rối loạn thần kinh, vàng da, đau bụng, buồn nôn, nặng hơn thì có thể
gây xơ gan, mất trí.
- Đột biến gen lặn ở NST giới tính
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

+ Bệnh haemophila A (thiếu hụt yếu tố VIII): Do đột biến gen F8 mã hóa protein gọi là
yếu tố đông máu số VIII nằm trên nhánh dài của NST X tại Xq28 và có 2332 axit amin
được lưu hành trong máu ở trạng thái bất hoạt. Dạng đột biến phổ biến của bệnh này là
do sự đảo đoạn (48%). Khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ, một người phụ nữ với máu
khó đông A phải là con gái của cả bố và mẹ có gen bệnh. Khoảng 1/5 số người mang gen
bệnh hoặc mắc bệnh là do đột biến mới trong quá trình phát sinh giao tử. Biểu hiện bệnh:
chảy máu kéo dài (xuất huyết bên ngoài và bên trong).
Phần tô đỏ là SAI. Đề hỏi 1 ví dụ về gen lặn gây bệnh RP (có thể trên NST thường hoặc
X

Ví dụ: Bệnh không có beta lipoprotein huyết, hội chứng Alstrom, hội chứng Refsum, hội
chứng Bardet-Biedl, hội chứng Laurence-Moon, hội chứng Usher, hội chứng Cockayne,
và thoái hóa xanh nhợt.

Câu 27: Các bệnh di truyền đa nhân tố có các đặc tính gì? Để đánh giá mức nguy cơ tái
phát của bệnh cần tuân thủ những điều kiện nào? Cho ví dụ.

 Đặc điểm của di truyền đa nhân tố:


- Tính trạng bệnh mang tính định lượng có thể đo đếm được
- Tính trạng bệnh do nhiều gen thuộc locus khác nhau quyết định
- Sự biểu hiện bệnh biến thiên lớn do phụ thuộc môi trường
- Bệnh biểu hiện từ nặng đến nhẹ, từ cao xuống thấp
- Cá thể mang tổ hợp gen bệnh vượt quá ngưỡng bệnh mới biểu hiện bệnh
- Bệnh di truyền đa nhân tố chiếm tỷ lệ lớn
- Để nghiên cứu di truyền đa nhân tố cần điều tra dịch tễ và nghiên cứu sinh đôi

 Các đặc tính của kiểu di truyền đa nhân tố:


1. Kiểu di truyền cơ bản (the basic model):
- Phân ly và tổ hợp theo kiểu Mendel trong quá trình di truyền
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

- Sự khác nhau cơ bản là chúng ko tác động riêng rẽ mà phối hợp với nhau để cùng chi
phối một loại tính trạng.

- Kiểu di truyền này về phương diện toán học thì đường biểu diễn có kiểu phân bố hình
chuông

2. Ngưỡng tác động (the threshold model):


- Các bệnh di truyền đa nhân tố biểu hiện theo kiểu có hoặc không biểu hiện trên cá thể.
Sự biểu hiện này của bệnh được giải thích dựa trên sự phân bố khả năng mắc của bệnh
này trong quần thể.

- Những người ở phía thấp của đồ thị sẽ có nguy cơ phát triển bệnh (nghĩa là có ít alen
hoặc các yếu tố môi trường gây bệnh)

- Những người ở phía cao của đồ thị sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn (do có nhiều alen
và các yếu tố môi trường gây bệnh hơn)

- Đối với các bệnh di truyền đa nhân tố, một bệnh muốn biểu hiện phải vượt qua được
ngưỡng mắc bệnh. Dưới ngưỡng này cá thể vẫn bình thường nhưng nếu trên ngưỡng này
thì cá thể sẽ mắc bệnh.

Đồ thị ở đâu, sao không thấy minh họa!!

3. Nguy cơ tái phát cuả các bệnh di truyền đa yếu tố:


- Nguyên nhân do không biết rõ:

(1) Số lượng gen đã đóng góp vào quá trình gây bệnh.

(2) Cấu trúc kiểu gen chính xác của bố mẹ.

(3) Phạm vi tác động của các yếu tố môi trường.

 Để đánh giá mức nguy cơ tái phát của bệnh cần tuân thủ những điều kiện:
(1) Nguy cơ tái phát sẽ cao hơn nếu có trên một thành viên trong gia đình mắc bệnh.
Ví dụ: Nguy cơ tái phát ở anh chị em ruột trong một gia đình đã có một anh chị em
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

mắc khuyết tật của vách tâm thất là 3%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng lên khoảng 10% nếu
trong gia đình đã có 2 anh chị em bị tật này.
(2) Nếu có biểu hiện bệnh càng nặng thì nguy cơ tái phát càng cao.
Ví dụ: Người mắc bệnh tật khe hở môi hai bên sẽ có nguy cơ tái phát ở người thân cao
hơn so với người chỉ bị khe hở môi một bên.
(3) Nguy cơ tái phát sẽ cao hơn nếu giới tính của người mắc bệnh thuộc về giới có tỷ
lệ mắc bệnh thấp hơn.
(4) Nguy cơ tái phát của bệnh thường giảm dần theo khoảng cách giữa những người
có quan hệ họ hàng
(5) Nếu tý lệ mắc bệnh trong quần thể là f thì nguy cơ cho con và anh chị em của
người mắc bệnh sẽ xấp xỉ √ f . Đây không phải là một quy luật tuyệt đối cho các tính
trạng di truyền đa nhân tố, nhưng nhiều bệnh cho thấy có xu hướng tuân theo dự báo
này.
Câu 28: Các bệnh di truyền đa nhân tố đã gặp ở người? Hãy nêu ra sự biểu hiện đa dạng
về kiểu hình của bệnh da vảy nến và cho biết bệnh có nguyên nhân như thế nào?

- Các bệnh di truyền đa nhân tố đã gặp ở người: động kinh, tăng trương lực, nhồi máu các
loại, đột quỵ khởi phát cấp tính,thiểu năng trí tuệ, lao,…còn thiếu!!!

- Biểu hiện kiểu hình đa dạng của bệnh vảy nến:

 Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): xuất hiện các mảng da đỏ ở khuỷu tay,
đầu gối và vùng dưới lưng.

 Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân.

 Vảy nến thể giọt: khắp cơ thể xuất hiện các tổn thương có dạng giọt nước. Loại
này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm Streptococci.

 Viêm khớp vảy nến: có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc
xương sống, đầu gối.

 Vảy nến móng tay, móng chân: móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.
NHÓM 3 – 21YA1 – BMTU

 Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu.

 Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp
của da như: nách, háng, mông,..Loại này thường gặp ở những người béo phì

- Nguyên nhân: rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine.
Các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ
thù và tấn công, làm chúng bị tổn thương.

+ Do di truyền: chịu sự chi phối của nhiều gen ví dụ như PSORS1, PSORS2, PSORS3…

+ Do môi trường tác động: Nhiễm trùng da, bỏng, phẫu thuật,…

=> Bệnh vừa di truyền đa gen,vừa di truyền đa nhân tố

You might also like