You are on page 1of 16

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI


Đối với các doanh nghiệp, sau khi đã lựa chọn cho mình được một thị trường
thực sự thu hút và tiềm năng thì bước tiếp theo đó chính là phải lựa chọn được
mô hình thâm nhập phù hợp với doanh nghiệp mình. Dựa trên nhiều yếu tố
khác nhau, các nhà đầu tư sẽ phải phân tích, đánh giá kĩ lưỡng để lựa chọn cho
mình một chiến lược, phương thức thâm nhập thị trường quốc tế tốt nhất. Sau
đây là các hình thức thâm nhập thị trường được các doanh nghiệp quan tâm và
sử dụng hiện nay.
1. Doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn
Thường được gọi là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, là một hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó nhà đầu tư giữ quyền sở hữu
hoàn toàn (100%) tài sản ở nước ngoài. Phương thức này giúp tăng cường sự
kiểm soát và sự linh hoạt cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép những nhà
quản trị doanh nghiệp ra quyết định độc lập mà không gặp phải sự cản trở hay
trì hoãn từ các nhân tố địa phương như trong các hình thức khác. Công ty mẹ
nắm 100% quyền sở hữu việc kinh doanh và có quyền kiểm soát quản lý hoàn
toàn đối với các hoạt động của doanh nghiệp.
· Ưu điểm
- Các nhà quản lý có thể kiểm soát hoàn toàn các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các quy trình, công nghệ và các
tài sản vô hình khác trong nhiều chi nhánh => giảm thiểu rủi ro về kiểm soát và
bảo mật công nghệ
- Công ty mẹ có thể sử dụng khoản lỗ từ một công ty con để bù đắp thuế cho
lợi nhuận từ công ty con khác. Và được phép thu toàn bộ lợi nhuận do chi
nhánh kiếm được.
- Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tránh được các rào cản thuế quan và
hạn ngạch nhập khẩu
- Hình thức thâm nhập này chiếm ưu thế hơn do được sự khuyến khích từ chính
phủ so với các hình thức khác như liên doanh, cấp phép, nhượng quyền…đòi
hỏi quá trình đàm phán lâu dài.
· Nhược điểm

- Doanh nghiệp sẽ phải mất thời gian, chi phí để tìm hiểu, thâm nhập thị
trường, xây dựng kênh phân phối của riêng mình, phải chịu rủi ro cao hơn khi
thành lập và vận hành một cơ sở kinh doanh mới ở một thị trường mới. Các
công ty phải có tiềm lực tài chính mạnh hoặc phải gọi vốn từ thị trường tài
chính, điều này gây khó khăn với các công ty nhỏ và vừa.

- Công ty mẹ phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro của việc thành lập các nhà máy
ở nước ngoài. Đó có thể là những rủi ro liên quan tới vấn đề kinh tế, chính trị
của nước sở tại như trưng thu, trưng dụng, quốc hữu hoá, hay hạn chế tự do
chuyển vốn, lao động… Hay đó cũng có thể là những rủi ro về thuế quan hay
những điều chỉnh, hạn chế việc tự do hoạt động của công ty nước ngoài.

- Một trở ngại nữa đối với hoạt động tại cơ sở mới là nhu cầu tuyển dụng, đào
tạo và quản lý lực lượng lao động địa phương cũng như năng lực của nhân sự
người nước ngoài để nhanh chóng thích nghi về văn hóa và có khả năng chuyển
giao công nghệ. Điều này quyết định thời gian và chi phí đầu tư, cuối cùng sẽ
ảnh hưởng đến dòng tiền và lợi nhuận chung của dự án.

2. Sáp nhập và mua lại (M&A)

M&A (Merger & Acquisition) là hoạt động giành toàn bộ quyền kiểm soát một
doanh nghiệp nào đó; thông qua việc mua bán và sáp nhập các sản phẩm của
hai doanh nghiệp đang hoạt động.
Tuy được gọi chung là M&A nhưng 2 hành động Sáp nhập – Mua lại lại có
những sự khác biệt rõ ràng như sau:
Mergers (Sáp nhập): Các công ty hoạt động riêng lẻ sáp nhập trở thành 1 doanh
nghiệp. Họ có thể đã từng là đối thủ hoặc có chung nhà cung cấp hoặc tệp bán
hàng.
Acquisitions (Mua lại): Một doanh nghiệp có thể dành quyền kiểm soát công ty
sau khi đã mua lại 1 phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của công ty đó. Hoạt động
mua lại thường là doanh nghiệp có quy mô lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ
và giành quyền kiểm soát.

· Ưu điểm

- Phương thức thâm nhập này là sự sẵn có ngay lập tức các nguồn lực, tài sản
và năng lực giúp tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời tối
ưu hóa nguồn tài chính bằng việc hợp nhất hai doanh nghiệp.

- M&A có thể ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận nhanh hơn so với đầu tư mới,
có thể tận dụng được các tài sản giá trị của công ty được mua như mối quan hệ
khách hàng, hệ thống phân phối, nhãn hiệu, hệ thống sản xuất…

- Công ty mua lại có thể gia tăng được qui mô, từ đó tăng được năng lực canh
tranh của mình trên thương trường so với các đối thủ cạnh tranh, nhất là trong
các thị trường toàn cầu hoá nhanh chóng.

- Công ty mua lại có thể tăng hiệu quả các công ty được mua lại bằng cách
chuyển giao công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lí.

· Nhược điểm

- Việc mua lại thường được thực hiện với phí mua lại cao khiến phương thức
thâm nhập này trở nên tốn kém hơn so với các lựa chọn thay thế khác.

- Sự khác biệt về văn hoá tổ chức và cách vận hành sẽ tạo ra sự mâu thuẫn dẫn
đến hiệu quả kinh tế thấp.Việc mua lại ở môi trường nước ngoài đòi hỏi những
kĩ năng hội nhập đa văn hóa nên thường sẽ mất thời gian để hòa nhập, áp dụng
các văn hóa tổ chức lên công ty được mua lại.

3. Liên doanh
Liên doanh là một thỏa thuận theo hợp đồng, theo đó một thực thể riêng biệt
được tạo ra để tự mình thực hiện thương mại hoặc kinh doanh, tách biệt với
hoạt động kinh doanh cốt lõi của những người tham gia. Liên doanh xảy ra khi
các tổ chức mới được thành lập, thuộc sở hữu chung của cả hai đối tác. Ít nhất
một trong những đối tác này phải đến từ một quốc gia khác so với những quốc
gia còn lại và địa điểm của công ty phải nằm ngoài quốc gia cư trú của ít nhất
một bên.

Có thể hiểu ngắn gọn là hai hoặc nhiều công ty cùng liên kết đóng góp tài sản
(dây chuyền sản xuất, bằng phát minh, thương hiệu, hay các yếu tố quan trọng
khác trong kinh doanh) thiết lập một công ty mới mà cả hai cùng chia sẻ quyền
sở hữu và kiểm soát chung.

· Ưu điểm:

- Dễ dàng kiểm soát được quá trình sản xuất cũng như các hoạt động marketing
của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài

- Tiết kiệm các chi phí và giảm bớt rủi ro trong việc đầu tư. Đồng thời cũng tiết
kiệm được thời gian trong việc xây dựng các mối quan hệ mới ở các thị trường
khác nhau

- Trong quá trình liên doanh, các công ty có thể chia sẻ và học hỏi các kinh
nghiệm trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó làm tiền để phát triển
công ty cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

· Nhược điểm:

- Khá mất thời gian để thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp và xây dựng dự án
chung. Chưa kể tới việc trong quá trình hợp tác có thể gây ra mâu thuẫn trong
việc quản lý, điều hành…

- Phải phân chia lợi nhuận với các đối tác cũng là một vấn đề dễ gây ra mâu
thuẫn. Liên doanh liên quan đến vấn đề tỷ lệ góp vốn nên sẽ khá khó khăn để
đưa ra quyết định hài lòng cho các nhà quản trị

- Khó để giải quyết các khác biệt về văn hóa, kiểm soát công nghê,…

4. Cấp phép và nhượng quyền

Cấp phép

Thỏa thuận cấp phép là các thỏa thuận hợp đồng trong đó một công ty (người
cấp phép) chuyển giao cho một công ty khác (người được cấp phép) sản phẩm
hoặc công nghệ xử lý của mình với quyền khai thác thương mại. Người cấp
phép nhận được khoản chi phí tài chính dưới hình thức tiền bản quyền và
khoản thanh toán phát sinh khác. Tiền bản quyền có thể được tính theo phần
trăm doanh số bán hàng hoặc theo số tiền cố định trên mỗi đơn vị bán được.
Ngoài việc chuyển giao công nghệ, người cấp phép có thể cử các kỹ sư của
mình đến để hỗ trợ và chuyển giao công nghệ. Trong một thỏa thuận cấp phép,
người cấp phép có thể buộc người được cấp phép mua các sản phẩm hoặc linh
kiện trung gian theo hợp đồng. Trong trường hợp đó, người cấp phép cũng
nhận được lợi ích và lợi nhuận liên quan đến việc bán hàng đó. Lợi ích của việc
cấp phép là cam kết thấp về nhân sự và vốn liên quan. Dựa trên thỏa thuận cấp
phép, nhà xuất khẩu nhận được khoản chi phí 1 lần, phí bản quyền, hoặc cả 2.

· Ưu điểm:

- Bên được cấp phép có thể nhanh chóng tiếp cận với các thị trường ở quốc gia
khác do thời gian và chi phí bỏ ra tương đối thấp. Phù hợp với các doạn nghiệp
vừa và nhỏ.

- Bên cấp phép thu được lợi nhuận trực tiếp do sản phẩm trí tuệ của mình tạo ra
mà không cần lo lắng về sự rủi ro thâm nhập thị trường như thuế nhập khẩu cao
hay việc tự mình nghiên cứu và phát triển công nghệ tốn kém chi phí…

· Nhược điểm:

- Bên được cấp phép có thể từ đối tác trở thành đối thủ cùa bên cấp phép khi
hợp đồng thỏa thuận kết thúc. Họ có thể sử dụng công nghệ và lấy đi khách
hàng của bên cấp phép

Ví dụ: Điều này đã từng xảy ra với Framatome của Pháp, công ty đã cấp phép
cho công nghệ lò phản ứng hạt nhân áp suất cao từ Westinghouse và dần dần
trở nên tiên tiến hơn và có tính cạnh tranh hơn so với bên cấp phép.

- Bên cấp phép có thể gặp những khó khăn trong việc kiểm soát khối lượng
hàng bán, tiêu chuẩn sản phẩm hay chất lượng dịch bụ ở thị trường nước ngoài.
Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lệ phí bản quyền cũng như uy tín, chất
lượng thương hiệu của doanh nghiệp đó trên thị trường quốc tế.

Nhượng quyền

Nhượng quyền là một hình thức thỏa thuận hợp đồng gián tiếp khác, qua đó
bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền sử dụng tên của mình và
nhận bồi thường tài chính theo cách tương tự như thỏa thuận cấp phép. Bên
nhượng quyền thường buộc bên nhận quyền phải áp dụng một số chính sách
hoạt động nhất định để có thể duy trì mức chất lượng tiêu chuẩn gắn liền với
thương hiệu của mình. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho
bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Ý tưởng chính của nhượng quyền thương mại là tất cả các bên sử dụng chung 1
mô hình thống nhất, để làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ đang mua sản
phẩm của chính công ty nhượng quyền.
· Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại rất giống với cấp
phép.

Lợi thế nổi bật nhất của hình thức Franchising là chi phí, khó khăn lớn nhất là
vấn đề kiểm soát về chất lượng.

5. Đại lý và nhà phân phối địa phương

Việc chỉ định một đại lý hoặc nhà phân phối địa phương có lẽ là phương thức
thâm nhập thường xuyên nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiếp
cận thị trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn có uy tín
nhất, đây cũng là một phương tiện để tiếp cận các quốc gia có rủi ro hoặc quy
mô không đủ để đầu tư lớn.

Sự khác biệt giữa đại lý và nhà phân phối là đại lý thực hiện các nhiệm vụ hậu
cần như lưu kho, vận chuyển và thanh toán, trong khi đại lý chỉ đơn giản là
nhân viên bán hàng và người nhận đơn đặt hàng.

· Ưu điểm

- Yêu cầu về nguồn lực thấp

- Đây có thể xem là một cách thử nghiệm thâm nhập thị trường hiệu quả mà
không cần đầu tư quá nhiều nguồn lực ngay từ ban đầu

· Nhược điểm

- Khó khăn trong việc tìm kiếm đại lý và nhà phân phối đáng tin cậy ở thị
trường mới

- Thiếu tiếp xúc với thị trường và xung đột lợi ích có thể xuất hiện khi doanh số
bán hàng đạt đến một mức nhất định.

6. Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện hoạt động tại thị trường nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp
tập trung hơn nữa vào việc nghiên cứu thị trường, tìm ra phương pháp hiệu quả
nhất để củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu. Thông
thường, văn phòng đại diện chỉ có chức năng nghiên cứu, tư vấn và thực hiện
các giao dịch hành chính ban đầu chứ không có chức năng kinh doanh.

Đây là một phương thức thâm nhập được sử dụng rất thường xuyên, được coi
là bước đệm hoặc đầu cầu. Ở Trung Quốc, Nga, Việt Nam và các quốc gia mới
mở, hình thức nhập cảnh này bao gồm việc cử một người quản lý nước ngoài
(đôi khi sử dụng người được tuyển dụng tại địa phương) để thu thập thông tin,
thiết lập mối liên hệ, tổ chức bán hàng trực tiếp, vận động hành lang để xin
giấy phép, đàm phán các thỏa thuận phân phối hoặc liên doanh và tuyển dụng
nhân sự địa phương.
· Ưu điểm

- Tiếp cận với thị trường tương đối dễ dàng từ đó có thể nắm bắt được tình hình
và quản lí những biến động thị trường hiệu quả hơn.

- Tiết kiệm trong việc tiêu thụ tài nguyên => phù hợp với các tập đoàn đang
bán các dự án lớn (hệ thống đường sắt, hợp đồng sân bay hoặc quốc phòng, nhà
máy chìa khóa trao tay) ở giai đoạn đấu thầu.

· Nhược điểm

- Chi phí của văn phòng khá cao nên khá tốn kém

- Phạm vi hạn chế, bị lệ thuộc vào tính hiệu quả văn phòng đại diện

II. TIỀN ĐỀ CHO SỰ XÂM NHẬP CỦA SAMSUNG VÀO THỊ


TRƯỜNG VIỆT NAM

1.

Khái quát về Samsung

2.

Samsung là một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu tại Hàn Quốc,
được thành lập vào năm 1938 bởi người sáng lập và chủ tịch đầu tiên là Lee
Byung-Chul. Trụ sở chính của Samsung ở Tầng 40 tòa nhà Samsung
Electronics, Seoul, Hàn Quốc.
Tập đoàn bao gồm các công ty con nổi bật như Samsung Electronics (nhà sản
xuất thiết bị di động và điện thoại thông minh hàng đầu thế giới), Samsung Life
Insurance (công ty bảo hiểm đa quốc gia), Samsung Fire & Marine Insurance
(công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn), Samsung Heavy Industries (một trong
những công ty đóng tàu lớn nhất thế giới, nằm trong "Big Three" công ty đóng
tàu của Hàn Quốc, bao gồm Hyundai và Hanwha), Samsung C&T (công ty xây
dựng và kỹ thuật), Samsung SDS (chuyên cung cấp dịch vụ đám mây và hậu
cần kỹ thuật số),....

1.

Việt Nam - Quốc gia tiềm năng

2.

Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990 và nhanh chóng trở
thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2022,
các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có gần 9.500 dự án và hơn 80 tỷ USD đầu tư tại
Việt Nam.
Vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2013-2022 (tỷ USD)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VNeconomy

Theo số liệu thống kê, ta có thể thấy vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam
trong năm 2013 chỉ ở mức 3,8 tỷ USD nhưng chỉ sau 1 năm, con số đó đã tăng
gần gấp đôi lên đến 6,1 tỷ USD và đạt 8,49 tỷ USD vào năm 2017. Trước đây,
các dự án FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chỉ ở phạm vi vừa và nhỏ nhưng
trong những năm gần đây đã xuất hiện hàng loạt dự án đầu tư với quy mô lớn.
Điển hình là dự án của Samsung ở các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành cứ điểm chiến
lược toàn cầu, cung cấp các sản phẩm chủ lực của Samsung cho thị trường
quốc tế. Qua đây, có thể thấy Việt Nam đang dần thu hút các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài đến phát triển.
Ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho
biết, các nhà đầu tư lớn của Hàn Quốc khi đầu tư vào một nơi nào đó rất quan
tâm tới ưu đãi về thuế. Điểm hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam là tương đối ổn định với những ưu đãi tốt. [nguồn: tham khảo]
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu
tư từ các công ty nước ngoài và đưa ra những ưu đãi về thuế để các doanh
nghiệp dễ dàng đầu tư và phát triển ở Việt Nam. Giai đoạn 2001 - 2010, để
khuyến khích đầu tư trên cơ sở vẫn đảm bảo nguồn thu, Nhà nước Việt Nam đã
giảm gánh nặng thuế qua việc giảm thuế suất, đơn giản hóa hệ thống thuế, mở
rộng đối tượng chịu thuế. [nguồn: tham khảo]. Nhờ có những chính sách ưu
đãi về thuế đã giúp các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam
hưởng được nhiều lợi ích về thuế và tiết kiệm chi phí.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết vào
ngày 5/5/2015 đã loại bỏ các rào cản về thuế quan giúp giảm chi phí và thời
gian nhập khẩu hàng hóa. Điều này còn giúp đẩy nhanh sự gia nhập của các
công ty Hàn Quốc vào Việt Nam, bao gồm cả Samsung.
Sự ổn định chính trị
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ cam kết bảo vệ quyền lợi
của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến với Việt Nam. Đây chính là một trong
những yếu tố quan trọng khi thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư,
giúp các đối tác yên tâm khi bước chân vào thị trường Việt Nam.
Nhu cầu thị trường
Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ, năng động và nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm công nghệ ngày càng tăng. Theo số liệu thu thập được, đến
cuối năm 2023 - đầu năm 2024, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu người và Hàn
Quốc đạt khoảng 51,7 triệu người; có thể thấy dân số Việt Nam gần gấp đôi
dân số Hàn Quốc. Thế nên, đây là một quốc gia rất tiềm năng trong việc đầu tư
và phát triển.
Ngoài ra, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 của Việt Nam vượt 400 tỷ
USD. Theo Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2022 ước tính
đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm
2021 [nguồn: tham khảo] . Sự tăng trưởng kinh tế ổn định ở Việt Nam đã tạo
ra một môi trường thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh và đầu tư của các
công ty đa quốc gia như Samsung.
3. Sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam của Samsung
Giai đoạn 1987 - 1995 là giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của Samsung. Thị
trường mà công ty hướng tới không chỉ là nội địa mà là thị trường toàn cầu. Do
vậy, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, Samsung đã đặt hoạt động kinh doanh
vào thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 1996. Samsung cũng đã lựa chọn hai
phương thức thâm nhập thị trường cho lần đầu tư này như sau.
3.1. Liên doanh
Năm 1994, Samsung đặt dấu chân đầu tiên tại thị trường Việt Nam thông qua
việc thành lập Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA) và chính thức
đi vào hoạt động vào năm 1996. Đây là công ty liên doanh với doanh nghiệp
trong nước - Công ty cổ phần TIE của Việt Nam với số vốn điều động khoảng
11,2 tỷ USD. Nhà máy sản xuất được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên
sản xuất và tiến hành kinh doanh các sản phẩm điện tử dân dụng và gia dụng.
3.2. Công ty 100% vốn nước ngoài
Đến tháng 3 năm 2008, Samsung được chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt
động tại tỉnh Bắc Ninh với nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung
Electronics Việt Nam (SEV). Đây là một trong những nhà máy sản xuất các
thiết bị điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung trên toàn cầu
với tổng số vốn tại giai đoạn đầu là 670 triệu USD. Tháng 4/2009, SEV chính
thức đi vào hoạt động tại Yên Phong, Bắc Ninh.
Vào tháng 7/2013, Samsung mua lại 20% vốn điều lệ của Công ty liên doanh
TNHH Điện tử Samsung Vina, là phần giá trị vốn góp thuộc sở hữu của Công
ty cổ phần TIE. Từ đó, Samsung Vina chính thức trở thành doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài. Hình thức liên doanh ban đầu mà Samsung lựa chọn giúp
Samsung dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam vì thời điểm đó chính
sách của Việt Nam đã đưa ra những ràng buộc cho các doanh nghiệp muốn đầu
tư vào đất nước. Nhưng khi sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các doanh
nghiệp nước ngoài không cần phải chấp nhận những ràng buộc chính sách như
trước nữa thì hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn đem lại lợi ích nhiều hơn cho
công ty. Lúc này Samsung đã có một vị trí vững chắc trên thị trường Việt Nam.
Nhà máy Samsung Bắc Ninh hoạt động, hàng năm sản xuất được hơn 100 triệu
sản phẩm điện thoại di động, máy tính bảng các loại như Galaxy S, Galaxy
Note, Galaxy Tab… và xuất khẩu đi khắp thế giới.
Được đà phát triển, Samsung tiếp tục đầu tư thêm một tổ hợp công nghệ tại
Khu Công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên (SEVT) với vốn đầu tư khoảng 3,2
tỷ USD và bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2014.
Cũng trong năm 2014 Samsung tiếp tục đầu tư Dự án sản xuất màn hình
Display (SDV) tại KCN Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 1 tỷ
USD. Ngoài ra, Samsung cũng triển khai dự án Khu phức hợp Điện tử gia dụng
Samsung hay còn gọi là “Samsung HCMC CE Complex” (SEHC) tại Khu công
nghệ cao TP.HCM. Dự án nhận giấy phép đầu tư tháng 10/2014 và đi vào hoạt
động đầu tháng 2/2016 với tổng vốn đầu tư là 1,4 tỷ USD.
Không chỉ đóng góp về mặt kinh tế, Samsung còn có những đóng góp tích cực
cho các hoạt động xã hội ở Việt Nam với các chương trình đầu tư về giáo dục,
y tế… Điển hình như chương trình “Từ Trái tim đến Trái tim” phối hợp với
Viện Nhi Trung Ương mổ tim cho trẻ em nghèo, dự án “Thư viện Thông
Minh” triển khai từ năm 2011, hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cấp và
trang bị cho 50 thư viện thông minh tại các trường trung học trên toàn quốc…

4. Thành công của Samsung tại thị trường Việt Nam:


Samsung đã có sự thành công đáng kể tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm
qua. Công ty này đã chiếm lĩnh một phần lớn thị phần trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, bao gồm điện thoại di động, điện tử tiêu dùng và các sản phẩm gia
dụng.
Tính đến nay, Samsung vẫn duy trì vị thế của mình là một trong những thương
hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam, và tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ với các
đối thủ cũng như mở rộng dải sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của người tiêu dùng.
4.1. Bước ngoặt lớn mang tên SEVT:
Bước ngoặt lớn đánh dấu sự thành công của Samsung tại thị trường Việt Nam
có thể được liên kết với việc thành lập nhà máy Samsung Electronics Việt Nam
(SEVT) vào năm 2008. Đây là một bước quan trọng mở ra cơ hội lớn cho
Samsung tại Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất điện tử tiêu dùng mà
còn trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của họ tại đất nước này.
SEVT không chỉ là một nhà máy sản xuất điện tử tiêu dùng, mà còn là một
trong những nhà máy lớn nhất của Samsung trên thế giới. Nhà máy này sản
xuất rất nhiều sản phẩm, từ điện thoại di động đến các loại tivi, tủ lạnh, máy
giặt và các sản phẩm điện tử khác. Sự ra đời của SEVT đã giúp Samsung tối ưu
hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí vận chuyển và tăng tính cạnh tranh của họ
trên thị trường.
Ngoài ra, SEVT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm
cho hàng ngàn lao động địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã
hội của Việt Nam. Điều này đã tạo ra sự ủng hộ và tạo ra một môi trường thuận
lợi cho Samsung phát triển các hoạt động kinh doanh khác tại Việt Nam.
Từ khi thành lập SEVT, Samsung đã không ngừng mở rộng và đầu tư vào thị
trường Việt Nam, xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các đối tác địa
phương và liên tục cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam. Điều này đã góp phần vào
sự thành công của Samsung tại thị trường này, và SEVT được xem là một trong
những bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển của họ tại Việt Nam.
4.2. Những thành tựu của Samsung tại thị trường Việt Nam:
Thị phần lớn: Samsung là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực sản phẩm, bao gồm điện thoại di động, tivi, tủ lạnh, máy
giặt và nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng khác. Thị phần lớn này chứng tỏ sự ưa
chuộng và tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ của
Samsung. (Samsung là thương hiệu tốt nhất Việt Nam vào năm 2021. Tổng
doanh thu của tập đoàn này chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Ngoài ra, Samsung Việt Nam đã cung cấp hơn 170.000 việc làm cho lao
động nước ta.)
Đóng góp vào nền kinh tế: Samsung đã đầu tư một lượng lớn vốn vào Việt
Nam thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và mở rộng các hoạt động kinh
doanh. Điều này đã tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương và
đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tiên phong trong thị trường kỹ thuật số: Samsung được coi là một trong những
nhà sản xuất hàng đầu và luôn tiên phong trong việc đem lại các sản phẩm công
nghệ tiên tiến và đổi mới. Samsung thường xuyên ra mắt các sản phẩm mới và
nâng cấp các dòng sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. (Năm 2021 Samsung ra trường Z Flip và Z Fold nắp gập làm
chao đảo thị trường)
Tăng cường vị thế thương hiệu: Nhờ vào chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu
quả, Samsung đã xây dựng và tăng cường vị thế thương hiệu của mình tại Việt
Nam, thu hút và giữ chân khách hàng trong thị trường cạnh tranh này.

IV. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM CỦA SAMSUNG

1. Đánh giá phương pháp thâm nhập thị trường

Ban đầu, Samsung đã quyết định thâm nhập thị trường Việt Nam theo hình
thức liên doanh với Công ty cổ phần TIE vào năm 1996 để thành lập Công ty
TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA). Samsung chọn phương thức này sẽ
giúp họ giảm thiểu rủi ro khi thâm nhập thị trường mới, đồng thời đáp ứng
những yêu cầu từ chính sách đầu tư của nước sở tại là Việt Nam. Thời điểm
Samsung bước chân vào Việt Nam là lúc nước ta đang bắt đầu làn sóng đầu từ
lần đầu tiên trong lĩnh vực điện tử đổ vào Việt Nam. Do đó, chính sách Việt
Nam đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh doanh nghiệp
nước doanh nghiệp địa, tạo nền tảng cho công nghiệp trong nước bám vào để
phát triển. Liên tục từ năm 1993-1995, hàng loạt công ty của Nhật gồm Sony,
Panasonic, JVC, Toshiba lần lượt lập liên doanh với các doanh nghiệp nội địa
như Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ Đức… Tuy nhiên, khác với các
doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam với mục đích chiếm lĩnh thị trường nội
địa, thời hạn liên doanh là 10 năm thì Samsung liên doanh tại Việt Nam với
thời hạn là 20 năm Sau cùng, quyết định mua lại 20% vốn góp của TIE vào
năm 2013 thể hiện Samsung đã có một vị trí vững chắc trên thị trường Việt
Nam và họ muốn trở thành doanh nghiệp độc lập tại đây. Sau đó, họ liên tục
đầu tư thêm qua từng năm, đồng thời xây dựng các nhà máy, khu phức hợp,
trung tâm nghiên cứu nhằm thị phi uy thế và mở rộng thị phần của mình trong
lĩnh vực sản xuất điện tử tại Việt Nam. Tổng quan lại, có thể thấy quá trình
thâm nhập thị trường Việt Nam của Samsung Electronics là rất thành công vì
phù hợp với nguồn lực của họ và môi trường của nước sở tại.

2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình
xâm nhập thị trường

2.1 Thuận lợi

Nền kinh tế và chính trị ổn định của nước ta

Giai đoạn 1996-2000 mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính
khu vực, thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp nhưng chúng ta vẫn duy trì
được tốc độ tăng GDP đạt 7%. Đồng thời giai đoạn từ 2001-2010 GDP cũng
tăng bình quân 7,26%. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định còn
được minh chứng ở tiềm lực và quy mô nền kinh tế ngày một lớn mạnh. Việc
ổn định chính trị giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm phát triển sản xuất, hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp mình. Cùng với đó, Chính phủ đề ra nhiều chính
sách ưu đãi, thông thoáng khuyến khích các nhà đầu tư tại Việt Nam. Việc xóa
bỏ chính sách bảo hộ đối với hàng điện tử để hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới thu hút được hàng loạt những dự án đầu tư lớn.

Nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ

Sở hữu lực lượng lao động đông đảo với chi phí rẻ chính là một trong những
yếu tố thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển. Đây cũng chính là một
phần lý do mà Samsung xem Việt Nam là một mảnh đất vàng nuôi dưỡng các
doanh nghiệp. Thực vậy, tính đến năm 2023 đã có khoảng 110.000 nhân viên
đang làm việc trong các nhà máy Samsung tại các vùng miền trong cả nước.
Samsung đã và đang góp phần rất lớn để tạo ra nguồn việc làm cho người dân
Việt Nam, ở góc độ của họ thì nước ta lại cung cấp cho họ yếu tố vô cùng quan
trọng là con người để giúp Samsung thành công khi đầu tư vào Việt Nam.

Những bước tiến quan trọng của thương mại Việt Nam

Một trong những mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam là chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
ngày 28/7/1995. Nhờ vậy,Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong đổi
mới tư duy đối ngoại, từ chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế. Đồng thời, Samsung Electronics đã chính thức đi
vào đầu tư trực tiếp với việc xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh với số vốn 670
triệu USD sau khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1-2007. Bên cạnh đó, việc ký kết Hiệp
định thương mại tự do Hàn Quốc – ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 góp
phần to lớn đưa Việt Nam trở thành một thị trường quan trọng của các nhà đầu
tư Hàn Quốc trong đó có tập đoàn Samsung.

2.2 Khó khăn

Sự cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp nước ngoài khác

Tiềm năng lớn của Việt Nam đã thu hút không chỉ Samsung mà còn rất nhiều
doanh nghiệp khác tham gia vào cuộc chơi tại đây. Làn sóng liên doanh những
năm 1993-1995 bởi các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực như Sony,
Panasonic, Toshiba,.. đã khiến Samsung phần nào phải dè chừng và liên tục
phải có những động thái củng cố vị trí tại thị trường Việt Nam, sự bền bỉ của
họ thể hiện qua con số 20 tỉ USD cho đến hiện nay, đây là tổng số tiền đầu tư
của doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, sự phát triển
của những doanh nghiệp cùng ngành như Apple, LG, Panasonic, Xiaomi,.. sẽ
vừa là động lực vừa là thách thức rất lớn đối với Samsung Electronics trong
việc phải đối mặt với sự cạnh tranh ở cả phân khúc trung đến cao cấp khiến
tình hình kinh doanh của Samsung ngày một khó khăn hơn. Họ sẽ cần có
những chiến lược phù hợp với từng diễn biến của thương trường để phát triển
bền vững tại Việt Nam.

Không có chuỗi cung ứng linh phụ kiện nội địa

Thời điểm Samsung bắt đầu xâm nhập thị trường, Việt Nam vẫn còn hạn chế
trong ngành công nghiệp điện tử, do đó để tìm được những công ty cung ứng
linh phụ kiện chất lượng trong nước để hỗ trợ hoạt động sản xuất cho Samsung
là rất khó khăn. Với trình độ công nghệ kỹ thuật hạn chế, doanh nghiệp nội địa
hiện khó lòng chen chân vào những cấu phần chính của chuỗi cung ứng. Tuy
nhiên điều này dần được cải thiện trong giai đoạn 2014 – 2019, khi Samsung
cho biết đã có 210 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của họ,
trong đó số lượng doanh nghiệp Việt Nam được chọn làm nhà cung ứng cấp 1
cho tập đoàn này đã tăng từ 4 lên 42. Từ đây, khó khăn dần được giải quyết sau
quá trình đầu tư và phát triển không ngừng tại Việt Nam

3. Đánh giá các chiến lược hoạt động tại Việt Nam

Xây dựng và củng cố thương hiệu tại Việt Nam

Với xuất phát điểm là một thương hiệu chưa tạo được ấn tượng sâu sắc, không
có thứ hạng, Samsung đã vươn lên vị trí của một thương hiệu mang tính toàn
cầu. Họ lấn sân vào thiết kế những sản phẩm công nghệ cao, thâm nhập vào thị
trường mới với những dòng sản phẩm cao cấp hơn như máy tính và điện thoại
di động. Sự đầu tư hết mức về công nghệ đã cho Samsung một vị thế dẫn đầu.
Tất cả mọi hoạt động của Samsung bây giờ đểu nhắm đến thương hiệu và họ
cũng đầu tư vào hình ảnh toàn cầu của mình một cách mạnh mẽ hơn. Nhờ sự
tập trung vào chiến lược marketing bao gồm phát triển sản phẩm, lựa chọn
kênh phân phối, chính sách đối nội đối ngoại, Samsung đã gây dựng thành
công thương hiệu định hướng phát triển cho ngành công nghiệp kỹ thuật cao
này. Từ việc có những nghiên cứu, cải tiến trong lĩnh vực kỹ thuật cao,
Samsung đã tạo dựng cho mình một hình ảnh mới – đại sứ công nghệ kỹ thuật
số. Chính thương hiệu này đã mang lại cho Samsung không ít những thuận lợi
khi phát triển ra các thị trường quốc tế trong đó có thị trường Việt Nam.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Với Samsung, khi đầu tư vào quốc gia nào là hãng không phải chỉ đặt 100%
vào yếu tố kinh doanh mà còn đồng hành lâu dài cùng quốc gia đó trong việc
nâng cao năng lực lao động, trình độ và quan trọng nhất là gìn giữ, phát huy
các bản sắc dân tộc. Một trong những chiến lược về nguồn nhân lực của
Samsung là ổn định và phát triển nguồn nhân lực bản địa dựa trên các đặc tính
nổi bật vốn có. Samsung liên tục tăng cường năng lực của các nhân viên bằng
cách tập trung vào bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và khả năng thích nghi với
nền văn hóa nước ngoài của họ. Sự kiện thành lập Trung tâm nghiên cứu và
phát triển (R&D) quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội hồi tháng 3/2020
với vốn đầu tư 220 triệu USD được xem là cột mốc quan trọng khởi động hành
trình hiện thực hóa cam kết đóng góp vào sự phát triển khoa học kỹ thuật của
Việt Nam, mà việc cần thiết đầu tiên là đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực
chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao của Tập
đoàn.

Liên tục tăng vốn đầu tư và xây dựng thêm nhà máy

Cách đây 15 năm, Samsung Electronics Việt Nam được trao giấy chứng nhận
đầu tư tại Bắc Ninh với tổng số vốn 670 triệu USD. Sau hơn 1 thập kỷ, từ số
vốn 670 triệu USD đầu tư ban đầu, Samsung đã chính thức đầu tư tới 20 tỷ
USD vào Việt Nam và con số vẫn chưa dừng lại. Họ đã có tổng cộng 6 nhà
máy, 1 trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D), 1 pháp nhân bán hàng. Tổng
Giám đốc Choi cũng khẳng định, hàng năm Samsung vẫn đầu tư bổ sung 1 tỷ
USD và đang nỗ lực giải ngân toàn bộ số vốn đầu tư bổ sung này nhằm duy trì
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Chú trọng vào yếu tố xã hội

Không chỉ đóng góp về mặt kinh tế, Samsung còn có những đóng góp tích cực
cho các hoạt động xã hội ở Việt Nam với các chương trình đầu tư về giáo dục,
y tế… Điển hình như chương trình “Từ Trái tim đến Trái tim” phối hợp với
Viện Nhi Trung Ương mổ tim cho trẻ em nghèo, dự án “Thư viện Thông
Minh” triển khai từ năm 2011, hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cấp và
trang bị cho 50 thư viện thông minh tại các trường trung học trên toàn quốc hay
chương trình Samsung Digit All Hope (2003 – 2006) khuyến khích những giải
pháp công nghệ rút ngắn khoảng cách giữa người khuyết tật và xã hội. Tất cả
những yếu tố này thể hiện cam kết gắn bó và phát triển bền vững tại thị trường
Việt Nam, chiếm được thiện cảm từ người dân của nước sở tại, góp phần vào
thành công chung của Samsung Electronics.

You might also like