You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

MÔN: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO


GIẢNG VIÊN: Th.S NGUYỄN HOÀNG PHƯỚC HIỀN
CHUYÊN ĐỀ 7: LÃNH ĐẠO ĐA VĂN HÓA

Trương Nguyễn Cát Anh 2053401010007


Lê Huỳnh Ngọc Ánh 2053401010010
Trần Thị Hồng Dung 2053401010022
Trần Nguyễn Phương Linh 2053401010049
Cao Nguyễn Kiều My 2053401010054
Cao Kim Ngân 2053401010059
Nguyễn Thị Kim Ngân 2053401010060
Đỗ Thị Thu Nguyệt 2053401010068
Nguyễn Hữu Nhật Quỳnh 2053401010092
Vũ Thị Diễm Quỳnh 1853401020227
Huỳnh Thị Trà Giang 1853401010033
Trần Ngọc Tân 2053401010098
Mục Lục
I. Tổng quan về lãnh đạo đa văn hóa ................................................................. 2
1.1. Ý nghĩa của lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa và tầm quan trọng của môi
trường đa văn hóa đối với sự phát triển bền vững của tổ chức. .......................................2
1.1.1. Ý nghĩa của lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa ..............................................2
1.1.2. Tầm quan trọng của môi trường đa văn hóa đối với sự phát triển bền vững của
tổ chức ...............................................................................................................................2
1.2. Mục đích của việc tìm hiểu lãnh đạo đa văn hóa ......................................................4
II. Phân tích chuyên đề ........................................................................................ 4
2.1. Hiểu về đa văn hóa .................................................................................................... 4
2.1.1. Định nghĩa về đa văn hóa .......................................................................................4
2.1.2. Những yếu tố tạo nên một môi trường đa văn hóa ................................................ 5
2.1.3. Đặc điểm và ưu điểm của lãnh đạo đa văn hóa .....................................................5
2.2. Vai trò của người lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa ........................................7
2.2.1. Hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau ...................................................... 7
2.2.2. Xây dựng môi trường đa văn hóa tích cực .............................................................8
2.2.3. Tạo động lực và gắn kết đội nhóm ......................................................................... 9
2.2.4. Chấp nhận và quản lý sự khác biệt văn hóa ........................................................ 10
2.2.5. Phát triển và đào tạo ............................................................................................ 11
2.2.6. Quản lý xung đột .................................................................................................. 11
2.3. Phẩm chất lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa .................................................. 12
2.4. Thách thức và cơ hội trong lãnh đạo đa văn hóa .................................................... 15
2.4.1. Thách thức ............................................................................................................ 15
2.4.2. Cơ hội ................................................................................................................... 16
2.5. Phân tích tình huống ............................................................................................... 16
2.5.1. Thành công lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa. ...........................................17
2.5.2. Thất bại lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa ................................................. 18
2.5.3. Đánh giá các chiến lược và tác động của họ .......................................................22
2.6. Phát triển kỹ năng lãnh đạo đa văn hóa. ................................................................ 23
III. Kết luận .........................................................................................................25
3.1. Tóm tắt ý nghĩa của việc thực hiện lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa. ..........25
3.2. Vai trò quan trọng của người lãnh đạo trong việc xây dựng môi trường làm việc đa
văn hóa tích cực. ............................................................................................................. 26
3.3. Các phương pháp hiệu quả để xây dựng và duy trì một môi trường làm việc đa văn
hóa ...................................................................................................................................26
Tài liệu tham khảo: ............................................................................................ 27

1
I. Tổng quan về lãnh đạo đa văn hóa

1.1. Ý nghĩa của lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa và tầm quan trọng
của môi trường đa văn hóa đối với sự phát triển bền vững của tổ chức.
1.1.1. Ý nghĩa của lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa
Một số công ty, tổ chức có thể chỉ có nhân viên đến từ một nền văn hóa, nhưng
không ít nơi thuê người từ nhiều nền văn hóa khác nhau do sự tác động của toàn cầu
hóa trên thế giới hiện nay. Thế nên, các nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 cần phải thành
thạo trong việc quản lý nguồn nhân lực trong môi trường đa văn hóa. Họ cần phải hiểu
rõ và nhanh chóng nắm bắt đặc điểm của các nền văn hóa, bởi nó có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành hành vi, cách ứng xử của nhân viên trong cùng một đội
ngũ, một doanh nghiệp.
Các nhà lãnh đạo cũng cần biết cách xây dựng văn hóa tích cực và phù hợp với
hướng phát triển của tổ chức. Lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa là một nhiệm vụ
phức tạp và đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt để quản lý sự đa dạng văn hóa và tạo ra
môi trường làm việc hoà bình, hợp tác và đáng tin cậy. Nếu không làm được điều này,
họ sẽ không có được những đối tác và nhân viên tốt nhất, và cũng không thể nhờ đến
sự khác biệt về văn hóa có thể tạo nên sức mạnh để góp phần phát triển doanh nghiệp.
Lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa cũng cần biết cách xây dựng sự tin
tưởng và tôn trọng giữa các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy sự giao tiếp hiệu quả và
khuyến khích sự thấu hiểu giữa các thành viên.
General Motors (GM), là một trong những hãng xe lớn nhất tại Mỹ, đã thể hiện
cam kết đáng kể đối với việc đầu tư tiền vào các chiến dịch đa dạng hóa và hoà nhập
trong môi trường làm việc của họ. Điều này phản ánh sự nhận thức của GM về ý nghĩa
sự thiết yếu của đa dạng và hoà nhập trong một công ty đa quốc gia, nơi có sự đa dạng
về ngôn ngữ, văn hóa, và nguồn nhân lực.
1.1.2. Tầm quan trọng của môi trường đa văn hóa đối với sự phát triển
bền vững của tổ chức
Môi trường đa văn hóa là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững
của tổ chức. Theo một bài viết trên Pace University, môi trường đa văn hóa giúp các tổ

2
chức tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự đa dạng và tôn trọng các giá
trị và bản sắc đa dạng trong tổ chức. Văn hóa đa dạng cũng giúp các tổ chức có thể tạo
ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nó
cũng giúp các tổ chức thu hút và giữ chân nhân viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm và kỹ
năng khác nhau từ các nền văn hóa khác nhau.
Phân tích các công ty trên S&P 500 cho thấy mối tương quan giữa sự đa dạng
của hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của công ty. các công ty có hội đồng quản
trị đa dạng về độ tuổi, giới tính và sắc tộc có hiệu quả tài chính tốt hơn các công ty có
hội đồng quản trị ít đa dạng. Các hội đồng quản trị đa dạng có thể mang đến nhiều
quan điểm và kinh nghiệm khác nhau, giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Họ
cũng có thể giúp các công ty thu hút và giữ chân nhân tài từ các nhóm thiểu số.
Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới: Các nhóm đa văn hóa có nhiều khả năng đưa
ra những ý tưởng mới và sáng tạo hơn các nhóm đồng nhất. Điều này là do họ có
những nền tảng kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, có thể giúp họ nhìn nhận vấn đề
từ nhiều góc độ khác nhau.
Mang lại hiệu quả công việc tốt hơn: Bài báo "Nghiên cứu mới: Sự đa dạng và
hòa nhập tương đương với việc Ra quyết định tốt hơn trong công việc" của Erik
Larson thảo luận về những lợi ích của sự đa dạng và hòa nhập trong nơi làm việc, đặc
biệt là về mặt ra quyết định. Larson trích dẫn một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các
nhóm đa dạng có nhiều khả năng đưa ra quyết định tốt hơn các nhóm đồng nhất.
Thu hút nhân tài: Theo số liệu được trích dẫn từ cuộc khảo sát của CNBC, có
đến 80% người lao động muốn làm việc ở môi trường đa dạng và hòa nhập. Đây là
một con số rất đáng chú ý, cho thấy nhu cầu của người lao động đối với một môi
trường làm việc mang tính bao trùm và chấp nhận sự khác biệt.
Ngoài ra, môi trường đa văn hóa còn giúp tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng
giữa các thành viên trong tổ chức, giúp xây dựng một cộng đồng làm việc đoàn kết,
gắn bó và đạt hiệu quả. Tóm lại, môi trường đa văn hóa có thể giúp các tổ chức phát
triển bền vững bằng cách tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, thúc

3
đẩy sự đa dạng và tôn trọng các giá trị và bản sắc riêng biệt của từng cá nhân trong tổ
chức.
1.2. Mục đích của việc tìm hiểu lãnh đạo đa văn hóa
Tìm hiểu về lãnh đạo đa văn hóa giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về các nền văn
hóa khác nhau, từ đó có thể xây dựng được một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy
sự hiểu biết và tôn trọng giữa các thành viên trong tổ chức. Mục đích của việc tìm hiểu
lãnh đạo đa văn hóa là để những nhà lãnh đạo làm việc trong tổ chức toàn cầu có thể
thích ứng và xây dựng kỹ năng lãnh đạo đa văn hóa để phù hợp với văn hóa doanh
nghiệp ở các quốc gia khác. Bên cạnh đó còn giúp xây dựng một cộng đồng làm việc
tích cực và hiệu quả trong một môi trường đa văn hóa, đa màu sắc, luôn tôn trọng sự
khác biệt về văn hóa, về ngôn ngữ của nhau.
Ngoài ra, tìm hiểu lãnh đạo đa văn hóa còn giúp nhà lãnh đạo phát triển kỹ năng
quản lý nguồn nhân lực đa văn hoá, nắm bắt được các đặc điểm của các nền văn hoá
khác nhau và xây dựng được một văn hoá tích cực phù hợp với hướng phát triển của tổ
chức và cũng dễ dàng làm việc với nhiều đối tác, khách hàng hơn. Lãnh đạo trong môi
trường đa văn hóa là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt để
quản lý sự đa dạng văn hóa và tạo ra môi trường làm việc hòa bình, hợp tác và đáng tin
cậy.

II. Phân tích chuyên đề


2.1. Hiểu về đa văn hóa
2.1.1. Định nghĩa về đa văn hóa
Đa văn hóa (Multiculturalism) là một lý thuyết xã hội và chính trị, cũng như
một phong trào xã hội, mà khuyến khích và thúc đẩy sự hiện diện và tôn trọng đối với
nhiều văn hóa, giá trị và bản sắc đa dạng trong một xã hội hoặc cộng đồng. Đa văn hóa
nhấn mạnh ý tưởng rằng các người dân từ các dòng dõi và nền văn hóa khác nhau có

4
thể tồn tại và cống hiến cho xã hội mà họ sống mà không cần phải hòa nhập hoàn toàn
hoặc "tiêu biểu" theo văn hóa chủ đạo1.

- Đa văn hóa trong môi trường doanh nghiệp là gì?

Đa văn hóa trong doanh nghiệp là một khái niệm chỉ sự hiện diện của nhiều
nhóm văn hóa khác nhau trong một tổ chức doanh nghiệp. Nó xuất hiện khi có sự đa
dạng và phong phú về nguồn nhân lực, kỹ năng, kinh nghiệm, giáo dục, giới tính, tuổi
tác và nền văn hóa trong môi trường làm việc.

2.1.2. Những yếu tố tạo nên một môi trường đa văn hóa

- Ngôn ngữ: Môi trường đa văn hóa có sự hiện diện của nhiều ngôn ngữ khác
nhau, có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.

- Tôn giáo và tín ngưỡng: Đa văn hóa thể hiện sự đa dạng về tôn giáo và tín
ngưỡng của các cộng đồng, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và thể hiện niềm tin
của mình.

- Truyền thống và phong tục: Mỗi cộng đồng đa văn hóa có những truyền thống
và phong tục riêng, được truyền lại qua nhiều thế hệ, tạo thành một phần không thể
thiếu của môi trường đa văn hóa.

- Nghệ thuật và văn hóa: Mỗi nền văn hóa đa văn hóa đóng góp vào sự phát
triển của nghệ thuật và văn hóa chung, tạo ra một sự đa dạng và phong phú trong các
thể loại nghệ thuật và văn hóa.

- Bản sắc dân tộc: Mỗi dân tộc và cộng đồng trong môi trường đa văn hóa mang
đậm bản sắc riêng, đóng góp vào sự đa dạng và phong phú của môi trường này.

2.1.3. Đặc điểm và ưu điểm của lãnh đạo đa văn hóa

1
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/lanh-dao-trong-moi-truong-da-van-hoa%23da-van-hoa-la-
gi, tham khảo ngày 8/10/2023

5
Đặc điểm của môi trường đa văn hóa:

- Đa dạng ngôn ngữ: Môi trường làm việc đa văn hóa thường có đa dạng ngôn
ngữ, do đó, việc giao tiếp và truyền thông giữa nhân viên có thể gặp khó khăn và yêu
cầu sự linh hoạt trong việc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.

- Đa dạng truyền thống và tập quán: Với sự có mặt của nhiều người có nền văn
hóa và tập quán khác nhau, môi trường làm việc đa văn hóa thường đặt ra các yêu cầu
đối với quản lý để hiểu và tôn trọng các giá trị và tập quán của người khác.

- Sự đa dạng về quan điểm và quyết định: Môi trường làm việc đa văn hóa
thường có sự khác biệt trong quan điểm và quyết định của nhân viên. Điều này đòi hỏi
sự linh hoạt trong cách tiếp cận và quản lý để tạo ra một môi trường làm việc công
bằng và tôn trọng ý kiến của tất cả nhân viên.

- Sự nhạy bén với văn hóa: Môi trường làm việc đa văn hóa yêu cầu quản lý và
các thành viên trong tổ chức có sự nhạy bén với văn hóa và khả năng thích ứng với các
quy tắc và truyền thống của người khác.

- Sự tôn trọng và hòa hợp: Môi trường làm việc đa văn hóa cần tạo ra sự tôn
trọng và hòa hợp giữa các nhân viên với nhau, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay
văn hóa. Điều này giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự hợp
tác và sáng tạo2.

Ưu điểm của việc áp dụng lãnh đạo đa văn hóa trong tổ chức:

- Mở rộng thị trường: Khi áp dụng lãnh đạo đa văn hóa, tổ chức có khả năng
thích nghi và hiểu được các nhu cầu, mong muốn của các nhóm văn hóa khác nhau.

2
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/lanh-dao-trong-moi-truong-da-van-hoa, tham khảo ngày
8/10/2023

6
Điều này giúp tổ chức mở rộng thị trường và tiếp cận được đa dạng khách hàng từ các
quốc gia hay cộng đồng văn hóa khác nhau.

- Sáng tạo và đổi mới: Môi trường đa văn hóa thúc đẩy sự giao thoa giữa các ý
kiến, giá trị và cách tiếp cận khác nhau. Điều này tạo ra sự sáng tạo và đổi mới bởi
việc kết hợp các ý tưởng mới từ các nền văn hóa khác nhau. Đa dạng quan điểm và
giải pháp giúp tổ chức tìm ra các cách tiếp cận mới để giải quyết các thách thức và
phát triển.

- Tăng cường sự đa dạng và tính cạnh tranh: Lãnh đạo đa văn hóa giúp tạo ra
môi trường làm việc cởi mở và chấp nhận sự khác biệt. Việc tạo ra sự đa dạng trong tổ
chức giúp tăng cường tính cạnh tranh, đồng thời thu hút và giữ chân nhân tài từ các
nền văn hóa khác nhau.

- Cải thiện hiệu suất làm việc: Lãnh đạo đa văn hóa khuyến khích sự biểu đạt ý
kiến và tham gia của mọi thành viên trong tổ chức, dẫn đến sự tăng cường tương tác,
yêu cầu tập trung và chia sẻ thông tin. Điều này có thể cải thiện hiệu suất làm việc tổ
chức và tăng cường quy trình làm việc hiệu quả.

- Đối phó tốt hơn với sự biến đổi và thay đổi: Khi tổ chức áp dụng lãnh đa văn
hóa, các thành viên sẽ được trang bị kỹ năng và kiến thức để đối phó với sự biến đổi
và thay đổi trong môi trường làm việc đa văn hóa. Điều này giúp tổ chức linh hoạt và
phụ thuộc ít hơn vào một cách tiếp cận duy nhất.

2.2. Vai trò của người lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa

2.2.1. Hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau

Hiểu được nền văn hóa là rất quan trọng đối với các nhà quản lý trong môi
trường đa văn hóa, điều này sẽ giúp họ có thể sẵn sàng đối mặt với những thách thức.

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng, quản lý tốt tài nguyên nhân lực
có thể giúp giảm được sự lãng phí tài nguyên cũng như giảm năng suất. Chính vì thế
các nhà lãnh đạo cần tận dụng nguồn lực con người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo trong

7
môi trường đa văn hóa càng cần phải liên kết nhóm người khác nhau để có thể cùng
nhau đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Khi thực hiện dự án đa văn hóa, những vấn đề đặc biệt trong quốc gia này có
thể sẽ không ràng buộc ở quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ như khác
biệt ngôn ngữ và chênh lệch múi giờ; đối với người Trung Quốc và Romania thì quá
nhiều thủ tục và giấy tờ,... Nhiều con người đến từ các nền văn hóa đa dạng với quy
trình làm việc và cách suy nghĩ khác nhau. Đây chính là thách thức lớn đối với bất kỳ
người quản lý nào.

Xung đột là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ tổ chức nào, xung đột
thường xảy ra do sự thiếu hiểu biết về văn hóa, sự tương tác yếu giữa các cá thể, hiểu
được sự đa dạng văn hóa dễ dàng giúp các nhà quản lý phát triển mối quan hệ giữa các
thành viên trong nhóm.

Chính vì thế yếu tố đa văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng, để một doanh
nghiệp phát triển ra nước ngoài thì điều quan trọng là không thể bỏ qua yếu tố đa văn
hóa. Làm việc trong một công ty đa quốc gia, đòi hỏi trước tiên, người lãnh đạo cần
tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau trong tổ chức hoặc nhóm của mình. Điều này
có thể bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, thói quen, và các giá trị văn hóa đặc biệt để có thể
quản lý mọi tình huống có thể xảy ra với quản lý con người và cũng tuân thủ tất cả các
thủ tục thường được áp dụng ở nước ngoài. Ngoài ra nhà lãnh đạo trong môi trường đa
văn hóa đòi hỏi phải tôn trọng sự đa dạng văn hóa của người khác và chấp nhận các
quan điểm khác với người lãnh đạo.

2.2.2. Xây dựng môi trường đa văn hóa tích cực

Làm việc trong môi trường đa văn hóa mặc dù thường phải đối diện nhiều vấn
đề liên quan đến văn hóa, tuy nhiên, môi trường đa văn hóa có một mặt tích cực đó là
sự nhạy bén của tổ chức với các thị trường, vì những thành viên đến từ những nền văn
hóa khác nhau có thể nhìn nhận một tình huống, vấn đề từ nhiều quan điểm, góc nhìn
khác nhau.

8
Do đó, nhà quản lý trong môi trường đa văn hóa cần phải kiên nhẫn, đồng cảm,
xây dựng mối quan hệ với các thành viên từ các nền văn hóa khác nhau trên tinh thần
tôn trọng, thấu hiểu:

- Tạo sự hoà hợp và liên kết: Khuyến khích sự kết nối và hợp tác giữa các thành
viên trong tổ chức hoặc nhóm.
- Khuyến khích sự đa dạng ý kiến: Tạo điều kiện để mọi người có thể đóng góp
ý kiến của mình, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các quan điểm được lắng nghe và coi
trọng.
- Xây dựng môi trường học hỏi: Tạo ra các cơ hội để mọi người học hỏi về văn
hóa của nhau thông qua chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức.
- Thúc đẩy sự đồng thuận: Khuyến khích mọi người nhận diện và tôn trọng các
giá trị và niềm tin chung.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân: Đảm bảo rằng mỗi thành viên có cơ
hội phát triển và thăng tiến dựa trên khả năng và hiệu suất của họ, chứ không phụ
thuộc vào văn hóa.

Lãnh đạo trong tổ chức cần phải xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhân viên
dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng và thấu hiểu, đòi hỏi các thành viên cần vượt qua ranh
giới về cách suy nghĩ và có hành động thống nhất dựa trên sự giao tiếp cởi mở, thân
thiện để cùng nhau đương đầu với những thử thách. Các nhà lãnh đạo trong môi
trường đa văn hóa phải đảm bảo nhân viên từ các nền văn hóa khác nhau giao tiếp hiệu
quả với nhau, hợp tác và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ. Cần phải chấp nhận
sự khác biệt và giá trị khác nhau của đồng nghiệp, loại bỏ những nhận thức rập khuôn
về những người thuộc các nền văn hóa khác nhau, học cách tôn trọng và khoan dung
lẫn nhau, khơi dậy mong muốn hiểu biết những đại diện của các nền văn hóa khác.

2.2.3. Tạo động lực và gắn kết đội nhóm

Các tổ chức muốn phát triển trong một môi trường toàn cầu, ngày càng cạnh
tranh, họ không chỉ phải thích ứng với những sự thay đổi của thị trường mà còn phải

9
thúc đẩy tất cả các hành động và ý tưởng của nhân viên càng sáng tạo và trở nên linh
hoạt hơn.

Người lãnh đạo có thể tạo ra một môi trường làm việc thoải mái cho cả nhóm,
giúp mọi người cảm thấy được tôn trọng và giá trị. Họ có thể tạo ra sự hiểu biết chung
thông qua việc tạo ra tầm nhìn chung cho tương lai và chia sẻ câu chuyện của họ.

- Nhận biết động lực cá nhân: Hiểu rõ về những gì động lực và tạo động lực cho
mỗi thành viên trong nhóm.

- Xác định mục tiêu chung: Đảm bảo rằng mọi người trong nhóm đều có mục
tiêu chung để hướng tới và cảm thấy đồng lòng.

- Khuyến khích sự đóng góp cá nhân: Tạo cơ hội cho mỗi thành viên thể hiện
tài năng và kỹ năng cá nhân của họ trong môi trường làm việc

- Tạo ra môi trường thoải mái: Đảm bảo rằng mọi người cảm thấy thoải mái
trong việc chia sẻ ý kiến và góp ý mà không bị kỳ thị hoặc lo ngại.
2.2.4. Chấp nhận và quản lý sự khác biệt văn hóa

Chấp nhận sự đa dạng có nghĩa là coi trọng và tôn vinh sự khác biệt hơn là cố
gắng xóa bỏ chúng. Thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc, khuyến khích
nhiều quan điểm và ý tưởng khác nhau, đồng thời tạo ra một nền văn hóa tôn trọng và
tôn vinh sự đa dạng. Người lãnh đạo linh hoạt có thể nhận biết được sự khác biệt văn
hóa và biết cách xử lý các tình huống mới và mơ hồ. Họ có thể cân nhắc giữa sự nhất
quán trong giá trị với sự linh hoạt trong hành vi.

- Nhận diện các sự khác biệt văn hóa: Học cách nhận biết và hiểu các điểm khác
biệt văn hóa như ngôn ngữ, thói quen, giá trị, và cách tiếp cận công việc.

- Tránh đánh giá tiêu cực: Người lãnh đạo cần tránh đánh giá tiêu cực về các
thực tiễn văn hóa khác nhau. Thay vào đó, họ nên tìm cách hiểu và học hỏi từ những
điểm mạnh của mỗi nền văn hóa.

10
- Tạo điều kiện cho thảo luận và giải quyết xung đột: Khuyến khích các cuộc
thảo luận mở và cách giải quyết xung đột trong trường hợp có sự khác biệt văn hóa.
Điều này đòi hỏi kỹ năng lắng nghe và sự kiên nhẫn từ người lãnh đạo.

- Xây dựng sự linh hoạt: Khuyến khích sự linh hoạt trong việc thích ứng với các
thay đổi văn hóa và sự đa dạng trong nhóm.

- Tạo ra môi trường chia sẻ kiến thức: Khuyến khích mọi người chia sẻ và học
hỏi về văn hóa của nhau thông qua các buổi họp hoặc sự kiện đặc biệt.

2.2.5. Phát triển và đào tạo

Người lãnh đạo có thể phát triển kỹ năng của bản thân và người khác để hiểu rõ
hơn về các nền văn hóa khác nhau. Họ có thể giúp người khác phát triển kỹ năng giao
tiếp và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa.

- Xác định nhu cầu đào tạo: Người lãnh đạo cần phải tìm hiểu về nhu cầu đào
tạo của từng thành viên, bao gồm cả các yếu tố văn hóa.

- Cung cấp nguồn tài nguyên đào tạo đa dạng: Đảm bảo rằng nguồn tài nguyên
đào tạo đáp ứng nhu cầu và mong đợi của mọi người, bất kể văn hóa nào.

- Khuyến khích tự học: Khuyến khích mọi người tự mình phát triển bằng cách
cung cấp tài nguyên và hỗ trợ cho việc học hỏi cá nhân.

- Tạo cơ hội thực hành và áp dụng kiến thức: Đảm bảo rằng mọi người có cơ
hội áp dụng những kiến thức mới vào công việc hàng ngày.

- Đánh giá quá trình phát triển: Theo dõi quá trình phát triển của mỗi thành viên
và cung cấp phản hồi xây dựng.
2.2.6. Quản lý xung đột

Người lãnh đạo cần phải có kỹ năng quản lý xung đột hiệu quả, bao gồm việc
hiểu rõ nguyên nhân của xung đột, xác định các giải pháp tiềm năng, và triển khai các
chiến lược để giải quyết xung đột một cách công bằng và hiệu quả.

11
- Nhận diện nguyên nhân của xung đột: Phân tích và nhận biết nguyên nhân gốc
rễ của xung đột, bao gồm cả những yếu tố văn hóa.

- Tạo môi trường mở thảo luận: Khuyến khích các bên liên quan tham gia vào
cuộc thảo luận mở về vấn đề và cung cấp không gian cho mọi người để chia sẻ quan
điểm của mình.

- Tìm giải pháp chung: Hướng dẫn nhóm tìm kiếm các giải pháp chung và xây
dựng sự đồng thuận.

- Đặt mục tiêu cải thiện: Xác định mục tiêu cụ thể để cải thiện mối quan hệ và
giải quyết xung đột trong tương lai.

- Theo dõi tiến trình giải quyết xung đột: Đảm bảo rằng các biện pháp giải
quyết đang được triển khai và theo dõi tiến trình.

Kết luận: Nhà lãnh đạo đa văn hóa phải biết cách tìm ra cách tiếp cận tốt nhất
với từng quốc gia cụ thể, cách phân tích các giá trị, hành vi và động lực của người dân.
Việc người lãnh đạo cố gắng phá bỏ rào cản giữa nhân viên và chính mình như thế nào
sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ. Điều cực kỳ quan trọng là phải nhận thức
được loại tính cách của con người và mục tiêu cá nhân, vì nó có thể được sử dụng để
hỗ trợ, thúc đẩy thành viên thực hiện công việc tốt hơn.

Các nhà lãnh đạo đa văn hóa có xu hướng trở nên tốt trong trường hợp họ phải
đối mặt với cú sốc văn hóa ít nhất một hoặc hai lần trong đời. Trong trường hợp này,
một người như vậy đã quen với những cái bẫy có thể được chuẩn bị khi bắt đầu hợp
tác. Người lãnh đạo này có tầm nhìn về những yếu tố chính cần được thảo luận và điều
quan trọng nhất là nên thuê người nào. Nguồn nhân lực rất quan trọng trong các dự án
quốc tế, vì người quản lý phải tự tin về người muốn thuê và người này sẽ có những ưu
điểm và nhược điểm nào do văn hóa và giá trị của anh ta. Đó là lý do tại sao nhà lãnh
đạo đa văn hóa lại có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh quốc tế.

12
Nhà lãnh đạo đa văn hóa là một người biết những vấn đề chính có thể gặp phải,
biết cách vượt qua chúng, nên thuê những người nào và làm thế nào để mọi người từ
các quốc gia khác nhau có thể biến thành một nhóm có sức mạnh tổng hợp.

2.3. Phẩm chất lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa

Trong thế giới ngày nay, nơi mà sự đa dạng về văn hoá trở thành một điều tất
yếu, lãnh đạo không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng về lãnh đạo, mà còn cần phải sở
hữu một loạt các phẩm chất đặc biệt để đạt được thành công và sự phát triển bền vững.
- Tôn trọng và hiểu biết về đa dạng văn hoá:
Lãnh đạo cần phải hiểu và tôn trọng các giá trị, tập quán, và quan điểm của
những người trong môi trường đa văn hoá.
Cần biết rằng đa dạng văn hoá không chỉ liên quan đến văn hoá quốc gia, mà
còn đến các khía cạnh khác nhau như tôn giáo, giới tính, ngôn ngữ, và phong cách làm
việc. Lãnh đạo cần hiểu rõ tất cả các khía cạnh về các văn hóa đại diện trong tổ chức
hoặc nhóm làm việc của họ và sẵn sàng học hỏi từ các trải nghiệm đa dạng của các
thành viên trong nhóm.
- Linh hoạt:
Sự linh hoạt trong lãnh đạo đa văn hoá là một phẩm chất quan trọng, giúp lãnh
đạo tận dụng được sự đa dạng văn hoá trong tổ chức và tạo điều kiện cho sự phát triển
và thành công trong môi trường đa văn hoá ngày nay.
Thích nghi với đa dạng văn hoá: Lãnh đạo linh hoạt có khả năng thích nghi với
các tình huống và ngữ cảnh văn hóa khác nhau mà họ gặp phải. Họ không bị giới hạn
bởi một quan điểm văn hóa cụ thể và có khả năng thay đổi cách làm việc để phù hợp
với ngữ cảnh cụ thể.
Sáng tạo trong giải quyết vấn đề: Sự linh hoạt cũng liên quan đến khả năng
sáng tạo và tìm kiếm giải pháp trong môi trường đa văn hoá. Lãnh đạo linh hoạt không
sợ đối mặt với các thách thức đa văn hoá và thường xuyên đưa ra các phương án giải
quyết mà có thể không nằm trong khung văn hoá truyền thống.
Khả năng xây dựng mối quan hệ đa văn hoá: Lãnh đạo linh hoạt có khả năng
xây dựng mối quan hệ tích cực với người từ các nền văn hoá khác nhau. Họ thường sử
13
dụng kỹ năng giao tiếp và tôn trọng để tạo ra môi trường làm việc hòa đồng và đoàn
kết.
- Khả năng giao tiếp hiệu quả:
Khả năng giao tiếp hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
lãnh đạo đa văn hoá, vì nó giúp lãnh đạo xây dựng mối quan hệ tích cực, tạo sự hiểu
biết, và đảm bảo rằng thông điệp của họ được truyền đạt một cách chính xác và không
gây hiểu lầm. Giao tiếp hiệu quả giúp họ xây dựng mối quan hệ tích cực với các thành
viên và tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng và đoàn kết.
Lãnh đạo nên lắng nghe tích cực các thành viên từ nhiều nguồn gốc văn hóa
khác nhau, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội thể hiện ý kiến của họ cũng như sử
dụng ngôn ngữ rõ ràng và bao quát dễ hiểu cho tất cả thành viên, bất kể ngôn ngữ hoặc
văn hóa gốc của họ.
Trong môi trường đa văn hoá, sử dụng các công cụ giao tiếp đa phương tiện
như hình ảnh, biểu đồ, video, hoặc họp trực tuyến có thể giúp lãnh đạo truyền đạt
thông điệp một cách dễ dàng hơn và làm cho giao tiếp hiệu quả hơn.
- Tính kiên nhẫn và thấu hiểu:
Lãnh đạo đa văn hoá cần có tính kiên nhẫn vì họ thường phải đối mặt với các
thách thức và khó khăn phát sinh từ sự đa dạng về văn hoá. Tính kiên nhẫn giúp họ
không nản lòng khi gặp khó khăn trong việc hiểu và tương tác với người khác có các
nền văn hoá khác nhau.
Lãnh đạo cần có khả năng thấu hiểu và cần có khả năng đặt mình vào vị trí của
người khác để đảm bảo rằng họ hiểu đúng và cảm thông với cảm xúc, quan điểm, và
cả những rắc rối văn hoá của những người họ đang làm việc. Thấu hiểu cũng giúp xây
dựng mối quan hệ mạnh mẽ và tạo ra môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ.
- Sự tự nhận thức:
Đây là một khía cạnh quan trọng để lãnh đạo có thể tạo ra môi trường làm việc
tích cực và hiệu quả trong môi trường đa văn hoá, bằng cách hiểu và quản lý bản thân
trong ngữ cảnh đa dạng và phức tạp.

14
Nhận thức về sự nhạy cảm văn hoá: Lãnh đạo cần phải nhận thức về các khía
cạnh văn hoá của họ, bao gồm các yếu tố như ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính, và truyền
thống văn hóa. Họ cần hiểu rằng những yếu tố này có thể tạo ra sự nhạy cảm và có thể
ảnh hưởng đến quan hệ và tương tác với người khác.
Tự đánh giá và phát triển: Lãnh đạo cần tự đánh giá bản thân khi lãnh đạo trong
môi trường đa văn hoá. Họ cần xem xét những điểm mạnh và yếu của mình, và nỗ lực
phát triển các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để tương tác và lãnh đạo một cách hiệu
quả trong bối cảnh đa dạng.
Sự thấu hiểu và học hỏi: Lãnh đạo cần phải có khả năng thấu hiểu người khác,
học hỏi về các nền văn hoá và quan điểm khác nhau, và luôn sẵn sàng cải thiện khả
năng tương tác và lãnh đạo của họ dựa trên sự nhận thức và học hỏi này.

2.4. Thách thức và cơ hội trong lãnh đạo đa văn hóa

2.4.1. Thách thức

- Sự hiểu biết và tôn trọng khác biệt văn hóa: Một lãnh đạo đa văn hóa phải
hiểu và tôn trọng các giá trị, niềm tin, thói quen và phong cách làm việc của các thành
viên trong tổ chức. Từ đó xây dựng văn hóa tích cực và phù hợp với hướng phát triển
của doanh nghiệp. Điều này tạo cơ hội cho tổ chức có thể hợp tác cùng các nhân viên
tốt nhất và tận dụng được những sức mạnh mà đa văn hoá mang lại.

- Quản lý xung đột: Sự đa dạng văn hóa trong tổ chức có thể dẫn đến xung đột
về quan điểm, phong cách làm việc, cách giải quyết vấn đề…. Lãnh đạo cần biết cách
giải quyết các xung đột này một cách hiệu quả và tạo cơ hội để hợp nhất ý kiến.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên: Một thách thức khác là tạo ra một đội ngũ đa dạng,
bao gồm các thành viên có nền văn hóa và kinh nghiệm, lối sống và tư duy khác nhau.
Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải có cách thức thúc đẩy việc tuyển dụng và phát triển
nhân tài phù hợp.

15
- Khả năng giao tiếp: Sự hiểu biết về ngôn ngữ và cách giao tiếp của từng văn
hóa là một thách thức. Người lãnh đạo cần phải biết cách sử dụng ngôn ngữ và giao
tiếp một cách hiệu quả để thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác trong nhóm làm việc.

- Xây dựng và duy trì môi trường làm việc đa văn hóa: Quản trị viên đa văn hóa
cần tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và tôn trọng các nhóm văn hóa khác
nhau. Điều này đòi hỏi phải có khả năng xây dựng mối quan hệ và tương tác tích cực
với các nhân viên từ các nền văn hóa khác nhau.

Vì vậy, để vượt qua những thách thức này, các nhà quản trị đa văn hóa cần có
tinh thần linh hoạt, sẵn sàng học hỏi và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Việc đào tạo và
nâng cao nhận thức về văn hóa cũng là rất quan trọng để giúp các quản trị viên đa văn
hóa thành công trong kỷ nguyên quản trị hiện đại.

2.4.2. Cơ hội

- Sáng tạo và đổi mới: Sự đa dạng trong tổ chức với nhiều nền văn hóa từ các
quốc gia có thể thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới văn hóa doanh nghiệp. Các quan điểm
và ý kiến đa dạng tạo ra các giải pháp, đề xuất mới và giúp cải thiện sản phẩm dịch vụ.

- Tiếp cận nhiều thị trường đa văn hóa: Lãnh đạo đa văn hóa giúp doanh nghiệp
có thể hiểu và dễ dàng tiếp cận đa dạng thị trường hơn, giúp tạo ra cơ hội kinh doanh
mới và mở rộng độ nhận diện của tổ chức, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ
khác.

- Nguồn nhân lực đa dạng: Lãnh đạo đa văn hóa giúp doanh nghiệp có nguồn
tài nguyên nhân lực đa dạng. Từ đó tận dụng tốt nhất khả năng về kỹ năng và khả năng
của nhân viên. Đồng thời, lãnh đạo đa văn hóa có thể thúc đẩy sự cộng tác toàn cầu
bằng cách kết nối và làm việc cùng những người có nền văn hóa và quan điểm khác
nhau để giải quyết các thách thức toàn cầu.

- Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Việc quản trị đa văn hóa có cơ hội phát triển kỹ
năng lãnh đạo của nhà quản trị như: khả năng giao tiếp hiệu quả, quản lý đa dạng, và
16
thúc đẩy sự đoàn kết trong tổ chức. Lãnh đạo đa văn hóa đòi hỏi sự linh hoạt, tôn trọng
và sự học hỏi liên tục từ lãnh đạo. Nếu được thực hiện một cách hiệu quả, nó có thể
mang lại lợi ích lớn cho tổ chức trong một thế giới ngày càng đa dạng và liên kết.

2.5. Phân tích tình huống

2.5.1. Thành công lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa.

Case study: Nestle: Nestle là công ty hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và
Đồ uống, với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu. Nestle công
ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các
sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê
và các sản phẩm từ sữa. Nestlé là một trong những công ty thành công trong việc thúc
đẩy lãnh đạo đa văn hóa.

- Nguyên tắc quản lý và lãnh đạo của Nestle: Các nhà lãnh đạo Nestle được kêu
gọi cổ vũ và khuyến khích nhân viên, thường xuyên tìm tòi cách đổi mới trong cách
hoạt động, tạo ra bầu không khí tích cực, thúc đẩy sự thay đổi. Cá nhân họ được trải
qua kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế bằng cách các thành viên của đội
ngũ cán bộ quản lý quốc tế đi từ nước này sang nước khác làm quản lý ở các chi nhánh
khác nhau của Nestle. Tất cả các nhà quản lý của Nestle, không phân biệt nguồn gốc
dân tộc hay vị trí địa lý, đều là một phần của nền văn hóa Nestle và có chung các giá
trị cốt lõi. Từ đó, họ luôn tôn trọng các nền văn hóa của thế giới, coi trọng hướng tiếp
cận chiến lược lâu dài hơn là ngắn hạn.3

- Bình đẳng giới: Nestle luôn được ghi nhận về nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới.
Tập đoàn Nestlé vừa được ghi nhận trong bảng Chỉ số bình đẳng giới Bloomberg 2023
(GEI). Đây là năm thứ 5 liên tiếp Nestlé được lọt vào danh sách này của Bloomberg.

3
https://paperap.com/core-values-and-intercultural-management-nestle/, tham khảo ngày 08/10/2023
17
Tại nơi làm việc, Nestlé Việt Nam duy trì tỷ lệ nữ giới trong ban lãnh đạo ngang và có
nhiều thời điểm cao hơn so với nam giới.4

- Trao quyền của Nestle: cho tất cả thế hệ tại nơi làm việc, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nestle luôn cho họ có cơ hội tỏa sáng thông qua làm việc ở nhiều trụ sở, văn phòng ở
nhiều nước khác nhau.

+ Trao quyền cho người khuyết tật: Nestle là thành viên của Mạng lưới Doanh
nghiệp và Người khuyết tật Toàn cầu của ILO, họ thúc đẩy sự hòa nhập của những
người khuyết tật trong lực lượng lao động toàn cầu. Nestlé Áo đã công khai 2 sáng
kiến được hỗ trợ bởi các tổ chức chính phủ FAB và WUK. Nestlé Pháp đã ký "Thỏa
thuận dành cho nhóm người khuyết tật”.

+ Trao quyền cho cộng đồng LGBT+: Nestle công khai ủng hộ Tiêu chuẩn Ứng
xử của Liên Hợp Quốc, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề
phân biệt đối xử với người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới và
liên giới tính (LGBT).5

- Chủng tộc và dân tộc: Nestle đã nâng cao khả năng hòa nhập chủng tộc và sắc
tộc trong một thời gian dài. Nestle không chấp nhận bất kỳ hình thức quấy rối hay
phân biệt đối xử nào. Nestle là một trong những thành viên sáng lập ra sáng kiến Hợp
tác vì Công bằng chủng tộc trong Kinh doanh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. ​

Kết luận, Nestle đã đạt được thành công trong lãnh đạo đa văn hóa bằng cách
tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và sáng tạo. Công ty đã thiết lập các chương
trình đào tạo và phát triển nhằm tạo ra những nhà lãnh đạo trẻ có khả năng làm việc
trong một môi trường đa văn hóa. Nestle cũng đặt mục tiêu tạo ra một môi trường làm

4
https://baochinhphu.vn/nestle-tiep-tuc-duoc-ghi-nhan-ve-no-luc-thuc-day-binh-dang-gioi-
102230202182411691.htm, tham khảo ngày 08/10/2023
5
https://www.nestle.com/media/news/nestle-supports-un-lgbti-standards-of-conduct-for-business,tham
khảo ngày 08/10/2023

18
việc mà tất cả nhân viên đều được tôn trọng và đóng góp ý kiến. Nestlé cũng đã đưa ra
các chính sách và quy định nhằm đảm bảo sự công bằng và đối xử bình đẳng đối với
tất cả nhân viên, không phân biệt về giới tính, dân tộc, tôn giáo hay quốc tịch.

2.5.2. Thất bại lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa

Case study: Câu chuyện của Walmart: Walmart hiện là tập đoàn bán lẻ lớn nhất
thế giới được thành lập vào năm 1962, trụ sở đặt tại thành phố Bentonville, bang
Arkansas, Hoa Kỳ. Chiến lược phát triển của Walmart đặt trọng tâm vào việc thống trị
thị trường bán lẻ nội địa của Hoa Kỳ và không ngừng tìm cách mở rộng sự hiện diện ở
nước ngoài. Năm 2006, Walmart rút sự đầu tư khỏi Đức sau 10 năm và Hàn Quốc sau
8 năm, chịu lỗ hàng tỷ USD. Chiến thắng vang dội ở Mỹ với chiến lược giá rẻ mỗi
ngày khiến Walmart tưởng rằng sẽ thành công ở thị trường mới với chiến lược kinh
doanh này.

- Tại thị trường Đức

Walmart thất bại ở Đức vì quá tự tin vào triết lý kinh doanh “cứng nhắc” của
mình mà không quan tâm đến truyền thống văn hóa của nước Đức. Nước Đức trước
kia đã từng là nhà nước phát xít toàn trị với bộ máy chính quyền độc tài của Adolf
Hitler. Vậy mà khi Walmart vào thị trường này hoạt động, đã đưa ra những chính sách
quản lý nhân viên khiến cho người Đức hồi tưởng lại ký ức những năm 1940. Walmart
đưa ra những quy định khắt khe như: ở giữa những ca làm việc, nhân viên cần rèn
luyện thân thể bằng cách bài thể dục nhóm và đồng thanh hô to khẩu hiệu: “Walmart !
Walmart! Walmart!”. Điều này khiến nhân viên nước Đức cảm thấy như đang phục
vụ cho một trung đoàn đoàn thời chiến. Walmart còn ban hành bộ quy tắc ứng xử đạo
đức yêu cầu nhân viên theo dõi lẫn nhau và bắt buộc báo cáo đồng nghiệp có bất kỳ
hành vi vi phạm quy tắc, không được có tình cảm giữa các đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân lớn khác là sự khác biệt về văn hóa mua
sắm. Người Đức chỉ quan tâm đến công việc, còn người Mỹ lại tập trung vào con
người. Văn hóa Walmart xoay quanh việc tạo dựng mối quan hệ giữa nhân viên và
19
khách hàng vì thế trong lúc thanh toán, nhân viên phải luôn mỉm cười với khách hàng,
điều này rất phổ biến ở Mỹ nhưng ở Đức đây là một điều rất “kỳ cục” và khiến khách
hàng khó chịu. Người Đức có thói quen chỉ mua sắm khi cần thiết, vì thế họ sẽ mua
hàng nhanh và quay lại cuộc sống thường nhật. Nhưng Walmart với mục tiêu tăng
doanh thu, nên sắp xếp hàng hóa khuyến mãi ở những nơi thấp nhất hoặc cao nhất và
đặt những sản phẩm cao cấp đắt tiền trong tầm mắt của khách hàng. Điều này khiến
cho khách hàng mất nhiều thời gian mua sắm.

- Tại thị trường Hàn Quốc

Ở thị trường Hàn Quốc, Walmart đã gặp một thất bại kép khi còn yếu kém
trong việc phân tích thói quen người tiêu dùng và sự cứng nhắc trong cách hòa nhập
văn hóa địa phương. Người Hàn Quốc có thói quen xem xét hàng hóa cẩn thận và so
sánh các sản phẩm với nhau, các sản phẩm cần trình bày theo cách dễ dàng kiểm tra,
đánh giá. Walmart trình bày sang trọng và kiểu cách hơn các hệ thống bán lẻ nội địa ở
Hàn Quốc, việc đóng gói khiến cho khách hàng tỏ ra e ngại khi muốn xem xét cẩn thận
món hàng mà mình muốn mua. Cách đóng gói kỹ và kiểu dịch vụ phong cách Mỹ,
không có nhân viên hướng dẫn, giải đáp thông tin, tư vấn khách hàng, …. như thế dễ
khiến khách hàng dần nản lòng khi mua sắm ở Walmart.
Về thói quen mua sắm, người Hàn thường có thói quen đi chợ hằng ngày, thực
phẩm họ mua cũng chỉ phục vụ cho việc tiêu dùng trong một ngày hoặc nhiều nhất là
hai ngày mà thôi bởi họ muốn đảm bảo luôn mua được những thực phẩm tươi ngon
nhất. Người dân Hàn Quốc không thích sử dụng các sản phẩm đông lạnh được bảo
quản lâu ngày như những người tiêu dùng phương tây. Còn người Mỹ có thói quen
mua sắm mua 1-2 lần trong một tuần. Vì thế các chủng loại hàng hóa trong Walmart
thường là đồ đóng hộp, đồ may mặc,... để đủ tiêu dùng cho cả tuần.
Bên cạnh đó, về địa điểm, người tiêu dùng Hàn Quốc ưu tiên chọn những địa
điểm mua sắm quanh trung tâm thành phố, nơi gần các khu dân cư, để tiện mua sắm.
Nhưng Walmart đặt cửa hàng ở vùng ngoại ô, nên kết nối giữa người tiêu dùng và
Walmart ngày càng xa cách.

20
Kết luận, Walmart thiếu tinh tế, quá chủ quan và không đánh giá đúng tầm quan
trọng của việc nghiên cứu hay tìm hiểu chuyên sâu về khác biệt văn hóa cũng như nhu
cầu của người tiêu dùng bản địa. Khi thâm nhập một thị trường mới, Walmart nên tập
trung và hòa nhập với văn hóa địa phương.
Câu hỏi:
- Vậy theo bạn, tại sao Walmart thất bại tại thị trường Đức?
Qua đó, ta thấy Walmart như một người chủ vô tâm, chỉ quan tâm đến lợi
nhuận chứ không quan tâm đến sự hài lòng trong công việc và hạnh phúc nói chung
của nhân viên. Walmart đã thiếu khôn ngoan trong chiến lược vận hành của mình tại
Đức. Những quy định khác biệt khiến nhân viên không hài lòng và Walmart thất bại
trong việc tiếp cận hành vi mua sắm của khách hàng Đức. Vì thế, Walmart cần chủ
động hơn trong việc nghiên cứu văn hóa và thói quen của người tiêu dùng và thay đổi
để thích ứng với các đặc điểm của văn hóa nước Đức.
- Lý do nào khiến Walmart không thích nghi được với nhu cầu và mong muốn
của người tiêu dùng Đức?
Walmart có mô hình kinh doanh tập trung vào giá rẻ và quy mô lớn, trong khi
người tiêu dùng Đức thường có xu hướng ưa chuộng chất lượng cao hơn giá rẻ.
Walmart có thể đã không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và sự đa dạng của sản
phẩm mà người tiêu dùng Đức mong đợi.
Walmart cũng có thể đã không thích nghi được với phong cách mua sắm của
người tiêu dùng Đức. Vì người Đức có thói quen mua sắm khi cần thiết và nhanh
chóng.
- Điểm bất lợi nào khiến Walmart không thể tiếp cận với người tiêu dùng Hàn
Quốc?
Cách đóng gói kỹ, thiếu tinh tế khiến người mua hàng không thể xem xét thông
tin sản phẩm, hàng thực phẩm trong trung tâm bán lẻ này thường là hàng đông lạnh,
mặc dù đảm bảo cao về mặt chất lượng nhưng nó lại không đáp ứng đúng với thói
quen tiêu dùng của người dân Hàn Quốc, địa điểm xa trung tâm, mật độ dân cư không
cao nên hạn chế việc mua sắm.

21
- Những bài học nào có thể rút ra từ sự thất bại của Walmart tại hai thị trường
Mỹ và Đức?
Bên cạnh những thành công của mình, Walmart cũng đã gặp phải nhiều thất bại
trong quá trình mở rộng ra thị trường quốc tế, đặc biệt là tại thị trường Đức và Hàn
Quốc. Từ thất bại của Walmart tại các thị trường lớn đã đem lại bài học kinh nghiệm
khá phong phú cho nhóm trong lĩnh vực hấp dẫn này.
+ Thất bại đau đớn tại hai thị trường lớn như Đức và Hàn Quốc của Walmart
cho nhóm thấy rõ tầm quan trọng của bước chuẩn bị trước khi thực hiện chiến lược
thâm nhập một thị trường mới. Khi thâm nhập vào một thị trường nào đó, chính từ các
yếu tố “thích ứng” về văn hóa, xã hội góp một phần rất lớn vào sự thành công hay thất
bại của một doanh nghiệp.
+ Mỗi quốc gia, hay thậm chí là mỗi vùng miền, sẽ có những văn hóa, thói quen
và hành vi tiêu dùng khác nhau. Khi thâm nhập thị trường cần phải tìm hiểu thật kỹ
xem liệu có thể thay đổi để thích ứng với những đặc điểm, thói quen, văn hóa đó hay
không.
+ Việc kinh doanh luôn có những rủi ro, chẳng ai mong muốn mình sẽ gặp phải
rủi ro, nhưng cần phải đối mặt để hiểu rõ những rủi ro đó nhằm phòng tránh cũng như
có những xử lý kịp thời tránh gây tổn hại to lớn.
+ Việc áp dụng thành công chiến lược thâm nhập cho một thị trường nào đó
không có nghĩa là chiến lược ấy có thể áp dụng thành công cho các thị trường khác.
Khi thâm nhập một thị trường nước ngoài, có rất nhiều phương thức thâm nhập để
thực hiện nhưng nên sử dụng phương thức nào là phù hợp cho từng thị trường khác
nhau là một vấn đề cần được giải quyết rõ ràng. Việc lựa chọn phương thức xâm nhập
mang tính chiến lược vì phương thức xâm nhập hợp lí sẽ là nền móng cho việc phát
triển của một doanh nghiệp khi mở rộng công ty ra thị trường thế giới.
Vì vậy trong quá trình thâm nhập vào thị trường của bất cứ quốc gia nào,
nghiên cứu một phương thức thâm nhập phù hợp là điều cần thiết.
2.5.3. Đánh giá các chiến lược và tác động của họ

Nestle:

22
Chiến lược trao quyền của Nestle là một phần quan trọng trong việc phát triển
và thúc đẩy sự công bằng và đa dạng trong doanh nghiệp. Nestle thực hiện chiến lược
này thông qua các hoạt động và chương trình nhằm trao quyền cho các thế hệ, phụ nữ,
cộng đồng LGBT+. Từ đó, tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện và phát triển tiềm
năng của mình, đồng thời thúc đẩy sự công bằng và đa dạng trong doanh nghiệp.

Walmart:

Tại nước Đức, với chiến lược chi phí rẻ là một điều bị nghiêm cấm nhằm ngăn
chặn việc chuỗi cửa hàng địa phương bị phá hủy. Chính phủ đã yêu cầu Walmart nâng
giá thành các sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, chiến lược thương hiệu Walmart đã lựa chọn phân khúc khách
hàng dựa vào khu vực địa lý. Vì Walmart đã lựa chọn nhóm khách hàng là những
người sống ở các vùng ngoại ô, họ tránh được viễn cảnh đối đầu trực tiếp với những
thương hiệu ở thành phố. Chính điều này đã khiến Walmart thất bại ở Hàn Quốc bởi
khách hàng ở đây ưu tiên lựa chọn các trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố hơn
thay vì đi một quãng đường xa đến mua sắm Walmart ở vùng ngoại ô thành phố.

2.6. Phát triển kỹ năng lãnh đạo đa văn hóa.

Ngày nay, do tác động của toàn cầu hóa, sự đa dạng của lực lượng lao động
ngày một tăng, sự đa dạng của tôn giáo, tín ngưỡng, tập tục văn hóa khác nhau cũng
rất nhiều, nên việc hiểu biết nhau là việc rất cần thiết. Chính vì đó việc lãnh đạo trong
môi trường đa văn hóa là rất quan trọng, nó giúp người lãnh đạo và nhân viên có cái
nhìn chính xác về bản thân mỗi người, giúp người lãnh đạo có thể hiểu rõ nhân viên
của mình, hòa nhập nhân viên... từ đó tạo sự gắn kết nhân sự trong tổ chức một cách
mạnh mẽ để thúc đẩy sự hợp tác làm việc lớn hơn, thúc đẩy sự phát triển trong tổ chức,
giúp tổ chức có thể vượt qua các thách thức một cách dễ dàng mà không bị cản trở bởi
những thói quen, phong tục, cách làm việc mỗi người, mỗi vùng miền,... khác nhau.
Biết được tầm quan trọng của việc lãnh đạo đa văn hóa quan trọng như thế nào,
thì việc phát triển kỹ năng lãnh đạo của người lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa là
rất quan trọng bởi nó mang lại lợi ích rất lớn cho cá nhân, đội ngũ và công ty.

23
Việc phát triển kỹ năng lãnh đạo đa văn hóa sẽ giúp:
- Giúp nhà lãnh đạo khai thác được tài năng ngay trong tổ chức: tức giúp họ tìm
kiếm được tài năng ở ngay trong nội bộ công ty, tổ chức của mình thay vì phải tìm
kiếm quá nhiều bên ngoài làm tốn rất nhiều chi phí và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác.
Việc phát triển kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bản thân nhà lãnh đạo có thể nhận diện, vun
đắp, trọng dụng tài năng trong nội bộ để có được nhân sự lành mạnh, tài giỏi và lâu dài
là rất quan trọng.6
- Giảm tình trạng nghỉ việc: Việc phát triển tốt kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp nhà
lãnh đạo khi ngồi vào vị trí có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình ngay, tránh được
tình trạng khả năng không cao, nghỉ việc nhiều, gây tốn kém về mặt tài chính mà còn
làm tổn thất độ uy tín của công ty, tổ chức, làm tinh thần làm việc của nhân viên bị
giảm sút.
- Cải thiện hiệu quả tài chính: những nhà lãnh đạo có kỹ năng giỏi sẽ dễ dàng
hòa nhập với mọi người, công việc dễ dàng thực hiện, kết quả làm việc cũng sẽ cao,
khả năng đạt hiệu quả về mặt tài chính cũng sẽ tăng. Vì vậy việc phát triển kỹ năng
lãnh đạo là rất quan trọng, nó quyết định việc tình hình tài chính của công ty, tổ chức
có thể cải thiện hay không.
- Góp phần dẫn dắt tổ chức qua những giai đoạn thay đổi nhanh chóng: người
có kỹ năng lãnh đạo giỏi có khả năng giúp cho công ty/ tổ chức vượt qua được những
giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn trì trệ,... của công ty/ tổ chức (ví dụ như tình hình
kinh doanh giảm sút sau giai đoạn dịch covid 19,..) bằng cách công tac, phối hợp tập
thể, đoàn kết tập thể để tìm hiểu và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Người có kỹ năng
lãnh đạo tốt sẽ có sự lựa chọn, khả năng dự đoán, khả năng đưa ra quyết định để giải
quyết vấn đề sẽ tốt hơn, dễ dàng ứng phó với mọi sự thay đổi một cách tích cực, chủ
động, dẫn dắt mọi người vượt qua nhanh chóng.
- Tăng cường tinh thần trách nhiệm: Người có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ có trách
nhiệm trong việc lập kế hoạch phát triển cho công ty, tổ chức một cách rõ ràng, hiệu

6
https://vi-vn.workplace.com/blog/leadership-development, tham khảo ngày 9/10/2023.

24
quả, có trách nhiệm đề ra mục tiêu, giải trình mục tiêu cũng như đưa hướng giải quyết,
xử lý,.. một cách rõ ràng, phải coi dự án, kế hoạch của công ty, tổ chức như là mục tiêu
riêng của cá nhân mình, hoàn thành tốt nhất. Điều đó sẽ làm gia tăng mực độ trung
thành của nhân viên, sự tin tưởng, gắn bó của nhân viên và giảm thiểu được tỷ lệ nghỉ
việc của nhân viên, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, chất lượng mục tiêu đạt
được.
- Cải thiện sự gắn bó của nhân viên: Sự gắn bó của nhân viên có khăn khít, chặt
chẽ hay không, đoàn kết như thế nào, tất cả phụ thuộc vào kỹ năng lãnh đạo của nhà
lãnh đạo. Nếu nhà lãnh đạo có kỹ năng quản lý phù hợp, phân minh, xử lý rõ ràng,
rạch ròi... nhân viên sẽ cảm thấy được tín nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, không có sự ganh
gắt, không có sự bất công từ đó sẽ gắn kết hơn, đoàn kết hơn, hiểu nhau hơn.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng lãnh đạo, đặc biệt là
trong môi trường đa văn hóa hiện nay, để có thể phát triển tốt hơn các kỹ năng lãnh
đạo trong môi trường đa văn hóa hiện nay, nhà lãnh đạo cần phát triển thêm ở nhiều
khía cạnh như:
+ Lắng nghe tích cực: Nhà lãnh đạo cần lắng nghe một cách cởi mở và tôn
trọng ý kiến của các nhân viên từ các nền văn hóa khác nhau.
+ Khả năng thấu hiểu: Nhà lãnh đạo cần thấu hiểu quan điểm và động cơ của
các nhân viên từ các nền văn hóa khác nhau.
+ Khả năng thích ứng: Nhà lãnh đạo cần có khả năng thích ứng với những khác
biệt về văn hóa trong môi trường làm việc.
+ Khả năng hòa giải: Nhà lãnh đạo cần có khả năng hòa giải các xung đột giữa
các nhân viên từ các nền văn hóa khác nhau.

III. Kết luận


3.1. Tóm tắt ý nghĩa của việc thực hiện lãnh đạo trong môi trường đa văn
hóa.

Môi trường đa văn hoá giúp các cá nhân có cơ hội để phát triển bản thân và thể
hiện cá tính của mình. Ở đây, các cá nhân sẽ thấy bản thân được tôn trọng và được là
chính mình. Đồng thời, họ cũng sẽ học được cách cân bằng lợi ích giữa cá nhân và tập

25
thể. Không chỉ vậy, đây còn là nơi cá nhân sẽ được trực tiếp cọ xát và học hỏi từ
những người xung quanh, từ đó có cái nhìn khách quan và tiến bộ hơn trong cả công
việc và cuộc sống.

Đối với tổ chức, một môi trường đa văn hoá không chỉ là nơi nuôi dưỡng mà
còn là nơi thu hút nhân tài trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó tạo nên lực lượng dồi
dào và linh hoạt, có khả năng sáng tạo cao, thay đổi và thích nghi với các loại biến
động từ bên ngoài. Điều này cũng giúp cho công ty thực hiện mục tiêu của mình nhanh
hơn và hiệu quả hơn.

Bản thân người lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa cũng sẽ phát triển được
các kỹ năng của mình một cách hiệu quả hơn. Họ vừa phải có một sự thấu hiểu, tư duy
cởi mở, vừa có sự sáng suốt, cứng rắn, để đảm bảo mọi sự phát triển đều đi đúng
hướng.

3.2. Vai trò quan trọng của người lãnh đạo trong việc xây dựng môi trường
làm việc đa văn hóa tích cực.

Có thể thấy việc duy trì và phát triển một môi trường đa văn hoá phụ thuộc rất
lớn vào nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo sẽ là người truyền cảm hứng, khuyến khích và tạo
cơ hội cho các cá nhân tự tin sáng tạo, phát triển sự độc đáo của riêng mình trong một
môi trường đa văn hoá. Đây cũng chính là yếu tố then chốt để duy trì “sự đa dạng”
trong môi trường này. Không chỉ vậy, nhà lãnh đạo còn đóng vai trò trung gian, dung
hòa sự khác biệt, đảm bảo mọi người đều có thể có tiếng nói chung khi hợp tác và
không xung đột lợi ích với nhau. Ngoài ra, nhà lãnh đạo là cầu nối quan trọng gắn kết
nhân viên với công ty, cá nhân với tập thể, đảm bảo những “khác biệt” sẽ trong chừng
mực và không ảnh hưởng đến tầm nhìn chung và mục tiêu mà công ty, tổ chức muốn
hướng đến.

3.3. Các phương pháp hiệu quả để xây dựng và duy trì một môi trường làm
việc đa văn hóa

26
- Tăng cường đa dạng nhân tài: Đảm bảo có sự đa dạng về nguồn nhân lực
trong tổ chức, từ các nền văn hóa, quốc tịch và ngôn ngữ khác nhau. Quản lý cần tạo
điều kiện để mọi thành viên có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình.

- Xây dựng và duy trì một môi trường công bằng: Đảm bảo tất cả nhân viên
nhận được đối xử công bằng và công nhận giá trị của đa dạng văn hóa. Tránh phân biệt
xử lý và tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả mọi người.

- Đào tạo và giáo dục: Cung cấp các khóa đào tạo về việc làm việc và quản lý
trong môi trường đa văn hóa. Điều này giúp nhân viên hiểu và tôn trọng các giá trị,
quan điểm và thói quen của nhau.

- Xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả: Tạo ra các công cụ giao tiếp và tiếp cận
thông tin phù hợp với các nhóm văn hóa khác nhau trong tổ chức. Điều này giúp mọi
người hiểu rõ hơn về nhau và tạo sự gắn kết và hỗ trợ trong làm việc.

- Khuyến khích quan điểm và ý tưởng đa dạng: Khuyến khích mọi người chia
sẻ quan điểm và ý tưởng của họ trong một không gian được tôn trọng và chấp nhận.
Điều này giúp tạo sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức.

- Xây dựng một môi trường làm việc đầy cảm thông và hiểu biết: Tạo ra không
gian để mọi người trò chuyện, giao lưu và hiểu biết về nhau. Điều này giúp tạo sự tin
tưởng và gắn kết trong tổ chức.

- Quản lý xung đột xung quanh văn hóa: Đối mặt với các xung đột tiềm tàng
hoặc hiện tại giữa các nhóm văn hóa và giải quyết chúng một cách công bằng và hòa
bình. Điều này giúp tạo sự hòa giải và đồng thuận trong tổ chức.

Tóm lại, xây dựng và duy trì một môi trường làm việc đa văn hóa đòi hỏi sự
nhạy bén và khéo léo trong việc quản lý và tôn trọng các giá trị, quan điểm và thói
quen của các nhóm văn hóa khác nhau trong tổ chức.

Tài liệu tham khảo:


1. Nguồn (tài liệu tham khảo): PAGE 408 | Mihaela VLAD, Sergiu Octavian
STAN The Influence of Cultural Differences and Its Application in Multinational
Organizations.
27
2. The Role of Leadership in Managing Multicultural Teams. Polish Managers’
Point of View: Preliminary Research. December 2020.
Tài liệu tham khảo từ internet:
1. https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/lanh-dao-trong-moi-truong-da-van-
hoa, tham khảo ngày 8/10/2023.
2. https://www.kaf.edu.vn/cach-quan-tri-moi-truong-da-van-hoa-tai-doanh-
nghiep-hieu-qua_270.html, tham khảo ngày 8/10/2023.
3. http://baovanhoa.vn/hoi-nghi-van-hoa-toan, tham khảo ngày 8/10/2023
4. http://baovanhoa.vn//hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc/artmid/2374/articleid//van-
hoa-lanh-dao-quan-ly, tham khảo ngày 8/10/2023
5. https://vi-vn.workplace.com/blog/organizational-culture-and-leadership, tham
khảo ngày 8/10/2023.
6. https://ceopedia.org//Cross-cultural_leadership, tham khảo ngày 8/10/2023
7. https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/lanh-dao-trong-moi-truong-da-van-
hoa ,tham khảo ngày 7/10/2023.
8. https://esade.edu/leadership-qualities-success,tham khảo ngày 7/10/2023.
9. https://dantri.com.vn/giao-duc/lanh-dao-da-van-hoa-hoc-tap-va-chien-luoc-
de-tro-thanh-doanh-nhan-toan-cau-201901172014909.htm, tham khảo ngày 6/10/2023.
10. https://doanhnhansaigon.vn/quan-tri-da-van-hoa-loi-khuyen-giup-doanh-
nghiep-viet-thu-hut-nhan-tai-nuoc-ngoai-205989.html, tham khảo ngày 6/10/2023.
11. https://www.evn.com.vn/d6/vanhoa-evn/Ky-nang-lanh-dao-trong-moi-
truong-da-van-hoa-200-839-74622.aspx, tham khảo ngày 6/10/2023.
12. https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/09/08/giao-tiep-ung-xu-cua-can-bo-
cong-chuc-lam-viec-trong-moi-truong-da-van-hoa/, tham khảo ngày 6/10/2023.
13. https://www.teamly.com/blog/leadership-in-cross-cultural-
environment/Leadership in a cross cultural environment means understanding and
motivating,and vision for the future, tham khảo ngày 9/10/2023.
14. https://graduateway.com/cross-cultural-issues-walmart-in-south-
korea/?fbclid=IwAR3CdcSViUJOGZ9pnu52fX5mQJk80jUT8Zvoaj_ReZ7UAsYyI2-
S106Opf0, tham khảo ngày 08/10/2023.

28
15. https://samplius.com/free-essay-examples/case-study-of-cultural-issues-
faced-by-wal-mart-in-germany/?fbclid=IwAR0SlZ-bDVwzAQeUR-
TJh8mInh8c7IfsFbyQVIDbB-wC_tsNxQdaSG5qHRg, tham khảo ngày 08/10/2023.
16. https://workplace/blog/leadership-development,tham khảo ngày 9/10/2023.
17. https://www.forbes.com./sites/new-research-diversity-inclusion-better-
decision-making-at-work/?sh=6c4b1adf372d, tham khảo ngày 09/10/2023.

29

You might also like