You are on page 1of 9

1.

Vương quốc Anh


*Mối quan hệ giữa Cơ quan Công tố và Cơ quan điều tra
- Cơ quan công tố hoàng gia là cơ quan công tố quốc gia, trực thuộc Chính
phủ, đứng đầu là Tổng công tố, do Tổng Chưởng lý bổ nhiệm và giám sát hoạt
động
- Việc khởi tố và điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan
cảnh sát.
- Cơ quan điều tra và Điều tra viên lại có vai trò nổi bật với quyền n ăng
đáng kể trong Bộ luật chứng cứ hình sự và cảnh sát (PACE 1996, sửa đổi, b ổ
sung lần cuối 2017): Cho phép việc giam cứu một người bị bắt đến 24 giờ vì
một tội phạm và được dẫn giải đến đồn cảnh sát; Cho phép khám xét nhà; Gia
hạn tạm giam đối với 1 người đến 36 giờ (được chủ động áp dụng các biện pháp
hạn chế quyền con người, quyền công dân)
- Quyền quyết định có truy tố hay không lại thuộc về cơ quan công tố.
- Chức năng của cơ quan công tố Anh chủ yếu là thực hiện chức năng truy
tố tội phạm:
+ Hướng dẫn cảnh sát điều tra các vụ án: Cơ quan công tố sẽ tư vấn cho cơ
quan cảnh sát về phương hướng điều tra, các chứng cứ cần thu thập. Công tố
viên không được can thiệp vào các biện pháp cụ thể của cảnh sát nhằm đảm bảo
tính độc lập trong điều tra của cơ quan cảnh sát
+ Xem xét lại các vụ án do cảnh sát gửi đến để thực hiện vi ệc truy t ố: Sau
khi cơ quan cảnh sát đã thực hiện việc điều tra, hồ sơ vụ án s ẽ được chuy ển đến
cơ quan công tố. Tại đây, Công tố viên sẽ xem xét vụ án để quyết định có ti ếp
tục truy tố hay đình chỉ;
+ Khi đã quyết định truy tố, xác định các tội danh đưa ra Tòa. Tại th ời
điểm này cơ quan công tố quyết định có tiếp tục truy tố theo tội danh đã được cơ
quan cảnh sát khởi tố hay tội danh khác
+ Chuẩn bị hồ sơ truy tố trước Tòa án
+ Trình bày, bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa
 Cơ quan công tố hoàng gia Anh chỉ thực hiện chức năng truy tố
tội phạm, sự tham gia của cơ quan công tố/công tố viên vào quá trình điều tra là
khá mờ nhạt, do vậy gần như chỉ là cầu nối giữa cơ quan điều tra và Tòa án
2. Hoa Kỳ
*Mối quan hệ giữa Cơ quan Công tố và Cơ quan điều tra
- Cơ quan công tố Hoa kỳ thực hiện việc truy tố tội phạm liên bang do các
cơ quan điều tra của liên bang chuyển đến.
- Các Điều tra viên liên bang có quyền khởi xướng điều tra m ột v ụ án hình
sự dựa trên các quy định trong nội bộ cơ quan mình mà không cần có sự phê
chuẩn của trợ lý Chưởng lý, Công tố viên hoặc các Chưởng lý liên bang đối v ới
việc khởi tố một vụ án hình sự
- Trong quá trình điều tra: Các trợ lý Chưởng lý, Công tố viên và Chưởng
lý liên bang không có quyền giám sát quá trình điều tra hoặc phê chuẩn bất c ứ
văn bản nào trong quá trình điều tra; không có quyền giám sát hoạt động của
những người đứng đầu cơ quan điều tra FBI, DEA hoặc ATF ở cả cấp Bộ tư
pháp và tại các khu vực tư pháp hình sự liên bang.
- Các Điều tra viên khi điều tra có toàn quyền thu thập tất cả các b ằng
chứng liên quan tới vụ án và họ không chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo nào từ phía
cơ quan công tố hoặc các Công tố viên.
- Tất cả những tài liệu, hồ sơ, bằng chứng mà ĐTV thu thập được không
mặc nhiên được coi là chứng cứ tại Tòa, chúng chỉ được coi là chứng cứ tại Tòa
khi Công tố viên đưa ra tại phiên tòa và được Tòa án công nhận là chứng cứ khi
thấy phù hợp với Luật về chứng cứ của Hoa kỳ  Công tố viên Hoa kỳ thường
đóng vai trò như luật sư tư vấn cho cơ quan cảnh sát trong việc xác định phương
hướng điều tra, thu thập chứng cứ theo đúng pháp luật... để đảm bảo việc s ử
dụng hiệu quả chứng cứ tại Tòa.
 Cơ quan điều tra Hoa kỳ có một vị trí tương đối độc lập và không bị
giám sát chặt chẽ bởi cơ quan công tố trong quá trình điều tra
- Cơ quan công tố Hoa kỳ còn có một đặc quyền là "tùy nghi truy t ố".
Quyền này được hiểu là kể cả trong trường hợp vụ án đã có đầy đủ chứng cứ
nhưng Công tố viên vẫn có thể không truy tố tội phạm, đình chỉ vụ án vì lợi ích
của công cộng. Đây là một đặc quyền duy nhất chỉ có cơ quan công tố mới có.
*Mối quan hệ Cơ quan Công tố và Tòa án
- Đại bồi thẩm đoàn là một thiết chế do Tòa án thành lập nhưng hầu hết các
hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn lại bị chi phối bởi cơ quan công tố. Công tố
viên liên bang sẽ quyết định trường hợp nào, nhân chứng nào Đại bồi thẩm đoàn
sẽ nghe lời khai của họ; Công tố viên liên bang sẽ thay mặt Đại bồi thẩm đoàn
triệu tập nhân chứng và cùng với Đại bồi thẩm đoàn nghe lời khai c ủa nhân
chứng;
- Cơ quan Công tố có quyền điều tra gián tiếp qua Đại bồi thẩm đoàn
- Nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án  không có một thiết chế nào,
một cơ quan nào, trong đó có cơ quan công tố, có thẩm quy ền giám sát ho ạt
động của Tòa án. Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Phiên tòa hình sự ở Mỹ được tổ chức theo nguyên tắc tranh tụng. Theo
đó, Công tố viên và luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo sẽ tranh luận, đưa ra
bằ ng chứ ng, thẩ m tra nhân chứ ng tạ i Tòa. Bồ i thẩ m đ oàn sẽ quyế t đ ịnh ngư ờ i
đó có tội hay không có tội trên cơ sở chứng cứ và những luận giải của các bên.
Thẩm phán sẽ quyết định hình phạt hay tuyên vô tội dựa trên quyết định của Bồi
thẩm đoàn là người đó có phạm tội hay không và sẽ phải chịu trách nhi ệm v ề
quyết định đó trước pháp luật  Cơ quan Công tố không thực hiện bất kỳ sự
giám sát nào đối với hoạt động của Tòa án.
3. Đức
- Cơ quan công tố ở Đức lại có vị trí trung gian giữa hai hệ th ống c ơ quan
hành pháp với tư pháp và là cầu nối giữa hai hệ thống cơ quan này
*Mối quan hệ giữa Công tố và Cơ quan điều tra
- CQĐT có vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra ban đầu
- Thực tế với lợi thế nguồn nhân lực, đào tạo, kinh nghiệm nên c ảnh sát t ự
mình thực hiện phần lớn các điều tra hình sự đầy đủ, hồ sơ được chuyển đến văn
phòng công tố khi vụ việc đã được xem là đã giải quyết và không cần điều tra
thêm
- Một số ít các vụ án như giết người, các vụ án tội phạm cổ cồn trắng
nghiêm trọng thì Văn phòng công tố được tham gia ngay từ đầu
- Các cơ quan công tố mới là người đứng đầu cuộc điều tra hình s ự  G ắn
với vai trò chế ước và chỉ đạo điều tra của cơ quan công tố và công tố viên
- Công tố viên có quyền tùy nghi lấy hồ sơ để thực hi ện đi ều tra càng s ớm
càng tốt
- CQĐT không được quyền ra cáo buộc hình sự. Nếu thấy đủ điều kiện để
ra quyết định đó, CQĐT sẽ chuyển hồ sơ cho CQCT  Thẩm quyền ra cáo
buộc hình sự chỉ thuộc về CQCT
- Văn phòng công tố chịu trách nhiệm cao dù chức năng điều tra thuộc về
CQCS khi họ thực hiện hầu hết hoạt động điều tra vì công tố viên là người cuối
cùng phải quyết định truy tố hay không về một tội phạm
- Công tố viên có quyền đưa ra các chỉ thị chung cho cảnh sát v ề m ột v ụ án
có thể đ ư ợ c giả i quyế t như thế nào và có thể khu trú khu vự c hoặ c vấ n đ ề ư u
tiên cần điều tra. Công tố viên có quyền yêu cầu cảnh sát thực hi ện m ột s ố ho ạt
động điều tra (Điều 161 khoản 1). Công tố viên cần có được thông tin về vụ việc
để có thể chỉ đạo công việc của cảnh sát
- Công tố viên liên bang cũng có thể chỉ đạo điều tra các vụ án liên quan
đến lợi ích công cộng đặc biệt.
- Cơ quan Công tố có thể yêu cầu thông tin từ tất cả các c ơ quan nhà n ước
và có thể thự c hiệ n tấ t cả các hoạ t đ ộ ng đ iề u tra, trự c tiếp ho ặc thông qua các
cấp có thẩm quyền và nhân viên trong lực lượng cảnh sát. Cấp có thẩm quyền và
nhân viên trong lực lượng cảnh sát có nghĩa vụ phải tuân thủ những yêu cầu hay
mệnh lệnh của Cơ quan Công tố (Điều 161 BLTTHS Đức)
- Cơ quan điều tra chỉ sử dụng điều tra trinh sát khi có s ự đồng ý c ủa c ơ
quan công tố (Điều 110b BLTTHS Đức)
- Khi có được sự đồng thuận của Tòa án, cơ quan công tố có quy ền ra l ệnh
thu giữ/tịch thu tài sản (Điều 110e BLTTHS Đức) hoặc áp dụng hình phạt tiền
(Điều 110 BLTTHS Đức)
- Việc kết thúc điều tra chỉ được trao quyền cho CQCT (Điều 169a). Nói
cách khác, trong mọi trường hợp, CQĐT sau khi tiến hành các hoạt động thu
thậ p chứ ng cứ cầ n thiế t, phả i chuyể n toàn bộ hồ sơ cho CQCT đ ể xem xét,
quyết định việc truy tố. Nghiên cứu HSVA, xem xét, đánh giá chứng cứ để thu
thậ p trong giai đ oạ n đ iề u tra, ra bả n kế t luậ n đ iề u tra là cơ sở đ ể CQCT thự c
hành quyền công tố, thể hiện trước tiên bằng thẩm quyền ra cáo buộc hình sự
- Cơ quan công tố có quyền miễn truy tố trong một số trường hợp sau: tội ít
nghiêm trọng (Điều 153 BLTTHS Đức); tội phạm thực hiện ở nước ngoài (Điều
153c BLTTHS Đức); vì lý do chính trị (Điều 153d BLTTHS Đức); tội phạm
trong lĩnh vực an ninh quốc gia (Điều 153e BLTTHS Đức)
 Tư duy các nhà làm luật Đức thể hiện vai trò thống lĩnh của CQCT – c ơ
quan nắm giữ CNCT. Chức năng điều tra, mặc dù là chức năng độc lập và trong
thực tiễn, hoạt động điều tra chủ yếu do CQĐT tiến hành nhưng hoạt động điều
tra chỉ đ ư ợ c xem như mộ t công đ oạ n ban đ ầ u cho hoạ t đ ộ ng công tố . Chứ c
năng của CQĐT là sự hỗ trợ cho Chức năng của CQCT. Viện Công tố có trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động điều tra. Noí cách khách, CQCT ở Đức thực hiện
đồng thời 02 chức năng: điều tra và công tố. CQĐT chỉ thực hi ện các ho ạt động
chức năng điều tra khi được CQCT yêu cầu (chức năng thống lĩnh hoạt động
điều tra của CQCT Đức)
*Mối quan hệ giữa Công tố và Tòa án
- Cơ quan công tố có quyền đề nghị đình chỉ chuyển vụ án sang cho Tòa án
có thẩm quyền trong trường hợp Tòa án xét xử ở một nơi và việc tạm giữ được
thi hành ở nơi khác (Điều 126 BLTTHS Đức);
- Cơ quan công tố có quyền đề nghị Tòa án đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ
án (Điều 154 BLTTHS Đức);
- Tòa án có thẩm quyên tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ
trong giai đoạn trung gian trên cơ sở đề nghị của CQCT (trừ trường khẩn cấp
không cần đề nghị)
- Chỉ có Tòa án mớ i có thẩ m quyề n ra lệ nh áp dụng các biệ n pháp hạ n chế
quyền con người, quyền công dân. CQCT chỉ có quyền ra lệnh áp dụng các biện
pháp điều tra trinh sát hoặc ra lệnh trong trường hợp khẩn cấp
- Thẩm phán có quyền thẩm vấn của CQCT hoặc bác bỏ các câu hỏi không
thích hợp hoặc không có liên quan (Điều 241 BLTTHS)
- Công tố viên có quyền kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa
án (Điều 296, 365 BLTTHS Đức); thẩm quyền kháng nghị về việc áp dụng pháp
luậ t và kháng nghị tái thẩ m (Đ iề u 296 BLTTHS)
4. Pháp
*Mối quan hệ giữa Cơ quan Công tố và Cơ quan điều tra
- Cảnh sát tư pháp của Pháp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp đi ều tra
quan trọng như: lệnh cho chuyên gia (tương tự trưng cầu giám định); tạm giữ
người; sàng lòng nhóm tội phạm; nghe lén liên lạc điện thoại; thực hiện khám
xét và thu giữ tại các địa điểm khác nhau; Yêu cầu bất kỳ người nào tiết lộ danh
tính; nghe bất kỳ người nào trình bày thông tin cần thiết về vụ án
- Cảnh sát tư pháp Pháp được chỉ đạo bởi Công tố viên, được giám sát b ởi
Viện trưởng Viện Công cố và kiểm soát bởi phòng điều tra (Điều 13 BLTTHS)
- Trong địa hạt thẩm quyền mỗi Tòa, cảnh sát tư pháp được đặt dưới sự
giám sát của công tố viên và sự quản lý của phòng điều tra (Điều 224 BLTTHS)
=> CTV chỉ đ ạ o bấ t kỳ nhân viên cả nh sát tư pháp và nhân viên nào khác trong
phạm vi quản hạt của Tòa án
- Giao quyền tùy nghi đáng kể cho cảnh sát tư pháp trong giai đoạn điều tra
sơ bộ (Điều 12 BLTTHS).
- Cơ quan công tố có quyền chỉ đạo điều tra, đề ra yêu cầu điều tra và trong
một số trường hợp có quyền tự điều tra
+Cảnh sát tư pháp tiến hành hoạt động dưới sự chỉ đạo của CTV quận, các
công chức hay các nhân viên khác có liên quan (Điều 13). CTV cấp qu ận ph ải
gử i nhữ ng chỉ đ ạ o chung cho Đ TV, giả i thích nhữ ng lự a chọ n và ư u tiên về
chính sách xử lý đ ố i vớ i các VAHS
+ Công tố viên kiểm soát cảnh sát tư pháp theo 03 cách: giám sát, ki ểm tra
việc điều tra; phụ trách sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan; lựa chọn cơ
quan nào sẽ chịu trách nhiệm về việc điều tra
+ Sĩ quan cảnh sát chỉ tịch biên các đồ vật, tài liệu c ần thi ết cho vi ệc xác
định sự thật của vụ án khi được sự đồng ý của Viện trưởng Viện công tố bên
cạnh Tòa sơ thẩm (Điều 56 BLTTHS Pháp);
+ Công tố viên được thông báo về việc bắt giữ, phê chu ẩn gia h ạn t ạm gi ữ
hoặc thả người tạm giữ (Điều 63, 77 BLTTHS Pháp);
+ Viện trưởng Viện công tố có quyền ban hành lệnh khám xét (Điều 71
BLTTHS Pháp);
+ Viện trưởng Viện công tố có quyền ấn định thời hạn tiến hành đi ều tra
hoặc gia hạn điều tra (Điều 75-1 BLTTHS Pháp);
+ Mọi thông tin cần thiết về vụ án phải được thể hiện bằng văn bản chuyển
tới CTV từ nhân viên CS tư pháp. Văn bản có thể là thông báo, b ản g ốc ho ặc
bản sao có công chứng về biên bản chính thức họ đã soạn thảo khi các hoạt động
điều tra kết thúc… (Điều 19 BLTTHS)
+ Công tố viên và cấp phó của họ có đủ quyền của một sỹ quan cảnh sát tư
pháp, có quyền quyết định với tư cách cá nhân có tham gia hay không vào cuộc
điều tra; thực tế thì CTV thường yêu cầu sự giúp đỡ của các nhân viên c ảnh sát
tư pháp, văn phòng cảnh sát tư pháp khu vực hay các cơ quan chuyên trách
+ Cơ quan công tố là cơ quan có quyền tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác
về tội phạm Điều 40 BLTTHS Pháp: “Tất cả các nhà chức trách, cán bộ hoặc
công chức, trong khi thực hiện nhiệm vụ, biết được sự tồn tại của một tội
nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng có nghĩa vụ thông báo ngay cho công t ố viên
trưởng cấp sơ thẩm về tội phạm và chuyển cho công tố viên này thông tin liên
quan, báo cáo hoặc tài liệu chính thức"
Điều 19 BLTTHS Pháp quy định: “Sỹ quan cảnh sát tư pháp phải
thông báo ngay cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm những t ội
nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh mà họ phát hiện được. Sau khi
hoàn tất công việc, phải gửi ngay cho Viện trưởng Công tố bên cạnh Tòa s ơ
thẩm
bản chính và bản sao có chứng thực tất cả các biên bản mà h ọ đã l ập c ũng nh ư
những văn bản và tài liệu liên quan. Nhưng đồ vật kê biên thuộc quyền xem xét
của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm.
 Cán bộ, công chức, sĩ quan cảnh sát khi phát hiện tội phạm phải có
nhiệm vụ thông báo cho cơ quan công tố
- Cơ quan Công tố giải quyết tin báo, tố giác về t ội ph ạm theo cách th ức
sau:
Khi thấy rằng các tình tiết được chuyển đến phù hợp với các quy định tại
điều 40 cấu thành một tội phạm được thực hiện bởi một người biết được danh
tính và nơi ở, và không có quy định pháp lý ngăn cản việc thi hành c ủa công t ố
viên, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có quyền tài phán theo lănh thổ quyết
định liệu có phù hợp:
+ khởi tố;
+ hoặc tiến hành các biện pháp tố tụng thay thế việc khởi tố, phù h ợp v ới
các quy định tại các điều 41-1 hoặc 41-2;
+ hoặc khép lại vụ án mà không làm gì thêm, khi các tình huống cụ thể
liên
quan đến việc thực hiện tội phạm biện minh cho điều này.
- Đối với trường hợp cơ quan công tố tự tiến hành điều tra, BLTTHS quy
định:
“Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm trực tiếp ti ến hành ho ặc
cho tiến hành mọi công việc cần thiết để truy tìm và truy tố các hành vi vi phạm
pháp luật hình sự.” (Điều 13 BLTTHS)
- Công tố viên có quyền kháng nghị các quyết định của Thẩm phán ho ặc
cảnh sát
*Mối quan hệ giữa Cơ quan Công tố và Tòa án
- Về mặt hình thức, cơ quan công tố được đặt trong cơ quan Tòa án nhưng
độc lập và không phụ thuộc vào hệ thống cơ quan Tòa án (do vậy nên còn được
gọi là “Viện công tố bên cạnh Tòa án”)
- Thẩm phán điều tra chỉ có thể điều tra phù hợp với đề nghị của Viện
trưởng Viện công tố (Điều 80 BLTTHS Pháp);
- Công tố viên có quyền yêu cầu Thẩm phán áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các
biện pháp giám sát tư pháp (Điều 141, 197 BLTTHS Pháp);
- Công tố viên có quyền yêu cầu Thẩm phán trưng cầu giám định;
- Viện trưởng Viện công tố có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm và
giám đốc thẩm đối với các quyết định của Thẩm phán (Điều 380-2 và Điều 568
BLTTHS Pháp)
- Viện công tố tham dự các cuộc tranh luận của Hội đồng xét xử; tất cả các
quyết định của Tòa được tuyên với sự có mặt của đại diện Viện công tố (Điều 32
BLTTHS Pháp);
- Tại phiên tòa, công tố viên có quyền yêu cầu Tòa án áp d ụng các bi ện
pháp giám sát tư pháp để đảm bảo sự có mặt của một người trong quá trình xét
xử hoặ c nhằ m hạ n chế áp lự c đ ố i vớ i nạ n nhân hoặ c nhân chứ ng ( Đi ều 272
BLTTHS Pháp)

You might also like