You are on page 1of 2

a.

Thanh Hiên thi tập:


- Hoàn cảnh sáng tác: viết vào những năm trước 1802, để nói lên tình cảnh, tâm
sự của mình trong hoàn cảnh lênh đênh, lưu lạc hoặc trong thời gian ẩn náu ở
quê nhà, lúc gia đình đã sa sút theo đà sụp đổ của chế độ Lê – Trịnh.
- Nội dung: chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm đau mà chẳng
thuốc thang gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào lòng thương của người khác.
Tâm sự của tác giả trong thời kỳ này là một tâm sự buồn rầu, có khi chán nản,
uất ức… Thanh Hiên thi tập ghi lại tâm sự của một con người đầy hùng tâm,
tráng chí nhưng gặp nhiều cảnh ngộ không như ý nên phải ôm trong lòng mối
u uất không thể giải tỏa. Bao trùm tập thơ là điệp khúc buồn, u uẩn, day dứt
khôn nguôi.
- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển tích, điển cố.
b. Nam trung tạp ngâm:
- Hoàn cảnh sáng tác: gồm những bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812,
tức là từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ
làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Tập thơ hiện có 40 bài, mở đầu tập là bài
Phượng hoàng lộ thượng tảo hành (Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là
bài Đại tác cửu tư quy (Làm thay người đi thú lâu năm mong về).
- Nội dung: nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo
trung tảo hành...) hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói hay chèn ép
của các quan lại (Ngẫu đắc, Điệu khuyển...).
- Nghệ thuật: giọng điệu bi thiết, buồn thƣơng. Còn về phong cách, thơ Nguyễn
Du có giọng nhu, khoan thai mà tha thiết lắng sâu và chân thành hết mực, cảm
hứng trữ tình và cảm hứng hiện thực đan xen làm nên tính chất vừa thống
nhất, vừa phân hóa tƣơng đối trong cảm hứng nghệ thuật nói chung của thơ
chữ Hán Nguyễn Du. Trong đó, cảm hứng trữ tình vẫn chiếm ưu thế hơn cả và
tạo thành âm hưởng chủ đạo của hai tập thơ. Đó là thế giới tinh thần đầy u uất,
buồn thương và những vận động nội tâm sâu sắc của một con người luôn khao
khát sống nhưng thời thế lắm điều bất như ý.
c. Bắc hành tạp lục:
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc
- Nội dung: là niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc
biệt là những kẻ tài hoa. Với đề tài hiện thực, Nguyễn Du từ cõi lòng đầy
những thất vọng khổ đau của riêng mình đề cập đến những trăn trở trước số
phận của cõi người. Xuất hiện trong tập thơ là hiện thực nhân dân cùng khổ,
Nguyễn Du đã vẽ nên những bức tranh sông động về tình cảnh những người
dân nghèo trên bước đường tha phương.
- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, các cặp thơ đối.
-
- A. Giá trị hiện thực của thơ chữ Hán
- - Trong thơ chữ Hán, tác giả tập trung phản ánh hiện thực những số phận cơ
cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,...) hoặc những
con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng
Tiểu Thanh,...).
- - Với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Du đã nhận ra và ghi lại những bất
công của xã hội: tầng lớp thống trị thì sống xa hoa còn người dân thì sống
trong đói nghèo, cơ cực. Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du mang sức mạnh
lên án, tố xã hội vô nhân đạo.
- B:Lòng thương người: Thương những người phụ nữ sắc tài mà bạc mệnh (ca
nữ đất La Thành, người gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,...); thương
những người nghèo khổ (ông già mù hát rong, mẹ con người ăn xin,...);
thương những người có tài năng, nhân cách mà cuộc đời bi kịch (Khuất
Nguyên, Đỗ Phủ,...).
- - Trân trọng đề cao cái đẹp, tài năng, nhân cách (sắc đẹp và văn chương của
Tiểu Thanh; tài văn chương và nhân cách của Khuất Nguyên, Đỗ Phủ; tài năng
và khí tiết của Tống Nhạc Phi,...)
- Lòng tự trọng thương mình: tài năng mà bi kịch, hoài bão không được thực hiện,
cô đơn, bơ vơ trước cuộc đời,... Lòng tự thương là biểu hiện của ý thức về cá
nhân, thể hiện tình cảm, tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

You might also like