You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING
-------------------

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 1:


NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
“GREEN FARM” CỦA VINAMILK VỚI MỤC TIÊU ĐỊNH VỊ
VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU XANH

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Xuân Trường

Lớp học phần: 231_BRMG2011_07

Nhóm thực hiện: Nhóm 09

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................4


LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................6
1.1. Khái quát về phát triển thương hiệu.............................................................................6
1.1.1. Khái niệm thương hiệu.............................................................................................6
1.1.2. Khái niệm phát triển thương hiệu...........................................................................6
1.1.3. Quan điểm phát triển thương hiệu..........................................................................6
1.1.4. Những vấn đề lưu ý trong phát triển thương hiệu..................................................7
1.2. Các nội dung của phát triển thương hiệu.....................................................................8
1.2.1. Phát triển nhận thức thương hiệu...........................................................................8
1.2.2. Phát triển các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu.............................9
1.2.3. Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu..........................................................10
1.2.4. Gia tăng khả năng bao quát của thương hiệu thông qua mở rộng và làm mới
thương hiệu.............................................................................................................................11
1.3. Khái quát về phát triển thương hiệu xanh.................................................................13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH GREEN FARM TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU XANH CỦA VINAMILK..............................................14
2.1 Khái quát về thương hiệu..............................................................................................14
2.1.1. Giới thiệu về thương hiệu Vinamilk......................................................................14
2.1.2. Quá trình phát triển của Vinamilk........................................................................14
2.2. Mô hình trang trại sinh thái "Green Farm"..............................................................15
2.2.1. Chọn lọc đầu vào kỹ lưỡng.....................................................................................16
2.2.2. Thực hành nông nghiệp tái tạo..............................................................................16
2.2.3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp bền vững...................................17
2.3. Các nội dung của phát triển thương hiệu qua mô hình Green Farm......................17
2.3.1. Phát triển nhận thức thương hiệu.........................................................................17
2.3.2. Phát triển các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu...........................19
2.3.3. Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu..........................................................21
2.3.4. Gia tăng khả năng bao quát của thương hiệu thông qua mở rộng và làm mới
thương hiệu.............................................................................................................................22

2
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI
VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU XANH CỦA VINAMILK QUA
MÔ HÌNH GREENFARM....................................................................................................23
3.1. Thành tựu và hạn chế của mô hình.............................................................................23
3.1.1. Thành tựu...............................................................................................................23
3.1.2. Hạn chế...................................................................................................................25
3.2. Một số nhận định và đề xuất đối với chiến lược phát triển thương hiệu xanh của
Vinamilk..................................................................................................................................26
3.2.1. Một số nhận định....................................................................................................26
3.2.2. Đề xuất đối với chiến lược phát triển thương hiệu xanh của Vinamilk..............26
LỜI KẾT LUẬN..................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................29

3
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương mại đã
đưa bộ môn Quản trị Thương hiệu 1 vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn – Thầy Vũ Xuân Trường đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời
gian học tập, chúng em đã có cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả. Đây chắc chắn là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em vững bước sau
này.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người còn nhiều bỡ
ngỡ và tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong quá trình hoàn thành bài thảo luận khó
có thể tránh khổi những thiếu sót, nhóm chúng em mong nhận được những đóng góp ý kiến
từ thầy và các bạn để bài thảo luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Green Farm là dòng sữa tươi cao cấp của thương hiệu Vinamilk đang được nhiều người tiêu
dùng yêu thích và quan tâm. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam(Vinamilk) là thương hiệu sữa
tươi quốc dân nổi tiếng trong nước lẫn nước ngoài. Công ty thành lập vào 1976, chuyên về sản
xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa. Công ty Vinamilk với bề dày hơn 37 năm thành lập
và phát triển, sản phẩm đa dạng, nhãn hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm. Vinamilk là Công
ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Sữa, đã có chỗ đứng trên thị trường, có thị phần lớn trong
ngành hàng Sữa vì thế cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn của nhiều Công ty Sữa trong và ngoài
nước tại thị trường Việt Nam. Nhận thức được sự cạnh tranh ngày một khắc nghiệt, sự ra đời
của hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm chính là một ví dụ tiêu biểu cho việc
không ngừng đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững của Vinamilk.

Đi đầu trong việc xây dựng mô hình trang trại bò sữa phát triển bền vững, Vinamilk đã và
đang nhận được những thành quả từ chiến lược phát triển này, khi trang trại sinh thái Vinamilk
Green Farm đã mang lại dòng sữa tươi Vinamilk Green Farm - một sản phẩm sản xuất thân
thiện môi trường, xanh tốt cho sức khỏe và được người tiêu dùng ưa chuộng với hương vị
thanh nhẹ, thuần khiết. Hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm là khởi đầu của mô
hình trang trại thân thiện với thiên nhiên, nằm trong chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ
môi trường của Vinamilk. Đây cũng được xem là một bước tiến của Vinamilk trên hành trình
xanh với những sản phẩm thân thiện môi trường. Chính vì vậy, để phân tích và nghiên cứu
mục tiêu định vị thị trường và phát triển thương hiệu xanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
– Vinamilk, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn: “Nghiên cứu mô hình phát triển bền
vững Green Farm của Vinamilk với mục tiêu định vị và phát triển thương hiệu xanh”
làm đề tài nghiên cứu cho bài thảo luận này.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Trên cơ sở lý thuyết về định vị và phát triển thương hiệu, đồng thời dựa vào các yếu tố trụ
cột chính trong quá trình phát triển trang trại sinh thái Green Farm, bài thảo luận đã đưa ra
những giải pháp về phát triển nhận thức thương hiệu, phát triển các giá trị cảm nhận về sản
phẩm và thương hiệu, phát triển giá trị tài chính của thương hiệu và gia tăng khả năng bao quát
của thương hiệu thông qua việc nhận diện, làm mới thương hiệu.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu trong bài thảo luận là nghiên cứu cách định vị và phát triển thương
hiệu xanh thông qua chất lượng sản phẩm, thực hành nông nghiệp tái tạo, ứng dụng các công
nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó để phát triển thương hiệu của mình qua mô hình Green Farm
không thể không kể đến những hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng, Vinamilk luôn
cố gắng thay đổi nhận thưc của khách hàng về một thương hiệu xanh, thân thiện với môi
trường.

5
6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về phát triển thương hiệu
1.1.1. Khái niệm thương hiệu
Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):
“Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm
hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ
chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch
vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất
lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp
lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh
nghiệp”.

1.1.2. Khái niệm phát triển thương hiệu


Phát triển thương hiệu là dựa vào sự lớn mạnh của thương hiệu trong thị trường mà tiến tới
mở rộng kinh doanh, làm tăng độ uy tín, tin cậy, chất lượng cho thương hiệu; đồng thời cũng
tạo ra những chiều hướng mới hay những lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn cho thương hiệu
xây dựng. Mỗi một công ty, doanh nghiệp, để khẳng định vị trí của mình trên thị trường thì đều
cần có riêng một thương hiệu. Một trong những đỉnh cao của quá trình kinh doanh là gây dựng
được thương hiệu uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là tạo được thương hiệu
tin cậy cho mọi đối tượng khách hàng.

1.1.3. Quan điểm phát triển thương hiệu


Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng và tạo dựng giá trị cho một sản phẩm, dịch vụ
hoặc tổ chức trong tâm trí của khách hàng. Điều này đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng và chiến
lược cẩn thận để đảm bảo rằng thông điệp và hình ảnh của thương hiệu được truyền tải một
cách chính xác và hiệu quả.

Yếu tố quan trọng trong việc phát triển thương hiệu là nắm bắt được giá trị cốt lõi của sản
phẩm hoặc dịch vụ. Điều này đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các yếu tố như tiện ích, chất
lượng, sáng tạo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách hiểu rõ những gì làm nên
giá trị riêng biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ, ta có thể xây dựng một thông điệp thương hiệu
mạnh mẽ.

Một chiến lược phát triển thương hiệu thành công không chỉ liên quan đến việc xác định giá
trị riêng biệt, mà còn liên quan đến việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Bằng cách
hiểu rõ những nhu cầu, mong muốn và giá trị của khách hàng, ta có thể tạo ra một thông điệp
thương hiệu phù hợp và thu hút sự quan tâm của họ.

Ngoài ra, việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu đồng nhất và nhận diện thương hiệu sẽ
giúp tăng cường sự nhận biết và gắn kết với khách hàng. Nó bao gồm việc chọn lựa các yếu tố
7
thiết kế, từ logo cho đến màu sắc và phông chữ, để tạo ra một cái nhìn tổng thể đồng bộ và
chuyên nghiệp. Một số các hoạt động truyền thông chính giúp khách hàng biết đến như:

- Quảng cáo: bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng dù tốt đến đâu cũng không thể chiếm
lĩnh được thị trường nếu không có quảng cáo. Tiến hành quảng có dưới nhiều hình thức như:
báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, … Do mỗi hình
thức đều vươn tới đối tượng khách hàng khác nhau nên doanh nghiệp thường áp dụng đồng
thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hút khách hàng, qua đó phát triển sản phẩm của mình
hơn nữa.

- Quan hệ báo chí: bao gồm các hoạt động tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu
xếp buổi phỏng vấn, … Mục đích quan hệ tốt với báo chí là chiếc cầu nối ngắn nhất, hiệu quả
nhất giữa khách hàng với sản phẩm với doanh nghiệp.

- Tổ chức sự kiện: mục tiêu là thu hút sự chú ý của công chúng về doanh nghiệp và sản phẩm
của doanh nghiệp, thể hiện cho khách hàng về hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp cũng như sản
phẩm của doanh nghiệp.

Cuối cùng, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược phát triển thương hiệu là rất
quan trọng. Bằng cách theo dõi các chỉ số thành công như ý kiến khách hàng, doanh số bán
hàng hoặc tỷ lệ tái mua hàng, ta có thể điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tốt hơn.

1.1.4. Những vấn đề lưu ý trong phát triển thương hiệu

- Thiết kế website bán hàng và xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến
Để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh trực tuyến và phát triển thương hiệu trên Internet,
doanh nghiệp không thể bỏ qua việc thiết kế website và xây dựng các kênh bán hàng trực
tuyến. Một website chuyên nghiệp chính là đại diện giới thiệu doanh nghiệp trên môi trường
Internet đồng thời là công cụ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để có thể nhanh chóng triển khai các chiến lược phát triển thương hiệu và tiếp
cận khách hàng, doanh nghiệp cần thiết kế một website chuyên nghiệp với giao diện đẹp, thu
hút cùng với nội dung thông tin đầy đủ và thân thiết trong trải nghiệm người dùng. Bên cạnh
đó, có thể xây dựng và phát triển thêm các kênh bán hàng trực tuyến khác như trang rao vặt,
diễn đàn hay mạng xã hội để lan tỏa thương hiệu đến với nhiều người dùng hơn trên Internet.

- Chú trọng vào bộ nhận diện thương hiệu


Khi xây dựng thương hiệu, địa chỉ website hoặc tài khoản các kênh bán hàng phải gắn liền
với tên doanh nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh ngắn gọn và tạo được ấn tượng cho du
khách. Logo thiết kế phải thể hiện được điểm nổi bật của thương hiệu và ngành nghề kinh
doanh, đặc biệt gắn liền với thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến cho khách hàng

Khi phát triển bộ nhận diện thương hiệu, cần xem xét việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao
gồm đăng ký logo và tên thương hiệu để ngăn chặn việc sao chép hoặc sử dụng trái phép. Bộ
8
nhận diện thương hiệu cần có khả năng linh hoạt để phù hợp với các ứng dụng và kênh truyền
thông khác nhau. Nó phải có thể điều chỉnh cho các mục đích in ấn, trực tuyến, quảng cáo và
marketing. Đặc biệt Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ là một hình ảnh tĩnh mà còn là một
công cụ để tạo liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó nên được sử dụng để giao tiếp
giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và thiết lập mối quan hệ lâu dài. Khi đã thiết lập bộ
nhận diện thương hiệu, luôn luôn kiểm tra và đánh giá hiệu quả của nó trong việc thu hút
khách hàng và xây dựng lòng tin. Nếu cần, điều chỉnh và cải thiện để đảm bảo rằng nó phù hợp
với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị và truyền thông trực tuyến

Doanh nghiệp muốn kinh doanh và phát triển thương hiệu trên Internet thì không thể bỏ qua
hoạt động xây dựng, triển khai các chiến lược tiếp thị và truyền thông trực tuyến. Đây được
xem là giải pháp tiếp cận khách hàng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp đem lại hiệu quả cao.
Các phương thức Marketing Online chủ yếu được sử dụng để phát triển thương hiệu có thể kể
đến như: Facebook, SEO, Google Adwords, … Cùng với đó là kế hoạch forum seeding lan tỏa
thương hiệu và đăng bài PR giới thiệu doanh nghiệp, dịch vụ.

- Tập trung vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ


Để xây dựng và phát triển uy tín doanh nghiệp hiệu quả và lâu dài trên môi trường kinh
doanh thì yếu tố chất lượng được xem là đóng vai trò then chốt. Việc kinh doanh các dịch vụ
chất lượng không chỉ tạo được niềm tin đối với khách hàng mà còn có thể gia tăng được lượng
khách hàng nhanh chóng qua đánh giá, giới thiệu của các khách hàng trước đó

Nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp một dịch vụ chất lượng tốt, chiến lược Marketing
Online khác biệt, truyền thông thương hiệu độc đáo, sáng tạo thì chắc hẳn việc quảng bá hình
ảnh của bạn trên Internet thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu chất lượng dịch vụ kém,
truyền thông hời hợt có thể sẽ khiến cho uy tín thương hiệu của bạn bị sụt giảm nhanh chóng.

- Không thể bỏ qua chính sách khách hàng


Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu khi xây dựng thương hiệu. Để nhiều người
biết đến thương hiệu cũng như tin tưởng về dịch vụ bạn cung cấp thì bên cạnh chất lượng dịch
vụ bạn cũng cần quan tâm chú trọng hơn vào chính sách khách hàng.

Chính sách khách hàng ở đây có thể xây dựng dựa trên sự cạnh tranh về giá cả so với các
đối thủ khác trên thị trường, hay là các chương trình khuyến mãi, chương trình giảm giá, sự
kiện dành cho khách hàng, … Thực hiện tốt các khâu liên quan đến chính sách khách hàng thì
uy tín thương hiệu doanh nghiệp có thể gia tăng nhanh chóng theo thời gian.

1.2. Các nội dung của phát triển thương hiệu


1.2.1. Phát triển nhận thức thương hiệu
- Củng cố niềm tin của khách hàng

9
Củng cố và tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu là điều quan trọng và cần
thiết mà mỗi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được. Bởi một khi người tiêu dùng đã gắn bó
với thương hiệu của bạn thì khả năng cao họ sẽ lặp đi lặp lại quá trình mua hàng, hoặc không
cần phải suy nghĩ trước khi mua. Đây cũng chính lý do thu hẹp khoảng cách giữa lòng tin và
lòng trung thành.

Đặc biệt, khi bạn chọn một gương mặt đại diện cho thương hiệu mình, điều này sẽ giúp
khách hàng dễ dàng tin tưởng hơn vào thương hiệu. Những nỗ lực nâng cao nhận thức về
thương hiệu sẽ mang lại cho thương hiệu của bạn một cá tính riêng, một màu sắc riêng với
khách hàng của mình.

- Tạo nên sự liên tưởng (brand association)


Hãy tạo sự liên tưởng về thương hiệu đối với khách hàng. Cụ thể khi khách hàng nhìn thấy
một hình ảnh, một đoạn text, hay một nhân vật nào đó họ sẽ liên tưởng ngay đến thương hiệu
của bạn. Đây chính là những gì nhận biết thương hiệu cần làm. Nó liên kết các hành động và
sản phẩm với các thương hiệu cụ thể, trong tiềm thức của khách hàng. Nhờ đó tạo nên sự thành
công trong việc hình thành mức độ nhận diện của thương hiệu đối với khách hàng.

- Tạo nên giá trị thương hiệu (brand equity)


Giá trị thương hiệu được xác định bởi trải nghiệm của khách hàng và nhận thức của họ về
thương hiệu của bạn. Trải nghiệm và nhận thức tích cực của khách hàng tương đương với giá
trị thương hiệu tích của doanh nghiệp.

Việc xây dựng nhận thức về thương hiệu và liên tục quảng bá những trải nghiệm tích cực
với thương hiệu chính là nền tảng tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

1.2.2. Phát triển các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu

Các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu có thể là yếu tố quyết định trong quyết
định mua hàng của khách hàng. Khi sản phẩm mang lại cho khách hàng một cảm giác thoải
mái, hài lòng hoặc phù hợp với nhu cầu của họ, khả năng để thu hút và duy trì sự quan tâm từ
phía khách hàng cao hơn. Đặc biệt, việc xây dựng các giá trị cảm nhận tích cực cho sản phẩm
và thương hiệu có thể góp phần vào việc xây dựng lòng tin từ phía người tiêu dùng. Không chỉ
là chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đánh giá, mà cảm nhận và trải nghiệm của khách
hàng đối với thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ
lâu dài và bền vững. Cuối cùng, các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu có thể tạo
ra sự phân biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Khi khách hàng có những kinh nghiệm tích cực
và độc đáo với sản phẩm, họ sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt và ưu điểm của sản phẩm so với
các lựa chọn khác. Điều này giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong thị trường. Tóm lại,
phát triển các giá trị cảm nhận cho sản phẩm và thương hiệu không chỉ mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp mà còn tạo ra sự kết nối sâu sắc và lòng tin từ phía người tiêu dùng. Việc xây
dựng các giá trị này là yếu tố quan trọng để thành công trong việc tiếp thu và duy trì lòng tin từ
phía khách hàng.

10
* Giá trị cảm nhận và sự lựa chọn của khách hàng
Xét về bản chất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là sự trao đổi. Được xảy ra
khi có các điều kiện sau:

 Phải có ít nhất hai bên


 Mỗi bên phải có thứ gì đó có giá trị đối với bên còn lại
 Mỗi bên phải tự giao dịch và chuyển giao hàng hóa của mình
 Mỗi bên có quyền đồng ý hay khước từ đề nghị từ bên còn lại
 Mỗi bên đều tin chắc mình muốn hay không muốn giao dịch với bên còn lại

Vì vậy, trao đổi được xem là một quá trình chứ không phải là một sự việc. Theo lý thuyết
kinh tế, con người luôn cố gắng tối đa hóa hữu dụng hay lợi ích. Sự tối đa hóa có nguồn gốc từ
một sự thực rằng người tiêu dùng người tiêu dùng có năng lực lựa chọn giữa các sản phẩm
thay thế. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi chi phí và lợi ích có liên hệ mật thiết với nhau,
chúng cấu thành giá trị cảm nhận của khách hàng. Chúng là tiêu thức để đánh giá sản phẩm
hay dịch vụ có đáng giá hay không. Vì thế, từ quan điểm kinh tế, người tiêu dùng có thể dùng
quan hệ chi phí – lợi ích khi cân nhắc giá trị của sản phẩm hay dịch vụ. Vậy đánh giá giá trị
của khách hàng chính là cơ sở cho quyết định mua hàng.

Grewal & Ctg khẳng định rằng giá trị dành cho khách hàng là yếu tố tốt để dự báo sự mua
lặp lại và lòng trung thành và rằng nhận thức vốn có về giá trị của khách hàng làm tăng tính
sẵn sàng mua và làm giảm ý định tìm kiếm của họ. Và chìa khóa nâng cao sự lựa chọn và lòng
trung thành của khách hàng là phải mang lại cho họ những giá trị cao nhất.

* Giá trị cảm nhận và chiến lược cạnh tranh của công ty
Giá trị cảm nhận của khách hàng quyết định sự lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của người tiêu
dùng và lòng trung thành của họ. Chính vì thế, giá trị cảm nhận sẽ quyết định sự thành công
của chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên cạnh tranh không phải là hướng đến đối thủ cạnh tranh
mà là hướng đến khách hàng, mang lại cho khách hàng những giá trị vượt trội. Chỉ có cung cấp
những giá trị vượt trội thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được khách hàng chọn. Doanh
nghiệp sẽ thu hút, giành được, giữ được khách hàng và qua đó là tăng thị phần cũng như lợi
nhuận của mình.

Do đó, doanh nghiệp phải hiểu được giá trị dành cho khách hàng mà doanh nghiệp mình
cung cấp thông qua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng cảm nhận như thế
nào để xây dựng được một chiến lược cạnh tranh phù hợp. Những giá trị khách hàng mong đợi
hướng dẫn các quyết định về sản phẩm, đầu tư của doanh nghiệp trong việc làm thỏa mãn
khách hàng. Hiểu biết về khách hàng là nền tảng của khuôn khổ chiến lược chung mà trong đó
các hoạt động được thiết kế và xây dựng nhằm mang lại những giá trị vượt trội cho khách hàng
mục tiêu.

11
1.2.3. Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu
Theo tiếp cận tài chính, tài sản thương hiệu luôn cần được gia tăng giá trị thông qua các
hoạt động khác nhau với những cấp độ khác nhau, dưới các dạng liên kết khác nhau, kể cả hoạt
động nhượng quyền thương mại, li-xăng nhãn hiệu làm gia tăng uy tín, mức độ ảnh hưởng và
chi phối của thương hiệu trên nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều khu vực thị trường, từ đó tăng
giá trị tài chính của thương hiệu.

Giá trị tài chính của thương hiệu được gia tăng trước hết thông qua việc phát triển lòng trung
thành thương hiệu, từ đó mở rộng tập khách hàng mục tiêu và uy tín thương hiệu, thúc đẩy bán
hàng và gia tăng lợi nhuận trong tương lai của thương hiệu. Một thương hiệu nổi tiếng hơn,
được ưa chuộng và có giá trị cảm nhận cao hơn thường sẽ bán được nhiều sản phẩm và giá bán
thường là tương ứng cũng cao hơn so với các thương hiệu ít được biết đến hoặc uy tín thấp
hơn. Giá trị thương hiệu, trước hết đến từ uy tín và giá trị cảm nhận của thương hiệu.

Hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ tạo điều kiện để thương hiệu được biết đến rộng rãi
hơn, khả năng phát triển tập khách hàng mạnh hơn, rộng hơn và tương ứng sẽ là lợi ích về kinh
tế mà thương hiệu có thể thu hút được từ hoạt động này. Đây là một trong những cách phổ biến
và được xem là nhanh nhất để phát triển thương hiệu nói chung và gia tăng giá trị tài chính của
thương hiệu nói riêng. Hoạt động nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh,
hiện đang phát triển khá mạnh tại Việt Nam cả trên góc độ các doanh nghiệp Việt Nam nhận
quyền từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam
nhượng quyền từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác. Nhượng quyền thương mại đã
được quy định khá cụ thể tại Luật Thương mại Việt Nam và các văn bản pháp quy khác như
nghị định số 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền
thương mại; các thông tư của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/NĐ-CP
như Thông tư số 09/2002/TT-BTM và các thông tư khác.

Các hoạt động liên kết thương hiệu có thể được thực hiện dưới dạng các liên kết kinh doanh
hoặc truyền thông thương hiệu ở những cấp độ khác nhau giữa các chủ thể và chủ sở hữu
thương hiệu, theo đó, có thể dưới dạng như:

+ Hợp tác thương hiệu với các cấp độ, chẳng hạn chỉ đơn giản trong truyền thông thương
hiệu của các thương hiệu khác nhau; hoặc trong hợp tác kinh doanh một số chủng loại sản
phẩm có liên quan của các thương hiệu khác; hoặc trong việc sử dụng qua lại các thương hiệu
của nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Các liên minh thương hiệu được hình thành nhờ sự tham gia đồng thời của nhiều thương
hiệu với sự liên kết mạnh trong kinh doanh, trao đổi sản phẩm và truyền thông thương hiệu,
thường hình thành một thể chế có tính thống nhất. Sản phẩm của liên minh thương hiệu có thể
tồn tại đồng thời các thương hiệu tham gia - sản phẩm đồng thương hiệu; hoặc mang một
thương hiệu độc lập, …

12
1.2.4. Gia tăng khả năng bao quát của thương hiệu thông qua mở rộng và làm mới
thương hiệu

* Mở rộng thương hiệu:

Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu để mở rộng thị trường, mở
rộng thương hiệu sang mặt hàng khác, mở rộng sang ngành khác.

Mục đích mở rộng thương hiệu là gắn kết lòng trung thành của khách hàng đối với thương
hiệu đồng thời gia tăng sự liên kết thương hiệu và mở rộng phổ sản phẩm, tạo hiệu ứng cộng
hưởng cho giá trị thương hiệu tăng thêm.

Các phương án mở rộng thương hiệu bao gồm: mở rộng thương hiệu phụ thuộc và mở rộng
thương hiệu sang mặt hàng khác.

+ Mở rộng thương hiệu phụ

Mở rộng thương hiệu phụ nghĩa là từ thương hiệu ban đầu tiến hành mở rộng theo chiều sâu
hoặc chiều rộng của phổ hàng (chi tiết hóa các chủng loại và kiểu dáng sản phẩm), bằng cách
hình thành các thương hiệu bổ sung.

Dù có ưu điểm là tăng sự lựa chọn cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên việc
mở rộng thương hiệu phụ cũng có thể dẫn đến việc giảm thị phần của thương hiệu “cũ”, tăng
rủi ro trong sản xuất và lưu kho các mặt hàng khác nhau, gây khó khăn trong việc định vị đa
thương hiệu và chi phí truyền thông lớn.

+ Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác

Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác là sử dụng một thương hiệu cũ cho một mặt hàng
khác mặt hàng ban đầu đang sử dụng thương hiệu đó với điều kiện mặt hàng mới phải có cùng
một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm ban đầu. Điều này giúp giảm chi phí truyền
thông thay vì phải xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn.

Ưu điểm của mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác là tận dụng được tập khách hàng cũ
vốn đã trung thành với thương hiệu cũ. Hạn chế đó là có thể không cuốn hút và hấp dẫn được
khách hàng mới có nhiều khó khăn, phức tạp trong quản lý, sản xuất, lưu kho và phân phối.

* Làm mới thương hiệu

Làm mới thương hiệu là quá trình tạo ra tên thương hiệu, biểu tượng, thiết kế mới hoặc một
thương hiệu có mục đích định vị thương hiệu mới trong tâm trí của khách hàng, đối tác, cổ
đông và nhân sự. Làm mới thương hiệu không chỉ là sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu mà
còn bao gồm cả chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm - dịch vụ.

13
Làm mới thông qua việc thay đổi, điều chỉnh hệ thống nhận diện thương hiệu, điều chỉnh
tên, logo thương hiệu, điều chỉnh thay đổi màu sắc thể hiện trên các thành tố thương hiệu, làm
mới sự thể hiện của các thành tố thương hiệu trên thành phẩm.

Làm mới thông qua việc chia tách, sáp nhập thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược của
doanh nghiệp khi doanh nghiệp có những biến động liên quan đến chia tách hay sát nhập, được
thực hiện khi doanh nghiệp không muốn thương hiệu của mình bị kiểm soát bởi người khác,
khi muốn tiếp cận một thị trường mới doanh nghiệp có thể tiến hành mua lại một thương hiệu
sản phẩm cùng loại được ưa chuộng.

1.3. Khái quát về phát triển thương hiệu xanh


Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành đề tài nóng không chỉ ở các quốc gia
phát triển mà ở cả nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngày càng nhiều sự
chú ý nhằm giải quyết vấn đề này được đưa ra từ không chỉ chính phủ, các nhà quản lý mà
ngay chính người tiêu dùng cũng có ý thức và quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường khi lựa
chọn mua sắm sản phẩm, dịch vụ. Chính vì lý do này mà nhiều doanh nghiệp đã hướng tới việc
xây dựng thương hiệu xanh để nắm bắt được xu hướng.

Thương hiệu xanh là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường, đối
với cộng đồng hay nền kinh tế, hướng tới sử dụng, cung cấp các những sản phẩm, dịch vụ thân
thiện với môi trường, các sản phẩm có thể sử dụng lại nhiều lần, được làm từ các chất liệu tái
chế, hoặc có thời gian phân hủy trong tự nhiên ngắn như túi giấy hay bao bì được làm từ vật
liệu thiên nhiên để thay thế đồ nhựa, ni-lông.

Việc xây dựng thương hiệu xanh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho
doanh nghiệp khai thác hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng
hiệu quả kinh doanh, tạo thiện cảm cho người tiêu dùng.

Theo Worldbank, 71% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng họ sẵn sàng góp phần xây
dựng môi trường sống bền vững thông qua chi tiêu vào các sản phẩm được chứng nhận
“xanh”, “không ảnh hưởng môi trường”.

Người tiêu dùng dành thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm,
có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thay đổi mô
hình sản xuất kinh doanh, từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy
trình sản xuất không ô nhiễm hoặc tác động tiêu cực đến môi trường, phân phối các sản phẩm
có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu của Công ty Nielsen cho thấy, các thương hiệu có cam
kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Ví dụ với ngành hàng thực
phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng của các thương hiệu xanh nhanh hơn so với toàn thị
trường từ 2,5-11,4%. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính
bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không có cam kết này.

14
Cũng theo khảo sát của công ty trên, có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng
chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có
thương hiệu “xanh” và “sạch”. Điều này có nghĩa, xu hướng tiêu dùng của người dân với các
sản phẩm sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường cũng có xu hướng tăng lên.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH GREEN FARM TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU XANH CỦA VINAMILK
2.1 Khái quát về thương hiệu
2.1.1. Giới thiệu về thương hiệu Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company), là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như
thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Vinamilk hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu của
ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị
phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần
sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với hơn 220.000 điểm bán hàng
phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang 54 quốc gia khác như
Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á, ...

- Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

- Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao
cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình với cuộc sống con
người và xã hội.

2.1.2. Quá trình phát triển của Vinamilk

- Thời kỳ bao cấp 1976 – 1986

Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên gọi ban
đầu là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm
miền Nam.

Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam,
trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam.

Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê
– Bánh kẹo I. Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: nhà máy bánh kẹo
Lubico và nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).

15
- Thời kỳ đổi mới năm 1986 – 2003

Tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk). Công ty chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản
phẩm từ Sữa.

Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên
Doanh Sữa Bình Định.

Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc. Vào tháng
5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.

- Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay

Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Công ty
khánh thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên
1,590 tỷ đồng. Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.
Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thương hiệu công ty.

Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và
nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành
thay đổi logo của thương hiệu.

Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột
tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà máy sữa Đà
Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.

Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa
Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic
Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2019, doanh nghiệp khánh thành trang trại Bò Sữa Tây Ninh. Mới đây nhất vào tháng
7/2023, Vinamilk đã thực hiện thay đổi logo và khẩu hiệu thành "Vui Khỏe Mỗi Ngày".

2.2. Mô hình trang trại sinh thái "Green Farm"


Là doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam và thuộc Top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới,
Vinamilk đã chọn phát triển bền vững là một trong bốn mũi nhọn trong chiến lược phát triển
giai đoạn 5 năm sắp tới với mục tiêu bảo vệ môi trường sống và đem lại những lợi ích cộng
thêm cho người tiêu dùng.

Sự ra đời của hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm chính là một ví dụ tiêu biểu
cho việc không ngừng đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững của Vinamilk. Hệ thống trang
trại sinh thái Vinamilk Green Farm là khởi đầu của mô hình trang trại thân thiện với thiên
16
nhiên, nằm trong chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường của Vinamilk được ra mắt
vào năm 2021 bao gồm 3 trang trại tại Thanh Hóa, Quảng Ngãi và Tây Ninh.

Cụ thể, mô hình Green Farm đã được Vinamilk xây dựng dựa trên 3 khía cạnh chủ đạo là
chọn lọc đầu vào kỹ lưỡng, thực hành nông nghiệp tái tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào
nông nghiệp bền vững.

2.2.1. Chọn lọc đầu vào kỹ lưỡng


Hệ thống trang trại Green Farm của Vinamilk có tổng diện tích gần 950 ha, quản lý đàn bò
sữa hơn 20.000 con. Giống bò sữa nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand, thuần chủng 100%.
Đàn bò giúp cung cấp 250 tấn sữa nguyên liệu/ngày, kết hợp với 3 nhà máy hiện đại có công
suất lớn, mỗi ngày có khoảng 7 triệu hộp sữa được cung cấp ra thị trường.

Năm 2022, 1.550 bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ đã được Vinamilk tiếp
nhận và đưa về nhập đàn tại các trang trại Vinamilk Green Farm tại Thanh Hóa và Quảng
Ngãi. Đây cũng là đợt nhập bò đầu tiên trong năm 2022 của Vinamilk với 100% cá thể thuần
chủng HF, đã được các chuyên gia di truyền chọn lọc kỹ càng qua lý lịch phả hệ 3 đời. Đặc
biệt với đàn bò nhập khẩu lần này, từng cá thể bò được kiểm tra, đánh giá và đạt Chỉ số tổng
hiệu suất di truyền đều ở mức cao. Các chuyên gia của Vinamilk trực tiếp sang Mỹ để cùng với
đối tác tuyển chọn những cô bò sữa khỏe mạnh, từ trong đàn bò có sản lượng trung bình trên
10.000 lít/con/chu kỳ 305 ngày, tương đương 38-40 lít sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày.

Vấn đề phúc lợi động vật cũng được Vinamilk đặc biệt quan tâm, tuyệt đối không sử dụng
hooc-môn tăng trưởng trong suốt quá trình chăn nuôi, thức ăn tự nhiên, giàu dưỡng chất, được
tuyển chọn, 100% nguồn thức ăn của đàn bò sữa đạt chuẩn Global G.A.P.

2.2.2. Thực hành nông nghiệp tái tạo


Các trang trại Green Farm đều sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời. Hệ
thống xử lý chất thải hiện đại cùng công nghệ biogas giúp Giảm thiểu đáng kể lượng phát thải
CO2, chuyển hóa chất thải thành các tài nguyên như: phân bón hữu cơ cho đồng cỏ, khí metan
để thanh trùng sữa cho bê, sấy cỏ làm thức ăn cho đàn bò.

Vinamilk Green Farm đã ứng dụng công nghệ carbon nguyên tử hữu cơ làm giảm phát thải
khí metan và mùi trong chăn nuôi. Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng
trong nông nghiệp được quản lý tối ưu với vòng tuần hoàn tái tạo đất. Các trang trại Green
Farm đều thực hiện canh tác theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học,
không thuốc trừ sâu và ứng dụng vòng tuần hoàn tái tạo đất để quản lý tài nguyên.

Tài nguyên nước được trang trại sử dụng tiết kiệm, tuần hoàn để tái sử dụng cho hoạt động
tưới tiêu. Nước thải được xử lý đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường các khu vực xung
quanh. Một phần diện tích đất của trang trại được dành xây dựng các hồ điều hòa sinh học, đây
là một sáng kiến có tính đột phá để giúp điều hòa làm mát không khí cho đàn bò sữa tại các
vùng khí hậu khô, nóng và góp phần tạo nên vòng tuần hoàn nước tại trang trại.

17
Diện tích mảng xanh tại các trang trại Green Farm được duy trì tỷ lệ bao phủ trên 70%. Cây
xanh được trồng xung quanh để tạo vành đai sinh học của trang trại, giúp bảo vệ hệ sinh thái
và hạn chế các tác động từ môi trường bên ngoài.

2.2.3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp bền vững
Tại Vinamilk Green Farm, bò sữa được chăm sóc với các chế độ đặc biệt nhờ áp dụng công
nghệ tiên tiến. Yếu tố phúc lợi động vật được Vinamilk chú trọng. Trang trại có hệ thống làm
mát hiện đại, đảm bảo nhiệt độ chuồng luôn dưới 28 độ C, giúp đàn bò sữa thoải mái, cho năng
suất sữa cao cùng chất lượng sữa tươi nguyên liệu tốt nhất và tuyệt đối không sử dụng hoóc
môn tăng trưởng trong chăn nuôi.

Bên cạnh nguồn sữa tươi nguyên liệu đến từ các trang trại, sản phẩm sữa tươi Vinamilk
Green Farm còn được đảm bảo yếu tố bền vững ở khâu sản xuất như: các nhà máy sản xuất sản
phẩm Sữa tươi 100% Green Farm đều đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế, có hệ thống
xử lý chất thải hiện đại đảm bảo 100% nước thải được xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi
trường. Đồng thời, đều đang được triển khai áp dụng và đánh giá xác thực PASS 2060 về quản
lý phát thải và trung hòa khí nhà kính.

Tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh như từ CNG, Biomass, năng lượng mặt trời thay thế cho các
nhiên liệu như xăng, dầu DO/FO, … trong hoạt động sản xuất tại Vinamilk hiện đạt gần 87%,
góp phần tích cực vào mục tiêu giảm phát thải CO2.

2.3. Các nội dung của phát triển thương hiệu qua mô hình Green Farm
2.3.1. Phát triển nhận thức thương hiệu
Dù được thành lập từ khá sớm, tuy nhiên Vinamilk không gói gọn mình trong nhận thức
ban đầu của khách hàng về thương hiệu. Thay vào đó, Vinamilk luôn đổi mới doanh nghiệp
cũng như giao diện để khách hàng không nhàm chán với sản phẩm. Nhận thức của người tiêu
dùng đối với Vinamilk luôn được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, bằng những thông
điệp và giá trị mà nhãn hàng này đem đến. Thông qua các hoạt động truyền thông về mô hình
trang trại sinh thái Green Farm, Vinamilk đã thay đổi nhận thức của khách hàng về một thương
hiệu xanh, thân thiện với môi trường.

2.3.1.1. Quảng cáo

- Youtube

Trong quảng cáo mang tên ''Sữa tươi Vinamilk Green Farm từ trang trại sinh thái" vào năm
2021, Vinamilk đã giới thiệu hình ảnh một sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Châu Âu,
hứa hẹn mang lại nguồn dinh dưỡng cho người Việt gia đình (Vinamilk 2020).

Các quảng cáo về sản phẩm sữa Green Farm của Vinamilk lấy hình ảnh chủ đạo là trang trại
sinh thái Green Farm với tông màu xanh của cỏ, của bầu trời gợi đến sự thân thiện với môi
trường. Điều này giúp truyền tải được thông điệp hướng đến nền nông nghiệp xanh, phát triển
18
bền vững, qua đó cũng giúp Vinamilk định vị thương hiệu theo hướng thương hiệu xanh, một
xu thế đang rất phát triển và được quan tâm trong những năm gần đây.

- Facebook:

Trên nền tảng Facebook, Vinamilk cũng đăng tải những hình ảnh và thông tin về trang trại
Green Farm cũng như các sản phẩm từ trang trại này. Qua các bài đăng, người tiêu dùng cũng
thấy được mong muốn phát triển bền vững, sự cổ vũ phong trào tiêu dùng xanh của Vinamilk.

- Quảng cáo truyền hình

Các quảng cáo của Vinamilk cũng xuất hiện khá dày đặc trên các kênh truyền hình quốc gia
– nơi có lượng lớn khán giả đón xem.

*Kết luận:

Nhìn chung, trong bất kỳ hình thức quảng cáo nào của mình, Vinamilk đều đề cập đến giá trị
cốt lõi và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải, đó là bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững qua mô hình trang trại Green Farm. Thông điệp này không chỉ là hành động đáp lại xu
thế tiêu dùng xanh hiện đang vô cùng phổ biến trong thương mại mà còn là lời cam đoan, hành
động khẳng định quan điểm vì cộng động và vì môi trường sống xung quanh con người. Điều
này càng giúp nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu.

2.3.1.2. Hoạt động quan hệ công chúng

- Các buổi làm việc với truyền thông, báo chí, hội nghị, họp báo

Ngày 14-16/6/2022, Hội nghị sữa toàn cầu lần thứ 15 được tổ chức tại Pháp, với sự tham dự
của gần 200 tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới trình bày về các xu hướng phát triển bền vững
của ngành sữa trên toàn cầu và tại nhiều quốc gia. Tham dự Hội nghị năm nay, Vinamilk, đại
diện duy nhất của ngành sữa Việt Nam và Đông Nam Á, được mời để chia sẻ về định hướng
phát triển bền vững thông qua mô hình Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm và chuỗi giá
trị “xanh” để sản xuất sản phẩm Sữa tươi 100% Vinamilk Green Farm.

- Các hoạt động giao tiếp công chúng

Các hoạt động giao tiếp công chúng của Vinamilk luôn hướng đến những mục tiêu bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững để xây dựng thương hiệu xanh trong lòng người tiêu dùng.

(1) Chương trình đổi rác lấy quà do Vinamilk Green Farm đồng hành cùng cộng đồng dân
cư Vinhomes để khuyến khích các thói quen tốt giúp bảo vệ môi trường

(2) Nhằm tái sinh và mở rộng những cánh rừng quý giá này, Vinamilk sẽ khởi động dự án
khoanh nuôi 25ha rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trong tháng 8 này. Đây cũng
là một hoạt động nằm trong dự án "Cánh rừng Net Zero Vinamilk" với mong muốn hình thành

19
những mảng xanh giúp hấp thụ Carbon, góp phần thực hiện mục tiêu Netzero của Vinamilk
vào năm 2050.

Đồng hành cùng dự án “Tái sinh rừng ngập mặn, khóa dấu chân carbon” lần này, nhãn
hàng sữa tươi Vinamilk Green Farm dành những phần quà đặc biệt cho 10 lời nhắn gửi hay và
ý nghĩa nhất đến cánh rừng ngập mặn tại Đất Mũi Cà Mau.

(3) Năm 2022, đánh dấu cột mốc 15 năm “Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam” đồng hành cùng
các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước với sứ mệnh “Để mọi trẻ em Việt Nam
đều được uống sữa mỗi ngày”. Thông qua đó, các hoạt động thú vị cũng được diễn ra như ngày
hội trao tặng sữa, chuyến tham quan, vui chơi trải nghiệm thực tế, tham quan trang trại bò
sữa Vinamilk Green Farm tại Quảng Ngãi, cuộc thi vẽ tranh “Em vẽ ước mơ vươn cao”.

(4) Vinamilk cũng hợp tác với MC, Á hậu Hoàng Oanh, tham quan, trải nghiệm trang trại
sinh thái Green Farm trong chương trình "Việt Nam vui khoẻ". Trong chương trình, Hoàng
Oanh được trải nghiệm và giới thiệu về hệ thống trang trại, nhà máy và quy trình sản xuất sữa
Vinamilk Green Farm, lan tỏa đến người xem, chứng minh quy trình sản xuất thân thiện với
môi trường, sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm.

2.3.2. Phát triển các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu
* Giá trị sản phẩm

Sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm

Về thiết kế bao bì
Sữa tươi Green Farm mới của Vinamilk có thiết kế dạng hộp giấy cao cấp, bao bì có màu
sắc khá cổ điển với màu trắng làm chủ đạo, họa tiết và nét chữ của thông tin sản phẩm hết sức
sắc sảo, cuốn hút với hình tượng chú bò sữa đặc trưng cùng logo, tên sản phẩm trên bao bì.

Bao bì đem lại cho người tiêu dùng cảm giác xanh, thiên nhiên với hình ảnh đồng cỏ xanh
mướt và bầu trời trong lành. Điều này củng cố thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải về
trang trại sinh thái Green Farm.

Về thành phần dinh dưỡng


Thành phần: Sữa tươi, đường. Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100ml sữa tươi Vinamilk
Green Farm ít đường gồm: 110mg Canxi; 68,9 kcal Năng lượng; 3,0gram Chất đạm; 3,3gram
Chất béo; 6,8gram Cacbon Hydrat và 80mg Phospho.

Sản phẩm có thành phần 100% sữa tươi nguyên chất từ những chú bò sữa khỏe mạnh được
chăn nuôi tại nông tại Vinamilk Green Farm, đây là nông trại sinh thái hàng đầu của Vinamilk
đầy đủ cả 4 yếu tố:

20
 Mạch nước ngầm tự nhiên và hồ điều hòa sinh thái.
 Nguồn thức ăn tự nhiên, giàu dinh dưỡng.
 Không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
 Các giống bò thuần chủng nhập khẩu.

Những giống bò thuần chủng được nhập khẩu từ nước ngoài được nuôi dưỡng chặt chẽ,
nghiêm ngặt, nguồn thức ăn của chúng từ những giống cỏ mombasa, ruzi, bắp tươi, chỉ sử
dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và không sử dụng phân bón hóa
học, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, xanh sạch cho đàn bò sữa.

Đồng thời phối hợp với cách chăn nuôi tiên tiến, sử dụng ứng dụng khoa học như gắn chíp
điện tử trên từng con bò sữa để theo dõi sức khỏe đàn bò sữa, dùng robot trong việc cho bò sữa
ăn, kết hợp với nghe nhạc, massage toàn thân, tắm mát mỗi ngày, môi trường sống sạch sẽ, mát
mẻ, dễ chịu khiến những chú bò thoải mái nhất, tạo ra dòng sữa tươi thơm ngon, giữ đủ hàm
lượng dinh dưỡng và chất lượng nhất. Trang trại Green Farm nói không với hoocmon tăng
trưởng trong chăn nuôi, vậy nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của
đàn bò cũng như nguồn sữa.

Về công dụng
Nhờ áp dụng cách chăn nuôi khoa học thông minh nên Vinamilk Green Farm sản xuất khối
lượng sữa sạch, chất lượng và thơm ngon đến tay người tiêu dùng. Hàm lượng dinh dưỡng giàu
protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, năng lượng dồi dào cho người dùng.

Đặc biệt lượng canxi, phốt pho trong sữa tươi Green Farm rất cao, đây là nguồn dưỡng chất
tốt cho xương và hệ thần kinh mà con người rất cần, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi, đối
tượng cần lượng canxi, vitamin, chất đạm mỗi ngày để phát triển xương, tăng cao hệ miễn
dịch, giúp phòng các bệnh tật như loãng xương, …

Về hương vị
Dòng sữa tươi Green Farm Vinamilk có ưu điểm nhất là hương vị thơm ngon từ sữa thuần
khiết nhất, hòa quyện vị béo béo, ngọt thanh nhẹ khiến bất cứ ai thưởng thức đều phải ngất
ngây và thu hút ngay lần đầu sử dụng. Nhờ hương vị ngon lành này mà sữa tươi Green Farm
ngoài dùng trực tiếp ra cũng có thể làm nguyên liệu cho nhiều món bánh, món ăn thêm hấp dẫn
nhất.

Các chứng nhận dinh dưỡng


Vinamilk Green Farm là một trong hai sản phẩm sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt được
chứng nhận của tổ chức Clean Label Project từ Mỹ.

Để đạt được chứng nhận từ Clean Label Project, sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm
phải trải qua quá trình sàng lọc, kiểm tra, đáp ứng các chỉ tiêu về dư lượng kháng sinh, hợp
chất nhựa không mong muốn, kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

21
Nguồn sữa tươi nguyên liệu chất lượng cao từ các trang trại được vận chuyển và đưa vào sản
xuất hoàn toàn khép kín tại hệ thống các nhà máy chế biến sữa của Vinamilk trên cả nước, đạt
chứng nhận đăng ký từ FDA, các tiêu chuẩn như EU Organic, FSSC 22000, ISO 9001, Halal...,
cho ra những sản phẩm sữa tươi giữ được hương vị tươi ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao và
quan trọng hơn cả là an toàn khi đến tay người tiêu dùng.

Bởi vậy, khi sử dụng sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm, người tiêu dùng hoàn toàn
yên tâm về chất lượng của sản phẩm. Mọi thông tin về thành phần, dinh dưỡng cũng như về
các chứng nhận an toàn thực phẩm, môi trường đều được in rõ ràng và trung thực trên bao bì
sản phẩm.

* Giá trị thương hiệu

Tại hội nghị toàn cầu về phát triển bền vững, tổ chức tại Việt Nam vào đầu tháng 11,
Vinamilk đã vinh dự nhận giải thưởng Doanh nghiệp dẫn đầu CSR và ESG và Doanh nghiệp
CSR Việt Nam xuất sắc.

Với chủ đề "Beyond net zero & ESG" (Net zero, ESG và hơn thế nữa), hội nghị đã chọn mô
hình trang trại sinh thái Green farm của Vinamilk để giới thiệu như một điển hình về sáng kiến
phát triển bền vững toàn cầu.

Ra mắt từ năm 2021, mô hình trang trại sinh thái Green farm của Vinamilk ứng dụng rõ nét
tư duy về kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, áp dụng công nghệ để giảm thiểu tác động
môi trường, tái tạo tài nguyên, giảm phát thải, bảo vệ hệ sinh thái. Đây cũng là nội dung nổi
bật nhận được đánh giá cao của Hội đồng giải thưởng ESG và CSR toàn cầu 2022, với giải
Vàng trong hạng mục giải thưởng "Doanh nghiệp dẫn đầu CSR và ESG 2022".

2.3.3. Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu
* Phát triển lòng trung thành thương hiệu
Ngoài việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng thơm ngon, người tiêu dùng ngày càng quan tâm
đến các yếu tố “xanh”. Đó không chỉ là xu hướng của giới trẻ mà cũng là sự lựa chọn của
nhiều nhóm khách hàng khác. Vì vậy, sữa tươi Vinamilk Green Farm mới với nguồn sữa từ hệ
thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm đã tạo được sự quan tâm của khách hàng ngay
từ khi ra mắt, đáp ứng hợp lý các mong muốn và thị hiếu của mọi đối tượng mục tiêu tiêu dùng
trong gia đình Việt, từ đó mở rộng được tập khách hàng mục tiêu và uy tín của thương hiệu
Vinamilk. Theo báo cáo “Dấu chân thương hiệu” (Brand Footprint) năm 2022 được công bố
bởi bộ phận Worldpanel của Kantar, Vinamilk nhận được kết quả nổi bật: Thương hiệu sữa
được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.

Quãng đường 10 năm liên tục giữ vững Top 1 ngành sữa, Vinamilk nhận thức được rõ tầm
quan trọng. Trong bất cứ ngành hàng nào, chất lượng luôn là điều tiên quyết để thuyết phục
người tiêu dùng “gắn bó” với sản phẩm. đối với ngành thực phẩm, đồ ăn thức uống vốn trực
tiếp liên quan đến sức khỏe, điều này đặc biệt cần thiết. Bằng chính thực lực và luôn luôn đầu

22
tư nghiên cứu phát triển, Vinamilk luôn khẳng định được chất lượng với người tiêu dùng trong
từng sản phẩm, giữ chân được những khách hàng trung thành với thương hiệu.

* Liên doanh
Vào tháng 8/2021, Vinamilk công bố đối tác liên doanh tại Philippines là Del Monte
Philippines, Inc. (DMPI) - công ty con của Del Monte Pacific Limited và là một doanh nghiệp
thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines. Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu là 6 triệu USD,
trong đó Vinamilk và đối tác góp 50% mỗi bên. Liên doanh sẽ nhập khẩu các sản phẩm sữa từ
các trang trại bò sữa của như trang trại Green Farm, trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, …
sau đó được tiếp thị và phân phối tại Philippines thông qua DMPI. Liên doanh sẽ sử dụng đồng
thương hiệu Del Monte - Vinamilk cho các sản phẩm của mình và phát huy sức mạnh thương
hiệu của cả hai doanh nghiệp, mang đến cơ hội phát triển cho ngành sữa Philippines khi
Vinamilk mở rộng sang một thị trường mới, gia tăng giá trị tài chính thương hiệu và Del
Monte mở rộng một ngành hàng mới với sản phẩm thiết yếu được người tiêu dùng sử dụng
hằng ngày.

Quãng đường 10 năm liên tục giữ vững Top 1 ngành sữa, Vinamilk nhận thức được rõ tầm
quan trọng. Trong bất cứ ngành hàng nào, chất lượng luôn là điều tiên quyết để thuyết phục
người tiêu dùng “gắn bó” với sản phẩm. đối với ngành thực phẩm, đồ ăn thức uống vốn trực
tiếp liên quan đến sức khỏe, điều này đặc biệt cần thiết. Bằng chính thực lực và luôn luôn đầu
tư nghiên cứu phát triển, Vinamilk luôn khẳng định được chất lượng với người tiêu dùng trong
từng sản phẩm.

2.3.4. Gia tăng khả năng bao quát của thương hiệu thông qua mở rộng và làm mới
thương hiệu.
Trên hành chính phát triển thương hiệu của mình, việc mở rộng và làm mới thương hiệu là
những chiến lược không thể thiếu. Thay vì chỉ tập trung phát triển về sữa tươi có đường truyền
thống, Vinamilk Green Farm còn củng cố các dòng sản phẩm thế mạnh bằng việc đổi mới bao
bì, đa dạng hương vị, ra mắt các dòng ít đường, tách béo… phù hợp với thị hiếu thị trường như
Sữa tươi vinamilk Green Farm rất ít đường, sữa chua Vinamilk Green Farm có đường và sữa
chua Vinamilk Green Farm rất ít đường.

Việc mở rộng thêm các dòng sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu của từng tệp khách hàng,
phù hợp với khách hàng thuộc mọi độ tuổi, mọi phân khúc và phát triển một cách có chọn lọc
các dòng sản phẩm cao cấp.

23
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI
VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU XANH CỦA VINAMILK QUA
MÔ HÌNH GREENFARM
3.1. Thành tựu và hạn chế của mô hình
3.1.1. Thành tựu
1. Xây dựng mô hình Green Farm bền vững: Vinamilk đã đầu tư mạnh vào xây dựng và phát
triển các trang trại Green Farm, sử dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa sản xuất và giảm tác
động đến môi trường.

Mục tiêu giảm thiểu "dấu chân Carbon” và tối ưu hóa tài nguyên, Vinamilk đã áp dụng
nguyên tắc tái sử dụng để giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyen và giảm chi phí xử lí chất thải,
đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá tình hoạt động.

Chất thải từ hoạt động chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng công nghệ biogas. Kết quả của
quá trình này là phân bón hữu cơ cho cây trồng, nhiên liệu cho sinh hoạt và chăn nuôi. Điều
này giúp cải thiện đất đai, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải CO2

Hiện tại, 100% trang trại Vinamilk đều đã đạt chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu -
Global GAP, sử dụng năng lượng biogas, năng lượng mặt trời. 100% đất của trang trại được
canh tác theo phương pháp hữu cơ… Các chỉ tiêu về tiết kiệm tài nguyên, tuần hoàn nước, chất
lượng nguồn đất, phát thải CO2 đều được đo đạc, theo dõi hàng năm qua các báo cáo chuyên
môn.

Trang trại cung cấp diện tích cho mảng xanh và phát triển hồ nước điều hòa sinh thái, giúp
hấp thụ CO2 thải và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đàn bò sữa trong môi trường
nhiệt đới.

Các trang trại Green Farm còn đóng vai trò là hạt nhân phát triển kinh tế địa phương, thúc
đẩy nông nghiệp bền vững. Vinamilk thực hiện mô hình liên kết với hộ nông dân, thu mua bắp
- cỏ để làm thức ăn cho bò sữa và đồng thời hỗ trợ nguồn phân bón hữu cơ, góp phần cải thiện
thu nhập cho các hộ nông dân trong khu vực.

2. Chứng nhận và giải thưởng: Vinamilk đã đạt được sự công nhận và nhận được giải
thưởng về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Các trang trại đều được chứng nhận “Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu" (Global G.A.P).
Điều này giúp đảm bảo nguồn cung cấp sữa tươi chuẩn quốc tế và còn thúc đẩy ngành nông
nghiệp, chăn nuôi bò sữa Việt Nam theo xu hướng bền vững hơn, xanh hơn và tiến tới hình
thành những trang trại bò sữa “net-zero” trong thời gian tới.

24
Tại hội Nghị CSR & ESG Toàn Cầu 2022 đã được diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "Beyond
Net Zero & ESG”, Vinamilk là doanh nghiệp Việt được vinh danh ở 2 hạng mục lớn: Giải
thưởng "Doanh nghiệp dẫn đầu CSR và ESG” – (Thứ hạng Vàng) và "Doanh nghiệp CSR tiêu
biểu của Việt Nam” (Thứ hạng Bạch Kim).

Vinamilk cũng được vinh danh trong hạng mục doanh nghiệp có các hoạt động cộng đồng
tiêu biểu nhất Việt Nam 2022. Họ đã đóng góp hơn 100 tỷ đồng cho các hoạt động phòng
chống dịch Covid-19 và đã chăm sóc dinh dưỡng cho hơn 500.000 trẻ em Việt Nam thông qua
chương trình Qũy sữa Vươn cao Việt Nam. Doanh nghiệp cũng liên tiếp được vinh danh trong
Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam trong 6 năm liền.

3. Chất lượng Sữa Tươi Green Farm: Sữa tươi Green Farm của Vinamilk được sản xuất từ
nguồn sữa tươi tại hệ thống trang trại sinh thái Green Farm, đảm bảo hương vị thanh nhẹ và
chất lượng cao cấp.

Vinamilk còn đạt chứng nhận sữa tươi tinh khiết CLP đầu tiên trên thế giới cũng như chứng
nhận từ tổ chức Clean Label Project từ Mỹ cho hai sản phẩm sữa tươi Green Farm và 100%
Organic. Để đạt được chứng nhận này, sản phẩm phải trải qua quá trình sàng lọc, kiểm tra
nghiêm ngặt, đáp ứng các chỉ tiêu về dư lượng kháng sinh, hợp chất nhựa không mong muốn,
kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Sự kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu đầu vào tại các trang trại và nhà máy bò sữa
của Vinamilk đã giúp hai sản phẩm sữa tươi này vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe. Đây cũng là
thành quả của chiến lược phát triển bền vững và nỗ lực đầu tư xây dựng các hệ thống trang trại
hiện đại, đạt chuẩn quốc tế như Global G.A.P. hay Organic châu Âu trong nhiều năm qua của
doanh nghiệp.

Sữa tươi Vinamilk Green Farm được tạo ra với yếu tố "xanh", và người tiêu dùng ngày càng
quan tâm hơn đến quy trình sản xuất, yếu tố thân thiện với môi trường và bảo vệ tự nhiên. Đây
chính là lý do tại sao sản phẩm này đã thu hút sự quan tâm ngay khi ra mắt.

4. Chiến lược Phát triển Bền Vững: Vinamilk đã tích hợp phát triển bền vững vào chiến
lược phát triển của họ, nhấn mạnh việc đầu tư và chuyển đổi trang trại sang Green Farm để đạt
được mục tiêu về phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc Vinamilk luôn đóng vai
trò tiên phong trong phát triển bền vững và Netzero, và xác định nông nghiệp bền vững là một
trong những định hướng chiến lược 5 năm của họ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến
Vinamilk mà còn là một yếu tố thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp nói chung
theo hướng tiên tiến và bền vững hơn, theo các xu hướng toàn cầu.

5. Lan tỏa lối sống xanh: Vinamilk không chỉ dừng lại ở câu chuyện trang trại sinh thái và
sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm, doanh nghiệp này còn đang thực hiện và tham gia
các hoạt động nhằm tuyên truyền, lan tỏa về lối sống xanh, xây dựng ý thức và thói quen bảo
vệ môi trường đến cộng đồng.

25
Vinamilk mang đến các trải nghiệm tiêu dùng xanh tới người tiêu dùng thông qua việc sử
dụng túi vải và túi tự hủy sinh học thân thiện với môi trường, nhằm giảm thiểu các chất thải
nhựa; thay đổi bao bì theo hướng bảo vệ môi trường như: Bỏ vòng nhựa bao quanh nắp chai
nước, giảm số lượng muỗng sữa chua trong thùng sản phẩm, giảm sử dụng màng co, giảm
lượng nhựa sử dụng cho bao bì sản phẩm, … Đồng thời, triển khai sử dụng túi nhựa tự hủy
sinh học và túi tái sử dụng nhiều lần. Tất cả cửa hàng “Giấc Mơ Sữa Việt” của Vinamilk nói
“Không” với việc sử dụng túi nilon thông thường.

“Vinamilk sử dụng bao bì giấy theo công nghệ Tetra Brick Aspeptic, có thể tái chế toàn bộ
và được chứng nhận FSC - chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và xã
hội” - ông Trí nhấn mạnh.

Bên cạnh mô hình trang trại sinh thái Green Farm, Vinamilk cũng lan toả lối sống xanh bằng
những chiến dịch khác, giúp thương hiệu khẳng định quan điểm phát triển bền vững với vai trò
là một thương hiệu xanh. Họ thực hiện các chiến dịch như "Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe
mạnh" và "Vùng Xanh Hy Vọng" để lan tỏa lối sống khỏe mạnh và bền vững, cũng như nâng
cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên trong cộng đồng.

3.1.2. Hạn chế

1. Khả năng mở rộng hạn chế: Chuyển đổi trang trại thông thường thành Green Farm đòi
hỏi đầu tư và thời gian, yêu cầu đặc biệt về môi trường và nguồn tài nguyên. Khả năng mở
rộng có thể bị hạn chế.

2. Cạnh tranh trong ngành: Trong một thị trường cạnh tranh, đảm bảo giữ vững thương hiệu
xanh có thể đối mặt với thách thức từ các đối thủ trong ngành.

Phát triển bền vững là một xu hướng không thể đảo ngược, và nhiều doanh nghiệp Việt đã
chọn phát triển có trách nhiệm xã hội, tăng trưởng xanh. Điều này mang lại lợi ích cho họ, từ
gia tăng năng suất đến việc tìm kiếm đối tác và nhà đầu tư mới, đặc biệt trong việc mở rộng và
xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế, nhiều thị trường phát triển quan tâm nhiều hơn đến việc kết
hợp thương mại với phát triển bền vững. Điều này hiện đã được lồng ghép các cam kết liên
quan đến nội dung này trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)…

Vinamilk hiện đang đối mặt với thách thức từ các đối thủ trong ngành, có thể nhắc đến như
TH True Milk. TH True Milk là một đối thủ cạnh tranh của Vinamilk trong ngành công nghiệp
sữa và có tập trung vào sản xuất sữa xanh và bền vững. Họ thực hiện nhiều dự án trang trại
hữu cơ và chú trọng đến việc giảm tác động đến môi trường. Theo đó, TH liên tục đẩy mạnh
các hoạt động bảo vệ môi trường và đạt thành quả ở nhiều lĩnh vực như xử lý chất thải và nước

26
thải, sản xuất năng lượng sạch, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu rác thải, đẩy mạnh các
giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường, lan tỏa và khuyến khích lối sống "xanh" hơn...

3. Khả năng thực hiện bền vững: Để duy trì mô hình Green Farm và phát triển bền vững,
Vinamilk cần tuân thủ nhiều tiêu chuẩn và quy định về môi trường, bao gồm quản lý năng
lượng, nước, xử lý chất thải, và giảm thiểu tác động đến môi trường. Đồng thời, họ cũng cần
quản lý tài nguyên như đất đai, nước, thức ăn và nguồn lực lao động một cách hiệu quả. Tất cả
những nỗ lực này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của Vinamilk đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng cao nhất và được cung cấp với giá cả hợp lý.

4. Chi phí đầu tư: Việc xây dựng và duy trì các trang trại Green Farm đòi hỏi chi phí đầu tư
lớn và tạo áp lực tài chính lên Vinamilk.

Vốn đầu tư ban đầu cho 3 trang trại Green Farm đầu tiên là khá lớn, vượt qua ngưỡng hơn
130 triệu USD, và đối mặt với nhiều thách thức. Ông Trịnh Quốc Dũng, Giám đốc Điều hành
Phát triển vùng nguyên liệu của Vinamilk, cho biết rằng để theo đuổi các mô hình nông nghiệp
bền vững và mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kiên trì, quản trị bài bản và đầu tư đồng
thời vào kiến thức, công nghệ, cả phần cứng và phần mềm.

Vinamilk đã xác định đây là một chiến lược quan trọng và dài hạn, với tầm nhìn đến năm
2050, điều này phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP 26. Mặc dù đây là một hành trình
không dễ dàng, nhưng Vinamilk quyết tâm thực hiện, và họ không từ bỏ mục tiêu quan trọng
này vì sự khó khăn. Điều này thể hiện tinh thần và cam kết của Vinamilk đối với phát triển bền
vững.

3.2. Một số nhận định và đề xuất đối với chiến lược phát triển thương hiệu xanh của
Vinamilk
3.2.1. Một số nhận định
1. Tập trung vào phát triển bền vững: Vinamilk nên tiếp tục đặt sự bền vững làm trung tâm
của chiến lược phát triển. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, giảm khí nhà
kính, và quản lý tốt hơn các mô hình trang trại xanh.

2. Chất lượng sản phẩm: Vinamilk cần duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm sữa để cạnh
tranh trên thị trường. Sự tập trung vào sản phẩm chất lượng và an toàn thực phẩm có thể tạo
lòng tin của người tiêu dùng.

3. Tăng cường thông tin và giáo dục: Vinamilk nên tập trung vào việc tạo ra ý thức và giáo
dục cho khách hàng về giá trị của sản phẩm xanh và cách nó có thể hỗ trợ môi trường và cộng
đồng.

3.2.2. Đề xuất đối với chiến lược phát triển thương hiệu xanh của Vinamilk
1. Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức: Vinamilk nên đầu tư vào các chiến dịch giáo dục
và tạo nhận thức về lợi ích của sử dụng sản phẩm sữa xanh và ảnh hưởng tích cực đối với môi

27
trường. Điều này có thể giúp tạo ra thị trường tiêu dùng có ý thức về bền vững. Ngoài ra,
Vinamilk cũng nên tăng cường những chiến dịch cộng đồng, hoạt động truyền thông quảng cáo
để tiếp cận đến nhiều đối tượng tăng nhận thức cũng như đẩy mạnh khả năng nhận diện

2. Hợp tác với các đối tác bền vững: Vinamilk nên hợp tác với các tổ chức và đối tác có
cùng mục tiêu bền vững để chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên, cũng như tạo ra các dự án phát
triển bền vững.

3. Tiếp tục phát triển nhằm mở rộng thị trường quốc tế: Vinamilk nên xem xét cơ hội để mở
rộng thương hiệu xanh ra thị trường quốc tế, nơi có nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm bền
vững. Ví dụ như hiện nay, Vinamilk luôn chú trọng việc hợp tác chiến lược cùng các tập đoàn
dinh dưỡng hàng đầu thế giới như CHR Hansen (Đan Mạch), DSM (Thụy Sỹ), Dupont (Hoa
Kỳ), từ những mối liên kết này nhằm đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá cho chiến dịch xanh của
Vinamilk

4. Tối ưu hóa mô hình: Vinamilk nên phát triển một mô hình hoàn toàn xanh chứ không chỉ
dừng lại ở quy trình sản xuất. Ví dụ như thay đổi bao bì, ống hút sang ống hút giấy, tre…

28
LỜI KẾT LUẬN

Tập đoàn Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định trên thị
trường, có thị phần lớn trong ngành hàng sữa chính vì thế cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn từ
nhiều công ty sữa trong nước cũng như ngoài nước. Sự ra đời của hệ thống trang trại sinh thái
GreenFarm là một bước tiến tiêu biểu cho sự phát triển, không ngừng đẩy mạnh mục tiêu bền
vững của Vinamilk.
Bài thảo luận đã phân tích và đưa ra những giải pháp về phát triển nhận thức thương hiệu,
giá trị cảm nhận sản phẩm và thương hiệu, giá trị tài chính của thương hiệu và gia tăng khả
năng bao quát của thương hiệu thông qua việc nhận diện và làm mới thương hiệu. Qúa trình
hoàn thiện bài thảo luận khó có thể tránh khỏi những sai xót, nhóm em mong nhận được
những lời góp ý nhận xét để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vinamilk.com.vn. (2021). Báo cáo phát triển bền vững 2021. Truy cập ngày 01/10/2023, từ:
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/article/1656491111-
f46b334fdbaaa976e16ea1d6efa9b655f272d896982aa0e8509b8be361b1a883.pdf

vinamilk.com.vn. (2022). Báo cáo phát triển bền vững 2022. Truy cập ngày 01/10/2023, từ:
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/article/1683631993-
840733d05a0ce9533cfd4eb963c14816cc15c40cd088faef088c9b32b24bd763.pdf

vinamilk.com.vn. (2021). Hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk GreenFarm. Truy cập ngày
02/10/2023, từ: https://www.vinamilk.com.vn/sua-tuoi-vinamilk/vi/nhan-hang/sua-tuoi-green-farm

Duchuy2003. (2023). Vinamilk. Truy cập ngày 02/10/2023 , từ:


https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Vinamilk.

Uyên Phương. (2022). Mô hình phát triển bền vững “Vinamilk Green Farm” được chia sẻ tại
hội nghị sữa toàn cầu. Truy cập ngày 03/10/2023, từ: https://nld.com.vn/kinh-te/mo-hinh-phat-
trien-ben-vung-vinamilk-green-farm-duoc-chia-se-tai-hoi-nghi-sua-toan-cau-
20220620175303944.htm

Phương Uyên. (2021). Vinamilk công bố đối tác liên doanh tại Philipines. Truy cập ngày
03/10/2023, từ: https://nld.com.vn/kinh-te/vinamilk-cong-bo-doi-tac-lien-doanh-tai-philippines-
20210817142456191.htm

Ánh Thúy. (2023). Thấy gì từ quá trình xây dựng các trang trại Green Farm, Trung hòa Carbon
của Vinamilk. Truy cập ngày 08/10/2023, từ: https://thanhnien.vn/thay-gi-tu-qua-trinh-xay-dung-
cac-trang-trai-green-farm-trung-hoa-carbon-cua-vinamilk-185230726151246902.htm

Hoàng Anh. (2023). Vinamilk đạt chứng nhận sữa tươi tinh khiết CLP đầu tiên trên thế giới.
Truy cập ngày 09/10/2023, từ: https://vnexpress.net/vinamilk-dat-chung-nhan-sua-tuoi-tinh-khiet-
clp-dau-tien-tren-the-gioi-4560832.html

vinamilk.com.vn. (2022). Vinamilk được vinh danh với các Giải thưởng lớn trong hội nghị
CSR & ESG Toàn cầu 2022. Truy cập ngày 10/10/2023, từ: https://www.vinamilk.com.vn/vi/tin-
tuc-su-kien/2480/vinamilk-duoc-vinh-danh-voi-cac-giai-thuong-lon-trong-hoi-nghi-csr-and-esg-
toan-cau-2022

30

You might also like