You are on page 1of 2

PHẦN ĐIỀN TỪ KTVM ( CHƯƠNG 5)

1.“ Bỏ tiền vào heo đất để tiêu dùng trong tương lai” thuộc về chức năng dự trữ
giá trị của tiền tệ.
2. Trong khối giao dịch M1 bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền gửi
không kỳ hạn viết SEC.
3. Chức năng của ngân hàng trung gian là có chức năng kinh doanh tiền tệ và
đầu tư vì lợi nhuận.
4. Dự trữ của ngân hàng thương mại là tổng số tiền dự trữ gồm: dự trữ bắt
buộc và dự trữ tùy ý.
5. Theo giả định lý tưởng, số nhân đơn giản của tiền bằng: 1/d ( một chia cho
tỷ lệ dự trữ)
6. Số nhân tiền tệ (Km) thể hiện sự thay đổi trong lượng cung tiền khi lượng
tiền mạnh thay đổi trong 1 đơn vị
7. Mức cung tiền được biểu diễn trên đồ thị có dạng là đường thẳng đứng.
8. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất: mà ngân hàng trung gian phải trả khi
vay tiền của NHTW.
9. Ngân hàng thương mại tạo ra tiền bằng cách: cho vay
10. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát khả năng tạo tiền của các ngân hàng
thương mại thông qua quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
11. Mức cung tiền có mối quan hệ độc lập với lãi suất.
12. Hàm số cầu về tiền phụ thuộc vào sản lượng quốc gia, lãi suất và mức giá
chung.
13. Cầu tiền phụ thuộc đồng biến với thu nhập nghịc biến với lãi suất đồng
biến với mức giá chung.
14. Thước đo tốt nhất chi phí cơ hội của việc giữ tiền là lãi suất Danh Nghĩa
15. Khi GDP tăng sẽ làm tăng lãi suất của nền kinh tế.
16. Suy thoái kinh tế làm thu nhập của dân chúng giảm, trong điều kiện cung
tiền không thay đổi, khi đó lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm.
17. Khi GDP thực tăng trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi sẽ
làm giảm cầu tiền và tăng lãi suất.
18. Khi sản lượng giảm trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi, thì
cầu tiền giảm và lãi suất cân bằng giảm.
19. Một trong những mục tiêu của ngân hàng trung ương là kiểm soát lạm phát
bằng cách thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế.
20. Ba cách mà ngân hàng trung ương sử dụng để làm tăng cung tiền là mua
trái phiếu chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu.
21. Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách do ngân hàng trung ương thực hiện
để kích cầu bằng cách giảm lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
hoặc mua trái phiếu chính phủ.
22. Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương nên tăng lãi suất chiết khấu,
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán trái phiếu chính phủ.
23. Đầu tư biên theo lãi suất (Imr) phản ánh lượng đầu tư giảm khi lãi suất tăng
thêm 1 đơn vị.
24. Khi ngân hàng trung ương bán ra trái phiếu, trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, thì lãi suất cân bằng sẽ tăng.
25. Nếu ngân hàng trung ướng tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc ( các yếu tố khác
không đổi) sẽ làm lãi suất cân bằng sẽ tăng.

You might also like