You are on page 1of 9

Ngày soạn: 06/9/23

Ngày dạy: ....................................................................................................................


Tiết 1,2,3,4,5
CHỦ ĐỀ 1: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở
BÌNH DƯƠNG

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được các khái niệm: Di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể.
– Nêu được một số di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.
– Trình bày được một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn
hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của tỉnh Bình Dương.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm
hoàn thành nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành
nội dung bài học, đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di sản văn hoá ở
địa phương.
* Năng lực chuyên biệt:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử để khai
thác thông tin, tìm hiểu về giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá
vật thể, văn hoá phi vật thể của tỉnh Bình Dương.
- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để
trình bày đặc điểm di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương
3. Phẩm chất
• Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
• Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
• Tự hào về các di sản văn hoá của tỉnh Bình Dương,có trách nhiệm và tích cực
tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đó
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV GDĐP Bình Dương 10
- Máy tính, máy chiếu.
- Di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương
2. Đối với học sinh
- SGK GDĐP Bình Dương 10
- Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình
Dương
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Xem video về Di tích lịch sử quốc gia đình Tân An ở Bình Dương
và chia sẻ ấn tượng của em về di tích này. Hãy kể tên các di tích lịch sử – văn hoá
khác ở Bình Dương mà em biết.
https://www.youtube.com/watch?v=MeTTobwqo0g
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm di sản văn hoá
a. Mục tiêu: Nêu được các khái niệm: Di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi
vật thể.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu khái niệm: Di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá
phi vật thể.
c. Sản phẩm học tập: khái niệm: Di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm di sản văn hoá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin - Di sản văn hoá là hệ thống các giá
mục I và trả lời câu hỏi: Em hiểu như thế nào là di trị vật chất và tinh thần do một cộng
sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? đồng người sáng tạo và tích luỹ trong
Lấy một số ví dụ về di sản văn hoá vật thể, di sản một quá trình lịch sử lâu dài được lưu
văn hoá phi vật thể ở Bình Dương . truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả vật chất có giá trị lịch sử – văn hoá,
lời câu hỏi. khoa học, bao gồm di tích lịch sử –
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật,
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận cổ vật, bảo vật quốc gia
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: - Di sản văn hoá phi vật thể là sản
+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
giá trị lịch sử – văn hoá, khoa học, bao gồm di tích hoặc cá nhân, vật thể và không gian
lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử,
vật, bảo vật quốc gia. văn hoá, khoahọc, thể hiện bản sắc
VD: chùa Hội Khánh, đình Tân An, nhà cổ Trần của cộng đồng, không ngừng được tái
Văn Hổ,… tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang
+ Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần thế hệ khác bằng truyền miệng,
gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không truyền nghề, trình diễn và các hình
gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, thức khác
khoahọc, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không
ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức khác.
VD: Nghề gốm Bình Dương, võ Tân Khánh,…
- GV mời đại diện các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được
để đúc kết thành kiến thức bài học.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra
kết luận:
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Một số di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Bình Dương
a. Mục tiêu: Nêu được một số di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình
Dương
c. Sản phẩm học tập: một số di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Một số di sản văn hoá tiêu biểu
- GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận theo kĩ ở tỉnh Bình Dương
thuật mảnh ghép: 1. Di sản văn hoá vật thể
Vòng 1: Nhóm chuyên gian - Di tích lịch sử – văn hoá: chùa Hội
+ Các nhóm lẻ: Nêu các loại hình di tích ở Bình Khánh (thành phố Thủ Dầu Một),
Dương. Lấy một số ví dụ minh họa cho mỗi loại đình Phú Long (thành phố Thuận
hình đó. Kể tên các Bảo vật quốc gia ở tỉnh Bình An),...
Dương. Nêu một số nét đặc sắc về các bảo vật đó. - Di tích kiến trúc – nghệ thuật: nhà
cổ bác sĩ Trần Công Vàng, nhà cổ
Trần Văn Hổ (thành phố Thủ Dầu
Một),...
- Di tích lịch sử cách mạng: nhà tù
Phú Lợi (thành phố Thủ Dầu Một),
Chiến khu D (huyện Bắc Tân
Uyên),...
- Di tích danh thắng: danh thắng núi
Châu Thới (thành phố Dĩ An), danh
thắng Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng
(huyện Dầu Tiếng),...
Di tích khảo cổ: di tích Cù lao Rùa
(thị xã Tân Uyên), di tích Dốc Chùa
(thị xã Tân Uyên),...
- Bảo vật quốc gia: tượng động vật
Dốc chùa; mộ táng chum gỗ trống
đồng; bộ dụng cụ dệt gỗ.
+ Các nhóm chẵn: Kể tên các loại hình di sản văn 2. Di sản văn hoá phi vật thể
hoá phi vật thể ở Bình Dương và lấy ví dụ minh hoạ. - Làng nghề sơn mài Tương Bình
Tỉnh Bình Dương có những di sản văn hoá phi vật Hiệp
thể nào được ghi danh vào Danh mục Di sản văn - Nghề gốm Bình Dương
hoá phi vật thể quốc gia? Nêu một số nét đặc sắc về - Võ Tân Khánh – Bà Trà.
các di sản đó. - Một số di sản văn hoá phi vật thể
khác:
+ Nghệ thuật vẽ tranh trên kiếng ở Lái
Thiêu, nghệ thuật điêu khắc gỗ (nghề
làm guốc mộc, Lái Thiêu – Bình
Nhâm, điêu khắc gỗ Phú Thọ (thành
phố Thủ Dầu Một),...
+ Văn học dân gian ở Bình Dương: ca
dao, hát đưa em, hò, đồng dao,...
+ Các lễ hội tiêu biểu: lễ hội chùa Bà
Thiên Hậu, lễ hội thờ Ôn Bổn, lễ hội
trái cây ở Lái Thiêu, lễ hội Hương
bưởi Bạch Đằng,…
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Từ các nhóm chuyên
gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành các nhóm
chắn, lẻ mới là nhóm mảnh ghép, bằng cách: trong
nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự,
những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm
mới. Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm
chuyên gia cho các bạn trong nhóm. Các thành viên
trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết
nhiệm vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng:
Nêu một số di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình
Dương?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép trong
thời gian 5 phút.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày:
Di sản văn hoá vật thể:
+ Di tích lịch sử – văn hoá: chùa Hội Khánh (thành
phố Thủ Dầu Một), đình Phú Long (thành phố
Thuận An),...
+ Di tích kiến trúc – nghệ thuật: nhà cổ bác sĩ Trần
Công Vàng, nhà cổ Trần Văn Hổ (thành phố Thủ
Dầu Một),...
+ Di tích lịch sử cách mạng: nhà tù Phú Lợi (thành
phố Thủ Dầu Một), Chiến khu D (huyện Bắc Tân
Uyên),...
- Di tích danh thắng: danh thắng núi Châu Thới
(thành phố Dĩ An), danh thắng Núi Cậu – Lòng hồ
Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng),...
+ Di tích khảo cổ: di tích Cù lao Rùa (thị xã Tân
Uyên), di tích Dốc Chùa (thị xã Tân Uyên),...
+ Bảo vật quốc gia: tượng động vật Dốc chùa; mộ
táng chum gỗ trống đồng; bộ dụng cụ dệt gỗ.
Di sản văn hoá phi vật thể:
+ Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
+ Nghề gốm Bình Dương
+ Võ Tân Khánh – Bà Trà
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được
để đúc kết thành kiến thức của bài học
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra
kết luận.
Hoạt động 3: Biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá ở tỉnh
Bình Dương
a. Mục tiêu: Trình bày được một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di
sản văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của tỉnh Bình Dương.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị
các di sản văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của tỉnh Bình Dương.
c. Sản phẩm học tập: một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn
hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của tỉnh Bình Dương.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Biện pháp bảo tồn và phát huy
- GV chia lớp thành các nhóm và thảo luận theo kĩ các giá trị di sản văn hoá ở tỉnh
thuật khăn trải bàn, thực hiện nhiệm vụ: Bình Dương
+ Nêu biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản 1. Một số biện pháp bảo tồn và phát
văn hoá vật thể. huy giá trị di sản văn hoá vật thể
+ Theo em, cần lưu ý gì khi tiến hành trùng tu bảo - Địa phương đã đầu từ kinh phí để
tồn di sản văn hoá vật thể. trùng tu, tôn tạo nhiều di sản lịch sử –
+ Em hãy nêu những biện pháp bảo tồn và phát huy văn hoá, như: nhà cổ Trần Công
giá trị văn hoá phi vật thể ở tỉnh Bình Dương? Vàng, Trần Văn Hổ, nhà tù Phú Lợi,...
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Kết nối di sản với học đường, tuyên
- HS ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và
vào câu hỏi đặt ra. Viết vào ô mang số của bạn câu phát huy di sản cho thế hệ trẻ
trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá - Tuyên truyền quảng bá các di sản
nhân làm việc độc lập trong khoảng 3 phút. Kết thúc văn hoá, nâng cao ý thức của người
thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, dân tham gia bảo vệ các di sản văn
thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những hoá
ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải - Tuyên truyền, giáo dục học sinh và
bàn (giấy A0). nhân dân có ý thức bảo vệ các di sản
văn hoá, có thái độ văn minh, lịch sự,
trang phục nghiêm túc và giữ gìn trật
tự khi tham gia lễ hội. Tổ chức cho
học sinh tham gia làm sạch môi
trường tại các khu di tích, khu du lịch
tâm linh,...
- Đào tạo lực lượng chuyên nghiệp
trong công tác bảo tồn và phát huy di
sản văn hoá.
2. Một số biện pháp bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hoá phi vật
thể
- Chính sách bảo tồn và phát huy giá
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. trị di sản văn hoá phi vật thể của tỉnh
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận qua một số văn bản.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. văn học dân gian
GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được - Tổ chức các cuộc triễn lãm, các lễ
để đúc kết thành kiến thức của bài học. hội, sử dụng các phương tiện truyền
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ thông tôn vinh và quảng bá các di sản
học tập văn hoá phi vật thể
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra
kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn
đề tình huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.
b. Nội dung: Bài tập trong phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Lập bảng hệ thống về các di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bình Dương theo gợi
ý sau.
TT Tên di sản Loại hình di sản

2. Có quan điểm cho rằng: Có thể sử dụng các biện pháp giống nhau để bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Em có đồng ý với
quan điểm này không? Giải thích tại sao?
3. Em cần làm gì để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của tỉnh
Bình Dương?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
1.
TT Tên di sản Loại hình di sản
1 - Chùa Hội Khánh (thành phố Thủ Di sản văn hoá vật thể
Dầu Một), đình Phú Long (thành phố
Thuận An),...
2 - Nhà cổ bác sĩ Trần Công Vàng, nhà Di sản văn hoá vật thể
cổ Trần Văn Hổ (thành phố Thủ Dầu
Một),...
3 Danh thắng núi Châu Thới (thành phố Di sản văn hoá vật thể
Dĩ An), danh thắng Núi Cậu – Lòng
hồ Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng),...
4 Di tích Cù lao Rùa (thị xã Tân Uyên), Di sản văn hoá vật thể
di tích Dốc Chùa (thị xã Tân Uyên),...
5 Nghề gốm Bình Dương Di sản văn hoá phi vật thể
6 lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Di sản văn hoá phi vật thể
2. Em không đồng ý với ý kiến trên, vì mỗi loại hình di sản văn hoá sẽ có những
biện pháp khác nhau để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản đó.
3. Để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của tỉnh Bình Dương, em cần
phải:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản cho ngowif dân và các
bạn.
- Tuyên truyền quảng bá các di sản văn hoá, nâng cao ý thức của người dân tham gia
bảo vệ các di sản văn hoá
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh và nhân dân có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá,
có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục nghiêm túc và giữ gìn trật tự khi tham gia lễ
hội. Tổ chức cho học sinh tham gia làm sạch môi trường tại các khu di tích, khu du
lịch tâm linh,...
- Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng vào bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc
sống, phát huy tính tư duy và khả năng sáng tạo.
b. Nội dung: Bài tập trong phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho
du khách về một di sản văn hoá tiêu biểu của địa phương theo gợi ý:
+ Tên di sản.
+ Nét đặc sắc của di sản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS đóng vai và giới thiệu một do sản ở địa phương em theo gợi ý:
+ Tên di sản.
+ Nét đặc sắc của di sản.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập được giao.
- Đọc trước nội dung chủ đề 2.

Ngày .... tháng .... năm ....


Ký duyệt

You might also like