You are on page 1of 18

07/01/2016

Máu và chỉ định sử dụng máu

THS HOÀNG THỊ ANH THƯ

Đại cương

 Truyền máu là phương pháp điều trị hiệu quả trong


rất nhiều chuyên khoa
 An toàn truyền máu đóng vai trò then chốt trong
truyền máu
 Truyền máu lâm sàng hay truyền máu y học bao gồm
2 lĩnh vực là lưu trữ và sử dụng máu

1
07/01/2016

 Sử dụng máu bao gồm: chỉ định điều trị đúng và


hợp lý máu và chế phẩm, truyền máu và chế
phẩm đúng nguyên tắc và đúng quy trình, xử lý
kịp thời và chính xác các tai biến truyền máu
 Trong điều trị thì máu và chế phẩm được coi
như là một loại thuốc. Do đó điều trị máu và chế
phẩm vô cùng quan trọng trên lâm sàng

Một số nguyên tắc trong chỉ định truyền máu

 Nắm chắc mục đích truyền máu: tăng khả năng cung
cấp oxy (HC), tăng thể tích tuần hoàn (máu tp, ht),
tăng khả năng đông và cầm máu (TC và Ht), tăng khả
năng đề kháng chống nhiễm khuẩn (BC, gamma
globulin..)
 Chỉ định đúng và hợp lý: cần gì truyền đó, không cần
không truyền

2
07/01/2016

 Các chỉ định truyền máu và chế phẩm phải dựa


vào: văn bản hướng dẫn sử dụng máu và thực
tế lâm sàng của bệnh nhân
 Theo dõi nghiêm túc chặt chẽ kết quả của
truyền máu
 BS phải thông báo và giải thích lợi ích và tác
dụng phụ của truyền máu cho người nhà bệnh
nhân

Chế phẩm máu

 Máu toàn phần


 Các chế phẩm hồng cầu

 Các chế phẩm bạch cầu

 Các chế phẩm tiểu cầu

 Các chế phẩm huyết tương

 Một số chế phẩm tách từ huyết


tương

3
07/01/2016

Khối hồng cầu

 Định nghĩa: Là thành phần thu được bằng cách lấy bỏ


huyết tương từ máu toàn phần.
 Tính chất: Hct 65-75%
Hb:25g/túi250ml BC: 2,5-3x109/L
 Phương pháp điều chế: lấy máu vào túi đôily
tâmtách huyết tương bằng bàn ép
 Bảo quản: (CPDA-1) 35 ngày ở 2-6oC
 Vận chuyển: không quá 10oC trong 24h

Hồng cầu rửa

 Định nghĩa: Là hồng cầu được rửa trong dung dịch đẳng
trương.
 Tính chất: Loại bỏ hầu hết huyết tương, bạch cầu, tiểu
cầu
Hct: 65-75%, Hb: 22g/đv
 Phương pháp điều chế:
– Li tâm rửa bằng nước muối đẳng trương
– Bằng máy rửa hồng cầu.
 Bảo quản: 24h ở 2-6oC
6h ở nhiệt độ phòng
 Vận chuyển: không quá 10oC trong 24h

4
07/01/2016

Hồng cầu nghèo bạch cầu, thêm dung


dịch nuôi dưỡng

 Định nghĩa: Là thành phần thu được bằng cách lấy bỏ đa số


bạch cầu từ khối hồng cầu.
 Tính chất: BC <1,2x109/đv, Hb 23g/đv
TC<20x109/đv, Hct=50-70%
 Phương pháp điều chế: lấy máu vào túi bốnli tâm
nặngtách huyết tương nghèo tiểu cầutách lớp
đệmthêm dung dịch nuôi dưỡng.
 Bảo quản: 42 ngày ở 2-6oC
 Vận chuyển: không quá 10oC trong 24h

Chỉ định truyền khối hồng cầu

 Thể tích một đơn vị khối HC khoảng 150-200ml, Hct


55 – 65%
 Mục đích: tăng khả năng vận chuyển oxy của máu tức
là tăng nồng độ Hb trong máu
 1 đơn vị HCK chuẩn tăng Hb 10g/l, tăng Hct 3%

5
07/01/2016

Chỉ định truyền khối hồng cầu

 Quyết định truyền khối HC dựa vào:


- Nguyên nhân của thiếu máu
- Thiếu máu cấp hay mạn tính
- Biểu hiện LS tình trạng thiếu oxy
- Khả năng bù trừ của bệnh nhân
- Tiến triển tình trạng mất máu

Nguyên tắc truyền khối HC

 Phải xác định nguyên nhân thiếu máu


 Không có một mức chuẩn Hb cho tất cả bệnh nhân
thiếu máu
 Có thể sử dụng khối HC nhóm O để truyền khi không
có nhóm phù hợp

6
07/01/2016

Nguyên tắc truyền khối HC

 Thực tế LS cho thấy cơ thể vẫn cung cấp đầy đủ


oxy khi Hb >70g/l, chỉ truyền khối HC khi Hb
<70g/l
 Hb từ 70 -100g/l: không nên truyền khối HC
trừ những bệnh nhân chịu đựng kém như
người già (>65t), người có bệnh tim mạch hay
hô hấp, các phẫu thuật gây mất nhiều máu thì
có thể chỉ định truyền khối HC khi Hb <80g/l
hay Hb >100g/l

Nguyên tắc truyền khối HC

 Không nên truyền khối HC khi thiếu máu


thiếu sắt, thiếu máu do thiếu VitB12, acid folic
hoặc erythropoietin
 Không nên sử dụng với mục đích làm tăng thể
tích tuần hoàn hoặc làm tăng áp lực thẩm thấu
tuần hoàn

7
07/01/2016

Máu toàn phần

 Định nghĩa: Máu được lấy từ người cho vào túi chống
đông vô trùng.
 Tính chất: chứa tất cả các thành phần của máu
– Sau 24h: yếu tố V,VIII, tiểu cầu, bạch cầu giảm
 Phương pháp điều chế: lấy máu từ tĩnh mạch vào túi có
sẵn CPDA-1
 Bảo quản: (CPDA-1) 35 ngày ở 2-6oC
 Vận chuyển: không quá 10oC trong 24h

Chỉ định truyền máu toàn phần

 Máu TP có đầy đủ các thành phần của máu


 Máu TP giúp tăng khả năng vận chuyển oxy, tăng thể
tích tuần hoàn
 Chỉ định:
- Thiếu máu đi kèm giảm thể tích tuần hoàn
- Truyền thay máu

8
07/01/2016

 Thể tích máu người lớn 70ml/kg cân nặng


 Trẻ em 80ml/kg cân nặng
 Điều trị tăng thể tích tuần hoàn không cần
phải truyền máu nhất là tình trạng chảy máu
có thể giải quyết
- Mất <20% (700-800ml): truyền dung dịch
có trọng lượng phân tử cao. Truyền máu TP
khi bệnh nhân có mất máu thêm, thiếu oxy
trầm trọng
- >20% (800-1000ml): kết hợp DDTLCPT và
máu TP

Khối tiểu cầu hỗn hợp


 Định nghĩa: Là khối tiều cầu điều chế từ 4 – 12 đơn vị
máu toàn phần mới lấy.
 Tính chất: 25-45x109TC / 30ml
 Phương pháp điều chế: bằng ly tâm, 2pp
– Từ huyết tương giàu tiểu cầu: Ly tâm nhẹ máu TPtách huyết
tương giàu TCly tâm nặngtách được khối tiểu cầu.
– Từ lớp đệm (thường dùng 4-6 pool): Ly tâm nặng máu TP
tách lớp đệmly tâm nặng tách được tiểu cầu.
 Bảo quản: 5 ngày ở 20-24oC, lắc liên tục (máy bảo quản
tiểu cầu)
 Vận chuyển: 20-24oC

9
07/01/2016

Khối tiểu cầu điều chế bằng máy tách tế


bào tự động

 Định nghĩa: Là khối tiều cầu tách từ một người cho bằng
máy tách tự động.
 Tính chất: 3-5x109TC / 250ml
 Phương pháp điều chế: Máu được đưa vào máy, tách lấy
tiểu cầu, truyền trả lại người cho các thành phần còn lại.
 Bảo quản: 5 ngày ở 20-24oC, lắc liên tục
 Vận chuyển: 20-24oC

Khối tiểu cầu

 Một đơn vị khối TC tương đương với lượng TC ở 4-


6đơn vị máu tách ra
 Khối TC cần được lắc liên tục khi lưu trữ ở nhiệt độ
20-24oC
 Chỉ định: chảy máu do giảm số lượng hay chất lượng
TC

10
07/01/2016

 TC ≤20G/l kèm sốt cao, có rối loạn đông máu.. Và


bệnh nhân không có hội chứng xuất huyết
 Trong trường hợp phẫu thuật để đề phòng chảy máu
thì TC ≤ 50G/l hay có thể ≤100G/l vẫn có thể truyền
khối TC
 Không nên chỉ định truyền khối TC trong:
- Chảy máu không phải giảm TC về số lượng hay chất
lượng
- TC giảm do bị phá hủy do các nguyên nhân MD như
SXH, giảm TC miễn dịch, HC tan máu, HC tăng ure
máu…
- Giảm TC do TMKLL

 1 đơn vị TC nâng TC lên 20-40G/l


 Nếu điều trị dự phòng thì nên truyền TC trước
mổ 1-2 ngày vì TC chỉ sống trong cơ thể 3-4
ngày
 Khối TC phải được kiểm tra cẩn thận trước khi
truyền và chỉ truyền trong vòng 4h sau khi
lĩnh về

11
07/01/2016

Khối bạch cầu hạt điều chế bằng máy


tách tế bào tự động
 Định nghĩa: Là khối bạch cầu tách từ một người
cho bằng máy tách tự động.
 Tính chất: 10x109BC / 250ml
 Phương pháp điều chế: Máu được đưa vào máy,
tách lấy bạch cầu, truyền trả lại người cho các
thành phần còn lại.
 Bảo quản: 24h ở 20-24oC
 Vận chuyển: 20-24oC

Chỉ định truyền khối bạch cầu

 Khối BC được sản xuất từ 4 -5đơn vị máu toàn phần


hoặc bằng máy tách tế bào
 Khối BC thường còn có chứa TC và HC
 Truyền khối BC giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn do
tăng sức đề kháng
 Truyền BC không có khả năng làm tăng số lượng BC

12
07/01/2016

 Khối BC chỉ định: giảm BC trung tính


(<0,5G/l) đang có tình trạng nhiễm trùng
nặng không đáp ứng với biện pháp điều trị
kháng sinh phổ rộng.
 Không truyền khối BC với mục đích dự phòng
 Khối BC phải được truyền ngay sau khi sản
xuất
 Thường khối BC được chỉ định trong 3-4 ngày
liên tục
 Trước khi truyền nên dùng corticoid hay
thuốc chống dị ứng

Huyết tương tươi đông lạnh


FFP (Fresh Frozen Plasma)

 Định nghĩa: Là huyết tương tách từ máu toàn phần được


làm đông lạnh.
 Tính chất:
– Có các yếu tố đông máu bền vững
– 70% yếu tố VIII
 Phương pháp điều chế: Tách từ máu toàn phần trong
vòng 6h (không được quá 18h)
 Bảo quản: 1năm ở -18oC (Mỹ) -30oC (EU)

13
07/01/2016

Chỉ định truyền huyết tương tươi đông lạnh

 Mỗi đơn vị FFP 150-200ml


 Thành phần chủ yếu: albumin, immunoglobulin và
các yếu tố đông máu
 FFP là nguồn cung cấp các protein huyết tương bị
thiếu hụt

 Chỉ định:
- Thiếu hụt các yếu tố đông máu như yếu tố VIII hoặc
IX
- Thiếu hụt nhiều yếu tố đông máu gây chảy máu:
DIC, XH giảm TC huyết khối, bệnh gan…
- Thiếu hụt các yếu tố đông máu không gây chảy máu
nhưng cần phẫu thuật
- Đang điều trị thuốc chống đông máu thuộc nhóm
kháng Vit K xuất hiện biến chứng chảy máu
- Truyền máu số lượng lớn gây rối loạn đông máu –
chảy máu

14
07/01/2016

 Không chỉ định khi:


- Rối loạn đông máu có thể điều trị bằng Vit K,
tủa lạnh yếu tố VIII, dung dịch cô đặc yếu tố
VIII, IX..
- Với mục đích chống tình trạng giảm thể tích
tuần hoàn khi có các dung dịch mặn thay thế

 Liều lượng: phụ thuộc tình trạng bệnh nhân,


điều chỉnh theo kết quả đông máu PT, APTT
 Khởi đầu: 12 -15ml/kg cân nặng
 Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối
thì có thể truyền lên đến 3l/24h
 Sau khi làm rả đông cần truyền ngay

15
07/01/2016

Tủa lạnh

 Định nghĩa: Tủa lạnh là thành phần huyết tương kết tủa
khi huyết tương được làm đông lạnh nhanh trong vòng 8
giờ sau khi lấy máu.
 Tính chất: Một đơn vị tủa lạnh phải chứa 80 UI yếu tố
VIII C,  150 mg fibrinogen và khoảng 15ml huyết tương
 Phương pháp điều chế: để huyết tương tươi đông lạnh tan
đông ở 2-6oC, quay ly tâm ở 4oC để tách tủa lạnh khỏi
huyết tương
 Bảo quản: tồn trữ ở  -30oC trong vòng 12 tháng

 Chỉ định:
- Các bệnh Hemophilli A, bệnh Willebrand khi
không có dung dịch cô đặc yếu tố này
- Các tình trạng thiếu hụt sợi huyết như tình
trạng tiêu sợi huyết, DIC…
- Bệnh thiếu yếu tố XIII
Tủa lạnh yếu tố VIII được làm tan ở nhiệt độ 30-
37oC và được truyền càng sớm càng tốt

16
07/01/2016

 Từ huyết tương, công nghệ hiện đại đã sản


xuất được nhiều sản phẩm phân đoạn:
– Chất cô đặc yếu tố VIII
– Chất cô đặc yếu tố IX
– Chất cô đặc anti-thombin III
– Protein C
– Albumin
– Globulin miễn dịch
– Keo fibrin

Albumin và globulin miễn dịch

 Albumin có hai dạng dung dịch 5% (50g protein) và


20% (200g protein)
 Albumin được sử dụng trong các trường hợp giảm thể
tích tuần hoàn, giảm protid máu
 Globulin miễn dịch ở dạng dung dịch được truyền
tĩnh mạch cho bệnh nhân thiếu hụt gammaglobulin,
thiếu hụt miễn dịch, điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
MD

17
07/01/2016

Kiểm tra

 So sánh đặc tính KN và KT của hệ nhóm máu ABO và


nhóm máu Rh trên lâm sàng

18

You might also like