You are on page 1of 107

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

         ***        

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch
vụ thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại.
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sỹ Đặng Phương Linh

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự gia tăng số lượng người sử dụng
Internet và sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử đã đem tới cho người
tiêu dùng cách thức mới để mua sắm các sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng,
thuận tiện. Và một trong số những sự tiện lợi mới ấy chính là dịch vụ thanh toán điện
tử. Với hàng nghìn website mua bán lớn nhỏ khác nhau, hàng triệu mặt hàng sản phẩm
lẫn dịch vụ được bày bán trên sàn thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử đều
được tích hợp vào quá trình thanh toán sản phẩm. Sự phát triển mạnh mẽ của loại hình
thanh toán này đã thu hút rất nhiều tầng lớp người tiêu dùng sử dụng trên khắp cả
nước, đặc biệt là sau khoảng thời gian đại dịch Covid-19 ( năm 2020 - 2022). Đây là
cú huých thúc đẩy thanh toán online phát triển bùng nổ. Thanh toán không tiền mặt
đang ngày càng trở nên phổ biến, đòi hỏi phải nâng cao hoạt động thanh toán điện tử
để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong việc mua hàng.
Đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn các hình thức thanh toán điện tử đang
có xu hướng phát triển mạnh mẽ, giúp khách hàng dễ dàng giao dịch vào bất cứ thời
điểm nào, tại bất kỳ đâu; thanh toán không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Đặc biệt hơn khi hình thức thanh toán này hướng tới tập khách hàng trẻ là mục tiêu
chính để phát triển. Nhóm tác giả đã dựa vào tệp khách hàng mục tiêu của thương mại
điện tử để đề xuất và lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn dịch vụ thanh toán điện tử của sinh viên trường đại học Thương mại”.
Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thanh toán trực tuyến là một trong
những vấn đề quan trọng và cần thiết để các doanh nghiệp phát triển hình thức thanh
toán này trong bối cảnh thị trường đầy tiềm năng nhưng còn nhiều thách thức và rủi ro.
Tuy đối tượng được nghiên cứu trong đề tài chỉ là một số lượng nhỏ, nhưng cũng phần
nào cho thấy những suy nghĩ và băn khoăn của giới trẻ khi sử dụng hình thức thanh
toán trực tuyến trong việc mua sắm sản phẩm, dịch vụ.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài kiến nghị những hàm ý quản trị giúp cho
các doanh nghiệp sở hữu nền tảng thanh toán trực tuyến có những chiến lược phát
triển, mở rộng phù hợp với thực tế và thị hiếu của người tiêu dùng.
Với những điều kiện tiến hành nghiên cứu và năng lực bản thân vẫn còn những
hạn chế, nhóm tác giả nghiên cứu chuyên đề khoa học có thể không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý ban giám khảo, các
thầy cô và các vị độc giả!

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2023


Nhóm thực hiện đề tài

2
Danh sách nhóm thực hiện

STT Họ và Tên Lớp hành Mã sinh viên SĐT


chính

1 Phạm Hồng Ngọc K57C2 21D120033 088 8088 063


(Nhóm trưởng)

2 Lê Thị Quỳnh K57C3 21D120197 086 8286 864

3 Lê Trần Phương Ngân K57C3 21D120029 097 4108 668

4 Nguyễn Quỳnh Chi K57LQ2 21D300005 037 5290 970

5 Doãn Lê Bảo Ngọc K57C4 21D120030

3
Mục lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 0
KHOA MARKETING 0
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 8
1.2. Câu hỏi nghiên cứu: 10
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 10
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: 10
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: 10
1.3.3. Khách thể nghiên cứu: 10
1.4. Mục tiêu nghiên cứu: 10
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu: 11
a) Ý nghĩa về mặt lý luận: 11
b) Ý nghĩa về mặt thực tiễn: 11
2.1. Cơ sở lý luận về thanh toán điện tử: 13
2.1.1. Lý thuyết về thanh toán điện tử: 13
2.1.1.1. Khái niệm về thanh toán điện tử: 13
2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử: 13
2.1.1.3. Lợi ích của thanh toán điện tử: 14
2.1.1.4. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay: 14
1. Cổng thanh toán điện tử: 14
a) Khái niệm: 14
b) Phân loại: 14
c) Quy trình: 15
2. Mobile banking/ QR code: 16
a) Khái niệm: 16
b) Quy trình: 16
3. Thẻ thanh toán: 16
a) Khái niệm: 16
b) Phân loại: 16
c) Quy trình: 17
4. Chuyển khoản điện tử: 17
a) Khái niệm: 17
b) Phân loại: 17
c) Quy trình: 18
5. Ví điện tử: 19
a) Khái niệm: 19

4
b) Quy trình: 19
2.1.2. Hạ tầng thanh toán điện tử tại Việt Nam: 20
2.1.3. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng và quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng: 21
1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng: 21
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng: 21
2. Quyết định mua của người tiêu dùng: 23
2.1.4. Các mô hình lý thuyết: 25
1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975): 25
2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM): 26
3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB): 26
2.2. Tổng quan nghiên cứu: 28
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước: 28
2.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới: 29
2.2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu: 33
Mô hình nghiên cứu: 33
Giả thuyết nghiên cứu: 33
2.2.3.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu: 34
2.2.4. Thang đo các biến trong mô hình: 37
2.2.5 Ký hiệu thang đo 40
3.1. Phương pháp nghiên cứu 45
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu 45
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: 45
● Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm: 46
a. Nội dung phương pháp: 46
b. Định nghĩa các loại biến trong thực nghiệm: 46
c. Quy trình thực hiện: 47
3.1.3 Phương pháp phân tích 48
❖ Phân tích nhân tố: 49
Các tiêu chuẩn trong phân tích nhân tố: 49
❖ Phương pháp phân tích hồi quy: 50
● Quy trình phân tích dữ liệu: 51
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 53
4.1.1. Thống kê mô tả với các thông tin cá nhân 53
4.2. Phân tích thống kê mô tả với các biến 57
4.2.1. Mức độ đánh giá của sinh viên trường Đại học Thương mại về các yếu tố 57
- Yếu tố Mức độ hữu ích: 59
- Yếu tố Mức độ tiện lợi: 60

5
- Yếu tố Mức độ dễ làm quen: 60
- Yếu tố Mức độ nhận diện: 60
- Yếu tố Khả năng chấp nhận thanh toán: 61
- Yếu tố Mức độ bảo mật: 61
- Yếu tố Nhận thức rủi ro: 61
- Yếu tố Chương trình ưu đãi: 61
- Yếu tố Chính sách hỗ trợ: 61
- Yếu tố Quyết định sử dụng phương thức thanh toán online: 62
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ( Cronbach’s Alpha) 62
4.3. Phân tích nhân tố khám phá 66
1.Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập: 66
● Phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất: 66
● Phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai: 73
2.Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc: 79
3.Phân tích hồi quy và tương quan 81
● Phân tích tương quan: 81
● Phân tích hồi quy tuyến tính bội: 83
● Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư: 83
● Đồ thị tần số phần dư chuẩn hóa: 84
● Đồ thị phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot: 85
● Đồ thị Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính: 86
● Ý nghĩa của hệ số hồi quy: 86
4.4. Thảo luận kết quả hồi quy 87
1. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa: 87
2. Hệ số hồi quy chuẩn hóa: 88
3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: 89
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu: 91
5.2. Kết luận về các kết quả nghiên cứu 93
5.3. Đề xuất 93
-Đối với các cơ quan hữu quan: 93
-Đối với các bên cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử: 94
-Đối với người sử dụng thanh toán điện tử: 95
5.4. Đóng góp của đề tài 95
5.5. Hạn chế của nghiên cứu 96
PHỤ LỤC 98
PHIẾU KHẢO SÁT 98
I. Thông tin chung: 98

6
II. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng thanh toán điện tử:
98
III. Kết thúc và cảm ơn: 107

7
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại nở rộ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đã kéo theo sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen
sinh hoạt của mỗi người. Mỗi cá nhân, vì vậy, cũng cần có những thay đổi cần thiết để
bắt kịp được xu thế của cộng đồng, rộng hơn là phạm vi toàn cầu. Có thể coi việc
chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt sang các hình thức thanh toán online là một
minh chứng điển hình.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở
thành phương thức thanh toán phổ biến nhất tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới
khi người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán điện tử cho hơn 90% tổng số giao
dịch hằng ngày. Tại Thụy Điển, kết quả các nghiên cứu được tiến hành cho thấy: tiền
mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế, đồng nghĩa với việc
người dân Thụy Điển rất ít giao dịch bằng tiền mặt và tiến hành thanh toán bằng thẻ tín
dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Thụy Điển (với gần 2,4 tỷ giao dịch qua
thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong năm 2013, so với 213 triệu giao dịch trước đó 15
năm). Dữ liệu từ WorldPay từ FIS (Fidelity National Information Services Inc) cho
thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thị phần thanh toán di động lớn nhất; trong
đó có tới 44% các giao dịch được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tại POS (điểm bán
hàng) thông qua điện thoại thông minh thay vì dùng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ. Tỷ lệ này
ghi nhận tại các gian hàng trực tuyến lên tới 69%.
Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã có tác động rõ rệt đến hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt trên toàn cầu. Số liệu của CPMI (Ủy ban Thanh toán và Hạ tầng Thị
trường thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế) cho thấy tổng giá trị của các khoản
thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng mạnh mẽ ở cả khu vực kinh tế tiên tiến
(AE) và khu vực thị trường mới nổi và đang phát triển (EMDE). Số liệu trong giai
đoạn 2012 – 2020 cho thấy, tỷ trọng giữa giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trên
tổng GDP đều tăng ở cả hai khu vực, từ 60% lên 62% ở khu vực AE và tăng từ 57%
lên gần 60% ở khu vực EMDE; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt
trên 1.000 dân cũng tăng 100% ở cả hai khu vực.

8
Hình 1. Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2012- 2020.
(Nguồn: BIS tổng hợp)

Tại Việt Nam, trong báo cáo chi tiết của Bộ Công Thương trong những năm trở lại
đây, nhiều người tiêu dùng có thói quen mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương
mại có xu hướng chuyển đổi từ việc thanh toán truyền thống (thanh toán tiền mặt)
thành thanh toán điện tử. Ngành thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng -
điều đó đồng nghĩa với việc kéo theo sự phát triển của thanh toán điện tử: các nghiên
cứu khoa học trước cho thấy 90% hàng hóa và dịch vụ được mua trên các sàn điện tử
(Shopee, Lazada, Tiki,...) được thanh toán online thông qua thẻ ngân hàng. Trong 90
triệu người Việt Nam, số người sử dụng internet chiếm 49%, số người sử dụng internet
thông qua thiết bị điện thoại chiếm 34%, chính vì thế Việt Nam được coi là một trong
các thị trường béo bở trong khu vực Châu Á để các doanh nghiệp có thể phát triển
thương mại điện tử và các phương thức thanh toán điện tử. Ngoài ra, các phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt đã còn được áp dụng nhiều trong các dịch vụ công ở
Việt Nam như: thu thuế điện tử, nộp viện phí, học phí, tiền điện, nước…
Khi thu hẹp phạm vi nghiên cứu ở trường Đại học Thương mại, chúng ta đều thấy
được sự tiện lợi và nhanh chóng của việc thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng
nói chung. Thanh toán online đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng: là một
công cụ, phương tiện thanh toán văn minh, hiện đại; giúp kiềm chế lạm phát và phù
hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, xã hội ngày nay. Sinh viên sẽ không còn bị
giới hạn về thời gian và địa điểm mua các sản phẩm, dịch vụ: Thanh toán online giúp
cho việc mua sắm, thanh toán dịch vụ,. thuận tiện hơn khi có thể diễn ra ở bất cứ nơi
đâu, bất cứ thời gian nào; không cần phải chen lấn, xô đẩy, từ đó rút ngắn thời gian để
thực hiện giao dịch.
Các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trước đó như kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Duy Thanh và Huỳnh Anh Phúc về “Chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng xã hội
trong sự chấp nhận thanh toán điện tử” (2017), cho thấy quyết định lựa chọn các
phương thức thanh toán online tỉ lệ thuận với các yếu tố sau: ảnh hưởng xã hội, chất
9
lượng phục vụ,... Nghiên cứu mới lần này của nhóm nghiên cứu có điểm mới là thấy
được rõ ràng hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.
Sinh viên là một thế hệ trẻ đầy năng động và đi đầu trong việc đón nhận các tiến
bộ về khoa học, công nghệ, kỹ thuật; vì vậy có thể coi thanh toán điện tử là yếu tố cần
thiết đối với việc mua hàng và thanh toán trực tuyến của họ. Việc đáp ứng tốt các yêu
cầu về thanh toán online sẽ là yếu tố thu hút khách hàng tiềm năng là sinh viên mua
hàng trực tuyến nhiều hơn. Chính vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng dịch vụ thanh toán online của sinh viên trường đại học Thương mại là
vấn đề cấp thiết để xác định các mối quan tâm hiện hữu trong thực tại cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận dịch vụ này của sinh viên đại học Thương
mại để có các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao số lượng khách hàng
quyết định sử dụng dịch vụ và tiến tới sử dụng lâu dài và cải thiện chất lượng các
phương thức thanh toán điện tử.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu:


- Cơ sở lý thuyết nào được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên Đại học Thương
mại.
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online
của sinh viên Đại học Thương mại.
- Đề xuất nào được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên Đại học Thương
mại nhằm giúp các sinh viên dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thanh toán hiện đại.

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:


1.3.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Sinh viên trường Đại học Thương mại
- Phạm vi thời gian : 10/2022 – 2/2023
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn
thanh toán điện tử

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:


- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của
sinh viên Đại học Thương mại.

1.3.3. Khách thể nghiên cứu:


- Toàn bộ sinh viên trường Đại học Thương mại.

1.4. Mục tiêu nghiên cứu:


Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu:

10
- Mục tiêu tổng quát:
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của
sinh viên Đại học Thương mại. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cho
các bạn sinh viên Đại học Thương mại nói riêng và người tiêu dùng nói chung đối với
quyết định sử dụng các dịch vụ thanh toán online.

- Mục tiêu cụ thể:


● Tìm hiểu các cơ sở lý luận về thanh toán điện tử. Lập luận dựa trên các
lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
● Nghiên cứu các lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng dựa trên
các lý thuyết về tâm lý học, các công trình nghiên cứu và những phỏng
đoán cần được kiểm chứng.
● Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên Đại học Thương mại.
● Phân tích và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định
lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên Đại học Thương mại.
● Thông qua kết quả nghiên cứu để xác định các yếu tố tác động mạnh mẽ
nhất đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên Đại
học Thương mại. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quyết
định lựa chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên Đại học Thương
mại, đưa sinh viên đến gần hơn với việc sử dụng các dịch vụ thanh toán
online thuận tiện cho mua sắm và giao dịch.

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu:


a) Ý nghĩa về mặt lý luận:
Kết quả của nghiên cứu đã đem lại vốn kiến thức nền tảng và các thông tin hữu
ích cho sinh viên trường Đại học Thương mại về những phương thức thanh toán
online. Đồng thời giúp cho các nhà nghiên cứu nắm bắt được thói quen, sở thích và xu
hướng sử dụng các phương thức thanh toán online từ đó đưa ra những kiến nghị, giải
pháp phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán online và thu
hút thêm lượng khách hàng tiềm năng là sinh viên trường Đại học Thương mại nói
riêng và người tiêu dùng nói chung.

b) Ý nghĩa về mặt thực tiễn:


Thứ nhất, thông qua bài nghiên cứu, sinh viên trường Đại học Thương mại cũng
sẽ có thêm thông tin và vốn hiểu biết về tầm ảnh hưởng của các phương thức thanh
toán điện tử ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ hai, từ những thông tin nói trên, sinh viên Đại học Thương mại có thể tiến
hành tận dụng những ưu điểm của các phương thức thanh toán online một cách tối ưu
nhất.
Thứ ba, nghiên cứu đóng một vai trò quan trọng cho trường Đại học Thương
mại nắm bắt tình hình sinh hoạt của sinh viên từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất
11
thích hợp nhất giúp sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận được các phương thức thanh toán
hiện đại.
Thứ tư, nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu liên quan. Dựa
trên nền tảng mô hình bài nghiên cứu này, các nghiên cứu sau có thể chỉnh sửa để
hoàn thiện hơn về đề tài nghiên cứu.

12
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về thanh toán điện tử:
2.1.1. Lý thuyết về thanh toán điện tử:
2.1.1.1. Khái niệm về thanh toán điện tử:
Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử đã thu hút nhiều sự chú ý từ
các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu, thiết kế hệ thống thông tin do những ảnh
hưởng mạnh mẽ của nó trong ngành thương mại điện tử hiện đại nói riêng và nền kinh
tế số nói chung. Sự phát triển vượt bậc của phương thức thanh toán điện tử dẫn đến
các nghiên cứu và quan điểm khác nhau về định nghĩa thanh toán điện tử trong giới
khoa học kỹ thuật. Các khái niệm này chủ yếu được nhìn nhận từ những góc độ khác
nhau: từ các học giả trong lĩnh vực kế toán và tài chính, công nghệ kinh doanh đến hệ
thống thông tin.
Ví dụ, Briggs và Brooks (2011) cho rằng, thanh toán điện tử là một hình thức
liên kết giữa các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ bởi các ngân hàng cho phép trao đổi tiền
điện tử. Ở góc độ khác, Adeoti và Osotimehin (2012), hệ thống thanh toán điện tử
dùng để chỉ một phương tiện điện tử thực hiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ
mua sắm trực tuyến tại các siêu thị và trung tâm mua sắm. Một định nghĩa khác của
Kaur và Pathak, 2015 cho thấy rằng, thanh toán điện tử là các khoản thanh toán trong
môi trường thương mại điện tử với hình thức trao đổi tiền thông qua các phương tiện
điện tử.
Tóm lại, phỏng theo các định nghĩa trên; nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về
thanh toán điện tử như sau: hệ thống thanh toán điện tử là một tập hợp các thành phần
và quy trình cho phép hai hoặc nhiều bên tham gia giao dịch và giá trị tiền trao đổi
thông qua phương tiện điện tử.

2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử:


Hệ thống thanh toán điện tử được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật số, được xây
dựng và phát triển để thực hiện các thanh toán trên mạng Internet thông qua các thiết
bị có kết nối mạng. Về bản chất, các hệ thống thanh toán điện tử là phiên bản điện tử
của các hệ thống thanh toán truyền thống như tiền mặt, séc và các loại thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, so với thanh toán truyền thống, các hệ thống thanh toán điện tử có
hai điểm khác biệt:
- Thứ nhất, các hệ thống thanh toán điện tử được thiết kế để có thể thực thi việc
mua - bán điện tử trên mạng Internet. Việc sử dụng công nghệ thông tin và các
phương tiện điện tử có kết nối mạng cho phép quá trình giao dịch và công cụ
giao dịch được số hoá và được ảo hoá bằng những chuỗi bit;
- Thứ hai, trong thanh toán truyền thống, chỉ ngân hàng mới có quyền phát hành
tiền và các giấy tờ có giá trị khác. Nhưng trong thanh toán điện tử, các công ty
và các tập đoàn tài chính cũng được phép phát triển các phần mềm đóng vai trò
là các công cụ thanh toán. Vì vậy, trong thanh toán điện tử, khách hàng có thể

13
lựa chọn một trong nhiều cách thức thanh toán khác nhau trên cơ sở phần mềm
của các công ty và các tập đoàn tài chính.

2.1.1.3. Lợi ích của thanh toán điện tử:


- Nhanh chóng, tiện dụng, phù hợp nhu cầu thị trường:
● Thanh toán điện tử được sử dụng cho các hoạt động mua sắm tại siêu thị,
cửa hàng tiện lợi; giao dịch các món hàng xa xỉ, có giá trị cao hay các
dịch vụ giải trí, du lịch, trả tiền hóa đơn (điện, nước, viễn thông…). Việc
thanh toán chủ yếu được thực hiện qua các thiết bị di động có kết nối
mạng. Người mua hàng có thể thực hiện chuyển tiền nhanh chóng ở bất
cứ đâu thông qua điện thoại mà không cần phải tới ngân hàng nữa.
- Dễ dàng theo dõi và kiểm soát:
● Lịch sử giao dịch sẽ lưu lại tất cả các khoản tiền và cho phép người dùng
có thể tra cứu dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Từ đó, người dùng
có thể quản lý tài chính và cân đối chi tiêu sao cho hợp lý.
- Chuyên nghiệp hóa kinh doanh trực tuyến:
● Người tiêu dùng - đặc biệt là thế hệ trẻ lựa chọn sử dụng các hình thức
thanh toán điện tử như internet banking, mã QR, ví điện tử,… bởi tính
tiện dụng của nó. Hiện nay, các sàn thương mại điện tử ngày càng đa
dạng hóa hình thức thanh toán, người dùng vì thế mà có thêm nhiều sự
lựa chọn hơn khi thanh toán.
- Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt:
● Nếu như hình thức giao dịch bằng tiền mặt thường xảy ra các rủi ro về
thất thoát, thiếu tiền, quên ví hay khó khăn trong việc thanh toán đơn
hàng giá trị cao. Thì việc thanh toán điện tử sẽ giúp cho mọi giao dịch
trở nên nhanh chóng, chính xác tới từng con số, minh bạch, rõ ràng và
đảm bảo an toàn bảo mật.

2.1.1.4. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay:
1. Cổng thanh toán điện tử:
a) Khái niệm:
- Là một dịch vụ trung gian, kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán.
Mục đích của việc này chủ yếu là để người bán có thể nhận được tiền ngay sau
khi hoàn thành các giao dịch trực tuyến.

b) Phân loại:
- Hiện nay có 3 cổng thanh toán điện tử được sử dụng nhiều nhất:
● Cổng thanh toán Payoo: được xem là một trong những cổng thanh toán
hàng đầu về dịch vụ thanh toán hóa đơn tại Việt Nam. Payoo hiện có hơn
2500 điểm hỗ trợ thanh toán miễn phí trên toàn quốc, giúp khách hàng
thanh toán hóa đơn dễ dàng và nhanh chóng.

14
● Cổng thanh toán Paypal: cho phép người dùng giao dịch bằng 26 loại
tiền tệ khác nhau trên khắp thế giới. Đặc biệt, Paypal hỗ trợ khách hàng
chuyển tiền và thanh toán hóa đơn trực tuyến thông qua mạng Internet,
thay thế cho phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống.
● Cổng thanh toán Nganluong.vn: dịch vụ thanh toán trực tuyến cho
thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Tính đến cuối năm 2014, Ngân
Lượng đã có mặt trên hơn 15.000 website bán hàng, các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông và ngân hàng tại Việt Nam. Với nganluong.vn, cho
phép người dùng gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet một cách
nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.

c) Quy trình:
- Bước 1: Quy trình được thực hiện tại trang web của khách hàng:
● Quá trình đặt hàng: Thao tác đặt hàng thực hiện để gửi đơn đặt hàng của
khách hàng cho người bán.
● Quá trình mã hoá tin nhắn: Sau khi đặt hàng, RSA hoạt động mã hoá
được thực hiện để ẩn thông tin thẻ của khách hàng để lấy văn bản mật
mã.

- Bước 2: Quy trình được thực hiện tại trang web người bán.
● Quá trình chuyển hướng: Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách
hàng, thông tin chuyển hướng đến cổng thanh toán và tiến hành quy trình
mã hoá và giải mã.

- Bước 3: Quy trình được thực hiện tại cổng thanh toán trang web:
● Quy trình tạo khóa: Trong hệ thống này, khóa RSA hoạt động tạo trước
tiên được thực hiện để tạo khóa công khai và khóa riêng cho người bán
và ngân hàng.
● Lưu quá trình khoá: Sau quá trình tạo khóa, các khoá được lưu và cơ sở
dữ liệu chính để phân phối cho khách hàng.
● Quy trình mã hoá thông điệp: Sau khi nhận được văn bản mật mã từ
khách hàng, văn bản mật mã được giải mã bởi RSA hoạt động giải mã để
lấy thẻ của khách hàng thông tin.
● Quá trình xác thực thẻ: Sau khi giải mã thông tin thẻ của khách hàng,
cổng thanh toán xác thực thẻ cho quá trình thanh toán.

- Bước 4: Quy trình được thực hiện tại trang web ngân hàng
● Quy trình giải mã thông điệp: Sau khi nhận được văn bản mật mã từ
cổng thanh toán, văn bản mật mã được giải mã bằng hoạt động giải mã
RSA để lấy thẻ thông tin.
● Quy trình xác thực tài khoản: Sau khi giải mã, thông tin thẻ của khách
hàng, ngân hàng xác thực tài khoản cho quá trình thanh toán

15
● Quy trình giải quyết: Sau quá trình giao dịch, ngân hàng thông báo xác
nhận thanh toán cho khách hàng và người bán.

2. Mobile banking/ QR code:


a) Khái niệm:
- Là các dịch vụ thanh toán được vận hành theo quy định tài chính và được thực
hiện từ hoặc thông qua một thiết bị di động. Thay vì thanh toán bằng tiền mặt,
séc hoặc thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại di động để
thanh toán cho một loạt các dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số hoặc cứng.

b) Quy trình:
- Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại.
● Nếu chưa có thì bạn tải ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng bạn
đang sử dụng về điện thoại sau đó đăng nhập.

- Bước 2: Trong mục thanh toán, chọn vào tính năng (QR) đã tích hợp sẵn trong
ứng dụng.
- Bước 3: Quét mã để tiến hành thanh toán.
- Bước 4: Nhập số tiền cần thanh toán và sau đó xác minh giao dịch (Mã giao
dịch được gửi thông qua tin nhắn SMS).

3. Thẻ thanh toán:


a) Khái niệm:
- Là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài
địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó, hoặc có thể dùng nó để rút tiền mặt
trực tiếp từ các Ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay các loại thẻ
thanh toán có thể được phát hành bởi các Ngân hàng, các tổ chức tài chính và
một vài công ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử dụng dịch vụ.

b) Phân loại:
- Xét theo chức năng thì thẻ thanh toán được chia làm 3 loại phổ biến chính:
● Debit Card (thẻ ghi nợ): cho phép tiêu dùng với số tiền trong tài khoản
đi kèm với thẻ. Có nghĩa là nếu muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo tài
khoản Ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu
dùng trong phạm vi lượng tiền có trong tài khoản Ngân hàng.
❖ Có 2 loại thẻ ghi nợ: thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) - chỉ có tác
dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ Quốc tế (Visa Debit và
Master Debit) - có thể tiêu dùng ở nước ngoài.
● Credit Card (thẻ tín dụng): cho phép người dùng thẻ tiêu dùng trước 1 số
tiền mà Ngân hàng cho “tạm vay” trong hạn mức quy định. Điều này có
nghĩa là dù tài khoản không có tiền nhưng vẫn có thể “cà thẻ” với số tiền
nhất định. Để mở được thẻ này, cần phải chứng minh tài chính với Ngân

16
hàng và trải qua quá trình xét duyệt khắt khe mới được Ngân hàng đồng
ý.
● Prepaid Card (thẻ trả trước): thường được các Công ty lớn có trung tâm
mua sắm riêng/ các Doanh nghiệp dịch vụ lớn phát hành cho các khách
hàng. Thẻ này không gắn liền với tài khoản Ngân hàng và trong thẻ có
ghi 1 số lượng tiền nhất định mà khách hàng phải nạp vào trước khi
muốn mua sắm hoặc dạng thẻ khuyến mãi, thẻ quà tặng mà Doanh
nghiệp tặng khách hàng thân thiết.

c) Quy trình:
- Bước 1: Người tiêu dùng bắt đầu việc mua hàng, sau khi tham khảo họ sẽ thêm
mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của mình từ người bán vào giỏ hàng.
- Bước 2: Khi người tiêu dùng muốn thanh toán cho các mặt hàng trong giỏ
hàng, 1 đường truyền bảo mật thông qua Internet được tạo bằng SSL/ TLS. Sử
dụng mã hóa, SSL/ TLS bảo mật phiên trong đó thông tin thẻ tín dụng sẽ được
gửi đến người bán và bảo vệ thông tin khỏi những tin tặc. SSL không xác thực
người bán hoặc người tiêu dùng. Các bên giao dịch phải tin tưởng lẫn nhau.
- Bước 3: Sau khi người bán nhận được thông tin thẻ tín dụng tiêu dùng, phần
mềm người bán sẽ liên hệ với cơ sở thanh toán bù trừ.
- Bước 4: Cơ quan thanh toán bù trừ liên hệ với ngân hàng phát hành để xác
minh thông tin tài khoản.
- Bước 5: Sau khi được xác minh, ngân hàng phát hành ghi có vào tài khoản của
người bán tại ngân hàng của người bán.
- Bước 6: Khoản ghi nợ vào tài khoản người tiêu dùng được chuyển đến người
tiêu dùng trong một bảng sao kê hàng tháng.

4. Chuyển khoản điện tử:


a) Khái niệm:
- Là lệnh chuyển tiền điện tử từ một tài khoản ngân hàng này đến tài khoản khác
bên trong một tổ chức tài chính hoặc giữa nhiều tổ chức thông qua hệ thống
máy tính và không có sự can thiệp trực tiếp của con người.

b) Phân loại:
- Có 6 loại thanh toán EFT được EFTA bảo vệ:
● Electronic checks: Chi phiếu điện tử là phiên bản điện tử của chi phiếu
giấy, bao gồm: ngày, tên người nhận thanh toán, số tiền thanh toán và
chữ ký. Những chi phiếu này mang mã bảo mật hay chữ ký kỹ thuật số
xác nhận việc thanh toán được chủ tài khoản cho phép.
● Direct deposit: Tiền gửi trực tiếp là khoản tiền gửi của các quỹ tiền điện
tử được gửi trực tiếp vào tài khoản ngân hàng không cần thông qua kiểm
tra giấy tờ liên quan.

17
● Phone payments: Là dịch vụ thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công
nghệ mạng không dây của điện thoại thông minh. Trong đó, khách hàng
có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền một cách nhanh
chóng và dễ dàng thông qua điện thoại di động, máy tính bảng mọi lúc
mọi nơi.
● ATM transactions: cho phép bạn chuyển tiền điện tử giữa tài khoản séc
và tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng của bạn bằng thẻ ID nhựa và số
nhận dạng cá nhân (PIN), đồng thời nhận tiền mặt từ máy.
● Debit card transactions: sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán các giao dịch
mua tại cửa hàng hoặc trực tuyến do các tổ chức tài chính phát hành; cho
phép người tiêu dùng mua hàng trực tuyến hoặc tại cửa hàng bán lẻ hoặc
doanh nghiệp.
● Internet transactions: sử dụng hệ thống ngân hàng trực tuyến của tổ
chức tài chính để tiến hành kinh doanh. Cho phép truy cập tài khoản
thông qua cổng web của các tổ chức tài chính, cho phép theo dõi tài
khoản, chuyển khoản và thanh toán hóa đơn trực tuyến.

c) Quy trình:
- Quy trình chuyển khoản điện tử cùng hệ thống:
● Chuyển khoản điện tử cùng hệ thống là (thanh toán điện tử nội bộ) là
nhiệm vụ thanh toán giữa hai hoặc nhiều chi nhánh của cùng một ngân
hàng việc thanh toán không có sự chuyển dịch của dòng tiền vật lý và
tổng nguồn vốn trước và sau khi thanh toán của ngân hàng là không đổi.

Hình 2. Quy trình chuyển khoản cùng hệ thống

- Quy trình chuyển khoản điện tử khác hệ thống:

18
● Chuyển khoản điện tử khác hệ thống là nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán
giữa hai hoặc nhiều ngân hàng thương mại khác hệ thống trong cùng địa
bàn và khác địa bàn.

Hình 3. Quy trình chuyển khoản khác hệ thống

5. Ví điện tử:
a) Khái niệm:
- Là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip
điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ
được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài
khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh
toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.

b) Quy trình:
- Bước 1: Người tiêu dùng đăng nhập vào trang web người bán thông qua trình
duyệt dành cho thiết bị di động hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động của
nhà phát hành. Tại thanh toán, người tiêu dùng đăng nhập vào ví điện tử để xác
nhận thông tin vận chuyển và ủy quyền thanh toán.
- Bước 2: Khi người tiêu dùng bắt đầu thanh toán, mã thông báo thanh toán được
cung cấp trước đó sẽ được gửi đến trang web thương mại.
- Bước 3: Người bán chuyển mã thông báo đến người mua/ cổng vào như một
phần của yêu cầu ủy quyền.
- Bước 4: Người mua nhận mã thông báo và định tuyến nó, cùng với yêu cầu ủy
quyền, đến thẻ mạng để xử lý.

19
- Bước 5: Mạng thanh toán/ nhà cung cấp dịch vụ mã thông báo (TSP) gửi mã
thông báo/ APN, chi tiết thẻ thanh toán và yêu cầu ủy quyền cho người ra quyết
định.
- Bước 6: Tổ chức phát hành trả lại quyết định ủy quyền và mã thông báo/ APN
cho mạng thanh toán, nơi định tuyến mã thông báo và thông báo ủy quyền trở
lại người mua.
- Bước 7: Người mua/ người bán gửi thông báo xác nhận cho người tiêu dùng.

2.1.2. Hạ tầng thanh toán điện tử tại Việt Nam:


- Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng lần đầu tiên (vào năm
1996) đến tháng 6/2016, số lượng thẻ phát hành đã đạt mức trên 106 triệu thẻ
(tăng gấp 3,4 lần so với cuối năm 2010) với 48 ngân hàng phát hành.
- Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53%, thẻ trả trước là
5,81%. Về mạng lưới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ ngân hàng được
cải thiện, số lượng các máy POS có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đến cuối tháng
6/2016, trên toàn quốc có trên 17.300 ATM và hơn 239.000 POS được lắp đặt.
● Dịch vụ Ví điện tử: Các tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp phép
thực hiện dịch vụ Ví điện tử gồm 6 tổ chức: Banknetvn, VNPay,
M_Service, BankPay, Vietnam Online, VietUnion. 38 ngân hàng thương
mại đã tham gia phối hợp triển khai dịch vụ Ví điện tử.
● Hệ thống chuyển mạch thẻ: Ngày 1/4/2015, Công ty cổ phần Chuyển
mạch tài chính quốc gia Banknetvn và Công ty Dịch vụ thẻ Smartlink đã
sáp nhập thành Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất, cho phép chủ
thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền hoặc thanh toán tại hầu hết
ATM/POS của các ngân hàng khác.
● Thẻ thanh toán: Tổng lượng thẻ đang lưu hành trên thị trường tính đến
quý 1/2017 có 116 triệu thẻ. Bên cạnh các dịch vụ rút tiền mặt, chuyển
khoản, sao kê các ngân hàng thương mại đã tích hợp thêm nhiều tính
năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch
vụ như: Thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm, vé máy
bay hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.
● Các dịch vụ thanh toán qua Internet và điện thoại: Hiện có 67 ngân hàng
thương mại triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking)
và 37 ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán qua di
động (Mobile Banking).
● Thanh toán thẻ xuyên biên giới: Các hệ thống thanh toán thẻ quốc tế như
VISA, MasterCard, American Express, Diners Club/Discover (Mỹ),
Unionpay (Trung Quốc) cung cấp 2 dòng thẻ phổ biến là thẻ tín dụng
(Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit Card). Những thẻ này có các tính
năng như rút tiền mặt ATM, thanh toán tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ

20
tại điểm bán (POS), thanh toán trực tuyến (Báo cáo của Ngân hàng Nhà
nước 12/2015).

2.1.3. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng và quy trình ra quyết định mua của
người tiêu dùng:
1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng:
Theo Philip Kotler (2013), hành vi mua của người tiêu dùng “là hành động của
một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá
trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi hành động”.
Nghiên cứu cứu hành vi của người tiêu dùng là quan trọng đối với các nhà tiếp
thị vì họ có thể nhận biết và dự đoán xu hướng tiêu dùng của từng đối tượng khách
hàng cụ thể, từ đó đưa ra những kế hoạch marketing kịp thời và hiệu quả, giúp gia tăng
doanh thu của doanh nghiệp và thích ứng thời đại số.
Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng được sử dụng để mô tả mối quan hệ
giữa ba yếu tố: các kích thích, hộp đen của người mua và các phản ứng đáp lại của
người mua.
Philip Kotler đã hệ thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua của người tiêu
dùng qua mô hình sau:

Hình 4. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng


Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler, Kevin Keller (2013)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng:


● Yếu tố văn hóa: Là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của người
mua hàng.
Văn hóa đặc thù: Mỗi nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hay các văn hóa
đặc thù, là những văn hóa tạo nên nét đặc trưng riêng, quyết định mức độ hòa nhập
với xã hội chung cho các thành viên đó. Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân
tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, các vùng địa lý.
Tầng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền
trong một xã hội, được sắp xếp theo một trật tự tôn ti và các thành viên trong những
thứ bậc ấy đều cùng chia sẻ những giá trị, mối quan tâm và cách cư xử giống nhau.
Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu nhập mà còn được

21
xem xét dựa vào các khía cạnh khác như nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải và
những yếu tố khác.

● Yếu tố xã hội: Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của
những yếu tố xã hội như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nhóm tham khảo.
Gia đình: Từ cha mẹ và những người thân trong gia đình, cá nhân nhận được sự
định hướng về chính trị, kinh tế... Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều
với gia đình mình nhưng những ảnh hưởng của gia đình lên hành vi của người mua
vẫn có thể rất đáng kể.
Vai trò và địa vị xã hội: Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị phản ánh sự kính
trọng nói chung của xã hội, phù hợp với vai trò đó. Chính vì vậy, người mua thường
lựa chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị trong xã hội.

● Yếu tố cá nhân: Đặc tính cá nhân là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới
quyết định mua của họ.

● Yếu tố tâm lý:


Động cơ: Động cơ là cấu trúc đại diện cho nguồn động lực bên trong không dễ
nhận ra của con người làm tác động và nảy sinh hành vi phản hồi, định hướng trực tiếp
cho sự phản hồi đó. Một động cơ không thể nhìn thấy và sự tồn tại của động cơ chỉ có
thể được suy luận ra từ hành vi của mỗi cá nhân. Động cơ đó là lý do tại sao một cá
nhân làm điều gì đó. Khi các động cơ thúc đẩy trở nên mạnh mẽ, chúng vẫn phụ thuộc
vào hoàn cảnh. Một số nhu cầu có tính chất bản năng, chúng phát sinh từ những trạng
thái căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt mỏi,… Một số khác lại có
nguồn gốc tâm lý, chúng phát sinh từ những trạng thái căng tâm lý như nhu cầu được
công nhận, ngưỡng mộ hay kính trọng. Mọi nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi nó được
tăng lên đến một cấp độ đủ mạnh.

Nhận thức: Theo B. Berelson và G. Steiner, nhận thức có thể định nghĩa như là
“Tiến trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin nhận
được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới”. Nhận thức không chỉ tùy thuộc
vào đặc điểm cá nhân của con người mà còn bị ảnh hưởng bởi sự tác động của các
nhân tố ảnh hưởng bên ngoài và mối tương quan giữa nhân tố ấy với hoàn cảnh chung
quanh và với đặc điểm cá nhân của người đó. Người ta có thể có những nhận thức
khác nhau đối với cùng một nhân tố tác động do có 3 quá trình nhận thức như sau:
● Sự quan tâm có chọn lọc
● Sự bóp méo có chọn lọc
● Ghi nhớ có chọn lọc
Kiến thức: Kiến thức của một người có được từ sự tương tác của những tác
nhân kích thích, những tình huống gợi ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. Sự
thôi thúc là một nhân tố kích thích nội tại thúc đẩy hành động.

22
Niềm tin và quan điểm: Niềm tin là ý nghĩa khẳng định mà con người có được
về những sự việc nào đó, niềm tin có thể dựa trên cơ sở những hiểu biết hay dư luận
hay sự tin tưởng và có thể chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng của các yếu tố
tình cảm.

Hình 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng


Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler,Kevin Keller (2013)

2. Quyết định mua của người tiêu dùng:


- Khái niệm : Theo Philip Kotler, quyết định mua bao gồm hàng loạt các lựa
chọn: lựa chọn sản phẩm, lựa chọn thương hiệu, lựa chọn đại lý, định thời gian
mua, định số lượng mua.
- Marketing mix tác động đến quyết định tiêu dùng: Philip Kotler (2005) định
nghĩa: Marketing hỗn hợp (Marketing mix) là tập hợp các công cụ bán hàng
được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục
tiêu. Marketing mix bao gồm những yếu tố có thể kiểm soát được như: Sản
phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị (xúc tiến thương mại). Marketing mix giúp
tìm kiếm và khám phá ra nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hiện tại
và trong tương lai để sáng tạo ra nhiều loại hàng hóa và nâng cao chất lượng
dịch vụ để mang đến những lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó
của người tiêu dùng. Thậm chí nó còn có thể mang đến những lợi ích vượt quá
sự mong đợi của người tiêu dùng.
- Tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng:

23
Hình 6. Các giai đoạn quyết định mua của người tiêu dùng
Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler,Kevin Keller (2013)

● Nhận biết nhu cầu: Quá trình mua sắm bắt đầu xảy ra khi người tiêu
dùng ý thức được nhu cầu của chính họ. Nhu cầu phát sinh do những
kích thích bên trong và kích thích bên ngoài.
● Tìm kiếm thông tin: Khi nhu cầu của người tiêu dùng đủ mạnh sẽ hình
thành động cơ thúc đẩy họ tìm kiếm thông tin để hiểu biết sản phẩm.
Quá trình tìm kiếm thông tin có thể “ở bên trong” hoặc “ở bên ngoài”.
● Đánh giá các phương án lựa chọn: Trước khi đưa ra quyết định mua
sắm, người tiêu dùng xử lý thông tin thu được rồi đưa ra đánh giá các lựa
chọn khác nhau theo một số tiêu chuẩn quan trọng.
● Quyết định mua hàng: Sau khi đánh giá, ý định mua hàng sẽ được hình
thành đối với nhãn hiệu nhận được điểm đánh giá cao nhất và đi đến
quyết định mua hàng. Tuy nhiên, theo Philip Kotler, thường có hai yếu
tố có thể xen vào trước khi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm:
thái độ của những người khác và những yếu tố tình huống bất ngờ.
● Hành vi sau mua: Sau khi mua, nếu tính năng và công dụng của sản
phẩm đáp ứng một cách tốt nhất sự chờ đợi của người tiêu dùng thì họ sẽ
hài lòng. Hệ quả là hành vi mua sắm sẽ được lặp lại khi họ có nhu cầu
hoặc giới thiệu cho người khác. Trường hợp ngược lại, họ sẽ khó chịu và
thiết lập sự cân bằng tâm lý bằng cách chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu
khác, đồng thời có thể họ sẽ nói xấu sản phẩm đó với người khác.

24
2.1.4. Các mô hình lý thuyết:
1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975):
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và
Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình
TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để
quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì nghiên cứu này hướng đến
xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính
của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần
thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì
có thể dự đoán gần đúng kết quả lựa chọn của người tiêu dùng.

Niềm tin và sự
đánh giá Thái độ

Xu hướng Hành vi
hành vi thực sự
Niềm tin quy Quy
chuẩn và động chuẩn chủ

Hình 7. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA


(Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987)

Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có thiết
lập các mối quan hệ đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) hay
những người này thích hay không thích họ mua. Mức độ tác động của các yếu tố chuẩn
chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào: (1) mức độ ủng hộ/
phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm
theo mong muốn của những người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người
có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu
dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ
quan: Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu
dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ và niềm tin của người
tiêu dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng
bị ảnh hưởng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này
với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.

Trong mô hình thuyết hành động hợp lý, niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu
dùng về sản phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, thái
độ hướng tới hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng

25
đến hành vi mua. Do đó, thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắm
của người tiêu dùng, còn xu hướng là yếu tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi
của người tiêu dùng.

2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM):


Một trong những công cụ hữu ích trong việc giải thích ý định chấp nhận một
sản phẩm mới, một công nghệ mới là mô hình chấp nhận công nghệ TAM -
Technology Acceptance Model. Theo Legris và cộng sự, mô hình TAM đã dự đoán
thành công khoảng 40% việc sử dụng một hệ thống mới (T. Teo và cộng sự, 2008).
Được chuyển thể từ mô hình TRA, mô hình TAM được sử dụng để giải thích và dự
đoán về sự chấp nhận và sử dụng một công nghệ. Mô hình TAM được thử nghiệm và
chấp nhận một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thông tin và
được coi là một trong các mô hình có giá trị tiên đoán tốt.
Mô hình cho thấy ý định sử dụng có tương quan đáng kể tới việc sử dụng, khi
có ý định là yếu tố quan trọng đến việc sử dụng, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến
việc sử dụng một cách gián tiếp thông qua ý định sử dụng (Davis và cộng sự, 1989)

Hình 8. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)
Nguồn: Davis (1986)

Trong đó, Nhận thức sự hữu ích (PU - Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá
nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ.
Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU - Perceived Ease of Use) là cấp độ mà một người tin
rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực.

3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB):


Trên cơ sở thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen
(1991) phát triển Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) để
dự báo và làm sáng tỏ hành vi con người trong một bối cảnh cụ thể. Nó sẽ cho phép dự
đoán cả những hành vi không hoàn toàn điều khiển được với giả định một hành vi có
thể được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định để thực hiện hành vi đó (Kolvereid
1996).
Theo đó, TPB cho rằng ý định là yếu tố, động cơ dẫn đến hành vi và được định
nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi. Ý định là tiền đề gần nhất

26
của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ; chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm
soát hành vi.

Hình 9. Thuyết hành vi dự định (TPB) (Nguồn: Ajzen, 1991)


Trong đó:
● Thái độ hướng đến hành vi (Attitude Toward Behavior - AB) được hiểu như là
cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và
các tình huống đang gặp phải.
● Chuẩn mực chủ quan (Subjective Norm - SN) hay nhận thức về ảnh hưởng từ
phía cộng đồng xã hội được định nghĩa là “nhận thức về áp lực xã hội đến thực
hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen 1991). Đó là ảnh hưởng của những
người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi.
● Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control - PBC) phản ánh
việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó
có bị kiểm soát, hạn chế hay không. Ajzen (1991) đề nghị rằng yếu tố kiểm soát
hành vi tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu chính xác trong
nhận thức của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.

TPB giả định thêm rằng những phần hợp thành ý định lần lượt được xác định
bởi kỳ vọng nổi bật nhất và ước lượng kỳ vọng cho mỗi thành phần đó. Trong đó, kỳ
vọng về thái độ đối với một hành vi có sẵn, hoặc kỳ vọng cụ thể về kết quả của việc
thực hiện hành vi; kỳ vọng về chuẩn chủ quan đó là nhận thức của những người quan
trọng khác là tán thành hay không tán thành thực hiện hành vi; kỳ vọng về nhận thức
kiểm soát hành vi liên quan tới những điều kiện thuận tiện hay cản trở việc thực hiện
hành vi. Ajzen (1988) khẳng định những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng của
hành vi và nguyên nhân dẫn đến hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này
(Scholten, Kemp và Compta 2004). Vì thế, sự thay đổi một trong những kỳ vọng trên
có thể dẫn đến sự thay đổi về hành vi. Dựa vào nguyên nhân căn bản này, một số nhà
nghiên cứu đã tạo ra sự can thiệp thay đổi kỳ vọng để xác định xem người ta có thay
đổi hành vi hay không. Một số khác đã khám phá sự ảnh hưởng của chính sách can
thiệp bằng cách kiểm tra sự thay đổi kỳ vọng sau khi áp dụng chính sách. TPB đã được
áp dụng thành công để dự đoán và giải thích các hành vi khác nhau như quyết định bỏ
phiếu, giảm cân, ngừng hút thuốc, vi phạm giao thông,...

27
Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và
giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên
cứu vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung
thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận. Tuy vậy, mô hình TPB có một số hạn chế
trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004). Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định
ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen,
1991). Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh nghiệm nghiên
cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng
cách sử dụng TPB (Ajzen,1991; Werner, 2004). Hạn chế thứ hai là có thể có một
khoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế
được đánh giá (Werner, 2004). Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có
thể thay đổi. Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của
một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành
xử như dự đoán bởi những tiêu chí (Werner, 2004).

2.2. Tổng quan nghiên cứu:


2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước:
Nhìn chung, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thanh toán điện tử được tiến
hành.
- Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng của NCS. ThS. Vũ
Văn Điệp (Khoa Hệ thống thông tin - Trường Đại học Kinh tế - Luật).
Trong bài báo tác giả đã nêu nên hiện trạng việc sử dụng thanh toán điện tử của
người tiêu dùng tại Việt Nam; tổng hợp xem xét, đánh giá các nghiên cứu và
các mô hình trước đây có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán
điện tử của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định của người tiêu dùng trong việc sử dụng phương thức thanh toán điện
tử: thái độ, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức rủi ro, niềm tin,
chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thanh toán điện tử đến quyết định mua hàng
trực tuyến của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội - ThS. Lê
Văn Chiến - Phan Thị Thùy Linh (Trường Đại học Mỏ - Địa chất). Nghiên
cứu được thực hiện trên 500 sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
nhằm xác định sự ảnh hưởng của thanh toán điện tử đến quyết định mua hàng
trực tuyến của khách hàng là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, Bagozzi and Warshaw,
1989) và một số công trình nghiên cứu khác trong và ngoài nước; tác giả cho
rằng quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng là sinh viên chịu ảnh
hưởng bởi năm nhóm nhân tố sau: tính hữu ích, tính dễ sử dụng, tính phổ biến,
chính sách hỗ trợ, tính an toàn và quyết định mua hàng trực tuyến. Sau quá trình
phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS kết hợp với AMOS, kết quả nghiên cứu

28
chỉ ra rằng: Quyết định mua hàng trực tuyến của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi
các nhân tố: tính an toàn; chính sách hỗ trỡ và tính hữu ích của hệ thống thanh
toán điện tử.

- Nghiên cứu tác động của các nhân tố tới quyết định thanh toán trực tuyến
trên sàn thương mại điện tử của giới trẻ Hà Nội, ThS. Đặng Phong Nguyên,
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2021) Thông qua khảo sát 224
cá nhân với độ tuổi trung bình từ 18-30 tuổi, nghiên cứu đánh giá tác động của
các nhân tố tới quyết định thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của
giới trẻ Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động tới quyết
định thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của giới trẻ Hà Nội gồm:
Nhận thức rủi ro; Nhận thức kiến thức; nhận thức tài chính; Ảnh hưởng của xã
hội và nhận thức tiện lợi. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy
hoạt động thanh toán trực tuyến khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử của
giới trẻ Hà Nội.

2.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới:
- Nghiên cứu về mức độ sử dụng các phương thức thanh toán điện tử cho
tiêu dùng hàng ngày và về nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán của gia đình ở
Nhật Bản của Hiroshi Fujiki (2020), đăng trên tạp chí The Japanese
Economic Review số 71, trang 719–765: Tác giả đã tổng hợp, xem xét các
nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản trước đó để áp dụng và tiến hành
nghiên cứu của mình; đồng thời chỉ ra hạn chế trong các nghiên cứu. Với
nghiên cứu Haasl và cộng sự (2018), tác giả cho rằng kết quả nghiên cứu đã
không đưa ra bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thẻ tín dụng và các khoản
thanh toán điện tử khác phổ biến được dựa trên dữ liệu khảo sát vi mô của Nhật
Bản và vì thế, nghiên cứu không đo lường việc sử dụng tiền mặt của người
Nhật dựa trên bốn yếu tố được sử dụng khi đo lường nhu cầu tiền mặt tại Hoa
Kỳ trước đó: (1) quy mô nền kinh tế, (2) sự áp dụng các công nghệ thanh toán
mới thay thế tiền mặt, (3) sự thay đổi lãi suất và (4) sự thay đổi nhu cầu ngoại
tệ. Fujiki và Tanaka (2018) và Fujiki và Nakashima (2019) đã chỉ ra rằng các
yếu tố quyết định lựa chọn phương thức thanh toán hàng ngày ở Nhật Bản
không khác nhiều so với các yếu tố được thể hiện ở Mỹ, khu vực châu Âu và
Canada, bởi vì người Nhật đã sử dụng cả tiền mặt và tiền điện tử cho các giao
dịch hàng ngày có giá trị nhỏ và thẻ tín dụng cho các giao dịch hàng ngày có
giá trị lớn. Do đó, khi xét về yếu tố thứ hai đối với nhu cầu tiền mặt được đề
xuất bởi Haasl et al. (2018), tác giả khẳng định kết luận của họ về thực trạng sử
dụng các phương thức thanh toán tại Nhật Bản (người Nhật sử dụng chủ yếu
tiền mặt) là không chính xác đối với các giao dịch hàng ngày. Nhằm khắc phục
các hạn chế của các nghiên cứu trước đó, tác giả thực hiện nghiên cứu xác định
mức độ lựa chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt
cho các khoản thanh toán thông thường thông qua 29031 hộ gia đình và 19249
gia đình một người ở Nhật Bản từ năm 2007 đến năm 2014. Nghiên cứu đã đề
29
cập đến các yếu tố sau ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thanh
toán của gia đình Nhật Bản:(1) Tình huống thanh toán: Theo Khảo sát của Hiệp
hội Ngân hàng Nhật Bản (JBA 2019, trang 92), người Nhật sử dụng tiền mặt
cho các giao dịch giữa người với người hàng ngày và sử dụng phương thức chi
trả đều đặn (Recurring Payment) cho thanh toán hóa đơn tiện ích với tần suất
thường xuyên; (2) Sự có sẵn của phương thức thanh toán điện tử; (3) Sự quen
thuộc: Hình thức thanh toán chi trả đều đặn trở nên phổ biến ở Nhật Bản vào
những năm 70 của thế kỷ trước và xu hướng sử dụng thẻ ghi nợ phát triển vào
những năm 90 thế kỷ 20; (4) Điểm thưởng tích lũy khi dùng thẻ tín dụng.
- Nghiên cứu về phương thức thanh toán bằng thẻ ở Ý bởi Giorgia Rocco
(2019): Nghiên cứu nhằm điều tra việc sử dụng tiền mặt và các công cụ thanh
toán khác tại các điểm bán hàng (POS) ở Ý. Tác giả sử dụng dữ liệu từ
“Nghiên cứu về việc sử dụng tiền mặt của các hộ gia đình tại các điểm bán hàng
trong khu vực đồng euro” (SUCH) do ECB thực hiện vào năm 2016 và so sánh
mức độ sử dụng tiền mặt của người dân Ý với các quốc gia khác cùng khu vực
đồng Euro. Các nhân tố được xem xét trong nghiên cứu này là: đặc điểm nhân
khẩu học; loại hình nơi mua sắm; khả năng tiếp cận các phương thức thanh toán
khác nhau; sự đa dạng của các phương thức thanh toán tại nơi giao dịch. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tiền mặt là phương thức thanh toán được sử dụng phổ
biến nhất tại Ý. Các phương thức thanh toán điện tử khác, nhất là thẻ tín dụng,
sẽ được ưu tiên hơn nếu như người tiêu dùng không bị hạn chế về hình thức
thanh toán tại nơi giao dịch. Tiền mặt chủ yếu được sử dụng cho các giao dịch
có giá trị thấp và cho các giao dịch mua hàng ngày - trong nghiên cứu này là
những giao dịch được thực hiện tại các siêu thị, tiệm bánh, hiệu thuốc, tiệm bán
thuốc lá, v.v., trong khi các phương thức khác được sử dụng thường xuyên để
xử lý các giao dịch có giá trị cao hơn. Việc lựa hình thức thanh toán bị ảnh
hưởng nhiều hơn bởi các đặc điểm giao dịch hơn là các yếu tố nhân khẩu học xã
hội. Nhưng nghiên cứu vẫn còn có điểm hạn chế đáng kể: Số liệu mẫu của
nghiên cứu SUCH đã được hiệu chỉnh để tương thức với số lượng giao dịch
nhất định tại khu vực sử dụng đồng euro; tuy nhiên con số này lại thấp hơn so
với thực tế ở Ý, từ đó hạn chế nghiên cứu tiến hành các phân tích liên quan đến
các đặc điểm nhân khẩu xã hội.
- Nghiên cứu về các yếu tố của giao dịch ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương
thức thanh toán của người tiêu dùng ở Ba Lan bởi Beata Świecka Święcka,
Paweł Terefenko và Dominik Paprotny, 2021, đăng lên tạp chí Journal of
Retailing and Consumer Services: Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu trên
1005 người tiêu dùng ở Ba Lan vào nửa đầu năm 2019 bằng phương pháp
phỏng vấn cá nhân có sự hỗ trợ của máy tính, dựa trên nền tảng Lý thuyết người
tiêu dùng (Edgeworth và Pareto, 1906) và Lý thuyết khuếch tán đổi mới
(Everett Rogers,1962). Các phương thức thanh toán điện tử được áp dụng trong
phỏng vấn bao gồm: tiền mặt, thẻ không tiếp xúc, thẻ tiếp xúc, chuyển khoản
ngân hàng truyền thống, chuyển khoản ngân hàng qua Internet, thanh toán
30
không tiếp xúc qua điện thoại, thanh toán từ xa qua điện thoại, thanh toán
BLIK, chuyển khoản/thanh toán trực tuyến, ví kỹ thuật số/di động, ghi nợ trực
tiếp, thanh toán khi giao hàng. Mười ba hình thức thanh toán này đã được lựa
chọn với sự đồng thuận của Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (NBP) và được phân
loại hai thành hình thức thanh toán: truyền thống và hiện đại.

Hình 10. Các yếu tố của giao dịch ảnh hưởng đến lựa chọn thanh toán điện tử của
người tiêu dùng tại Ba Lan (Nguồn: Beata Świecka Święcka, Paweł Terefenko và
Dominik Paprotny, 2021)

Các tác giả hình thành nên các nhóm giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng như
sau: Nhóm 1 - các yếu tố giao dịch; Nhóm 2 - các tính năng của công cụ thanh
toán; Nhóm 3 - hài lòng với việc sử dụng phương thức thanh toán đã chọn; Nhóm 4
- yếu tố nhân khẩu học; Nhóm 5 - trình độ kiến thức về các phương thức thanh
toán; Nhóm 6 - yếu tố kinh tế cá nhân; Nhóm 7 - các yếu tố khác.Thông qua phỏng
vấn và phân tích dữ liệu thu được, kết quả nghiên cứu cho thấy: khi xem xét mối
quan hệ của các biến nhân khẩu học xã hội với quyết định sử dụng hình thức thanh
toán của người tiêu dùng, có thể thấy rằng việc lựa chọn hình thức thanh toán có
mối tương quan không đáng kể với các biến nhân khẩu học; yếu tố kinh tế không
gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức thanh toán của người tiêu dùng. Trong số
các đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng tại Ba Lan, kiến thức tài chính là một
trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với các lựa chọn thanh toán của
họ.

- Báo cáo nghiên cứu Cách thức người tiêu dùng lựa chọn hình thức thanh
toán bởi Joanna Stavins, xuất bản vào 31/5/2017, tại Ngân hàng dự trữ liên
bang Boston, Hoa Kỳ: Báo cáo nghiên cứu đã nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi thanh toán của người tiêu dùng bằng việc đưa ra số liệu cụ thể về cách
người tiêu dùng thanh toán tại Hoa Kỳ và tóm tắt các tài liệu hiện có về sự lựa
chọn hình thức thanh toán của người tiêu dùng, các khảo sát và nhật ký về hành
vi của người tiêu dùng được thực hiện ở Hoa Kỳ và ở các quốc gia khác. Tuy
nhiên, dữ liệu nghiên cứu về giao dịch cá nhân tại Hoa Kỳ vẫn bị hạn chế.

31
Thông qua phân tích xu hướng thanh toán tổng hợp trong Hoa Kỳ với sự kết
hợp tất cả các khía cạnh: người tiêu dùng, nhà cung cấp và chính phủ, kết quả
nghiên cứu cho thấy: Về phía cung các hình thức thanh toán, công nghệ, quy
định và chi phí ảnh hưởng đến hành vi thanh toán. Về phía cầu của người tiêu
dùng, nhân khẩu học và thu nhập của người tiêu dùng, sở thích của người tiêu
dùng và mức độ đánh giá về các thuộc tính của phương thức thanh toán đều có
ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn. Sự đa dạng các phương thức thanh toán của
người bán, ảnh hưởng của các ưu đãi khi thanh toán truyền thống hay hiện đại,
mức độ bảo mật của các hình thức thanh toán, tốc độ giao dịch, sự tiện lợi cũng
có ảnh hưởng nhất định với quyết định sử dụng phương thức thanh toán của
người tiêu dùng.

- Nghiên cứu khoa học Xu hướng thanh toán của người tiêu dùng tại khu
vực châu Âu bởi László Kajdi, số 2729, xuất bản vào tháng 9/2022, tại
Ngân hàng Trung ương Châu Âu: Tác giả đã sử dụng các bộ dữ liệu của khảo
sát SPACE (Nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng về thanh toán tại khu
vực đồng euro, 2019) để tiến hành khảo sát nhằm phục vụ các nhà hoạch định
xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển bán lẻ trong phạm vi khu vực
châu Âu vì trong khảo sát của SPACE, khối lượng mẫu nhỏ với 41.155 người
trả lời và 119.053 giao dịch được hoàn thành nhưng khảo sát SPACE đã được
các tác giả trước đó thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo được tính đại diện. Các
biến số của nghiên cứu bao gồm: (1) Độ tuổi, (2) Nơi sinh sống, (3) Trình độ
học vấn, (4) Trình độ sử dụng internet, (5) Điều kiện kinh tế. (6) Giá trị của
giao dịch và (7) Sự phổ biến của các phương tiện thanh toán tại nơi giao dịch.

Liên quan đến biến quan sát độ tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy người cao
tuổi có nhiều khả năng sử dụng tiền mặt hơn. Liên quan đến biến quan sát khu
vực cư trú, nghiên cứu chỉ ra những người sống ở khu vực thành thị có nhiều
khả năng sử dụng tiền mặt hơn. Về ảnh hưởng của biến số trình độ học vấn, kết
quả cho thấy mức thu nhập và tỷ lệ thu nhập bằng tiền mặt về cơ bản giống với
các mô hình được kiểm nghiệm trước đó: Những người có trình độ học vấn cao
hơn sở hữu mức thu nhập cao hơn nhưng tỷ lệ thu nhập bằng tiền mặt thấp hơn
- điều đó đồng nghĩa với việc họ có xu hướng sử dụng các phương tiện thanh
toán điện tử hơn khi tiến hành các giao dịch. Biến quan sát về khả năng sử dụng
internet thành thạo cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ kiến thức
kỹ thuật số và tần suất sử dụng các phương thức thanh toán điện tử: Những
người hiểu biết về kỹ thuật số hơn (hay những người sử dụng internet thường
xuyên hơn) coi lựa chọn sử dụng tiền mặt để tiến hành thanh toán ít tối ưu hơn
so với lựa chọn thanh toán điện tử. Về biến số kinh tế, nghiên cứu cho thấy
thanh toán bằng tiền mặt đặc biệt quan trọng đối với những người làm nội trợ.
Ngoài ra, những người nhận được thu nhập bằng tiền mặt có nhiều khả năng
không sở hữu các tài khoản ngân hàng hay các ví điện tử, cho dù kết quả này
chưa được minh chứng rõ ràng và còn gây nhiều tranh cãi. Về ảnh hưởng của

32
biến số giá trị giao dịch, tác giả đề cập đến thực tế tiền mặt sẽ được ưu tiên hơn
cho các khoản thanh toán có giá trị thấp - điều này phù hợp với những phát hiện
trước đó của Deutsche Bundesbank, 2015 và Wang và Wolman, 2016.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã công bố
phản ánh khá đầy đủ về cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động triển khai, phát triển
dịch vụ thanh toán điện tử trên phạm vi rộng. Tuy nhiên, gắn với đối tượng nghiên cứu
cụ thể là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán online
của sinh viên, nhất là sinh viên trường Đại học Thương mại, thì chưa có công trình
nghiên cứu nào được công bố. Đặc biệt khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển
theo tốc độ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc đưa được ra các giải pháp nghiên
cứu cho dịch vụ thanh toán điện tử nhằm thu hút khách hàng trẻ tuổi tiềm năng lại là
một vấn đề cấp thiết và mới mẻ hơn bao giờ hết.

2.2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu:

Mô hình nghiên cứu:


Dựa trên cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất
một mô hình nghiên cứu mang tính phù hợp với sinh viên trường Đại học Thương mại
thông qua việc lựa chọn các yếu tố nổi bật từ các mô hình lý thuyết (mô hình TAM của
Davis và cộng sự và lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen ) và nghiên cứu trước
đây để kết hợp lại thành một mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh.

Tính hữu ích Khả năng chấp


H1
H5 nhận thanh toán

Tính tiện lợi H2 H6


Tính bảo mật
Quyết định sử dụng
H3
thanh toán điện tử H7
Tính dễ làm quen Nhận thức rủi ro
H4 H8

H9
Tính nhận diện Chương trình ưu
đãi
Chính sách hỗ
trợ

Hình 11. Mô hình nghiên cứu (Nhóm tác giả đề xuất)

Giả thuyết nghiên cứu:


Giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ
thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại:
- H1: Yếu tố hữu ích ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.
33
- H2: Yếu tố tiện lợi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.
- H3: Yếu tố dễ làm quen ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.
- H4: Yếu tố nhận diện ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.
- H5: Yếu tố khả năng chấp nhận thanh toán ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
dịch vụ thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại.
- H6: Yếu tố bảo mật ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.
- H7: Yếu tố nhận thức rủi ro ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh
toán online của sinh viên đại học Thương mại.
- H8: Yếu tố chương trình ưu đãi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ
thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại.
- H9: Yếu tố chính sách hỗ trợ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh
toán online của sinh viên đại học Thương mại.

2.2.3.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:


- Yếu tố mức độ hữu ích:
Độ hữu ích đề cập đến mức độ niềm tin của một cá nhân vào việc sử dụng một
hệ thống cụ thể có thể giúp họ nâng cao hiệu quả công việc (Davis, 1989; Venkatesh,
Morris và Davis, 2003). Mức độ hữu ích của các phương thức thanh toán điện tử bao
gồm tính tiết kiệm chi phí và thời gian khi so sánh với các phương thức thanh toán
thông thường (tiền mặt, trả tiền khi nhận hàng COD…). Ngoài ra, nguy cơ giảm thiểu
rủi ro và môi trường thanh toán cũng là hai yếu tố được xem xét khi đánh giá mức độ
hữu ích của các phương thức thanh toán online. Do đó, nghiên cứu này đề xuất rằng
tính hữu ích có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền
mặt.
H1: Mức độ hữu ích của các phương tiện thanh toán online ảnh hưởng tích cực đến
quyết định lựa chọn sử dụng thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố mức độ tiện lợi:


Tiện lợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng sự hỗ trợ của tổ chức và điều kiện
cơ sở vật chất sẽ giúp họ sử dụng hệ thống dễ dàng (Venkatesh và cộng sự, 2003).
Nghiên cứu được thực hiện bởi Ajzen (1991) và Taylor, Todd (1995) cho thấy các
điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng. Trong nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu giả định khi cá nhân có đủ các điều kiện thuận lợi (ví dụ: điện thoại
thông minh hỗ trợ internet, khả năng chấp nhận dịch vụ thanh toán điện tử tại các điểm
bán lẻ v.v), người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng chấp nhận hoạt động thanh toán
online.

34
H2: Mức độ tiện lợi ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố mức độ dễ làm quen:


Phỏng theo kết quả nghiên cứu của Ainscough & Luckett năm 1996, việc cung
cấp một ứng dụng thanh toán thúc đẩy khả năng tương tác của khách hàng là một tiêu
chí quan trọng thu hút người tiêu dùng. Abramovich (2001) kết luận rằng việc thiết kế
thành công phương thức thanh toán điện tử từ quan điểm người dùng đóng vai trò quan
trọng để có thể thu hút sự chấp nhận của khách hàng đối với thanh toán điện tử hay
việc sử dụng hệ thống này khi tiến hành mua hàng trực tuyến. Tính dễ làm quen liên
quan đến sự dễ hiểu của hệ thống thanh toán điện tử, tính đơn giản của thanh toán điện
tử và sự dễ dàng của việc thao tác với hệ thống, mức độ có thể kiểm soát của người
tiêu dùng (Flavian và cộng sự, 2006).
H3: Yếu tố dễ làm quen ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh
toán online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố mức độ nhận diện:


Chuẩn chủ quan là những ảnh hưởng từ những người xung quanh đến việc thực
hiện hành vi hay bỏ qua hành vi. Các lý thuyết nền TRA, TPB, TAM, UTAT đều đề
cập đến chuẩn chủ quan là một trong những yếu tố giúp dự đoán hành vi của người
tiêu dùng, được giải thích như một yếu tố đến từ khía cạnh xã hội (Fishbein và Ajzen,
1975; Ajzen, 1991; Venkatesh, Morris và Davis, 2003). Trong phạm vi bài nghiên
cứu, yếu tố nhận diện giải thích cho những người có ảnh hưởng đến cá nhân như gia
đình, bạn bè, người nổi tiếng…
H4: Yếu tố nhận diện ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố khả năng chấp nhận thanh toán:


Khả năng chấp nhận thanh toán được hiểu là ý định sử dụng của người sử dụng
hiện tại hoặc có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai (Nguyễn Duy Thanh và Huỳnh
Anh Phúc, 2017). Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dung và Nguyễn Bá Huân (2018) cho
thấy các phương thức thanh toán điện tử có các ưu điểm vượt trội như quá trình thanh
toán đa dạng, nhanh chóng và tiện lợi; thực hiện thanh toán mua hàng, trả tiền dịch vụ
ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Tuy vậy, thanh toán điện tử vẫn còn tồn tại các hạn
chế đáng kể như chưa có sự đồng bộ giữa các nhà cung cấp hay thiếu đi tính đa năng.
Xem xét cả về ưu điểm và hạn chế của hệ thống thanh toán điện tử, nhóm tác giả đưa
yếu tố khả năng chấp nhận thanh toán của người tiêu dùng trong phạm vi nghiên cứu
nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó với quyết định sử dụng cuối cùng của
người tiêu dùng.
H5: Yếu tố khả năng chấp nhận thanh toán ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa
chọn dịch vụ thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố mức độ bảo mật:


35
Các chuyên gia tài chính nhìn nhận việc thị trường có thêm nhiều phương thức
thanh toán không tiền mặt mới đòi hỏi các đơn vị tham gia phải không ngừng đổi mới
về công nghệ, sản phẩm; nhất là vấn đề an toàn và bảo mật. Fang và cộng sự (2015)
định nghĩa bảo mật là mức độ mà người dùng tin rằng sử dụng một ứng dụng cụ thể sẽ
không có rủi ro. Vấn đề bảo mật trong hệ thống thanh toán điện tử là vấn đề khá phức
tạp vì các rủi ro có thể xảy ra ở cả người bán, người mua và các bên trung gian thực
hiện hỗ trợ quá trình thanh toán (Fianyi và Zia, 2019). Ngoài ra, sự gia tăng của tội
phạm không gian mạng và các công cụ thâm nhập dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng đến
hệ thống bảo mật của thanh toán điện tử; dẫn đến xu hướng gia tăng các vụ đánh cắp
danh tính người dùng hay xâm phạm quyền riêng tư và tài chính (Fianyi và Zia, 2019).
H6: Yếu tố bảo mật ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán
online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố nhận thức rủi ro:


Yếu tố chấp nhận rủi ro trong thanh toán điện tử được xem là một trong những
mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng trong việc sử dụng các hình thức thanh
toán online. Đặc tính của giao dịch trực tuyến là không thể xem xét trước sản phẩm khi
giao dịch nên điều này dễ dàng tạo người dùng sự lo lắng hay không chắc chắn đối với
sản phẩm. Cụ thể hơn; cá nhân người dùng thường lo lắng về các vấn đề bảo mật các
thông tin cá nhân thông qua các ứng dụng và thiết bị di động được sử dụng
(Laukkanen và Lauronen, 2005), hoặc rủi ro kết nối (Black và cộng sự 2001), hoặc sai
lầm trong thao tác của cá nhân (Kuisma và cộng sự, 2007).
H7: Yếu tố nhận thức rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh
toán online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố chương trình ưu đãi:


Thanh toán online không chỉ giúp người tiêu dùng hoàn thành giao dịch trực
tuyến nhanh chóng và tiện lợi, nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán online đã tung ra
rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn giúp người dùng có cơ hội nhận được ưu
đãi giảm giá hay hoàn tiền lớn để khuyến khích khách hàng trải nghiệm nhiều hơn. Ví
dụ như người dùng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab có thể thanh toán trực tuyến
ngay trên ứng dụng Tiki một cách nhanh chóng, đồng thời được hưởng thêm nhiều ưu
đãi với điểm thưởng GrabRewards và Tiki Xu tích lũy sau mỗi giao dịch.
H8: Yếu tố chương trình ưu đãi ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn dịch vụ
thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại.

- Yếu tố chính sách hỗ trợ:


Yếu tố chính sách hỗ trợ là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi chính sách hỗ trợ
của các phương thức thanh toán online được các nhà cung cấp quy định nhằm giảm
thiểu rủi ro liên quan đến hệ thống xử lý, đại lý và khách hàng. Trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh, việc sử dụng các dịch vụ, phần mềm nào cũng có thể gặp một

36
số vấn đề phát sinh nhất định. Các vấn đề nếu không được xử lý ngay sẽ có thể ảnh
hưởng đến hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
H9: Yếu tố chính sách hỗ trợ ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn dịch vụ
thanh toán online của sinh viên đại học Thương mại.

2.2.4. Thang đo các biến trong mô hình:

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả (trung bình) để đánh giá mức độ
đồng ý của sinh viên trường Đại học Thương mại về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng phương thức thanh toán online. Với thang đo Likert 5 điểm, giá trị
khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5 - 1) / 5 = 0,8. Ý nghĩa các mức như
sau:

Ý nghĩa
Giá trị trung bình

1,00 – 1,80
Hoàn toàn không đồng ý

1,81 – 2,60
Không đồng ý

2,61 – 3,40
Bình thường

3,41 – 4,20
Đồng ý

4,21 – 5,00
Hoàn toàn đồng ý

STT Các thang đo trong nghiên cứu Tác giả

Thang đo mức độ hữu ích

1 Tôi nghĩ việc thanh toán điện tử hữu ích hơn thanh toán Trivedi, 2016
tiền mặt

2 Tôi có thể tiết kiệm thời gian khi thanh toán điện tử

3 Tôi có thể tiết kiệm một khoản tiền khi thanh toán điện tử

4 Tôi nhận thấy rủi ro được giảm thiểu khi thanh toán điện tử

5 Tôi nhận thấy đây là môi trường thanh toán hiện đại, tiên
tiến

37
Thang đo mức độ tiện lợi

1 Tôi có thể sử dụng thanh toán điện tử ở hầu hết các địa Nguyễn Pha
điểm mua sắm/ giải trí Lê, 2018

2 Tôi có thể thanh toán mọi lúc trong ngày

3 Tôi có thể thanh toán điện tử cho nhiều sản phẩm/ dịch vụ

4 Tôi nhận thấy chỉ cần kết nối Internet để thanh toán điện tử

5 Tôi có thể thanh toán điện tử với nhiều mức giá khác nhau

Thang đo mức độ dễ làm quen

1 Tôi dễ dàng làm quen với các tác vụ của thanh toán điện tử Junadi, 2015

2 Tôi dễ dàng sử dụng thanh toán điện tử với các thao tác
đơn giản

3 Tôi có thể thanh toán linh hoạt sau một thời gian ngắn sử
dụng

4 Giao diện thanh toán điện tử đơn giản, bắt mắt, dễ hiểu

5 Các bước xác nhận thanh toán nhanh chóng, đơn giản

Thang đo mức độ nhận diện

1 Người thân, bạn bè của tôi đang sử dụng thanh toán điện tử Junadi, 2015

2 Người có ảnh hưởng đang sử dụng/ quảng bá thanh toán


điện tử

3 Người thân, bạn bè khuyến khích tôi sử dụng thanh toán


điện tử

4 Cộng đồng quanh tôi đang sử dụng thanh toán điện tử

5 Tôi nhận thấy mức độ phổ biến của thanh toán điện tử cao

Thang đo khả năng chấp nhận thanh toán

1 Tôi có thể thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau F.Bankole và

38
(quét mã, chuyển khoản) O.Bankole,
2017
2 Tôi có thể liên kết với các tài khoản ngân hàng của mình

3 Tôi không gặp khó khăn khi sử dụng thanh toán điện tử
(không bị từ chối thanh toán)

4 Tôi có thể thanh toán đa dạng các sản phẩm, dịch vụ theo
nhu cầu

5 Tôi có thể sử dụng nhiều loại ví thanh toán điện tử tuỳ theo
nhu cầu

Thang đo bảo mật

1 Thông tin cá nhân của tôi được đảm bảo và thống nhất Nguyễn Văn
giữa các bên liên quan Sơn và cộng sự,
2021
2 Các giao dịch luôn được xác nhận ít nhất 3 tầng bảo mật

3 Các chính sách xác nhận sử dụng minh bạch, công khai và
dễ hiểu

4 Tôi tin rằng các thông tin cá nhân và giao dịch của mình
được đảm bảo an toàn

5 Tôi tin rằng thông tin của mình không bị sử dụng vào mục
đích khác

Thang đo nhận thức rủi ro

1 Tôi nhận biết được các rủi ro nhưng chấp nhận sử dụng Nguyễn Thị
Thùy Vân,
2 Có khả năng người khác lợi dụng thông tin của tôi trên 2016
thanh toán điện tử

3 Có khả năng thông tin cá nhân của tôi bị rò rỉ

4 Một số thông tin bị công khai khi thực hiện thanh toán điện
tử

5 Tôi có thể bị thanh toán nhầm đối tượng/ mức tiền

Thang đo chương trình ưu đãi

39
1 Tôi được giá ưu đãi khi thanh toán tiền điện, nước, điện Nhóm tác giả
thoại nghiên cứu

2 Tôi nhận được các voucher giảm giá của các nhãn hàng khi
sử dụng thanh toán điện tử

3 Tôi vẫn sẽ sử dụng thanh toán điện tử toán điện tử khi


không có ưu đãi VAT

4 Tôi có thể áp dụng cùng lúc nhiều chương trình ưu đãi khi
thanh toán điện tử

5 Tôi nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt vào dịp lễ nhờ thanh
toán điện tử

Thang đo chính sách hỗ trợ

1 Tôi được hỗ trợ tận tình khi gặp khó khăn trong thanh toán Nhóm tác giả
điện tử nghiên cứu

2 Tôi dễ dàng phản hồi ý kiến để nâng cấp trải nghiệm trong
thanh toán điện tử

3 Tôi được hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan tới thanh toán
điện tử

4 Tôi được phổ biến đầy đủ về các chính sách liên quan
trong thanh toán điện tử

5 Tôi có thể liên hệ tổng đài dễ dàng để được giải đáp trực
tiếp

2.2.5 Ký hiệu thang đo

STT Thang đo Ký hiệu

I Yếu tố mức độ hữu ích HI

1 Tôi nghĩ việc thanh toán điện tử hữu ích hơn thanh toán tiền mặt HI1

40
2 Tôi có thể tiết kiệm thời gian khi thanh toán điện tử HI2

3 Tôi có thể tiết kiệm một khoản tiền khi thanh toán điện tử HI3

4 Tôi nhận thấy rủi ro được giảm thiểu khi thanh toán điện tử HI4

5 Tôi nhận thấy đây là môi trường thanh toán hiện đại, tiên tiến HI5

II Yếu tố mức độ tiện lợi TL

1 Tôi có thể sử dụng thanh toán điện tử ở hầu hết các địa điểm mua TL1
sắm/ giải trí

2 Tôi có thể thanh toán mọi lúc trong ngày TL2

3 Tôi có thể thanh toán điện tử cho nhiều sản phẩm/ dịch vụ TL3

4 Tôi nhận thấy chỉ cần kết nối Internet để thanh toán điện tử TL4

5 Tôi có thể thanh toán điện tử với nhiều mức giá khác nhau TL5

III Yếu tố mức độ dễ làm quen LQ

1 Tôi dễ dàng làm quen với các tác vụ của thanh toán điện tử LQ1

2 Tôi dễ dàng sử dụng thanh toán điện tử với các thao tác đơn giản LQ2

3 Tôi có thể thanh toán linh hoạt sau một thời gian ngắn sử dụng LQ3

4 Giao diện thanh toán điện tử đơn giản, bắt mắt, dễ hiểu LQ4

5 Các bước xác nhận thanh toán nhanh chóng, đơn giản LQ5

IV Yếu tố mức độ nhận diện ND

41
1 Người thân, bạn bè của tôi đang sử dụng thanh toán điện tử ND1

2 Người có ảnh hưởng đang sử dụng/ quảng bá thanh toán điện tử ND2

3 Người thân, bạn bè khuyến khích tôi sử dụng thanh toán điện tử ND3

4 Cộng đồng quanh tôi đang sử dụng thanh toán điện tử ND4

5 Tôi nhận thấy mức độ phổ biến của thanh toán điện tử cao ND5

V Yếu tố khả năng chấp nhận thanh toán KNCN

1 Tôi có thể thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau ( quét mã, KNCN1
chuyển khoản)

2 Tôi có thể liên kết với các tài khoản ngân hàng của mình KNCN2

3 Tôi không gặp khó khăn khi sử dụng thanh toán điện tử (không bị từ KNCN3
chối thanh toán)

4 Tôi có thể thanh toán đa dạng các sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu KNCN4

5 Tôi có thể sử dụng nhiều loại ví thanh toán điện tử tuỳ theo nhu cầu KNCN5

VI Yếu tố tính bảo mật BM

1 Thông tin cá nhân của tôi được đảm bảo và thống nhất giữa các bên BM1
liên quan

2 Các giao dịch luôn được xác nhận ít nhất 3 tầng bảo mật BM2

3 Các chính sách xác nhận sử dụng minh bạch, công khai và dễ hiểu BM3

4 Tôi tin rằng các thông tin cá nhân và giao dịch của mình được đảm BM4
bảo an toàn

42
5 Tôi tin rằng thông tin của mình không bị sử dụng vào mục đích BM5
khác

VII Yếu tố nhận thức rủi ro RR

1 Tôi nhận biết được các rủi ro nhưng chấp nhận sử dụng RR1

2 Có khả năng người khác lợi dụng thông tin của tôi trên thanh toán RR2
điện tử

3 Có khả năng thông tin cá nhân của tôi bị rò rỉ RR3

4 Một số thông tin bị công khai khi thực hiện thanh toán điện tử RR4

5 Tôi có thể bị thanh toán cho nhầm đối tượng/ mức tiền RR5

VIII Yếu tố chương trình ưu đãi UD

1 Tôi được giá ưu đãi khi thanh toán tiền điện, nước, điện thoại UD1

2 Tôi nhận được các voucher giảm giá của các nhãn hàng khi sử dụng UD2
thanh toán điện tử

3 Tôi vẫn sẽ sử dụng thanh toán điện tử toán điện tử khi không có ưu UD3
đãi VAT

4 Tôi có thể áp dụng cùng lúc nhiều chương trình ưu đãi khi thanh UD4
toán điện tử

5 Tôi nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt vào dịp lễ nhờ thanh toán điện UD5
tử

IX Yếu tố chính sách hỗ trợ CS

1 Tôi được hỗ trợ tận tình khi gặp khó khăn trong thanh toán điện tử CS1

43
2 Tôi dễ dàng phản hồi ý kiến để nâng cấp trải nghiệm trong thanh CS2
toán điện tử

3 Tôi được hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan tới thanh toán điện tử CS3

4 Tôi được phổ biến đầy đủ về các chính sách liên quan trong thanh CS4
toán điện tử

5 Tôi có thể liên hệ tổng đài dễ dàng để được giải đáp trực tiếp CS5

Quyết định lựa chọn thanh toán điện tử QD

1 Quyết định lựa chọn thanh toán điện tử là đúng đắn QD1

2 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng thanh toán điện tử QD2

3 Tôi sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè và người xung quanh sử QD3
dụng thanh toán điện tử

44
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
- Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tiếp cận hai phương pháp:
● Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm tác giả tiến hành tham khảo
các nghiên cứu trước, thảo luận nhóm, lấy ý kiến các chuyên gia lĩnh vực
thương mại điện tử… nhằm xác định được đúng đắn các yếu tố tác động
đến quyết định sử dụng các phương thức thanh toán điện tử và hoàn
thiện bảng hỏi khảo sát.
● Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng là những
nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến,
phương pháp đo lường, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến
bằng các quan hệ định lượng.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước:

● Nghiên cứu sơ bộ: Là nghiên cứu định tính thực hiện thông qua phỏng
vấn 10 sinh viên đang theo học tại trường đại học Thương mại dựa theo
mẫu câu hỏi soạn sẵn. Khám phá và bổ sung thêm những tiêu chí đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thanh toán online của
sinh viên đại học Thương mại. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu tham khảo
các tài liệu thứ cấp kết hợp với thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến
chuyên gia để xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn các phương thức thanh toán điện tử của các bạn sinh viên đại học
Thương mại.
● Nghiên cứu chính thức: Là nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua
phiếu khảo sát, sau đó thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá dựa trên phần
mềm xử lý số liệu SPSS với các bước phân tích chính: thống kê mô tả
mẫu, đánh giá độ tin cậy và giá trị Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
EFA, phân tích tương quan và hồi quy giữa các biến.

3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:


Giai đoạn thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
quá trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều
thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ
liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập
dữ liệu một cách khoa học và đạt được hiệu quả cao nhất.
Nội dung này chủ yếu đề cập đến phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - phương
pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm. Đó là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu
thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các
cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc

45
thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém. Để khắc phục nhược điểm này,
nhóm nghiên cứu không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ
điều tra trên một số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu.

● Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm:


a. Nội dung phương pháp:
Trong phương pháp này, số liệu được thu thập bằng cách quan sát, theo dõi, đo
đạc qua thăm khám, các xét nghiệm - cụ thể ở đây là bảng khảo sát. Để thu thập số
liệu, nhóm nghiên cứu đã đặt ra các biến để quan sát và đo đạc nhằm thu thập số liệu.
Thu thập dữ liệu từ bảng hỏi khảo sát là hình thức thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm
có những dữ liệu phù hợp để chạy mô hình bằng phương pháp định lượng để thống kê
khi sử dụng với nghiên cứu định tính.
Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết,
xác định biến, tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.

b. Định nghĩa các loại biến trong thực nghiệm:


Trong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp, đó là biến độc lập
và biến phụ thuộc:
❖ Biến độc lập (independent variable): là các yếu tố, điều kiện khi bị thay
đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng (chứa các yếu tố,
điều kiện ở mức độ thông thường) hay các yếu tố đã được xác định mà
người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Các yếu tố
còn lại sẽ được so sánh với yếu tố đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp
yếu tố với nhau.
Trong đề tài nghiên cứu này, có tất cả 9 biến độc lập bao gồm:
- Tính hữu ích
- Tính tiện lợi
- Tính dễ làm quen
- Mức độ nhận diện
- Khả năng chấp nhận thanh toán
- Tính bảo mật
- Nhận thức rủi ro
- Chương trình ưu đãi
- Chính sách hỗ trợ

❖ Biến phụ thuộc (dependent variable): là những yếu tố bị ảnh hưởng trong
suốt quá trình nghiên cứu, hay có thể nói kết quả có được của các biến
này phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập.

46
Trong đề tài nghiên cứu này; biến phụ thuộc là Quyết định lựa chọn dịch vụ
thanh toán online của sinh viên trường Đại học Thương mại.

c. Quy trình thực hiện:


Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
❖ Đảm bảo tất cả các câu hỏi được đưa ra trong bảng phù hợp với mục
tiêu, mục đích nghiên cứu và trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
❖ Thu thập dữ liệu phù hợp, tránh thu thập dữ liệu không cần thiết hay
thiếu dữ liệu cần thiết.

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến:
❖ Xác định rõ đối tượng khảo sát mục tiêu để thu thập được các dữ liệu cần
thiết. Đối tượng khảo sát trong đề tài nghiên cứu này là tất cả sinh viên
trường Đại học Thương mại đã và đang sử dụng các phương thức thanh
toán điện tử.
❖ Xác định số lượng người trong đối tượng khảo sát ( mẫu đại diện) để có
được dữ liệu đại diện - phải khả thi, trong khả năng khảo sát được và có
giá trị thống kê, phân tích. Thông qua tính toán, nhóm nghiên cứu đề
xuất số lượng mẫu tối thiểu cho đề tài nghiên cứu này là 225 mẫu.

Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu:


Có 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp: bảng hỏi kênh trực tiếp và bảng hỏi
kênh gián tiếp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi kênh gián tiếp nên phần lý
thuyết sẽ chỉ đề cập lý thuyết liên quan tới bảng hỏi mà nhóm đã dùng.
❖ Bảng hỏi kênh gián tiếp: gửi bảng hỏi online tới các đối tượng khảo sát
qua email/ chatbox/… và yêu cầu nhờ đối tượng khảo sát trả lời. Cách
này không mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỷ lệ trả lời thấp
và dữ liệu thu được có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc
khách quan.
❖ Dựa vào mẫu dự kiến và các điều kiện liên quan, nhóm nghiên cứu đã
sử dụng cách trên một cách độc lập.
❖ Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 bậc, giá trị khoảng cách =
(Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8. Ý nghĩa các mức như sau:
1,00 – 1,80: Hoàn toàn không đồng ý;
1,81- 2,60: Không đồng ý;
2,61 – 3,40: Trung lập;
3,41 – 4,2: Đồng ý;
4,21 – 5,00: Hoàn toàn đồng ý

Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi:

47
❖ Xác định các câu hỏi cần thiết giúp thu được những dữ liệu quan trọng
để phục vụ thống kê, phân tích, chạy mô hình,... Từ đó trả lời được câu
hỏi nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
❖ Các câu hỏi có thể dựa trên lý thuyết, các thang đo được sử dụng hoặc do
nhóm nghiên cứu đặt ra.

Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi:
❖ Sắp xếp thứ tự các câu hỏi sau khi xác định được những câu hỏi phù hợp
để đạt được sự logic giúp bảng hỏi hợp lý, tránh gây khó khăn và phức
tạp cho đối tượng khảo sát.
❖ Cấu trúc bảng hỏi khảo sát bao gồm:
Phần 1: Một số thông tin về nhân khẩu học (khóa học, ngành học, mức
thu nhập hàng tháng…)
Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các phương thức
thanh toán điện tử

Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia:


❖ Bảng hỏi được thiết kế lần đầu thường có nhiều thiếu sót và gặp các lỗi.
Do đó, nhóm nghiên cứu cần khảo sát thử với một số lượng nhất định
trong nhóm mục tiêu nhằm phát hiện ra các lỗi này.
❖ Tham khảo giảng viên, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn để có được
bảng hỏi chất lượng.

Bước 7: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi:


❖ Thực hiện điều chỉnh cần thiết để bảng hỏi được hoàn thiện hơn, khắc
phục các lỗi mà người khảo sát thử/ giảng viên đã góp ý.
❖ Nhóm nghiên cứu sẽ cùng đồng thuận về bảng hỏi và bắt đầu tiến hành
khảo sát thực tế.
❖ Không tiếp tục chỉnh sửa bảng khảo sát thực tế để tiết kiệm thời gian và
tạo sự nhất quán trong dữ liệu thu thập.

3.1.3 Phương pháp phân tích


❖ Thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp thống mô tả để phân tích thống
kê tần số nhằm mô tả các đặc điểm của nhân khẩu học của mẫu: khóa
học,ngành học,thu nhập, các phương thức thanh toán điện tử sử dụng,...

❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích độ tin cậy: Kiểm
định thang đo được thực hiện nhằm kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp của
các thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu nhằm loại bỏ đi những
thang đo không cần thiết và chỉ giữ lại những thang đo thật sự có ý nghĩa
cho nghiên cứu.

48
Trong quá trình đo lường, sai số là không thể tránh khỏi, nhất là sai số ngẫu
nhiên sẽ dẫn đến các mâu thuẫn và làm giảm độ tin cậy của thang đo. Chính vì vậy,
các thang đo trong bài nghiên cứu cần được đánh giá về độ tin cậy. Việc đánh giá độ
tin cậy của thang đo được thực hiện dựa trên phân tích Reliability Analysis nhằm xác
định hệ số Cronbach Alpha. Thang đo có thể sử dụng được cho nghiên cứu khi có các
chỉ số:
❖ Thông qua công cụ Cronbach’s Alpha loại bỏ những biến quan sát có hệ
số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 (vì khảo sát là hoàn toàn mới đối với
các đối tượng được hỏi (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
❖ Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo tốt
❖ Hệ số Cronbach’s Alpha Từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được.
❖ Hệ số tin cậy nếu loại bỏ đi biến đó (Alpha if Item Deleted) phải nhỏ hơn
hệ số tin cậy Cronbach Alpha.
❖ Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) của biến
phải từ 0.3 trở lên.

❖ Phân tích nhân tố:


Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong
nghiên cứu, chúng ta có thể thu nhập được một số lượng biến lớn và hầu hết các biến
này có liên hệ với nhau. Số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số
lượng mà chúng ta có thể sử dụng được.
Điều kiện cần và đủ để áp dụng phân tích nhân tố là khi kiểm định Bartlett
(Bartlett's test of sphericity) với sig. < 0.05 và chỉ số KMO > 0.5.
Bartlett’s test sphericity – đại lượng Bartlett: là một đại lượng thống kê dùng để
xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Hay ma trận tương
quan tổng thể là một ma trận đồng nhất, mỗi biến tương quan hoàn toàn với chính nó
(r=1) nhưng không có tương quan với những biến khác.
Kaiser – Meyer – Olkin (KMO): là chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân
tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp, còn
nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với
các dữ liệu.
Các tiêu chuẩn trong phân tích nhân tố:
❖ Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser criterion): tiêu chuẩn này được sử dụng nhằm
loại bỏ những nhân tố kém quan trọng, chỉ giữ lại những nhân tố quan
trọng có eigenvalue không nhỏ hơn 1.0 (Garson, 2003). Eigenvalue đại
diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
❖ Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): Tổng phương
sai trích không nhỏ hơn 50% (Gerbing và Anderson,1988).
❖ Hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố (hệ số tải): Để thang đo đạt
độ giá trị hội tụ (convergent validity), các biến phải có hệ số tải lớn hơn
0,4 trong một nhân tố (Hair J.F., R.E.Anderson, R.L.Tatham và

49
W.C.Black, 1995) và để đạt độ giá trị phân biệt (discriminant validity),
khác biệt giữa các hệ số tải của mỗi biến trong các nhân tố không nhỏ
hơn 0.3 (Jabnoun và Ctg, 2003)
❖ Phương pháp trích hệ số sử dụng trong thang đo (Gerbing và
Anderson,1988): Phương pháp phân tích nhân tố đối với biến độc lập
(Quyết định sử dụng phương thức thanh toán online) sẽ được thực hiện
với phép trích Principal axis factoring vì tính chất đa hướng của thang đo
Quyết định sử dụng thanh toán online và phép trích này cũng được cho
rằng đem đến hiệu quả tốt hơn trong việc xây dựng các nhân tố.

❖ Phương pháp phân tích hồi quy:


Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được cường độ tác động của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc. Từ đó, kiểm tra được độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình
hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết. Vấn đề chấp nhận và diễn giải các kết quả hồi
quy được xem xét trong mối liên hệ với các giả thuyết nghiên cứu. Do đó, trong phân
tích hồi quy tác giả có kiểm định các giả thuyết của hàm hồi quy, nếu như các giả
thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quy không
đạt được giá trị tin cậy.

Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc
thông qua ma trận hệ số tương quan:
Theo đó, điều kiện để phân tích hồi quy là phải có tương quan giữa các
biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, theo John và Benet -
Martinez (2000), khi hệ số tương quan < 0,85 thì có khả năng đảm bảo giá trị
phân biệt giữa các biến. Nghĩa là, nếu hệ số tương quan > 0,85 thì cần xem xét
vai trò của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (một
biến độc lập này có được giải thích bằng một biến khác).

Bước 2: Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy:


❖ Lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy.
❖ Đánh giá độ phù hợp của mô hình bằng hệ số xác định R2 (R Squared).
Tuy nhiên, R2 có đặc điểm càng tăng khi đưa thêm các biến độc lập vào
mô hình, mặc dù không phải mô hình càng có nhiều biến độc lập thì
càng phù hợp với tập dữ liệu. Vì thế, R2 điều chỉnh (Adjusted R Square)
có đặc điểm không phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mô hình
được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi
quy bội.
❖ Xác định các hệ số của phương trình hồi quy, đó là các hệ số hồi quy
riêng phần βk đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi
biến độc lập thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được
giữ nguyên. Tuy nhiên, độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của
các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực tiếp chúng với nhau là không có
ý nghĩa. Do đó, để có thể so sánh các hệ số hồi quy với nhau, từ đó xác

50
định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập cho biến
phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn
vị đo lường độ lệch chuẩn beta.

Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy:


Mô hình hồi quy được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi
phạm các giả định. Các công cụ được sử dụng để kiểm tra bao gồm:
❖ Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa
giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đoán
chuẩn hóa (Standardized Predicted Value).
❖ Công cụ để kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn là đồ thị tần
số Histogram, hoặc đồ thị tần số P-P plot.
❖ Công cụ để kiểm tra giả định sai số của biến phụ thuộc có phương sai
không đổi là đồ thị phân tán của phần dư và giá trị dự đoán hoặc kiểm
định Spearman's rho.
❖ Công cụ được sử dụng để kiểm tra giả định không có tương quan giữa
các phần dư là đại lượng thống kê d (Durbin - Watson), hoặc đồ thị phân
tán phần dư chuẩn hóa (Scatter).
❖ Công cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là
độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai
(Variance inflation factor - VIF). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc (2005), quy tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng
tuyến; trong khi đó, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang
(2011), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng hiện tượng đa cộng tuyến.

● Quy trình phân tích dữ liệu:


Bước 1: Nhóm nghiên cứu sau khi thu dữ liệu về sẽ tiến hành mã hóa, làm sạch và
tổng hợp số liệu thông qua các công cụ trong phần mềm Microsoft excel 2010, Google
form. Sau khi làm sạch thu được phiếu trong tổng số 250 phiếu thu rồi đem đi phân
tích.

Bước 2: Nhập dữ liệu hồi đáp vào phần mềm SPSS để xử lý.

Bước 3: Phân tích thống kê mô tả và thống kê tần số để tìm ra đặc điểm của mẫu
nghiên cứu.

Bước 4: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm xác định mức độ tương quan
giữa các thang đo, loại những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu.

Bước 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) nhằm xác
định các nhóm biến quan sát (nhân tố) sẽ được dùng để phân tích hồi quy.

Bước 6: Phân tích tương quan hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình
nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu

51
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thanh toán điện tử của sinh viên
trường Đại học Thương mại.

52
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
4.1.1. Thống kê mô tả với các thông tin cá nhân
Sau khi thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi, cỡ mẫu thu được gồm 250 phiếu quan
sát hợp lệ. Nhóm đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thống kê mô tả cấu trúc mẫu
nhằm có cái nhìn khái quát về thông tin của mẫu nghiên cứu. Điều này sẽ thể hiện qua
các con số thống kê mô tả các yếu tố bao gồm: niên khóa, ngành học, mức thu nhập
hàng tháng hiện tại, nền tảng thanh toán điện tử đã và đang sử dụng, thời gian sử dụng
thanh toán điện tử, nguồn nhận thức thanh toán điện tử, tần suất sử dụng thanh toán
điện tử hàng tháng, hạn mức giao dịch.

Bảng 1. Biểu đồ thống kê niên khoá của sinh viên tham gia khảo sát

Theo biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu thấy đối tượng khảo sát chủ yếu là khóa 57
chiếm tỷ lệ 47% , 24% là sinh viên khóa 56, 19% là sinh viên khóa 58 và phần còn lại
là các đối tượng khác.

53
Bảng 2. Biểu đồ thống kê ngành mà sinh viên đang học

Trong tổng số người tham gia khảo sát, có đến 26% là sinh viên đang theo học
ngành Marketing. Số sinh viên học đang theo học các ngành Thương mại điện tử và
Logistics tham gia khảo sát lần lượt là 18% và 14%. Ngành Quản trị thương hiệu và
Marketing số chiếm tỷ lệ bằng nhau là 10%. Phần còn lại là đang theo học các ngành
khác.

Bảng 3. Biểu đồ thể hiện mức thu nhập của sinh viên

Qua kết quả khảo sát ta có các số liệu về thu nhập hàng tháng của sinh viên như
sau:
- Có 47% sinh viên có thu nhập dưới 4.750.000 đồng.
- Có 37% sinh viên có thu nhập từ 5.000.000 đồng đến 9.750.000 đồng.
- Có 16% sinh viên có thu nhập hơn 10.000.000 đồng.

54
Bảng 4. Biểu đồ thể hiện nền tảng thanh toán điện tử được sử dụng bởi sinh viên

Theo biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy đối tượng khảo sát sử dụng nền
tảng thanh toán chủ yếu là Mobile banking/ QR code chiếm tỷ lệ 48%, tiếp đó là các
cổng thanh toán điện tử (37%), thẻ thanh toán (11%) và các phương thức thanh toán
điện tử khác (1%).

Bảng 5. Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên đã sử dụng thanh toán điện tử

Trong tổng số sinh viên trường Đại học Thương mại tham gia khảo sát, có đến
18% đã sử dụng thanh toán điện tử dưới 1 năm, từ 1 - 4 năm là 68% và trên 5 năm là
14%.

55
Bảng 6. Biểu đồ thể hiện nguồn tiếp cận thanh toán điện tử của sinh viên

Theo biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy có đến 48% sinh viên biết đến
thanh toán điện tử thông qua người thân bạn bè, cộng đồng xung quanh; tỷ lệ sinh viên
biết đến thanh toán điện tử thông qua mạng xã hội và người nổi tiếng lần lượt là 24%
và 13%phần còn lại là các đối tượng khác, phần còn lại bao gồm quảng cáo và các
nguồn khác.

Bảng 7. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng thanh toán điện tử hàng tháng của sinh viên

Biểu đồ trên cho thấy có tới 50% sinh viên sử dụng thanh toán điện tử từ 21 đến
40 lần hàng tháng, tỷ lệ sinh viên sử dụng thanh toán điện tử từ 0 đến 20 lần hàng
tháng là 28% và 22% còn lại là sinh viên sử dụng thanh toán điện tử hơn 40 lần hàng
tháng.

56
Bảng 8. Biểu đồ thể hiện giới hạn mức độ giao dịch sẵn sàng của sinh viên

Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy:


- Có 27% sinh viên chấp nhận giới hạn mức độ giao dịch nằm trong mức từ 0 đến
500.000 đồng.
- Có 31% sinh viên chấp nhận giới hạn mức độ giao dịch nằm trong mức từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Có 42% sinh viên chấp nhận giới hạn mức độ giao dịch trên 1.000.000 đồng.

4.2. Phân tích thống kê mô tả với các biến

Mô hình nghiên cứu bao gồm 9 thang đo của các yếu tố độc lập (gồm 45 biến quan
sát) và 1 thang đo yếu tố phụ thuộc ( gồm 3 biến quan sát)
QD = f(HI, TL, LQ, ND, KNCN, BM, RR, UD, CS)

4.2.1. Mức độ đánh giá của sinh viên trường Đại học Thương mại về các yếu tố

Bảng 9. Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng


Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

HI1 250 1 5 4.03 .738

HI2 250 1 5 3.98 .869

HI3 250 1 5 3.77 1.010

HI4 250 1 5 3.72 .986

HI5 250 1 5 4.02 .973

57
TL1 250 1 5 3.95 .917

TL2 250 1 5 3.88 1.005

TL3 250 1 5 3.99 .961

TL4 250 1 5 3.96 1.031

TL5 250 1 5 3.94 1.010

LQ1 250 1 5 3.94 .881

LQ2 250 1 5 4.04 .879

LQ3 250 1 5 3.98 .967

LQ4 250 1 5 3.78 .971

LQ5 250 1 5 3.93 .933

ND1 250 1 5 4.01 .829

ND2 250 1 5 3.72 1.113

ND3 250 1 5 3.82 .990

ND4 250 1 5 3.96 .975

ND5 250 1 5 4.09 .894

KNCN1 250 1 5 4.16 .843

KNCN2 250 1 5 4.08 .876

KNCN3 250 1 5 3.70 .923

KNCN4 250 1 5 3.96 .926

KNCN5 250 1 5 4.01 .912

BM1 250 1 5 3.84 .922

BM2 250 1 5 3.81 .966

BM3 250 1 5 3.94 .940

58
BM4 250 1 5 3.81 .901

BM5 250 1 5 3.57 1.044

RR1 250 1 5 3.87 .880

RR2 250 1 5 3.83 .938

RR3 250 1 5 3.83 1.004

RR4 250 1 5 3.76 1.043

RR5 250 1 5 3.83 1.012

UD1 250 1 5 3.79 .935

UD2 250 1 5 3.74 .945

UD3 250 1 5 3.78 .958

UD4 250 1 5 3.74 .905

UD5 250 1 5 3.86 .949

CS1 250 1 5 3.70 .945

CS2 250 1 5 3.64 .977

CS3 250 1 5 3.56 1.005

CS4 250 1 5 3.60 .965

CS5 250 1 5 3.55 1.033

QD1 250 1 5 3.93 .842

QD2 250 1 5 3.95 .846

QD3 250 1 5 3.77 .837

Valid N (listwise) 250

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Trong đó:
59
- Yếu tố Mức độ hữu ích:
Giá trị trung bình (Mean) của biến từ HI1 đến HI5 nằm trong khoảng 3.72-4.03
chứng tỏ người tham gia khảo sát đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí HI1
được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 4.03; tiêu chí HI5 được đánh giá cao thứ
hai với giá trị trung bình 4.02; tiêu chí HI2 được đánh giá cao thứ 3 với giá trị trung
bình 3.98; tiêu chí HI3 được đánh giá cao thứ tư với giá trị trung bình 3.77 và cuối
cùng là tiêu chí HI4 với giá trị trung bình 3.72.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của HI1 đến HI5 đều dao động xung quanh giá
trị 1 cho thấy tỷ lệ các đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không chênh lệch
nhau nhiều.

- Yếu tố Mức độ tiện lợi:


Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ TL1 đến TL5 nằm trong khoảng 3 - 4,
chứng tỏ đáp viên đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí TL3 được đánh giá cao
nhất với giá trị trung bình 3.99; tiêu chí TL4 được đánh giá cao thứ hai với giá trị trung
bình 3.96; tiêu chí TL1 được đánh giá cao thứ 3 với giá trị trung bình 3.95; tiêu chí
TL5 được đánh giá cao thứ tư với giá trị trung bình 3.94 và cuối cùng là tiêu chí TL2
với giá trị trung bình 3.88.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến TL1đến TL5 đều dao động xung
quanh giá trị 1 cho thấy tỷ lệ đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không chênh
lệch nhau nhiều.

- Yếu tố Mức độ dễ làm quen:


Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ LQ1 đến LQ5 nằm trong khoảng
3.78-4.04 chứng tỏ đáp viên đều đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí LQ2
được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 4.04; tiêu chí LQ3 được đánh giá cao thứ
hai với giá trị trung bình 3.98; tiêu chí LQ1 được đánh giá cao thứ 3 với giá trị trung
bình 3.94; tiêu chí LQ5 được đánh giá cao thứ tư với giá trị trung bình 3.93 và cuối
cùng là tiêu chí LQ4 với giá trị trung bình 3.78.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến LQ1 đến LQ5 đều dao động xung
quanh giá trị 1 cho tỷ lệ thấy đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không chênh
lệch nhau nhiều.

- Yếu tố Mức độ nhận diện:


Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ ND1 đến ND5 nằm trong khoảng
3.72-4.09 chứng tỏ đáp viên đều đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí ND5
được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 4.09; tiêu chí ND1 được đánh giá cao thứ
hai với giá trị trung bình 4.01; tiêu chí ND4 được đánh giá cao thứ 3 với giá trị trung
bình 3.96; tiêu chí ND3 được đánh giá cao thứ tư với giá trị trung bình 3.82 và cuối
cùng là tiêu chí ND2 với giá trị trung bình 3.72.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến ND1 đến ND5 đều dao động xung
quanh giá trị 1 cho thấy tỷ lệ các đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không
chênh lệch nhau nhiều.
60
- Yếu tố Khả năng chấp nhận thanh toán:
Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ KNCN1 đến KNCN5 nằm trong
khoảng 3.70 - 4.16 chứng tỏ đáp viên đều đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí
KNCN1 được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 4.16; tiêu chí KNCN2 được
đánh giá cao thứ hai với giá trị trung bình 4.08; tiêu chí KNCN5 được đánh giá cao thứ
3 với giá trị trung bình 4.01; tiêu chí KNCN4 được đánh giá cao thứ tư với giá trị trung
bình 3.96 và cuối cùng là tiêu chí KNCN3 với giá trị trung bình 3.70.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến KNCN1 đến KNCN5 đều dao
động xung quanh giá trị 1 cho thấy tỷ lệ các đáp viên trả lời các con số đáp án khác
nhau không chênh lệch nhau nhiều.

- Yếu tố Mức độ bảo mật:


Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ BM1 đến BM5 nằm trong khoảng 3-4
chứng tỏ đáp viên đều đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí BM3 được đánh
giá cao nhất với giá trị trung bình 3.94; tiêu chí BM1 được đánh giá cao thứ hai với giá
trị trung bình 3.84; tiêu chí BM2 và BM4 được đánh giá cao thứ 3 với giá trị trung
bình 3.81 và cuối cùng là tiêu chí BM5 với giá trị trung bình 3.57.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến BM1 đến BM5 đều dao động xung
quanh giá trị 1 cho thấy tỷ lệ các đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không
chênh lệch nhau nhiều.

- Yếu tố Nhận thức rủi ro:


Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ RR1 đến RR5 nằm trong khoảng 3-4
chứng tỏ đáp viên đều đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí RR1 được đánh giá
cao nhất với giá trị trung bình 3.87; tiêu chí RR2, RR3 và RR5 được đánh giá cao thứ
hai với giá trị trung bình 3.83 và cuối cùng là tiêu chí RR4 với giá trị trung bình 3.76.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến RR1 đến RR5 đều dao động xung
quanh giá trị 1 cho thấy tỷ lệ các đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không
chênh lệch nhau nhiều.

- Yếu tố Chương trình ưu đãi:


Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ UD1 đến UD5 nằm trong khoảng 3-4
chứng tỏ đáp viên đều đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí UD5 được đánh
giá cao nhất với giá trị trung bình 3.86; tiêu chí UD1 được đánh giá cao thứ hai với giá
trị trung bình 3.79; tiêu chí UD3 được đánh giá cao thứ 3 với giá trị trung bình 3.78 và
cuối cùng là tiêu chí UD2 và UD4 với giá trị trung bình 3.74.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến UD1 đến UD5 đều dao động xung
quanh giá trị 1 cho thấy tỷ lệ đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không chênh
lệch nhau nhiều.

- Yếu tố Chính sách hỗ trợ:


Giá trị trung bình (Mean) của các biến từ CS1 đến CS5 nằm trong khoảng 3-4
chứng tỏ đáp viên đều đồng ý với quan điểm đó. Trong đó, tiêu chí CS1 được đánh giá

61
cao nhất với giá trị trung bình 3.70; tiêu chí CS2 được đánh giá cao thứ hai với giá trị
trung bình 3.64; tiêu chí CS4 được đánh giá cao thứ 3 với giá trị trung bình 3.60; tiêu
chí CS3 được đánh giá cao thứ tư với giá trị trung bình 3.56 và cuối cùng là tiêu chí
CS5 với giá trị trung bình 3.55.
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến CS1 đến CS5 đều dao động xung
quanh giá trị 1 cho thấy tỷ lệ các đáp viên trả lời các con số đáp án khác nhau không
chênh lệch nhau nhiều.

- Yếu tố Quyết định sử dụng phương thức thanh toán online:


Kết quả thống kê mô tả quyết định sử dụng phương thức thanh toán online của
sinh viên trường Đại học Thương mại chung có điểm đánh giá trung bình là 3,83.
Trong đó, tiêu chí QD2 được đánh giá cao nhất, với điểm trung bình 3,95; tiêu chí
QD1 được đánh giá cao thứ hai, với điểm trung bình 3,93 và cuối cùng là tiêu chí QD3
có điểm trung bình đánh giá 3,77. Kết quả trên cho thấy, nhìn chung, sinh viên trường
Đại học Thương mại có mức độ quyết định sử dụng phương thức thanh toán online
khá cao khi lựa chọn giữa các phương thức thanh toán khác nhau để tiến hành giao
dịch.

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ( Cronbach’s Alpha)

Bảng 10. Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của các biến độc lập

Ký hiệu Thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha

HI Mức độ hữu ích 0.840

TL Mức độ tiện lợi 0.834

LQ Mức độ dễ làm quen 0.816

ND Mức độ nhận diện 0.809

KNCN Khả năng chấp nhận thanh toán 0.824

BM Tính bảo mật 0.827

RR Nhận thức rủi ro 0.831

UD Chương trình ưu đãi 0.813

CS Chính sách hỗ trợ 0.807

62
Tên yếu tố Nội dung biến yếu tố Hệ số tương Hệ số
quan biến - Cronbach’s
tổng Alpha khi
biến bị loại
Tôi nghĩ việc thanh toán điện tử hữu .529 .837
ích hơn thanh toán tiền mặt
Tôi có thể tiết kiệm thời gian khi thanh .613 .816
toán điện tử

Mức độ hữu ích Tôi có thể tiết kiệm một khoản tiền khi .672 .800
(HI) thanh toán điện tử
Tôi nhận thấy rủi ro được giảm thiểu .687 .795
khi thanh toán điện tử
Tôi nhận thấy đây là môi trường thanh .731 .782
toán hiện đại, tiên tiến
Tôi có thể sử dụng thanh toán điện tử ở .647 .798
hầu hết các địa điểm mua sắm/ giải trí
Tôi có thể thanh toán mọi lúc trong .568 .819
ngày

Mức độ tiện lợi Tôi có thể thanh toán điện tử cho nhiều .628 .802
sản phẩm/ dịch vụ
(TL)
Tôi nhận thấy chỉ cần kết nối Internet .735 .770
để thanh toán điện tử
Tôi có thể thanh toán điện tử với nhiều .597 .811
mức giá khác nhau
Tôi dễ dàng làm quen với các tác vụ .533 .801
của thanh toán điện tử
Tôi dễ dàng sử dụng thanh toán điện tử .642 .771
với các thao tác đơn giản

Mức độ dễ làm Tôi có thể thanh toán linh hoạt sau một .647 .768
quen (LQ) thời gian ngắn sử dụng
Giao diện thanh toán điện tử đơn giản, .565 .794
bắt mắt, dễ hiểu
Các bước xác nhận thanh toán nhanh .651 .767
chóng, đơn giản
Người thân, bạn bè của tôi đang sử .607 .772
dụng thanh toán điện tử
Người có ảnh hưởng đang sử dụng/ .594 .776

63
quảng bá thanh toán điện tử
Mức độ nhận Người thân, bạn bè khuyến khích tôi sử .603 .770
diện (ND) dụng thanh toán điện tử
Cộng đồng quanh tôi đang sử dụng .630 .762
thanh toán điện tử
Tôi nhận thấy mức độ phổ biến của .566 .781
thanh toán điện tử cao

Tôi có thể thanh toán bằng nhiều hình .656 .778


thức khác nhau ( quét mã, chuyển
khoản)

Khả năng chấp Tôi có thể liên kết với các tài khoản .559 .805
nhận thanh ngân hàng của mình
toán Tôi không gặp khó khăn khi sử dụng .696 .765
(KNCN) thanh toán điện tử (không bị từ chối
thanh toán)
Tôi có thể thanh toán đa dạng các sản .649 .779
phẩm, dịch vụ theo nhu cầu
Tôi có thể sử dụng nhiều loại ví thanh .534 .813
toán điện tử tuỳ theo nhu cầu
Thông tin cá nhân của tôi được đảm .681 .776
bảo và thống nhất giữa các bên liên
quan
Các giao dịch luôn được xác nhận ít .588 .802
nhất 3 tầng bảo mật
Tính bảo mật
Các chính sách xác nhận sử dụng minh .643 .787
(BM)
bạch, công khai và dễ hiểu
Tôi tin rằng các thông tin cá nhân và .620 .794
giao dịch của mình được đảm bảo an
toàn
Tôi tin rằng thông tin của mình không .591 .804
bị sử dụng vào mục đích khác
Tôi nhận biết được các rủi ro nhưng .560 .815
chấp nhận sử dụng
Có khả năng người khác lợi dụng .602 .804
Nhận thức rủi thông tin của tôi trên thanh toán điện tử
ro Có khả năng thông tin cá nhân của tôi .701 .775
(RR) bị rò rỉ
Một số thông tin bị công khai khi thực .626 .798

64
hiện thanh toán điện tử
Tôi có thể bị thanh toán nhầm đối .657 .788
tượng/ mức tiền
Tôi được giá ưu đãi khi thanh toán tiền .609 .775
điện, nước, điện thoại
Tôi nhận được các voucher giảm giá .594 .779
của các nhãn hàng khi sử dụng thanh
toán điện tử
Chương trình
ưu đãi (UD) Tôi vẫn sẽ sử dụng thanh toán điện tử .610 .774
toán điện tử khi không có ưu đãi VAT
Tôi có thể áp dụng cùng lúc nhiều .599 .778
chương trình ưu đãi khi thanh toán
điện tử
Tôi nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt .596 .779
vào dịp lễ nhờ thanh toán điện tử
Tôi được hỗ trợ tận tình khi gặp khó .583 .773
khăn trong thanh toán điện tử
Tôi dễ dàng phản hồi ý kiến để nâng .593 .770
Chính sách hỗ cấp trải nghiệm trong thanh toán điện
trợ (CS) tử
Tôi được hỗ trợ xử lý các vấn đề liên .582 .773
quan tới thanh toán điện tử
Tôi được phổ biến đầy đủ về các chính .597 .769
sách liên quan trong thanh toán điện tử
Tôi có thể liên hệ tổng đài dễ dàng để .609 .765
được giải đáp trực tiếp
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Bảng 11. Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của biến phụ thuộc

Quyết định sử dụng Hệ số tương quan biến - Hệ số Cronbach’s Alpha


phương thức thanh toán tổng khi biến bị loại
online

Quyết định sử dụng .617 .737


phương thức thanh toán
online là đúng đắn

65
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng .651 .701
phương thức thanh toán
online

Tôi sẽ giới thiệu người .637 .716


thân, bạn bè xung quanh
về các phương thức thanh
toán online
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Dựa trên những tiêu chí trên, trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chọn
thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên và tất cả các biến quan sát đều có hệ
số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Từ kết quả đánh giá độ tin cậy trên, cho thấy tất
cả các thang đo được thiết kế ban đầu đều đảm bảo độ tin cậy, đo lường tốt và tất cả 45
biến quan sát đều được giữ lại.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá


1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập:
● Phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .787


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 6620.259


Sphericity
df 990

Sig. .000

Bảng 12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett tại lần phân tích nhân tố khám
phá thứ nhất
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Kết quả EFA lần đầu tiên cho thấy: KMO = 0.787 > 0.5, sig. Bartlett’s Test =
0.000 < 0.05 như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp.

Có 9 yếu tố được trích với tiêu chí Eigenvalues > 1 với tổng phương sai tích lũy
là 63.290%.
Total Variance Explained

Co Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of

66
mp Squared Loadings Squared Loadings
on Total % of Cumu Total % of Cumu Tota % of Cumu
ent Varia lative Varia lative l Vari lative
nce % nce % ance %
1 11.6 25.83 25.83 11.62 25.8 25.83 3.45 7.66 7.667
24 1 1 4 31 1 0 7
2 2.72 6.062 31.89 2.728 6.06 31.89 3.40 7.56 15.22
8 3 2 3 2 1 8
3 2.67 5.939 37.83 2.673 5.93 37.83 3.38 7.51 22.74
3 3 9 3 0 2 0
4 2.31 5.140 42.97 2.313 5.14 42.97 3.30 7.33 30.07
3 3 0 3 2 8 8
5 2.06 4.599 47.57 2.069 4.59 47.57 3.19 7.11 37.18
9 2 9 2 9 0 7
6 1.99 4.424 51.99 1.991 4.42 51.99 3.02 6.73 43.91
1 5 4 5 8 0 7
7 1.78 3.959 55.95 1.782 3.95 55.95 3.01 6.71 50.62
2 4 9 4 9 0 7
8 1.72 3.838 59.79 1.727 3.83 59.79 2.94 6.54 57.17
7 3 8 3 5 4 2
9 1.57 3.497 63.29 1.574 3.49 63.29 2.75 6.11 63.29
4 0 7 0 3 8 0
10 .870 1.934 65.22
3
11 .839 1.864 67.08
8
12 .818 1.818 68.90
5
13 .813 1.807 70.71
2
14 .781 1.736 72.44
8
15 .773 1.718 74.16
6
16 .699 1.553 75.71
9
17 .674 1.499 77.21
7

67
18 .663 1.474 78.69
2
19 .637 1.416 80.10
7
20 .609 1.353 81.46
0
21 .599 1.332 82.79
2
22 .569 1.264 84.05
6
23 .560 1.245 85.30
1
24 .535 1.188 86.48
9
25 .503 1.118 87.60
8
26 .494 1.099 88.70
6
27 .479 1.065 89.77
2
28 .456 1.014 90.78
6
29 .427 .949 91.73
4
30 .411 .913 92.64
8
31 .399 .886 93.53
4
32 .388 .863 94.39
7
33 .351 .780 95.17
8
34 .346 .769 95.94
6
35 .315 .699 96.64
6
36 .311 .692 97.33
7

68
37 .266 .591 97.92
8
38 .261 .580 98.50
9
39 .236 .525 99.03
4
40 .106 .236 99.27
0
41 .088 .196 99.46
6
42 .073 .163 99.62
9
43 .068 .151 99.78
1
44 .053 .117 99.89
7
45 .046 .103 100.0
00
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Bảng 13. Tổng phương sai trích phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)
Khi tiến hành xem ma trận xoay và kiểm tra hệ số tải Factor Loading của các
biến quan sát, nhóm tác giả mong muốn chọn ra các biến quan sát chất lượng nên sẽ sử
dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5 thay vì chọn hệ số tải tương ứng theo cỡ mẫu. So sánh
ngưỡng này với kết quả ở ma trận xoay, có 6 biến xấu là KNCN3, TL4, BM1, LQ2,
HI5, RR3 cần xem xét loại bỏ:
● Biến KNCN3 tải lên ở cả 2 nhân tố là Component 1 và Component 9 với hệ số
tải lên lần lượt là 0.601 và 0.583, mức chênh lệch hệ số tải lên: 0.601 – 0.583 =
0.018 < 0.2.
● Biến TL4 tải lên ở cả 2 nhân tố là Component 2 và Component 7 với hệ số tải
lên lần lượt là 0.700 và 0.561, mức chênh lệch hệ số tải lên: 0.139 < 0.2.
● Biến BM1 tải lên ở cả 2 nhân tố là Component 3 và Component 5 với hệ số tải
lên lần lượt là 0.612 và 0.593, mức chênh lệch hệ số tải lên: 0.019 < 0.2.
● Biến LQ2 tải lên ở cả 2 nhân tố là Component 4 và Component 7 với hệ số tải
lên lần lượt là 0.622 và 0.559, mức chênh lệch hệ số tải lên: 0.063 < 0.2.
● Biến HI5 tải lên ở cả 2 nhân tố là Component 2 và Component 4 với hệ số tải
lên lần lượt là 0.597 và 0.613, mức chênh lệch hệ số tải lên: - 0.016 < 0.2.

69
● Biến RR3 tải lên ở cả 2 nhân tố là Component 5 và Component 8 với hệ số tải
lên lần lượt là -0.594 và 0.660, mức chênh lệch hệ số tải lên: -1.254 < 0.2.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9

ND3 .730

ND1 .718

ND4 .713

ND5 .687

ND2 .677

KN .601 .583
CN3

TL1 .738

TL3 .732

TL4 .700 .561

TL2 .684

TL5 .662

CS5 .738

CS3 .718

CS4 .704

CS2 .692

CS1 .680

BM1 .612 .593

HI3 .783

70
HI2 .697

HI4 .679

HI1 .670

LQ2 .622 .559

HI5 .597 .613

BM3 .762

BM5 .729

BM4 .705

BM2 .687

UD1 .719

UD3 .719

UD2 .692

UD5 .686

UD4 .680

LQ3 .776

LQ5 .704

LQ1 .694

LQ4 .672

RR5 .761

RR4 .732

RR2 .712

RR1 .711

RR3 -.594 .660

71
KN .763
CN1

KN .723
CN4

KN .685
CN5

KN .633
CN2

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 7 iterations.

Bảng 14. Ma trận xoay và kiểm tra hệ số tải Factor Loading của các biến quan sát
trong lần phân tích nhân tố khám phá thứ nhất
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

● Phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .860


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 3555.931


Sphericity
df 741

Sig. .000

Bảng 15. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett tại lần phân tích nhân tố khám
phá thứ hai
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)
Nhóm tác giả sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong 1 lần phân
tích EFA. Từ 45 biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ KNCN3, TL4,
BM1, LQ2, HI5 và RR3, đưa 39 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ hai.
Hệ số KMO = 0.860 > 0.5, sig. Bartlett's Test = 0.000 < 0.05, như vậy phân tích
nhân tố là phù hợp.

72
Có 9 yếu tố được trích dựa vào tiêu chí Eigenvalues > 1, như vậy 9 yếu tố này
tóm tắt thông tin của 39 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất. Tổng phương
sai mà 9 yếu tố này trích được là 60.671% > 50%. Vậy 9 yếu tố được trích giải thích
được 60.671% biến thiên dữ liệu của 39 biến quan sát tham gia vào EFA.

Total Variance Explained

Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of


pone Squared Loadings Squared Loadings
nt
Tota % of Cum Total % of Cum Tota % of Cumu
l Varia ulativ Vari ulativ l Varia lative
nce e% ance e% nce %

1 8.94 22.9 22.94 8.94 22.9 22.94 3.01 7.740 7.740


9 45 5 9 45 5 8

2 2.43 6.23 29.17 2.43 6.23 29.17 2.97 7.622 15.36


1 4 9 1 4 9 3 2

3 2.14 5.51 34.68 2.14 5.51 34.68 2.95 7.570 22.93


9 0 9 9 0 9 2 1

4 2.05 5.26 39.95 2.05 5.26 39.95 2.50 6.414 29.34


5 9 8 5 9 8 2 6

5 1.86 4.78 44.74 1.86 4.78 44.74 2.49 6.406 35.75


7 8 6 7 8 6 8 2

6 1.74 4.46 49.20 1.74 4.46 49.20 2.47 6.356 42.10


0 1 7 0 1 7 9 8

7 1.56 4.00 53.21 1.56 4.00 53.21 2.46 6.323 48.43


3 8 5 3 8 5 6 1

8 1.47 3.78 56.99 1.47 3.78 56.99 2.39 6.150 54.58


4 0 5 4 0 5 8 1

9 1.43 3.67 60.67 1.43 3.67 60.67 2.37 6.090 60.67


4 6 1 4 6 1 5 1

10 .839 2.15 62.82

73
2 2

11 .803 2.05 64.88


9 2

12 .792 2.03 66.91


2 4

13 .768 1.96 68.88


9 3

14 .734 1.88 70.76


2 5

15 .706 1.81 72.57


1 6

16 .667 1.70 74.28


9 5

17 .632 1.62 75.90


0 5

18 .621 1.59 77.49


2 7

19 .597 1.53 79.02


0 7

20 .589 1.51 80.53


0 7

21 .580 1.48 82.02


8 5

22 .538 1.38 83.40


0 5

23 .530 1.36 84.76


0 5

24 .509 1.30 86.07


5 0

25 .492 1.26 87.33

74
1 1

26 .479 1.22 88.55


8 9

27 .462 1.18 89.74


5 4

28 .428 1.09 90.84


8 2

29 .415 1.06 91.90


4 6

30 .399 1.02 92.92


3 9

31 .390 .999 93.92


9

32 .372 .953 94.88


2

33 .343 .881 95.76


2

34 .334 .857 96.61


9

35 .295 .755 97.37


4

36 .290 .743 98.11


8

37 .263 .674 98.79


2

38 .245 .629 99.42


1

39 .226 .579 100.0


00

Extraction Method: Principal Component Analysis.

75
Bảng 16. Tổng phương sai trích phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9

ND1 .738

ND4 .735

ND3 .712

ND2 .699

ND5 .673

UD1 .728

UD3 .720

UD5 .697

UD2 .696

UD4 .678

CS4 .726

CS5 .720

CS1 .711

CS2 .708

CS3 .691

TL1 .743

TL5 .706

TL2 .698

76
TL3 .693

HI2 .747

HI3 .743

HI1 .694

HI4 .682

RR2 .746

RR1 .742

RR5 .737

RR4 .710

BM3 .732

BM4 .730

BM5 .724

BM2 .719

LQ3 .755

LQ1 .740

LQ4 .691

LQ5 .687

KN .734
CN1

KN .725
CN5

KN .702
CN4

KN .664
CN2

77
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 7 iterations.

Bảng 17. Ma trận xoay và kiểm tra hệ số tải Factor Loading của các biến quan sát
trong lần phân tích nhân tố khám phá thứ hai
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)
Kết quả ma trận xoay cho thấy, 39 biến quan sát được phân thành 9 yếu tố, tất
cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân số Factor Loading > 0.5 và không còn biến
xấu.
Như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực hiện
2 lần. Lần thứ nhất 45 biến quan sát được đưa vào phân tích, có 6 biến quan sát không
đạt điều kiện là KNCN3, TL4, BM1, LQ2, HI5 và RR3 được loại bỏ để thực hiện phân
tích lại. Lần thứ hai ( lần phân tích cuối cùng), 39 biến quan sát hội tụ và phân biệt
thành 9 yếu tố.

2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .707


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 221.541


Sphericity
df 3

Sig. .000

Bảng 18. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett tại phân tích nhân tố khám phá cho biến
phụ thuộc
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)
Tương tự với cách làm của biến độc lập, nhóm tác giả nhận thấy biến phụ thuộc
gồm 3 biến quan sát là QD3, QD2, QD1.
Kết quả output, chúng ta sẽ có hệ số KMO = 0.707 > 0.5, sig. Bartlett's Test =
0.000 < 0.05, như vậy phân tích nhân tố là phù hợp.

Total Variance Explained

Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

78
ent Loadings

Total % of Cumulati Total % of Cumulati


Variance ve % Variance ve %

1 2.121 70.712 70.712 2.121 70.712 70.712

2 .465 15.490 86.202

3 .414 13.798 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 19. Tổng phương sai trích phân tích nhân tố khám phá cho các biến phụ
thuộc
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)
Bảng Tổng phương sai trích chỉ có 1 nhân tố được trích và hiển thị như bảng
trên. Kết quả phân tích cho thấy có 1 nhân tố được trích tại Eigenvalue = 2.121 > 1.
Nhân tố này giải thích được 70.712% biến thiên dữ liệu của 3 biến quan sát tham gia
vào EFA.

Component Matrixa

Component

QD2 .851

QD3 .842

QD1 .829

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 1 component extracted.

79
Bảng 20. Ma trận xoay trong phân tích nhân tố khám phá cho các biến phụ thuộc
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)
Bảng trên xảy ra vì EFA chỉ trích được 1 nhân tố duy nhất từ các biến quan sát
đưa vào. Việc chỉ trích được 1 nhân tố là điều tốt, nghĩa là thang đo đảm bảo được tính
đơn hướng, các biến quan sát lúc này hội tụ khá tốt.

3. Phân tích hồi quy và tương quan


● Phân tích tương quan:
Với các biến đại diện được đặt ra bằng cách lấy trung bình cộng các biến quan
sát sau phần phân tích nhân tố khám phá, nhóm tác giả tiến hành phân tích tương quan
Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với
các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có
tương quan mạnh với nhau.

QĐ HI TL LQ ND KNCN BM RR UD CS

QĐ Pearso 1 .54 .55 .48 .5 .536** .52 -. .57 .447*


n 0** 0** 7** 84 0** 37 7** *

**
Correl 5**
ation

HI Sig. .00 .00 .00 .0 .000 .00 .0 .00 .000


(2- 0 0 0 00 0 00 0
tailed)

TL N 250 250 250 250 25 250 25 25 250 250


0 0 0

LQ Pearso .54 1 .37 .22 .3 .313** .31 -. .37 .311*


n 0** 5** 7** 63 6** 29 2** *

**
Correl 4**
ation

ND Sig. .00 .00 .00 .0 .000 .00 .0 .00 .000


(2- 0 0 0 00 0 00 0
tailed)

KN N 250 250 250 250 25 250 25 25 250 250


CN 0 0 0

BM Pearso .55 .37 1 .27 .3 .352** .26 -. .36 .317*

80
n 0** 5** 6** 54 0** 31 9** *

**
Correl 0**
ation

RR Sig. .00 .00 .00 .0 .000 .00 .0 .00 .000


(2- 0 0 0 00 0 00 0
tailed)

UD N 250 250 250 250 25 250 25 25 250 250


0 0 0

CS Pearso .48 .22 .27 1 .3 .253** .29 -. .37 .366*


n 7** 7** 6** 07 8** 24 7** *

**
Correl 4**
ation

Bảng 21. Ma trận tương quan Pearson

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy, tất cả các biến độc lập đều có
mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. Trong đó, biến ND có hệ số tương quan
cao nhất với biến phụ thuộc (r = 0.584) và biến LQ có hệ số tương quan thấp nhất với
biến phụ thuộc (r = 0.487).
Các biến độc lập có tương quan với nhau và mức độ tương quan trung bình. Với
kết quả như trên, tất cả các biến độc lập đều đạt điều kiện để đưa vào phân tích hồi
quy.

● Phân tích hồi quy tuyến tính bội:


Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến
độc lập: (1) Mức độ hữu ích, (2) Mức độ tiện lợi, (3) Mức độ dễ làm quen, (4) Mức độ
nhận diện, (5) Khả năng chấp nhận thanh toán, (6) Tính bảo mật, (7) Nhận thức rủi ro,
(8) Chương trình ưu đãi, (9) Chính sách hỗ trợ của các dịch vụ thanh toán Online của
sinh viên đại học Thương mại.

Model Summaryb

81
Model R R Adjusted R Std. Error of the Durbin-
Square Square Estimate Watson

1 .839a .704 .693 .39218 1.829

Bảng 22. Bảng model Summary


(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)
Kết quả phân tích hồi quy ta có, hệ số R = 0,839 cho thấy mối quan hệ giữa các
biến trong mô hình có mối tương quan chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình
cho thấy giá trị R2 = 0.704, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 70,4%, hay
nói cách khác là, 70,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi 9 yếu tố
trong mô hình. Giá trị R2 hiệu chỉnh phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình
so với với tổng thể, ta có giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0,693 (hay 69,3%) với kiểm định
F có sig. = 0.000 (< 0,05) có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa sự hài
lòng và 9 yếu tố ảnh hưởng.

● Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư:


Theo kết quả phân tích trong trên cho thấy, với số quan sát n250, số biến độc
lập = 9, mức ý nghĩa 0,05 (95%), tra trong Bảng thống kê Durbin – Watson, dL (Trị số
thống kê dưới) = 1,845 và dU (Trị số thống kê trên) = 1,875. Hệ số Durbin-Watson (d)
= 1,829 nằm trong khoảng (dU; 9 – dU) hay nói cách khác hệ số Durbin-Watson (d) =
1,829 nằm trong khoảng (1,875; 7,125) nên không có hiện tượng tự tương quan giữa
các phần dư trong mô hình, mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.

Bảng 23. Kết quả phân tích hồi quy


(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF của các
biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ, có giá trị từ 1,276 đến 1,426 (nhỏ hơn 2),

82
chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm giả giả định về hiện tượng đa cộng tuyến,
nên mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.

● Đồ thị tần số phần dư chuẩn hóa:

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Phần dư có thể không theo phân phối chuẩn bởi những lý do sau đây: sử dụng
sai mô hình, phương sai không phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để
phân tích,… Vậy cho nên chúng ta cần thực hiện khảo sát theo nhiều cách khác nhau,
một trong những cách khảo sát đơn giản là xây dựng đồ thị tần số phần dư Histogram.
Từ đồ thị ta thấy được, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên đồ
thị tần số. Đường cong có dạng hình chuông, phù hợp với đồ thị của phân phối chuẩn.
Quan sát đồ thị ta thấy, giá trị trung bình Mean = -8,65E-16 (giá trị gần bằng 0) và độ
lệch chuẩn = 0,982 (giá trị gần bằng 1). Như vậy, giả thiết phân phối chuẩn của phần
dư không bị vi phạm.

83
● Đồ thị phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot:

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Ngoài cách kiểm tra bằng đồ thị Histogram, thì P–P Plot cũng là một dạng đồ
thị được sử dụng phổ biến giúp nhận diện sự vi phạm giả định phần dư chuẩn hóa.
Trong đồ thị P–P Plot, các điểm phân vị trong phân phối của phần dư sẽ tập
trung thành một đường chéo nếu phần dư có phân phối chuẩn. Hay nói cách khác, đồ
thị trên các chấm tròn tập trung trên đường chéo vậy nên không vi phạm giả định hồi
quy về phân phối chuẩn phần dư.
Đồ thị phần dư Normal P–P Plot cho thấy các điểm của phần dư phân tán tập
trung xung quanh đường chéo. Vì vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần được
phần dư không bị vi phạm.

84
● Đồ thị Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính:

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Đồ thị phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán
chuẩn hóa giúp chúng ta dễ tìm ra dữ liệu hiện tại có bị vi phạm giả định liên hệ tuyến
tính hay không.
Khi kết quả đồ thị xuất ra, các điểm phân bố của phần dư có các dạng: đồ thị
Parabol, đồ thị Cubic,... hay các dạng đồ thị khác không phải đường thẳng thì dữ liệu
bị vi phạm.
Còn trong trường hợp này, phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh
đường tung độ 0 và không phân tán đi quá xa, vậy giả định quan hệ tuyến tính không
bị vi phạm.

● Ý nghĩa của hệ số hồi quy:


Sau khi thực hiện các phép kiểm định hồi quy so với tổng thể ta thấy mô hình
không vi phạm các giả thuyết kiểm định và có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả xem xét
mức ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy ta thấy tất cả các biến độc lập đều
có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (sig. < 0.05). Hai hằng số có sig. = 0.851 và 0.66 (>
0.05) nên hai hằng số này sẽ không được đưa vào phương trình hồi quy. Mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc với 7 biến độc lập được thể hiện trong phương trình sau:

❖ Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:


SHL = 0,161 * HI + 0,161 * TL + 0,137 * LQ + 0,219 * ND + 0,181 * KNCN +
0.142 * BM + 0,202 * UD

❖ Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

85
QD = 0,160 * HI + 0,171 * TL + 0,140 * LQ + 0,224 * ND + 0,174 * KNCN + 0.150
* BM + 0,203 * UD

4.4. Thảo luận kết quả hồi quy


1. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:
Hệ số β của “Mức độ hữu ích của các dịch vụ thanh toán Online” (HI) = 0,161
có dấu (+) nên mối quan hệ giữa của “Mức độ hữu ích của các dịch vụ thanh toán
Online” và “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học
Thương mại” (QĐ) là cùng chiều. Có nghĩa là, khi đánh giá của khách hàng về “Mức
độ hữu ích của các dịch vụ thanh toán Online” biến thiên 1 đơn vị thì “Quyết định lựa
chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương mại” sẽ biến thiên
0,161 đơn vị cùng chiều.
Hệ số β của “Mức độ tiện lợi của các dịch vụ thanh toán Online” (TL) = 0,161
có dấu (+) nên mối quan hệ giữa của “Tiện lợi của các dịch vụ thanh toán Online” và
“Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương
mại” (QĐ) là cùng chiều. Có nghĩa là, khi đánh giá của khách hàng về “Tiện lợi của
các dịch vụ thanh toán Online” biến thiên 1 đơn vị thì “Quyết định lựa chọn các dịch
vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương mại” sẽ biến thiên 0,161 đơn vị
cùng chiều.
Hệ số β của “Mức độ dễ làm quen của các dịch vụ thanh toán Online” (LQ) =
0,137 có dấu (+) nên mối quan hệ giữa của “Mức độ dễ làm quen của các dịch vụ
thanh toán Online” và “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh
viên Đại học Thương mại” (QĐ) là cùng chiều. Có nghĩa là, khi đánh giá của khách
hàng về “Mức độ dễ làm quen của các dịch vụ thanh toán Online” biến thiên 1 đơn vị
thì “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương
mại” sẽ biến thiên 0,137 đơn vị cùng chiều.
Hệ số β của “Mức độ nhận diện của các dịch vụ thanh toán Online” (ND) =
0,219 có dấu (+) nên mối quan hệ giữa của “Mức độ nhận diện của các dịch vụ thanh
toán Online” và “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại
học Thương mại” (QĐ) là cùng chiều. Có nghĩa là, khi đánh giá của khách hàng về
“Mức độ nhận diện của các dịch vụ thanh toán Online” biến thiên 1 đơn vị thì “Quyết
định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương mại” sẽ
biến thiên 0,219 đơn vị cùng chiều.
Hệ số β của “Khả năng chấp nhận thanh toán của các dịch vụ thanh toán
Online” (KNCN) = 0,181 có dấu (+) nên mối quan hệ giữa của “Khả năng chấp nhận
thanh toán của các dịch vụ thanh toán Online” và “Quyết định lựa chọn các dịch vụ
thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương mại” (QĐ) là cùng chiều. Có nghĩa
là, khi đánh giá của khách hàng về “Khả năng chấp nhận thanh toán của các dịch vụ
thanh toán Online” biến thiên 1 đơn vị thì “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán
Online của sinh viên Đại học Thương mại” sẽ biến thiên 0,181 đơn vị cùng chiều.

86
Hệ số β của “Tính bảo mật thanh toán của các dịch vụ thanh toán Online” (BM)
= 0,142 có dấu (+) nên mối quan hệ giữa của “Tính bảo mật thanh toán của các dịch vụ
thanh toán Online” và “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh
viên Đại học Thương mại” (QĐ) là cùng chiều. Có nghĩa là, khi đánh giá của khách
hàng về “Tính bảo mật thanh toán của các dịch vụ thanh toán Online” biến thiên 1 đơn
vị thì “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học
Thương mại” sẽ biến thiên 0,142 đơn vị cùng chiều.
Hệ số β của “Chương trình ưu đãi của các dịch vụ thanh toán Online” (UD) =
0,202 có dấu (+) nên mối quan hệ giữa của “Chương trình ưu đãi của các dịch vụ
thanh toán Online” và “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh
viên Đại học Thương mại” (QĐ là cùng chiều. Có nghĩa là, khi đánh giá của khách
hàng về “Chương trình ưu đãi của các dịch vụ thanh toán Online” biến thiên 1 đơn vị
thì “Quyết định lựa chọn các dịch vụ thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương
mại” sẽ biến thiên 0,202 đơn vị cùng chiều.

2. Hệ số hồi quy chuẩn hóa:


Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
trong mô hình hồi quy, các hệ số hồi quy chuẩn hóa có thể chuyển đổi như sau:

STT Biến Beta chuẩn hóa Thứ tự ảnh hưởng

1 HI 0,16 6

2 TL 0,171 4

3 LQ 0,140 7

4 ND 0,224 1

5 KNCN 0,174 3

6 BM 0,150 5

7 RR -0,007 9

8 UD 0,203 2

9 CS 0,075 8

Bảng 24. Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ %.

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Như vậy thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến Quyết định lựa chọn dịch vụ
thanh toán Online của sinh viên Đại học Thương mại như sau: thứ nhất là Mức độ
87
nhận diện; thứ nhì là Chính sách ưu đãi; thứ ba là Khả năng chấp nhận thanh toán; thứ
tư là Mức độ tiện lợi; thứ năm là Tính bảo mật; thứ sáu là Mức độ hữu ích; thứ bảy là
Mức độ dễ làm quen.

3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu:

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong bảng bên
dưới:

Giả Nội dung Kết


thuyết quả

H1 Mức độ hữu ích của các dịch vụ thanh toán Online tác động tích
cực đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên Đại Chấp
học Thương mại nhận

H2 Mức độ tiện lợi của các dịch vụ thanh toán Online tác động tích cực Chấp
đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên Đại học nhận
Thương mại

H3 Mức độ dễ làm quen của các dịch vụ thanh toán Online tác động Chấp
tích cực đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên nhận
Đại học Thương mại

H4 Khả năng chấp nhận thanh toán của các dịch vụ thanh toán Online Chấp
tác động tích cực đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của nhận
sinh viên Đại học Thương mại

H5 Mức độ nhận diện của các dịch vụ thanh toán Online tác động tích Chấp
cực đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên Đại nhận
học Thương mại

H6 Tính bảo mật của các dịch vụ thanh toán Online tác động tích cực Chấp
đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên Đại học nhận
Thương mại

H7 Nhận thức rủi ro của các dịch vụ thanh toán Online tác động tích Bác
cực đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên Đại bỏ
học Thương mại

H8 Chương trình ưu đãi của các dịch vụ thanh toán Online tác động Chấp
tích cực đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên nhận
Đại học Thương mại

88
H9 Chính sách hỗ trợ của các dịch vụ thanh toán Online tác động tích Bác
cực đến Quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán của sinh viên Đại bỏ
học Thương mại
Bảng 25. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS, 2023)

Kết quả phân tích cho thấy, bảy giả thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu gồm:
Mức độ hữu ích, Mức độ tiện lợi, Mức độ dễ làm quen, Khả năng chấp nhận thanh
toán, Mức độ nhận diện, Tính bảo mật, Chương trình ưu đãi được chấp nhận và hai
giả thuyết: Nhận thức rủi ro và Chính sách hỗ trợ bị bác bỏ.

89
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu:


Kết quả nghiên cứu được phân tích qua phần mềm SPSS với dữ liệu được thu
nhập thông qua khảo sát 300 đối tượng là sinh viên trường Đại học Thương mại trong
khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023. Nhóm nghiên cứu
chấp nhận 250 phiếu hợp lệ và tiến hành chạy kiểm nghiệm bao gồm phân tích thống
kê mô tả, phân tích kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's alpha và phân tích nhân tố
khám phá cho các biến độc lập và phụ thuộc.
Qua quá trình phân tích các nhân tố khám phá, nhóm nghiên cứu đã loại bỏ các
biến quan sát không phù hợp là “Nhận thức rủi ro” và “Chính sách hỗ trợ”; thay đổi
mô hình nghiên cứu có tính khái quát cao hơn sau khi loại bỏ các nhân tố có sự trùng
lặp. Có thể nói, mô hình nghiên cứu mới là sự tiến bộ của mô hình nghiên cứu cũ.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 7 yếu tố còn lại đều ảnh hưởng tích cực đến
nhận thức sinh viên trường Đại học Thương mại khi sử dụng các phương thức thanh
toán điện tử. Trong đó:
Yếu tố “Mức độ nhận diện” chính là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới quyết
định thanh toán điện tử của sinh viên trường Đại học Thương mại. Điều này được thể
hiện vô cùng rõ ràng qua cảm nhận tích cực của sinh viên với mức độ sử dụng thanh
toán điện tử trong cộng đồng xung quanh và với các quảng bá rộng rãi trên các phương
tiện truyền thông của các phương thức thanh toán điện tử. Lý do đằng sau phản ứng
đáng mừng đó là sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung luôn mong muốn bắt kịp
những xu hướng xã hội mới nhất, hòa nhập với cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã mở
ra một gợi ý tới các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử: Chú trọng hơn vào các
giải pháp marketing hướng đến giới trẻ; các chương trình quảng bá cần nhấn mạnh vào
mức độ nổi tiếng và mức độ tin cậy của những người có tầm ảnh hưởng lớn để tăng
sức nhận diện của thanh toán điện tử.

Yếu tố “Chương trình ưu đãi” là yếu tố có tác động đến quyết định sử dụng
thanh toán online mạnh mẽ thứ hai. Trên thực tế, có thể thấy rằng các phương thức
thanh toán điện tử phổ biến đều nêu cao yếu tố tiết kiệm chi phí thông qua các chương
trình ưu đãi nhằm giúp người dùng nâng cao trải nghiệm thanh toán không tiền mặt,
mua sắm tiết kiệm và tiện lợi hơn. Đơn cử khi người tiêu dùng giao dịch bằng ví điện
tử như Shopee Pay, Moca, ...vào những ngày đặc biệt, người tiêu dùng sẽ nhận được
rất nhiều ưu đãi hấp dẫn đi kèm như voucher miễn phí vận chuyển, mã giảm giá khi
nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn với giá ưu đãi, hoặc hoàn tiền khi quét mã QR
thanh toán trực tiếp tại cửa hàng …. Các chương trình ưu đãi này đã góp phần cắt
giảm đáng kể chi tiêu của người tiêu dùng trong bối cảnh vật giá leo thang hiện nay.

Yếu tố “Khả năng chấp nhận thanh toán” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ
ba đối với quyết định sử dụng thanh toán điện tử của sinh viên trường Đại học Thương

90
mại. Với một loạt các giải pháp thanh toán điện tử, người bán có thể chấp nhận thanh
toán trực tuyến dễ dàng khi không thể thanh toán trực tiếp. Chính vì mức độ được áp
dụng rộng rãi của thanh toán điện tử; các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung
gian thanh toán ở Việt Nam cũng tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ,
lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu, tích hợp kết nối các dịch vụ khác như: viễn thông, y
tế, bệnh viện, trường học, điện lực, nước sạch, thuế, hải quan, bảo hiểm, dịch vụ công,
…Tuy vậy, số lượng điểm chấp nhận thanh toán điện tử còn khá hạn chế nên tại nhiều
nơi người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tiền mặt.

Yếu tố “Mức độ tiện lợi” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ tư với quyết định
sử dụng thanh toán điện tử của sinh viên trường Đại học Thương mại. Có thể thấy trên
thực tế, cấu trúc hạ tầng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã bảo đảm được kết nối liên
thông giữa các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán, các ví điện tử, đơn vị
cung ứng dịch vụ công và các doanh nghiệp, tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ… từ
đó đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng cho người sử dụng khi đáp ứng tốt nhu cầu thanh
toán, đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế số. Theo đại diện Vietcombank, trong 3
năm dịch bệnh Covid - 19, hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi rõ rệt:
thanh toán không tiền mặt giờ đây xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống của người dân.

Yếu tố “Mức độ hữu ích” là yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng nhất định tới quyết
định thanh toán điện tử của sinh viên trường Đại học Thương mại. Thanh toán điện tử
có ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh toán khác là tính tiết kiệm chi phí
và thời gian. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng khắp cả nước thì việc thanh
toán bằng tiền mặt là một hạn chế. Mỗi người dân đều có ý thức cách ly xã hội, việc
tiếp xúc trực tiếp được hạn chế đến mức thấp nhất. Vậy nên, thanh toán điện tử là một
trong những lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

Yếu tố “Mức độ bảo mật” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ năm với quyết
định sử dụng thanh toán điện tử của sinh viên trường Đại học Thương mại. Thói quen
thanh toán bằng tiền mặt của người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chiếm ưu thế cùng với
tâm lý lo sợ rủi ro trong quá trình thanh toán. Ngoài ra còn tồn tại nhiều vấn đề liên
quan đến yếu tố công nghệ vẫn như tội phạm công nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện
tử. Vấn đề bảo mật trong thanh toán điện tử, vì thế, đã đặt ra một yêu cầu lớn với các
cơ quan hữu quan và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử: Áp dụng các công
nghệ tiên tiến, các phương pháp bảo mật, xác thực đáng tin cậy. Thực tế, đã có các
thiết bị sinh trắc học, các thiết bị đồng bộ thời gian sử dụng thuật toán để sinh ra mật
mã chỉ dùng một lần (OTP), các phương thức mã hóa công cộng (PKI) được tích hợp
vào các phương thức thanh toán online. Ngoài ra, các thiết bị phần cứng chống đột
nhập, các phần mềm thông minh cũng giúp các doanh nghiệp và tổ chức kiểm soát và
ngăn chặn những giao dịch bất hợp pháp.

Yếu tố “Mức độ dễ làm quen” là yếu tố cuối cùng tác động đến quyết định
thanh toán online của sinh viên Đại học Thương mại. Để thanh toán điện tử trở nên
phổ biến với mọi người hơn, cần lên các chiến lược tiếp cận được người tiêu dùng ở
91
những khu vực chưa phát triển như nông thôn, hải đảo,...Dựa vào cơ sở trên, các đơn
vị cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử đã chú trọng nghiên cứu, ứng dụng nhiều công
nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán nhằm đơn giản hóa các thao tác thanh
toán như: Sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã hóa thông tin thẻ
(Tokenization), thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... Các tổ chức tín dụng cũng
liên tục cập nhật các phiên bản Mobile Banking thế hệ mới với rất nhiều dịch vụ ngân
hàng số, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái số với việc tích hợp dịch vụ ngân hàng với
các dịch vụ thiết yếu. Tuy vậy, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa bắt
kịp những tiến bộ công nghệ đang diễn ra trên toàn cầu. Họ chưa nhận thức và ít tin
tưởng về những hình thức thanh toán hiện đại nói chung.

Như vậy, việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong
xã hội đã trở thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa; góp phần giảm các khoản chi phí cho nền kinh tế, cho
các doanh nghiệp và cá nhân. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, các nghiên cứu trong nước
và quốc tế trước đây chưa đi sâu vào nhóm đối tượng tiềm năng nhất là thế hệ trẻ. Kết
quả đề tài nghiên cứu này đã mở ra nhiều hướng tiếp cận mới nhắm đến thế hệ trẻ cho
các cơ quan hữu quan và các bên cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử; đồng thời góp
phần khẳng định xu hướng các hình thức thanh toán điện tử ở Việt Nam đang có triển
vọng phát triển khi số lượng người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng (Bộ Công
Thương, 2020) và sự phát triển của thanh toán điện tử tỉ lệ thuận với xu hướng phát
triển của lĩnh vực thương mại điện tử (Quan và cộng sự, 2020).

5.2. Kết luận về các kết quả nghiên cứu


Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm đối tượng
tham gia khảo sát - sinh viên trường Đại học Thương mại. Từ các dữ liệu thu thập
được cho thấy đa số sinh viên nói riêng và người tiêu dùng nói chung đều nhận thức
được mức độ phổ biến và tính đa năng của các phương thức thanh toán điện tử.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá, kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy đã
kiểm định lại toàn bộ mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả thu được là các yếu tố
Mức độ hữu ích, Mức độ tiện lợi, Mức độ dễ làm quen, Mức độ nhận diện, Khả năng
chấp nhận thanh toán, Tính bảo mật, Chương trình ưu đãi đều có tác động tích cực đến
quyết định thanh toán điện tử của sinh viên trường Đại học Thương mại. Kết quả này
đóng góp ý nghĩa quan trọng sau quá trình nghiên cứu, làm cơ sở để nhóm tác giả thảo
luận làm rõ kết quả nghiên cứu. Từ đó đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.

5.3. Đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả xin đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện
chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử như sau:
- Đối với các cơ quan hữu quan:
● Hoàn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát và tạo
điều kiện thuận lợi đối với các phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử

92
mới, dịch vụ trung gian thanh toán; ban hành quy định về trách nhiệm
của nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và bên thứ ba nhằm đảm bảo
an ninh, an toàn và hoạt động ổn định, hạn chế rủi ro phát sinh và giám
sát các hình thức, công cụ, hệ thống thanh toán mới.
● Hệ thống thanh toán Việt Nam còn khoảng cách so với một số nước
trong khu vực và thế giới; thanh toán điện tử trong thương mại điện tử
còn thấp, nhiều trường hợp bán hàng online nhưng khi thanh toán vẫn
chủ yếu bằng tiền mặt. Vì vậy, cần xây dựng các cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các
ngân hàng thương mại và các tổ chức không phải ngân hàng, tăng cường
các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng các dịch vụ
thanh toán điện tử.
● Xây dựng và thực hiện chương trình tài chính toàn diện. Gắn với việc
đẩy mạnh phát triển các hệ thống thanh toán, chuyển tiền ở khu vực
nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tập trung phát triển, mở rộng các mô hình
ứng dụng các phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ
cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
● Tiến hành các chính sách quản lý chặt chẽ chất lượng hàng hóa trong
thương mại điện tử, kiên quyết kiểm tra, xử lý những sàn thương mại
điện tử bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc, tạo niềm tin và bảo
vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Đối với các bên cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử:
● Tổ chức triển khai những chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán
điện tử. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám sát và đánh giá tính an
toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước quản
lý và vận hành.
● Quảng bá, phổ biến, hướng dẫn về thanh toán điện tử. Giáo dục tài
chính, tạo sự chuyển biến căn bản của người dân về thanh toán điện tử
và thói quen sử dụng các phương thức thanh toán hiện nay.
● Xây dựng, triển khai mạnh mẽ các chương trình quảng cáo, quảng bá
trên phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội nổi tiếng như
Facebook, TikTok, Instagram…
● Liên kết với các sàn thương mại điện tử, các ứng dụng cung cấp dịch vụ
trực tuyến cũng như các điểm bán hàng vật lý.
● Xây dựng các chương trình khuyến mãi, tăng ưu đãi cho người dùng, đặc
biệt hướng đến khách hàng mới
● Xây dựng hệ sinh thái đa dạng nhằm các nhu cầu thiết yếu của khách
hàng như chuyển tiền, thanh toán, giải trí, từ thiện…
● Phát triển giao diện thanh toán điện tử mang tính thân thiện, dễ sử dụng
cho khách hàng
● Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử bằng cách
kiểm tra và đánh giá tổng thể công tác an ninh mạng, an ninh thanh toán
93
điện tử thường xuyên thông qua những quy trình quản lý rủi ro và thực
hiện định kỳ nhằm tìm ra các lỗ hổng một cách kịp thời , từ đó có các
biện pháp khắc phục, hạn chế tối đa rủi ro kỹ thuật.
● Kết hợp kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình và hoạt động cung cấp dịch
vụ thanh toán điện tử thường xuyên nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các
hành vi gian lận tại đơn vị chấp nhận thanh toán hoặc can thiệp trái phép
nhằm đánh cắp thông tin trong quá trình người dùng sử dụng phương
tiện hoặc dịch vụ thanh toán điện tử. Đồng thời, tăng cường hệ thống
đảm bảo an toàn, bảo mật và các giải pháp xác thực khách hàng cho các
giao dịch thanh toán điện tử.
● Thường xuyên cập nhật các thông tin về hình thức lừa đảo trong thanh
toán điện tử đến người sử dụng cũng như đưa ra các cảnh báo đề phòng
và hướng dẫn người sử dụng phòng tránh các nguy cơ lừa đảo.

- Đối với người sử dụng thanh toán điện tử:


● Khi sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử như: ví điện tử, Internet
Banking, Mobile Banking,… người dùng nên cài đặt các chương trình
diệt virus và đặc biệt không nhấp vào các đường link lạ.
● Không sử dụng mạng công cộng để tiến hành thanh toán. Nếu bắt buộc
phải truy cập thông qua một mạng công cộng, hãy kết nối qua một mạng
ảo (VPN): khi đó mọi chi tiết truy cập sẽ được mã hóa qua mạng ảo này
và hạn chế được rủi ro đánh cắp thông tin cá nhân.
● Nên đăng ký dịch vụ tin nhắn thông báo số dư hoặc kiểm tra thường
xuyên trên các ứng dụng thanh toán để bất kỳ giao dịch nào phát sinh
đều được gửi tin nhắn thông báo cho người sử dụng.
● Chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm khi sử dụng thanh toán điện tử
cho người khác để tạo nên sự phổ biến, góp phần thúc đẩy số lượng
người dùng thanh toán điện tử.

5.4. Đóng góp của đề tài


Nhóm nghiên cứu đã phát triển thang đo các yếu tố ảnh hưởng dựa trên lý
thuyết nền tảng về hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler và các mô hình nghiên
cứu trong nước và quốc tế. Từ đó xây dựng các lập luận phù hợp cho mục đích nghiên
cứu được đề ra, góp phần làm sáng tỏ thêm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng phương thức thanh toán online của người tiêu dùng.
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
phương thức thanh toán điện tử của sinh viên trường Đại học Thương mại theo thứ tự
giảm dần là Mức độ nhận diện, Chương trình ưu đãi, Khả năng chấp nhận thanh toán,
Mức độ tiện lợi, Tính hữu ích, Mức độ bảo mật và Mức độ dễ làm quen; đồng thời
phát hiện thêm được những lý do khiến các phương thức thanh toán điện tử chưa thực
sự phổ biến rộng rãi với sinh viên Đại học Thương mại nói riêng và người tiêu dùng
nói chung: tâm lý e ngại, không chấp nhận các rủi ro bất ngờ phát sinh khi tiếp cận với
công nghệ thanh toán mới cũng như lo ngại về các chính sách hỗ trợ của thanh toán
94
điện tử. Ngoài ra, thanh toán điện tử chưa thể đảm bảo được tính tiết kiệm thời gian
khi người dùng phải khai báo mã xác thực, xác nhận chuyển tiền và các thao tác cần
độ chính xác tuyệt đối.
Kết quả nghiên cứu đã mở các định hướng mới cho các cơ quan hữu quan và
các nhà cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng thanh toán điện tử và tiếp
cận thêm các khách hàng tiềm năng; đề xuất các giải pháp thực hiện các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán online mang tính khoa học và khả thi hơn.

5.5. Hạn chế của nghiên cứu


Do các hạn chế về thời gian, nhân lực và công cụ hỗ trợ nên nghiên cứu mới chỉ
thực hiện được trên một mẫu có kích thước nhỏ (n=300), chỉ tiến hành khảo sát với
những kênh thuận tiện nên nghiên cứu chưa mang tính tổng quát, toàn diện và quy mô
tổng quan của bài nghiên cứu chưa rộng khắp
Kết quả nghiên cứu chưa đạt được độ chính xác cao và chưa thể nhấn mạnh
được các đối tượng khác có liên quan.
Đề tài nghiên cứu mới chỉ xem xét tới một vài yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sử dụng các phương thức thanh toán điện tử của sinh viên Đại học Thương
mại nhưng vẫn còn các yếu tố tác động khác mà đề tài chưa khảo sát hết.
Chưa đảm bảo được độ chính xác và trung thực trong câu trả lời khảo sát, vì có
những đáp viên không hề đọc câu hỏi khảo sát trước khi trả lời hoặc nhờ người khác
làm khảo sát giúp.

95
LỜI KẾT LUẬN
Thanh toán điện tử đã và đang góp phần hiện đại hóa cách thức thanh toán và
giao dịch. Với các tính năng của nó, thanh toán điện tử đã và đang là mối quan tâm
hàng đầu của cả xã hội và đang khẳng định được vị trí quan trọng trong lĩnh vực
thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế số nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là mảnh đất tiềm năng cho các doanh
nghiệp có cơ hội tham gia vào thị trường dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy vậy, yêu cầu
đặt ra cho hệ thống hạ tầng thanh toán điện tử sẽ ngày càng nặng nề, từ đó đặt ra nhiều
thách thức cho các nhà nghiên cứu. Vì vậy, để có thể hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới, cần phải làm phong phú và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán
điện tử, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử; đề
tài nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề và tầm quan trọng của các phương thức
thanh toán điện tử cũng như thực trạng thanh toán điện tử, những thuận lợi và khó
khăn đang tồn tại nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ thanh toán điện tử.

96
PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT


- Giới thiệu về đề tài và mục đích bảng hỏi.

I. Thông tin chung:


- Họ và tên: …
- Khóa: ◻K56 ◻K57 ◻K58 ◻Khác
- Khoa: ◻ Marketing ◻Thương mại điện tử ◻Marketing số ◻Khác
- Email: …
- Mức thu nhập tháng: ◻0 - 4.750tr vnd ◻5 - 9.750tr vnd ◻10+ tr vnđ
- Nền tảng thanh toán điện tử đã/ đang sử dụng:
◻Ví điện tử ◻Tài khoản ngân hàng số
- Đã sử dụng thanh toán điện tử trong bao lâu: ◻0 - 1 năm ◻1+ năm
- Biết đến thông qua:
◻Mạng xã hội ◻Bạn bè, người thân/ cộng đồng xung quanh ◻Người nổi tiếng ◻Q/c
- Mức độ giao dịch thanh toán điện tử/ tháng ( trên các nền tảng ngân hàng số và
ví điện tử hiện hành): ◻0 - 20 lần ◻21- 40 lần ◻41+ lần
- Giới hạn mức độ giao dịch sẵn sàng thanh toán điện tử:
◻0 - 500k vnd ◻550k - 1tr vnd ◻1+ tr vnd

II. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng thanh toán
điện tử:
- Sử dụng 5 yếu tố: Thang đo Likert
- Xây dựng các câu hỏi định lượng:

Các yếu tố Hoàn toàn Không đồng Trung lập Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý
ý

1. Mức độ hữu ích

Tôi nghĩ ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
việc thanh
toán điện tử
hữu ích hơn
thanh toán
tiền mặt

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻

97
tiết kiệm
thời gian
khi thanh
toán điện tử

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
tiết kiệm
một khoản
tiền khi
thanh toán
điện tử

Tôi nhận ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thấy rủi ro
được giảm
thiểu khi
thanh toán
điện tử

Tôi nhận ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thấy đây là
môi trường
thanh toán
hiện đại,
tiên tiến

2. Mức độ tiện lợi

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
sử dụng
thanh toán
điện tử ở
hầu hết các
địa điểm
mua sắm/
giải trí

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thanh toán
mọi lúc
trong ngày

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻

98
thanh toán
điện tử cho
nhiều sản
phẩm/ dịch
vụ

Tôi nhận ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thấy chỉ cần
kết nối
Internet để
thanh toán
điện tử

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thanh toán
điện tử với
nhiều mức
giá khác
nhau

3. Mức độ dễ làm quen

Tôi dễ dàng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
làm quen
với các tác
vụ của
thanh toán
điện tử

Tôi dễ dàng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
sử dụng
thanh toán
điện tử với
các thao tác
đơn giản

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thanh toán
linh hoạt
sau một thời
gian ngắn
sử dụng

99
Giao diện ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thanh toán
điện tử đơn
giản, bắt
mắt, dễ hiểu

Các bước ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
xác nhận
thanh toán
nhanh
chóng, đơn
giản

4. Mức độ nhận diện

Người thân, ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
bạn bè của
tôi đang sử
dụng thanh
toán điện tử

Người có ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
ảnh hưởng
đang sử
dụng/ quảng
bá thanh
toán điện tử

Người thân, ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
bạn bè
khuyến
khích tôi sử
dụng thanh
toán điện tử

Cộng đồng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
quanh tôi
đang sử
dụng thanh
toán điện tử

Tôi nhận ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thấy mức độ

100
phổ biến
của thanh
toán điện tử
cao

5. Khả năng chấp nhận thanh toán

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thanh toán
bằng nhiều
hình thức
khác nhau
( quét mã,
chuyển
khoản)

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
liên kết với
các tài
khoản ngân
hàng của
mình

Tôi không ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
gặp khó
khăn khi sử
dụng thanh
toán điện tử
(không bị từ
chối thanh
toán)

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thanh toán
đa dạng các
sản phẩm,
dịch vụ theo
nhu cầu

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
sử dụng
nhiều loại ví
thanh toán

101
điện tử tuỳ
theo nhu
cầu

6. Bảo mật

Thông tin cá ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
nhân của tôi
được đảm
bảo và
thống nhất
giữa các bên
liên quan

Các giao ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
dịch luôn
được xác
nhận ít nhất
3 tầng bảo
mật

Các chính ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
sách xác
nhận sử
dụng minh
bạch, công
khai và dễ
hiểu

Tôi tin rằng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻


các thông
tin cá nhân
và giao dịch
của mình
được đảm
bảo an toàn

Tôi tin rằng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻


thông tin
của mình
không bị sử
dụng vào
mục đích

102
khác

7. Nhận thức rủi ro

Tôi nhận ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
biết được
các rủi ro
nhưng chấp
nhận sử
dụng

Có khả năng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
người khác
lợi dụng
thông tin
của tôi trên
thanh toán
điện tử

Có khả năng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thông tin cá
nhân của tôi
bị rò rỉ

Một số ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
thông tin bị
công khai
khi thực
hiện thanh
toán điện tử

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
bị thanh
toán cho
nhầm đối
tượng/ mức
tiền

8. Chương trình ưu đãi

Tôi được ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
giá ưu đãi
khi thanh

103
toán tiền
điện, nước,
điện thoại

Tôi nhận ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
được các
voucher
giảm giá
của các
nhãn hàng
khi sử dụng
thanh toán
điện tử

Tôi vẫn sẽ ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
sử dụng
thanh toán
điện tử toán
điện tử khi
không có ưu
đãi VAT

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
áp dụng
cùng lúc
nhiều
chương
trình ưu đãi
khi thanh
toán điện tử

Tôi nhận ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
được nhiều
ưu đãi đặc
biệt vào dịp
lễ nhờ thanh
toán điện tử

9. Chính sách hỗ trợ

Tôi được hỗ ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
trợ tận tình
khi gặp khó

104
khăn trong
thanh toán
điện tử

Tôi dễ dàng ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
phản hồi ý
kiến để
nâng cấp
trải nghiệm
trong thanh
toán điện tử

Tôi được hỗ ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
trợ xử lý các
vấn đề liên
quan tới
thanh toán
điện tử

Tôi được ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
phổ biến
đầy đủ về
các chính
sách liên
quan trong
thanh toán
điện tử

Tôi có thể ◻ ◻ ◻ ◻ ◻
liên hệ tổng
đài dễ dàng
để được giải
đáp trực tiếp

10. Các yếu tố khác + lý do: ( để người điền đề xuất)

- Yếu tố đề xuất:
- Lý do đề xuất:

- Câu hỏi ngoài lề: Độ thực tế của bảng khảo sát

III. Kết thúc và cảm ơn:


- Kết thúc bảng hỏi

105
- Lời cảm ơn
- Quà tặng khảo sát: QUÀ TẶNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

106

You might also like