You are on page 1of 9

CHƯƠNG III: CÔNG TY HỢP DANH.

STT Nội dung Phân công


NHẬN ĐỊNH
1 1+2 Phú
2 3+4 M. Phương
3 5+6 Tâm
4 7 Tuấn
TÌNH HUỐNG
5 Tình huống số 1 Nhi + Phát
6 Tình huống số 2 H. Phương + Soni
7 Tình huống số 3 Nhật + Ngọc
Deadline: 23h00, Chủ nhật (26/3/2023).
Lưu ý: Các bạn làm phần của mình sau đó paste lên [Phần trả lời] ở phía dưới đề
của Google Docs này luôn nha.

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?


1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều không thể
trở thành thành viên công ty hợp danh.
=> Nhận định sai.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 177 và khoản 2, 3 Điều 17 LDN 2020. Có thể thấy thành
viên công ty hợp danh gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, trong đó thành viên
góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 17 luật doanh
nghiệp 2020 cá nhân có quyền góp vốn và trở thành thành viên công ty hợp danh chỉ trừ
những trường hợp:

+ Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của luật cán bộ, công
chức, luật viên chức, luật phòng chống tham nhũng.

Vì vậy không phải Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên công ty hợp danh.
2. Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty.
=> Nhận định sai.
Căn cứ Khoản 2 Điều 184, điểm a khoản 1 Điều 177, điểm b Khoản 2 điều 187
LDN 2020. Có thể thấy công ty hợp danh gồm hai loại thành viên hợp danh và góp vốn
trong đó chỉ có thành viên hợp danh mới có tư cách quản lý công ty còn thành viên góp vốn
không có tư cách này. quy định như vậy nhằm đảm bảo chế độ trách nhiệm về nghĩa vụ
công ty là khác nhau ( chế độ vô hạn đối với thành viên hợp danh - hữu hạn với thành viên
góp vốn ). Vậy nhận định trên sai và chỉ đúng khi “Trong CTHD người quản lý công ty là
thành viên hợp danh”.
3. Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể là
người đại diện theo pháp luật của công ty.
Nhận định đúng

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật cho công ty hợp
danh và tổ chức hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Các thành viên hợp
danh phân công nhau vị trí quản lý và kiểm soát công ty. Khi có nhiều thành viên
cùng tham gia hoạt động kinh doanh thì các vấn đề cần quyết định sẽ được thông qua
theo nguyên tắc đa số.

Chủ tịch hội đồng thành viên có nhiệm vụ tổ chức điều hành, quản lý công
việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Đồng thời chủ tịch hội đồng thành viên cũng
là người đại diện cho công ty tham gia các quan hệ với nhà nước. Các thành viên hợp
danh có quyền đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh phải thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ theo Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020.

Ngoài ra, công ty hợp danh cũng phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại
khoản 3 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020.

Như vậy, đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là tất cả các thành viên
hợp danh của công ty. Họ được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty hợp
danh để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi công ty
nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Nhận định sai
Căn cứ theo khoản 2 điều 180 LDN 2020 thì: “Thành viên hợp danh có quyền
rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận…thông qua.”. Như
vậy, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty thì chỉ
cần sự chấp thuận của hội đồng thành viên hợp danh.
Việc rút vốn chỉ được giải quyết vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo
cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Ngoài ra, thành viên hợp danh còn có thể rút vốn bằng hình thức chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác,
lúc này mới cần sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Trường hợp, các
thành viên hợp danh còn lại không chấp thuận thì không thể thực hiện việc chuyển
nhượng này.
5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên
(HĐTV).
[Phần trả lời]

Nhận định SAI

“Điều 187. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ
sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ
chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến
quyền và nghĩa vụ của họ;”

Theo quy định trên, không chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại
Hội đồng thành viên (HĐTV) mà thành viên góp vốn cũng có quyền biểu quyết tại HĐTV.
Nhưng quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn pháp luật giới hạn ở những vấn
đề liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn nhằm đạt được sự cân
bằng về mặt lợi ích như các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến
quyền và nghĩa vụ của họ. Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 187 Luật DN 2020 phần nào
tạo ra cơ chế kiểm soát nhất định từ phía các thành viên góp vốn đối với hoạt động kinh
doanh của thành viên hợp danh vì suy cho cùng thành viên hợp danh mới là người quản lý
công ty.

6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
[Phần trả lời]

Nhận định ĐÚNG

“Điều 184. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh

2. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân
công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.”

Cũng theo “Điều 182. Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một
thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.”

Theo quy định trên, Chủ tịch HĐTV (đồng thời kiêm GĐ hoặc TGĐ công ty nếu
Điều lệ công ty không có quy định khác) phải là thành viên hợp danh. Dù trong công ty hợp
danh có cơ cấu tổ chức gồm HĐTV, Chủ tịch HĐTV, GĐ hoặc TGĐ công ty nhưng thực
chất vẫn là một mô hình liên kết hoạt động theo cơ chế tự quản vì thành viên hợp danh là
người quản lý công ty, các thành viên hợp danh phải tự phân công đảm nhiệm các chức
trách quản lý trong công ty.

7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường
thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh
doanh.
[Phần trả lời]

II. LÝ THUYẾT


1. Phân tích sự khác nhau trong chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn trong công ty hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của
công ty. Tại sao có sự khác nhau đó?
2. Tại sao pháp luật lại hạn chế quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn?
3. Các cách thức tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh.
4. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân có mâu thuẫn với quy định của BLDS 2015
không? Tại sao?
5. Có ý kiến cho rằng pháp luật nên quy định thành viên hợp danh công ty hợp danh
cũng có thể là tổ chức. Anh (chị) có đồng tình hay không? Cho ý kiến riêng.

III. TÌNH HUỐNG.


1. TÌNH HUỐNG 1
Công ty hợp danh Phúc Hưng Thịnh (có vốn điều lệ là 100.000.000 đồng) gồm
ba thành viên hợp danh là (Phúc góp 40% vốn điều lệ), Hưng (góp 30%), và Thịnh
(góp 10%); và hai thành viên góp vốn là An (góp 10% vốn điều lệ) và Nhàn (góp 10%).
Sinh viên hãy giải quyết các tình huống sau:
(i) Sau 02 năm hoạt động, Phúc đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp
của mình cho em trai là Phát và yêu cầu công ty không được taiếp tục sử dụng tên
mình ghép vào tên công ty. Các đề nghị của Phúc gặp một số vấn đề sau đây, về việc
chuyển nhượng vốn, Hưng chấp nhận nhưng Thịnh không đồng ý; về yêu cầu đổi tên,
cả 02 thành viên Hưng và Thịnh đều không đồng ý với lý do uy tín của công ty đã gắn
liền với cái tên “Phúc Hưng Thịnh”. Hỏi:
- Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà việc này
chỉ được sự đồng ý của Hưng?
- Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật không?
(ii) Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa
án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho
rằng tư cách thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có yêu
cầu công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục quản lý. Vậy,
yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của pháp luật không?

(i)
- Phát không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty khi chỉ có sự đồng ý của
Hưng. Bởi Căn cứ theo khoản 3 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 “Thành viên hợp
danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty
cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp
danh còn lại”. Như vậy Phúc muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình
cho Phát thì cần có sự đồng ý của tất cả thành viên hợp danh trong công ty tức cả
Hưng và Thịnh đồng ý nhưng trong tình huống trên thì chỉ có Hưng chấp thuận còn
Thịnh thì không. Do đó Phát không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty
khi mà việc này chỉ có sự đồng ý của Hưng.
- Căn cứ theo quy định khoản 6 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020: “Sau khi chấm
dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành
một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện
theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó”.
Nhưng Phúc chưa chấm dứt tư cách thành viên hợp danh vì không chuyển nhượng
được phần vốn góp của mình cho Phát. Vì vậy, Phúc không thể rút tên khỏi công ty,
việc Phúc đề nghị công ty đổi tên không phù hợp với quy định của pháp luật.
(ii)
Vì các Thành viên hợp danh trong công ty cho rằng tư cách thành viên góp vốn của
An đã chấm dứt theo khoản 4 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 nên yêu cầu của vợ An
không phù hợp.

2. TÌNH HUỐNG 2
Công ty hợp danh X gồm năm thành viên hợp danh là A, B, C, D và E; và một
thành viên góp vốn là F. Điều lệ của công ty không có quy định khác với các quy đinh
của luật doanh nghiệp. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:
(i) Ngày 25/8/2015, C với tư cách là chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc
công ty đã triệu tập họp Hội đồng thành viên để quyết định một dự án đầu tư của công
ty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ với sự tham dự của tất cả các thành viên. Khi biểu
quyết thông qua quyết định dự án đầu tư của công ty thì chỉ có A, C, D và E biểu quyết
chấp thuận thông qua dự án. Vậy quyết định của Hội đồng thành viên có được thông
qua hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 182 luật doanh nghiệp 2020 Hội đồng thành viên có quyền quyết
định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết
định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:

- Tổng số thành viên hợp danh: A,B,C,D,E gồm 5 thành viên


- Trường hợp trên thành viên hợp danh biểu quyết chấp thuận gồm: A,C,D và E là 4
thành viên hợp danh

- Tỷ lệ thành viên tham dự 4/5 lớn hơn ¾.

=> như vậy dự án đầu tư được thông qua .

(ii) B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người
khác và B cho rằng việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty X
đồng ý thì sẽ được. Ý kiến của B có đúng không? Tại sao?

- B là thành viên hợp danh;

- Căn cứ theo khoản 3 Điều 180 luật doanh nghiệp 2020 : Thành viên hợp danh
không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ
chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn
lại.

- Ý kiến của B nếu được hội đồng thành viên chấp thuận: ¾ hoặc 2/3 tổng số thành
viên hợp danh căn cứ theo ( khoản 3, 4 điều 182 luật doanh nghiệp 2020 )

=> Theo căn cứ trên thì ý kiến của B đúng

(iii) Ngày 16/06/2018, Công ty X bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu ông G
(là một thành viên hợp danh cũ bị công ty khai trừ vào năm 2016) liên đới chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật không?

- G chấm dứt tư cách thành viên do khai trừ: điểm c khoản 1 Điều 185 luật doanh nghiệp

=> đủ điều kiện áp dụng khoản 5 điều 185 luật doanh nghiệp 2020

- căn cứ theo khoản 5 Điều 185 luật doanh nghiệp 2020 Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày
chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều
này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
- G bị khai trừ: 1/1/2016 – 16/6/2018: hơn 2 năm: G sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất
kỳ khoản nợ nào của công ty.
3. TÌNH HUỐNG 3
Công ty Luật hợp danh Trí Nghĩa gồm bốn thành viên hợp danh là Nhân, Lễ, Tín,
Tâm. Ông Tâm là chủ tich hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty. Trong quá trình hoạt
động, giữa các ông nảy sinh bất đồng trong việc điều phối và phân chia lợi nhuận. Ông
Nhân ngoài việc đảm nhận các công việc của công ty còn tự nhận khách hàng tư vấn với
danh nghĩa cá nhân và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng. Khi các thành viên còn lại biết
việc làm của ông Nhân đã triệu tập Hội đồng thành viên để giải quyết vấn đề này. Tuy
nhiên, ông Nhân không tham dự cuộc họp. Sau đó, vì công việc của công ty ngày càng trì
trệ do mâu thuẫn giữa các thành viên, ông Tâm triệu tập họp Hội đồng thành viên nhưng
không mời ông Nhân vì nghĩ có mời ông Nhân cũng không đi. Kết quả, ông Lễ, Tín và Tâm
đều biểu quyết thông qua quyết định khai trừ ông Nhân ra khỏi công ty với lý do làm mất
đoàn kết nội bộ và cạnh tranh trực tiếp với công ty.
(i) Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp?
(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân không?
(iii) Cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân có hợp pháp không?
[Phần trả lời]
(i) Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp?
Hành vi của ông Nhân đã vi phạm pháp luật doanh nghiệp Vì theo khoản 2 Điều 180
LDN 2020 thì thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân để kinh doanh cùng
ngành nghề kinh doanh của công ty để tư lợi, cụ thể ông Nhân đã tự nhận khách hàng tư vấn
với danh nghĩa cá nhân và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng, và lĩnh vực tư vấn liên
quan đến ngành kinh doanh của công ty.
(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 185 thì thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công
ty khi “Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật Doanh nghiệp 2020”. Theo đó, việc ông
Nhân ngoài việc đảm nhận các công việc của công ty còn tự nhận khách hàng tư vấn với
danh nghĩa cá nhân và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng là hành vi nhân danh cá nhân
kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để hưởng lợi. Hành vi này quy phạm
quy định tại khoản 2 Điều 180 của luật này và công ty có quyền khai trừ ông Nhân khỏi
công ty.
(iii) Cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân có hợp pháp không?
Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 182 của Luật Doanh nghiệp thì Hội đồng thành
viên có quyền quyết định chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định
khai trừ thành viên nếu có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành. Trong
trường hợp này, cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân là hợp pháp vì đã thỏa mãn được
điều kiện có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh là ông Lễ, Tín và Tâm tán thành
quyết định.

You might also like