CHƯƠNG V - CÔNG TY CỔ PHẦN

You might also like

You are on page 1of 28

CHƯƠNG V: CÔNG TY CỔ PHẦN.

STT Nội dung Phân công


NHẬN ĐỊNH
1 1 Tuấn
2 2 Nhi
3 3 Nhật
4 4 Tâm
5 5 Ngọc
6 6 Phú
7 7 M. Phương
8 8 Phát
9 9 Phát
10 10 H. Phương
11 11 Soni
LÝ THUYẾT
12 1 Tâm
13 2 Nhật
14 3 Phú
15 4 M. Phương
16 5 Nhi
17 6 H. Phương
18 7 Soni
19 8 Ngọc
TÌNH HUỐNG
20 Tình huống số 1 Tuấn + M. Phương + Soni
21 Tình huống số 2 H. Phương + Ngọc + Tâm + Nhật
22 Tình huống số 3 Nhi + Phú + Phát
Deadline: 12h00, Thứ 3 (16/5/2023).
Lưu ý: Các bạn làm phần của mình sau đó paste lên Google Docs này luôn nha.
CHƯƠNG 5. CÔNG TY CỔ PHẦN

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH TẠI SAO?

1. Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 116 LDN 2020
- Giải thích:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền
và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần này
+ CPPT thì mọi cá nhân, tổ chức không thuộc khoản 3 Điều 17 LDN
2020 thì được sở hữu CPPT
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác
do điều lệ công ty quy định và do ĐHĐCĐ quyết định

2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn
hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều
lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.

-Nhận định sai

-CSPL:khoản 2,Điều 167,LDN 2020

-Theo đó, nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác thì phải tuân thủ theo
nội dung khoản 2,Điều 167. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có
giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của công ty.

3. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của
mình cho người khác.

Nhận đinh: sai

CSPL: khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020


Giải thích: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp thì: “Trong
thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng
lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu
được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông”.

Theo đó, việc hạn chế sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, cổ đông CTCP mới có quyền tự do chuyển nhượng các cổ
phần thuộc sở hữu của mình cho người khác chỉ áp dụng đối với cổ đông sáng lập.
Đối với các cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập thì hoàn toàn được quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình mà không bị hạn chế về thời gian nêu trên.

4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn
cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.

Nhận định SAI

CSPL: Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020

Cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ
thông. Nhưng không phải trường hợp nào cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
cũng có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông. Vì số phiếu
biểu quyết của một cổ đông phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông đó sở hữu và số
phiếu biểu quyết mà điều lệ công ty quy định cho 1 cổ phần ưu đãi biểu quyết là bao
nhiêu.

Ví dụ: Trong CTCP X, A sở hữu 30.000 CPPT, B sở hữu 10.000 CPPT và 10.000
cổ phần ƯĐBQ. Điều lệ công ty quy định 1 cổ phần ƯĐBQ tương ứng với 2 phiếu
biểu quyết

Điểm a Khoản 1 Điều 115 quy định mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu
quyết -> A có 30.000 phiếu biểu quyết
Điều lệ công ty quy định số phiếu biểu quyết cổ phần ƯĐBQ là 2 phiếu -> B có
20.000 phiếu biểu quyết cổ phần ƯĐBQ + 10.000 phiếu biểu quyết CPPT -> B có
30.000 phiếu biểu quyết

5. Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng
cổ đông.

Nhận định Sai.

CSPL: Theo khoản 3 Điều 117 và khoản 3 Điều 118 LDN 2020

Hạn chế của cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại là không có quyền biểu
quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông. Vì vậy không phải tất cả các cổ đông của CTCP
đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.

6. CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn
chế.

=> Nhận định sai.

CSPL: điều 133 LDN 2020

Theo đó, cty chỉ có quyền mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần đã bán
theo quy định k1 2 3 điều 133 LDN, tuy nhiên đối với cổ phần phổ thông đã bán
thì công ty chỉ có quyền mua lại không quá 30%. Như vậy CTCP có thể có
quyền mua lại một số loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế.

7. CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát.

-> Nhận định sai.

CSPL: Điểm a,b khoản 1 Điều 137 LDN 2020

Cụ thể là trừ trường hợp luật chứng khoán có quy định khác, trường hợp công ty cổ
phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần
của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Như vậy, đối với trường hợp
công ty cổ phần có số cổ đông từ 11 người trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu
trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Tuy nhiên nếu CTCP tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình thứ hai quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 137 LDN 2020 thì sẽ không có Ban kiểm soát.

8. Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP.

Nhận định SAI.

CSPL: Khoản 2 Điều 137 Luật DN2020

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật và Điều lệ công ty
quy định thì có thể giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
CTCP.

9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Nhận định SAI.

CSPL: Điều 128 Luật DN 2020.

Việc CTCP phát hành trái phiếu là để huy động vốn, xác nhận nghĩa vụ nợ của
doanh nghiệp với người nắm giữ chứ không tăng vốn điều lệ. Để tăng vốn điều lệ thì
công ty cổ phần phải chào bán trái phiếu chuyển đổi, là loại trái phiếu mà tại thời điểm
tương lai sẽ chuyển đổi thành cổ phần.

10. Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác.
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 155 LDN 2020
Giải thích: Thành viên HĐQT CTCP có thể đồng thời là thành viên HĐQT của CTCP
khác

11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán của công ty.

Nhận định: Sai


CSPL: Khoản 2 Điều 120 LDN 2020

Giải thích: Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp thì các cổ đông sáng lập
phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của
công ty.

II. LÝ THUYẾT

1. Nêu điểm khác biệt giữa công ty TNHH 2 thành viên trở lên với CTCP.

Tiêu chí Công ty TNHH 2 thành CTCP


viên
Cơ sở pháp Điều 46 LDN 2020 Điều 111 LDN 2020

Số lượng Từ 02 đến 50 (Khoản 1 Tối thiểu là 03 và không hạn
thành viên Điều 46 LDN 2020) chế số lượng tối đa (Điểm b
Khoản 1 Điều 111 LDN 2020)
Cấu trúc vốn Không bằng nhau, tùy vào Vốn điều lệ được chia thành
phần vốn góp của các thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
viên phần. Mỗi cổ đông có thể có 01
hoặc nhiều cổ phần (Điểm a
Khoản 1 Điều 111 LDN 2020)
Huy động - Không được phát hành cổ Được phát hành cổ phần, trái
vốn phần, trừ trường hợp để phiếu và các loại chứng khoán
chuyển đổi thành CTCP khác của công ty (K3 Điều 111
- Được phát hành trái phiếu LDN 2020)
(Khoản 3, 4 Điều 46 LDN
2020)
Cơ cấu tổ - Hội đồng thành viên
chức quản lý - Chủ tịch HĐTV Trừ trường hợp pháp luật về
- GĐ/TGĐ chứng khoán có quy định khác,
- Ban kiểm soát (bắt buộc CTCP có quyền lựa chọn tổ
với DNNN và công ty con chức quản lý và hoạt động theo
của DNNN) một trong hai mô hình sau đây
(Khoản 1, 2 Điều 54 LDN (Khoản 1 Điều 137 LDN
2020) 2020):

– Đại hội đồng cổ đông, Hội


đồng quản trị, Ban kiểm soát và
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

(Trong đó, Ban kiểm soát


không bắt buộc phải có đối với
công ty có dưới 11 cổ đông và
các cổ đông là tổ chức sở hữu
dưới 50% tổng số cổ phần của
công ty).

– Đại hội đồng cổ đông, Hội


đồng quản trị và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc (trường hợp này
ít nhất 20% số thành viên Hội
đồng quản trị phải là thành viên
độc lập và có Ủy ban kiểm toán
trực thuộc Hội đồng quản trị.)

Chuyển
nhượng vốn Trừ trường hợp tại Khoản 4 Cổ đông có quyền tự do chuyển
Điều 51, Khoản 6 và Khoản nhượng cổ phần của mình cho
7 Điều 53 LDN 2020 thì người khác, trừ cổ phần phổ
thực hiện theo cơ chế ưu thông của cổ đông sáng lập bị
tiên chuyển nhượng vốn góp hạn chế chuyển nhượng như
cho các thành viên công ty, sau:
cụ thể (Khoản 1 Điều 52):
- Không được tự do chuyển
- Chào bán phần góp đó cho nhượng nếu điều lệ công ty có
các thành viên còn lại theo quy định hạn chế chuyển
tỷ lệ tương ứng với phần nhượng (Khoản 1 Điều 127);
vốn góp của họ với cùng
điều kiện chào bán - Không được tự do chuyển
nhượng cho người không phải
- Chuyển nhượng với cùng là thành viên công ty trong thời
điều kiện chào bán đối với hạn 03 năm kể từ ngày công ty
các thành viên còn lại cho được cấp Giấy chứng nhận
người không phải là thành đăng ký doanh nghiệp (Khoản
viên nêu các thành viên còn 3 Điều 120)
lại không mua hoặc không
mua hết trong thời hạn 30 - Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
ngày kể từ ngày chào bán. biểu quyết không được chuyển
nhượng cổ phần đó cho người
khác, trừ trường hợp chuyển
nhượng theo bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật hoặc thừa kế (Khoản 3 Điều
116)

Cơ quan Hội đồng thành viên (Điều Đại hội đồng cổ đông (Khoản 1
quyết định 55 LDN 2020) Điều 138 LDN 2020)
cao nhất

2. Nêu điểm khác biệt giữa thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên với cổ
đông CTCP.

CÔNG TY TNHH 2 THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN


VIÊN TRỞ LÊN

Số lượng Tối thiểu 2 và tối đa 50 thành Tối thiểu từ 3 người và không có


viên giới hạn tối đa.

Vốn điều lệ Vốn điều lệ không chia thành Vốn của công ty được chia thành
các phần bằng nhau mà tính nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
theo tỷ lệ % vốn góp phần và được thể hiện dưới hình
thức chứng khoán là cổ phiếu.

Vốn góp Trong thời gian 90 ngày kể từ Trong thời gian 90 ngày kể từ
ngày được cấp giấy chứng ngày được cấp giấy chứng nhận
nhận đăng ký kinh doanh phải đăng ký kinh doanh phải góp đủ
góp đủ các tài sản như đã cam các tài sản như đã cam kết. Các
kết và được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập phải đăng kí
thành viên trong công ty nếu mua ít nhất 20% tổng số cổ phần,
góp bằng tài sản khác. số còn lại có thể huy động bằng
cách phát hành cổ phiếu.

Cơ cấu tổ Hội đồng thành viên Loại hình này có 2 cơ cấu:


chức
· Chủ tịch Hội đồng * Cơ cấu 1:
thành viên

· Giám đốc hoặc Tổng · Đại hội đồng cổ đông.


giám đốc
· Ban kiểm soát (công ty · Hội đồng quản trị.
phải có ít nhất 11 thành
viên trở lên) · Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc.

· Ban kiểm soát.

(Trường hợp có dưới 11 cổ đông


và các cổ đông là tổ chức sở hữu
dưới 50% tổng số cổ phần của
công ty thì không bắt buộc phải
có Ban kiểm soát)

* Cơ cấu 2:

· Đại hội đồng cổ đông.

· Hội đồng quản trị.

· Giám đốc hoặc Tổng giám


đốc.

(Ít nhất 20% số thành viên Hội


đồng quản trị phải là thành viên
độc lập và có Ban kiểm toán nội
bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
Các thành viên độc lập thực hiện
chức năng giám sát và tổ chức
thực hiện kiểm soát đối với việc
quản lý điều hành công ty)

Chuyển Các thành viên có quyền Có quyền tự do chuyển nhượng


nhượng vốn cổ phần của mình cho người khác
chuyển nhượng vốn thông qua (Trừ trường hợp ba năm đầu, kể
hình thức sau: từ ngày công ty được cấp Giấy
· Mua lại vốn góp: chứng nhận đăng ký kinh doanh,
Thành viên công ty có cổ đông sáng lập có quyền tự do
quyền yêu cầu công ty chuyển nhượng cổ phần phổ
mua lại phần vốn góp thông của mình cho cổ đông
của mình. Nếu công ty sáng lập khác, nhưng chỉ được
không mua lại phần vốn chuyển nhượng cổ phần phổ
góp thì thành viên đó thông của mình cho người không
có quyền chuyển phải là cổ đông sáng lập nếu
nhượng phần vốn góp được sự chấp thuận của Đại hội
của mình cho thành đồng cổ đông. Trong trường hợp
viên khác hoặc người này, cổ đông dự định chuyển
khác không phải là nhượng cổ phần không có quyền
thành viên. biểu quyết về việc chuyển
nhượng các cổ phần đó và người
· Chuyển nhượng phần nhận chuyển nhượng đương
vốn góp: Được chuyển nhiên trở thành cổ đông sáng lập
nhượng một phần hoặc của công ty.)
toàn bộ số vốn góp của
mình cho người khác
(nếu thành viên trong
công ty không mua).

3. Phân biệt các loại cổ phần của CTCP (CP phổ thông với CP ưu đãi/Cổ phần ưu
đãi với nhau). Nếu có thể lựa chọn, bạn sẽ chọn loại cổ phần nào để sở hữu?
Giải thích lý do?

Tiêu chí Cổ phần phổ thông Cổ phần ưu đãi cổ tức Cổ phần ưu đãi hoàn lại Cổ phần ưu đãi biểu quyết
Khái niệm Cổ phần phổ thông là cổ phần Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần
bắt buộc phải có của doanh được trả cổ tức với mức cao hơn phần được công ty hoàn lại phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu
nghiệp, được phân chia dựa trên so với mức cổ tức của cổ phần vốn góp theo yêu cầu của quyết so với cổ phần phổ thông
vốn điều lệ của công ty. phổ thông hoặc mức ổn định hằng người sở hữu hoặc theo các khác;số phiếu biểu quyết của một cổ
năm. điều kiện được ghi tại cổ phiếu phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ
của cổ phần ưu đãi hoàn lại và công ty quy định.
Điều lệ công ty.

Chủ thể sở Người sở hữu cổ phần phổ thông Điều lệ công ty quy định hoặc do Điều lệ công ty quy định hoặc Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy
hữu là cổ đông phổ thông. Đại hội đồng cổ đông quyết định. do Đại hội đồng cổ đông quyết quyền và cổ đông sáng lập được
định. quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu
quyết

Đặc điểm Cổ phần phổ thông không thể Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi Cổ phần ưu đãi có thể chuyển Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi
chuyển đổi thành cổ phần ưu thành cổ phần phổ thông theo đổi thành cổ phần phổ thông thành cổ phần phổ thông theo nghị
đãi; nghị quyết của Đại hội đồng cổ theo nghị quyết của Đại hội quyết của Đại hội đồng cổ đông.
đông. đồng cổ đông.
Mỗi cổ phần phổ thông có một
phiếu biểu quyết. Cổ tức được chia hằng năm gồm
cổ tức cố định và cổ tức thưởng.
Cổ tức cố định không phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của công
ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và
phương thức xác định cổ tức
thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu
của cổ phần ưu đãi cổ tức.

Quyền biểu Thực hiện quyền biểu quyết trực Không có quyền biểu quyết trừ Không có quyền biểu Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm
quyết tiếp hoặc thông qua người đại trường hợp quy định tại khoản 6 quyết,trừ trường hợp quy định quyền của Đại hội đồng cổ đông.
diện theo ủy quyền hoặc hình Điều 148 của Luật Doanh nghiệp tại khoản 5 Điều 114 và khoản
thức khác do Điều lệ công ty, 2020. 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp
pháp luật quy định. Mỗi cổ phần 2020.
phổ thông có một phiếu biểu
quyết.

Chuyển Tự do chuyển nhượng cổ phần Được quyền chuyển nhượng. Được quyền chuyển nhượng. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
nhượng của mình cho người khác, trừ quyết không được chuyển nhượng cổ
trường hợp quy định tại khoản 3 phần đó cho người khác, trừ trường
Điều 120, khoản 1 Điều 127 hợp chuyển nhượng theo bản án,
Luật Doanh nghiệp 2020 và quy quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
định khác của pháp luật có liên pháp luật hoặc thừa kế.
quan.

Cơ sở pháp lý Điều 114, 115 Luật doanh Điều 117 Luật doanh nghiệp 2020 Điều 118 Luật doanh nghiệp Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020
nghiệp 2020 2020

Nếu tôi được lựa chọn, tôi sẽ chọn cổ phần phổ thông vì tôi muốn giữ
quyền kiểm soát và tham gia vào quá trình quyết định của công ty. Tuy nhiên,
nếu công ty có cổ phiếu ưu đãi với mức lợi nhuận hấp dẫn thì tôi cũng sẽ cân
nhắc đầu tư vào cổ phần ưu đãi đó.
Bởi những lý do sau: CSPL: điều 115 LDN 2020.

– Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền
biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình
thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có
một phiếu biểu quyết;

– Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

– Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của
từng cổ đông trong công ty;

– Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020 và
quy định khác của pháp luật có liên quan;

4. Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc bầu dồn phiếu trong CTCP.

Nguyên tắc bầu dồn phiếu là một phương thức bầu cử đặc trưng mà chỉ có ở
công ty cổ phần. Về cơ bản, đây là nguyên tắc được pháp luật quy định nhằm
bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp
các thông tin để cổ đông nhỏ có thể hiểu rõ và áp dụng được nguyên tắc bầu
dồn phiếu này.
1. Các trường hợp áp dụng nguyên tắc
Căn cứ Khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp Điều lệ công ty có
quy định khác, phương thức bầu dồn phiếu sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị;

- Biểu quyết bầu thành viên Ban kiểm soát.


Như vậy, có thể thấy đây là hai nội dung cực kỳ quan trọng trong cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông và được pháp luật quy định áp dụng phương thức bầu dồn phiếu. Để lý
giải tại sao lại có quy định này, hãy cùng đọc qua các mục dưới đây.

2. Nguyên tắc bầu dồn phiếu


Theo quy định tại Khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông
(ĐHĐCĐ) biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát
(BKS) sẽ tiến hành theo phương thức bầu dồn phiếu như sau:

- Tổng số phiếu biểu quyết của mỗi cổ đông = tổng số cổ phần sở hữu x số thành viên
được bầu của HĐQT hoặc BKS.

- Cổ đông có quyền dồn hết số phiếu biểu quyết cho một ứng viên hoặc chia số phiếu
biểu quyết thành nhiều phần cho một số ứng viên.

Lưu ý: tổng số ứng cử viên mà mỗi cổ đông được quyền bỏ phiếu không cao hơn số
lượng thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát mà cuộc họp cần bầu chọn. Ví
dụ: cuộc họp tiến hành bầu chọn 05 trên số 06 ứng viên cho vị trí thành viên HĐQT
thì số ứng viên tối đa mà một cổ đông được phép bỏ phiếu là 05.

- Người trúng cử sẽ được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu
từ người có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ thành viên theo quy định tại Điều lệ
công ty.

- Trường hợp có nhiều hơn một ứng viên đạt cùng số phiếu bầu cho thành viên cuối
cùng của HĐQT hoặc BKS thì tiến hành bầu lại đối với các ứng viên có số phiếu bầu
ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công
ty.

Ví dụ: Đã xác định được 04 ứng viên trúng cử cho vị trí thành viên HĐQT, tuy nhiên
đến vị trí thành viên HĐQT thứ 05 (vị trí cuối cùng) thì có hai ứng viên có số phiếu
bầu ngang nhau. Vậy, để xác định ứng viên nào sẽ trúng cử, ĐHĐCĐ cần tiến hành
bầu lại hoặc dựa trên các tiêu chí của quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty để chọn ra
một trong số hai ứng viên có cùng số phiếu bầu đó.

3. Ý nghĩa của việc bầu dồn phiếu


Luật Doanh nghiệp quy định về nguyên tắc bầu dồn phiếu nhằm:
- Giảm thiểu việc chi phối hoàn toàn của các cổ đông lớn trong HĐQT, BKS và ngược
lại giúp tăng cường quyền quyết định và hiện diện của các cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ
phần nhỏ (thường được gọi là cổ đông thiểu số) trong HĐQT, BKS của công ty cổ
phần;

- Từ đó, đảm bảo điều hoà được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ
đông với nhau, đặc biệt là khi công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối vốn (tức
là tỷ lệ vốn góp là yếu tố duy nhất để xác định việc chi phối công ty sẽ thuộc về ai).

Cùng xem qua ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nguyên tắc bầu dồn
phiếu:

Giả sử, CTCP XYZ có 3 cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần như sau: ông A chiếm 10%, bà
B chiếm 22% và ông C chiếm 68%. CTCP cần tiến hành bầu 05 trên 07 ứng viên cho
vị trí thành viên HĐQT.

Như vậy, nếu bầu theo phương thức bỏ phiếu thông thường thì tất cả các ứng viên
trúng cử sẽ đều phụ thuộc vào quyết định của ông C mà không cần các cổ đông khác
đồng ý. Bởi khi đó, Nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua khi có 65% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết tán thành, mà trong khi đó ông C chiếm đến 68%.

Tuy nhiên nếu áp dụng quy tắc bầu dồn phiếu, khi đó tổng số phiếu bầu của mỗi cổ
đông sẽ tăng lên 05 lần theo số lượng thành viên được bầu. Theo đó, tổng số phiếu
bầu của ông A là 50, bà B là 110 và ông C sẽ là 340.

Với phiếu bầu như trên, ông C không còn khả năng quyết định cả 5 vị trí thành viên
HĐQT đều là người mà mình chọn nữa. Bởi nếu chia đều tổng số phiếu cho 5 thì mỗi
ứng viên mà ông C bầu chọn sẽ nhận được 68 phiếu bầu. Trong khi đó, nếu bà B dồn
hết số phiếu bầu của mình cho 01 ứng viên thì người này sẽ nhận được 110 phiếu bầu
và chắc chắc trúng cử .

Vì vậy, ông C trong trường hợp này chỉ có quyền quyết định tối đa cho 04 vị trí thành
viên HĐQT nếu bà B dồn hết phiếu cho 01 ứng viên.

Hơn nữa, nếu ông C không chia đều số phiếu mình có cho 05 ứng viên mà dồn nhiều
số phiếu hơn cho một vài ứng viên mà mình tin tưởng hơn (ví dụ: 200 phiếu cho 1 ứng
viên và 04 ứng viên còn lại nhận 35 phiếu cho mỗi người) thì ông A với 50 phiếu bầu
cũng có khả năng sẽ có được một suất lựa chọn thành viên HĐQT.

5. Hãy phân tích các điểm khác biệt cơ bản nhất về cơ cấu tổ chức quản lý giữa
CTCP và công ty TNHH 2 thành viên trở lên và nhận xét về các sự khác biệt
đó.

6. Thế nào là cổ đông thiểu số? Hãy phân tích các quy định mang tính chất bảo vệ
quyền lợi cổ đông thiểu số của Luật Doanh nghiệp 2020.

7. Hãy phân tích các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của CTCP.

8. Phân tích và so sánh cơ chế kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công
ty TNHH 2 thành viên trở lên và CTCP.

Công ty TNHH 2 thành viên Công ty cổ phần


trở lên

CSPL Khoản 1 Điều 67 LDN 2020 Khoản 1 Điều 167 LDN 2020
So với bộ luật cũ thì các giao Luật Doanh nghiệp năm 2020 xác
1 Giao dịch giữa
dịch giữa công ty TNHH hai định nhóm các chủ thể tham gia giao
công ty với
người có liên thành viên trở lên không có sự dịch với công ty cổ phần thuộc diện
quan cần kiểm thay đổi, bổ sung. Việc xác lập giao dịch có khả năng tư lợi là những
soát
giao dịch giữa công ty với các tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp
đổi tượng theo khoản 1 Điều hoặc gián tiếp với công ty. Cụ thể là:
67 LDN 2020 được coi là phải - Nhóm các chủ thể có quan hệ trực
đưa vào diện kiểm soát giao tiếp với công ty cổ phần gồm: Cổ
dịch trong công ty TNHH hai đông, người đại diện theo ủy quyền
thành viên trở lên. của cổ đông là tổ chức sở hữu trên
10% tổng số cổ phần phổ thông của
Tương tự trong quy định về công ty; Thành viên Hội đồng quản
công ty cổ phần, cách tiếp cận trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
về người có liên quan trong - Nhóm các chủ thể có quan hệ gián
giao dịch với công ty TNHH tiếp với công ty cổ phần bao gồm
hai thành viên trở lân còn nhầm người liên quan của tất cả các chủ thể
lẫn khi quy định: “người có kể trên. Người liên quan được Luật
liên quan” với cá nhân và Doanh nghiệp năm 2020 quy định là
không tương thích với phần Người có liên quan là cá nhân, tổ
giải thích từ ngữ “người có liên chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián
quan” theo khoản 23 Điều 4 tiếp với doanh nghiệp trong các
LDN 2020. trường hợp được liệt kê trong Điều 4
LDN 2020. Theo đó, Giao dịch, hợp
đồng giữa công ty với những chủ thể
này phải được sự chấp thuận của Đại
hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng
quản trị.

Điểm a và điểm b theo khoản 1 Điều


167 LDN 2020 có lẽ nên chỉnh sửa là
người có quan hệ gia đình theo điểm
đ khoản 23 Điều 4 LDN 2020 thì
những người này mới có nghĩa là
người có liên quan với cá nhân đó.

1 Tính công khai giao dịch: 1 Tính công khai giao dịch:
Về trình tự, thủ
Luật doanh nghiệp 2020 quy Trường hợp giao dịch được thông
tục thông qua
giao dịch định người nhân danh công ty qua tại cơ quan quản lý là Hội đồng
TNHH ký kết hợp đồng, giao quản trị, người đại diện công ty ký
dịch phải thông báo với cơ hợp đồng, giao dịch phải thông báo
quan quản lý doanh nghiệp, cho thành viên Hội đồng quản trị ,
kiểm soát viên về các đối kiểm soát viên về các đối tượng có
tượng có liên quan và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch
liên quan đối với hợp đồng đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng
giao dịch đó. Điểm mới của hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch
quy định là chủ thể phải công Trong trường hợp giao dịch được
khai giao dịch trong LDN 2020 thông quan thì trước hết người đại
xác định là người nhân danh diện công ty ký kết hợp đồng, giao
công ty ký hợp đồng. dịch phải thông báo cho Hội đồng
Tuy nhiên khái niệm “người quản trị và Kiểm soát viên về đối
nhân danh công ty” lại không tượng có liên quan đối với hợp đồng,
mang tính pháp lý hay chưa có giao dịch đó và gửi kèm dự thảo hoặc
thuật ngữ mang tính pháp lý thông báo nội dung chủ yếu của hợp
nào xác định mà phải dùng đồng. Sau đó, HĐQT sẽ trình dự thảo
đúng thuật ngữ pháp lý là hợp đồng, giao dịch hoặc giải trình
“người đại diện của công ty” về nội dung chủ yếu của hợp đồng,
theo các quy định tương ứng giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng
theo Điều 137,138 BLDS 2015. cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông
bằng văn bản.
2 Quy định pháp luật về điều 2 Quy định pháp luật về điều kiện
kiện thông qua giao dịch tại thông qua giao dịch tại cơ quan
cơ quan quản lý DN quản lý DN
LDN 2020 kế thừa quy định Về thẩm quyền thông qua giao dịch,
của LDN 2014 về thủ tục thông có hai cơ quan có thẩm quyền thông
qua giao dịch trong công ty qua giao dịch phụ thuộc vào từng
TNHH hai thành viên trở lên loại giao dịch là Hội đồng quản trị và
theo khoản 2 Điều 67 LDN Đại hội đồng cổ đông.
2020. So với LDN 2014 thì Giao dịch do Hội đồng quản trị có
LDN 2020 dùng thuật ngữ thẩm quyền thông qua thuộc khoản 2
“thành viên Hội đồng thành Điều 167 LDN 2020.
viên…” chính xác hơn và phù Giao dịch do Đại hội đồng cổ đông
hợp với thực tế. có thẩm quyền thông qua thuộc
khoản 3 Điều 167 LDN 2020.

III. TÌNH HUỐNG


1. TÌNH HUỐNG 1

CTCP Xây dựng Bình Minh có bốn (04) cổ đông sáng lập là ông A, ông B, bà C
và ông D. Ông A là Chủ tịch HĐQT đồng thời là Tổng giám đốc công ty. Công ty
được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2015. Tại thời điểm
đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ một số lượng cổ
phần như sau:

Ông A: 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông

Ông B: 10.000 cổ phần phổ thông

Bà C: 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông

Ông D: 20.000 cổ phần phổ thông

Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp, anh (chị) hãy giải quyết các tình
huống sau đây:

1. Tháng 01/2016, bà C muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho bạn thân
của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại phải đối vì chưa được Đại hội đồng cổ
đông chấp thuận.

Theo anh/chị, bà C có thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên
một cách hợp pháp không? Vì sao?

2. Do nhu cầu tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, CTCP
Bình Minh đã thỏa thuận với hai CTCP khác để thực hiện hoạt động sáp nhập công ty,
theo đó CTCP Bình Minh là công ty nhận sáp nhập.

Anh (chị) hãy cho biết việc sáp nhập này có phù hợp với quy định của pháp
luật không? Vì sao? Nếu việc sáp nhập này là hợp pháp, anh (chị) hãy cho biết hậu
quả pháp lý đối với các công ty tham gia sáp nhập?

2. TÌNH HUỐNG 2
A, B, C, D và E cùng nhau thành lập CTCP X với tổng số 100.000 cổ phần,
trong đó có 70% cổ phần phổ thông (CPPT), 20% cổ phần ưu đãi biểu quyết (ƯĐBP),
10% cổ phần ưu đãi cổ tức (ƯĐCT) và ưu đãi hoàn lại (ƯĐHL). Theo Điều lệ công
ty, 01 cổ phần ƯĐBP sẽ tương ứng với 02 phiếu biểu quyết.

CTCP X được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 10/05/2015.
Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập là A, B, C, D và E đã đăng
ký mua cổ phần cụ thể như sau: A đăng ký mua 10.000 CPPT; B đăng ký mua 10.000
CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBP; C đăng ký mua 20.000 CPPT và 10.000 cổ phần
ƯĐBP; D đăng ký mua 5000 CPPT, E đăng ký mua 5000 CPPT.

Giả định Điều lệ của CTCP X không có quy định khác với Luật Doanh nghiệp,
anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề pháp lý sau đây:

1. Vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp
là bao nhiêu?

CSPL: khoản 1 Điều 112 LDN 2020

Theo đó, tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp vốn điều lệ của CTCP là tổng
mệnh giá CP các loại đã được đăng ký mua.

Vậy vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là:
VĐL = cổ phần x mệnh giá cổ phần
Trong đó tổng CP = A + B + C + D + E = 70.000 CP
Mệnh giá cổ phần lúc này là 10.000 đồng.
=> VĐL = 70.000 x 10.000 = 700.000.000 đồng

2. Cổ đông C đang có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác
(biết rằng vào tháng 7/2015, cổ đông C đã mua 10.000 cổ phần phổ thông từ cổ
đông A).
C = 20.000 CPPT + 10.000 ƯDBP + 10.000 CPPT (MUA TỪ A)
C có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình:
* Đối với 10.000 CP ƯDBP
- C không thể bán 10.000 CP UDBP
- CSPL: khoản 3 Điều 116 LDN 2020
CP UDBP không được chuyển nhượng cho người khác (trừ trường hợp thừa kế,
chuyển nhượng theo bản án hoặc quyết định của TA).
* Đối với 10.000 CPPT C mua được từ A
- C có thể tự do bán cho người khác vì đây là CPPT mà C – cổ đông sáng lập có thêm
sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- CSPL: điểm a khoản 4 Điều 120 LDN 2020
* Đối với 20.000 CPPT của C mua từ khi đăng ký thành lập DN
TH1: C dự định bán sau ngày 10/5/2018 (sau 3 năm kể từ ngày đăng ký thành lập DN)
CSPL: khoản 1 Điều 127 LDN 2020
C được tự do chuyển nhượng cho người khác.
TH2: C dự định bán trước ngày 10/5/2018 (trong thời hạn 3 năm kể từ ngày đăng ký
thành lập DN)
CSPL: khoản 3 Điều 120 LDN 2020.
- Nếu C chuyển nhượng cho CĐSL khác thì C được tự do chuyển nhượng
- Nếu C chuyển nhượng cho người khác không phải CĐSL thì phải được sự chấp
thuận của Đại hội đồng cổ đông. Và C sẽ không có quyền biểu quyết về việc chuyển
nhượng này.

3. Tháng 07/2015, công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết
định việc thông qua HĐ đầu tư, giá trị HĐ chiếm 55% tổng tài sản thay đổi cơ
cấu tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông C bán cổ phần của mình
cho ông M. Tại cuộc họp này, cổ đông D, E không tham dự và khi bỏ phiếu thì cổ
đông B bỏ phiếu không tán thành, E gửi phiếu biểu quyết tán thành thông qua
email.
Bước 1: Tổ chức cuộc họp
CSPL: khoản 1 Điều 145, điểm d khoản 3 Điều 144 LDN 2020
- Tổng số phiếu biểu quyết của công ty: A+B+C+D+E = 90.000 Phiếu (trong đó
1 CPPT = 1 phiếu, 1 CPUDBP = 2 phiếu)
E bỏ phiếu tán thành thông qua email do đó E được coi là tham dự và biểu quyết tại
cuộc họp theo điểm d khoản 3 Điều 144 LDN 2020.
- Tổng số phiếu cổ đông dự họp: A+B+C+E = 85.000 phiếu
- Tỷ lệ: 85.000/90.000 x 100% = 94% > 50%
→ Cuộc họp được tiến hành
Bước 2: Thông qua các quyết định
● Quyết định thông qua HĐ đầu tư, giá trị HĐ chiếm 55% tổng tài sản và thay
đổi cơ cấu tổ chức lại công ty.
CSPL: điểm c, d khoản 1 Điều 148 LDN 2020.
- Phiếu các cổ đông dự họp và biểu quyết: A+B+C+E = 85.000 phiếu.
- Phiếu các cổ đông tán thành: A+C+E = 55.000 phiếu
- Tỷ lệ tán thành: 55.000/85.000 x 100% =64,7% < 65%
→ Quyết định không được thông qua.
● Quyết định xem xét chấp thuận cho cổ đông C bán cổ phần của mình cho ông
M.
CSPL: khoản 3 Điều 120, khoản 2 Điều 148 LDN 2020.
Vì là quyết định xem xét cho C bán cổ phần của mình nên tại quyết định này C không
được tham gia biểu quyết.
- Phiếu các cổ đông dự họp và biểu quyết: A+B+E= 45.000 phiếu
- Phiếu các cổ đông tán thành: A+E= 15.000 phiếu
- Tỷ lệ: 15.000/45.000 x 100% = 33,3% < 50%
→ Quyết định không được thông qua.

4. Tháng 7/2015, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT.
Anh/chị hãy xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty
này.
CSPL: khoản 3 Điều 148 LDN 2020, khoản 1 Điều 116, điểm c Khoản 2 Điều
138 LDN 2020
Bầu thành viên HĐQT: thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (Điểm c Khoản 2 Điều
138 LDN 2020)
Theo khoản 3 Điều 148 phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu (nhân
với số người được bầu tại HĐQT là 3 thành viên). Đồng thời theo quy định ở điều
116.1 CP UDBP là cổ phần có nhiều phiếu biểu quyết hơn so với CPPT, cụ thể ở đề
bài cho được tính là 2 phiếu. Do đó số phiếu của các thành viên như sau:

Ông A sở hữu 10.000 CPPT -> Số phiếu biểu quyết của ông A 10.000 x 3 =
30.000 phiếu

Ông B sở hữu 10.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBQ -> Số phiếu biểu quyết
của ông B [10.000 + (10.000x2)] x 3 = 90.000 phiếu

Ông C sở hữu 20.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBQ -> Số phiếu biểu quyết
của ông C [20.000 + (10.000x2)] x 3 = 120.000 phiếu

Ông D sở hữu 5000 CPPT -> Số phiếu biểu quyết của ông D 5000 x 3 = 15.000
phiếu

Ông E sở hữu 5000 CPPT -> Số phiếu biểu quyết của ông E 5000 x 3 = 15.000
phiếu

5. CTCP X đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của cổ đông C để làm trụ sở
với thời hạn thuê là 10 năm, tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đồng. Anh/chị hãy cho
biết CTCP X sẽ cần phải tiến hành thủ tục gì để ký kết được hợp đồng này một
cách hợp pháp?
Căn cứ theo khoản 2, 4 Điều 167 LDN 2020
Trường hợp hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 35% TTS của DN, thuộc thẩm quyền HĐQT
do đó giao dịch phải thông báo cho thành viên HĐQT, kiểm soát viên về các đối
tượng có liên quan trong hợp đồng, gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ
yếu của giao dịch.
Trong trường hợp hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% TTS của DN, thuộc thẩm quyền
ĐHĐCĐ do đó giao dịch phải thông báo cho HĐQT và kiểm soát viên về các đối
tượng có liên quan trong hợp đồng, gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo
nội dung chủ yếu của giao dịch. HĐQT trình dự thảo hợp đồng, hoặc giải trình về nội
dung chủ yếu của hợp đồng tại cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn
bản.
Anh/chị hãy cho biết HĐ trên có được thông qua hay không?
C là cổ đông nắm 40% cổ phần thuộc đối tượng tại Điều 167.1.a LDN do đó hợp đồng
này phải có sự chấp nhận của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT.

- TH1: giá trị hợp đồng lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản công ty à thuộc thẩm
quyền ĐHĐCĐ

HĐ sẽ được thông qua với tỷ lệ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết (điều 148.2 LDN)
Trong đó, C không được quyền biểu quyết vì C là người có liên quan (điều 167.4
LDN)

- TH2: Giá trị hợp đồng nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản công ty à thuộc thẩm
quyền của HĐQT.

HĐ sẽ được thông qua với tỷ lệ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết theo nguyên tắc đa
số (Điều 157.12 LDN)
Trong đó, C không được quyền biểu quyết vì C là người có liên quan (điều 167.2
LDN)

6. CTCP X đang có dự định ký hợp đồng vay tiền của cổ đông C, giá trị hợp
đồng chiếm 15% tổng giá trị tài sản. Biết rằng công ty có 5 cổ đông: cổ đông A sở
hữu 10% tổng số cổ phần, C là tổ chức sở hữu 52% tổng số cổ phần, B sở hữu
8% tổng số cổ phần, D sở hữu 20% tổng số cổ phần, E sở hữu 10% tổng số cổ
phần. Tổng số cổ phần công ty cổ phần là 10.000 cổ phần phổ thông. Tại cuộc
họp ĐHĐCĐ, chỉ có cổ đông D, E không tham dự và khi bỏ phiếu thì chỉ có D bỏ
phiếu không tán thành thông qua thư điện tử. HĐ vay trên có được thông qua
không?
A= 1.000 phiếu
B= 800 phiếu
C= 5.200 phiếu
D= 2.000 phiếu
E= 1.000 phiếu
Hợp đồng vay tiền của cổ đông C giá trị chiếm 15% TTS
CSPL: điểm b khoản 3 điều 167, khoản 4 điều 167, khoản 1 điều 148
Hợp đồng trên là hợp đồng vay của CTCP X với cổ đông C (chiếm 52% cổ phần) do
đó đây thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Theo quy định tại khoản 4 điều 167, cổ đông có lợi ích liên quan (cổ đông C) sẽ
không được quyền biểu quyết, giao dịch được chấp thuận theo quy định tại khoản 1, 4
điều 148.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ mặc dù D không tham dự họp nhưng D bỏ phiếu qua thư điện
tử do đó D vẫn được xem là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp. (theo điểm d khoản 3
Điều 144 LDN 2020)
Cổ đông được quyền tham dự và biểu quyết: A+B+D=3.800 phiếu
Cố đông tán thành nghị quyết: A+B= 1.800 phiếu.
Tỷ lệ: 1800/3800 x 100% = 47,37% < 65%
→ Nghị quyết không được thông quan theo tỷ lệ tại khoản 1 Điều 148

3. TÌNH HUỐNG 3

HĐQT của CTCP A có 08 thành viên. HĐQT dự định tổ chức họp để xem xét
quyết định các vấn đề sau:

a. Hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù hợp
với quy định của Luật Doanh nghiệp không, vì sao?

(i) Miễn nhiệm Giám đốc công ty là ông Toàn và xem xét để quyết định một
trong hai phương án sau:

- Phương án 1: Ký hợp đồng thuê ông Thắng làm Giám đốc mới. Tuy nhiên, ông
Thắng cũng đang là Giám đốc của một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 51% vốn
điều lệ.
+ CSPL: K5 điều 162 LDN và điểm b k1 điều 88 LDN và K2 điều 89 LDN
2020

- Phương án 2: Bổ nhiệm ông Minh, cũng đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP A
làm Giám đốc.

(ii) Quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền
chào bán của công ty; đồng thời quyết định chào bán thêm 100.000 CP phổ thông để
huy động vốn.

CSPL: điểm c k2 điều 153 LDN 2020

Theo đó, HĐQT chỉ có quyền chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong
số cổ phần được quyền chào bán của công ty theo điểm c k2 điều 153 LDN=>
dự định này của HĐQT thực hiện được.

Việc HĐQT chào bán đồng thời thêm 100.000 CP phổ thông để huy động
vốn thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm b k2
điều 138 LDN 2020 ( Đại hội đồng cổ đông quyết định loại và tổng số cổ phần
từng loại được quyền chào bán ) nên HĐQT không có quyền này. => Dự định
này của HĐQT không thực hiện được.

(iii) Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Bình, bởi vì ông
này đã không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 06 tháng liên tục.

CSPL: điểm c k2 điều 138 LDN 2020

Theo đó, thẩm quyền xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông theo điểm c k2 điều 138 LDN
2020. Vì vậy hội đồng quản trị không có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm tư
cách thành viên HĐQT đối với ông Bình. => dự định này của HĐQT không
thực hiện được

(iv) Xem xét để chấp thuận một hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài
sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của CTCP A.

CSPL: điểm h k2 điều 153 LDN và k2,3 điều 167 LDN

=> Căn cứ loại hợp đồng để xác định thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ
đông hay hội đồng quản trị.

- TH1: hợp đồng với người có liên quan => thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông căn cứ k3 điều 167 theo đó hợp đồng giao dịch không thuộc k2 điều
167 thì tất nhiên thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông đồng thời hợp
đồng đó phải có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. => rơi
vào trường hợp này thì dự định này của HĐQT không thực hiện được

+ hợp đồng với người có liên quan có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản
doanh nghiệp => thuộc thẩm quyền của HĐQT theo k2 điều 167 LDN

- TH2: hợp đồng không với người liên quan có giá trị từ 35% tổng tài sản công
ty => thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị căn cứ điểm h k2 điều 153
LDN=> dự định này của HĐQT thực hiện được

b. Một cuộc họp HĐQT của CTCP A được triệu tập để xem xét các vấn đề thuộc
thẩm quyền của HĐQT. Cuộc họp này có 06 thành viên HĐQT tham dự và 02 thành
viên không tham dự nhưng có gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư điện
tử.

Khi thông qua nghị quyết thì có 03 thành viên dự họp bỏ phiếu đồng ý, 03 thành
viên dự họp còn lại bỏ phiếu không đồng ý.
Hãy cho biết, cuộc họp HĐQT của CTCP A có đáp ứng điều kiện tiến hành không?
Nếu có thì nghị quyết của HĐQT có được thông qua không?

+ Cuộc họp HĐQT của CTCP A đáp ứng điều kiện tiến hành:

CSPL: k8 điều 157 LDN 2020

- Cuộc họp được tiến hành: theo đó cuộc họp HĐQT được tiến hành
khi có từ ¾ tổng số thành viên trở lên dự họp. ( 6/8) x 100% = 75%
= ¾ thỏa mãn điều kiện để cuộc họp được tiến hành.

+ Do số phiếu biểu quyết tại cuộc họp bằng nhau vì vậy cần xét tới phiếu
biểu quyết của 2 thành viên không dự họp bỏ phiếu qua thư điện tử:

Mà thành viên hội đồng quản trị được xem là biểu quyết trong trường hợp gửi
phiếu biểu quyết đến cuộc họp trong trường hợp này bằng thư điện tử:

CSPL: k12 điều 157 LDN 2020 và điểm d k9 điều 157 LDN 2020

- TH1: 2 thành viên không dự họp đều bỏ phiếu thông qua=> Do 5/8
thành viên biểu quyết tán thành theo nguyên tắc đa số => Nghị
quyết HĐQT được thông qua

- TH2: 2 thành viên không dự họp đều bỏ phiếu không thông qua =>
Do 3/8 thành viên biểu quyết tán thành chưa đáp ứng theo nguyên
tắc đa số => Nghị quyết HĐQT không được thông qua

- TH3: 1 thành viên bỏ phiếu thông qua và 1 thành viên bỏ phiếu


không thông qua => Rơi vào trường hợp số phiếu ngang nhau vì
vậy áp dụng quyết định cuối cùng thuộc về bên có ý kiến của chủ
tịch hội đồng quản trị:Nghị quyết HĐQT được thông qua hay
không phụ thuộc vào ý kiến của chủ tịch hội đồng quản trị.

You might also like