You are on page 1of 14

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TiH, THCS VÀ THPT VIỆT ÚC

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ - GIỮA HỌC KỲ 2


MÔN SINH HỌC – KHỐI 12
NĂM HỌC: 2023 – 2024

Họ và tên học sinh: ------------------------------------------------------------ Lớp: 12.B5

PHẦN TIẾN HÓA. CHƯƠNG 1. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA


BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
* Nhận biết
Câu 1: Cơ quan tương đồng có đặc điểm nào?
A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C. Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 2: Cơ quan tương tự có đặc điểm nào?
A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 3: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ
tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được
gọi là cơ quan tương đồng.
C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể
có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các
cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
Câu 4: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Protein của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại acid amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 5: Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotide.
(4) Protein của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại acid amin.
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (5).
Page 1 of 14
Câu 6: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotide.
B. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Protein của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại acid amin.
* Thông hiểu
Câu 7: Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm. (4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (4).
Câu 8: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
B. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Câu 9: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp
nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?
A. Cơ quan thoái hoá. B. Cơ quan tương tự.
C. Cơ quan tương đồng. D. Hoá thạch.
Câu 10: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.
B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D. Các acid amin trong chuỗi β-hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau.
Câu 11: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một
trong những bằng chứng chứng tỏ
A. nguồn gốc thống nhất của các loài.
B. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
C. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
D. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
Câu 12: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay người. B. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
C. Mang cá và mang tôm. D. Cánh chim và cánh côn trùng.
Câu 13: Cho các cặp cơ quan sau:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.
(5) Vây ngực cá chép và vây ngực cá voi.
Những cặp cơ quan tương đồng là
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).
Page 2 of 14
Câu 14: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan tương tự?
A. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan. B. Vây cá và vây cá voi.
C. Cánh dơi và tay khỉ. D. Tuyến nước bọt của chó và tuyến nọc độc của rắn.
Câu 15: Ví dụ nào sau đây là cơ quan thoái hóa?
A. Diều của chim. B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô.
C. Ngà voi. D. Gai cây hoa hồng.
* Vận dụng
Câu 16: ADN của tinh tinh mức độ giống với ADN của người là 97.6%. Giải thích nào sau đây là hợp lý
nhất?
A. Người có nguồn gốc từ vượn người và trực tiếp là từ tinh tinh.
B. Người và tinh tinh tiến hóa theo hướng đồng quy.
C. Người và tinh tinh là hai nhánh xuất phát từ một tổ tiên chung.
D. Người và tinh tinh không có quan hệ họ hàng nguồn gốc.
Câu 17: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần acid amin trong chuỗi hemoglobin như nhau
chứng tỏ người và tinh tinh cùng nguồn gốc, bằng chứng đó gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng sinh học phân tử.
C. bằng chứng tế bào học. D. bằng chứng phôi sinh học.
Câu 18: Bằng chứng cho thấy bào quan ty thể trong tế bào sinh vật nhân thực có lẽ có nguồn gốc từ sinh
vật nhân sơ là
A. khi nuôi cấy, ty thể trực phân hình thành khuẩn lạc.
B. có thể nuôi cấy ty thể và tách chiết ADN dễ dàng như đối với vi khuẩn.
C. cấu trúc hệ gen của ty thể và hình thức nhân đôi của ty thể giống vi khuẩn.
D. ty thể rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
Câu 19: Giả sử trình tự một đoạn DNA thuộc gen mã hóa enzym amylase được dùng để ước lượng mối
quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới đây liệt kê trình tự đoạn DNA này của 4 loài khác nhau
Trình tự đoạn gen mã hóa enzym amylase
Loài A XAGGTXAGTT
Loài B XXGGTXAGGT
Loài C XAGGAXATTT
Loài D XXGGTXAXGT
Hai loài gần nhau nhất là…(I)…và xa nhau nhất là…(II)…
A. (I) A và D; (II) B và C. B. (I) B và D; (II) B và C.
C. (I) A và B; (II) C và D. D. (I) A và C; (II) B và D.

BÀI 25. HỌC THUYẾT ĐACUYN


* Nhận biết
Câu 1: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm
A. biến dị tổ hợp. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. đột biến trung tính.
Câu 2: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. biến dị tổ hợp.

Page 3 of 14
Câu 3: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với
môi trường.
B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định
kiểu hình thích nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ
thành đạt sinh sản.
Câu 4: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 5: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh, tập quán hoạt động nhưng di truyền
được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 6: Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường
A. cách ly địa lý. B. cách ly sinh thái.
C. chọn lọc tự nhiên. D. phân ly tính trạng.
* Thông hiểu
Câu 7: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đacuyn có những tính chất nào dưới đây?
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.
A. (3), (4), (5). B. (2), (4), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 8: Theo Đacuyn nguyên nhân tiến hóa là do
A. tác động của CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và CLTN.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng theo quan niệm của Đacuyn?
I. CLTN là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất với môi trường sống.
II. Tính thích nghi và đa dạng của vật nuôi, cây trồng là kết quả của quá trình CLNT.
III. CLNT là động lực thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hóa.
IV. CLTN là quá trình chỉ tạo ra các nòi và các thứ mới trong phạm vi một loài.
Phương án đúng là
A. I và II. B. II và III. C. II và IV. D. III và IV.
Page 4 of 14
Câu 10: Theo Đacuyn nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng phong phú là
A. sự tác động của CLTN lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
B. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
C. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
D. chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền.
Câu 11: Theo Đacuyn, cơ chế tiến hóa là
A. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. sự tích lũy các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. sự tích lũy các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. sự tích lũy các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt
động.
Câu 12: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc
điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần
thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 13: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với
môi trường.
B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định
kiểu hình thích nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ
thành đạt sinh sản.

BÀI 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
* Nhận biết
Câu 1: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến
A. không gây hại cho quần thể. B. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định.
C. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. D. làm biến đổi TS tương đối các alen trong quần thể.
Câu 2: Nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. cơ chế cách ly.
C. quá trình giao phối. D. quá trình đột biến.
Câu 3: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn
cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. thoái hoá giống. B. biến động di truyền.
C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 4: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, trong
đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ
A. quần xã và hệ sinh thái. B. phân tử và tế bào.

Page 5 of 14
C. quần thể và quần xã. D. cá thể và quần thể.
Câu 5: Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể là mặt chủ yếu của
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình giao phối.
C. các cơ chế cách ly. D. quá trình đột biến.
Câu 6: Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể theo một hướng
xác định là
A. giao phối. B. cách ly. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 7: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 8: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A. không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
B. làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
C. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
D. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
* Thông hiểu
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hoá nhỏ?
A. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
C. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
Câu 12: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện.
C. loài mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện.
Câu 13: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới.
B. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh
sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động
của các nhân tố tiến hoá.
Câu 14: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.
C. quá trình giao phối. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Page 6 of 14
Câu 15: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá
trình tiến hoá.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là
A. (1) và (4). B. (2) và (5). C. (1) và (3). D. (3) và (4).
Câu 16: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại
cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. đột biến.
Câu 17: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của
quần thể theo hướng xác định.
C. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích
nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Câu 19: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
C. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
Câu 20: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
B. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống
lại alen trội.
B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
C. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật
lưỡng bội.

Page 7 of 14
Câu 22: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen
đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
Câu 23: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1: 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa; F2: 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3: 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa; F4 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang
chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến gen.
Câu 24: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen
của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 25: Tần số các alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8A
và 0,2a. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
* Vận dụng
Câu 26: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này
A. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm thay đổi tần số các alen ở mỗi gen.
B. chỉ làm thay đổi tần số các alen ở mỗi gen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. không làm phát sinh các biến dị di truyền.
Câu 27: Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến
hóa. Phát biểu nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên làm trung hòa tính có hại của đột biến.
B. Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến phát tán trong quần thể.
C. Giao phối ngẫu nhiên góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.
D. Giao phối ngẫu nhiên làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ.
* Vận dụng cao
Câu 28: CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân
thực lưỡng bội là lý do gì?
A. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.
B. Vi khuẩn có hệ gen chỉ gồm 1 phân tử ADN dạng vòng, mạch kép và sinh sản nhanh.
C. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.
D. Vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản.
Câu 29: Đối với quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể sẽ làm thay đổi tần số alen của
quần thể một cách nhanh chóng?
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.

Page 8 of 14
Câu 30: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo lý thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau có bao
nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi không xảy ra đột biến thì các yếu tố ngẫu nhiên không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần
số alen của quần thể.
(2) Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần
thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.
(3) Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của
quần thể và ngược lại.
(4) Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa
dạng di truyền.
(5) Ở các quần thể có kích thước nhỏ, tần số kiểu gen có thể bị thay đổi một cách đáng kể.
(6) Các yếu tố ngẫu nhiên tác động một cách độc lập với nhân tố chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình
thành loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

BÀI 28. LOÀI


* Nhận biết
Câu 1: Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách ly sinh sản). B. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh.
C. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 2: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. B. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. D. cách ly sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
Câu 3: Dấu hiệu chủ yếu để xác định 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là
A. chúng cách ly sinh sản với nhau. B. chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau.
Câu 4: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách ly có vai trò
A. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
B. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
C. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân ly.
D. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc.

BÀI 29, 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI

* Nhận biết
Câu 1: Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách ly sau hợp tử?
A. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên
không giao phối với nhau.
B. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến
khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
C. Các cá thể sống ở hai khu vực địa lý khác nhau, yếu tố địa lý ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá
thể.
D. Các cá thể sống trong một môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách ly về mặt sinh
sản.
Page 9 of 14
Câu 2: Trong các cơ chế cách ly sinh sản, cách ly trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
Câu 3: Nội dung nào sau đây nói về cách ly sau hợp tử?
A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.
C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình
thành loài khác khu vực địa lý)?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo
những hướng khác nhau.
B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
C. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo
ra loài mới.
D. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật.
Câu 5: Trong quá trình tiến hoá, cách ly địa lý có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
B. là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.
C. bằng con đường địa lý diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng
phát tán mạnh.
D. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách
ly sinh sản với quần thể gốc.
Câu 7: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho
hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách ly sau hợp tử?
A. (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (4). D. (3), (4).
Câu 8: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở
A. thực vật, không gặp ở động vật. B. tất cả các loài sinh vật.
C. động vật, không gặp ở thực vật. D. thực vật và động vật ít di động.
Câu 9: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý),
nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là
A. cách ly địa lý. B. chọn lọc tự nhiên.
C. tập quán hoạt động. D. cách ly sinh thái.
Page 10 of 14
* Thông hiểu
Câu 10: Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ nhiễm sắc
thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể n + n = 14 (kí hiệu hệ gen là AB) bị
bất thụ. Tiến hành đa bội hoá tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n + 2n = 28 (kí hiệu hệ gen là
AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường
A. sinh thái. B. địa lý. C. lai xa và đa bội hoá. D. đa bội hoá.
Câu 11: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách ly sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).
Câu 12: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát
tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở
loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng
một khu vực địa lý nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm
phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
Đây là ví dụ về hình thành loài mới
A. bằng lai xa và đa bội hoá. B. bằng cách ly sinh thái.
C. bằng cách ly địa lý. D. bằng tự đa bội.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao
nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lý hoặc khác khu vực địa lý.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 14: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì
(T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc
thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại
(T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.
aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
B. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
C. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
D. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
* Vận dụng
Câu 15: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ
gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mỹ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình
thành bằng
A. con đường sinh thái. B. con đường tự đa bội hóa.
C. con đường lai xa và đa bội hóa. D. phương pháp lai tế bào.
Câu 16: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách ly trước hợp tử?
1. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
2. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.

Page 11 of 14
3. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
4. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
5. Do chênh lệch về thời kỳ sinh trưởng và phát triển nên một số thực vật ở vùng bãi bồi sông Vonga không
giao phấn với các quần thể thực vật ở phía trong bờ sông.
6. Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
7. Trong cùng một khu phân bố địa lý, chồn đốm phương Đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương
Tây giao phối vào cuối hè.
8. Các phân tử protein bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích
nên không thể kết hợp được với nhau.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
1. Cách ly địa lý là những trở ngại về mặt địa lý như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của quần thể
cùng loài gặp gỡ và giao phối.
2. Cách ly địa lý trong thời gian dài sẽ dẫn đến cách ly sinh sản và sự hình thành loài mới.
3. Sự hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức hình thành loài có cả ở động vật và thực vật.
4. Hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng di chuyển
mạnh.
5. Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau
và được đa bội hóa.
6. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách
bạch vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lý thì đồng thời cũng gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
7. Hình thành loài bằng con đường địa lý nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân
hóa kiểu gen của loài gốc sẽ diễn ra nhanh hơn.
8. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở động vật.
9. Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
10. Cách ly địa lý đóng vai trò là cách ly sinh sản giúp loài mới được hình thành.
Số phát biểu không đúng
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 18: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống về các đặc điểm hình thái và chỉ
khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù sống trong cùng một hồ nhưng chúng
không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng
đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách ly nào
sau đây làm cho hai loài không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
A. Cách ly cơ học. B. Cách ly sinh thái. C. Cách ly tập tính. D. Cách ly địa lý.
* Vận dụng cao
Câu 19: Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:
- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác
nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.
- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích
thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh
sống ở hòn đảo chung.
Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?
A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3
loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.
B. Sự phân ly ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với

Page 12 of 14
nhau.
C. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là
nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.
D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng
loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.
Câu 20: Quá trình hình thành các loài B, C, D từ loài A (loài gốc) được mô tả ở hình bên. Phân tích hình
này, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể của loài B ở đảo III có thể mang một số
alen đặc trưng mà các cá thể của loài B ở đảo I không
có.
II. Khoảng cách giữa các đảo có thể là yếu tố duy trì
sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể ở đảo I,
đảo II, và đảo III.
III. Vốn gen của các quần thể thuộc loài B ở đảo I,
đảo II và đảo III phân hoá theo cùng 1 hướng.
IV. Điều kiện địa lí ở các đảo là nhân tố trực tiếp gây
ra những thay đổi về vốn gen của mỗi quần thể.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

----------------------------HẾT----------------------------

Page 13 of 14
BẢNG TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19
ĐA
BÀI 25. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA ĐACUYN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA
Câu 11 12 13
ĐA
BÀI 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
ĐA
BÀI 28. LOÀI
Câu 1 2 3 4
ĐA
BÀI 29, 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA

 CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP HIỆU QUẢ VÀ THI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT NHẤT

Page 14 of 14

You might also like