You are on page 1of 75

BÀI 5

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT


CỘNG HOÀ PHÁP
Nội dung bài học

1 Lịch sử hình thành pháp luật

2 Bộ luật dân sự Napoleon 1804

3 Hệ thống cơ quan toà án Pháp

4 Nghề luật và phương thức đào tạo luật ở Pháp


Tài liệu tham khảo

• Rene David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương
đại, NXB. TP Hồ Chí Minh, 2003 (p.34– p.124)
• P.de Cruz, Comparative Law in a changing world, Second edition,
Cavendish Publishing Limited, 1999 (p.45– p.91)
• D. Rene & J. Brierley, Major Legal Systems in the World Today, 3rd
ed., London, 1985 (chapter 1)
• Catherine Elliott & Catherine Vernon, French Legal System, 2000 (p.1
– p.5)
1. Lịch sử hình thành pháp luật nước Pháp

1789 1799
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1.3. Giai đoạn từ 1799 đến nay
1789

1.2. Giai đoạn chuyển tiếp 1789 - 1799

1789 - 1799
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789
1.1.1. Tình hình pháp luật
- Trước thế kỷ V, luật La Mã được áp dụng theo nguyên tắc công dân:
luật La Mã áp dụng cho CD La Mã và người dân Pháp; luật tập quán
áp dụng cho các đối tượng còn lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất thân
của họ à luật cá nhân (droit de l’origine de l’individu)
- Sau năm 475, nước Pháp bước vào thời kỳ phong kiến.
- Cùng với chế độ phong kiến phân quyền cát cứ, lãnh thổ được chia
thành 60 vùng pháp luật khác nhau à luật vùng (droit régional)
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789
1.1.1. Tình hình pháp luật
Pháp luật được phân chia thành 2 vùng, lấy sông Loire làm ranh giới:

- Miền Bắc (vùng pháp luật tập quán):


+ Nguồn luật chủ yếu là luật tập quán, có
nguồn gốc từ German
+ Các tập quán được tuyển tập thành các
tuyển tập chính thức
- Miền Nam (vùng pháp luật thành văn):
+ Luật La Mã
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

Bên cạnh đó, còn có các nguồn luật khác như:


- Luật Giáo hội (droit canonique):
+ Đến thế kỷ XVI, Luật Giáo hội vẫn điều chỉnh các vấn đề về hôn nhân
và gia đình
+ Điều chỉnh các vấn đề liên quan chặt chẽ đến nhà thờ
- Luật Nhà vua (droit royal):
+ Điều chỉnh các vấn đề dân sự liên quan đến tầng lớp quý tộc
+ Từ thế kỷ XVII, các Sắc lệnh của Nhà vua (ordonnances du roi) được
ban hành và được áp dụng trên khắp cả nước ngày càng nhiều, bao gồm
luật tố tụng dân sự và tố tụng hình sự.
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

Giai đoạn từ khoảng thế kỷ XII, XIII đến trước cuộc Cách mạng: Sự
quay trở lại của Luật La Mã ở châu Âu lục địa
- Pháp luật không thống nhất dẫn đến sự xung đột pháp luật, xảy ra
ngay trong nội bộ của nước Pháp
- Kinh tế phát triển dẫn đến sự hình thành của các giai tầng mới trong xã
hội
à Nhu cầu thống nhất pháp luật: Luật La Mã.
1.1. Giai đoạn trước
CMDCTS 1789
Nước Pháp đã phát triển theo
con đường của pháp luật thành
văn hay chưa?
à Chưa (sự thiếu vắng một cơ
quan quyền lực nhà nước)
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

èMỗi vùng lãnh thổ đều áp dụng nguồn luật khác nhau, khiến cho
pháp luật trở nên phân tán, không có sự thống nhất trong pháp luật.
Sự tác động lẫn nhau và mối quan hệ giữa các nguồn luật lại khiến cho
pháp luật trở nên phức tạp và cồng kềnh.
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

1.1.2. Đặc trưng của pháp luật


• Pháp luật trong giai đoạn này không mang tính hệ thống
• Pháp luật mang nặng tính giai cấp
• Pháp luật mang tính bất bình đẳng, nặng tính gia trưởng
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

Ø Pháp luật trong giai đoạn này không mang tính hệ thống:
• Sự phân chia pháp luật thành vùng phía Nam và Bắc sông Loire
• Luật Giáo hội (droit canonque)
• Luật Nhà vua (droit royal)
àĐa dạng về nguồn gốc, nội dung và cách thức áp dụng
Ex: Hai người muốn kết hôn phải tổ chức đám cưới tại nhà thờ, chịu ảnh
hưởng của luật giáo hội, nhưng quyền sở hữu tài sản của họ lại được điều
chỉnh tại luật của địa phương nơi có hôn nhân.
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

Ø Pháp luật mang nặng tính giai cấp


• Xã hội được phân chia thành 3 đẳng cấp:
ü Tăng lữ
ü Quý tộc
ü Đẳng cấp thứ ba: Tư sản, tiểu tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
• Mỗi đẳng cấp lại áp dụng pháp luật riêng lẻ
Ex: Đối với tầng lớp quý tộc, tài sản thừa kế chỉ được để lại cho con
trai trưởng. Trong khi, đối với các giai cấp khác thì lại áp dụng cho tất
cả con trai.
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

Ø Pháp luật mang tính bất bình đẳng, nặng tính gia trưởng
• Bất bình đẳng giữa các đẳng cấp
• Bất bình đẳng nam – nữ
Ex: Ngay sau khi người con gái bước qua ngạch cửa nhà chồng thì mọi
của hồi môn của người con gái đều trở thành tài sản thuộc quyền sở
hữu của người chồng.
Người chồng có quyền ly dị với người vợ bất cứ lúc nào mà họ muốn,
người vợ không có quyền này.
1.1. Giai đoạn trước CMDCTS 1789

1.1.3. Thành tựu


• Sự ra đời của những quy phạm pháp luật được kế thừa trực tiếp từ luật
La Mã à tác động lớn đến pháp luật Pháp giai đoạn sau
• Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật đã được hình thành và phát
triển mạnh trong giai đoạn này
• Tổ chức Luật sư ở Pháp được hình thành (thế kỷ XIII).
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799

Vì sao đây được gọi là giai đoạn chuyển tiếp?


è Giai đoạn nội chiến, phân chia quyền lực
è Giai đoạn chuẩn bị cơ sở lý luận để chuyển từ pháp luật phong kiến
sang pháp luật tư sản.
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799

1.2.1. Tình hình pháp luật


Ø Sự ra đời của Bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền 1789
Ø Sự ra đời của Hiến pháp 1791
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799

1.2.2. Đặc trưng của pháp luật


• Thể hiện tính tự do
• Pháp luật có sự phân chia ra làm các chế định công và các chế định tư
• Pháp luật thể hiện tính bình đẳng
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799
Ø Thể hiện tính tự do: tự do về nhân thân, về tài sản và tự do giao kết
hợp đồng
• Tự do trong các mối quan hệ gia đình: về độ tuổi trưởng thành, tự do
kết hôn, ly hôn và tự do tái giá
• Giải phóng khỏi tính gia trưởng, khỏi sự ràng buộc của người cha khi
đến tuổi trưởng thành
• Tự do tài sản và tự do hợp đồng: “…mỗi người có tài sản thuộc về
riêng cá nhân họ,… Thành quả lao động của một người thì thuộc về sở
hữu của người đó”; “hợp đồng là sự tự nguyện giữa các bên và chỉ bị
huỷ bỏ khi hai bên đồng ý hoặc có sự vi phạm pháp luật”.
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799

ØPháp luật có sự phân chia ra làm các chế định công và các chế
định tư:
• Luật tư: điều chỉnh quan hệ bình đẳng giữa cá nhân và pháp nhân tư
quyền; luật công: mối quan hệ bất bình đẳng mà một bên là Nhà nước/
cơ quan đại diện Nhà nước
• Sự tồn tại của nhánh toà án Hành chính bên cạnh nhánh toà án thẩm
quyền chung.
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799

Ø Pháp luật thể hiện tính bình đẳng:


• Bình đẳng giữa các giai tầng xã hội: các đặc quyền phong kiến (của
tầng lớp quý tộc, tăng lữ) bị xoá bỏ
• Bình đẳng giữa nam – nữ: con trai và con gái có quyền ngang nhau
trong việc hưởng tài sản thừa kế, người con trai cả không còn có đặc
quyền.
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799

è Chính các đặc trưng này là nền tảng cho việc xóa bỏ những bất cập
của pháp luật phong kiến giai đoạn trước đó và xây dựng hệ thống
pháp luật thống nhất ở giai đoạn sau. Luật chỉ do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành và có hiệu lực thống nhất trên toàn lãnh thổ.
1.2. Giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 - 1799

1.2.3. Thành tựu


ØThành tựu nổi bật nhất trong giai đoạn này chính là sự xóa bỏ pháp
luật phong kiến và đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp
quyền và dân chủ đầu tiên ở châu Âu bằng việc cho ra đời bản Tuyên
ngôn về nhân quyền và dân quyền.
1.3. Giai đoạn sau CMDCTS từ 1799 đến nay

1.3.1. Tình hình pháp luật


• Năm 1799, Napoleon trở thành Đại tổng tài, tiến hành thay đổi Hiến
pháp
• Năm 1804, Napoleon lên ngôi Hoàng đế, thực hiện cải cách hệ thống
toà án
• Thế kỷ XVIII, các quốc gia châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa triết học khai sáng (philosophie de l'illumination) và công
cuộc pháp điển hoá diễn ra.
1.3. Giai đoạn sau CMDCTS từ 1799 đến nay
• Quá trình pháp điển hoá pháp luật: Sự ra đời của 5 Bộ luật:
+ Bộ luật Dân sự 1804
+ Bộ luật Tố tụng dân sự 1806
+ Bộ luật Thương mại 1807
+ Bộ luật Tố tụng hình sự 1808
+ Bộ luật Hình sự 1810
à PĐH: chấm dứt vô số những tàn tích cổ hủ của PL, những tập quán cản trở sự
phát triển của XH
à Sự thay đổi mang tính hệ thống ở mức độ cao và quy mô rộng lớn.
à Hình thành khuynh hướng phát triển chung cho các QG CALĐ khác.
1.3. Giai đoạn sau CMDCTS từ 1799 đến nay

1.3.2. Đặc trưng


• Tính pháp điển hoá cao: thể hiện ở việc cho ra đời hàng loạt các bộ luật.
Trong đó Bộ luật Dân sự 1804 thể hiện trình độ pháp hóa phát triển đến mức rất
cao
• Pháp luật có tính kế thừa: pháp luật giai đoạn sau cách mạng là sự kế thừa và
phát huy hoàn hảo những giá trị tốt đẹp trong giai đoạn trước cách mạng và giai
đoạn chuyển tiếp
• Pháp luật có tính toàn diện: với việc ban hành hàng loạt các Bộ luật sau Cách
mạng tư sản, những vấn đề mà xã hội quan tâm đều được điều chỉnh bằng các
bộ luật này.
1.3. Giai đoạn sau CMDCTS từ 1799 đến nay

1.3.3. Thành quả:


Ø Thành tựu của quá trình pháp điển hoá
• Tạo ra trật tự phân cấp thứ bậc các nguồn luật tại Pháp: Hiến pháp,
luật, văn bản dưới luật và án lệ
• Sự ràng buộc với pháp luật Liên minh châu Âu EU
ØThành quả thứ hai của pháp luật giai đoạn này chính là đã tạo ra
một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn
lãnh thổ.
Án lệ tại Pháp

Ø Cách hiểu về án lệ: Án lệ là sự giải thích linh hoạt nhằm mở rộng


nội hàm của PL thành văn, giải thích trên cơ sở quan điểm của nhà lập
pháp
Ø Giá trị của án lệ: Án lệ ở Pháp không có giá trị bắt buộc đương
nhiên đối với thẩm phán Pháp mà chỉ có giá trị ràng buộc về mặt tâm

Toà án Pháp không sử dụng phương pháp phân tích tương tự án lệ để
làm cơ sở cho các quyết định của bản án và các thẩm phán cũng không
được trích dẫn án lệ trong các bản án của mình.
Kết luận

Ø Đến thời kỳ Napoleon, các điều kiện để Pháp phát triển pháp luật
theo con đường của pháp luật thành văn đã được hội tụ đầy đủ:
• Tư duy pháp lý của luật La Mã
• Sự ra đời của một nhà nước thực quyền
Ø Sự ra đời của năm bộ luật đồ sộ ở Pháp đã mở ra trào lưu pháp điển
hoá ở Pháp và ở châu Âu lục địa, giúp cho hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa phát triển với đầy đủ các đặc trưng như ngày hôm nay chúng ta
biết đến.
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

2.1. Về hình
2.3. Giá trị lịch thức, ngôn ngữ
sử của Bộ luật và kỹ thuật
soạn thảo

2.2. Về nội dung


2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

Hoàn cảnh ra đời:


• Năm 1800 Napoleon chỉ định Uỷ ban bao gồm 4 thành viên: Potalis và
Maleville (đại diện miền Nam), Bigot và Tronchet (đại diện miền Bắc)
• Sau 4 tháng làm việc vào tháng 1/1801 cho ra đời Dự thảo
• Tháng 4/1804, Bộ luật được thông qua và có hiệu lực.

Vì sao Napoleon chọn dân sự là lĩnh vực đầu tiên mà ông ta tiến hành
pháp điển hoá?
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

Ø Bộ luật là sự kết hợp giữa các quy định pháp luật đã có từ thời
Trung cổ và những quy định của pháp luật thời kỳ chuyển tiếp:
• Các quyền tự do cá nhân: kết hôn, ly hôn; tự do hợp đồng được ghi
nhận lại và nhấn mạnh hơn
• Các nguyên tắc pháp lý thời kỳ chuyển tiếp: luật về hợp đồng từ luật
La Mã, luật về hôn nhân gia đình từ tập quán phía Bắc
à Bộ luật Dân sự Napoleon không phải là sự sáng tạo hoàn toàn
mà là sản phẩm tiến bộ từ những nền tảng sẵn có của pháp luật La
Mã và tập quán vùng trước đó.
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

Ø Bộ luật dân sự là biểu hiện đặc trưng của truyền thống Civil law:
• Nguồn gốc pháp luật: Bộ luật có nguồn gốc từ luật La Mã
• Hình thức pháp luật: BLDS là sản phẩm của luật thành văn
• BLDS được hình thành thông qua hoạt động lập pháp của Nghị viện
• BLDS là giải pháp cho những bức xúc về lợi ích tư
• BLDS là một minh chứng cho việc luật nội dung được coi trọng hơn
luật tố tụng
• BLDS là sản phẩm điển hình, thể hiện mức độ và quy mô pháp điển
hoá.
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

2.1. Về hình thức, ngôn ngữ và kỹ thuật soạn thảo


• Cấu trúc: quyển (livre) – thiên (titre) – chương (chapitre) – mục (section) –
điều (article); quy định từ điều khoản chung đến điều khoản riêng
Ex: Quy định về bất động sản tại các Điều 517, Điều 518.
• Ngôn ngữ: rõ ràng, súc tích, tránh sự mơ hồ, khó áp dụng
Ex: Điều 1108 về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (tính tự nguyện, năng
lực giao kết, đối tượng và căn cứ)
Điều 212 về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng
• Kỹ thuật soạn thảo: xây dựng các nguyên tắc pháp lý chung thay vì các điều
khoản chi tiết.
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

2.2. Về nội dung


Bộ luật bao gồm 2281 điều, được chia làm 3 quyển:
• Quyển I: Nhân thân (Des personnes)
• Quyển II: Tài sản và thay đổi khác của quyền sở hữu (Des biens et des
différentes modifications de la propriété)
• Quyển III: Các phương thức khác nhau xác lập quyền sở hữu (Des
différentes manières dont on acquient la propriété).
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

Ø Quyển 1 (12 thiên): Quy định các vấn đề về nhân thân: khai sinh,
khai tử, hộ tịch, kết hôn, ly hôn, mối quan hệ giữa cha mẹ và
con,…
• Về cho và nhận con nuôi
• Về kết hôn và ly hôn
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

ØQuyển 2 (4 thiên): Tài sản và sở hữu tài sản


• Thiên 1: Phân biệt các loại tài sản
• Thiên 2: Sở hữu
• Thiên 3: Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, quyền sử dung và quyền cư
dung
• Thiên 4: Dịch quyền và địa dịch
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

ØQuyển 3 (20 thiên): phương thức xác lập quyền sở hữu, về thừa
kế, di chúc, các loại hợp đồng và vấn đề tài sản giữa vợ và chồng
• Về hợp đồng
• Về vấn đề tài sản giữa vợ và chồng
• Về thừa kế
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

Ø Một số hạn chế của Bộ luật:


• Sự ảnh hưởng của cá nhân Napoleon
• Hạn chế của các VBPL nói chung: tính không thể dự đoán hết thảy,
tính trừu tượng và khái quát à dẫn đến nhiều cách hiểu
• Tinh thần là “hiến pháp” trong lĩnh vực luật tư của Bộ luật à quá đồ
sộ và chi tiết.
è Không nên thần thánh hoá Bộ luật về một BL không có kẽ hở về mặt
nội dung và có tính áp dụng tuyệt đối cho đến ngày nay.
2. Bộ luật dân sự Napoleon 1804
2.3. Giá trị lịch sử của Bộ luật:
Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận quyền bình đẳng của cá nhân
trước pháp luật

Lần đầu tiên có một bộ luật quy định về việc tôn trọng một cách tuyệt
đối các cam kết trong hợp đồng

Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và có cơ
chế đảm bảo thực thi quyền ấy

Bộ luật chứa đựng gần như đầy đủ các nguyên tắc của pháp luật dân sự
3. Hệ thống cơ quan toà án Pháp
Toà xung đột

Toà phá án Hội đồng Nhà nước

Toà phúc thẩm Toà đại hình


phúc thẩm
TA thương Toà DS Toà phúc thẩm
mại thẩm
Toà HC
quyền Toà
TA nông tiểu
rộng đại
nghiệp hình hình
Toà DS Các toà ST Toà sơ
TA lao động thẩm Toà
HC chuyên thẩm HC
quyền vi
Toà ASXH hẹp
trách
cảnh
3. Hệ thống cơ quan toà án Pháp

3.1. Đặc trưng


của hệ thống
cơ quan toà
án Pháp

3.3. Nhánh 3.2. Nhánh


toà án hành toà án tư
chính pháp
3.1. Đặc trưng của hệ thống toà án Pháp

Toà án có cấu trúc nhị nguyên, bao gồm 2 nhánh toà:


Toà án Tư pháp và Toà án Hành chính

Hệ thống toà án Pháp được thiết lập dựa trên nguyên


tắc 3 cấp toà và 2 cấp xét xử

Về nguyên tắc, toà án Pháp không có quyền tạo ra án


lệ trong quá trình xét xử
3.1. Đặc trưng của hệ thống toà án Pháp

ØToà án có cấu trúc nhị nguyên, bao gồm 2 nhánh toà: Toà
án Tư pháp và Toà án Hành chính
Nguyên nhân của việc phân chia thành hai nhánh toà?
àThực tiễn pháp luật sau Cách mạng: cơ quan tư pháp có quá
nhiều quyền lực, dẫn đến việc lấn át quyền lực của cơ quan
hành chính
àẢnh hưởng của học thuyết tam quyền phân lập
àẢnh hưởng của học thuyết phân chia luật công và luật tư.
3.1. Đặc trưng của hệ thống toà án Pháp
Ø Hệ thống toà án Pháp được thiết lập dựa trên nguyên tắc ba cấp toà và hai
cấp xét xử:
• Ba cấp toà:
o Cấp thứ I: Thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm
o Cấp thứ II: Thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm
o Cấp thứ III: Xem xét lại bản án, phán quyết của toà án cấp dưới
v Sự ra đời của Toà phá án
à Pháp luật coi trọng luật nội dung hơn luật tố tụng: Toà phá án ra đời nhằm
đảm bảo nội dung pháp luật phải được hiểu và áp dụng thống nhất trên toàn bộ nước
Pháp.
3.1. Đặc trưng của hệ thống toà án Pháp

• Hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm


vNgoại lệ của nguyên tắc ba cấp toà và hai cấp xét xử:
• Ba cấp toà: Hội đồng Nhà nước (TATC nhánh hành chính) có thẩm
quyền xét xử
• Hai cấp xét xử: Một số vụ việc của cơ quan TA cấp dưới bị giới hạn
thẩm quyền phúc thẩm.
3.1. Đặc trưng của hệ thống toà án Pháp

ØVề nguyên tắc, toà án Pháp không có quyền tạo ra án lệ trong quá
trình xét xử
• Điều 5 BLDS Pháp 1804: Thẩm phán không được tạo ra các quy tắc
pháp lý mang tính chất quy phạm chung trong quá trình xét xử vụ việc
• Tuy nhiên án lệ vẫn tồn tại và có giá trị nhất định trong HTPL Pháp: là
nguồn bổ trợ của luật dân sự và là nguồn quan trọng của luật hành
chính Pháp.
3.1. Đặc trưng của hệ thống toà án Pháp

• Cách hiểu: Án lệ ở Pháp chỉ được xem là sự giải thích linh hoạt nhằm mở rộng nội
hàm của pháp luật thành văn chứ không phải là con đường làm luật của thẩm phán
bằng việc tạo ra các nguyên tắc pháp lý mới
• Cách vận hành: Thẩm phán không có quyền làm luật mà họ chỉ có quyền giải thích
pháp luật và giải thích trên cơ sở bám sát vào quan điểm của nhà lập pháp
• Tính ràng buộc của án lệ: không có giá trị bắt buộc áp dụng nhưng mang tính ràng
buộc về mặt tâm lý.
Điều 1349 – 1353: TP có quyền suy đoán khi có yêu cầu về cầu một vấn đề, dựa trên
cùng một căn cứ. Đối với TH này, TP có quyền dựa trên bản án đã có trước đó để xét
xử cho vụ việc sau này.
3.2. Nhánh toà án tư pháp
Thẩm quyền dân sự Thẩm quyền hình sự

Toà phá án (Cour de cassation) Toà phá án


Phòng Phòng 3 phòng
Phòng hình sự
ASXH Thương mại dân sự

Toà phúc thẩm (Cour d’appel) Toà phúc thẩm Toà đại hình
Phòng Phòng Phòng dân phúc thẩm
ASXH Thương mại sự Phòng tiểu hình

TA Lao TA Thương
Toà TGI Toà tiểu hình Toà đại hình
động mại
Toà TI Toà vi cảnh
3.2.1. Các toà án sơ thẩm

3.2.1.1. Toà sơ thẩm dân sự


• Toà ST dân sự thẩm quyền hẹp (Tribunal d’instance)
• Toà ST dân sự thẩm quyền rộng (Tribunal de Grande Instance)
• Các toà đặc biệt:
• Toà án thương mại (Tribunal de commerce)
• Toà án lao động (Conseil de prud’hommes)
• Toà án nông nghiệp (Tribunal paritarie de baux rural)
3.2.1.2. Toà sơ thẩm hình sự
• Toà vi cảnh (Tribunal de police)
• Toà tiểu hình (Tribunal correctionnel)
• Toà đại hình (Cour d’assises)
v Toà sơ thẩm dân sự thẩm quyền hẹp
(Tribunal d’Instance - TI)

• Giải quyết tranh chấp dân sự nhỏ

• Thẩm quyền xét xử theo vụ việc và theo lãnh thổ

+ Theo vụ việc: vụ việc có giá trị tranh chấp dưới 10.000 euro

+ Theo lãnh thổ: có 307 toà trên toà lãnh thổ, TQ dựa vào nơi cư trú của bị đơn

b) Thủ tục xét xử: thường là bởi một TP chuyên nghiệp

c) Cấp phúc thẩm: tại Toà phúc thẩm


d) Giới hạn quyền PT: các tranh chấp có giá trị dưới 4.000 euro
v Toà ST dân sự thẩm quyền rộng
(Tribunal de Grande Instance - TGI)
a) Thẩm quyền:
Ø Xét xử ST các vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp từ 10.000 euro trở lên
Ø Thẩm quyền đặc biệt đối với các vụ việc về hộ tịch, ly hôn, thừa kế, bất động sản,
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá…
b) Thủ tục xét xử:
ØThực hiện bởi một hội đồng ít nhất 3 TP chuyên nghiệp, đối với vụ việc về gia
đình là 1 TP
c) Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm
d) Giới hạn quyền PT: Không bị giới hạn quyền phúc thẩm.
Toà án thương mại (Tribunal de commerce)

a) Thẩm quyền:
Ø Tranh chấp giữa cá nhân và thương nhân, thương nhân với nhau,…
ØTranh chấp về hành vi thương mại
b) Thủ tục xét xử:
Ø Ba thẩm phán không chuyên, hỗ trợ bởi thư ký toà án
c) Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm
d) Giới hạn quyền phúc thẩm: Các tranh chấp có giá trị dưới 4,000 euro
Toà án lao động (Conseil prud’hommes)
a) Thẩm quyền:
Ø Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động gắn với hợp đồng lao
động
b) Thủ tục xét xử:
Ø Các thẩm phán lao động: 2 TP xuất thân từ người lao động và 2 TP từ người sử
dụng lao động
Ø Hoà giải là quy trình bắt buộc
c) Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm
d) Giới hạn quyền phúc thẩm: Các tranh chấp có giá trị nhỏ, vụ việc đơn giản.
Toà án nông nghiệp (Tribunal paritarie de baux ruraux)

a) Thẩm quyền:
Ø Tranh chấp giữa chủ đất và người thuê đất về việc thuê đất nông nghiệp
b) Thủ tục xét xử:
Ø Các thẩm phán không chuyên: 2 TP xuất thân từ thuê đất và 2 TP từ người cho
thuê đất
c) Cấp phúc thẩm: Toà phúc thẩm
d) Giới hạn quyền phúc thẩm: Các tranh chấp có giá trị nhỏ, vụ việc đơn giản.
v Toà vi cảnh (Tribunal de police)
a) Thẩm quyền:
Ø Xét xử các vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng và hay các lỗi vi cảnh
(contravention): lái xe quá tốc độ, ăn cắp vặt, …
b) Hình phạt:
ØPhạt tiền, tịch thu tang vật, bằng lái xe…
c) Thủ tục xét xử:
ØThực hiện bởi một thẩm phán và một nhân viên cơ quan công quyền
d) Cấp phúc thẩm:
ØToà phúc thẩm (trừ TH bị tịch thu bằng lái xe)
v Toà tiểu hình (Tribunal correctionnel)

a) Thẩm quyền: Vụ việc hình sự từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng (trộm cắp,
lừa đảo, gây thương tích…)
b) Hình phạt: Phạt tiền (tối thiểu 3.750 euro), phạt tù (không quá 10 năm)…
c) Thủ tục xét xử: Hội đồng gồm 3 TP với sự giúp việc của thành viên cơ quan
công quyền
d) Cấp phúc thẩm: Không bị giới hạn quyền PT.
3.2.1.3. Toà đại hình (Cour d’assises)

a) Thẩm quyền:
Ø Vụ việc hình sự rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
Ø Tội phạm vị thành niên (có sự tham gia của bồi thẩm đoàn)
b) Thủ tục xét xử:
Ø Hội đồng gồm 3 TP
Ø Có sự hiện diện của bồi thẩm đoàn
c) Hình phạt:
Ø Ít nhất 10 năm tù cho đến chung thân
d) Phúc thẩm: Toà đại hình phúc thẩm
3.2.2. Toà án phúc thẩm (Cour d’appel)

a) Thẩm quyền
ØXét xử tất cả các bản án của Toà án cấp dưới nằm trong nhánh toà án có thẩm
quyền xét xử chung (trừ các bản án tại các toà ST bị giới hạn quyền phúc thẩm)
ØXét xử lại cả về nội dung tình tiết vụ việc lẫn pháp luật được áp dung.
b) Thủ tục xét xử
ØHội đồng gồm 3 – 5 thẩm phán chuyên nghiệp
3.2.3. Toà phá án (Cour de cassation)

a) Thẩm quyền: xem xét lại quan điểm pháp luật của các bản án, phán quyết của toà
án cấp dưới
b) Thủ tục:
ØĐược thực hiện bởi một trong sáu phòng
ØRa quyết định công nhận hoặc phá án
ØNếu phá án, Toà trả bản án về cho toà án cấp dưới xét xử lại vụ việc.
c) Hiệu lực của quyết định: một vụ việc không được xem xét quá hai lần, lần sau
cùng Toà phá án sẽ đưa ra quan điểm đối với việc xét xử.
3.3. Nhánh toà án hành chính

Hội đồng Nhà nước (Conseil d’Etat)

Toà phúc thẩm hành chính


(Cour administrative d’appel)

Toà sơ thẩm hành chính


(Tribunal administrative)
Toà sơ thẩm hành chính

a) Thẩm quyền:
Ø ST các vụ kiện hành chính, trừ các vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của HĐNN
Ø Thẩm quyền theo lãnh thổ: toà án nơi có trụ sở của cơ quan đã ban hành quyết
định hành chính bị khiếu kiện
Ø Huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định bị kiện
b) Thủ tục xét xử:
Do một Hội đồng gồm 3 – 5 TP, các vụ việc đơn giản sẽ do một TP thụ lý.
Toà sơ thẩm hành chính chuyên trách

Ø Có thẩm quyền chuyên trách


ØMỗi toà do một văn bản thành lập nên
ØQuy chế tố tụng tương tự như Toà ST hành chính thẩm quyền chung
Toà Phúc thẩm hành chính

a) Thẩm quyền:
Ø Phúc thẩm các vụ việc hành chính đã được giải quyết bởi Toà ST
hành chính nhưng có kháng cáo, trừ các bản án thuộc thẩm quyền PT
của HĐNN
b) Thủ tục xét xử:
Ø Thực hiện nhiệm vụ như Toà phúc thẩm thẩm quyền chung
Hội đồng Nhà nước

• Chức năng:
ØTư pháp: Xét xử sơ thẩm (mang tính chung thẩm), phúc thẩm
và phá án vụ việc hành chính (từ năm 1987 Toà có quyền huỷ
phán quyết và xét xử như cấp xét xử thứ ba)
ØTư vấn: tư vấn cho Chính phủ khi có một dự thảo luật sắp
được thông qua; nghiên cứu các đề án của Chính phủ.
v Toà xung đột (Tribunals des conflits)

ØGiải quyết các tranh chấp về thẩm quyền tài phán của nhánh Toà án
Tư pháp và nhánh Toà án Hành chính, quyết định nhánh toà nào có
thẩm quyền giải quyết vụ việc
ØQuyết định này sẽ có giá trị chung thẩm và có giá trị thi hành ngay
ØThành phần: 8 thẩm phán (số lượng giống nhau từ Toà phá án và Hội
đồng nhà nước)
v Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel)

• Chức năng
ØTư pháp: Giải quyết tính hợp hiến của các đạo luật, phân định thẩm quyền lập
pháp của Nghị viện và Chính phủ, phân chia quyền lực giữa Nhà nước Pháp và
các lãnh thổ hải ngoại; giải quyết tranh chấp liên quan đến bầu cử, trưng cầu ý
dân. Hoạt động này được thực hiện bởi Hội đồng Hiến pháp như một toà án, với
trình tự thủ tục đặc biệt.
ØTư vấn: Tư vấn cho Tổng thống thực thi Điều 16 của Hiến pháp (ban bố tình trạng
khẩn cấp trên toàn quốc); tư vấn cho Chính phủ trong việc tổ chức bầu cử Tổng
thống hay trưng cầu ý dân.
v Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel)

• Giám sát tính hợp hiến: giám sát trước và giám sát sau.
ØGiám sát trước: trước khi một đạo luật được ban hành hoặc một điều ước quốc tế
được phê chuẩn, theo yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ yêu cầu, Hội
đồng Hiến pháp sẽ được thực hiện việc giám sát.
ØGiám sát sau: từ ngày 1/3/2010, Toà phá án và HĐNN có quyền đề xuất Hội
đồng Hiến pháp xem xét các đạo luật đã có hiệu lực vi phạm các quyền và sự tự
do trong Hiến pháp.
So sánh cơ chế bảo hiến ở Pháp, Hoa Kỳ và Việt Nam

Tiêu chí Pháp Hoa Kỳ Việt Nam


Mô hình Bảo hiến tập trung Bảo hiến phi tập trung Bảo hiến tập trung
Thẩm quyền Hội đồng Bảo hiến Mọi toà án Quốc hội
Tính chất giám sát Khái quát Cụ thể Tương đối cụ thể
Phạm vi bảo hiến Hẹp hơn so với phạm vi BH Rất rộng Tương đối hẹp
của Mỹ
Phương thức giám sát Giám sát trước và sau Giám sát sau Chưa có quy định
Chủ thể có quyền yêu GS trước: đương nhiên Mọi cá nhân, tổ chức Chưa có quy định
cầu bảo hiến GS sau: các bên có liên quan

Hậu quả HĐBH có quyền tuyên bố Chỉ dừng lại ở việc tuyên QH chưa có đủ khả năng
huỷ bỏ đạo luật hoặc nội bố vi hiến để ngăn chặn hành vi vi
dung vi hiến hiến
4. Nghề luật và phương thức đào tạo luật

Đặc điểm:
ØCó sự đa dạng về cơ cấu nghề luật: thẩm phán, luật sư, công chứng
viên, thừa phát lại, giám định viên tư pháp,…
ØBằng cử nhân luật đóng vai trò tiên quyết cho việc hành nghề, trừ một
số trường hợp đặc biệt
ØĐào tạo nghề luật mang tính bắt buộc.
4. Nghề luật và phương thức đào tạo luật
Mặc dù có sự đa dạng về nghề luật, nhưng nhìn chung chúng có những đặc trưng
sau:
Ø Trong xu hướng xây dựng một xã hội hiện đại, nghề tư pháp ở Pháp đã đạt đến
mức độ xã hội hoá rất cao
Ø Xuất phát từ quan điểm đó, việc quản lý nhà nước đối với các nghề tư pháp cũng
rất mềm dẻo
Ø Cùng với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế – xã hội, khoa học – kỹ
thuật thì yêu cầu đối với trình độ chuyên môn của nghề tư pháp ngày càng được
coi trọng
Ø Những đòi hỏi khắt khe về đạo đức nghề nghiệp.
4.1. Nghề thẩm phán
Thẩm phán của hệ thống Toà án tư pháp Thẩm phán của hệ thống Toà án hành chính

Phải có bằng cử nhân luật (4 năm)


Thi vào trường đào tạo chức danh tư pháp (Ecole Thi vào trường hành chính quốc gia (Ecole Nationale
Nationale de la Magistrature – ENM) d’Administration – ENA). Ngoài ra, có thể lựa chọn
từ công chức CQ HC NN đã qua một số năm công tác

Được đào tạo trong vòng 31 tháng kể cả thực tập


Sẽ được Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm vào vị trí tương ứng
Có quy chế của thẩm phán Có quy chế là công chức, không được xem là thẩm
phán (ngoại trừ các thẩm phán của Hội đồng Nhà
nước – Tham chính viện).
4.2. Nghề luật sư
Chức năng Điều kiện hành nghề Nguyên tắc hành nghề
• Chức năng bào chữa và • Tốt nghiệp cử nhân luật • Có bảo hiểm trách nhiệm
chức năng tư vấn pháp lý hoặc tương đương dân sự cho hoạt động nghề
• Luật sư có thể hành nghề • Là người không có tiền nghiệp của mình nhằm đảm
với tư cách cá nhân hoặc án, tiền sự về những hành bảo quyền lợi cho khách
trong khuôn khổ một hiệp vi xâm phạm đến danh dự, hàng
hội nhân phẩm, đến lòng • Giữ bí mật nghề nghiệp
trung thành đối với đất • Không được quyền tư vấn,
nước và xâm phạm các bảo vệ quyền lợi cho nhiều
thuần phong mỹ tục người có lợi ích trái ngược
nhau trong cùng một vụ
• Thi đậu vào Trung tâm việc
đào tạo luật sư với thời
gian học và thực tập là • Phải tuân theo quy tắc đạo
đức và nghề nghiệp của
một năm. Đoàn luật sư.
4.3 Nghề công chứng viên

Chức năng Điều kiện hành nghề Nguyên tắc hành nghề

• Tư vấn • Thông qua hoạt động • Hoạt động trong phạm


• Chứng thực văn bản, đào tạo nghề vi lãnh thổ nhất định,
hợp đồng. • Thông qua hoạt động không được vượt ra
đào tạo sau đại học ngoài phạm vi đó.
• Thông qua hình thức kế • Mua bảo hiểm trách
thừa chức vụ từ người nhiệm nghề nghiệp cho
tiền nhiệm công chứng viên thuộc
tổ chức của mình
4.4. Nghề thừa phát lại

Chức năng Điều kiện hành nghề Nguyên tắc hành nghề

• Tống đạt giấy tờ, văn • Có bằng cử nhân luật. • Hành nghề trong một
bản • Trải qua hai năm thực phạm vi lãnh thổ nhất
• Thi hành các bản án dân tập trong một văn phòng định, không được vượt
sự, lao động, thương mại thừa phát lại. ra ngoài phạm vi lãnh
và các quyết định dân sự • Thi đậu kì thi sát hạch thổ đó.
trong bản án hình sự về khả năng hành nghề
• Một số nhiệm vụ khác: thừa phát lại.
thu hồi nợ, bán đấu giá,
quản lý bất động sản,
soạn thảo các văn bản tư
chứng thực …

You might also like