You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

NGHIÊN CỨU VỀ THÓI QUEN SỬ DỤNG


THỨC ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Môn học: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh


doanh

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Cả


Mã lớp học phần: 22D1STA50800520
Khóa – Lớp: K47- BA005
Nhóm thực hiện: 04
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÓM 04

Họ và tên Lớp MSSV Mức độ hoàn


thành
1 Trần Gia Hạo BA005 3121102001 100%
4
2 Phạm Đình Cương BA005 3121102590 100%
5
3 Trần Anh Tài BA005 3121102614 100%
1
4 Đỗ Phạm Ngọc Linh BA005 3121102640 100%
0
5 Hồ Thị Hoàng Diễm BA005 3121102590 100%
6
6 Phạm Phúc Thịnh BA005 3121102235 100%
6

MỤC LỤC

TÓM TẮT................................................................................................................................2
1.GIỚI THIỆU.........................................................................................................................2
1.1 Tổng quan......................................................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................3
1.3. Khái quát phương pháp thực hiện và phạm vi đối tượng nghiên cứu...........................4
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................4
2.1. Quy trình thực hiện dự án.............................................................................................4
2.2. Các thang đo sử dụng....................................................................................................4

1
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................7
3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát.................................................................................................7
3.1.1. Trình độ học vấn của sinh viên:.............................................................................7
3.1.2. Tần suất sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên:.....................................................8
3.2 Các loại thức ăn nhanh thường được tiêu thụ:...............................................................8
3.2.1. Tiêu chí lựa chọn thức ăn nhanh..........................................................................10
3.2.3. Tiêu chí lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh:.....................................................12
3.2.4. Chi tiêu sinh viên dành cho ăn uống hằng tháng:................................................13
3.2.5. Mức tiền sinh viên chi cho việc mua thức ăn nhanh:...........................................15
3.2.6. Việc tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh trong tương lai của sinh viên:....................16
4. HẠN CHẾ..........................................................................................................................17
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................17
6. LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................20

2
TÓM TẮT
Thức ăn nhanh (hay còn gọi là fast food) là thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc chế biến rất
nhanh chóng để phục vụ cho người ăn. Thông thường thuật ngữ này dùng để chỉ các món có
thành phần nấu sẵn bán mang đi hoặc ăn nhanh tại các quán ăn cửa hàng.
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội kéo theo đó là công việc bận rộn, nhịp sống hối hả làm
cho con người thích nghi chóng mặt với những thay đổi này. Để thời gian được sắp xếp một
cách hợp lí, hiệu quả, không chỉ giải quyết vấn đề công việc mà còn là để có một bữa ăn
ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tốt cho sức khỏe, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt
động mà còn muốn việc ăn uống đó tốn ít thời. Thì dựa vào như cầu đó, sự ra đời của thức
ăn nhanh đã đáp ứng được nhu cầu của con người.
Ngày nay, fastfood không còn xa lạ gì với người dân, đặc biệt là giới trẻ khi fastfood đã
trở thành xu hướng của những con người bận rộn. Chính vì điều kiện thuận lợi đó mà các
chuỗi cửa hàng fastfood ở Việt Nam phát triển với hệ thống quy mô lớn mạnh trên cả nước.
Sự kết hợp đa dạng của các phong cách ẩm thực nước ngoài, sự biến tấu độc đáo để tạo
thành phong cách riêng của Việt Nam.
Ở sinh viên, sự thay đổi cuộc sống đột ngột cũng như là cuộc sống tự lập thì việc lựa chọn
fastfood là một điều dễ hiểu và dường như nó đang bị lạm dụng quá nhiều, thiếu khoa học.
Hiểu được vấn đề này, nhóm chúng em quyết định khảo sát về vấn đề “ Thói quen sử dụng
thức ăn nhanh của sinh viên hiện nay”. Để phục vụ cho việc nghiên cứu, nhóm đã tìm
hiểu và thu thập thông tin dữ liệu thông qua sử dụng “Google Form” để tạo ra một cuộc
khảo sát với số lượng 100 người, các đối tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên. Kết quả cuối
cùng đưa ra góc nhìn về từng yếu tố tác động tới thói quen ăn uống, lối sống… từ đó rút ra
phương hướng cải thiện tốt nhất.

3
1.GIỚI THIỆU

1.1 Tổng quan


Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mức sống của người dân ngày càng nâng
cao và nhịp sống tăng nhanh, mọi thứ đều gấp gáp vội vàng thì việc tiết kiệm thời gian vào
những bữa ăn để hoàn thành những công việc bận rộn hằng ngày là một việc cần thiết. Sắp
xếp thời gian hợp lí và tiết kiệm chúng để có thể hoàn thành tất cả công việc, học tập trong
một ngày và có những bữa ăn không chỉ ngon mà còn đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng
lượng thì việc này góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thức ăn
nhanh trên toàn quốc.
Văn hóa thức ăn nhanh phát triển từ những năm 90 ở châu Mỹ, về sau mở rộng mạnh ở
châu Âu và châu Á. Năm 1998, đồ ăn nhanh chính thức du nhập vào Việt Nam bởi
thương hiệu Lotteria của Hàn Quốc. Từ đây, loại hình fastfood được đón nhận mạnh mẽ,
đặc biệt là giới trẻ ở những thành phố lớn. Với lối sống trẻ trung, năng động, khiến
fastfood ngày càng trở thành món ăn yêu thích tại Việt Nam không những của giới trẻ
mà cả người lớn tuổi cũng rất ưa chuộng.
Bên cạnh sự tiện lợi, thì thức ăn nhanh thường nhỏ gọn, hình thức lại bắt mắt, mùi vị
thơm ngon như hamburger, gà rán, pizza, sandwich, ...chính là nguyên nhân khiến chúng
có độ phủ sóng lớn trên thị trường.
Thị trường thức ăn nhanh được định giá đạt 651 tỉ USD vào năm 2020. Ở Việt Nam, thức
ăn nhanh đang bành trướng chiếm lĩnh thị trường, không chỉ của các hãng fastfood nước
ngoài mà còn có sự góp mặt của các loại thức ăn nhanh truyền thống của Việt Nam.
Sau đại dịch Covid-19, thị trường thức ăn nhanh càng bùng nổ hơn tại Việt Nam nhờ các
ứng dụng giao hàng tận nơi. Nguyên nhân là vì tình hình dịch bệnh khiến người dân lo
lắng hơn về việc tiếp xúc nhiều người và mua hàng online là lựa chọn an toàn nhất. Nhất
là ở sinh viên, việc sử dụng các ứng dụng giao hàng trên chiếc điện thoại thông minh của
mình quá gần gũi với họ, chỉ cần vài thao tác là có thể đặt một món ngon cho bữa ăn.
Nói đến sự tiện lợi cũng như sự hấp dẫn của thức ăn nhanh, thì cũng không thể không
nhắc đến tác hại khi sử dụng nó. Với cách chế biến nhiều giàu mỡ, muối và các phụ gia
có hại sức khỏe khác, nó đem lại nguy cơ mắc bệnh về tim mạch rất cao, các vấn đề về
thận, về da, hệ thần kinh, suy yếu hệ miễn dịch và đặc biệt là bệnh béo phì… Vì vậy, các
chuyên gia khuyến cáo việc không nên sử dụng nhiều đồ ăn nhanh để bảo vệ sức khỏe con
người. Nhận thức được điều này, nhóm đã chọn đề tài “ Nghiên cứu về thói quen sử dụng
thức ăn nhanh của sinh viên hiện nay”, đây là vấn đề cần thiết trong cuộc sống hiện nay
để giúp con người, đặc biệt là sinh viên có những nhận thức đúng đắn về thức ăn nhanh.

4
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dự án nhằm nghiên cứu thói quen sử dụng các thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay, được
thực hiện với 2 mục tiêu:
- Tìm hiểu các tiêu chí lựa chọn và sử dụng thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay.
- Tìm hiểu về mức độ chi tiêu và mức độ lựa chọn trong tương lai về các loại thức ăn
nhanh của các thương hiệu của người tiêu dùng.

1.3. Khái quát phương pháp thực hiện và phạm vi đối tượng nghiên cứu
Khảo sát trực tuyến bằng google form
Thời gian khảo sát: Tháng 4/2022
Cỡ mẫu khảo sát: 100
Địa điểm khảo sát: Các sinh viên học tập và làm việc tại Tp. HCM.
Phương pháp lựa chọn mẫu: Ngẫu nhiên.
Phương pháp phân tích: Các công cụ thống kê mô tả (trình bày dữ liệu bằng bảng biểu,
đồ thị, …)
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thói quen sử dụng thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay.
Khảo sát được thực hiện bởi nhiều sinh viên trong và ngoài UEH
Phạm vi nghiên cứu được tập trung nghiên cứu bởi các sinh viên của trường Đại học kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà sử dụng fastfood phổ biến và thịnh hành nhất.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình thực hiện dự án

Quan sát tình Đặt vấn đề Đưa ra mục tiêu Xây dựng câu
hình xã hội nghiên cứu nghiên cứu hỏi khảo sát

Thu thập và Tiến hành


Viết báo cáo xử lí dữ liệu khảo sát

5
2.2. Các thang đo sử dụng
Trình độ học vấn
Năm 1
Năm 2 Thứ bậc
Năm 3
Năm 4
Khác (VB2, Cao học, ..)
Giới tính
Nam Danh nghĩa
Nữ
Tần suất bạn sử dụng thức ăn nhanh?
Luôn luôn
Thường xuyên Thứ bậc
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Bạn thường hay sử dụng loại thức ăn nhanh nào?
Gà rán
Hamburger
Khoai tây chiên Danh nghĩa
Hotdog
Pizza
Bánh mì thịt Việt Nam
Khác
Hãng thức ăn nhanh bạn thường hay sử dụng?
KFC
Lotteria
McDonald’s Danh nghĩa
Pizza Hut

6
Jollibee
Khác
Tiêu chí bạn lựa chọn thức ăn nhanh: Khoảng
Giá cả hợp lý Với:
Nhanh, tiện lợi 1.Hoàn toàn không quan
An toàn vệ sinh thực phẩm tâm

Thương hiệu lớn, uy tín 2.Ít quan tâm

Hàm lượng dinh dưỡng 3.Trung lập

Theo trend (nhiều người sử dụng) 4.Khá quan tâm


5.Rất quan tâm

Tiêu chí lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh: Khoảng


Thái độ phục vụ Với:
Giá cả cạnh tranh 1.Hoàn toàn không đồng
Thời gian ra thức ăn ý

Khuyến mãi 2.Không đồng ý

Theo xu hướng 3.Trung lập

Không gian thoáng mát 4.Đồng ý


5.Hoàn toàn đồng ý

Bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để sử dụng cho
ăn uống hàng tháng ( ĐVT: Đơn vị triệu)?
Dưới 1 triệu
1 triệu – dưới 2 triệu Danh nghĩa
2 triệu – dưới 3 triệu
3 triệu – dưới 4 triệu
4 triệu trở lên
Hàng tháng bạn thường sử dụng bao nhiêu tiền cho
thức ăn nhanh (ĐVT: đơn vị triệu)

7
Dưới 1 triệu Danh nghĩa
1 triệu – dưới 2 triệu
2 triệu – dưới 3 triệu
3 triệu – dưới 4 triệu
4 triệu trở lên

Trong tương lai bạn có tiếp tục sử dụng thức ăn


nhanh không Danh nghĩa

Không

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.

3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát.

GIỚ I TÍNH

26%

74%

Nam Nữ

Theo kết quả thống kê cho thấy, trong tổng số 100 người có sự chênh lệch nhiều về số lượng
nam và nữ. Cụ thể, Nữ là 74 người chiếm 74% và nam là 26 người chiếm 26%.

8
3.1.1. Trình độ học vấn của sinh viên:

BẬ C ĐẠ I HỌ C

4%
3%

93%

Nă m 1 Nă m 2 Nă m 3
Nă m 4 Khá c (VB2, Cao học,…)

Trình độ học vấn của những người tham gia khảo sát đa số là sinh viên năm nhất với 93
người chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người tham gia khảo sát (93%). Theo sau là hai
nhóm có tỷ lệ thấp hơn có tỷ lệ năm 2 là 3 người (3%) và năm 3 là 4 người (4%). Không có
sự tham gia khảo sát của những sinh viên năm 4 và sinh viên VB2, Cao học, …

3.1.2. Tần suất sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên:

TẦ N SUẤ T SỬ DỤ NG THỨ C Ă N NHANH

Không bao giờ0%

Hiế m khi 20%

Thỉnh thoả ng 62%

Thườ ng xuyê n 16%

Luôn luôn 2%

0 10 20 30 40 50 60 70

Kết quả cho thấy xu hướng tiêu thụ thức ăn nhanh của sinh viên là rất phổ biến: 2% trong
tổng số người tham gia khảo sát luôn luôn sử dụng; 16% thường xuyên sử dụng; 62% thỉnh
thoảng sử dụng thức ăn nhanh; chỉ có 20% hiếm khi sử dụng và không xuất hiện người
không sử dụng thức ăn nhanh.

9
Từ kết quả khảo sát cho ta thấy các bạn sinh viên sử dụng thức ăn nhanh là rất nhiều. Mọi
người sử dụng thức ăn nhanh với nhiều lý do, đặc biệt là để thỏa mãn nhu cầu ăn uống mới
lạ của bản thân: khi thèm ăn, khi rảnh quá không có gì làm và muốn giết thời gian, khi
stress và ăn uống là cách để họ giải tỏa căng thẳng, khi được bạn bè mời đi ăn trong các dịp
cuối tuần, ngày lễ của họ như sinh nhật, lễ kỷ niệm... hoặc đơn giản đi ăn sau giờ học và
thậm chí để thay thế các bữa ăn chính của bản thân. Ngoài ra, khi có các chương trình
khuyến mãi, ưu đãi dành cho sinh viên cũng thu hút họ sử dụng thức ăn nhanh mặc dù
không có nhu cầu.

3.2 Các loại thức ăn nhanh thường được tiêu thụ:


Ở Việt Nam, thức ăn nhanh đã rất đa dạng và phổ biến đối với mọi người, nhất là các bạn
sinh viên. Mọi người có vô số những lựa chọn các loại thức ăn nhanh để sử dụng. Dưới đây
là số liệu thu thập được trong khảo sát về việc lựa chọn các loại thức ăn nhanh thường được
tiêu thụ của các bạn sinh viên.

LOẠ I THỨ C Ă N NHANH


70 70%
62%
60 56% 60%

50 50%

40 36% 40%

30 62 28% 30%
25% 56 25%
20 36 15% 20%
28 25 25
10 10%
15
0 0%
Gà rá n Hamburger Khoai tâ y Hotdog Pizza Bá nh mì thịt Cá c loạ i khá c
chiê n Việ t Nam

Tầ n số Tầ n suấ t phầ n tră m (%)

Kết quả thống kê cho thấy gà rán, bánh mì thịt Việt Nam là hai loại thức ăn nhanh được ưa
chuộng nhất với tỷ lệ lần lượt là 62% và 56%. Ngoài ra, sinh viên cũng lựa chọn không kém
khoai tây chiên với 36% và hamburger với 28%. Cuối cùng là Pizza chiếm 25%, Hotdog
chiếm 15% và các loại khác chiếm 25%.

Giả thuyết: Có tối đa 60% người lựa chọn gà rán là loại thức ăn nhanh thường hay sử
dụng.

10
Ha: 0.62 0.6 0.05 0.41 0.3409

⇨ -value=0.3409>0.05 🡪 Ủng hộ H0 🡪 Bác bỏ Ha

⮚ Như vậy qua kết quả kiểm định ta thấy có tối đa 60% người lựa chọn gà rán là loại thức
ăn nhanh thường hay sử dụng. Đây là một con số cho thấy gà rán là món thức ăn nhanh
được các bạn sinh viên vô cùng ưa chuộng.

3.2.1. Tiêu chí lựa chọn thức ăn nhanh.

TIÊ U CHÍ CHỌ N THỨ C Ă N NHANH


Theo trend 6% 22% 40% 23% 9%

Hà m lượ ng dinh dưỡ ng 15% 38% 33% 9% 5%

Thương hiệ u lớ n, uy tín 19% 39% 31% 7% 4%

An toà n vệ sinh thự c phẩ m 41% 35% 16% 4% 4%

Nhanh, tiệ n lợ i 24% 45% 20% 8% 3%

Giá cả hợ p lí 26% 47% 18% 4% 5%


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Rấ t quan tâ m Khá quan tâ m Trung lậ p


Ít quan tâ m Hoà n toà n không quan tâ m

Theo kết quả cuộc khảo sát khi xét về mức độ quan trọng của tiêu chí lựa chọn thức ăn
nhanh, những khía cạnh được đánh giá cao (khá quan tâm và quan tâm) là tiêu chí vệ sinh
an toàn thực phẩm (76%) vì sinh viên muốn dành ra sự quan tâm nhất định trong việc vệ
sinh an toàn thực phẩm của bên cung cấp đồ ăn nhằm tránh việc có thể mắc các bệnh liên
quan đến tiêu hoá trước mắt và cả hệ luỵ sau này, đặc biệt là tránh ngộ độc thực phẩm.
Đứng thứ hai là tiêu chí giá cả hợp lý (73%) vì mức chi tiêu gia đình cung cấp cho sinh viên
là có hạn và cần phải cân nhắc khi chi tiêu sao cho hợp lí. Tiếp theo đó tiêu chí nhanh, tiện
lợi với 69%. Ba tiêu chí còn lại là lựa chọn thức ăn nhanh từ thương hiệu lớn uy tín (58%),
hàm lượng dinh dưỡng (53%) và theo trend (28%) được đánh giá thấp hơn.

Giả thuyết: Có tối đa 75% người đánh giá cao ở mức khá quan tâm và rất quan tâm về khía
cạnh an toàn vệ sinh khi lựa chọn các thức ăn nhanh.

11
H0: -value

Ha: 0.76 0.75 0.05 0.23 0.409

⇨ -value=0.409>0.05 🡪 Ủng hộ H0 🡪 Bác bỏ Ha

⮚ Mặc dù mẫu khảo sát cho ra kết quả rằng có 76% người đánh giá cao ở mức khá quan
tâm và rất quan tâm về khía cạnh an toàn vệ sinh khi lựa chọn các thức ăn nhanh, nhưng
trên thực tế, từ kết quả kiểm định cho thấy chỉ có tối đa 75%. Đây cũng là một con số
khá lớn về mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về vấn đề an toàn vệ sinh. Qua đó ta
thấy giới trẻ hiện nay đã quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn và mong muốn sử
dụng những đồ ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.2. Thương hiệu thức ăn nhanh thường được sử dụng:


Ngày nay các cửa hàng bán thức ăn nhanh đã xuất hiện khá nhiều và đa dạng. Dưới đây là
số liệu thu thập được khảo sát về việc lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh của sinh viên.

THƯƠNG HIỆU THỨC ĂN NHANH


60 56% 60%

50 50%
44%
39%
40 40%
32%
30 30%
56
44 20%
20 16% 39 20%
32
10 20 10%
16

0 0%
KFC Lotteria McDonald's PizzaHut Jollibee Cá c hã ng khá c

Tầ n số Tầ n suấ t phầ n tră m (%)

Qua cuộc khảo sát cho thấy thương hiệu KFC được sinh viên ưa chuộng nhất với tỷ lệ 56%,
tiếp sau đó là Lotteria với 44%, Jollibee là 39%, Mc Donald và Pizza Hut lần lượt
là 20% và 16% và còn nhiều thương hiệu khác được lựa chọn là 32%.

12
Giả thuyết: Có tối đa 50% người lựa chọn hãng KFC là thương hiệu thức ăn nhanh thường
hay được sử dụng.
H0: -value

Ha: 0.56 0.5 0.05 1.2 0.1151

⇨ -value=0.0287<0.05 🡪 Ủng hộ H0 🡪 Bác bỏ Ha

⮚ Qua đây ta thấy có tối đa 50% người lựa chọn hãng KFC là thương hiệu thức ăn nhanh
thường hay được sử dụng. Đây là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng
xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam do đó nó được lựa chọn để sử dụng khá nhiều.

3.2.3. Tiêu chí lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh:

TIÊU CHÍ CHỌN THƯƠNG HIỆU THỨC ĂN NHANH


Không gian thoá ng má t 23% 56% 17% 2%
2%

Theo xu hướ ng 4% 41% 42% 9% 4%

Khuyế n mã i 30% 46% 19% 3%2%

Thờ i gian ra thứ c ă n 17 53% 24% 3%3%

Giá cả cạ nh tranh 18 50% 27% 2%3%

Thá i độ phụ c vụ 28 48% 21% 3%


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hoà n toà n đồng ý Đồng ý Trung lậ p


Không đồng ý Hoà n toà n không đồng ý

Theo kết quả cuộc khảo sát, khi xét về mức độ quan trọng của tiêu chí lựa chọn thức ăn
nhanh, những khía cạnh được đánh giá cao (Hoàn toàn đồng ý và đồng ý) là Không gian
thoáng mát (79%) vì sinh viên tập trung vào không gian rộng rãi và thoáng mát để có sự
thoải mái trong ăn uống bên cạnh đó không xảy ra tình trạng xếp hàng chen chúc khi gọi
món. Bên cạnh đó sinh viên còn lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh dựa vào chương trình
khuyến mãi đang được thực hiện để tiết kiệm chi phí và thái độ phục vụ của nhân viên được
thể hiện qua 2 tỷ lệ là Khuyến mãi (76%) và Thái độ phục vụ (76%). Tiếp theo đó là thời
13
gian ra món (70%), thường thì các thương hiệu hiệu thức ăn nhanh cho ra món rất nhanh
nên yêu tố này vẫn được các bạn sinh viên quan tâm. Tiêu chí cuối cùng trong việc đưa ra
tiêu chí lựa chọn thương hiệu thức ăn ít được quan tâm nhất đó chính là giá cả canh tranh
(68%).
Giả thuyết: Có tối đa 70% người lựa chọn không gian thoáng mát là tiêu chí khi lựa chọn
thương hiệu thức ăn nhanh.
H0: -value

Ha: 0.79 0.70 0.05 1.9 0.0287

⇨ -value=0.0287<0.05 🡪 Ủng hộ Ha 🡪 Bác bỏ H0

⮚ Qua đó ta có thể kết luận rằng có nhiều hơn 70% người lựa chọn không gian thoáng mát
là tiêu chí khi lựa chọn thương hiệu thức ăn nhanh. Đây là một con số khá lớn cho thấy
tiêu chí không gian thoáng mát là tiêu chí ưu tiên hàng đầu của các bạn sinh viên để lựa
chọn hãng thức ăn nhanh.

3.2.4. Chi tiêu sinh viên dành cho ăn uống hằng tháng:

Qua cuộc khảo sát có 100 người tham gia trả lời trả lời câu hỏi trên. Từ biểu đồ có được,
thông qua việc xử lý dữ liệu, có thể thấy đa số mọi người dành dưới 1 triệu đồng để chi tiêu
14
ăn uống mỗi tháng với 56 người trên tổng số 100 người và 23 người dành từ 1-2 triệu đồng
để chi tiêu ăn uống hàng tháng. Số tiền dành cho chi tiêu ăn uống hàng tháng trong khoảng
từ 2-3 triệu đồng có 16 người. Có số ít người dành từ 3-4 triệu đồng và trên 4 triệu đồng để
chi tiêu ăn uống mỗi tháng, lần lượt là 4 người và 1 người. Số tiền sinh viên bỏ ra còn phụ
thuộc nhiều vào số tiền gia đình chu cấp nên có sự chênh lệch giữa các mức tiền chi tiêu.
Ngoài ra, bằng việc áp dụng phương pháp suy diễn, ta khái quát hơn về chi tiêu hằng tháng
cho việc ăn uống ở giới trẻ từ mẫu có 100 người đã và đang chi tiêu để mua đồ ăn
hằng tháng.
Đặt giả thuyết: Ở giới trẻ sinh viên hiện nay, có ít nhất 60% số người sử dụng số tiền
dưới 1 triệu đồng cho việc mua đồ ăn hàng tháng.
Gọi p là tỷ lệ sinh viên dành dưới 1 triệu đồng cho việc mua đồ ăn hàng tháng.
Giả thuyết kiểm định:
H0: p ≥ 0,6
Ha: p < 0,6
Nhóm đã thảo luận, nếu tỷ lệ tổng thể là p = 0,56 thì sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro α
= 0,05 để bác bỏ giả thuyết không. Vì vậy, mức ý nghĩa: α = 0,05
Lấy mẫu 100 người có 56 người dành số tiền dưới 1 triệu đồng cho việc mua đồ ăn
56
hàng tháng, nên ta có: n = 100 và p= =0 , 56
100
Với p . n=0 , 56.100=56 ≥5 và ( 1− p ) . n=0 , 44.100=44 ≥ 5 thì phân phối của mẫu p có
thể được xấp xỉ là phân phối chuẩn.
Giá trị thống kê kiểm định:
p− p 0 0 , 56−0 , 6
z= = ≈−0 , 82

√ p0 .(1− p 0)
n √ 0 , 6.0 , 4
100

Tra bảng xác suất tích lũy của phân phối chuẩn chuẩn hóa, ta dễ dàng tìm được p–
value = 0,209
Xét với mức ý nghĩa α = 0,05, thì giá trị p – value = 0,209 > 0,05
Từ đây, ta có thể kết luận: Không đủ bằng chứng để bác bỏ H0.

⇨ Qua đây, có ít nhất 60% sinh viên dành dưới 1 triệu đồng cho việc mua đồ ăn hàng
tháng.
Ngoài ra, với phương pháp suy diễn thống kê “Ước lượng khoảng”, ta có thể nhìn tổng quát
chung các mức số tiền còn lại của sinh viên cho việc ăn uống hàng tháng.

15
Số tiền cho việc Tổng Ước lượng khoảng
mua đồ ăn hàng về tỷ lệ phần trăm
Tần số Tần suất phần trăm
tháng với độ tin cậy 95%
1 – 2 triệu 23 23% Giữa 14,75% và
31,25%
2 – 3 triệu 16 16% Giữa 8,81% và
23,19%
3 – 4 triệu 4 4% Giữa 0,16% và
7,84%
4 triệu trở lên 1 1% Giữa 0% và 3%

3.2.5. Mức tiền sinh viên chi cho việc mua thức ăn nhanh:

SỐ TIỀ N SẴ N SÀ NG CHI TRẢ CHO THỨ C Ă N NHANH HÀ NG THÁ NG


90
81
80
70
60
50
40
30
20 15
10
3 1
0
0
Dướ i 1 triệ u 1 triệ u - 2 triệ u 2 triệ u - 3 triệ u 3 triệ u - 4 triệ u 4 triệ u trở lê n

Qua cuộc khảo sát về số tiền chi tiêu hàng tháng cho thức ăn nhanh của 100 sinh viên. Dựa
vào biểu đồ chúng ta có thể thấy được chiếm tỉ lệ cao nhất là dưới 1 triệu đồng để chi tiêu
cho thức ăn nhanh là 81 người. Xếp thứ 2 có 15 người đồng quan điểm với nhau dành ra
khoảng từ 1-2 triệu đồng cho thực phẩm này hàng tháng. Chênh lệch không nhiều với xếp
thứ 3 là khoảng từ 2-3 triệu đồng chiếm 3 người trên tổng số 100 người trả lời câu hỏi này.
Với tỉ lệ thấp hơn chỉ có 1 người đồng thuận cho mức chi tiêu là 4 triệu trở lên và không có
sinh viên nào sẵn sàng chi trả cho việc mua thức ăn nhanh trong khoảng 3-4 triệu.
Từ phương pháp thống kê suy diễn, ta có thể đánh giá được chi tiêu hằng tháng cho việc tiêu
thụ thức ăn nhanh ở giới trẻ từ mẫu có 100 người đã đang sử dụng thức ăn nhanh.

16
Đặt giả thuyết: Ở giới trẻ sinh viên hiện nay, có ít nhất 85% số người sẵn sàng chi trả
dưới 1 triệu đồng cho thức ăn nhanh hàng tháng.
Gọi p là tỷ lệ sinh viên sẵn sàng chi trả dưới 1 triệu đồng cho thức ăn nhanh hàng tháng.
Giả thuyết kiểm định:
H0: p ≥ 0,85
Ha: p < 0,85
Nhóm đã thảo luận, nếu tỷ lệ tổng thể là p = 0,85 thì sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro α
= 0,05 để bác bỏ giả thuyết không. Vì vậy, mức ý nghĩa: α = 0,05
Lấy mẫu 100 người có 81 người sẵn sàng chi trả dưới 1 triệu đồng cho thức ăn nhanh
81
hàng tháng, nên ta có: n = 100 và p= =0 , 81
100
Với p . n=0 , 81.100=81 ≥5 và ( 1− p ) . n=0 ,19.100=19 ≥5 thì phân phối của mẫu p có
thể được xấp xỉ là phân phối chuẩn.
Giá trị thống kê kiểm định:
p− p 0 0 , 81−0 , 85
z= = ≈−1 ,12

√ p0 .(1− p 0)
n √ 0 , 85.0 ,15
100

Tra bảng xác suất tích lũy của phân phối chuẩn chuẩn hóa, ta dễ dàng tìm được p–
value = 0,1314
Xét với mức ý nghĩa α = 0,05, thì giá trị p – value = 0,1314 > 0,05
Từ đây, ta có thể kết luận: Không đủ bằng chứng để bác bỏ H0.

⇨ Qua đây, có ít nhất 85% sinh viên sẵn sàng chi dưới 1 triệu đồng cho thức ăn nhanh
hàng tháng.

3.2.6. Việc tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh trong tương lai của sinh viên:

17
CÓ TIẾ P TỤ C SỬ DỤ NG THỨ C Ă N NHANH TRONG
TƯƠNG LAI?

11%

89%

Có Không

Khi hỏi về việc tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh trong tương lai thì qua biểu đồ trên ta thấy có
đến 89% người lựa chọn sẽ tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh trong tương lai trong khi chỉ có
11% số người lựa chọn không tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh.
Ta có: p=0 ,89 với plà tỷ lệ mẫu sinh viên tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh trong tương lai.
Sử dụng độ tin cậy 95%, ta tìm được phân phối chuẩn hóa: z ¿2=z 0,025 =1 , 96

Sai số biên : ¿ z 0,025 .


√ p . ( 1− p )
n √
=1 , 96.
0 , 89.0 ,11
100
≈ 0,0613

Khoảng tin cậy với “Việc sử dụng thức ăn nhanh trong lương lai của sinh viên” là :
( p ±¿=( 0 , 89 ± 0,0613 )=(0,8287 ; 0,9513)

⇨ Từ đây, số phần trăm sinh viên tiếp tục sử dụng thức ăn nhanh trong tương lai nằm
giữa 82,87% và 95,13%.
Qua đó ta thấy thức ăn nhanh được rất nhiều các bạn sinh viên sử dụng ở hiện tại cũng như
là tương lai. Cuộc sống ngày càng phát triển, con người luôn phải liên tục phát triển bản
thân nhất là đối với các bạn sinh viên do vậy thời gian là rất quan trọng đối với họ. Khi đó
họ có xu hướng giảm thiểu thời gian ăn uống của bản thân. Thức ăn nhanh thật sự là sự lựa
chọn hoàn hảo cho việc tiết kiệm thời gian cũng như nó cung cấp được một lượng năng
lượng khổng lồ do vậy nó được các bạn sinh viên lựa chọn sử dụng rất nhiều ở cả hiện tại và
tương lai.

4. HẠN CHẾ
Dự án được thực hiện với quy mô nhỏ và thực hiện trực tuyến nên chưa thu hút được số
lượng lớn người đa dạng độ tuổi tham gia khảo sát. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, các
bạn có thể đưa ra những lựa chọn chưa thật sự khách quan và đúng. Vì thế số liệu chỉ mang
tính tổng quan, tham khảo chứ không thể phản ánh một cách chi tiết và chính xác nhu cầu
18
tiêu dùng Bài báo cáo chưa áp dụng được nhiều phương pháp trong thống kê, phần lớn dừng
lại ở thực hiện các công cụ của phương pháp thống kê mô tả phối hợp một ít công cụ thống
kê suy diễn. Do đó, các kết quả thu được từ bài nghiên cứu cũng như các nhận xét chỉ mang
tính chất tham khảo, chưa thể áp dụng trực tiếp vào thực tế mà còn cần phải thực hiện các
nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu trên đã phần nào mô tả được thói quen sử dụng thức ăn nhanh
của giới trẻ hiện nay. Các dữ trên có thể được xem như nền tảng cơ sở giúp các nhà nghiên
cứu có thể hình dung và phát triển các cuộc nghiên cứu chuyên sâu hơn. Đồng thời, bài
nghiên cứu cũng có thể tạo tiền đề cho các cuộc nghiên cứu định lượng hoặc các dự án có
tính ứng dụng cao giúp đưa ra những khuyến nghị thiết thực, có tính áp dụng cao hơn trong
việc sử dụng các thực phẩm thức ăn nhanh của sinh viên

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Với quy mô dân số gần 99 triệu dân và xếp thứ 15 thế giới trong bảng xếp hạng dân số các
nước và vùng lãnh thổ, đặc biệt chủ yếu là dân số trẻ. Dựa vào đó, Việt Nam được đánh giá
là một trong những nước có sự tiêu thụ lớn của các ngành thức ăn nhanh. Nhịp sống cùng
với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, thức ăn nhanh trở thành trào lưu, dần dần nó đã
trở thành thói quen đặc biệt là giới trẻ vì tính hữu dụng và tiện lợi của chúng.
Qua khảo sát hầu hết ta thấy được thức ăn nhanh được sử dụng ở các bạn sinh viên năm
nhất (chiếm 93%, sinh viên năm hai, năm ba, năm tư chiếm 7%) rất là phổ biến. Mức độ sử
dụng cũng tăng dần từ luôn luôn (chiếm 2%), thỉnh thoảng (chiếm 16%), thường xuyên
(chiếm 62%). Sự đa dạng các món ăn làm cho các bạn sinh viên cho nhiều sự lựa chọn, và
hầu hết của các bạn sinh viên là Gà rán (chiếm 62%) và Bánh mì thịt (chiếm 56%) thức ăn
nhanh dễ dàng mua nhanh, ăn nhanh mà không tốn nhiều thời gian.
Bên cạnh đó mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được chú trọng, đầu tư vào các
thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm
(chiếm 76%) trong khảo sát, điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt này có gần hầu hết các
bạn sinh viên mới và xa nhà. Không thể kể đến giá cả hợp lý (chiếm 73%) cũng nhận được
sự quan tâm từ các bạn, đi kèm theo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng giá lại phù hợp với
sinh viên là sự lựa chọn hàng đầu. Mức chi tiêu hàng tháng cũng được tìm thấy qua số liệu
khảo sát là dưới 1 triệu đồng trên một tháng (chiếm 56%) và sẵn sàng dành riêng cho thức
ăn nhanh dưới 1 triệu đồng trên một tháng (chiếm 81%), 1 triệu đến 2 triệu (chiếm 15%)
Và ngày nay nhiều nhãn hàng thức ăn nhanh danh tiếng trên thế giới đã và đang tăng
cường mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại Việt Nam và tạo nên sự lựa chọn đa dạng cho sinh
viên. Đầu tiên, thương hiệu nổi tiếng lẫn trong và ngoài nước KFC đang được sinh viên ưa
chuộng nhất (chiếm 56%), tiếp sau đó là Lotteria (chiếm 44%), Jollibee (chiếm 39%), Mc

19
Donald và Pizza Hut lần lượt chiếm 20% và 16% và còn nhiều thương hiệu khác được lựa
chọn là 32%.
Không chỉ ngon, bổ, rẻ mà các bạn sinh viên còn quan tâm đến không gian thoáng mát
(chiếm 79%), các chương trình khuyến mãi và thái độ phục vụ (chiếm 76%) để chọn ra
được một thương hiệu, quán ăn hợp lí để có thể sử dụng thường xuyên.

Thức ăn nhanh đang dần trở thành xu hướng và có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.
Với vốn đầu tư không quá cao như các loại hình kinh doanh khác, phương thức vận hành và
hoạt động đơn giản, không quá kén chọn về địa điểm, thức ăn đã, đang và sẽ tiếp tục phát
triển với quy mô lớn hơn

6. LỜI CẢM ƠN

Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh
Tế TP. Hồ Chí Minh đã đưa môn học Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm 4 xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn – thầy
Nguyễn Thành Cả, người đã đồng hành cùng nhóm trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh và sau cùng là dự án nghiên
cứu này. Sự góp mặt hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu của thầy là yếu tố
quan trọng dẫn đến sự hoàn thiện cả về mặt kiến thức lẫn áp dụng. Sự bổ ích của những bài
học này chúng em tin rằng nó là những hành trang quý báu để chúng em vững bước sau này.

Cùng với thầy, để hoàn thành dự án nghiên cứu này, nhóm chúng em xin chân thành
cảm ơn các anh, chị, bạn bè đã dành thời gian quý báu của mình giúp chúng em khảo sát
những số liệu để dự án nghiên cứu này hoàn thành một cách nhanh chóng và tốt nhất.

Bên cạnh đó, nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức và đã cố gắng hết
sức mình hoàn thiện dự án nghiên cứu nhưng chắc chắn dự án nghiên cứu khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để
dự án nghiên cứu của nhóm em được hoàn thiện hơn.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình môn học Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh (Statistics For Business And
Economics 11th edition), biên dịch Khoa Toán- Thống kê Trường Đh Kinh tế TP.HCM

21
https://qandme.net/vi/baibaocao/Thoi-quen-su-dung-thuc-an-nhanh-va-nhung-chuoi-nha-
hang-pho-bien.html

https://baobixanh.com.vn/thuc-an-nhanh?fbclid=IwAR0zVZpCYkppPd8Xs0-
P0ivpd2r8ZXj0WrOeItNEspn-KtRRvDDGx1X0glE

22
23

You might also like