You are on page 1of 1

Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể, xảy ra để chống lại các áp lực,sự tác động của các

yếu tố bên
ngoài. Stress có thể đem lại tác động tích cực, kích thích sự tỉnh táo, tập trung cao độ trong học tập và
công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ và kéo dài gây nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe thể
chất và tâm lý như: chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, rối loạn giấc ngủ, … có thể dẫn đến trầm cảm,
ảnh hưởng xấu đến học tập, công việc và các mối quan hệ xung quanh. Stress có thể xảy ra ở mọi đối
tượng nhưng có thể thường gặp nhất là sinh viên.
Đối với sinh viên khối ngành sức khỏe, các bạn gặp phải rất nhiều vấn đề gây căng thẳng: lượng kiến
thức quá nhiều, học phí cao, thời gian học tập dài, thực hành lâm sàng áp lực,… Những vấn đề này
thường dẫn đến stress ở các bạn sinh viên ngành sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Sang tại dh yd TPHCM, tỷ lệ sv có dấu hiệu stress là 45,5%.(ytcc),
nc ở cử nhân hộ sinh của tác giả Phạm Ngọc Hà là 19,76%, khoa dược của tác giả Phan Thanh Trúc
Uyên là 48,08%. Ddiều này cho thấy tỷ lệ stress khác nhau giữa các ngành và khoảng thời gian học
khác nhau ở đối tượng nghiên cứu.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến stress và chủ yếu là tập trung vào đối tượng là sinh
viên y khoa, chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện ở các đối tượng sinh viên khác trong khối ngành sức
khỏe và cách ứng phó với stress ít được đề cập.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ stress, mức độ stress, yếu tố gây stress
và cách ứng phó stress trên sinh viên khối ngành sức khỏe nhằm giúp đỡ, can thiệp kịp thời tình trạng
stress của sv ngành sưc khỏe, giảm đi những hệ quả xấu của stress

You might also like