You are on page 1of 2

C. MÁC; PH.

ĂNGGHEN;

V. I. LÊNIN; HỒ CHÍ MINH

LÃNH ĐẠO ĐẢNG,

NHÀ NƯỚC

BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

CÁC BAN ĐẢNG

TRUNG ƯƠNG

CÁC ĐẢNG BỘ TRỰC

THUỘC TRUNG ƯƠNG

TƯ LIỆU

VĂN KIỆN ĐẢNG

HỆ THỐNG

VĂN BẢN

HỒ SƠ - SỰ KIỆN

NHÂN CHỨNG

Chủ Nhật, 31/3/2024

Từ khóa

TƯ LIỆU VĂN KIỆN ĐẢNGLịch sử Đảng|Đảng kỳ|Điều lệ Đảng|Sách chính trị|Văn kiện Đảng toàn tập|
Giới thiệu văn kiện Đảng|Văn kiện Đại hội Đảng|Hội nghị BCH Trung ương|Các Ủy viên Trung ương

Thứ Tư, 30/9/2015 10:11'(GMT+7)

Về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội qua Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt
Nam TS. Nguyễn Đình Hòa - Viện Triết học, Viện KHXH VN

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được,
nhân dân ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nhằm đưa nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề này, tại Đại hội
lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: ''Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn
đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch
sử”1. Có thể nói, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sâu sắc và cụ thể hơn; trong đó, luôn có sự kế thừa, bổ sung, phát
triển và hoàn thiện dần qua từng giai đoạn. Trong bài tham luận này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một
vấn đề - sự phát triển nhận thức của Đảng về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua so sánh
giữa Cương lĩnh xây dựng đất nước trơng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội
VII (1991) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI (2011).

Như chúng ta đã biết, cho đến trước khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã
trải qua chặng đường hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Ban đầu, sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xôviết ở miền Bắc cũng đã đạt được những kết quả nhất định
và có đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan, mô hình chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đặt nhiều kỳ
vọng có thể làm thay đổi về chất toàn bộ đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực đã không diễn ra như mong
muốn. Trái lại, vào giai đoạn cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế - xã hội
nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát, đời sống nhân dân hết sức khó khăn.

You might also like