You are on page 1of 3

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ( TRUNG QUỐC )

*Miền đông:
+ Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù
sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.
+ Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400m, chủ yếu
là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận
nhiệt.
-> Quận Tĩnh Hải thuộc TP Thiên Tân, miền bắc Trung Quốc là vùng đất hầu như
không thích hợp cho trồng lúa. Nằm dọc bờ biển Bột Hải, hơn một nửa diện tích
đất ở đây là đất mặn, đất kiềm, khiến cây trồng khó sống nổi. Tuy nhiên, mùa thu
năm ngoái, Tĩnh Hải đã trồng và thu hoạch được 100ha lúa. Bí quyết của vụ lúa
bội thu này chính là giống lúa mới chịu mặn do nhà khoa học quá cố Viên Long
Bình và nhóm nghiên cứu của ông phát triển. Giống lúa ra đời với hy vọng đảm
bảo an ninh lương thực đang bị đe dọa do nước biển dâng cao, nhu cầu lương
thực tăng và chuỗi cung ứng đứt gãy.

*Miền tây:
Là vùng núi cao và hiểm trở nhất thế giới với độ khô cằn rất lớn. Có nhiều cao
nguyên và bồn địa tiêu biểu như: cao nguyên Tân Cương (phía Tây Bắc) với những
dãy núi cao và hiểm trở như Côn Lôn, Thiên Sơn, và rất nhiều đỉnh núi cao (từ 600
m đến 7000 m) xen kẽ là những bồn địa rộng lớn như bồn địa Uigua và Lòng chảo
Ta Rim.
-> Đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng
rừng, chăn nuôi gia súc.
-> Khó khăn đối với giao thông và sản xuất.
-> Tuy nhiên, địa hình hoang mạc sa mạc dày đặc phía Tây Trung Quốc tạo điều
kiện phát triển tiếp ý tưởng dung năng lượng gió và mặt trơi để tái tạo điện bằng
cách trải dài các tấm bin mặt trời trên sa mạc.Từ đó đưa điện về vùng đông dân.
Kế hoạch này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung
Quốc.
Các tấm pin mặt trời tại Cơ sở năng lượng mới sa mạc Ninh Hạ ( Tây Bắc, TQ )

Những tấm pin năng lượng mặt trời trên sa mạc Kubuqi, Tây Bắc Trung Quốc.

You might also like