You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa Số báo danh: 46
học Mã số SV/HV: 23D131025
Mã số đề thi: 40 Lớp: 231_SCRE0111_34
Ngày thi: 23/12/2023 Tổng số trang: 07 Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thùy Linh
Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
SV/HV không
được viết vào Câu 1:
cột này)
* Mục đích nghiên cứu:
Điểm từng câu,
diểm thưởng - Là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà
(nếu có) và điểm người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó
toàn bài có thể đo lường hay định lượng.

GV chấm 1:
- Mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên
cứu.
Câu 1: ……… điểm
Câu 2: ……… điểm - Mục đích trả lời câu hỏi “nghiên cứu để làm gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều
gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ
………………….
sản xuất, nghiên cứu.
………………….
Cộng …… điểm - Ví dụ: Với đề tài: "Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý thức bảo vệ môi
trường của sinh viên Đại học Thương Mại" mục đích là khảo sát thực trạng và
nhận thức của các sinh viên Đại học Thương Mại về ý thức bảo vệ môi trường
GV chấm 2: và các nhân tố chính ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường. Qua đó nhằm
Câu 1: ……… điểm phân tích thực trạng, nhận thức của các bạn sinh viên đồng thời đưa ra các
Câu 2: ……… điểm giải pháp hữu hiệu.
…………………. * Mục tiêu nghiên cứu:
………………….
- Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên
Cộng …… điểm
cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể
đo lường hay định lượng được.
- Mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu
đã đưa ra và là điều mà kết quả phải đạt được.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Mã LHP: 231_SCRE0111_34 Trang 1/7
- Mục tiêu nghiên cứu đơn giản là việc trả lời câu hỏi: Đang làm cái gì, tìm hiểu về cái gì,
nghiên cứu giúp giải quyết điều gì?
- Ví dụ: Đối với đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường của
sinh viên Đại học Thương Mại”:
+ Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là: ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học Thương
Mại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào.
+ Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là: Tìm ra các nhân tố tác động tới ý thức bảo vệ môi trường của
sinh viên Đại học Thương Mại; Đánh giá được những tác động đó có ảnh hưởng như thế nào tới
ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học Thương Mại; Đưa ra những giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học Thương Mại.
* Câu hỏi nghiên cứu:
 Là một phát biểu mang tính bất định về một vấn đề. Vì mang tính bất định, nên nhà khoa
học phải tìm hiểu những yếu tố nào dẫn đến sự bất định.
 Ví dụ: Đối với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường
của sinh viên Đại học Thương Mại”:
 Giáo dục từ gia đình, nhà trường có tác động tới ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên
Đại học Thương Mại hay không?
 Nhận thức của bản thân (về tình trạng của môi trường, sức khỏe, ...) có tác động tới ý
thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
 Các trào lưu trên mạng xã hội có tác động tới ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại
học Thương Mại hay không?
 Các chương trình hành động bảo vệ môi trường có tác động tới ý thức bảo vệ môi trường
của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
 Ảnh hưởng của người nổi tiếng có tác động tới ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên
Đại học Thương Mại hay không?
* Mối quan hệ giữa mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu là:
 Mục tiêu nghiên cứu có thể được phát biểu ở dạng tổng quát và cụ thể. Cũng có thể phát
biểu mục tiêu ở dạng câu hỏi và đó là câu hỏi nghiên cứu.
 Câu hỏi nghiên cứu là các câu hỏi được hình thành trên nền tảng của mục tiêu nghiên
cứu. Để mở rộng các vấn đề cụ thể, góp phần làm chi tiết hơn và định hướng cho quá
trình nghiên cứu về nội dung, cũng như phương pháp thực hiện, đồng thời giới hạn đối
tượng và phạm vi cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu
được đặt ra.
 Câu hỏi nghiên cứu đồng thời cũng được trả lời qua kết quả nghiên cứu. Để xây dựng
câu hỏi nghiên cứu tốt, mục tiêu nghiên cứu phải được xác định rõ ràng.
 Ví dụ: Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường của sinh
viên Đại học Thương Mại”. Mục tiêu nghiên cứu được phát biểu dưới hình thức là câu
hỏi “Các yếu tố ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên đại học Thương
Mại”.
* Ví dụ minh họa:
Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của
sinh viên Đại học Thương Mại”
- Mục tiêu nghiên cứu

Họ tên SV/HV: Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Mã LHP: 231_SCRE0111_34 Trang 2/7
+ Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện của sinh viên Thương Mại.
+ Mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu và xác định các nhân tố chính ảnh hưởng tới hoạt động tình nguyện của sinh
viên trường đại học Thương Mại.
 Phân tích, đánh giá những tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện của sinh viên.
 Đề xuất ra một số giải pháp cụ thể, hiệu quả để nâng cao chất lượng.
=> Mục tiêu nghiên cứu được chia thành ba mục tiêu nhỏ, mỗi mục tiêu đều tập trung vào một
khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu này cụ thể, rõ ràng.
- Câu hỏi nghiên cứu
 Giá trị chức năng có ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của sinh viên trường đại học
Thương Mại?
 Giá trị xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của sinh viên trường đại học
Thương Mại?
 Giá trị cảm xúc có ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của sinh viên trường đại học
Thương mại?
 Giá trị thương hiệu truyền thông có ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của sinh viên
trường đại học Thương Mại?
 Giá trị tri thức có ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của sinh viên trường đại học
Thương Mại?
 Quyết định tham gia hoạt động có ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của sinh viên
trường đại học Thương Mại?
=> Câu hỏi nghiên cứu được chia thành ba câu hỏi nhỏ, mỗi câu hỏi đều tập trung vào một yếu
tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.
Kết luận: Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu là hai yếu tố quan trọng trong một nghiên
cứu khoa học. Mục tiêu nghiên cứu xác định những gì mà nghiên cứu hướng tới đạt được, còn
câu hỏi nghiên cứu xác định những vấn đề cần được giải quyết để đạt được mục tiêu nghiên
cứu. Cả hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần được xác định rõ ràng, cụ thể và
có tính thực tiễn. Việc đưa ra và nắm rõ mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp nhà nghiên cứu không bị
mơ hồ về cái mà mình đang làm, từ đó có các dẫn dắt định hướng để hoàn thành mục tiêu. Từ
mục tiêu rõ ràng là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện của sinh viên Thương Mại.” trong ví dụ trên nhà nghiên cứu đã đưa ra các câu hỏi
nghiên cứu phù hợp như: Giá trị chức năng, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị thương hiệu
truyền thông, giá trị tri thức và quyết định tham gia hoạt động tình nguyện có ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện?
Câu 2:
Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh
viên Đại học Thương Mại”
a) Mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Quyết định lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học Thương Mại
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Mã LHP: 231_SCRE0111_34 Trang 3/7
+ Tìm ra các nhân tố tác động tới quyết định lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học
Thương Mại.
+ Đánh giá được những tác động đó có ảnh hưởng như thế nào tới quyết định lựa chọn mạng di
động của sinh viên Đại học Thương Mại.
+ Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định lựa chọn mạng di động của
sinh viên Đại học Thương Mại.
* Câu hỏi nghiên cứu:
- Chất lượng mạng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học
Thương Mại?
- Nhu cầu bản thân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học
Thương Mại?
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh
viên Đại học Thương Mại?
- Chi phí sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học
Thương Mại?
- Giá trị truyền thông thương hiệu có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh
viên Đại học Thương Mại?
* Giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Chất lượng mạng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của
sinh viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H2: Nhu cầu bản thân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của
sinh viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H3: Dịch vụ chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di
động của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H4: Chi phí sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh
viên Đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H5: Giá trị truyền thông thương hiệu có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng
di động của sinh viên Đại học Thương Mại.
* Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của
sinh viên Đại học Thương Mại.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Đại học Thương Mại.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 23/12/2023 đến 24/12/2023
- Lĩnh vực nghiên cứu: xã hội học.
b) Thiết kế bảng hỏi khảo sát (định lượng):
Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh
viên Đại học Thương Mại”
Mô hình nghiên cứu

Họ tên SV/HV: Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Mã LHP: 231_SCRE0111_34 Trang 4/7
Chất lượng mạng Nhu cầu nhận thức

Mạng di
động
Giá trị truyền thông, Dịch vụ chăm sóc
thương hiệu khách hàng

Chi phí dử dụng

BẢNG KHẢO SÁT:


VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN MẠNG DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THƯƠNG MẠI.
Xin chào, tôi là sinh viên thuộc khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học
Thương Mại. Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu về đề tài: "NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN MẠNG DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI”.
Rất mong anh/chị dành chút thời gian tham gia đóng góp bằng cách trả lời
phiếu khảo sát này.
Chúng tôi xin cam đoan những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu và được bảo mật hoàn toàn.
Mọi ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ góp phần tạo nên thành công cho đề tài
nghiên cứu của chúng tôi.
Rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị!

I, Thông tin chung:


1, Anh/ chị có đang sử dụng mạng di động không?
 Có
 Không
2, Tần suất anh/ chị sử dụng mạng di động trong một ngày?
 Không lần nào
 Từ 1- 3 lần
 Trên 3 lần
3, Anh chị đang sử dụng mạng di động nào?
 Viettel

Họ tên SV/HV: Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Mã LHP: 231_SCRE0111_34 Trang 5/7
 Vinaphone
 Mobiphone
 Khác
II, Thông tin chính
4, Quan điểm của anh/ chị về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của
sinh viên Đại học Thương Mại theo 5 thang đo sau:
(1) Hoàn toàn không đồng ý
(2) Không đồng ý
(3) Trung lập
(4) Đồng ý
(5) Hoàn toàn đồng ý

CHẤT LƯỢNG MẠNG


CL1 Chất lượng đàm thoại rõ ràng ảnh hưởng đến quyết định (1) (2) (3) (4) (5)
lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học Thương
Mại.
CL2 Có thể kết nối cuộc gọi nhanh khi cần cần liên lạc ảnh (1) (2) (3) (4) (5)
hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh
viên Đại học Thương Mại.
CL3 Tin nhắn gửi và nhận nhanh chóng ảnh hưởng đến quyết (1) (2) (3) (4) (5)
định lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học
Thương Mại.
CL4 Tin nhắn nhận và gửi không bị thất lạc ảnh hưởng đến (1) (2) (3) (4) (5)
quyết định lựa chọn mạng di động của sinh viên Đại học
Thương Mại.
CL5 Thông tin trao đổi có độ bảo mật và an toàn cao ảnh (1) (2) (3) (4) (5)
hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động của sinh
viên Đại học Thương Mại.
NHU CẦU NHẬN THỨC
NT1 Tôi nhận thức được tầm quan trọng của mạng di động (1) (2) (3) (4) (5)
trong xã hội ngày nay.
NT2 Mạng di động giúp cho tôi phát triển bản thân. (1) (2) (3) (4) (5)
NT3 Mạng di động giúp tôi có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm (1) (2) (3) (4) (5)
và kiến thức mới.
DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
DV1 Thái độ của nhân viên chu đáo, tận tâm. (1) (2) (3) (4) (5)
DV2 Nhân viên luôn hướng dẫn tận tình, vui vẻ, thoải mái. (1) (2) (3) (4) (5)
DV3 Vấn đề của tôi được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. (1) (2) (3) (4) (5)
DV4 Mạng lưới điểm giao dịch phân bố đều khắp cả nước. (1) (2) (3) (4) (5)
DV5 Dễ dàng gọi tổng đại giải đáp 24/7. (1) (2) (3) (4) (5)
CHI PHÍ SỬ DỤNG
CP1 Có nhiều gói cước phù hợp với nhu cầu của khách hàng (1) (2) (3) (4) (5)
CP2 Phí hòa mạng hấp dẫn. (1) (2) (3) (4) (5)
CP3 Giá cước tin nhắn SMS phải chăng. (1) (2) (3) (4) (5)

Họ tên SV/HV: Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Mã LHP: 231_SCRE0111_34 Trang 6/7
CP4 Giá cước cuộc gọi hợp lí. (1) (2) (3) (4) (5)
CP5 Giá cước các dịch vụ gia tăng khác hợp lí. (1) (2) (3) (4) (5)
GIÁ TRỊ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
TT1 Tôi quyết định lựa chọn mạng di động khi nội dung và (1) (2) (3) (4) (5)
hình thức truyền thông hấp dẫn, thu hút.
TT2 Tôi quyết định lựa chọn mạng di động khi mức độ phủ (1) (2) (3) (4) (5)
sóng, độ uy tín của công ty cung cấp dịch vụ lớn.
TT3 Tôi quyết định lựa chọn mạng di động khi công ty cung (1) (2) (3) (4) (5)
cấp dịch vụ có vị thế cao trên thị trường viễn thông di
động.
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN MẠNG DI ĐỘNG
QĐ1 Anh/ chị hoàn toàn hài lòng với chất lượng mạng di động (1) (2) (3) (4) (5)
đang sử dụng.
QĐ2 Anh/ chị vẫn tiếp tục sử dụng mạng di động mình đang (1) (2) (3) (4) (5)
dùng.
QĐ3 Anh/ chị sẽ giới thiệu mạng di động đang sử dụng cho (1) (2) (3) (4) (5)
người khác.

III, Thông tin cá nhân


5, Anh/ chị đang học khoa nào?
 Quản trị kinh doanh
 Khách sạn – du lịch
 Kế toán – Kiểm toán
 Marketing
 Kinh tế và kinh doanh quốc tế
 Hệ thống thông tin quản lí
 Kinh tế - Luật
 Khác
6, Anh/ chị là sinh viên khóa bao nhiêu tại Trường Đại học Thương Mại?
 Khóa 59
 Khóa 58
 Khóa 57
 Khóa 56
 Khác

XIN CẢM ƠN SỰ ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA ANH/CHỊ CHO NGHIÊN CỨU NÀY.
CHÚC ANH/CHỊ MẠNH KHỎE VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG!

Họ tên SV/HV: Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Mã LHP: 231_SCRE0111_34 Trang 7/7

You might also like