You are on page 1of 70

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Đại Học Bách Khoa


Khoa Cơ Khí
Bộ Môn Cơ Điện Tử

Môn Học:
Kỹ Thuật Điều Khiển Tự Động

Cơ Cấu Cảm Biến

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Giới Thiệu

• Những thiết bị mà cung cấp thông tin cho bộ điều khiển về những gì đang thực sự xảy
ra thì được gọi là cảm biến (sensor / transducer).

• Hầu hết các cảm biến thực hiện biến đổi đại lượng vật lý (nhiệt độ, áp suất …) thành tín
hiệu điện.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Giới Thiệu

 

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
• Biến trở (potentiometer)

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Thí dụ: một biến trở được cấp nguồn 10 Vdc, và được đặt ở vị trí 82o. Dãy tối đa của biến
trở là 350o. Xác định giá trị điện áp ra của biến trở.

Giải

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Độ phân giải

Nếu biến trở có dạng dây quấn với N vòng, thì độ phân giải của biến trở là buớc điện áp
giữa 2 vòng liền kề và được xác định là:

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Sai số: Sai số phụ tải (loading error) xảy ra
khi con trượt của biến trở được nối với tải
có trở kháng lớn không đáng kể so với giá
trị của biến trở

với

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

Thí dụ: một biến trở 10 k có cấu tạo 1000 vòng. Xác định độ phân giải của biến trở và
sai số phụ tải khi điện trở tải là 10 k và con trượt nằm ở vị trí điểm giữa của biến trở.

Giải

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
• Biến thế vi sai tuyến tính (LVDT – Linear Variable Differential Transformer)
LVDT là bộ cảm biến vị trí có độ phân giải lớn dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Ngõ
ra của LVDT có dạng điện áp xoay chiều – biên độ của nó tỉ lệ tuyến tính với lượng dịch
chuyển. Thành phần chính: cuộn sơ cấp, 2 cuộn thứ cấp, và lõi từ.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

Với tín hiệu ra là điện áp xoay chiều:

• Biên độ của nó phụ thuộc vào lượng dịch chuyển (so với vị trí điểm giữa)

• Góc pha của nó phụ thuộc vào chiều dịch chuyển – dịch chuyển sang phải tạo ra góc
pha 0o, dịch chuyển sang trái tạo ra góc pha 180o.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
• Bộ mã hóa quang học (optical encoder)
Bộ mã hóa quang học là bộ cảm biến vị trí góc có tín hiệu ra ở dạng số. Thành phần
chính: nguồn sáng, đĩa vạch, và tế bào quang học.

Dạng tín hiệu của tế bào quang

Bộ mã hóa được phân thành 2 loại: tương đối (incremental encoder) và tuyệt đối
(absolute encoder).

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Bộ mã hóa tuyệt đối
Bộ mã hóa tuyệt đối có tín hiệu ra là một con số nhị phân - xác định vị trí của đĩa vạch
một cách duy nhất.

với N là số rãnh trên đĩa vạch (cũng là


số bit của con số nhị phân)

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Thí dụ: một bộ mã hóa tuyệt đối được Giải:
sử dụng để xác định vị trí góc của một
trục xoay với yêu cầu độ phân giải ít
nhất là 1o. Xác định số bit cần thiết để
đáp ứng yêu cầu này.

Vấn đề đối với bảng mã nhị phân tự nhiên là có nhiều bit thay đổi trạng thái đồng thời.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Đối với bảng mã Gray, chỉ có 1 bit thay đổi trạng thái khi chuyển từ một giá trị đến giá trị
kế tiếp.

Decimal Binary code Gray code


0 000 000
1 001 001
2 010 011
3 011 010
4 100 110
5 101 111
6 110 101
7 111 100

Đĩa vạch dùng bảng mã Gray

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Bộ mã hóa tương đối
Bộ mã hóa tương đối chỉ có một vòng rãnh,
với các vạch được phân bố đều nhau.

Thí dụ: Bộ mã hóa tương đối với vòng rãnh có 360 vạch. Bắt đầu ở vị trí tham chiếu
(home), bộ tế bào quang học đếm được 100 vạch cùng chiều kim đồng hồ (CW), 30 vạch
ngược chiều kim đồng hồ (CCW), rồi 45 vạch cùng chiều kim đồng hồ (CW). Xác định vị
trí hiện tại của đĩa vạch.

Giải: mỗi vạch tương ứng với 1o. Do đó vị trí hiện tại là: 100o (CW) - 30o (CCW) + 45o (CW)
= 115o (CW).

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Thí dụ: Bộ mã hóa tương đối với vòng rãnh có 180
vạch được dùng để đo lượng di động của một thanh
răng thông qua cơ cấu thanh răng – bánh răng. Bánh
răng có đường kính trung bình d = 5.91 cm. Xác định độ
phân giải (lượng dịch chuyển / xung) và lượng dịch
chuyển đo được khi tổng số xung nhận được là N = 700.

Giải:

Bộ mã hóa tương đối cần có 3 bộ (nguồn sáng – tế bào quang học) để xác định vị trí
tuyệt đối của đĩa vạch.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

Với tín hiệu ra là hai dãy xung, pha A (V1) và pha B (V2) :

• Số vòng quay là số xung đếm được trên một pha.

• Chiều quay được xác định từ sự lệch pha giữa pha A và pha B.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

Thí dụ: một hệ thống cảm biến (như hình trên) sử dụng đĩa có 250 vạch. Giá trị hiện tại
của bộ đếm là 00100110. Xác định giá trị góc của trục được đo.

Giải: ta có

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Mạch giải mã

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Độ phân giải của bộ mã hóa có thể tăng 2 lần, 4 lần

Giao tiếp bộ mã hóa với máy tính

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
• Cảm biến tiếp cận (proximity sensor)
Cảm biến tiếp cận là loại cảm biến ON/OFF dùng để nhận biết sự hiện diện của đối
tượng.
• Cảm biến tiếp xúc
• Cảm biến không tiếp xúc
▪ Cảm biến tiếp cận điện cảm: cảm nhận những đối tượng kim loại
▪ Cảm biến tiếp cận điện dung: cảm nhận những đối tượng kim loại / phi kim
▪ Cảm biến điện quang: cảm nhận những đối tượng kim loại / phi kim
• Cảm biến tiếp cận hiệu ứng Hall

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Công tắc hành trình (limit switch)

– Thiết bị cơ  có sự mài mòn  tuổi thọ làm việc ngắn.

– Cần tạo ra một lực để tác động lên công tắc hành trình

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

Cảm biến tiếp cận điện cảm (inductive proximity sensor)


Loại cảm biến này dùng để cảm nhận những đối tượng bằng kim loại. Thành phần chính:
cuộn dây quấn xung quanh một lõi sắt, mạch tạo dao động, mạch cảm biến dòng, và
công tắc bán dẫn.

Nguyên lý hoạt động: mạch dao động tạo ra một vùng từ trường ở phía trước cảm biến.
Khi có đối tượng bằng kim loại bước vào vùng từ trường, biên độ vùng từ trường suy
giảm do sự thất thoát năng lượng (chuyển sang đối tượng). Mạch cảm biến dòng nhận
biết sự thay đổi và kích hoạt công tắc.
TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn
Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Những ứng dụng

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Phạm vi cảm biến là khoảng cách tính từ bề mặt cảm biến mà đối tượng chuẩn được
nhận biết trong phạm vi đó. Phạm vi cảm biến và độ nhạy của cảm biến (tốc độ chuyển
mạch) phụ thuộc vào kích thước và vật liệu của đối tượng cảm biến. Xét mẫu thí nghiệm
(đối tượng cảm biến) là một tấm thép hình vuông dày 1 (mm), có các cạnh bằng đường
kính của bề mặt cơ cấu cảm biến, đặc điểm điển hình của loại cảm biến này như sau:

Sensing range (mm) Diameter (mm) Length (mm) Switching speed (Hz)
1 8 40 5000
2 12 40 1000
5 18 40 400
10 30 50 200
20 47 60 40

Đối với những đối tượng kim loại không sắt (nonferrous, e.g. aluminum, brass, copper,
and stainless steel), phạm vi cảm biến sẽ ngắn hơn.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

Cảm biến tiếp cận điện dung (capacitive proximity sensor)


Loại cảm biến tiếp cận này dùng cảm nhận những đối tượng dựa vào khả năng tích điện
của đối tượng. Do đó loại này có thể cảm nhận sự hiện diện của tất cả các loại đối tượng
(kim loại cũng như phi kim, e.g. gỗ, giấy, nước, nhựa …). Thành phần chính: mạch tạo
dao động, mạch cảm biến dòng, 1 bản cực nội, và công tắc bán dẫn.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Một số ứng dụng

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Nguyên lý hoạt động: khi có đối tượng xuất hiện phía trước cảm biến, thì đối tượng đóng
vai trò như một bản cực ngoại của tụ điện. Bản cực ngoại này kết hợp với bản cực nội
hình thành nên một tụ điện và khi đó hiện tượng tích điện trên hai bản cực của tụ điện
xảy ra. Điều này tạo nên một dòng điện thay đổi chạy qua bản cực nội. Mạch cảm biến
dòng nhận biết sự thay đổi và kích hoạt công tắc.

Những vật liệu nào có hằng số điện môi từ 1.2 trở lên đều có thể nhận biết bởi loại cảm
biến này. Phạm vi cảm biến: < 70 (mm).
• với hằng số điện môi càng lớn, đối tượng càng dễ được nhận biết.
• với hằng số điện môi càng lớn, khoảng cách nhận biết càng xa.
• vật liệu có hằng số điện môi lớn cũng có thể nhận biết được khi chứa trong thùng
làm bằng vật liệu có hằng số điện môi thấp hơn.

Material Wood (dry) Gasoline Sugar Water

Dielectric constant 26 2.2 3 80

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Cảm biến điện quang (photoelectric sensor)
Loại cảm biến này dùng một chùm sáng để phát hiện sự hiện diện của đối tượng mà làm
cản trở hoặc phản xạ chùm sáng. Thành phần chính: nguồn sáng (bộ phát) và tế bào
quang cảm (bộ thu).

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Phần lớn các cảm biến loại này sử dụng LED (Light Emitting Diode) làm nguồn sáng.
LED có thể được thiết kế để phát ra các ánh sáng khác nhau.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Bốn loại tế bào quang cảm thường được sử dụng là: photo-resistor, photo-diode, photo-
transistor, và photovoltaic cell (photocell).

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Kiểu truyền trực tiếp
(Opposed sensing mode) Bộ phát và bộ thu có thể được thiết kế thành
hai khối tách biệt hoặc cùng chung trong một
khối tùy thuộc vào kiểu cảm biến.

Kiểu truyền phản xạ


(Retro-reflective sensing mode)

Kiểu truyền khuếch tán


(Proximity sensing mode)

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển
Cảm biến tiếp cận hiệu ứng Hall (1879, E.H. Hall)
Hiệu ứng Hall xảy ra khi áp dụng một từ trường vuông góc lên một tấm bản làm bằng
kim loại hay chất bán dẫn đang có dòng điện I chạy qua, các hạt mang điện tích bị dồn
về một phía của tấm bản dẫn đến sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên của tấm bản
và hình thành nên một điện áp hiệu ứng Hall, UH.

với K là hằng số (phụ thuộc vào vật liệu);


I là dòng điện chạy qua tấm bản; B là
cường độ từ trường; và D là bề dày của
tấm bản.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Cảm Biến Vị Trí-Lượng Dịch Chuyển

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Vận Tốc

• Bộ phát tốc một chiều (DC tachometer)


Máy phát tốc một chiều thực chất là máy phát điện một
chiều – tạo ra một tín hiệu điện áp DC tỉ lệ với vận tốc
góc của trục quay.

- Phần stator: nam châm vĩnh cữu

- Phần rotor (phần ứng): những cuộn dây


lắp trên một lõi trụ kim loại.

-Phần ứng quay tự do trong môi trường


từ trường (do nam châm của phần stator
tao ra).

- Hai đầu của cuôn dây nối vào hai nữa


của cổ góp. Điện áp giữa 2 nữa của cổ
góp được đưa ra ngoài thông qua hai
chổi than.
TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn
Đo Vận Tốc
• Bộ phát tốc quang học (optical tachometer)
Đối với phương pháp này, thì công việc chính là xác định số xung nhận được (từ tế bào
quang cảm) trong một đơn vị thời gian khi trục xoay.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Vận Tốc

Tương tự đối với phương pháp kiểu cảm ứng.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Vận Tốc
Xác định khoảng thời gian khi nhận được 1 xung từ cơ cấu cảm biến

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Gia Tốc

- Khung gia tốc kế được gắn vào vật thể cần đo gia tốc.
- Bên trong gia tốc kế, khối M được đỡ bởi hai thanh lò xo lá và được giảm chấn bởi khối
dầu nhớt xung quanh nó.
TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn
Đo Gia Tốc
Một hệ thống bậc 2 được đặc trưng bởi hai thông số:

• Tần số cộng hưởng Với K: hằng số lò xo (N/m)


M: khối lượng (kg)

• Tỉ số giảm chấn b: hằng số giảm chấn (N.s/m)

Xét trường hợp khung đi lên với gia tốc hằng số, khối M sẽ làm lệch hai thanh lò xo lá
xuống phía duới (duới tác động của lực quán tính). Hai thanh lò xo lá tạo ra một phản lực
ngược chiều với lực quan tính. Khi hai lực này cân bằng, khối M sẽ nằm lệch ở vị trí
không đổi.

Lưu ý: Tần số cộng hưởng của gia tốc kế phải lớn hơn đáng kể tần số của tín hiệu gia
tốc cần đo.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực
- Lực là một đại lượng vật lý được tạo ra nhằm làm thay đổi vận tốc hay hình dáng của
một vật thể.
- Hai lực (cùng tác dụng lên vật) có độ lớn bằng nhau và đối nhau là hai lực cân bằng.
- Hai phương pháp để tạo ra sự cân bằng lực:

phương pháp cân bằng không phương pháp dịch chuyển


(null balance method) (displacement method).

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực
• Cảm biến lực biến dạng (strain gauge force sensor)
- Với loại cảm biến này, lực cần đo tác động vào phần tử
đàn hồi. Lượng biến dạng của phần tử này được chuyển
đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ với lực được đo.

- Để đo lượng biến dạng, tấm điện trở (strain gauge)


thường được sử dụng. Thông thường gồm có 2 loại:

• loại kết dính: đo biến dạng ở một vị trí cụ thể trên


bề mặt biến dạng của phần tử đàn hồi

• loại không kết dính: đo lượng di động nhỏ

- Tấm điện trở kết dính (bonded-wire strain gage) có thể đo lực từ vài kg đến vài tấn.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực
Hê số cảm biến của tấm điện trở:

Với R: điện trở của tấm điện trở () L: chiều dài của tấm điện trở (m)
R: khoảng điện trở thay đổi () L: khoảng chiều dài thay đổi (m)

Hê số cảm biến G được cung cấp bởi nhà chế tạo ra tấm điện trở. Thông thường:
G = 2  4; L = 0.5  4 (cm); R = 50  5000 ()

Ứng suất của phần tử đàn hồi được Với vật liệu đàn hồi, tỉ số giữa ứng suất
xác định bằng lực (f) trên đơn vị diện (S) và lượng biến dạng ( = LL) là một
tích (A) hằng số và được gọi là mô-đun đàn hồi.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực
Khoảng điện trở thay đổi của tấm điện trở thường rất bé. Vì thế mạch cầu Wheatstone
thường được sử dụng để khuếch đại tín hiệu (điện áp) ở ngõ ra. Với mạch cầu
Wheatstone, yếu tố ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự thay đổi giá trị điện trở (của tấm điện
trở tích cực) cũng có thể được triệt tiêu bằng cách dùng thêm một tấm điện trở bù
(compensation gauge) đặt gần và theo hướng vuông góc với tấm điện trở tích cực.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực

Phân tích mạch cầu ở hình trên, ta có:

Giả sử xét 4 điện trở của mạch cầu đều có giá trị R khi mạch cầu cân bằng. Khi có sự
biến dạng, RG = R + R.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực

Thí dụ: Một tấm điện trở được dùng để đo lực


kéo trên một khối trụ bằng thép có diện tích mặt
cắt ngang A = 13 cm2. Tấm điện trở có giá trị
danh nghĩa là 120  và hệ số biến dạng G = 2.
Mạch cầu được cấp nguồn Vs = 10 V. Khi không
có lực kéo, mạch cầu cân bằng, do đó Vout = 0 V.
Khi có lực kéo, mạch cầu có giá trị Vout = 0.0005
V. Xác định lực tác dụng lên khối trụ này. Cho
biết thép có E = 2.07  107 (N/cm2)

Giải:

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực
• Cảm biến lực khí ép (pneumatic force transmitter)
- Loại cảm biến này làm việc dựa trên phương pháp cân bằng không. Lực cần đo được
cân bằng với một phản lực tạo nên bởi áp suất tác động nên bề mặt tấm màng đàn hồi.
Lượng áp suất tỉ lệ với lực cần đo và do đó giá trị áp suất đo được phản ánh giá trị lực
cần đo.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lực
Giả sử xét trường hợp khi lực tác dụng tăng đối với hình trên, làm chốt di chuyển lên và
do đó làm giảm tiết diện chảy qua hở. Điều này sẽ làm tăng áp suất bên trong buồng
phía trên màng đàn hồi và làm phục hồi trạng thái cân bằng của tấm màng đàn hồi. Bằng
cách đo áp suất p trong buồng, lực cần đo f được xác định như sau:

Với f: giá trị lực cần đo


p: áp suất đo được trong buồng
A: diện tích hiệu dụng của tấm màng đàn hồi

Thành phần (p - 3) có nghĩa rằng giá trị áp suất trong buồng là p = 3 (psi) tương ứng với
giá trị lực f = 0. Ở trường hợp này, màng vẫn được duy trì ở trạng thái cân bằng dưới tác
dụng của lực lò xo.

Lưu ý: phạm vi lực có thể đo được bị giới hạn bởi giá trị áp suất nguồn cung cấp.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Nhiệt Độ
Cảm biến nhiệt độ có tín hiệu ở ngõ ra tỉ lệ với tín hiệu nhiệt độ cần đo. Phần lớn các
cảm biến có hệ số nhiệt dương – tín hiệu ra của cảm biến tăng khi giá trị nhiệt độ tăng.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Nhiệt Độ
Cảm biến nhiệt lưỡng kim (bimetallic temperature sensor)
Phần tử lưỡng kim hai mảnh kim loại khác nhau kết thành dạng tấm, cuộn, hoặc xoắn
ốc. Hệ số nở nhiệt của hai mảnh kim loại khác nhau, để khi dưới sự ảnh hưởng của
nhiệt độ, hình dáng của chúng thay đổi so với ban đầu. Cảm biến loại này thường dùng
trong hệ thống điều khiển ON/OFF.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Nhiệt Độ
Cảm biến nhiệt điện trở (RTD – resistance temperature detector)
Cảm biến nhiệt điện trở làm việc dựa trên sự thay đổi điện trở của kim loại khi nhiệt độ
thay đổi. Điện trở của hầu hết kim loại đều tăng khi nhiệt độ tăng

Phần tử cảm biến là cuộn dây điện trở


- thí dụ như bạch kim - quấn xung
quanh một lõi bằng gốm (ceramic) và
đặt ở cuối ống bảo vệ. RTD rất đa
dạng với những giá trị điện trở khác
nhau (giá trị điện trở thông thường là
100  ở nhiệt độ 0 0C)

Dây bạch kim có hệ số nhiệt là: 0.0039 /0C cho mỗi đơn vị điện trở. Nếu điện trở của
RTD là 100 , thì toàn bộ cuôn dây sẽ tăng thêm 0.39  khi nhiệt độ tăng thêm 1 0C.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Nhiệt Độ
RTD có ưu điểm là chính xác và ổn định nhưng nhược điểm của nó độ nhạy thấp, đáp
ứng tương đối chậm khi nhiệt độ thay đổi, và đắt tiền.

Thí dụ: một RTD bạch kim 100  được sử dụng trong hệ thống. Giá trị điện trở đọc được
là 110 . Xác định nhiệt độ hiện tại.

Giải:

• Giá trị điện trở thay đổi: 110 – 100 = 10 

• RTD bạch kim 100   hệ số nhiệt là: 0.39 /0C

Giá trị nhiệt độ thay đổi: 10 / 0.39 = 25.6 0C

RTD bạch kim có giá trị 100  là ở nhiệt độ 0 0C. Do đó giá trị nhiệt độ hiện tại: 25.6 0C

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Nhiệt Độ
Cảm biến cặp nhiệt điện (thermocouple)
Cặp nhiệt điện gồm hai dây kim loại khác nhau được nối chung ở hai đầu. Một đầu được
coi là điểm lạnh (điểm tham chiếu) và một đầu được coi là điểm nóng (điểm đo). Khi hai
đầu có nhiệt độ khác nhau, một điện áp (được gọi là thế điện động) được hình thành
trong mạch do hai dây kim loại tạo nên - điện thế hiệu ứng Seebeck. Điện thế hiệu ứng
này tỉ lệ với khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm nối.

Hệ số nhiệt là: 35 V/0F

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Nhiệt Độ

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Nhiệt Độ

IC cảm biến nhiệt


Loại cảm biến này là những thiết bị bán dẫn có độ chính xác cao với ngõ ra là tín hiệu
điện áp tỷ lệ tuyến tính với giá trị nhiệt độ. Thí dụ: họ LM35 có thể đo được nhiệt độ trong
phạm vi (-55 0C  +155 0C) với tín hiệu ra là: vout = 0.01T (V)

Thí dụ: Thiết kế mạch cảm biến nhiệt dùng LM35 với đặc tính như sau:

• Phạm vi nhiệt độ đo: (5  100 0C)

• Điện áp nguồn cấp LM35: 5 V

• Điện áp ngõ ra: vout = 0.1 V/ 0C

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lưu Lượng
Lưu lượng kế hiệu áp
Loại cảm biến này hoạt động dựa trên nguyên tắc là một tiết lưu đặt trong dòng chảy tạo
nên một sự sụt áp tỷ lệ thuận với bình phương vận tốc dòng chảy.

Với : khối lượng riêng của lưu chất (kg/m3)


A: tiết diện chảy (m2)
: hệ số chảy (phu thuộc vào dạng tiết lưu)
g: gia tốc trọng trường

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lưu Lượng

A venturi flow sensor

A pitot tube

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lưu Lượng
Lưu lượng kế turbin
Loại cảm biến này tạo nên một tín hiệu số, tỉ lệ với lưu lượng dòng chảy

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Lưu Lượng
Lưu lượng kế từ trường
Loại cảm biến này làm việc dựa trên nguyên tắc một điện áp được cảm ứng trong một
dây dẫn di động trong vùng từ trường

Do tính chất dẫn điện của lưu chất, sự chuyển


động của dòng chảy giống như sự chuyển động
của thanh dẫn. Dưới ảnh hưởng của vùng từ
trường, một điện áp cảm ứng xuất hiện giữa hai
điện cực đặt 2 bên của thành ống .

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Áp Suất
Áp suất được xác định bởi lực do chất lỏng hoặc chất khí tạo nên trên một đơn vị bề mặt.

Cảm biến áp suất điện trở


Loại cảm biến này hoạt động dựa trên đặc tính của tấm điện trở - giá trị điện trở của nó
thay đổi dưới tác dụng của sức căng. Tấm điện trở trong loại cảm biến này là loại không
kết dính.

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Áp Suất
Cảm biến áp suất đàn hồi
Trong các loại cảm biến này, phần tử đàn hồi (sơ cấp) bị biến dạng dưới tác động của áp
suất. Sau đó, phần tử thứ cấp biến đổi lượng biến dạng thành đại lượng điện.

Bourdon tube Bellows Diaphragm

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Mức
Đo mực nước hoặc trọng lượng vật liệu trong bồn chứa là những vấn đề thường gặp
trong quá trình công nghiệp.

• Phương pháp đo trực tiếp: theo dõi bề mặt chất lỏng – dùng cơ cấu phao nối liền
với các bộ phận hiển thị. Phương pháp này đơn giản và tin cậy, nhưng nó không tạo
nên tín hiệu điều khiển dễ dàng.

• Phương pháp đo gián tiếp: đo một biến khác mà có liên quan đến mực nước – đo
áp suất tĩnh ở điểm nào đó trong vùng thể tích. Phương pháp này dựa trên cơ sở áp
suất tĩnh tỉ lệ thuận với khối lượng riêng và chiều cao của khối chất lỏng phía trên
điểm đo.

Các loại cảm biến đo mức cũng được phân thành hai loại.

• Rời rạc: chỉ cảm nhận mực nước ở một giá trị nhất định nào đó

• Liên tục: cho ra một tín hiệu tương tự tỉ lệ với mực chất lỏng

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Mức
Cảm biến mức rời rạc

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Mức
Cảm biến mức liên tục

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Mức
Cảm biến mức liên tục

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Mức
Thí dụ: Một hệ thống đo mức được sử dụng theo nguyên lý như hình bên dưới.

Xác định phạm vi lực tác dụng lên cánh tay đòn. Cho biết:

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


Đo Mức
• Khối lượng phao, M = 2 kg

• Diện tích mặt cắt ngang của phao, A = 20 cm2

• Chiều dài của phao, L = 2.5 m

• Lưu chất sử dụng: kerosene ( = 800 kg/m3)

Giải:

Lực tác dụng lên cánh tay đòn nhỏ nhất khi h = L

Lực tác dụng lên cánh tay đòn lớn nhất khi h = 0

TS. Ngô Hà Quang Thịnh, nhqthinh@hcmut.edu.vn


The End

70

You might also like