You are on page 1of 36

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Giảng viên: ThS. Vũ Thị Minh Giang


giangvu@ueh.edu.vn
Đại học Kinh tế TP.HCM
Vu Thi Minh Giang - UEH
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU
Ø Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp – Corporate Finance
(Tác giả: Stephen Ross)

Ø Giáo trình: Nguyên tắc cơ bản của Quản trị Tài chính
(Tác giả: Brigham and Houston, 13e, South - Western Cengage Learning)

Ø Slides môn học (LMS)

Ø Sách bài tập TCDN (optional)

Vu Thi Minh Giang - UEH


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
1. Bài kiểm tra giữa kỳ: 4. Bài kiểm tra cuối kỳ:

Ø Số lượng: 01 bài Ø Số lượng: 20 – 25 câu hỏi (bao gồm lý thuyết và bài


tập tính toán)
Ø 40% điểm học phần
Ø Thời gian: 60 phút
Ø Thi OFFLINE, tập trung tại lớp
Ø 50% điểm học phần
Ø Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
Ø Thi ONLINE UEH (LMS)
Ø KHÔNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Ø Hình thức: Trắc nghiệm

Ø KHÔNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU


2. Điểm danh: 5% điểm học phần
Ø Nếu điểm thi ≤ 3, điểm quá trình chia đôi

3. Điểm trao đổi trên lớp: 5% điểm học phần

Vu Thi Minh Giang - UEH


CẤU TRÚC HỌC PHẦN
• Chương 1: Giới thiệu về tài chính doanh nghiệp

• Chương 2: Báo cáo tài chính và dòng tiền (bỏ phần 2.7)

• Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính và dòng tiền (bỏ phần 3.6)

• Chương 4: Định giá qua chiết khấu dòng tiền (bỏ phần 4.5 và 4.6)

• Chương 5: NPV và các quy tắt đầu tư khác (bỏ phần 5.3 và 5.7) – không phân tích ưu & nhược điểm
của các phương pháp

• Chương 13: Đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp

Vu Thi Minh Giang - UEH


CẤU TRÚC HỌC PHẦN

• Chương 15: Giới thiệu tài trợ dài hạn (sinh viên tự học phần 15.7)

• Chương 16: Cấu trúc vốn – khái niệm cơ bản

• Chương 19: Chính sách cổ tức và các hình thức phân phối khác (sinh viên tự học 19.8 và 19.9)

• Chương 26: Tài trợ và lập kế hoạch ngắn hạn

• Chương 29: Hợp nhất và sát nhập (học 29.1 – 29.4 và 29.6 – 29.8)

Lưu ý: Những nội dung các chương mà yêu cầu sinh viên tự học sẽ vẫn bao gồm trong nội dung thi cuối kỳ –

đáp ứng Chuẩn Đầu Ra là sinh viên có khả năng tự học tập suốt đời)

Vu Thi Minh Giang - UEH


Chương 1:

GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP

CHAPTER 1
INTRODUCTION TO CORPORATE FINANCE

Vu Thi Minh Giang - UEH


MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

SAU KHI HỌC XONG CHƯƠNG NÀY, SINH VIÊN CÓ THỂ:

Ø Biết về các quyết định tài chính cơ bản và vai trò của nhà quản trị tài chính.

Ø Biết về tác động tài chính của các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Ø Hiểu rõ mục tiêu của quản trị tài chính.

Ø Hiểu rõ sự mâu thuẫn trong lợi ích có thể phát sinh giữa nhà quản trị và cổ đông.

Ø Biết về các quy định khác nhau mà công ty cổ phần phải tuân theo.

Vu Thi Minh Giang - UEH


CẤU TRÚC CHƯƠNG

1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG TIỀN

1.4. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

1.5. VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN VÀ KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1.6. QUY ĐỊNH

Vu Thi Minh Giang - UEH


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Ø Định nghĩa: Là quá trình lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, cũng như các hoạt động tổ chức thực
hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá
trị cho chủ doanh nghiệp.

Ø Mục tiêu: Tối đa hoá giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp, thông qua việc tối đa hóa lợi nhuận và không
ngừng tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Ø Tài chính được chia thành ba lĩnh vực:

• Quản trị tài chính (financial management)

• Thị trường vốn (captial markets)

• Đầu tư (investments)

Ø Mục tiêu của doanh nghiệp: Tạo ra giá trị cho chủ sở hữu

Ø Ví dụ:

Quản lý nguồn
Nguồn thu nhập Chi phí vốn Dòng ?ền
(revenue) (costs) (capital (cash flows)
management)

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Ø BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Vốn luân
chuyển ròng Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn


Nợ phải trả

Nợ dài hạn

Tài sản cố định


1. Tài sản cố định hữu hình
Vốn cổ phần của chủ sở hữu
2. Tài sản cố định vô hình

Giá trị tổng tài sản Giá trị tổng nguồn vốn
Vu Thi Minh Giang - UEH
1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Ø Tài sản doanh nghiệp bao gồm:

1. Tài sản lưu động (hay còn được gọi là tài sản ngắn hạn – current assets)

2. Tài sản cố định (hay còn được gọi là tài sản dài hạn – fixed assets)

Ø Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm:

1. Nợ ngắn hạn (current liability)

2. Nợ dài hạn (long-term debt)

3. Vốn cổ phần (equity): Là tài sản của cổ đông sau khi trả hết nợ

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Vốn luân chuyển ròng (net working capital) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CƠ BẢN

1. Doanh nghiệp nên đầu tư vào tài sản dài hạn nào?

Quyết định đầu tư, hoạch định ngân sách vốn (capital budgeting)

2. Doanh nghiệp huy động nguồn tiền từ đâu?

Quyết định tài trợ, quyết định cấu trúc vốn (capital structure)

3. Dòng tiền trong ngắn hạn được quản lý ra sao?

Dòng tiền vào và ra KHÔNG khớp nhau trong hoạt động kinh doanh

⟹ nhu cầu vốn luân chuyển ròng (net working capital).

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Ø GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)

• Sơ đồ cơ cấu tổ chức của một công ty điển hình

• Chịu trách nhiệm báo cáo cho giám đốc tài chính là: Giám

đốc ngân quỹ (treasurer) và kế toán trưởng (controller).

• Giám đốc ngân quỹ: Chịu trách nhiệm về quản lý dòng

tiền, quản lý các quyết định chi tiêu vốn đầu tư, và lập kế

hoạch tài chính.

• Kế toán trưởng: Phụ trách chuyên môn về kế toán, bao

gồm thuế, kế toán chi phí, kế toán tài chính, và hệ thống

thông tin kế toán.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1. CÔNG TY TƯ NHÂN (sole proprietorship)

• Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân duy nhất làm chủ và tốn ít chi phí thành lập nhất.

• Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

• Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ hoàn trả của công ty.

• Đời sống của công ty bị giới hạn theo tuổi thọ của chủ sở hữu.

• Khả năng huy động vốn bị hạn chế.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
2. CÔNG TY HỢP DANH (partnership)

• Là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều người đồng sở hữu.

• Được chia thành 02 loại:

o Công ty hợp danh thông thường (general partnership)

§ Tất cả các thành viên đồng ý đóng góp một phần công sức và tiền bạc để được chia sẻ lợi
nhuận hoặc cùng chịu lỗ.

o Công ty hợp danh hữu hạn (limited partnership)

§ Có tồn tại thành viên trách nhiệm hữu hạn (limited partner) đối với phần vốn góp của công ty
hợp danh.

§ Có 02 điều kiện:

ü Có ít nhất một thành viên là đối tác thông thường

ü Thành viên trách nhiệm hữu hạn không được tham gia điều hành công ty Vu Thi Minh Giang - UEH
1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Ø ĐẶC TÍNH CỦA CÔNG TY HỢP DANH

• Không tốn nhiều chi phí để thành lập

• Các thành viên thông thường (general partners) chịu trách nhiệm vô hạn về tất cả các khoản nợ của công
ty.

• Các thành viên hữu hạn (limited partners) chịu trách nhiệm ở mức vốn góp của mỗi thành viên trong
công ty.

• Khả năng huy động vốn hạn chế.

• Không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

• Quyền quản lý thuộc về các thành viên thông thường. Tuy nhiên đối với các vấn đề quan trọng (ví dụ số
lượng lợi nhuận được giữ lại trong doanh nghiệp), cần phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên
trong công ty.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
3. CÔNG TY CỔ PHẦN (corporation)
• Là loại hình doanh nghiệp quan trọng nhất và có tư cách pháp nhân riêng biệt (ví dụ: có thể kiện, bị kiện,
mua bán bất động sản…)
• Về mặt luật pháp, CTCP được đối xử như một công dân (tuy nhiên nó không thể tham gia bầu cử).
• Quyền sở hữu được chia thành những phần nhỏ và được nắm giữ rộng rãi bởi nhà đầu tư cá nhân và tổ
chức.
• Bản điều lệ và quy chế hoạt động bao gồm:
ü Tên công ty cổ phần
ü Đời sống dự khiến của công ty (có thể là mãi mãi)
ü Mục đích kinh doanh
ü Số cổ phần công ty được phép phát hành, cùng với quy định về những giới hạn và quyền của các loại
cổ phần khác nhau.
ü Bản chất của các quyền mà cổ đông được hưởng
ü Số lượng thành viên trong hội đồng quản trị ban đầu
Vu Thi Minh Giang - UEH
1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

3. CÔNG TY CỔ PHẦN (corporation)

• SỰ TÁCH BẠCH GIỮA QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN QUẢN LÝ:

Ø Thuận lợi:

• Quyền sở hữu có thể được chuyển nhượng dễ dàng và không ảnh hưởng đến đời sống hoạt
động của công ty.

• Đời sống của công ty là vô hạn.

• Trách nhiệm tài chính của các cổ đông là hữu hạn.

Nâng cao khả năng huy động vốn cho công ty cổ phần

Ø Khó khăn:

• Cổ đông bị đánh thuế 02 lần.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY HỢP DANH

Tính thanh khoản và khả năng


Dễ dàng Hạn chế chuyển nhượng
tiếp cận thị trường

Cổ đông có thể biểu quyết các vấn đề liên Các thành viên thông thường nắm quyền
Quyền biểu quyết
quan doanh nghiệp điều hành

Đánh thuế Công ty cổ phần bị đánh thuế 2 lần Các công ty hợp danh không bị đánh thuế

Tái đầu tư và chi trả cổ tức Linh hoạt, đa dạng Thường bị cấm tái đầu tư lợi nhuận

Các đối tác thông thường chịu trách nhiệm


Trách nhiệm Cổ đông có trách nhiệm tài chính hữu hạn
tài chính vô hạn

Tính liên tục trong hoạt động Công ty cổ phần có đời sống vô hạn Công ty hợp danh có đời sống hữu hạn.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
3. CÔNG TY CỔ PHẦN (corporation)

• CÁC TÊN GỌI KHÁC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Ø Công ty trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ nợ (LLC – Limited Liability Company)

• Vận hành và đánh thuế giống công ty hợp danh nhưng có trách nhiệm tài chính hữu hạn
cho chủ sở hữu.

• LLC không thể quá giống công ty cổ phần nếu không sẽ bị đánh thuế 2 lần.

• Ở Hoa Kỳ, cơ quan thu thuế nội bộ - IRS (Internal Revenue Service) sẽ quyết định một
LLC có phải là công ty cổ phần hay không.

Ø Công ty cổ phần (Joint Stock Company)

Ø Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng (Public Limited Company)

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

• CÁC TÊN GỌI KHÁC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG TIỀN

1. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị tài chính đó là:

• Tạo ra giá trị từ các hoạt động đầu tư, tài trợ, và vốn luân chuyển ròng của công ty

• Công ty có thể tạo ra giá trị khi:

o Mua những tài sản tạo ra nhiều tiền hơn chi phí bỏ ra để mua những tài sản đó.

o Bán trái phiếu, cổ phiếu, và những công cụ tài chính sao cho có thể thu được nhiều tiền hơn
chi phí phải trả.

• Công ty phải tạo ra nhiều tiều hơn sử dụng tiền.

• Dòng tiền trả cho trái chủ và cổ đông của công ty lớn hơn dòng tiền mà những cổ đông và trái
chủ này đầu tư vào công ty.

Vu Thi Minh Giang - UEH


2. Các dòng tiền qua lại giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính:

Vu Thi Minh Giang - UEH


2. Các dòng tiền qua lại giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính:

Ø Các mũi tên cho thấy dòng tiền từ doanh nghiệp đổ vào thị trường tài chính và quay trở về doanh nghiệp.

Ø Giả sử chúng ta bắt đầu từ hoạt động tài trợ của doanh nghiệp. Để huy động vốn, công ty bán nợ và vốn cổ
phần cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Hoạt động này tạo ra dòng tiền từ thị trường tài chính chảy
về công ty (A).

Ø Tiếp theo đó, dòng tiền này sẽ được ban lãnh đạo của công ty đầu tư vào tài sản cần thiết cho các hoạt động
kinh doanh, ta gọi đó là tài sản (B), bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn.

Ø Dòng tiền do công ty tạo ra, gọi là (C) được chi trả cho cổ đông và trái chủ, nghĩa là cổ tức và hoàn trả nợ
vay (F).

Ø Tiếp theo đó, cổ đông nhận tiền mặt dưới dạng cổ tức, trái chủ cho công ty vay vốn nhận lại tiền lãi vay và
vốn gốc khi thanh toán khoản nợ vay ban đầu, được gọi là hoàn trả.

Ø Không phải toàn bộ tiền của công ty được chi trả, một phần sẽ được công ty giữ lại, gọi là dòng tiền (E), một
phần sẽ nộp cho chính phủ dưới tên gọi là thuế (D).

Ø Theo thời gian, nếu số tiền chi trả cho cổ đông và trái chủ (F) lớn hơn số tiền huy động trên thị trường tài
chính (A), thì tức là giá trị đã được tạo ra.
Vu Thi Minh Giang - UEH
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG TIỀN

Ø XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Ví dụ: Công ty Midland hoạt động kinh doanh

tinh luyện và kinh doanh vàng. Vào cuối năm,

công ty bán 2.500 ounces vàng với giá $1

triệu. Công đã mua vàng vào đầu năm với giá

$900.000. Công ty đã chi trả bằng tiền mặt

khi mua vàng. Tuy nhiên, công ty chưa thu

tiền được từ khách hàng mua vàng của mình.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG TIỀN
Ø XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN:

• Theo các nguyên tắc kế toán chung, doanh thu được • Theo quan điểm của tài chính doanh nghiệp thì lại
ghi nhận ngay cả khi khách hàng chưa thanh toán tiền. khác, quan điểm này tập trung chính vào dòng tiền.
• Giả định rằng khách hàng sẽ sớm thanh toán, theo • Hay nói cách khác, nó chú trọng đến việc các hoạt
quan điểm kế toán thì công ty Midland sẽ dường như động kinh doanh vàng của Midland có tạo ra dòng tiền
có lãi. hay không. Việc tạo ra giá trị phụ thuộc vào dòng tiền.
• Đó là sau khi trừ $900,000 chi phí, lợi nhuận thu được • Đối với Midland, việc tạo ra giá trị phụ thuộc vào việc
là $100,000. liệu công ty có nhận được $1 triệu đô hay không và khi
nào thì nhận được.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG TIỀN

Ø THỜI ĐIỂM TẠO RA DÒNG TIỀN:

• Giá trị của một dự án đầu tư do công ty thực hiện phụ thuộc vào thời điểm phát sinh dòng tiền.

• Một trong những nguyên tắc quan trọng trong tài chính là con người thường thích nhận được

tiền sớm hơn là nhận sau.

• $1 nhận được ngày hôm nay có giá trị nhiều hơn $1 nhận được ở năm sau.

Vu Thi Minh Giang - UEH


Ví dụ: Công ty Midland đang lựa chọn giữa hai dự án sản xuất ra sản phẩm mới. Cả hai dự án đều tạo dòng tiền phát

sinh trong khoảng thời gian 4 năm và có chi phí đầu tư ban đầu là $10.000. Dưới đây là dòng tiền từ hai dự án này:

Ø Tóm tắt dự án:

• Dự án sản phẩm A có vẻ tốt hơn

• Dòng tiền của dự án B sớm hơn dòng tiền của dự án A

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG TIỀN

Ø RỦI RO CỦA DÒNG TIỀN:

• Hầu hết các nhà đầu tư e ngại với sự không chắc chắn hoặc rủi ro của dòng tiền.

• Ví dụ: Công ty Midland đang dự định mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Công ty đang xét hai thị

trường là Nhật bản và Châu Âu. Châu Âu được cho là khá an toàn trong khi hoạt động ở Nhật Bản có vẻ

rất rủi ro. Trong cả hai trường hợp, công ty sẽ đóng cửa hoạt động sau 1 năm.

Ø Nếu bỏ qua kịch bản bi quan thì Nhật Bản có lẽ là lựa chọn tốt hơn nhưng nếu tính vào thì không rõ ràng.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.4. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Ø CÁC MỤC TIÊU CÓ THỂ CÓ:

• Sự tồn tại của công ty

• Tránh bị kiệt quệ tài chính và phá sản

• Đánh bại các đối thử cạnh tranh

• Tối đa hoá doanh số hoặc thị phần

• Giảm thiểu chi phí

• Tối đa hoá lợi nhuận

• Duy trì sự tăng trưởng và thu nhập một cách đều đặn

Ø CÓ 02 NHÓM MỤC TIÊU:

• Nhóm 1: Liên quan đến khả năng sinh lợi

• Nhóm 2: Gắn liền với việc tránh bị phá sản hoạt động kinh doanh ổn định và an toàn, liên quan
đến cách thức kiểm soát rủi ro
Vu Thi Minh Giang - UEH
1.4. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Ø MỤC TIÊU KHÁI QUÁT

• Mục đích của nhà quản trị tài chính là tối đa hoá giá trị hiện tại của mỗi cổ phần đang lưu hành.

• Chủ sở hữu là người thụ hưởng cuối cùng. Khi chủ sở hữu thắng, nghĩa là quyền lợi của các bên liên

quan (stake holders) đã được thanh toán đầy đủ.

Ø MỤC TIÊU KHÁI QUÁT HƠN

• Tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu hiện hành.

• Mục đích là không hàm ý các giám đốc tài chính thực hiện các hành vi phi pháp hoặc phi đạo đức để

tối đa hóa vốn chủ sở hữu.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.5. VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN VÀ KIỂM SOÁT CTCP

Ø Quan hệ đại diện (agency relationship): khi một bên thuê người khác đại diện cho lợi ích của mình

Ø Vấn đề đại diện (agency problems): sự mâu thuẫn lợi ích giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm

Ø Chi phí đại diện (agency cost): các chi phí do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản trị

• Chi phí đại diện trực tiếp:

o (1) chi tiêu mang lại lợi ích cho nhà quản trị mà không làm gia tăng giá trị doanh nghiệp

o (2) chi phí phát sinh để giám sát nhà quản trị

• Chi phí đại diện gián tiếp: cơ hội mất đi hoặc các chi phí vô hình khác xuất hiện.

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.5. VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN VÀ KIỂM SOÁT CTCP

Nhà quản trị có hành động vì lợi ích cổ đông?

Ø Thứ nhất, mục tiêu của nhà quản trị có gắn kết với mục tiêu cổ đông?

• Chế độ lương thưởng:

o (1) Thường gắn với hiệu quả tài chính và giá cổ phiếu (thưởng trên quyền chọn cổ phiếu, thưởng
theo hiệu quả tài chính)

o (2) Những nhà quản trị có thành tích tốt thường được đề xuất mức lương cao hơn trên thị trường
lao động.

Ø Thứ hai, nhà quản trị có thể dễ dàng bị thay thế nếu không hành động vì lợi ích cổ đông?

• Kiểm soát công ty: nhà quản trị có thể bị thay thế qua: cuộc chiến ủy quyền, thâu tóm...

Vu Thi Minh Giang - UEH


1.6. CÁC QUY ĐỊNH

Ø Đạo luật chứng khoán 1933: quy định về hoạt động phát hành cổ phần mới ra công chúng.

Ø Đạo luật thị trường chứng khoán 1934: quy định về công bố thông tin, giao dịch nội gián.

Ø Đạo luật Sarbanes – Oxley (Sarbox) năm 2002: đánh giá về báo cáo tài chính, kiểm soát rủi ro và chứng

nhận kiểm toán.

Ø Sarbox yêu cầu các nhà quản trị phải có trách nhiệm pháp lý đối với các thông tin được công bố, đặc biệt là

các thông tin tài chính.

Vu Thi Minh Giang - UEH


THANK YOU

Vu Thi Minh Giang - UEH

You might also like