You are on page 1of 5

Tạp chí YDHCT Quân sự số 1/2012 tapchi@yhoccotruyenqd.

vn

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ LIPID MÁU
VỚI HÌNH THÁI LƯỠI VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM GAN TRÊN BỆNH
NHÂN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU NGUYÊN PHÁT1

Nguyễn Văn Nam, Phạm Viết Dự


Viện Y học Cổ truyền Quân Đội
Tóm tắt
Nghiªn cøu mối liên quan giữa một số chỉ số lipid máu với hình thái lưỡi và hình ảnh
siêu âm gan ở 149 bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid (RLCHLP) nguyên phát, so sánh với
40 người khỏe mạnh tại Viện Y Học Cổ Truyền Quân đội từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 5
năm 2011 chóng t«i sơ bộ rót ra kÕt luËn sau:
Tỷ lệ hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ, rêu lưỡi trắng dày, nhớp dính, chất lưỡi bệu,
hồng nhợt tăng dần theo thứ tự từ nhóm chứng, nhóm tăng cholesterol toàn phần (CT) đơn
thuần, nhóm tăng triglyceride (TG) đơn thuần, cao nhất ở nhóm tăng lipid hỗn hợp.
Chỉ số TG, CT, LDLC có tương quan thuận với hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ và
một số chỉ tiêu hình thái lưỡi.
Tõ khãa: Gan nhiễm mỡ, Rối loạn chuyển hóa lipid, Hình thái lưỡi.
Summary
We studied 149 patients who were disordered metabolic lipid and compared with 40
healthy people in the military institute of traditional medicine. The results of study are as
follows:
The rate of fatty liver, white thick moss tongue, sticky tongue, flabby tongue,
neonpink tongue increase in order from control group, to high cholesterol total group, to high
triglyceride group, to hyperlipidaemia group.
There were positive correlations between the Triglyceride, Cholesterol total,
LDLCholesterol and fatty liver and some morphologies of tongue
Keywords: fatty liver, disorder of metabolic lipid, morphology of tongue
I. ®Æt vÊn ®Ò
Rối loạn chuyển hóa lipid (RLCHLP) là tập hợp rối loạn các chỉ số như tăng CT, TG,
LDLC, giảm HDLC... làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, mạch não, tăng huyết áp,
đái tháo đường… Tuy nhiên, Ở giai ®o¹n ®Çu RLCHLP th-êng chưa được người bệnh quan
tâm. Nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời sẽ ¶nh h-ëng nhiÒu ®Õn chÊt
l-îng cuéc sèng và có thể có những biến chứng bệnh lý nặng, khó chữa. Gan là tạng lớn nhất
của cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng trong chuyển hóa các chất: Protid, lipid, glucid...
Siªu ©m cã vai trß ®Æc biÖt trong chÈn ®o¸n bÖnh lý gan như gan nhiễm mỡ, u gan, xơ gan ....
Quan sát lưỡi là một phần của vọng chẩn trong phương pháp khám của y học cổ
truyền (YHCT). Theo lý luận của YHCT hầu hết các kinh mạch và tạng phủ đều có liên hệ
đến lưỡi. Quan sát rêu lưỡi, chất lưỡi, hình thể và động thái lưỡi nhằm góp phần chẩn đoán
bệnh một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn [1,3].
RLCHLP có liên quan gì đến hình thái lưỡi và hình ảnh siêu âm gan hay không? vẫn
chưa được tác giả nào nghiên cứu. Thực hiện phương châm kÕt hîp YHCT víi Y häc hiÖn ®¹i
trong viÖc chÈn ®o¸n bệnh, chóng t«i tiÕn hµnh nghiªn cøu ®Ò tµi này nh»m môc tiªu sau:
- Kh¶o s¸t h×nh ¶nh siªu ©m gan, h×nh th¸i l-ìi trªn bÖnh nh©n cã rèi lo¹n chuyÓn
ho¸ lipid.
- T×m hiÓu t-¬ng quan gi÷a mét sè chØ sè lipid m¸u víi h×nh ¶nh siªu ©m gan vµ
h×nh th¸i l-ìi.

Phản biện khoa học: TS.Trần Hồng Thuý

1
Tạp chí YDHCT Quân sự số 1/2012 tapchi@yhoccotruyenqd.vn

II. ®èi t-îng vµ ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu


2.1. Ðối tượng nghiên cứu
Nhóm chứng gồm 40 người khỏe mạnh, nhóm nghiên cứu 149 bệnh nhân được chẩn
đoán là RLCHLP chia thành 3 nhóm: nhóm I gồm 35 bệnh nhân tăng cholesterol toàn phần
(CT) đơn thuần, nhóm II gồm 42 bệnh nhân tăng triglycerid (TG) đơn thuần, nhóm III gồm
72 bệnh nhân tăng lipid hỗn hợp (tăng cả CT và TG). Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Y
học cổ truyền quân đội.
* Tiªu chuÈn chän bÖnh nh©n: Tăng CT khi nồng độ CT > 5,2 mmol/l và/hoặc tăng TG khi
nồng độ TG máu > 2,0 mmol/l.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tăng lipid máu thứ phát
như hội chứng thận hư, suy giáp, nghiện rượu....
2.2. Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu: M« t¶ c¾t ngang. Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng,
quan sát l-ìi, siªu ©m gan, xÐt nghiÖm máu lúc đói Glucose, CT, TG, HDLC, LDLC, GOT,
GPT.
2.2.1. Siêu âm chẩn đoán gan nhiễm mỡ: T¨ng âm so víi thËn ph¶i, cã hiÖn t-îng gi¶m ©m
ë vïng s©u, c¸c m¹ch m¸u trong gan và cơ hoành kh«ng râ [2].
2.2.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu của lưỡi. Quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp
(có 2 bác sỹ chuyên khoa YHCT cùng xác nhận).
Đánh giá trạng thái, màu sắc rêu lưỡi, hình thể lưỡi theo Mã Thiện Nhi, Lê Thế Trung và
Học viện Trung y Bắc Kinh [3,4,5].
Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu: Máy siêu âm màu Aloka prosound ssD 3500, máy xét
nghiệm sinh hóa tự động hoàn toàn Hitachi 902.
2.3. Xử lý số liệu theo chương trình phần mền thống kê y học Stata 8.2.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả quan sát lưỡi:
3.1.1. Quan sát chung Các đối tượng nghiên cứu quan sát thấy 100% lưỡi cử động tự nhiên,
linh hoạt ở cả 4 nhóm nghiên cứu. Một số chỉ tiêu như rêu lưỡi trắng mỏng, vàng mỏng,
vàng dày, chất lưỡi hồng tím, có vết nứt... so sánh giữa các nhóm nghiên cứu với nhóm
chứng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.1.2. Chỉ tiêu lưỡi của các nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Chỉ tiêu lưỡi của các nhóm nghiên cứu
Chỉ tiêu Nhóm C (n=40) I (n=35) II (n=42) III (n=72) p
pc,I<0,05
0 4 5 20
Trắng dày n pc,II<0,05
0 11,4 11,9 27,8 pc,III<0,01
%
pc,I<0,05
Nhớp dính n 2 11 14 29
pc,II<0,01
% 5,0 31,4 33,3 40,3 pc,III<0,01
pc,I<0,05
Hồng nhợt n 2 8 11 23
pc,II<0,05
% 5,0 22,8 26,2 31,9 pc,III<0,01
pc,I>0,05
Bệu n 1 3 7 28
pc,II<0,05
% 2,5 8,6 16,7 38,9 pc,III<0,01
Hằn răng n 0 2 6 17 pc,I>0,05
pc,II<0,05
% 0 5,7 14,3 23,6 pc,III<0,01

2
Tạp chí YDHCT Quân sự số 1/2012 tapchi@yhoccotruyenqd.vn

Nhận xét: Tỷ lệ rêu lưỡi trắng dày, nhớp dính, chất lưỡi bệu, hồng nhợt tăng dần theo thứ tự
từ nhóm chứng, nhóm I, nhóm II và cao nhất ở nhóm tăng lipid hỗn hợp. (C=nhóm
chứng;I=nhóm tăng CT; II=nhóm tăng TG; III=nhóm tăng lipid hỗn hợp).
3.1.3. Tương quan của một số chỉ số lipid máu với hình thái lưỡi
Bảng 2. Hệ số tương quan (r) giữa một số chỉ số sinh hóa máu với một số chỉ tiêu hình thái
lưỡi (n=189)
Chỉ tiêu CT TG HDLC LDLC
Rêu trắng 0,243 0,182 -0,051 0,255
Chất lưỡi hồng nhợt 0,139 0,076 -0,045 0,085
Rêu nhớp 0,137 0,147 -0,195 0,151
Chất lưỡi bệu 0,177 0,239 -0,105 0,126
Hằn răng 0,200 0,138 -0,095 0,120
3.2. Kết quả hình ảnh siêu âm gan
Bảng 3. Kết quả hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ
Gan Nhóm C (n=40) I (n=35) II (n=42) III (n=72) p
Bình thường n 38 26 24 22 pc,I<0,05
% 95,0 74,3 57,1 30,6 pc,II<0,001
Nhiễm mỡ độ n 2 8 16 41 pc,III<0,001
I pI,II>0,05
% 5,0 22,9 38,1 56,9
pII,III<0,01
Nhiễm mỡ độ n 0 0 0 6 pI,III<0,001
II
% 0 0 0 8,3

Nhận xét: Tỷ lệ gan nhiễm mỡ gặp nhiều nhất ở nhóm tăng lipid máu hỗn hợp chiếm 65,2%,
tỷ lệ gan nhiễm mỡ độ II chỉ gặp ở nhóm III. So sánh tỷ lệ gan nhiễm mỡ ở các nhóm nghiên
cứu với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,050,001). Tỷ lệ gan nhiễm mỡ
ở nhóm III cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm I và II (p<0,050,001).
3.3. Tương quan của một số chỉ số lipid máu với hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ
(n=189)
 Cholesterol toàn phần Hệ số tương quan r = 0,44.
 Trỉglyceride Hệ số tương quan r = 0,49.
 LDLC Hệ số tương quan r = 0,36
 HDLC Hệ số tương quan r = - 0,18
3.4. Giá trị của một số chỉ số lipid máu để hướng chẩn đoán hình ảnh siêu âm gan
nhiễm mỡ.
Bảng 4. Giá trị của chỉ số lipid máu trong chẩn đoán định hướng gan nhiễm mỡ
Chỉ tiêu TG CT LDLC TG + CT
Độ nhạy % 50,00 54,05 40,54 56,76
Độ đặc hiệu % 89,6 82,6 84,35 90,43
Độ chuẩn xác % 74,07 71,43 67,20 77,25
Giá trị dự báo dương tính % 75,51 66,67 62,50 79,25
Giá trị dự báo âm tính % 73,57 73,64 68,79 76,47
Khu vực dưới đường cong ROC 0,8098 0,7133 0,6633 0,8224
IV. BÀN LUẬN
4.1. Biến đổi của lưỡi
Lưỡi phân làm hai bộ phận là chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là chỉ cái bản thể của lưỡi,
rêu lưỡi (tưa lưỡi) là chỉ cái chất rêu bám trên mặt lưỡi. Về sự hình thành và biến đổi của rêu

3
Tạp chí YDHCT Quân sự số 1/2012 tapchi@yhoccotruyenqd.vn

lưỡi trong chú giải của Chương Hư Cốc trong Diệp Hương Nham ngoại cảm ôn nhiệt thiên
viết: “Rêu lưỡi mọc như cỏ mọc trên mặt đất. Những người không có bệnh thường rêu hơi
mỏng như rễ cỏ tức là khí sinh ra ở trong vị. Nếu sáng bóng như gương là khí của vị không
sinh phát như đất không có cỏ, đất ở đó khô vậy. Vị có sinh khí mà tà nhập vào cơ thể, rêu
lưỡi tức là phát mọc dầy như rễ cỏ được uế trọc mà trưởng phát vậy". Qua đó có thể thấy
biến đổi của rêu lưỡi chịu ảnh hưởng rất nhiều của vị dương và vị âm. Mặt khác, vị là bể của
khí huyết, tỳ vị là hậu thiên chi bản sinh hóa chi nguyên, khi chức năng của tỳ bị rối loạn sẽ
tạo điều kiện sinh thấp, thấp ứ lâu tạo thành đàm. Rêu lưỡi trắng mỏng là biểu hiện của hàn
hay vị khí còn tốt, nếu rêu lưỡi tăng dày tức là đàm trọc nhiều. Nếu rêu lưỡi vàng là biểu hiện
có nhiệt, rêu vàng mỏng là hiện tượng nhiệt nhẹ, rêu vàng dày là hiện tượng nhiệt nặng hơn
và đã vào sâu trong lý. YHCT cho rằng hội chứng rối loạn lipid máu chủ yếu là do công năng
của tạng phủ bị hư tổn, trong đó liên quan đến Tỳ Vị, Thận, Can, Tâm mà đặ biệt là Tỳ, Thận.
Tỳ là nguồn sinh đàm, Tỳ khí hư yếu thì không thực hiện công năng vận hóa thuỷ cốc khiến
chất thanh khó thăng lên, chất trọc khó giáng xuống, chất tinh vi của thuỷ cốc không thể vận
hóa lưu chuyển bình thường mà tụ lại hóa thành đàm trọc gây bệnh. Mặt khác Thận dương hư
suy, không làm ấm được Tỳ thổ càng làm Tỳ thổ suy yếu không khống chế được thủy thấp
khiến thuỷ thấp ngưng đọng thành đàm. Ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo ngọt trong
thời gian dài, ít vận động làm tổn thương tỳ vị, vận chuyển tân dịch mất thăng bằng, chức
năng vận hóa, ngấu nhừ thức ăn thất thường, tạo ra chất trọc, đàm thấp nội sinh úng thịnh mà
phát thành chứng tăng lipid máu. Qua nghiên cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân RLCHLP cho
thấy: nhóm tăng CT có tỷ lệ rêu trắng dày là 11,4%; nhớp dính 31,4%; chất lưỡi bệu là 8,6%;
Nhóm tăng TG có tỷ lệ rêu trắng dày là 11,9%; nhớp dính 33,3%; chất lưỡi bệu là 16,7%;.
Nhóm tăng lipid hỗn hợp có tỷ lệ rêu trắng dày là 27,8%; nhớp dính 40,3%; chất lưỡi bệu là
38,9%;. So sánh những tỷ lệ này ở các nhóm nghiên cứu đều cao hơn nhóm chứng, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05-0,01). Tỷ lệ chất lưỡi hồng nhợt các nhóm lần lượt là
22,8%; 26,2%; 31,9%. Tỷ lệ lưỡi có hằn răng ở nhóm tăng lipid máu hỗn hợp là cao nhất
(23,6%).
* Khảo sát về tương quan chúng tôi thấy chỉ số CT, TG, LDLC có tương quan thuận còn
HDLC có tương quan nghịch với một số chỉ tiêu hình thái lưỡi, tuy nhiên hệ số tương quan
còn thấp.
4.2. Hình ảnh siêu âm gan
Gan bình thường chứa khoảng 5g lipid cho mỗi 100g trọng lượng của gan, trong đó
khoảng 14% là triglycerid, 64% là phospholipids, 8% cholesterol, và 14% là các acid béo tự
do. Trong gan nhiễm mỡ, lượng chất béo chiếm có thể chiếm đến 50% trọng lượng của gan,
trong đó hơn một nửa là các triglycerid. Gan nhiễm mỡ có thể là một kết quả của rất nhiều
bệnh, bao gồm nghiện rượu, các bệnh về chuyển hóa đặc biệt là rối loạn chuyển hóa lipid, các
rối loạn về dinh dưỡng, và của việc sử dụng thuốc. Sự tích lũy chất béo phân bố trong các
tiểu thuỳ gan, sự phân bố này phụ thuộc vào nguyên nhân và sự kéo dài của tình trạng gan
nhiễm mỡ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ gan nhiễm mỡ ở các nhóm tăng CT,
Triglycerid và nhóm tăng lipid hỗn hợp lần lượt là 22,8%, 38,1% và 65,9%. Tăng nhiều hơn
nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,050,001). Có sự tương quan thuận mức
độ vừa giữa các chỉ số triglyceride, CT, LDLC với hình ảnh siêu âm gan nhiễm mỡ. Hệ số
tương quan lần lượt là 0,49; 0,44; 0,36. Nghiên cứu này thấp hơn so với Xu QH, Jie YS và
cộng sự [6].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiªn cøu 149 bệnh nhân RLCHLP và 40 người khỏe mạnh tại Viện Y Học Cổ
Truyền Quân đội từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 chóng t«i rót ra kÕt luËn sau:
1. Nhóm tăng CT có tỷ lệ gan nhiễm mỡ là 22,9%, tỷ lệ rêu trắng dày là 11,4%; nhớp dính là
31,4%; chất lưỡi bệu là 8,6%; chất lưỡi hồng nhợt 22,8%. Nhóm tăng TG có tỷ lệ gan nhiễm
mỡ là 38,1%; tỷ lệ rêu trắng dày là 11,9%; nhớp dính là 33,3%; chất lưỡi bệu là 16,7%; chất

4
Tạp chí YDHCT Quân sự số 1/2012 tapchi@yhoccotruyenqd.vn

lưỡi hồng nhợt là 26,2%. Nhóm tăng lipid hỗn hợp có tỷ lệ gan nhiễm mỡ là 65,9%; tỷ lệ rêu
trắng dày là 27,8%; nhớp dính là 40,3%; chất lưỡi bệu là 38,9%; chất lưỡi hồng nhợt 31,9%.
So sánh những tỷ lệ này ở các nhóm nghiên cứu đều cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05-0,01). Tỷ lệ chất lưỡi có hằn răng ở nhóm tăng lipid máu hỗn hợp là
cao nhất (23,6%).
2. Chỉ số TG, CT, LDLC có tương quan thuận mức độ vừa với hình ảnh siêu âm gan nhiễm
mỡ, hệ số tương quan lần lượt là 0,49; 0,44; 0,36. Độ chuẩn xác chẩn đoán định hướng gan
nhiễm mỡ của TG là 74,07%; CT là 71,43%; LDLC là 67,2%; Kết hợp CT+TG là 77,25%.
Chỉ số CT, TG, LDLC có tương quan thuận còn HDLC có tương quan nghịch với rêu lưỡi
trắng, nhớp dính, chất lưỡi hồng nhợt, bệu và có hằn răng, tuy nhiên hệ số tương quan còn
thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Vũ Khánh (2006), Thiệt chẩn, NXB Y học – Hà Nội.


2. NguyÔn Ph-íc B¶o Qu©n (2002), H×nh ¶nh siªu ©m mét sè bÖnh lý gan th-êng gÆp, Siªu
©m bông tæng qu¸t, NXB Y häc, tr 96-100.
3. Mai Thanh Sơn (2009), Nghiªn cøu thiÖt chÈn trªn bÖnh nh©n ®ét qôy nhåi m¸u n·o sau
giai ®o¹n cÊp. Luận văn chuyên khoa cấp II. Học viện quân Y
4. Lê Thế Trung (1999), Khám lưỡi chẩn đoán bệnh, Đề tài nghiên cứu khoa học công
nghệ, Học Viện Quân Y.
5. Chu Quốc Trường - Ngô Quyết Chiến (1993), Đặc điểm lưỡi ở người Việt Nam khoẻ
mạnh, Thông tin YHCT - Viện YHCT Việt Nam số 72, tr. 29-47.
6. Xu QH, Jie YS, Shu X, Chen LB, Cao H, LiG (2009), Relationship of fatty liver with
HBV infection, hyperlipidemia and abnormal alanine aminotransferase. The third
Affilliated Hospital of Sun Yat-Sen, University Guangzhou 1510630, China. Apr 23(2),
pp 141-3.

You might also like