You are on page 1of 13

TRƯỜNG CĐSP TRUNG ƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐƠN VỊ: KHOA NGHỆ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Số hóa hồ sơ bài giảng học phần Mỹ thuật và triển khai lên hệ
thống LMS Trường CĐSPTƯ

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU


Kỹ x Môi Cơ Ứng Triển
Tự nhiên
thuật trường bản dụng khai
Kinh tế; Nông
ATLĐ
XH-NV Lâm
x
x Sở hữu
Giáo dục Y Dược
trí tuệ
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 7 tháng
Từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Tên cơ quan: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Điện thoại:
E-mail:
Địa chỉ: Số 387 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng cơ quan chủ trì: PGS TS. Trần Đình Tuấn

7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo Học vị: Thạc sĩ
Chức danh khoa học: Năm sinh: 1985
Địa chỉ: Khoa Nghệ thuật Địa chỉ nhà riêng: số 60 ngõ 138, đường Tân
Điện thoại cơ quan: Triều, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Di động: 0974.934.527 Điện thoại nhà riêng:
E-mail: thaonguyentw.412@gmail.com

1
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu cụ thể Chữ
TT Họ và tên
lĩnh vực chuyên môn được giao ký
1 Nguyễn Thị Thảo Khoa Nghệ thuật - Thạc sĩ - Chủ nhiệm đề tài; Nghiên cứu cơ
Mỹ thuật sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Khung đề cương chi tiết
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài
tập, pp
2 Hoàng Quang Ánh Khoa Nghệ thuật - Thạc sĩ - Giáo trình, tài liệu phục vụ
Mỹ thuật - Kỹ thuật E-Learning
- Video record hướng dẫn thực
hành, thảo luận.
3 Ngô Thị Ngân Khoa Nghệ thuật - Thạc sĩ - Triển khai nội dung khảonghiệm
Mỹ thuật - Báo cáo tiến độ đề tài
- Viết báo cáo đề tài

9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH


Tên đơn vị
trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ và tên người đại diện đơn vị

Khoa Nghệ thuật trường - Nghiên cứu, khảo sát điều kiện hạ ThS. Phạm Minh Tùng
CĐSPTƯ- Bộ môn Mỹ thuật tầng mạng để triển khai bộ học liệu
- Triển khai học phần Mỹ thuật lên
LMS.
Sinh viên K21 GDMN Tham gia học trên hệ thống quản lý
học tập LMS học phần Mỹ thuật

2
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Ngoài nước
Đào tạo trực tuyến được coi là chính thức khởi nguồn từ năm 1963. Belawati và Baggaley (2010) đã nêu
ra nguyên lý “giáo dục phải được mở cho tất cả mọi người”, nhấn mạnh sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ
thống giáo dục - đào tạo trực tuyến, giảm thiểu các rào cản xuất phát từ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và
tình trạng tài chính. Để xác định nội hàm ĐTTT, nhiều quan điểm đã đưa ra các nhận định dưới các góc
nhìn khác nhau. Resta và Patru (2010) cho rằng ĐTTT là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng
Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy
học. Horton (2006) xác định, xét một cách đơn giản, ĐTTT là việc sử dụng các CNTT và máy tính nhằm
tạo ra các trải nghiệm học tập. Như vậy, các quan điểm này cho rằng tất cả những gì được gọi là ĐTTT
đều phải liên quan tới CNTT, mạng Internet và máy tính. Tuy nhiên, theo Resta và Patru (2010), ngoài
yếu tố công nghệ thì còn có một yếu tố nền tảng khác, đó chính là phương pháp dạy học được sử dụng
trong quá trình thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học qua ĐTTT. Cụ thể hơn, Karl (2001) cho rằng
ĐTTT là việc giảng dạy trong môi trường học tập mà người dạy và người học có sự cách biệt về thời
gian hay không gian, hoặc cả hai. Người dạy cung cấp nội dung khóa học thông qua các ứng dụng quản
lý học tập (LMS, LCMS), các nguồn tài nguyên đa phương tiện, mạng Internet, hội thảo trực tuyến…,
còn người học nhận nội dung khóa học và tương tác với người dạy thông qua cùng các phương tiện kỹ
thuật đó.
Theo Elliott và Healy (2001), ĐTTT là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị,
hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống”. Còn tác giả Taylor (2001), các hoạt động ĐTTT đã trải qua 5
thế hệ công nghệ, đó là: Mô hình học hàm thụ; Mô hình tương tác đa phương tiện dựa trên công nghệ in
ấn, âm thanh và video; Mô hình tương tác qua CNTT dựa trên các ứng dụng của công nghệ viễn thông
để đào tạo; Mô hình học tập linh hoạt dựa trên giao diện Website trực tuyến qua Internet và Website toàn
cầu; Mô hình học tập linh hoạt thông minh, thừa hưởng tất cả các giải pháp của mô hình thế hệ thứ tư và
bổ sung giải pháp tương tác truyền thông đa phương tiện hai chiều và hệ thống trả lời tự động, áp dụng
phương thức học tập với nguồn lực được chia sẻ trên toàn cầu. Với mô hình này, ĐTTT trở nên hoàn
thiện hơn với chi phí tối thiểu, không bị hạn chế về điều kiện kinh tế, mang lại hiệu quả cao.
10.2. Trong nước
- Giáo dục thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực thông qua 2 phương thức chủ yếu: đào tạo truyền
thống và đào tạo từ xa. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với vai trò trung tâm của công nghệ thông tin
trong việc kết hợp các công nghệ với nhau đã tạo ra những thay đổi đột phá về tư duy và phương thức
giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.

- Hiện nay với sự phát triển công nghệ với rất nhiều ứng dụng hiệu quả đã thay đổi dần hình thức đào
tạo: từ đào tạo truyền thống sang đào tạo theo hình thức kết hợp (blended learning) và tiến tới đào tạo
theo mô hình từ xa.

- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có tiềm năng và điều kiện để triển khai đào tạo từ xa các văn
bằng, chứng chỉ, nâng ngạch, thăng hạng về tất cả các ngành đặc biệt về các văn bằng, chứng chỉ của

3
ngành GDMN đang được xã hội quan tâm và có nhu cầu lớn.
- Tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương việc đào tạo trực tuyến là mô hình mới mẻ, mới chỉ thực sự
áp dụng từ năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid bùng phát và diễn ra phức tạp. Bên cạnh những
thuận lợi thì vẫn còn rất nhiều những khó khăn, bất cập … cần phải tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, bổ sung
và hoàn thiện.
- Đến thời điểm này có nhiều công trình đề cập khá đầy đủ và hoàn chỉnh về Đào tạo trực tuyến, tuy
nhiên đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra quy trình cách thức,
bước đi phù hợp với thực tế đào tạo của nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong bối cảnh
hiện nay.
Tài liệu tham khảo
10.3. Các văn bản
1. Quy định đào tạo trực tuyến của ĐH Quốc Gia HN:
http://vnu.edu.vn/upload/vanban/2020/09/15/Quy-dinh-ve-to-chuc-quan-ly-dao-tao-truc-tuyen.pdf
2. Quy định đào tạo trực tuyến của trường ĐH Kiến trúc HN:
http://www.hau.edu.vn/data/data/hau/files/2020_289qddt%20Dao%20tao%20truc%20tuyen.pdf
3. Trường ĐH Mở HN: http://elc.ehou.edu.vn/qui-dinh-noi-qui/
4. Quy định Đào tạo trực tuyến của ĐH Huế:
http://elearning.hueuni.edu.vn/pluginfile.php/7303/mod_resource/content/1/
QD_459_QD_DHH_dao_tao_e learning%20%281%29.PDF
5. Nguyễn Thị Thanh, Đề tài khoa học công nghệ trọng điểm cấp Trường: Nghiên cứu triển khai đào tạo
trực tuyến tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương giai đoan 2012-2025
6. Mạnh Hà (2013), Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến, Viện nghiên cứu Giáo dục
7. Vũ Thị Hạnh (2013), “Nghiên cứu hệ thống đào tạo elearning và xây dựng thử nghiệm bài giảng điện
tử theo chuẩn SCORM”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Hà Nội
8. Lê Huy Hoàng (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy học, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội
9. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy và học, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội
10 Tài liệu tham khảo “Hướng dẫn thiết kế bài giảng E-Learning” (2016) của tác giả Nguyễn Thị
Phương; “Hướng dẫn xây dựng kho học liệu điện tử” của tác giả Nguyễn Danh Hưng, Nguyễn Thị
Phương (Khoa Công nghệ thông tin - Trường CĐSPTƯ) là nguồn tài liệu trực tiếp về ứng dựng công
nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử.
11. Băng hình “Hướng dẫn xây dựng kho học liệu điện tử dùng trong giảng dạy tại trường mầm non”
(2017) của tác giả Nguyễn Thị Phương (Khoa Công nghệ thông tin - Trường CĐSPTƯ) là nguồn tư liệu
trực quan, sinh động, cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng kho học liệu điện tử.
12. Nguyễn Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân - Màu sắc và phương pháp vẽ màu (2007) - NXB Mĩ thuật.

13. Huỳnh Phạm Hương Trang (Biên dịch). Bí quyết vẽ tranh màu nước

14. Vũ Dương Công , Lê Đình Bình - Đặng Hồng Nhật - 2017 - Giáo trình Mỹ thuật - NXB Đại học

4
quốc gia Hà Nội.

15. Hoàng Thị Dinh - 2014 - Đồ chơi và hướng dẫn trò chơi phát triển trí thông minh cho trẻ dưới 6 tuổi
- NXB Giáo dục Việt Nam.

10.4. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành
viên tham gia nghiên cứu
1. Nguyễn Thị Thảo (2013). Nghiên cứu về ý vị trong tranh Đồng nội Việt Nam. L.văn Thạc sỹ
2. Nguyễn Thị Thảo (2014). Tầm quan trọng của việc học mỹ thuật với trẻ em - Hội thảo “ Đào tạo Giáo
viên Âm nhạc – Mỹ thuật trong trường Mầm non: Thực tiễn và Giải pháp ”
3. Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Thành, Trần Hoàng Tú, Nguyễn Ngọc Linh (2016) – Đề tài: Thiết kế
hệ thống nhân vật trong các câu truyện thuộc chương trình giáo dục mầm non nhằm tổ chức hoạt động
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
4. Nguyễn Thị Thảo (2017). Phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non -
Hội thảo Quốc tế “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với tiếng anh”
5. Nguyễn Thị Thảo, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Thành, Phạm Thị Thu, Nguyễn Ngọc Linh, Lê Thị
Lan Anh, Nguyễn Cẩm Giang, Huỳnh Thị Xuân Kiều, Trương Thị Minh Phượng, Lê Thị Thu, Ngô Thị
Ngân ( 2017 –2020) - Đề tài cấp Bộ - Phát triển tính sáng tạo của trẻ MN thông qua hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học
6. Nguyễn Thị Thảo (2021) Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non thông qua hoạt động
làm đồ dùng, đồ chơi trong cơ sở giáo dục mầm non – Hội thảo Quốc gia’’Giáo dục hành vi bảo vệ môi
trường cho trẻ mầm non”.
7. Nguyễn Thị Thảo (2021) Tài liệu bồi dưỡng “Tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ em
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm“
8. Ngô Thị Ngân ( 2011) Nghiên cứu: Sự gia giảm trong hội hoạ. Luận văn thạc sỹ
9. Ngô Thị Ngân, Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Hoà (2016) Xây dựng hệ thống màu sắc cho sinh viên ngành
giáo dục mầm non Trường cao đẳng sư phạm trung ương.
10. Ngô Thị Ngân ( 2017) Giáo dục thẩm mỹ lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động vẽ tranh. Bìa
viết đăng Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Giáo dục thẩm mỹ.
11. Ngô Thị Ngân, Lê Thị Thu, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Dương, Lường Văn Phong 2020 Xây
dựng môi trường giàu tính nghệ thuật trong trường MN- Đề án 33 Bộ GD-ĐT
12. Ngô Thị Ngân, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Thành, Phạm Thị Thu, Nguyễn Ngọc Linh, Lê Thị Lan
Anh, Nguyễn Cẩm Giang, Huỳnh Thị Xuân Kiều, Trương Thị Minh Phượng, Lê Thị Thu, Nguyễn Thị
Thảo ( 2017 –2020) Phát triển tính sáng tạo của trẻ MN thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học - Đề tài cấp Bộ
13. Ngô Thị Ngân, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Thành, Vũ Dương Công, Nguyễn Thị Nụ, Lê Thị Thu,
Nguyễn Thu Phong, Lê Thị Lương (2020) Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non -
Giáo trình Trường CĐSP TW.
14. Hoàng Quang Ánh (2011), Ẩn, Hiện- Một yếu tố của sự sáng tạo, Luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật,

5
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
15. Hoàng Quang Ánh (2014), Một số vấn đề cần bàn trong việc xây dựng chương trình Sư phạm mỹ
thuật trong trường mầm non, Hội thảo “ Đào tạo Giáo viên Âm nhạc - Mỹ thuật trong trường mầm non,
thực tiễn và giải pháp”
16. Hoàng Quang Ánh (2014), Định hướng nâng cao chất lượng đào tạo song ngành MN-MT nhìn từ
chuyên ngành mỹ thuật, Hội thảo “ Đào tạo Giáo viên Âm nhạc - Mỹ thuật trong trường mầm non, thực
tiễn và giải pháp”
17. Phạm Minh Tùng ( chủ nhiệm đề tài), Hoàng Quang Ánh, Trần Quang Huy (2015), Minh họa truyện
cổ tích cho trẻ mầm non, Tài liệu tham khảo, Trường CĐSP Trung Ương
18. Hoàng Quang Ánh (2015), Hoạt động dạy vẽ cho trẻ trong trường Mầm non, Kỷ yếu hội thảo khoa
học, Giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non – Từ lý luận đến thực tiễn, Trường CĐSP Trung Ương.
19. Lê Đình Bình (chủ nhiệm đề tài), Hoàng Quang Ánh, Phạm Minh Tùng (2016), Giáo trình Điêu
khắc, Trường CĐSP Trung Ương (lưu hành nội bộ)
20. Hoàng Quang Ánh (2017), Một số vấn đề về tổ chức tạo hình theo mô hình lấy trẻ làm trung tâm,
Tạp chí giáo dục số đặc biệt - Kỳ1 tháng 8/2017

6
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đào tạo E-learning đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ sự
phát triển của công nghệ trong thời đại công nghệ 4.0 với rất nhiều ứng dụng hiệu quả đã thay đổi dần
hình thức đào tạo: từ đào tạo truyền thống sang đào tạo theo hình thức kết hợp (blended learning) và tiến
tới đào tạo theo mô hình từ xa. E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai
elearning trong giáo dục đào tạo Việt Nam là xu thế tất yếu để bổ sung cho các phương thức đào tạo
truyền thống, nhờ tính tương tác cao dựa trên truyền thông đa phương tiện, tạo điều kiện cho việc “cá
nhân hoá” nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của người học, cho phép người học tiếp
cận tối đa với thế giới hiện đại và tri thức nhân loại, tạo cơ hội tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi theo
tiến trình phát triển của CNTT với chi phí hiệu quả. Việc số hóa bài giảng E-learning phù hợp với sự phát
triển của nền giáo dục hiện đại đang được quan tâm ở các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường
Cao đẳng Sư phạm trung ương nói riêng.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới, nhà trường đã đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang bị đồng bộ cho
các phòng học về CNTT như: Mua máy tính, máy chiếu… và tổ chức các chuyên đề về ứng dụng CNTT
trong giảng dạy. Nhưng thực tế việc số hóa bài giảng E-learning ở các học phầ mang tính đặc thù như
học phần Mỹ thuật là chưa có. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH
việc xây dựng các bài giảng điện tử, tư liệu học tập, bài giảng E-learning trên nền hệ thống LMS
(Learning Management System) là rất cần thiết, giúp theo dõi, điều chỉnh và đánh giá quá trình học tập
học phần của sinh viên một cách hiệu quả.
Xuất phát từ việc nhà trường đang có hệ thống quản lý học tập LMS dùng hỗ trợ trong quá trình giảng
dạy và đào tạo của nhà Trường. Thực trạng số hóa bài giảng theo định dạng E-Learning của các giảng
viên Trường CĐSP Trung ương khi triển khai dạy học trên hệ thống LMS.

Học phần Mỹ thuật là học phần bắt buộc giảng dạy cho sinh viên ngành GDMN và được học ở học kỳ
1. Thời gian học và thực hành trên lớp dường như chưa đủ để sinh viên hiểu sâu về nội dung của học
phần. Cần sử dụng những ưu việt của CNTT cũng như việc số hóa bài giảng để sinh viên có thời gian
nghiên cứu và rèn kĩ năng thực hành cũng như nâng cao trình độ của giảng viên về CNTT trong giảng
dạy, làm tốt vai trò của người hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập và phát huy khả năng tư duy,
sáng tạo của mình. Hiện tại chưa có tài liệu số hóa theo định dạng E-Learning dùng trong giảng dạy học
phần Mỹ thuật tại Trường. Từ những lý do trên chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Số hóa
hồ sơ bài giảng học phần Mỹ thuật và triển khai lên hệ thống LMS Trường CĐSPTƯ ”

7
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Xây dựng một số học liệu điện tử học phần Mỹ thuật và triển khai học liệu số lên hệ thống LMS.
- Triển khai nội dung bài giảng, đề cương chi tiết môn học, file PP, PDF, sách lật, ghi âm bài giảng
Elearing, một số câu hỏi tương tác trong học phần Mỹ thuật trên hệ thống LMS.
- Triển khai một số hướng dẫn, yêu cầu bài tập thực hành lên hệ thống LMS áp dụng với học phần Mỹ
thuật.
- Triển khai dạy học Học phần Mỹ thuật theo mô hình kết hợp (Blended Learning) giữa dạy học trực tiếp
và dạy học trên hệ thống LMS.
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
- Số hóa các loại học liệu điện tử tương đương khoảng 30% nội dung kiến thức của học phần Mỹ thuật
- Hệ thống quản lý học tập LMS của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
13.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chương trình chi tiết học phần Mỹ thuật.
- Về đối tượng: dành cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non
- Về không gian: Trường CĐSPTƯ
- Thời gian: từ tháng 3 - 10/ 2022.
14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận trực quan và quan điểm giáo dục lấy người học làm trung
tâm của quá trình đào tạo.
14.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để tìm hiểu cơ sở của việc
ứng dụng số hóa nội dung bài giảng dùng trong giảng dạy theo hình thức kết hợp
- Phương pháp phân tích, triển khai số hóa và giảng dạy trên hệ thống quản lý học tập LMS của Khoa và
nhà Trường.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các học liệu hiện có và phương pháp sử dụng chúng
để đánh giá mức độ phù hợp trong triển khai đào tạo trực tuyến.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Áp dụng thử nghiệm sản phẩm vào quá trình đào tạo trực tuyến tại
Trường CĐSP Trung ương, từ đó đánh giá mức độ phù hợp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo.
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào một số nội dung chính sau:
Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan của tình hình nghiên cứu

8
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
Phần II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Nghiên cứu các mô hình đào tạo trực tuyến
1.2. Học liệu điện tử và kỹ thuật dạy học trực tuyến
1.3. Thực trạng triển khai dạy học học phần Mỹ thuật tại Trường CĐSPTƯ
1.4. Quy trình triển khai học liệu điện tử học phần Mỹ thuật lên hệ thống quản lý học tập LMS
Trường CĐSPTƯ
CHƯƠNG 2. Xây dựng hồ sơ bài giảng học phần Mỹ thuật
2.1. Chương trình chi tiết học phần Mỹ thuật
2.2. Xác định nội dung dạy học trực tuyến
2.3. Xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến
2.4 Nghiên cứu và xây dựng các loại học liệu điện tử: Bài giảng điện tử, bài giảng E-Learning,
video tham khảo, tài liệu tham khảo (văn bản), câu hỏi, bài tập thực hành, …
2.5. Triển khai các loại học liệu điện tử lên hệ thống LMS Trường CĐSPTƯ
2.6. Tổ chức dạy học trên hệ thống LMS Trường CĐSPTƯ
CHƯƠNG 3. Khảo nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích khảo nghiệm
3.2. Đối tượng khảo nghiệm
3.3. Tiến hành khảo nghiệm
3.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
15.2. Tiến độ thực hiện
Các nội dung, công việc thực Sản phẩm Thời gian Người thực hiện
hiện
Xây dựng đề cương nghiên cứu - Báo cáo chi tiết Tháng 3 - 5/ 2022 Nguyễn Thị Thảo
Tổng quan lý luận và thực tiễn Hoàng Quang Ánh

9
về đào tạo trực tuyến Ngô Thị Ngân
Tổng quan về số hóa bài giảng
Xây dựng các loại học liệu điện - Báo cáo chi tiết Tháng 6 - 8/2022 Nguyễn Thị Thảo
tử: Bài giảng điện tử, bài giảng - Sản phẩm cụ thể Hoàng Quang Ánh
E-Learning, video tham khảo, Ngô Thị Ngân
hướng dẫn thực hành, tài liệu
tham khảo (văn bản), câu hỏi,
bài tập, các game tương tác …
Tiến hành khảo nghiệm Báo cáo kết quả Tháng 9 - 10/2022 Nguyễn Thị Thảo
khảo nghiệm Ngô Thị Ngân
Viết báo cáo tổng kết Báo cáo tổng kết Tháng 10/2022 Nguyễn Thị Thảo
đề tài Ngô Thị Ngân
16. SẢN PHẨM
16.1. Sản phẩm khoa học
Sách chuyên khảo Bài báo đăng tạp chí nước ngoài
Sách tham khảo Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế
Giáo trình Bài báo đăng tạp chí trong nước
16.2. Sản phẩm đào tạo
Đào tạo Sinh viên: x Nghiên cứu sinh Cao học
16.3. Sản phẩm ứng dụng
Mẫu Vật liệu Thiết bị máy móc
Giống cây trồng Giống vật nuôi Qui trình công
nghệ
Tiêu chuẩn Qui phạm Sơ đồ, bản thiết
kế
Tài liệu dự báo Đề án Luận chứng kinh
tế
Phương pháp Chương trình máy x Bản kiến nghị
tính
Dây chuyền công Báo cáo phân tích x Bản quy hoạch
nghệ
16.4. Sản phẩm ứng dụng khác (nếu có): Sản phẩm ứng dụng dùng trong giảng dạy các học phần Mỹ
thuật cho sinh viên ngành GDMN trên hệ thống quản lý học tập LMS.
17. HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội)
17.1. Hiệu quả giáo dục và đào tạo:
- Công trình có tính ứng dụng cao: Sản phẩm đề tài nhằm hỗ trợ triển khai việc tổ chức dạy học học phần
Mỹ thuật lên trên hệ thống LMS của Trường CĐSP Trung Ương.

10
- Công trình nhằm tham gia tích cực vào quá trình đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực, lấy người học làm trung tâm, góp phần mang lại hiệu quả và hứng thú cho sinh viên, đáp ứng
yêu cầu cách mạng công nghệ 4.0.
17.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
- Giảm bớt cồng kềnh về mặt chuẩn bị tư liệu, bài giảng, giáo án, hồ sơ sổ sách cho giáo viên, thay vào đó
tất cả được tập trung gói gọn vào một bộ kho học liệu dùng được cho cả năm học.
- Dễ dàng nâng cấp phần mềm và bổ sung học liệu lên hệ thống LMS
- Dễ dàng theo dõi quá trình tiến bộ của người học, hỗ trợ người học có thể học bất cứ lúc nào
- Khai thác triệt để công suất của thiết bị, phương tiện dạy học; góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đáp ứng yêu cầu của sự hội nhập giáo dục đại học trong khu vực và
trên thế giới
18. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
- Chuyển giao phần mềm và tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Đơn vị sử dụng: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

11
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
19.1. Căn cứ pháp lý lập dự toán
- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 về hướng dẫn định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước.
- Quyết định số 5832/QĐ-BGDĐT ngày 27/11/2015 về định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí áp
dụng đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ có sử dụng ngân sách nhà nước.

19.2. Kinh phí cấp: 6.750.000 đồng (Sáu triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng)
19.3. Giải trình các khoản chi từ kinh phí cấp: Đơn vị tính: VNĐ
TT Nội dung chi Mức chi Số Thành tiền
lượng

1 Văn phòng phẩm, in ấn phục vụ nghiên cứu

Văn phòng phẩm phục vụ nghiên cứu Theo thực tế

In ấn, photo 627.800

2 Mua sắm thiết bị phục vụ nghiên cứu

3 Kinh phí chuyên gia góp ý 350.000đ/1người 01 350.000

4 Kinh phí quản lý

6.1. Kinh phí quản lý cấp Khoa

6.2. Kinh phí quản lý cấp Trường

5 Chi phí nghiệm thu các cấp

7.1. Nghiệm thu cấp khoa

7.2. Nghiệm thu cấp trường 1.750.000/1 đề tài 1.750.000

6 Công lao động

6.1. - Xây dựng đề cương nghiên cứu

- Tổng quan lý luận và thực tiễn về đào tạo


trực tuyến và số hóa bài giảng học phần Mỹ
thuật

Nguyễn Thị Thảo

Hoàng Quang Ánh 0.21 3 938.700

12
Ngô Thị Ngân 0.15 2 447.000

0.07 2 208.600

6.2 Xây dựng hồ sơ học liệu điện tử triển khai


trên LMS

Nguyễn Thị Thảo


0.21 3 938.700
Hoàng Quang Ánh
0.15 2 447.000
Ngô Thị Ngân
0.07 2 208.600

6.3 Tổ chức khảo nghiệm

Nguyễn Thị Thảo 0.21 2 625.000

Ngô Thị Ngân 0.07 2 208.600

TỔNG: Sáu triệu bảy trăm năm mươi nghìn 6.750.000


đồng chẵn

Ngày tháng năm 2022


Tổ chức chủ trì đề tài
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
Chủ nhiệm đề tài HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thảo PGS.TS Trần Đình Tuấn

13

You might also like