You are on page 1of 32

Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

SÓNG
Xuân Quỳnh

“Nếu nói Xuân Quỳnh là một chồi thơ, thì phải nói thêm, đấy là một chồi thơ khỏe, tràn đầy
sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tươi. Nói một cách khác, Xuân Quỳnh đến
với thơ một cách hồn nhiên, không chút cố tình, gượng ép; trong chị thực sự có một hồn thơ -
đó là điều đáng quý nhất đối với những ai được gọi là thi sĩ”
Chu Nga

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ


Xuân Quỳnh

Từ khóa - Người phụ nữ sinh ra để yêu và làm thơ


- Đề tài: Tình yêu và thiếu nhi
- Hồn thơ: trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm, khát vọng
hạnh phúc
- Nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ

Xuân Quỳnh - người phụ nữ sinh ra với sứ mệnh để yêu và làm thơ. Được mệnh danh như
vậy bởi chính chị từng tâm sự rằng:
“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Cuộc sống trở về bình yên
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm
Không nỗi khổ không niềm vui kinh ngạc”
Trong chặng đường sáng tác, Xuân Quỳnh lấy cảm hứng từ hai đề tài chính đó là tình yêu và
T

thiếu nhi. Những vần thơ của nữ thi sĩ bộc bạch tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều
E
N

trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết khát vọng
I.
H
T

hạnh phúc đời thường. Nếm trải nhiều trong trường đời, sau này, Xuân Quỳnh có tâm sự về
N
O

nghiệp thơ: “Vì thích thú. Làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời nữa.
U
IE

Vì uất ức. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi phải quyết sống. Mà sống tức là phải
IL
A
T

1 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

viết. Nói được niềm vui nỗi khổ của mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có!
Như người khác không được yêu, mình được yêu. Như người khác chỉ biết im lặng mà mình
biết nói, và nói lên được thành tiếng”.

Câu chuyện tình yêu Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ:

“Hơn Lưu Quang Vũ sáu tuổi, một đời chồng, lại đèo bòng con riêng, nhà thơ Xuân Quỳnh
từng bị mẹ chồng phản đối kịch liệt và gay gắt. Bà Khánh – mẹ của Vũ quan niệm, phụ nữ một
lần đò, chẳng khác gì cốc chè hâm lại, sẽ chẳng thể có được kết cục tốt đẹp. Thậm chí, bà từng
nói thẳng: “Tôi không bao giờ chấp nhận mối tình này”. Thế nhưng, may mắn thay, bố ruột của
anh là người hiểu chuyện. Ông đã nhờ nhiều văn sĩ nổi tiếng thuyết phục bà Khánh. Cuối cùng
bà cũng nguôi ngoai và chấp nhận Quỳnh là con dâu của mình. Không chỉ vậy, nhà viết kịch
Ngọc Thụ kể, ở cơ quan, Vũ còn chịu rất nhiều điều tiếng. Bị bạn bè, đồng nghiệp nói ra nói
vào khiến anh ngại ngùng, trở nên khép mình hơn. Thế nhưng, hai người vẫn lặng lẽ vượt qua
miệng lưỡi thế gian, ở bên nhau hơn chục năm trời. Thời ấy, đôi vợ chồng bạc phận sống trong
căn hộ rộng 6m2 ở phố Huế. Đó là một gia đình kỳ lạ, có đầy đủ “con anh, con tôi, con chúng
ta”. Vậy nhưng, lúc nào cũng ngập tràn mùi hương mộc mạc của sách vở và tiếng cười hạnh
phúc, yêu thương. Năm 1976 khi Xuân Quỳnh đi công tác miền Nam, Lưu Quang Vũ và Xuân
Quỳnh thường xuyên gửi thư cho nhau.Trong một bức thư tình, Lưu Quang Vũ có viết: “Em đi
đã được một tuần. Nhớ em và buồn lắm. Mấy bố con ở nhà vẫn bình thường. Mẹ đi vắng. Mí
cứ quấn bố, tối không chịu xuống bà. Hôm nào cũng bảo: bố với em đi đón mẹ đi. Mí ăn được,
ngủ được, vẽ thêm nhiều tranh mới. Tuấn Anh xuống bác, bà Tuấn Anh vẫn ở đây, ngày nào
Tuấn Anh cũng về đi bơi, xong ăn cơm chiều với bà hoặc với anh rồi lại xuống bác. Kít thì vẫn
về luôn.” Trong thơ của mình, Xuân Quỳnh từng viết:

“Chỉ còn em và anh

Cùng tình yêu ở lại”

như một điềm báo xót xa về tương lai của họ. Hay như trong một bài thơ cuối cùng Lưu Quang
Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình cũng có những câu khiến người đọc phải suy nghĩ:
T
E
N
I.

“Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay


H
T
N
O

Ta đã có những ngày vui sướng nhất


U
IE
IL
A
T

2 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Đã uống cả men nồng và rượu chát

Đã đi qua cùng tận của con đường

Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên

Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.”

Tình yêu đẹp đẽ của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ giống như pháo hoa. Bung nở rực rỡ, khiến
mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ. Thế nhưng lại nhanh chóng tàn lụi, khiến tất thảy đều đau
lòng thổn thức. Một vụ tai nạn thương tâm đã cướp đi sinh mệnh của 2 văn sĩ tài năng, để lại
hậu thế một tiếng thở dài chua xót.”

Trích doanhnghiepvn

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM


- Được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền - tỉnh Thái Bình.
Khi chị vừa bước vào độ tuổi 25 .
- Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
và tay sai, là khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, cho nên đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy
mới thấy rõ được nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

Cách ghi nhớ:

● 1967: Chuyến đi thực tế tại Diêm Điền - Thái Bình


● 25 tuổi
T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

3 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Để hiểu hơn về hồn thơ Xuân Quỳnh các em có thể tham khảo thêm tài liệu mở rộng
dưới đây nhé!
Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ. Sóng không chỉ là
biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguôi yên. Sóng còn là một nguồn sống, nguồn năng
lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho mai hậu qua mỗi tiếng thơ mình. Và, lâu nay, lòng
thơ của mỗi chúng ta, người mờ người tỏ, người đang yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu
thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy : sóng Xuân Quỳnh.
Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo nên sóng. Chỉ
biết rằng chị sinh ra là để dành cho thơ. Dù đầu đời, vốn học vấn còn chưa cao, nhưng hồn
thơ ở người con gái đất La Khê - Hà Đông ấy đã luôn dồi dào và dạt dào. Dù chặng đời đầu
từng dấn thân vào nghiệp múa, nhưng chị đã sớm rời sân khấu để ra nhập thi đàn. Dù cuộc
sống nhiều trắc trở với tuổi thơ lận đận, tuổi xuân gian lao, tổ ấm đầu đổ vỡ, tổ ấm sau sóng
gió, nhưng lòng chị vẫn không khi nào nguôi thơ. Các tập thơ vẫn tuần tự ra đời theo mỗi
chặng đường, từ đầu cuộc chiến chống Mỹ đến thống nhất hòa bình : Chồi biếc, Hoa dọc
chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may.
Cứ thế, sóng thơ náu sẵn trong hồn đã thầm dẫn lối cho chị ra với
biển lớn thi ca để trở thành một tên tuổi nổi bật trong nền thơ Việt hiện đại. Nếu không làm
thơ nữa, Xuân Quỳnh không còn là mình. Thơ thực là nghiệp dĩ của chị. Thơ Xuân Quỳnh là
niềm đau đáu bình an giữa thời tao loạn. Khi binh lửa, đạn bom cuốn mọi thân phận, mọi
nguồn lực vào cuộc chiến, thơ ca cũng không thể không say máu anh hùng mà cất lời sắt
máu. Dù không thể cưỡng lại thời, song, những tiếng thơ thầm kín và mãnh liệt nhất, Xuân
Quỳnh vẫn chỉ dành cho niềm khao khát yên lành : cho góc vườn đôi lứa, tổ ấm sáng đèn,
vành nôi sơ tán, chiếc tã ban mai, cho lời ru thèm mặt đất, tiếng gà nhớ nắng trưa, cho
những bông hoa nghẹn hương, những cánh chuồn lạc bão... những thứ bé mọn thôi, vô nghĩa
nữa, mà lại hằng nhen nhóm, cưu mang, chăm chút cả cõi đời. Đó mới thực là
những con sóng dưới lòng sâu của hồn thơ Xuân Quỳnh. Theo cách ấy, Xuân Quỳnh là người
đàn bà bước dưới đạn bom mà làm thơ về sự sống. Không bị mắc kẹt bởi nguồn thơ lửa máu,
nên chị không phải bận lòng tìm lối ra như bao người khác. Tạnh bom đạn, về lại đời thường,
mạch thơ Xuân Quỳnh vẫn cứ đà xưa mà tuôn chảy. Chỉ khác là, giờ đây những tâm sự đàn
T
E

bà nhất được dịp khơi sâu, những tiếng lòng từng cắt xén được hồn nhiên biểu tỏ. Thiết tha
N
I.
H

với một tình yêu nặng về gắn bó, chở che và chia sẻ, chị luôn trăn trở với sự mong manh của
T
N

yêu đương, sự bấp bênh của hạnh phúc, luôn băn khoăn về nỗi lạnh nhạt của thời gian, phôi
O
U

pha của tuổi trẻ, luôn nơm nớp với mưa bão bất thường, đổ vỡ xa xôi... Đây là lúc những
IE
IL
A
T

4 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

suy ngẫm về trái tim đập sau làn áo mỏng, về bàn tay ngón chẳng thon dài luôn sóng sánh
trong thơ chị. Những dự cảm về nhà ga của chia ly gặp gỡ, con tàu của khát khao đi hồi hộp
mỗi khi về luôn cồn cào trong thơ chị. Những nỗi cỏ dại bị dày xéo, hoa dại bị bỏ quên, mây
trắng mải phiêu dạt, lá vàng ngày một thưa, cỏ may thèm giữ mãi, hoa cúc muốn y nguyên
luôn khắc khoải trong thơ chị... Càng lo liệu đắp bồi, càng lo âu phấp phỏng. Con sóng thơ
trong hồn chị càng về sau càng nặng trĩu những u uẩn của một lòng nữ vốn cả nghĩ cả lo.
Cất lên những nỗi niềm máu thịt ấy, Xuân Quỳnh
thực là người đàn bà của muôn thuở.
Với Xuân Quỳnh, thơ là sống, sống là thơ ; sáng tạo và cách tân, tất tật là nhất thể. Cho nên,
tìm những miền thi cảm khác lạ cho thơ, chế tác những hình thức tân kỳ cho thơ không phải
thao thức của chị. Cứ hết mình sống, hồn nhiên viết, trút trọn vẹn cái tôi của mình vào mỗi
thi phẩm, thi tứ, mỗi thi ảnh, thi điệu đó là cách thơ Xuân Quỳnh. Không mặt nạ, không son
phấn, không vay mượn, không lên gân, Xuân Quỳnh đã gửi mình vào thơ. Thơ Xuân Quỳnh
là tính linh Xuân Quỳnh. Trường hợp Xuân Quỳnh thật điển hình cho qui luật : thơ là sự ký
thác phận người vào chữ. Có lẽ vì thế mà, dù đời thơ Xuân Quỳnh đã dừng, sóng thơ Xuân
Quỳnh vẫn vỗ khôn nguôi. Với nhiều giải thưởng cao quý, mà mới đây là Giải thưởng Hồ
Chí Minh, Xuân Quỳnh đã được vinh danh ở bậc cao nhất dành cho những nghệ sĩ có nhiều
đóng góp với chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Và điều ấy là xứng đáng, dù
khi bầu, hội đồng giải thưởng đã từng bỏ quên. Giờ đây, đặt chân dung nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
vào dòng thời gian, thì không chỉ đặt chị vào vị trí đầu của top thi sĩ cùng thời Ý Nhi, Lâm
Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Nhã Ca... Mà theo trục dọc, phải đặt chị trong cái mạch
thưa thớt những nữ sĩ xuất chúng của thơ Việt như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà
Huyện Thanh Quan... Xuân Quỳnh thực là một trong những gương mặt nữ sáng giá nhất của
thơ Việt. Có lẽ vị trí ấy mới là điều công chúng nghệ thuật Việt hôm qua và hôm nay muốn
dành cho nữ thi sĩ này. Và vị trí ấy của Xuân Quỳnh, dường như mỗi chúng ta hôm nay ở
đây cũng đã dành sẵn trong lòng mình. Cũng như mỗi lòng yêu đã dành sẵn một bến bờ để
sóng Xuân Quỳnh tìm về vỗ mãi.
Bài bình của TS Chu Văn Sơn
T
E
N
I.

Nhận xét về tác giả, tác phẩm


H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

5 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

1. “... Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ
mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình... Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm...”
- Trần Đình Sử

2. “Xuân Quỳnh viết bài này “bợm” thật!” - Nhà thơ Vũ Cao

3. "Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi
dông bão của cuộc đời ...” - TS Chu Văn Sơn

4. “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu
bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh
viễn thành tình yêu muôn thuở” - GS TS Trần Đăng Suyền

5. “Không mặt nạ, không son phấn, không vay mượn, không lên gân, Xuân Quỳnh đã gửi mình
vào thơ. Thơ Xuân Quỳnh là tính linh Xuân Quỳnh. Trường hợp Xuân Quỳnh thật điển hình
cho qui luật : thơ là sự ký thác phận người vào chữ. Có lẽ vì thế mà, dù đời thơ Xuân Quỳnh đã
dừng, sóng thơ Xuân Quỳnh vẫn vỗ khôn nguôi.” - TS Chu Văn Sơn

6. “Thơ Xuân Quỳnh chất chứa tình yêu thương con người, như một “bản năng gốc”, từ đó làm
nên chất thơ rất đậm nét ở chị. Xuân Quỳnh làm thơ dễ dàng, như lời “tự hát” ấp ủ từ đâu đó,
ngân nga mỗi khi có dịp, câu thơ trôi chảy kể cả những khi diễn đạt những điều tế nhị, sâu kín.
Những tình cảm được biểu hiện tự nhiên, chân thực, một cách đầy chất thơ” - Nhà thơ Lê
Thành Nghị

7. “Thơ Xuân Quỳnh có nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, khi đắm say hạnh phúc, lúc day
dứt suy tư. Nhưng xuyên suốt các tập thơ của chị là một tình yêu sâu nặng không nhạt phai.
Trong cái hữu hạn ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu trở thành vĩnh cửu. Với bản chất trong sáng
và tinh diệu của nó, tình yêu không thể bị thời gian tàn phá, bị không gian chia rẽ và ngăn cách.
Tình yêu bất tận và bền vững, vượt ra ngoài cái giới hạn thường tình của lẽ tử sinh.” - Lưu
Khánh Thơ

8. “Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy
T

mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ
E
N

đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy…” - Nhà thơ Vũ Nho
I.
H
T
N
O
U
IE

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM


IL
A
T

6 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Bố cục phân tích:

1 Khổ 1 Sự đối lập

2 Khổ 2 Khát vọng tình yêu

3 Khổ 3+4 Cuộc truy tìm căn nguyên

4 Khổ 5 Nỗi nhớ

5 Khổ 6 Khát vọng thủy chung

6 Khổ 7 Sự suy ngẫm

7 Khổ 8+9 Trăn trở âu lo và khát vọng hóa thân

NỘI DUNG

KHỔ 1: Sự đối
- Sử dụng các cụm từ đối lập: dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ
lập - Thông điệp
tình yêu mới mẻ + Những trạng thái đối cực của con sóng

+ Những trạng thái đối cực của tình yêu

+ Những trạng thái đối lập của người con gái khi yêu.

- Liên hệ:

+ “Thuyền và biển” – Xuân Quỳnh:

“Vì tình yêu muôn thủa


T
E
N

Có bao giờ đứng yên”


I.
H
T
N

+ “Em bảo anh đi đi” – Puskin:


O
U
IE
IL
A
T

7 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

“Em bảo: "Anh đi đi"

Sao anh không đứng lại ?

Em bảo: "Anh đừng đợi"

Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Mà sao anh dại thế

Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế

Không nhìn vào mắt em

Không nhìn vào mắt sầu

Không nhìn vào mắt sâu ?”

- Từ “và": thể hiện mối quan hệ song hành. Những trạng thái đối lập này
thường đi liền với nhau, không tách rời, tạo ra những xúc cảm đặc biệt
trong tình yêu.

- Thông điệp tình yêu mới mẻ:

+ Người phụ nữ hiện đại dám đấu tranh vì tình yêu, vượt qua những thứ
lễ giáo phong kiến để đến với hạnh phúc đích thực.

+ Chủ động buông bỏ những giới hạn chật hẹp, tầm thường (sông) để tìm
ra biển lớn tình yêu - tình yêu đích thực trong cuộc đời (biển, đại dương).
T
E
N

- Liên hệ:
I.
H
T

+ “Hương thầm” – Phan Thị Thanh Nhàn:


N
O
U
IE
IL
A
T

8 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

“Dấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay!

Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,

Bên ấy có người ngày mai ra trận!

Bên ấy có người ngày mai đi xa.”

KHỔ 2: Khát
- Thán từ “Ôi”: bộc lộ mạnh mẽ những trạng thái cảm xúc trào lên trong
vọng tình yêu
lòng.

- Đối “Ngày xưa” >< “Ngày sau”: chỉ khoảng thời gian quá khứ và hiện
tại.

- “Vẫn thế”: chỉ sự bất biến, không đổi thay.

- Chủ thể: khát vọng tình yêu

- Không gian - điều kiện cần: bồi hồi trong lồng ngực của người trẻ

=> Khát vọng tình yêu là khát vọng của muôn đời, của quá khứ, của hiện
tại, của tương lai, chỉ cần trong trái tim những người trẻ còn đang đập
những nhịp ngân rung thì khát vọng tình yêu sẽ trường tồn mãi mãi. Còn
đại dương là còn sóng, còn những trái tim đang đập trong lồng ngực là
còn tình yêu.

- Liên hệ:

+ “Bài thơ tuổi nhỏ” – Xuân Diệu:

“Làm sao sống được mà không yêu


T
E
N

Không nhớ, không thương một kẻ nào?”


I.
H
T
N

+ “Đôi mắt xanh non” – Xuân Diệu:


O
U
IE
IL
A
T

9 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

“Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

Hãy để cho bà nói má thơm của cháu

Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu.”

KHỔ 3+4: Cuộc


- Nhân vật em giờ đây đã không còn giấu mình sau những cơn sóng, không
truy tìm căn
còn mượn lời sóng để nói hộ lòng mình nữa mà đã tách mình ra khỏi sóng
nguyên
để hạ lời thì thầm hai tiếng “em - anh”.

- Em đứng trước đại dương bao la, trước muôn ngàn những con sóng. Và
em bỗng lắng lòng lại nghĩ về anh, về bản thân em và về tình yêu của
chúng ta.

- Tự đặt ra một câu hỏi cho lòng mình, để truy tìm căn nguyên của con
sóng nhưng cũng chính là lúc em muốn truy tìm căn nguyên của tình yêu.

- Tìm ra được khởi nguồn của con sóng là từ gió nhưng gió đến từ đâu thì
em chưa biết.

=> Em đã thất bại trong cuộc truy tìm của mình.

- Để trả lời cho câu hỏi của chính mình em đã buông nhẹ một cái lắc đầu
đáng yêu: “Em cũng không biết nữa”.

- Trái tim em luôn đi tìm sự lý giải, cắt nghĩa tình yêu của chính mình:

+ Chúng ta yêu nhau từ bao giờ, yêu nhau vì điều gì,….

+ Nhưng tất cả đều là những câu hỏi khó để trả lời hoặc cũng có thể là sẽ
T
E

chẳng có câu hỏi nào trọn vẹn cả.


N
I.
H
T

- Liên hệ: “Vì sao” – Xuân Diệu


N
O
U
IE
IL
A
T

10 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...”

- Biết bao nhiêu thế kỷ trôi qua rồi, con người vẫn cứ mãi phân vân đi tìm
câu trả lời cho tình yêu, say mê với tình yêu, dành trái tim của mình để
sẵn sàng đập nhanh hơn vì một người.

=> Quy luật của tình yêu là không có quy luật nào ca. Bởi em vẫn sẽ can
đảm bên cạnh anh, yêu anh bằng tất cả đủ đầy cảm xúc.

- Tình yêu vốn dĩ là một ẩn số giữa hai tâm hồn chứa đầy bí mật.

+ Liên hệ: “Xa cách” – Xuân Diệu

“Dẫu tin tưởng chung một đời, một mộng.

Em là em, anh vẫn cứ là anh.

Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.”

KHỔ 5: Nỗi nhớ


- Biên độ: Mở rộng từ 4 lên đến 6 câu.

+ Phá vỡ những quy luật về độ dài của một khổ trong cả bài.

+ Để diễn tả cho thỏa, cho đạt sự ngút ngàn của nỗi nhớ.
T
E

- Hai hình tượng “Sóng” và “Em” đan xen với nhau.


N
I.
H

+ 4 câu trước, em ẩn mình trong sóng để bộc lộ những cảm xúc trong
T
N
O

lòng.
U
IE
IL
A
T

11 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

+ 2 câu sau, em tác mình ra khỏi sóng để hạ lời thì thầm hai tiếng “em –
anh”.

- Nỗi nhớ:

+ Bao trùm không gian: “Dưới lòng sâu”, “Trên mặt nước”

+ Bao trùm thời gian: Ngày, đêm.

+ Xuất hiện trong: Tiềm thức, ý thức, vô thức.

=> Cái thức trong mơ chính là biểu hiện cao nhất của nỗi nhớ, nỗi nhớ
bây giờ không chỉ xuất hiện trong ý thức, tiềm thức mà còn xuất hiện cả
trong vô thức.

- “Lòng em”: là nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn của người nghệ sĩ.

+ Khi nói “Lòng em nhớ đến anh” có nghĩa là em đang dốc cả tâm can
của mình để trao gửi nỗi nhớ thương ấy đến anh – tình yêu đích thực của
cuộc đời.

- Liên hệ:

+ “Thuyền và biển” – Xuân Quỳnh:

“Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ”

+ “Tương tư, chiều…” – Xuân Diệu:


T

“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.


E
N
I.
H

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”


T
N
O
U
IE
IL
A
T

12 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

KHỔ 6: Khát
- Sử dụng phạm trù đối lập “Dẫu xuôi” >< “Dẫu ngược”, “phương Bắc”
vọng thủy chung
>< “phương Nam”:

+ Đặt giả thiết “dẫu” = Cho dù, chưa xảy ra.

+ Cách nói lạ hóa “xuôi về phương Bắc”, “ngược về phương Nam” đã trở
thành một tín hiệu nghệ thuật độc đáo – lời tâm tình, khát vọng của Xuân
Quỳnh.

=> Mượn phương hướng của trời đất để khẳng định lòng thủy chung là
sáng tạo mới mẻ của Xuân Quỳnh.

+ Cuộc đời này còn ẩn chứa rất nhiều những éo le mà em và anh cần phải
trải qua.

- Đất trời này dẫu có bốn phương tám hướng, có xuôi phương Nam hay
ngược phương Bắc thì trái tim em cũng chỉ có duy nhất một phương để
hướng về đó là phương anh – phương của hạnh phúc, của tình yêu, của
khát vọng đợi, chờ, yêu, tin.

- Liên hệ: “Thuyền và biển” - Xuân Quỳnh

“Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu”

KHỔ 7: Sự suy
- Từ “dẫu” đã có một sự biến đổi khéo léo thành từ “dù” – đây là sự lật trở
T

ngẫm
E

ý thơ vô cùng tài tình.


N
I.
H
T

+ Để ngoài việc khẳng định một tình yêu thủy chung Xuân Quỳnh còn
N
O
U
IE
IL
A
T

13 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

muốn san sẻ những hạnh phúc của tình yêu.

- Nghệ thuật đảo 2 câu cuối:

“Dù muôn vời cách trở

Con nào chẳng tới bờ”

+ Để theo thông thường: Ý thơ thuận hơn và sự khẳng định trở nên chắc
chắn, đầy lý trí với một kết thúc bình ổn, có hậu.

+ Kết cấu đảo: Khiến niềm tin sâu sắc mà vẫn mong manh, mang chút
cảm tính và vì thế niềm tin mãnh liệt chân chính vào đích đến cuối cùng
của tình yêu như có thêm dư vị đắng cay của người từng trải.

- Hành trình của sóng tìm ra đại dương với rất nhiều những gian khổ nhọc
nhằn, có những khi sẽ gặp bão giông hay sóng gió. Thế nhưng cuối cùng,
vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, sóng vẫn tìm được đến nơi đích
thực thuộc về mình.

- Cũng giống như hành tình của em tìm đến tình yêu của mình, bỏ qua tất
cả những giới hạn nhỏ bé, tầm thường để đến bên anh – tình yêu đích thực
của cuộc đời em.

- Liên hệ:

+ Ca dao:

“Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”

+ “Thơ tình cuối mùa thu” – Xuân Quỳnh:


T

“Tình ta như hàng cây


E
N
I.
H

Đã qua mùa gió bão


T
N
O
U
IE
IL
A
T

14 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ”

KHỔ 8: Những
- Cặp phạm trù đối lập “tuy” >< “vẫn” , “dẫu” >< “vẫn”: Thể hiện những
lo âu, trăn trở
triết lý về sự vĩnh hằng của vũ trụ bao la đối lập với sự hữu hạn của đời
người.

=> Xuân Quỳnh là người rất đỗi nhạy cảm với những bước đi của thời
gian. Và chính sự nhạy cảm ấy đã dẫn chị tới tâm trạng lo âu, khắc khoải.
Thế nhưng đến với “Sóng”, Xuân Quỳnh đã vượt qua quy luật đó để tìm
thấy sự lạc quan trong chính mình. Lựa chọn sống tích cực, không chán
nản, tuyệt vọng, sống hết mình cho mỗi phút giây.

- Liên hệ:

+ “Vội Vàng” – Xuân Diệu:

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

+ “Hoa cỏ may” – Xuân Quỳnh:


T

“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may


E
N
I.
H

Áo em sơ ý cỏ găm đầy
T
N
O
U
IE
IL
A
T

15 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,

Ai biết lòng anh có đổi thay ?”

KHỔ 9: Khát
- “Biển”: Biển lớn tình yêu.
vọng hóa thân

- “Sóng”: Khát vọng hóa thân cho cái tôi cá nhân.

- “Trăm ngàn”: Con số ước lệ chỉ sự vô cùng, vô tận.

- Đặt trong thời điểm ra đời ở đây cũng có thể hiểu: mang tình yêu cá
nhân của

mình hòa nhập vào tình yêu Tổ quốc.

=> Cái tôi cá nhân mong muốn được hóa thân, được tan ra thành trăm
ngàn con sóng nhỏ, được hòa vào đại dương để vĩnh viễn hát mãi khúc ca
ngàn năm.

- Người phụ nữ muốn được tan mình ra trở thành những con sóng để hòa
nhập vào biển lớn tình yêu. Khao khát sự đồng điệu tuyệt đích vô biên,
phá vỡ mọi giới hạn, mọi khoảng cách để sống trọn vẹn với tình yêu trong
từng hơi thở nồng nàn.

=> Khao khát được sống trong tình yêu vĩnh hằng không chỉ xuất hiện khi
chị ở độ tuổi 25 mà sau này khi đã đi qua những giông bão trong cuộc đời
thì đó vẫn là khát khao mà chị mong mỏi.

- Liên hệ:

+ “Tự hát” – Xuân Quỳnh:


T
E

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em


N
I.
H
T

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có


N
O
U
IE
IL
A
T

16 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

+ “Thơ tình cuối mùa thu” – Xuân Quỳnh:

“Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại...”

Phân tích chi tiết:

KHỔ 1: Sự đối lập và thông điệp mới mẻ trong tình yêu

Viết về đề tài tình yêu, đặc biệt khi lựa chọn hình tượng sóng làm hình tượng chính
cho tác phẩm của mình, Xuân Quỳnh không phải là người nghệ sĩ đầu tiên nhưng lại là người
nghệ sĩ vô cùng tinh tế, viết về sóng để gửi gắm tình yêu của trái tim người phụ nữ . Điều này
được thể hiện rõ qua những vần thơ:
“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình


T
E
N

Sóng tìm ra tận bể”


I.
H
T
N
O

Tôi đã nhìn thấy những con sóng ngoài đại dương rồi! Tôi cũng đã từng tìm về biển với những
U
IE

mong mỏi được trải lòng và tôi cũng hiểu tại sao, khi đứng trước đại dương bao la, trước muôn
IL
A
T

17 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

trùng con sóng vỗ bạc đầu, người nghệ sĩ lại có trong mình nhiều rung cảm đến vậy, để cho tới
tận bây giờ, biển vẫn hát khúc ca của đại dương, và chúng tôi, độc giả của những năm tháng
này, vẫn ru hoài giấc mơ qua những thi phẩm khởi nguồn từ con sóng. Trong khổ thơ này, nghệ
thuật đối đã được sử dụng một cách rất tinh tế. Các cặp từ đối lập: “Dữ dội – dịu êm”, “Ồn ào
– lặng lẽ” là biểu hiện rõ ràng nhất cho những trạng thái đối cực của con sóng ngoài đại dương.
Khi đại dương hiền hòa, những con sóng thật nhẹ nhàng, êm dịu, khi có bão đi ngang biển động
sóng mạnh mang theo bao bão tố, phong ba. Những trạng thái đối cực của sóng cũng chính là
những trạng thái đối cực của tình yêu, có những khi rất bình yên, nhưng cũng có những ngày
bão tố. Ta cũng có thể hiểu hai câu thơ này theo một trường nghĩa khác, với trạng thái đối cực
của trái tim người phụ nữ khi yêu, một người phụ nữ khao khát tình yêu. Khi vui, khi buồn, khi
giận hờn, khi trách móc, khi hạnh phúc, khi tổn
thương,… những cung bậc cảm xúc của tình yêu quả thật rất diệu kỳ bởi một lẽ:

“Vì tình yêu muôn thủa

Có bao giờ đứng yên”

Ý thơ chưa dừng lại ở đó, bởi nội tâm của người phụ nữ vốn dĩ sâu sắc hơn những gì ta tưởng
tượng . Hai câu thơ này còn diễn tả sự yếu đuối tất yếu bên trong của người phụ nữ khi có những
mạnh mẽ che phủ bên ngoài. Suy cho cùng, sau tất cả những hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời, những
trái tim ấy vẫn thuộc về trọn vẹn tâm hồn phái yếu. Chuyển đến hai câu thơ tiếp theo, ta nhìn
thấy sự mới lạ trong tứ thơ của Xuân Quỳnh:
“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Những hình ảnh xuất hiện liên tiếp, hình ảnh của dòng sông, của con sóng và của “bể”, ở đây
có thể hiểu là biển, là đại dương. Trăm suối đổ về một sông, trăm sông đổ về biển lớn, sóng
không chấp nhận giới hạn nhỏ bé tầm thường, sóng chuyển mình ra biển lớn, tìm về đại dương,
tìm đến nơi thuộc về. Ở hai câu thơ này, mạch sóng như bứt phá ra khỏi một không gian chật
T
E

hẹp để tìm đến những điều lớn lao. Cũng giống như trái tim tình yêu của những người phụ nữ,
N
I.

vượt qua những giới hạn nhỏ bé tầm thường, để tìm đến với tình yêu đích thực của cuộc đời
H
T
N

mình. Có thể thấy rằng, đây cũng chính là một trong những nét hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh,
O
U

cũng là góc nhìn, một quan niệm mới mẻ về người phụ nữ hiện đại, dám đấu tranh vì tình yêu,
IE
IL
A
T

18 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

vượt qua những thứ lễ giáo phong kiến để đến với hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Nếu
như trong bài “Hương thầm” nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng viết:

“Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay

Cô gái ngượng ngùng sang nhà hàng xóm

Bên ấy có người ngày mai ra trận

Bên ấy có người ngày mai đi xa”

Để rồi họ chia tay mà chẳng dám nói với nhau điều gì. Xuân Quỳnh thì không như vậy, chị luôn
quan niệm không chỉ riêng con trai có thể chủ động trong tình yêu, mà người phụ nữ cũng vậy,
phải chủ động tìm đến tình yêu để sống được là chính mình. Đây chính là thông điệp mới mẻ
mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến bạn đọc qua khổ
thơ này.

Hơn cả những gì anh nghĩ, dẫu đó thực chất là trái tim mềm yếu của em thì em vẫn muốn
dùng sự mạnh mẽ của chính mình để hướng tới, để theo đuổi tình yêu duy nhất trong cuộc đời
của mình. Những điều em muốn nói cùng anh là những điều không thể nào ngăn cách, bao
mong mỏi, bao buồn vui đau khổ cuộc đời cũng không thể ngăn nổi trái tim mềm yếu hướng
tới tình yêu. Bởi duy nhất chỉ có phương anh mới khiến trái tim em thổn thức. Thế nên Xuân
Quỳnh mới viết:

“Tôi ghét bầu trời sau khung cửa bình yên

Con đường vắng người đi và hàng cây lộng gió

Tôi yêu dòng sông mùa nước lũ


T
E

Sông phá phách ngàn đời nhưng đỏ lặng phù sa”


N
I.
H
T

KHỔ 2: Khát vọng tình yêu


N
O
U
IE
IL
A
T

19 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Xuân Quỳnh viết “Sóng”, chị đang hát những khúc hát về tình yêu để đến bây giờ, biết
bao nhiêu thập kỷ trôi qua rồi, những độc giả vẫn dành biết bao nhiêu tình yêu của mình cho
một mảnh “tình thơ” đã cũ . Và tình yêu trong “Sóng” – mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của
lứa đôi:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Thán từ “ôi” được sử dụng, bộc lộ mạnh mẽ những trạng thái cảm xúc đang trào lên
trong lòng. Cặp từ đối “ngày xưa” – “ngày sau” khiến cho người đọc có biết bao nhiêu liên
tưởng. Đó là thời gian chỉ quá khứ, quá khứ nối dài đến hiện tại, tương lai để nhắc nhở
người trẻ chúng ta về thông điệp ý nghĩa. Trải qua hàng ngàn hàng vạn năm, từ khi đại
dương xuất hiện, những con sóng cũng ra đời. Và dẫu cho thời gian mãi là một dòng tuyến
tính không bao giờ quay trở lại thì sóng vẫn cứ mãi hát khúc ca của đại dương bất diệt,
vẫn cứ là mình, vẫn “dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ”. Cũng giống như tình yêu, những khát
khao về tình yêu luôn luôn là những hoài bão đang đập nhanh trong trái tim của những
người trẻ. Câu chuyện tình yêu vốn dĩ không phải câu chuyện của riêng ai mà đó là câu
chuyện của tôi, của bạn, của chúng ta, của quá khứ, hiện tại và muôn đời sau sẽ còn nhắc
mãi, nhắc hoài. Còn đại dương là còn sóng, còn những trái tim đang đập trong lồng ngực
là còn khát vọng tình yêu . Điều này thật giống với ý thơ trong “Bài thơ tuổi nhỏ” của ông
hoàng thơ tình Việt Nam – Xuân Diệu:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ, không thương một kẻ nào...”

KHỔ 3+4: Cuộc truy tìm căn nguyên tình yêu

Có những khoảnh khắc, bản thân mình rất muốn tìm một nơi nương náu cho những trầm
T

tư của chính mình. Không phải vì bản thân yếu đuối mà chỉ bởi trái tim sau những lần cứng cỏi
E
N

rất muốn có một khoảng dừng chân để suy nghĩ, chiêm nghiệm về tình yêu mình đã đi qua. Và
I.
H

“em” đã chọn cho mình một khoảng trầm tư bình yên như thế khi đứng trước đại dương bao la,
T
N
O

trước muôn ngàn con sóng vỗ bạc đầu:


U
IE

“Trước muôn trùng sóng bể


IL
A
T

20 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên”

Đến khổ thơ này, em tách mình khỏi sóng, để hạ lời thì thầm hai tiếng “em – anh”. Khi đứng
trước đại dương bao la, trước muôn ngàn những con sóng đang gối lên nhau chạy xa tít tắp tới
đường chân trời, em nghĩ về anh, nghĩ về bản thân mình, em nghĩ về tình yêu của chúng ta.
Cảm giác nhỏ bé trước khoảng không bao la vốn dĩ là cảm xúc bình thường có được. Thế nên:
“Đừng ví em là biển

Sâu thẳm và bao la

Thuyền nan em bé nhỏ

Không xa được bến bờ...”

Trước khoảng không vô tận và đối diện với trái tim, em tự đặt ra một câu hỏi cho lòng
mình, để truy tìm căn nguyên của sóng nhưng cũng chính là lúc em muốn truy tìm căn nguyên
của tình yêu.
“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?”

Em đang trên chuyến hành trình truy tìm căn nguyên của tình yêu. Em không thẳng thắn nói
T
E

ngay vào điều đó, mà em muốn thông qua hình ảnh sóng để trải lòng mình. Theo khoa học,
N
I.

sóng sinh ra từ gió. Thơ Xuân Quỳnh vốn không thường viết về những điều khô khan như thế,
H
T

tác giả bẻ ngay “cuống lái” về những nốt nhạc của trái tim. Vậy thì gió bắt đầu từ đâu? Em suy
N
O

hoài, nghĩ mãi nhưng cuối cùng lại chẳng tìm được câu trả lời. Và rồi để bao biện cho sự thất
U
IE
IL
A
T

21 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

bại trong cuộc truy tìm của mình, người con gái ấy buông nhẹ một cái lắc đầu đáng yêu: “Em
cũng không biết nữa”. Và gửi lời tới “anh” một câu hỏi rất nhẹ nhàng: “Khi nào ta yêu nhau?”.
Trái tim “em” luôn muốn tìm sự lý giải, cắt nghĩa tình yêu, truy tìm căn nguyên tình yêu của
chính mình: “Chúng ta yêu nhau từ bao giờ, chúng ta yêu nhau vì điều gì...” Tất cả đều là những
câu hỏi rất khó để trả lời, hoặc là sẽ chẳng thể nào tìm ra được một câu trả lời nào trọn vẹn cả.
Xuân Quỳnh đã thất bại trong cuộc truy tìm, cắt nghĩa tình yêu nhưng lại ghi được ấn tượng
sâu đậm trong lòng đọc giải từ cách lý giải đầy nữ tính. Lý giải về tình yêu vốn dĩ là một hành
trình rất thú vị, gây được sự hấp dẫn với viết bao cây bút tài hoa, nếu như Xuân Diệu – ông
hoàng thơ tình Việt Nam từng lý giải tình yêu bằng một buổi chiều nắng tắt:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

Thì Nguyễn Bính lại khiến lòng người rạo rực khi lý giải chữ yêu bằng cảm xúc “ghen tuông”:

“Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi

Thế nghĩa là yêu quá mất rồi

Và nghĩa là cô là tất cả của riêng tôi!”

Nhìn nhận trong cách truy tìm căn nguyên, cắt nghĩa về tình yêu của những người nghệ sĩ mới
thấy được, Xuân Quỳnh đã tự lý giải tình yêu cho bản thân mình một cách rất riêng, rất nữ tính,
rất trực cảm. Em không biết tình yêu có từ đâu cả. Cũng chính vì sự không rõ ngọn ngành này
mà đã biết bao nhiêu thế kỷ trôi qua rồi, con người vẫn cứ phân vân đi tìm câu trả lời cho tình
yêu, say mê trong tình yêu, dành trái tim của mình để sẵn sàng đập nhanh hơn vì một người .
T
E

Có một quy luật của tình yêu đó là chẳng có quy luật nào cả và em vẫn sẽ can đảm bên cạnh
N
I.
H

anh, yêu anh bằng tất cả đủ đầy những cảm xúc của riêng mình. Tình yêu vốn dĩ là một ẩn số
T
N

giữa hai tâm hồn chứa đầy bí mật:


O
U

“Dù tin tưởng chung một đời một mộng


IE
IL
A
T

22 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Anh là anh mà em vẫn là em

Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật”

Và những tâm hồn bí mật ấy vẫn luôn khao khát được giao hòa cùng nhau, khám phá những
điều mà cả cuộc đời cũng chẳng thể nào lý giải nổi. Bởi tình yêu là bài toán chẳng thể nào đưa
ra được một đáp số đúng nhất, cũng chính vì thế mà nó luôn mới mẻ, luôn hấp dẫn, luôn là khởi
nguồn cho rất nhiều những tác phẩm hay.

KHỔ 5: Nỗi nhớ

Tiếp tục với hành trình nghĩ suy và chiêm nghiệm, Xuân Quỳnh, với những dòng thơ
trong “Sóng”, đã không thể nào bỏ qua một cung bậc cảm xúc tất yếu của tình yêu - nỗi nhớ .
“Nỗi nhớ của con người thường gắn liền với một cái cớ nào đó. Hễ gặp duyên cớ kia là nhớ
nhung, cứ thế mà thức dậy, mà da diết.” Cội nguồn của tình yêu bắt nguồn từ nỗi nhớ, “đặc
tính” của tình yêu cũng gắn với nhớ nhung. Lấy cảm hứng thơ từ điều này nên Xuân Quỳnh
viết:
“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”


T
E
N

Năm tháng trôi qua chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương ở lại. Tình yêu xưa nay luôn gắn liền
I.
H

với nỗi nhớ, một trái tim đang yêu là một trái tim đang nhớ, một trái tim ngừng nhớ là dấu hiệu
T
N
O

chắc chắn của một trái tim ngừng yêu bởi mấy ai yêu mà không một lần thương nhớ. Cũng bởi
U
IE

lẽ đó mà trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu bộc bạch về nỗi nhớ:
IL
A
T

23 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi


Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
hay:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Còn với những vần thơ của Xuân Quỳnh dường như đã chạm tới nơi sâu thẳm nhất của trái tim
tình yêu mang theo một thông điệp thật tình tứ, mến thương: Sóng nhớ bờ và em nhớ anh.
Có một điều đặc biệt trong khổ thơ này đó là đến đây, biên độ của khổ thơ đã được mở
rộng từ bốn câu lên sáu câu, phá vỡ những quy luật về độ dài của một khổ trong cả bài. Phải
chăng, chỉ khi mở rộng biên độ khổ thơ mới có thể diễn tả cho thỏa, cho đạt sự ngút ngàn của
nỗi nhớ. Một nỗi nhớ bao trùm không gian, choán luôn cả thời gian, khoảng cách. Việc phá vỡ
biên độ của khổ thơ thêm một lần nữa chứng minh cho phong cách nghệ thuật đôi khi “bất tuân
theo những quy luật nghề thơ” của Xuân Quỳnh. Quan trọng nhất trong những vần thơ của chị
là được bày tỏ, được sẻ chia, được thấu hiểu. Bởi “Với Xuân Quỳnh, thơ là sống, sống là thơ;
sáng tạo và cách tân, tất tật là nhất thể. Cho nên, tìm những miền thi cảm khác lạ cho thơ, chế
tác những hình thức tân kỳ cho thơ không phải thao thức của chị. Cứ hết mình sống, hồn nhiên
viết, trút trọn vẹn cái tôi của mình vào mỗi thi phẩm, thi tứ, mỗi thi ảnh, thi điệu đó là cách thơ
Xuân Quỳnh. Không mặt nạ, không son phấn, không vay mượn, không lên gân, Xuân Quỳnh
đã gửi mình vào thơ. Thơ Xuân Quỳnh là tính linh Xuân Quỳnh. Trường hợp Xuân Quỳnh thật
điển hình cho qui luật: Thơ là sự ký thác phận người vào chữ. Có lẽ vì thế mà, dù đời thơ Xuân
Quỳnh đã dừng, sóng thơ Xuân Quỳnh vẫn
vỗ khôn nguôi.” (Chu Văn Sơn)

Trong khổ thơ này có sự xuất hiện của cả hai hình tượng “sóng” và “em” đan xen với
nhau, bốn câu thơ trước em ẩn mình trong sóng bộc lộ những cảm xúc trong lòng mình, hai câu
thơ sau em tách mình khỏi sóng, hạ lời thì thầm hai tiếng “em – anh”. Các cặp từ đối lập được
sử dụng rất tinh tế ở đoạn thơ này: “lòng sâu – mặt nước” – cụm từ diễn tả về không gian; “ngày
– đêm” – diễn tả về thời gian, một nỗi nhớ thường trực, choán hết cả không gian, thời gian tầm
sâu bề rộng. Nỗi nhớ ấy không chỉ xuất hiện trong ý thức, trong tiềm thức mà còn xuất hiện cả
T

trong vô thức, phá vỡ mọi giới hạn về thời gian và không gian:
E
N
I.

“Lòng em nhớ đến anh


H
T
N
O

Cả trong mơ còn thức”


U
IE
IL
A
T

24 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Xuân Quỳnh tinh tế lắm khi sử dụng cụm từ “lòng em” – là nơi thẳm sâu nhất trong tâm hồn
người nghệ sĩ. Khi chị nói “lòng em nhớ đến anh” có nghĩa là em đang dốc cả tâm can của mình
để trao gửi nỗi nhớ thương ấy đến anh – tình yêu đích thực trong cuộc đời mình. Vị ngọt ngào,
mê đắm của tình yêu lan tỏa trong một câu thơ thật lạ: “Cả trong mơ còn thức”. Cái thức trong
mơ chính là biểu hiện cao nhất của nỗi nhớ, nỗi nhớ bây giờ không chỉ xuất hiện trong ý thức,
tiềm thức mà còn xuất hiện cả trong vô thức. Cái thức trong mơ là một trong những nét nghệ
thuật độc đáo ở khổ thơ này, đưa chúng ta đến những góc nhìn mới mẻ hơn về tình yêu, về nỗi
nhớ. Một nỗi nhớ mãnh liệt và sâu sắc, nỗi nhớ ấy cũng đã từng xuất hiện ở một tác phẩm khác
của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
“Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu mong nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ”

Hay có một bận Nguyễn Bình cũng từng thủ thỉ rằng:

“Quái lạ, làm sao cứ nhớ nhau,

Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.

Bốn phương mây nước, người đôi ngả,

Hai chữ “tương tư” một gánh sầu.”

KHỔ 6: Khát vọng thủy chung

Trong tình yêu, thứ mà mỗi người luôn hướng đến có lẽ chính là sự thủy chung. Bởi chính
T
E

tấm lòng thủy chung sẽ dẫn lối ta đến bến bờ của hạnh phúc, đến nơi ta thuộc về. Và để rồi nữ
N
I.

thi sĩ Xuân Quỳnh - người dành cả cuộc đời để yêu cũng từng trải lòng rằng:
H
T
N
O

“Dẫu xuôi về phương bắc


U
IE
IL
A
T

25 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

Sử dụng phạm trù đối lập “Dẫu xuôi” >< “Dẫu ngược”, “phương Bắc” >< “phương Nam” như
để nhấn mạnh vào những nghịch lý, éo le trong tình yêu. Không chỉ vậy, cách nói lạ hóa “xuôi
về phương Bắc” - “ngược về phương Nam” đã trở thành một tín hiệu nghệ thuật độc đáo là lời
tâm tình, là khát vọng của Xuân Quỳnh bởi cuộc đời này còn ẩn chứa rất nhiều những nghịch
lý éo le, rất nhiều những trái ngang và trắc trở, thế gian điên đảo đảo điên nhưng trái tim của
em, tình yêu của em vẫn chỉ có một nơi duy nhất để hướng về, đó là nơi anh - bến đỗ bình yên
cho thuyền tình em neo đậu. Đất trời này dẫu cho có bốn phương tám hướng, xuôi phương Nam
hay ngược phương Bắc thì trái tim em cũng chỉ có duy nhất một nơi để hướng về đó là phương
anh - phương của hạnh phúc, của khát vọng đợi, chờ, yêu, tin.

KHỔ 7: Niềm tin vào tình yêu

Nếu như ở khổ thơ trước nhân vật em tách mình ra khỏi sóng để hạ lời thì thầm hai tiếng
“em-anh” thì đến đây nhân vật em đã ẩn mình vào trong sóng để bộc lộ những cảm xúc trong
lòng mình:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ


T
E

Dù muôn vời cách trở”


N
I.
H
T

Từ “dẫu” đã có một sự biến đổi khéo léo thành từ “dù” - đây là sự lật trở ý thơ vô cùng tài tình
N
O

để ngoài việc khẳng định một tình yêu thủy chung, Xuân Quỳnh còn muốn san sẻ những hạnh
U
IE
IL
A
T

26 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

phúc của tình yêu thông qua một thông điệp vô cùng tuyệt vời. Hành trình của sóng tìm ra đại
dương với rất nhiều những gian khổ nhọc nhằn, có những khi sẽ gặp bão giông sóng gió, thế
nhưng cuối cùng, vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, sóng vẫn tìm được đến nơi đích thực
thuộc về mình. Cũng giống như hành trình em tìm đến tình yêu đích thực của cuộc đời mình,
bỏ qua tất cả những giới hạn nhỏ bé, tầm thường để đến bên anh. Điều này, thật giống với ý
trong câu ca dao xưa:

“Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”

Nữ thi sĩ còn tinh tế khi sử dụng nghệ thuật đảo hai câu cuối:

“Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Nếu như để theo thông thường thì ý thơ thuận hơn và sự khẳng định trở nên chắc chắn, đầy lý
trí với một kết thúc bình ổn, có hậu. Còn khi sử dụng kết cấu đảo khiến niềm tin sâu sắc mà vẫn
mong manh, mang chút cảm tính và vì thế niềm tin mãnh liệt chân chính vào đích đến cuối cùng
của tình yêu như có thêm dư vị đắng cay của người từng trải. Đi qua đủ những thăng trầm trong
tình yêu thì nhất định tình yêu của em dành cho anh sẽ cập bến hạnh phúc:

“Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ”


T
E
N

KHỔ 8: Trăn trở, âu lo trong tình yêu


I.
H
T
N

Người phụ nữ mang trong mình khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng, khao khát sự thủy
O
U

chung và hướng tới những suy nghĩ khác về tình yêu. Giọng thơ như trầm xuống để bộc bạch
IE
IL
A
T

27 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

những lo âu, trăn trở đời thường của một người khi yêu:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Sử dụng cặp phạm trù đối lập kết hợp với kiểu cấu trúc câu “tuy - vẫn”, “dẫu - vẫn” để thể hiện
những triết lý về sự vĩnh hằng, trường cửu của vũ trụ bao la đối lập với sự hữu hạn thời gian,
sự nhỏ bé của con người. Đứng trước đại dương bao la, trước muôn trùng con sóng “em” bỗng
lo sợ trước sự trôi chảy của thời gian, lo sợ chừng ấy thời gian là yêu đương không đủ. Cũng
giống như Xuân Quỳnh, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng bộc bạch sự lo âu của mình qua
những vần thơ:

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh rất trân trọng và khao khát tình yêu. Cũng chính
vì lẽ đó mà thơ chị đầy ắp những lo âu, e ngại. Trong cuộc đời đầy biến động này, tình yêu quả
là một cái gì đó thật mong manh , dễ đổ vỡ, bao giờ nó cũng mang theo nỗi khắc khoải không
yên để rồi nữ thi sĩ từng tâm sự rằng:

“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may


T
E
N
I.

Áo em sơ ý cỏ găm đầy
H
T
N
O

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,


U
IE
IL
A
T

28 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

Ai biết lòng anh có đổi thay ?”

“Càng lo liệu đắp bồi, càng lo âu phấp phỏng. Con sóng thơ trong hồn chị càng về sau càng
nặng trĩu những u uẩn của một lòng nữ vốn cả nghĩ cả lo. Cất lên những nỗi niềm máu thịt ấy,
Xuân Quỳnh thực là người đàn bà của muôn thuở.”

KHỔ 9: Khát vọng hóa thân


Xuân Quỳnh là người rất đỗi nhạy cảm với những bước đi của thời gian. Và chính sự
nhạy cảm ấy đã dẫn chị tới tâm trạng lo âu, khắc khoải. Thế nhưng đến với “Sóng”, Xuân Quỳnh
đã vượt qua quy luật đó để tìm thấy sự lạc quan trong chính mình. Lựa chọn sống tích cực,
không chán nản, tuyệt vọng, sống hết mình cho mỗi phút giây. Nhận thức được sự hữu hạn của
cuộc đời, Xuân Quỳnh khao khát được hóa thân để vĩnh viễn hóa tình yêu của mình:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Cái tôi cá nhân mong muốn được hóa thân, được tan ra thành trăm con sóng nhỏ, được hòa vào
đại dương để vĩnh viễn hát mãi khúc ca ngàn năm. “Biển” ở đây là biển lớn tình yêu, “sóng” là
khát vọng hóa thân cho cái tôi cá nhân, “trăm ngàn” là con số ước lệ chỉ sự vô cùng, vô tận.
Nhận thức được sự hữu hạn của đời người, người phụ nữ muốn được tan vào những con sóng
để hòa nhập vào biển lớn tình yêu, khao khát về sự đồng điệu tuyệt đích vô biên, phá vỡ mọi
giới hạn, mọi khoảng cách để sống trọn vẹn với tình yêu. Khao khát được sống trong tình yêu
vĩnh hằng không chỉ xuất hiện khi chị ở độ tuổi 25 mà sau này khi đã đi qua những giông bão
trong cuộc đời thì đó vẫn là khát khao mà chị mong mỏi:
“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Đặt vào hoàn cảnh ra đời của thi phẩm “Sóng” thì độc giả còn có thể thấy được khát khao của
T
E
N

nữ thi sĩ là tình yêu cá nhân hòa cùng vào tình yêu Tổ quốc. Cất lên những nỗi lòng, những tâm
I.
H

sự về tình yêu cá nhân rồi tinh tế đưa vào tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc. Những vần thơ
T
N

nhẹ nhàng của nữ thi sĩ cứ như vậy đi vào trong tâm thức mỗi độc giả để rồi: “ Lòng thơ của
O
U
IE

mỗi chúng ta, người mờ người tỏ, người đang yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát
IL
A
T

29 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

thứ sóng đặc biệt ấy : sóng Xuân Quỳnh.”

MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI THAM KHẢO


MỞ BÀI:

1. Suốt cả chặng đường dài sáng tác của mình có rất nhiều người nghệ sĩ cứ đeo đuổi giấc mơ,
tìm hiểu và cắt nghĩa tình yêu. Thế nhưng, câu trả lời vẫn cứ làm một con số khó đoán định.
Trong nền văn học Việt Nam, ta biết tới ông hoàng thơ tình Xuân Diệu với những vần thơ tình
nồng nàn, đắm đuối. Trên thế giới, bản thân ta cũng không thể nào quên đi một trong những bài
thơ tình nổi tiếng “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin. Và giữa biết bao chông chênh của cuộc
đời, ta lại tình cờ xô trái tim mình vào thơ tiếng thơ giản dị, gần gũi nhưng vô cùng ấm áp và
sâu sắc của Xuân Quỳnh. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh không thể nào
không kể tới thi phẩm “Sóng” – bông hoa lạ nở dọc chiến hào.

2.

“ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

Đã mấy thập kỷ trôi qua, những vần thơ tình của Xuân Diệu vẫn vang lên như một nốt nhạc
huyền ảo, vấn vương mãi trong tâm hồn độc giả. Thử hỏi tình yêu là gì? Tại sao tình yêu lại có
sức hút mãnh liệt đến vậy? Tình yêu không chỉ xuất hiện trong cuộc sống mà nó đã đi vào thơ
ca như một huyền thoại. Thơ ca Việt Nam hiện đại luôn dành một chỗ đứng ngất định cho đề
tài tình yêu. Cùng với ông hoàng thơ tình Xuân Diệu , nền văn học Việt Nam còn có nữ thi sĩ
T
E

Xuân Quỳnh với những bài thơ tình ấm áp, sâu sắc. Một thi phẩm không thể nào không kể đến
N
I.
H

đó là “Sóng”.
T
N
O
U

3. Tôi vẫn còn nhớ như in có một bận, Xuân Diệu đã từng thủ thỉ trong tác phẩm của mình:
IE
IL
A
T

30 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”

Con người ta vẫn thường vì tình yêu mà si mê nhiều như thế! Người thường đã vậy, thi sĩ hẳn
sẽ nhạy cảm hơn, đó cũng là lý do vì sao giữa muôn nẻo của thơ ca Việt Nam, những bài thơ
viết về tình yêu, những nhà thơ viết về tình yêu vẫn thường được bạn đọc chú ý bằng cái nhìn
đầy trìu mến. Và bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng là một tác phẩm như thế.

KẾT BÀI:

1. Chẳng biết tự bao giờ, nền văn học Việt Nam đã dành một chỗ đứng nhất định cho đề tài tình
yêu. Đôi khi là những rạo rực của một thời tươi trẻ trong thơ Xuân Diệu, khi là khúc điệu buồn
thương da diết, mong ngóng giây phút hội ngộ trong thơ Hàn Mặc Tử, khi lại là chút chân quê mộc
mạc mà Nguyễn Bính mang theo,.. Để rồi, khi trong lòng mang bao bão tố thì người ta lại tìm về
một mảnh tình yêu bình yêu như “Sóng” ….

2. May mắn cho nền văn học Việt Nam hiện đại khi có được một nữ sĩ tài năng như Xuân Quỳnh.
May mắn cho Xuân Quỳnh bởi chị sở hữu một trái tim khao khát yêu thương và một tâm hồn nhạy
cảm tới vậy. May mắn cho chúng ta vì thế hệ của những năm tháng này vẫn được tiếp tục lắng
nghe bản tình ca “Sóng" để rồi gật gù cái đầu nghĩ về những điều tưởng cũ và chưa bao giờ cũ về
tình yêu. Xuân Quỳnh đã thật sự thành công , thành công với những điều nhỏ nhặt, bình thường từ
cuộc đời chị viết. Và chị cũng thành công, khi có đôi lần cất lên vài dòng tâm sự khiến người ta
nao lòng:

“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ không niềm vui kinh ngạc”

3. Thi phẩm “Sóng” khép lại, vậy mà dư âm trong những vần thơ còn vang mãi trong trái tim bạn
T
E

đọc. Đó là những cảm xúc trong trái tim của người con gái khi yêu, khao khát yêu và muốn vĩnh
N
I.
H

viễn hóa tình yêu của mình. Năm tháng trôi đi, chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương ở lại. Những
T
N

thanh âm cảm xúc mà sóng để lại trong lòng bạn đọc đem tới một sức cuốn hút vô cùng mạnh
O
U

mẽ. Thế hệ bây giờ trân trọng tình yêu mà Xuân Quỳnh gửi gắm, yêu thêm những giá trị cuộc đời
IE
IL
A
T

31 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN


Học Văn Chị Hiên 2021

và trân quý những người bên cạnh mình. “Sóng" của nữ sĩ “sinh ra để yêu mà làm thơ" này vốn
dĩ không ồn ào, mà trái lại cực kỳ êm dịu. Những năm tháng “bom rơi đạn nổ” ấy, bông hoa hái
dọc chiến hào này mới thật đẹp, thật tinh tế làm sao.

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

32 Học Văn Chị Hiên

https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like