You are on page 1of 279

TÀI LIỆU MÔN HỌC

KỸ NĂNG MỀM
Bộ môn:Phát triển năng lực nghề nghiệp
CONTENTS
(Nội dung môn học)

MODULE 1 KỸ NĂNG LÀM VIỆC

MODULE 2 KIẾN TẠO TỐ CHẤT RIÊNG

[M1]
MODULE 3 NĂNG LỰC CỐT LÕI
[M2
]
M1 M2 M3 [M3]
Success
11 KỸ NĂNG MỀM

MODULE 1: KỸ NĂNG LÀM VIỆC MODULE 3: NĂNG LỰC CỐT LÕI


1. Giao tiếp và trình bày hiệu quả 7. Chủ động học tập và năng lực thích
2. Giải quyết vấn đề̀̀̀ và ra quyết định ứng công nghệ
3. Hướng dẫn và phản hồi công việc 8. Khả năng thích nghi với môi trường
4. Làm việc đa nhiệm công việc và kinh doanh
9. Trí tuệ cảm xúc
MODULE 2: KIẾN TẠO TỐ CHẤT RIÊNG 10. Hình thành năng lực cốt lõi
5. Định vị bản thân trong công việc 11. Năng lực lãnh đạo và tạo ảnh hưởng
6. Tư duy phân tích và đổi mới sáng tạo
KỸ NĂNG 01

GIAO TIẾP VÀ TRÌNH BÀY HIỆU QUẢ


Nội dung
Mục tiêu 05 Chuẩn bị trình bày

06 Cấu trúc chính của bài trình bày


01 Tiến trình trao đổi thông tin

Những rào cản trong giao tiếp 07 Trả lời các câu hỏi
02
Phương tiện giao tiếp 08 Những điều cần tránh
03
04 Giao tiếp qua e-mail Tài liệu tham khảo
Ý kiến

Bạn mong đợi học gì về


kỹ năng Giao tiếp
và trình bày hiệu quả?

6
MỤC TIÊU CỦA KỸ NĂNG

• Trình bày được được tiến trình trao đổi thông tin

• Phân tích được các rào cản giao tiếp

• Sử dụng được các phương tiện giao tiếp và giao tiếp qua email

• Lập được kế hoạch chuẩn bị trình bày

• Thiết kế được cấu trúc chính của bài trình bày

• Thực hành được kỹ năng trình bày, thuyết trình ý tưởng tại lớp

• Xây dựng thái độ làm việc chủ động, khách quan và đúng thời hạn
Giao tiếp

Shuttersto
Nội dung
01 Tiến trình trao đổi thông tin

02 Những rào cản trong giao tiếp

03 Phương tiện giao tiếp

04 Giao tiếp qua e-mail


1. Tiến trình trao đổi thông tin

10
2. Những rào cản trong giao tiếp

● Tiếng ồn

● Ngôn ngữ

● Môi trường

● Cảm xúc

● Mối quan hệ, quyền hạn

● Văn hóa doanh nghiệp


11
3. Phương tiện giao tiếp

● Phương tiện Ngôn ngữ


Nói – Viết - Ứng xử - Nghe

● Phương tiện Phi ngôn ngữ

12
Kỹ năng cần thiết cho Giao tiếp
bằng ngôn ngữ
Kỹ năng cơ bản
- Nói
- Viết
Kỹ năng gửi thông tin
- Ứng xử
- Nghe

Kỹ năng nhận thông tin

“Nói là gieo, nghe là gặt”


13
Tâm lý đối phương trong giao tiếp

● Được chào đón


● Cảm thấy mình là quan trọng
● Cảm thấy thoải mái, và
● Người khác hiểu mình

14
Kỹ năng gửi thông tin: viết và nói

Nguyên tắc 5C
- Rõ ràng (Clear)

- Hoàn chỉnh (Complete)

- Ngắn gọn (Concise)

- Chính xác (Correct)

- Lịch sự (Courteous)

15
Nguyên tắc viết

Viết những gì cần làm


Làm những gì đã viết

16
10 “phương tiện” giao tiếp Phi ngôn ngữ

1. Dáng
2. Da (trang phục)
3. Nét mặt
4. Tay
5. Mắt
6. Giọng nói/âm lượng
7. Khoảng cách
8. Di chuyển
9. Mùi
10. Động chạm 17
“Nói ngọt thì lọt tới xương”
● Luôn dùng lời lẽ lịch sự với mọi người: Cảm ơn; Xin
lỗi; Vui lòng; Không có chi; Xin làm phiền; Cho phép
tôi…
● Xưng hô hợp lý – hợp tình – hợp cảnh
● Lời nói “ngọt” phải đi với cử chỉ thân thiện, gần gũi
nhưng không thô thiển!
● Nên dùng lời nói hóm hỉnh làm bớt sự căng thẳng
● Nói khéo để giữ thể diện các bên
● Luôn “biết người, biết ta”
18
4. Giao tiếp qua e-mail
1. Tiêu đề
- Nên ngắn gọn, thông báo chính xác nội dung
- Nếu email gửi mang tính định kỳ (báo cáo hàng tuần): ghi thêm ngày tháng
- Nên viết không dấu và không có các ký tự lạ
- Thay đổi tiêu đề cho phù hợp với từng nội dung để người nhận không bị nhầm lẫn giữa thư cũ và
thư mới (nếu nội dung có thay đổi, chỉnh sửa)
2. Cấu trúc e-mail:
- Lời chào mở đầu: thể hiện sự tôn trọng với người nhận, nên ghi rõ tên, vị trí, học vị/học hàm
người nhận. VD: Dear…, Xin chào anh/chị..., Thân gửi anh/chị…
- Nội dung:
+ Đề cập vấn đề chính, đưa ra ý kiến, đề nghị...
+ Cần ngắn gọn, cô đọng, chia làm nhiều đoạn. Trong mỗi đoạn nên giới hạn một vài câu. Nếu có
nhiều vấn đề, nên trình bày theo cách đánh số thứ tự hoặc xuống dòng cho từng vấn đề
+ Chắc chắn nội dung được soạn thảo chính xác nhất, nếu không người nhận sẽ cho rằng bạn
không quan tâm và thiếu tôn trọng họ hoặc có thể người đọc sẽ đặt câu hỏi về trình độ và sự
nghiêm túc của bạn
- Kết thúc: Cuối thư nên là câu kết và cảm ơn vì họ đã quan tâm hoặc dành thời gian đọc, đồng
thời mong sự phản hồi từ người nhận. Luôn kết thúc thư bằng một câu chào hay lời chúc.
VD: Best regards; Your faithfully; Trân trọng; Thân mến; Chúc anh/chị một ngày tốt đẹp… 19
3. Chữ ký/tên
- Giúp bạn tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận thư trong việc phản hồi
- Luôn kết thúc với tên, chức vụ và các thông tin liên lạc như địa chỉ e-mail, số điện thoại (kể
cả số điện thoại nội bộ), fax, địa chỉ cơ quan…

4. Trả lời
- Phản hồi càng sớm càng tốt
- Nếu bạn nhận được e-mail và cần phải trả lời nhưng chưa có thời gian hoặc cần suy tính:
hãy gửi một e-mail cho người gửi thông báo bạn đã nhận được thư của họ, đồng thời cho
biết thời gian bạn sẽ trả lời một cách chính thức
- Khi không thể check-mail trong thời gian sớm: cần thiết lập chế độ gửi e-mail trả lời tự động
để thông báo bạn tạm thời không có trong văn phòng

5. Thận trọng với các tập tin (file) đính kèm


- Đừng bao giờ gửi thư có file đính kèm cho những người mà bạn không quen biết vì nhiều
khả năng thư sẽ bị xóa (người nhận sợ đó là những file có chứa virus)
- Những file gửi kèm với dung lượng lớn cần nén lại (những file ảnh)
- Hãy dán nội dung thẳng vào e-mail (nếu có thể)

6. Luôn cân nhắc trước khi gửi


- Gửi e-mail cho mọi người vào 1 trong 3 phần: To, Cc (Carbon copy) và Bcc (Blind carbon copy):
+ To: gửi trực tiếp cho người nhận. Người gửi mong đợi phản hồi từ người nhận
+ Cc: Người nhận không cần thiết phải trả lời, hoặc xử lý những vấn đề được nhắc tới trong
nội dung
+ Bcc: Người gửi muốn người nhận biết thông tin này một cách bí mật.
- Nên cân nhắc khi nhấn các nút “Reply”, “Reply to all”, “Forward” trong e-mail
- Đừng “forward” lại thư mình đã nhận đến một người khác khi mà chưa có sự đồng ý của 20
người gửi, vì vô tình các thông tin bảo mật bị lan truyền rộng rãi do hành động vô ý của bạn!
Thế nào là một e-mail tốt?
- Phải có mục tiêu rõ ràng!
- Sử dụng nền sáng, không nên sử dụng
nền màu mè
- Dùng màu mực đen hoặc xanh đậm
- Dùng những kiểu chữ thông dụng như
Arial, Time New Roman, Tahoma
- Không dùng chức năng tô đậm (bold)
và viết chữ in hoa (ABC) cho toàn bức
thư
- Không dùng “ngôn ngữ thời @”, từ lóng
hoặc viết tắt trong e-mail
- Địa chỉ e-mail nên ngắn gọn. Tránh lấy
những địa chỉ e-mail phản cảm, thiếu
chuyên nghiệp
- Luôn kiểm tra chính tả trước khi gửi 21
Kỹ năng nhận thông tin: lắng nghe

Loại bỏ thói quen thụ động


- Mất tập trung
- Thái độ và cảm xúc hờ hững
Lắng nghe một cách chủ động
- Tập trung sự chú ý vào người nói
- Khuyến khích người nói
- Phản hồi tích cực những thông tin đã nghe
22
Gặp khách hàng/đối tác

⚪ Chọn vị trí ngồi thuận lợi (lưng hướng vào


tường, mặt hướng ra cửa)
⚪ Luôn đứng/ngồi đối diện với khách hàng
(tôn trọng không gian cá nhân từ 0,5m –
0,7m)
⚪ Sử dụng 55% ngôn ngữ cơ thể, 38%
giọng nói, 7% từ ngữ

23
10 yếu tố để bạn Có kiến thức Bình tĩnh
tự tin, chủ động
trong giao tiếp Nhớ tên
Luôn quan sát môi
trường xung quanh Dí dỏm,đùa
đúng lúc

Trang điểm vừa phải (nữ) Hỏi thăm;Trả


lời lịch sự khi
Trang phục phù được hỏi
hợp
Lịch sự;
Chuẩn bị kỹ nội dung
gọn gàng
24
Trình bày hiệu quả

25

Shuttersto
Câu hỏi

● Bạn thường trông đợi gì trước một bài


thuyết trình?

● Những khó khăn mà người thuyết trình sẽ


gặp phải?

26
5. Chuẩn bị trình bày

● Chuẩn bị tài liệu trình bày:


- Cần phải được chuẩn bị trước một vài ngày để có
thời gian kiểm tra tài liệu, cũng như các công cụ
- Chiến lược trình bày phải phù hợp với đối tượng dự
kiến
- Lập dàn bài một cách có lô-gíc và ghi những điểm
chính của phần trình bày
- Phối hợp với các dụng cụ trực quan (slide, đèn chiếu,
video-clip, các bức ảnh lớn, bảng trắng…)
- Cần chuẩn bị một ít tài liệu tham khảo để phân phát
27
5. Chuẩn bị trình bày (t.t)

● Xây dựng chiến lược trình bày


+ Nội dung:
- Để giáo dục, thông tin, thuyết phục… giải trí?
- Có bao nhiêu chi tiết (hữu ích) cần trình bày?
+ Phong cách:
- Mức độ thuật ngữ sử dụng?
- Đối tượng khán giả: đại trà, giới chuyên môn, “sếp”, đồng nghiệp…?
28
● Chọn lựa cấu trúc phù hợp
- Đặt tiêu đề cho phần trình chiếu
- Xây dựng tài liệu trình bày theo cấp độ: Tổng
thể/mức cao nhất - Từng phần nhỏ hơn
- Đảm bảo tính liên tục và nội dung của chủ đề
- Điều chỉnh thời gian trình bày
- Phân loại các nội dung trình bày:
Đơn giản, trung bình và phức tạp 29
Kiểm tra phòng họp
● Kiểm tra phòng họp ít nhất một giờ trước khi
trình bày
● Kiểm tra nguồn điện
● Kiểm tra các phương tiện: đèn chiếu, máy
chiếu, màn hình, thiết bị kết nối, âm thanh,
micro, máy tính…
● Vị trí bạn trong lúc trình bày: trên bệ, ngồi hay
đứng, tư do di chuyển…
● Tài liệu trình bày đã sẵn sàng và đầy đủ chưa?
● Văn phòng phẩm: bút, bút viết bảng, giấy
trắng, giẻ lau…

30
6. Cấu trúc chính của bài trình bày
● Phần giới thiệụ:
- Lôi cuốn sự quan tâm và trình bày sự liên quan của chủ đề với người nghe
- Xây dựng mối quan hệ và sự tín nhiệm đối với người nghe
- Trình bày chủ đề chính và giới thiệu nội dung tổng quan

● Thân bài:
- Hạn chế trong vòng 5 phần hoặc điểm chính
- Điều chỉnh nội dung dựa theo khả năng và nhu cầu của người nghe
- Bố trí thời gian dựa trên chương trình đã thông báo trước

● Kết luận:
- Tóm tắt các điểm chính
- Lưu ý các hạn chế
- Đưa ra các hoạt động tiếp theo.
31
Các gợi ý khi sử dụng slide cho máy tính

● Dùng câu thay vì các đoạn văn dài


● Đưa vào các hình ảnh, biểu đồ, bản vẽ
● Điều chỉnh cỡ chữ theo độ lớn của phòng
● Không dùng những phông chữ khó đọc
● Dùng những màu nhẹ tạo sự dễ chịu
● Dùng đồ thị thay cho các bảng thống kê, số liệu
● Dùng cùng một kiểu khuôn mẫu/định dạng
● Tối đa 100 từ trong một slide trình bày, nhớ đánh
số slide

32
Hình ảnh hỗ trợ

Sau 3 giờ Sau 3 ngày

● Nghe 70% 10%

● Nhìn 72% 20%

● Nghe & nhìn 85% 65%

33
Trước khi trình bày

● Luôn tự tin và tự nhiên


● Hít thở sâu
● Phân công rõ ràng
● Tập dợt nhiều lần cho bài thuyết trình
● Chú trọng tạo nên mở đầu ấn tượng
● Đừng để vào trạng thái “rối ren”
● Chuẩn bị kỹ các minh chứng
● Trình bày những gì biết thật rõ ràng, súc tích và
nhanh gọn

34
7. Trả lời các câu hỏi

● Lắng nghe cẩn thận toàn bộ câu hỏi, có thể


hỏi lại đến khi hiểu
● Tìm thời gian để suy nghĩ bằng cách nói
rằng bạn sẽ trả lời sau vì đây là một câu hỏi
quan trọng, cần được trả lời đầy đủ
● Trung thực về những vấn đề bạn chưa biết,
đừng bao giờ nói dối!
● Tránh chỉ hội thoại với một người
● Luôn nói lời cảm ơn khi được hỏi

35
8. Những điều cần tránh
● Ăn mặc nhếch nhác
● Hấp tấp, vội vã, “nói leo”
● Luôn nhìn xuống hoặc ngó lên trời
● Xoa tay, bẻ tay, gãi đầu (bối rối)
● Khoa chân, múa tay quá trớn
● Cười miệt thị
● Mắt láo liên, dáo dác
● Nói lắp bắp, không rõ ràng (thiếu tự tin)
● Quay lưng với khán thính giả
● Cử chỉ thô thiển, mất lịch sự
● Cử chỉ lạ, thiếu thiện cảm 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Dale Carnegie (2008). Đắc nhân tâm. Nhà xuất bản trẻ
• David J.Liebermam (2023). Đọc vị bất kỳ ai. Nhà xuất bản Lao động
• De Janasz, S. C., Crossman, J., Campbell, N., & Power, M. (2014). Interpersonal
skills in organisations. Mc Graw Hill
• Don Gabor (2022). Sức mạnh của ngôn từ. Nhà xuất bản tổng hợp TP. HCM
• Jo Condrill, Bennie Bough (2020). Giao tiếp bất kỳ ai. Nhà xuất bản Công
thương
• Trác, N. (2019). Khéo ăn nói sẽ có được thành công (In lần 4). NXB Văn học
• Tran Thuong Tuan & Nguyen Minh Huy (2016). Kỹ năng mềm thiết yếu. NXB Trẻ
• …
KỸ NĂNG 02
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
Contents

Mục tiêu của môn học


01
02 Vấn đề là gì?

03 Quy trình giải quyết vấn đề chuyên nghiệp

04 6 sai lầm thường gặp trong giải quyết vấn đề

05 Kỹ năng phân tích vấn đề

06 Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo


01
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị :

- Hiểu và có kiến thức về kỹ năng giải quyêt vấn để trong học tập và làm việc.

- Vận dụng được kiến thức giải quyết vấn đề áp dụng trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
02
VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
VẤN ĐỀ LÀ GÌ?

Bạn mong đợi học gì về


kỹ năng Giải quyết vấn đề?
VẤN ĐỀ LÀ GÌ?

● Vấn đề là một việc khó mà


chưa có câu trả lời thoả đáng
hay chưa thấy rõ hướng giải
quyết.

● Vấn đề là sự khác biệt giữa


tình trạng hiện có và mong
muốn có.

● Vấn đề là cơ hội để mọi


người phát huy mọi khả năng
tốt nhất của mình.
44
Các loại vấn đề trong môi trường công việc

● Vấn đề sai lệch


● Vấn đề tiềm tàng
● Vấn đề hoàn thiện
Các vấn đề sai lệch

● Cần có biện pháp ĐIỀU CHỈNH

⚪ Máy móc bị trục trặc

⚪ Không nhận được nguyên vật liệu

⚪ Trong đội có người bị bệnh

⚪ Bế tắc trong công việc hoặc nhân sự

⚪ v.v…
Vấn đề tiềm tàng

● Cần có biện pháp PHÒNG NGỪA

⚪ Sự đấu đá giữa các thành viên

⚪ Nhu cầu gia tăng khiến khó có thể đáp ứng


⚪ Số nhân viên bỏ việc tăng

⚪ v.v…
Vấn đề cần hoàn thiện

● Cần tăng NĂNG SUẤT, HIỆU QUẢ

⚪ Nâng cấp dịch vụ, sản phẩm, thiết bị...

⚪ Lắp đặt hệ thống mới

⚪ Trang bị kỹ năng mới cho nhân viên

⚪ Thay đổi các quy trình để đáp ứng chuẩn mới

⚪ v.v…
Trong giải quyết vấn đề, cần

● Tạo lập môi trường


○ Vui vẻ
○ An toàn
○ Tích cực
○ Năng động
● Ứng xử tích cực
○ Với chính mình
○ Với mọi người
03
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHUYÊN NGHIỆP
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHUYÊN NGHIỆP

● Bước 1: Nhận diện rõ vấn đề.

● Bước 2: Xác định mục tiêu vấn đề

● Bước 3: Phân tích vấn đề.

● Bước 4: Sáng tạo ra các phương án.

● Bước 5: Ra quyết định chọn phương án.

● Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện


QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHUYÊN NGHIỆP

Bước 1: Nhận diện vấn đề


+ Đọc kỹ, tìm hiểu kỹ nguyên nhân sâu xa của vấn đề để thấy được quy mô, phạm vi và mức độ
khẩn cấp của vấn đề.
+ Thảo luận, dẫn chứng các ý kiến cá nhân về các sự việc, hiện tượng có liên quan.
+ Mọi người trong nhóm/tổ chức đồng quan điểm cùng nhau giải quyết vấn đề

Bước 2: Xác định mục tiêu vấn đề


+ Nêu rõ vấn đề một cách rõ ràng và được mọi người chấp nhận.
+ Dẫn chứng một cách rõ ràng các mặt của vấn đề mà nhóm muốn giải quyết.
+ Đề cử người chịu trách nhiệm trình bày hay đại diện nhóm về nội dung giải quyết vấn đề.

Bước 3: Phân tích vấn đề


+ Tập hợp những thông tin, nguồn lực mà có liên quan đến đến vấn đề.
+ Nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, toàn diện.
+ Khoanh vùng để tìm thấy được từng nguyên nhân cơ bản của vấn đề
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHUYÊN NGHIỆP

Bước 4: Sáng tạo ra các giải pháp


+ Khuyến khích mọi người cùng sáng tạo, nhưng phải đạt mục đích là nhằm giải quyết các
nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
+ Phát ý tưởng, đưa ra các giải pháp khả thi, sát thực với nội dung chính của vấn đề. Đặt mức
độ ưu tiên cho các giải pháp.
+ Các giải pháp hiệu quả thường dựa trên những nguồn lực sẵn có, hay trong khả năng điều
phối được.
Bước 5: Ra quyết định chọn giải pháp
+ Tập hợp những ý kiến, ý tưởng của cá nhân trong nhóm.
+ Chọn lọc những ý kiến sát thực, khả thi nhất cho việc giải quyết vấn đề.
+ Các giải pháp được chọn lọc cần phải có sự thống nhất ý kiến cao.
Bước 6: Lập kế hoạch triển khai
+ Dựa trên những giải pháp đã chọn lọc và thống nhất để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch.
+ Lập kế hoạch có hệ thống về nhiệm vụ, mục tiêu, các bước, thời gian, nguồn lực v.v… để
ứng dụng các giải pháp của vấn đề vào thực tiễn.
+ Đưa ra các quyết định sau cùng.
04
6 sai lầm thường gặp trong giải quyết vấn đề
6 sai lầm thường gặp trong giải quyết vấn đề

1. Hiểu sai vấn đề


2. Không xác định rõ mục tiêu
3. Chỉ khắc phục hiện tượng
4. Không tìm ra nhiều phương án
5. Không đánh giá đúng rủi ro đi kèm
6. Giải pháp không khả thi
6 sai lầm thường gặp trong giải quyết vấn đề

Xác định rõ được vấn đề tức


là đã giải quyết được một nửa!
05
KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN SÂU XA

● Phân tích nguyên nhân sâu xa để làm gì?


- Hiểu và thấy được vấn đề ở đâu.
- Nhằm tìm ra gốc rễ của vấn đề.
- Phát hiện ra căn bệnh va triệu chứng của
vấn đề.

● Tại sao phải phân tích nguyên nhân?


- Để giải quyết vấn đề một cách dứt điểm.
- Rút kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm.
- Có bài học ứng phó với những tình huống
tương tự.
58
Biểu đồ xương cá (Ishikawa diagram)
GS. Kaoru Ishikawa, 1953, Đại học Tokyo

• Giải thích sơ đồ:

- Các yếu tố: Nguyên vật liệu, Phương pháp, Máy móc, Con
người 🡺 được gọi là Tác nhân chính.
- Các yếu tố: Chất thải, Ý thức, Tài chính, Hiểu biết… 🡺 được
gọi là Tác nhân cụ thể.
Sơ đồ xương cá
Địa điểm làm việc Các nhà quản lý ít được
Điều kiện đào tạo chính thức
Môi trường/ lao động Không được đào
Sự khuyến khích Chất lượng
tạo trước đó
đào tạo
Các nhà QL được Nâng caokém Chỉ có một vài dịch vụ
thuê theo các mối tay nghề Thiếu đào tạo thích hợp
quan hệ hơn là theo CN kinh phí
năng lực của họ đào tạo Thiếu
kỹ năng quản lý
Bị giới hạn/ không Đào tạo nhiều lý
được tiếp cận với thuyết, không phù Trước đây thiếu nhu
môi trường bên ngoài hợp cầu về dịch vụ này
Thiếu Số lượng các nhà
Giới hạn về đào tạo Không biết các cung cấp ít
việc tiếp cận dịch vụ có sẵn
với thông tin và Cung cấp dịch
phương tiện vụ chất lượng
Thiếu người cung cấp kém
truyền thông Các nhà quản lý dịch vụ/ các dịch vụ
thiếu kinh nghiệm thích hợp
Phép thử và sai

● Bằng cách thử nghiệm nhiều lần với những phương pháp

khác nhau

● Cách làm này được thực hiện cho đến khi tìm ra được

hướng giải quyết tốt nhất


● Đây là một trong những phương pháp cơ bản trong giải
quyết vấn đề
VD: Thomas Edison đã ”nếm trải” đến hơn 10,000 lần thử
nghiệm để phát minh ra bóng đèn
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI:

- Sử dụng đúng các câu hỏi phù hợp với tình huống, hoàn cảnh,
sự việc.
- Các loại câu hỏi thường sử dụng: 5W - 2H; YES – NO questions.
- Hỏi cho tới khi tìm ra nguyên nhân chính.
- Kết hợp các câu hỏi với nhau để tạo nên hiệu quả cao nhất.
- Nếu đã sử dụng hết các câu hỏi mà vẫn chưa tìm ra được
nguyên nhân, thì tốt nhất là dừng lại và thu thập thêm thông tin về
các yếu tố đã thiết kế.
Lee Kun Hee, Chủ tịch Samsung

“Mỗi khi phát sinh một


vấn đề nào đó, dù là
trong kinh doanh hay
trong cuộc sống
thường nhật, cần phải
đặt ra ít nhất 5 câu
hỏi “Tại sao” để phân
tích nguyên nhân”

63
“Đôi khi chúng ta thất bại
trong việc tìm kiếm những
nguyên nhân gốc rễ chỉ vì
bản tính lười biếng và
thiếu kiên nhẫn”
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Vấn đề là gì?


Câu 2 : Quy trình giải quyết vấn đề chuyên nghiệp là gì ?
Câu 3 : Ý nghĩa của sơ đồ xương cá và 5W2H trong giải quyết vấn đề là gì?
Câu 4 : Áp dụng sơ đồ xương cá giải quyết vấn đề ra trường làm đúng chuyên ngành
TÀI LIỆU THAM KHẢO

✔ Coccia, M. (2018). The Fishbone diagram to identify, systematize and analyze the sources of general purpose
Technologies. Journal of Social and Administrative Sciences, 4(4), 291-303.
✔ Goleman D. (2000) Working with emotional intelligence. Berrett-Koehler Publishers, Inc, San Francisco, CA,
USA.
✔ Kelly, D., & Kelly, T. (2013). Creative confidence: Unleasing the creative potential within us all.
HarperCollins, UK.
✔ Kilgour, M., & Koslow, S. (2009). Why and how do creative thinking techniques work?: Trading off originality
and appropriateness to make more creative advertising. Journal of the Academy of Marketing Science, 37, 298-
309.
✔ Lee, B., & Lee, Y. (2020). A study examining the effects of a training program focused on problem-solving
skills for young adults. Thinking Skills and Creativity, 37, 100692.
✔ Okes, D. (2019). Root cause analysis: The core of problem solving and corrective action. Quality Press.
✔ Serrat, O., & Serrat, O. (2017). The five whys technique. Knowledge solutions: Tools, methods, and approaches
to drive organizational performance, 307-310.
✔ Shinde, D. D., Ahirrao, S., & Prasad, R. (2018). Fishbone diagram: application to identify the root causes of
student–staff problems in technical education. Wireless personal communications, 100, 653-664.
✔ WEF (2020) These are the top 10 jobs skills of tomorrow – and how long it takes to learn them.
https://www.weforum.org/agenda/2020/10/top-10-work-skills-of-tomorrow-how-long-it-takes-to-learn-them/.
KỸ NĂNG 03
HƯỚNG DẪN VÀ PHẢN HỔI
TRONG CÔNG VIỆC
Contents

Mục tiêu của môn học


01
02 Hướng dẫn trong công việc (Coaching)

03 Phản hồi trong công việc (Feedback)

04 Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo


01
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị :

- Hiểu và có kiến thức về coaching và feedback trong học tập và công việc.

- Vận dụng được kiến thức coaching và feedback áp dụng trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
02
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC

(Coaching)
CÁC MỨC ĐỘ CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC

 Chờ yêu cầu, chỉ đạo của cấp trên


 Hỏi cấp trên cần làm công việc gì
 Đề nghị với cấp trên cần làm việc gì và sau đó thực hiện
 Thực hiện, nhưng cho người khác biết bạn làm gì
 Tự thực hiện, sau đó báo cáo theo định kỳ
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC LÀ GÌ? (COACHING)

 Thúc đẩy học hỏi, tăng năng lực


làm việc, sự phát triển và khả năng
thay đổi của cá nhân
 Làm tăng khả năng nhận thức và
tính trách nhiệm của người được
huấn luyện
 Nhà quản lý sẽ có thể đạt kết quả
tốt hơn thông qua khả năng lĩnh hội
tốt của nhân viên
AI CẦN COACHING?

 Nhân viên mới


 Nhân viên tiềm năng cho vị trí mới
 Nhân viên tiềm năng
 Nhân viên cần cải thiện năng lực
 Nhân viên cần giải quyết vấn đề khó
khăn
KHI NÀO CẦN COACHING

 Thông qua việc đánh giá năng lực


 Những buổi thảo luận năng lực với nhân viên
 Kết quả làm việc hàng tháng
 Thông qua phản hồi của đồng nghiệp và cấp dưới, khách hàng
 Kế hoạch phát triển nhân viên vào vị trí mới
CÁC KỸ THUẬT KHI HƯỚNG DẪN CÔNG
VIỆC CHO AI ĐÓ CẦN:

1. Đưa ra mục tiêu/mô tả cụ thể ban đầu


2. Sử dụng hiệu quả cả phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
3. Khuyến khích người nghe đặt câu hỏi
4. Khuyến khích trao đổi thông tin hai chiều
5. Yêu cầu lặp lại và kiểm tra mức độ thực hiện
6. Hoàn thiện và đúc kết trong từng giai đoạn
7. Đối chiếu kết quả với mục tiêu ban đầu
02
PHẢN HỒI CÔNG VIỆC
(FEEDBACK)
Các kênh thông tin tại nơi làm việc
có thể là:

Từ trên xuống: thông tin di chuyển


- Cấp cao hơn xuống thuộc cấp, được ủy quyền
- Dùng để: hướng dẫn, ra mệnh lệnh, thông báo,
phản hồi kết quả, ra quyết định, nhận xét công
việc…
Các kênh thông tin tại nơi làm việc
có thể là:

Ngang hàng:
- Ngang cấp bậc, chức vụ,
đồng nghiệp, bộ phận phối
hợp cùng nhau/có liên đới,
trách nhiệm với nhau
- Dùng để: chia sẻ thông tin,
phối hợp giải quyết/thực hiện,
hỗ trợ, liên kết, hưởng lợi…
Các kênh thông tin tại nơi làm việc
có thể là:

Từ thấp lên:
- Cấp dưới, nhân viên, thuộc cấp, vai trò, trọng
trách yếu hơn
- Dùng để: báo cáo, xin ý kiến, trình duyệt, tìm sự
hỗ trợ, hướng dẫn, ra quyết định, xin cung cấp
thông tin…
Các kênh thông tin tại nơi làm việc
có thể là:
● Không chính thức: vượt cấp, tình huống khẩn, vắng mặt cấp
trên…
● Đa kênh: bên ngoài, đối tác, khách hàng, đối thủ v.v… cần thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau và tăng độ linh hoạt
PHẢN HỒI CÔNG VIỆC (FEEDBACK)
• Chia sẻ nhận thức của bạn về hành vi, năng lực,
tình trạng công việc
• Chia sẻ tình trạng của người khác dựa trên những
quan sát khách quan và sự phân tích
• Nhằm tăng cường, hỗ trợ, hướng dẫn lại cách thức
thực hiện công việc cho người khác
NIỀM TIN
Niềm tin là sự chấp nhận hoàn toàn về một vấn đề,
xem như là sự thật
QUI TRÌNH TAÙC ÑOÄNG

Nieàm tin Haønh vi Keát quaû


Mô hình GROW
Goal

Reality
Will
Options
SỬ DỤNG GROW

● G = Goal: Chúng tôi thực hiện công việc nhằm đạt được cái gì?
● Mục tiêu cho cuộc trao đổi dẫn dắt
● Làm rõ bằng cách nào mục tiêu buổi trao đổi này gắn với mục tiêu
về hiệu quả làm việc lâu dài
● Xác lập giới hạn về thời gian của cuộc trao đổi
● Thảo luận cách thể hiện sự tôn trọng với nhau
SỬ DỤNG GROW

● R = Reality: Việc gì đang xảy ra với tình huống này– cho bạn, cho tôi?
● Hiểu rõ tình huống đang diễn ra
● Chú ý đến bằng cách nào để kết nối thông tin
● Chú ý đến những sự kiện/thực tế và cảm nhận
● Đừng nêu ý kiến chủ quan cả bằng lời và không bằng lời
● Cung cấp phản hồi nếu bạn có những quan sát, thông tin và đầu vào để làm rõ
vấn đề
SỰ DỤNG GROW

O = Options: Những giải pháp nào có thể giúp bạn xử lý tình huống?
● Khuyến khích tìm ra những giải pháp có thể
● Ghi nhận những đề xuất giải php trong quá trình thảo luận
● Đánh gi chi phí và lợi ích mang lại từ các giải pháp
● Chỉ cung cấp giải pháp một khi nhân viên không đưa ra được giải
pháp

88
SỬ DỤNG GROW

W = Will: Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp?


● Tìm ra những khía cạnh no m người được dẫn đắt cĩ hứng th thục hiện
● Xác định những trở ngại chính để xử lý
● Theo dõi và hỗ trợ
● Hãy để cho mọi người chịu trách nhiệm thực hiện

89
Tại sao cung cấp phản hồi không hiệu
quả?
● Chỉ dẫn quá ít hoặc quá nhiều trong một lúc

● Nói mà không minh họa

● Thiếu kiên nhẫn

● Không chuẩn bị kỹ

● Làm tăng sự căng thẳng

● Không được phản hồi 90


“Bất cứ điều gì
đáng làm thì nên
được làm tốt!”

91
Cho và Tiếp nhận phản hồi công việc

Cho phản hồi Tiếp nhận phản hồi

1. Lặp lại cụ thể mục tiêu ban 1. Lắng nghe cẩn thận
đầu 2. Đặt câu hỏi khi chưa rõ
2. Quan sát và luôn có dẫn 3. Ghi nhận rõ các chỉ dẫn
chứng 4. Ghi nhận những điểm cần
3. Đánh giá cụ thể, khách quan hoàn thiện và cởi mở
4. Luôn khen ngợi - Khéo phê 5. Có kế hoạch triển khai
phán
cụ thể
5. Xác nhận công việc hoàn
thành

92
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Coaching là gì? Feedback là gì?


Câu 2 : Khi nào cần Coaching ? Khi nào cần Feedback ?
Câu 3 : Áp dụng Coaching và Feedback trong đi học và đi làm như thế nào ?
Câu 4 : Làm sao để rèn luyện kỹ năng Coaching và Feedback?
Câu 5 : Mô hình GROW là gì ?
Câu 6 : Bạn đã có khả năng thực hành Coaching và Feedback chưa?
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bộ Giáo trình hướng dẫn cho Giảng viên phương pháp dạy/học trực diện, Business Edge, 2004
 An Essential guide to Coaching, 2006, Kimberly-Clark.
 8 Kỹ năng mềm thiết yếu, 2016, PGS.TS Trần Thương Tuấn & Nguyễn Minh Huy, NXB Lao động
 Interpersonal Skills in organizations, 2015, Fifth edition, International Edition. Suzanne C.De Janasz,
Karen O.Dowd, Beth Z.Schneider. Mc Graw Hill
 Transformational Coaching: Shifting Mindsets for Sustainable Change
 Coach the Person Not the Problem: A Simple Guide to Coaching for Transformation
 Coaching for Performance Fifth Edition: The Principles and Practice of Coaching and Leadership
 Masterful Coaching
 Performance Coaching: A Complete Guide to Best Practice Coaching and Training
 Bộ Tứ thư lãnh đạo (Hòa Nhân)
KỸ NĂNG 04
LÀM VIỆC ĐA NHIỆM
Nội dung - Contents
01 Mục tiêu của môn học

02 Làm việc đa nhiệm (Multitask) là gì?

03 Tầm quan trọng của làm việc đa nhiệm là gì?

04 Mặt trái của làm việc đa nhiệm là gì ?

05 5 mẹo cải thiện kỹ năng làm việc đa nhiệm

06 Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo


01
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị :

- Hiểu đúng và có kiến thức về làm việc đa nhiệm.

- Nên làm và không nên làm khi nói về hoạt động đa nhiệm.

- Vận dụng được kiến thức làm việc đa nhiệm trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
02
LÀM VIỆC ĐA NHIỆM (MULTITASK) LÀ GÌ?
LÀM VIỆC ĐA NHIỆM (MULTITASK) LÀ GÌ?

Multitask, hay multitasking được gọi là đa nhiệm. Chi tiết hơn, kỹ năng đa nhiệm nghĩa là

khả năng làm nhiều việc cùng một lúc trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ như:
 Nghe nhạc trong lúc tập thể dục
 Trả lời nhiều cuộc gọi và email cùng một lúc
 Cùng lúc chuẩn bị nhiều đơn đặt hàng
 Vừa nói chuyện vừa lái xe
 Vừa nấu ăn vừa nghe điện thoại
 Vừa nghe giảng vừa ghi chép, viết bài
 Dạy học cùng lúc với ghi bài trên bảng
LÀM VIỆC ĐA NHIỆM (MULTITASK) LÀ GÌ?

(Multitasking is putting your focus on more than one task at once, whether at exactly the same time or through repeatedly
switching back and forth between tasks (Waller, 1997). Implied in this definition is that the tasks you are doing are not
getting finished one after the other; for example, if I finish several tasks in short succession, I am not multitasking, even
though I was working on multiple things).
Tạm dịch
Đa nhiệm là tập trung vào nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, dù là cùng lúc hay thông qua việc chuyển đổi
qua lại nhiều lần giữa các nhiệm vụ (Waller, 1997). Hàm ý trong định nghĩa này là các nhiệm vụ bạn đang
làm không được hoàn thành lần lượt; ví dụ: nếu tôi hoàn thành một số nhiệm vụ liên tiếp trong thời gian
ngắn, tôi không làm nhiều việc cùng lúc, mặc dù tôi đang làm nhiều việc.

Nguồn: Multitasking: Definition, Examples, & Research,By Charlie Huntington, M.A., Ph. D. Candidate, Reviewed by
Tchiki Davis, M.A., Ph.D.Cập nhật ngày 11/12/2023 từ https://www.berkeleywellbeing.com/multitasking.html
LÀM VIỆC ĐA NHIỆM (MULTITASK) LÀ GÌ?

Tham khảo một vài định nghĩa khác:


1. Đa nhiệm song song từ nghiên cứu của Meyer và Kieras (1997):
- Meyer và Kieras mô tả đa nhiệm song song như khả năng thực hiện nhiều công việc cùng một lúc mà
không làm giảm hiệu suất.
2. Kiểm soát đồng thời từ nghiên cứu của Salvucci và Taatgen (2008):
- Salvucci và Taatgen đề cập đến kiểm soát đồng thời là quá trình quản lý và phân phối tài nguyên tâm
trí để thực hiện nhiều tác vụ.
3. Tính tương tác từ nghiên cứu của Ophir, Nass và Wagner (2009):
- Ophir, Nass và Wagner nhấn mạnh tính tương tác của multitasking, đồng thời cảnh báo về sự giảm hiệu
suất khi thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc.
MỘT VÀI NGHIÊN CỨU KHUYẾN CÁO VỀ MULTITASK

Cần hiểu đúng về làm việc đa nhiệm. Phần lớn chúng ta thường lầm tưởng đa nhiệm là
năng suất. Thực tế theo nghiên cứu các nhà khoa học thần kinh và quản trị cho thấy:

- Một nghiên cứu khác ở Đại học Sussex cho thấy dấu hiệu suy giảm não bộ gây ảnh hưởng đến nhận
thức và cảm xúc khi con người làm việc đa nhiệm (ví dụ vừa nhắn tin Facebook vừa xem TV). Nghiên
cứu chỉ ra những người làm việc đa nhiệm có mật độ não bộ (brain density) thấp hơn ở vùng thùy trán trước
(anterior cingulate cortex), nơi chịu trách nhiệm kiểm soát sự đồng cảm, cũng như kiểm soát tư duy và cảm
xúc.

- Đa nhiệm khiến bạn dễ căng thẳng, và mắc bệnh tâm lí. Nhà khoa học thần kinh Dan Levitan lý giải,
người làm việc đa nhiệm thường stress là do phải gia tăng thường xuyên lượng cortisol và adrenalin. Giáo
sư David Mayer ở Đại học Michigan cũng khám phá ra rằng việc chuyển qua chuyển lại giữa các công việc
cũng rất dễ gây căng thẳng.

Nguồn: Loại bỏ đa nhiệm để năng suất và hạnh phúc hơn. Tháng 10/2019, từ Agile Breakfast.
https://agilebreakfast.vn/loai-bo-da-nhiem-de-nang-suat-va-hanh-phuc-hon/. Cập nhật ngày 5/12/2023
03
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÀM VIỆC ĐA NHIỆM LÀ GÌ?
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÀM VIỆC ĐA NHIỆM

Tiết kiệm thời gian: khả năng đa nhiệm giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách làm nhiều đầu việc cùng lúc.
Ví dụ, bạn có thể vừa giao tiếp qua điện thoại với khách hàng vừa ghi chép lại các thông tin cần thiết. Điều
này có nghĩa bạn có thể đồng thời hoàn thành hai việc thay vì dành gấp đôi thời gian để làm lần lượt hai
nhiệm vụ.
Tiết kiệm chi phí: các doanh nghiệp luôn phải quản lý ngân sách một cách hợp lý, và có những công việc
mà một nhân viên sẽ cần đảm nhiệm cùng lúc thay vì phân công cho nhiều người. Đối với doanh nghiệp, một
nhân viên có khả năng đa nhiệm sẽ rất có giá trị.
Tăng hiệu quả công việc: Multitasking là yếu tố tăng hiệu suất công việc của bạn. Trong một ngày bạn có
thể làm nhiều thứ hơn nhiều với khả năng đa nhiệm.
04
MẶT TRÁI CỦA LÀM VIỆC ĐA NHIỆM LÀ GÌ ?
MẶT TRÁI CỦA LÀM VIỆC ĐA NHIỆM
Mất tập trung
Khi bạn thực hiện nhiều công việc cùng một lúc, bộ não sẽ không thể dồn 100% sự tập trung cho tất cả các đầu việc đó. Điều
này dẫn đến khả năng mắc lỗi trong quá trình làm việc, đồng nghĩa với việc bạn cần dành thêm thời gian để sửa chữa và hoàn
thành công việc.
Multitask cũng khá làm tốn công sức.
Bởi sử dụng năng lượng để điều chỉnh công việc liên tục sẽ làm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với tập trung vào một
nhiệm vụ duy nhất.
Sắp xếp công việc thiếu hiệu quả
Các yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả của multitask là gì? Không phải ai cũng có khả năng nhận định được việc gì
nên ưu tiên trong hàng loạt các mục tiêu phải hoàn thành.
Có thể làm mai một kỹ năng
Việc lẫn lộn, chồng chéo các thông tin là vấn đề thường gặp khi bạn cố làm multitask. Điều này có thể dẫn đến sự mai một
của một số kỹ năng.
05
5 MẸO CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐA NHIỆM
5 MẸO CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐA NHIỆM

1. Tạo danh sách các việc cần làm (To-do list, Checklist)
Khi chuẩn bị thực hiện một loạt công việc cùng lúc, một trong những điều bạn cần làm là tạo một to-
do list. Nhiều người có xu hướng nước đến chân mới nhảy, nhưng biết cách sắp xếp công việc đóng
vai trò tất yếu để bạn làm tốt mọi tác vụ.
Một danh sách chi tiết cũng sẽ giúp bạn tránh quên mất những chi tiết nhỏ trong các việc cần làm.
5 MẸO CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐA NHIỆM

2. Biết cái gì cần ưu tiên để sắp xếp công việc

Sau khi đã liệt kê ra các việc phải làm, bạn cần sắp xếp chúng theo thứ tự cần ưu tiên nhất đầu tiên rồi trải dài đến thứ tự ưu
tiên phía sau. Để quyết định được đâu là ưu tiên hàng đầu và thứ yếu, bạn có thể vận dụng cách phân tích sau:

Việc gấp và quan trọng: Đây là những việc cần được ưu tiên hàng đầu và phải hoàn thành trước tiên. Chẳng hạn như giải
đáp thắc mắc của khách hàng, hoàn thành dự án sắp đến hạn nộp, hoặc thực hiện việc cấp trên giao cho bạn.

Việc quan trọng nhưng chưa gấp: Bạn thường có thể dần dần hoàn thành những việc này trong ngày, tuy nhiên cần phải
đảm bảo tính chính xác toàn diện. Các kế hoạch này thường thuộc dạng lên kế hoạch dài hạn, chẳng hạn liên quan tới kế
hoạch hợp tác với agency hoặc công ty đối tác.

Việc không quá quan trọng nhưng cần gấp: các việc thuộc danh mục này thường là các việc cần hoàn thành để bạn có thể
làm các việc quan trọng hơn. Ví dụ như đặt vé máy bay để đi công tác. Nếu bạn làm quản lý, bạn có thể giao, bổ nhiệm công
việc này cho người khác.

Dù bạn có thể nhờ hoặc bổ nhiệm người khác làm thay bạn, bạn nên cẩn thận để không bị nhận xét là lạm quyền hoặc “ma
cũ bắt bạt ma mới”.
5 MẸO CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐA NHIỆM

3. Gộp các việc tương tự với nhau


 Một trong các khó khăn để làm tốt đa nhiệm là bạn phải chuyển đi đổi lại giữa các nhiệm vụ khác nhau.
Vậy cách hay để cải thiện vấn đề multitask là gì?
 Bạn nên lọc ra các việc có tính chất tương tự nhau và theo dõi kế hoạch của từng việc một. Chẳng hạn
bạn phải đăng nhiều bài lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, hãy nhóm các đầu việc này lại với nhau
và lên lịch trình một cách hợp lý để không bị xao nhãng bởi các việc khác.
5 MẸO CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐA NHIỆM

4. Tránh xao nhãng


 Làm ở môi trường nào cũng sẽ có các yếu tố làm bạn xao nhãng. Và cách để
tập trung tối đa của mỗi người cũng rất khác nhau. Có người phải nghe nhạc
trong khi làm việc nhưng cũng có nhiều người cần sự im lặng tối đa để có thể
tập trung suy nghĩ.
 Với hình thức làm việc remote hoặc hybrid-working như hiện nay, các nhân
viên khi làm việc ở nhà càng cần biết tự quản lý bản thân và thời gian để có
thể làm tốt công việc, đặc biệt là khi họ muốn vận dụng multitasking.
 Bạn có thể tham khảo một số mẹo để tránh xao nhãng như sau:
 Tắt âm điện thoại, giới hạn thời gian sử dụng điện thoại khi đang trong giờ
làm việc
 Sắp xếp, bài trí chỗ riêng cho không gian làm việc
 Không mặc đồ ngủ, đồ ở nhà khi làm việc tại nhà
 Theo lịch trình làm việc và nghỉ ngơi giống như lúc bạn lên văn phòng, v.v.
5 MẸO CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐA NHIỆM

5. Luyện tập
 Cũng giống như các kỹ năng mềm khác, kỹ năng đa nhiệm của bạn cũng có thể tiến
bộ nếu như bạn biết cách rèn luyện nó. Các nghiên cứu cũng cho thấy bộ não chúng ta
có thể tăng tốc độ làm việc và phát triển chức năng đa nhiệm hơn nếu ta có luyện tập.
 Bạn cũng cần đảm bảo ngủ đủ giấc và đủ năng lượng làm việc để não bộ và cơ thể có
thể hồi phục sau những giờ làm việc căng thẳng. Hai phương pháp thường được áp
dụng để tăng khả năng đa nhiệm và hiệu suất công việc là:
 Phương pháp 52/17 (tập trung làm việc 52 phút và nghỉ 17 phút)
 Phương pháp cà chua Pomodoro (tập trung làm việc 25 phút và nghỉ 5 phút)
5 MẸO CẢI THIỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐA NHIỆM
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Làm việc đa nhiệm là gì?


Câu 2 : Lợi ích của làm việc đa nhiệm là gì ?
Câu 3 : Áp dụng làm việc đa nhiệm trong đi học và đi làm như thế nào ?
Câu 4 : Làm sao để rèn luyện kỹ năng làm việc đa nhiệm?
Câu 5 : Bạn có khả năng làm việc đa nhiệm không? Tại sao ?
Câu 6: Là sinh viên, điều gì bạn nên làm và nên tránh khi làm việc đa nhiệm
trong môi trường học đường?
Câu 7: Bạn cần lưu ý gì khi áp dụng ma trận Eisenhower?
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 The Myth of Multitasking: How “Doing It All” Gets Nothing Done (2nd Edition)
 Làm Điều Quan Trọng – John Doerr
 Effective Multitasking: 7 Habits to Boost Your Effectiveness Paperback – July 15, 2013
 The Multitasking Mind - Dario D. Salvucci and Niels A. Taatgen
 SSC Multi Tasking Non-Technical Guide 2021
 The 4-Hour Workweek - By Timothy Ferriss
 Multitasking: Definition, Examples, & Research - By Charlie Huntington, M.A., Ph. D.
Candidate, Reviewed by Tchiki Davis, M.A., Ph.D.
KỸ NĂNG 05
ĐỊNH VỊ BẢN THÂN
TRONG DOANH NGHIỆP
(
Contents
01 Mục tiêu của môn học

02 Những điều cần nhớ về Định vị bản thân

03 Quy trình định vị bản thân

04 Phương pháp gợi ý để xác định mục tiêu

05 Những lưu ý khi định Định vị bản thân

06 Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo


01
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị :

- Hiểu và có kiến thức về định vị bản thân và định vị bản thân trong doanh nghiệp.

- Vận dụng được kiến thức định vị bản thân và định vị bản thân trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc chương, người học sẽ được trang bị các kiến thức:

- Có kiến thức tổng quan về sự phát triển của công nghiệp và công nghệ mới.

- Có khả năng định hướng và chọn ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ mới.

- Biết ứng dụng công nghệ mới trong học tập, đi làm và phát triển bản thân.

- Tự tin hơn về kỹ năng, kiến thức ứng dụng công nghệ mới.

- Người học sẵn sàng đầu tư kiến thức, kỹ năng về công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu

tuyển dụng của doanh nghiệp trong và ngoài nước.


02
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ ĐỊNH VỊ BẢN THÂN
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

 Định vị bản thân là tập hợp những hành động tạo ra Thương hiệu của bạn. Thương
hiệu của bạn chính là hình ảnh của bạn hiện lên trong tâm trí người khác khi họ nghĩ
về bạn. Mặt khác “thương hiệu của bạn còn là những gì mọi người nói về bạn khi
không có bạn ở đó” (Jeff Bezos). Vậy định vị bản thân tức là bạn đang xây dựng
thương hiệu của bạn bao gồm mặt “hình thức” (vẻ ngoài) và cả về mặt “nội dung”
(tính cách, năng lực, cách sống) của bạn.
 Định vị bản thân là trả lời câu hỏi với chính mình: Tôi là ai? Tôi đang ở đâu? Chỉ có
chúng ta mới thật sự biết mình muốn gì và cần gì.
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

 Tạo ra bản sắc của bạn “made in ME”. Trong mọi việc bạn hãy luôn đặt bản sắc của
mình vào trong từng sản phẩm. Cụ thể như trong việc học, khi được giao một chủ đề gì
đó sinh viên nhìn chung sẽ luôn tìm kiếm thông tin kiến thức trên internet và từ nhiều
nguồn. Sau đó, sinh viên hãy “đặt bản sắc” vào bài làm bằng việc hãy tìm cách trình
bày lại “sự hiểu” của mình sau khi tìm hiểu, nghiên cứu bằng chính lời văn, tiếng nói
của sinh viên thay vì sao chép lại.
03
QUY TRÌNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN
QUY TRÌNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

Quy trình định vị bản thân gồm 3 bước: (1) xác định mục tiêu, (2) phân tích SWOT bản
thân, (3) Xây dựng kế hoạch hành động. Đầu tiên bạn phải đề ra được mục tiêu cho chính
mình. Tiếp theo sau đó, bạn sẽ thực hiện ma trận SWOT để phân tích bản thân để xác định
lại xem nguồn lực của mình (bên trong và bên ngoài) có phù hợp để bản thân thực hiện mục
tiêu đã lập ra ở bước (1) hay không, để từ đó có sự điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với điều
kiện thực tại. Sau cùng là mới lập kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu đã điều chỉnh.
QUY TRÌNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

(1) Xác định mục tiêu:


 Xác định mục tiêu là một dạng trả lời câu hỏi Tôi là ai? Tôi cần gì, muốn gì? Chúng ta mong muốn
rất nhiều thứ nhưng hãy chọn ra những điều mình thực sự cần làm. Hãy đặt những việc cần làm
chính là những mục tiêu ngắn hạn và những thứ mong muốn là mục tiêu dài hạn trong tương lai.
 Cụ thể, các bạn sinh viên có rất nhiều ước muốn và hoài bão về học tập, sự nghiệp và cuộc sống (vật
chất lẫn tinh thần). Vậy chúng ta hãy đặt cho mình mục tiêu ngắn hạn là những việc cần làm để đạt
được kết quả học tập như mong muốn (về điểm số, học bổng, xếp loại tốt nghiệp, thời gian tốt
nghiệp…), còn mục tiêu dài hạn là công việc/sự nghiệp và đời sống vật chất lẫn tinh thần sau khi
các bạn tốt nghiệp ra trường.
QUY TRÌNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

(2) Phân tích SWOT bản thân:


SWOT là ma trận viết tắt trong tiếng Anh bởi Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức) được dùng trong phân tích kinh doanh. Trong đó
những S – W là những điểm mạnh và điểm yếu cấu thành từ yếu tố nội tại chính chủ thể, còn O –
T là những cơ hội và thách thức đến từ yếu tố môi trường vĩ mô (hay còn gọi là môi trường bên
ngoài). Vậy phân tích SWOT bản thân chính là phân tích và xác định những điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân (yếu tố nội tại) và những cơ hội, thách thức từ môi trường xung quanh đem lại cho
chúng ta (yếu tố bên ngoài). Mục đích của phân tích SWOT bản thân là nhìn thấy được bản thân
có những điểm mạnh/đặc điểm nổi bật gì để phát huy, những hạn chế/khiếm khuyết gì để khắc
phục; đồng thời ta thấy được đang có những cơ hội, thách thức gì xung quanh làm ảnh hưởng đến
bản thân cũng như lộ trình mà ta thực hiện mục tiêu.
QUY TRÌNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

(3) Kế hoạch hành động:


 Việc vạch ra kế hoạch hành động là một phần quan trọng để hiện thực hóa,
một cách có hệ thống, việc định vị bản thân. Kế hoạch hành động là lộ trình
trong đó bản thân đề ra những phương án, giải pháp tận dụng điểm mạnh,
cơ hội để khắc phục/vượt qua những hạn chế và thách thức để từng bước
đạt được mục tiêu mong muốn. Dựa vào phân tích SWOT,
04
PHƯƠNG PHÁP GỢI Ý ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
PHƯƠNG PHÁP GỢI Ý ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Câu hỏi Gợi ý
WHO Tôi muốn gì?

Tôi cần gì?


=> Vậy mục tiêu ngắn hạn/dài hạn của tôi là gì?
WHAT Điểm mạnh của tôi là gì (vẻ ngoài, tính cách, kiến thức…)

Điểm hạn chế/khuyết điểm của tôi là gì (ngoại hình, tính cách, kiến thức…)

WHERE Xuất phát điểm của tôi?

Môi trường sống, học tập, làm việc…


=> những yếu tố này đem lại cho tôi những lợi thế hay hạn chế gì?

 Sử dụng phương pháp hệ thống câu hỏi 5W1H: WHEN Khi nào thì tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch?

Khi nào tôi hoàn thành kế hoạch?


Những vấn đề (thách thức/khó khăn/hạn chế) của tôi xuất hiện từ khi nào?

WHY Tại sao tôi phải xác định mục tiêu?

Tại sao tôi phải hành động?

Tại sao tôi nên có giải pháp/phương án này?


HOW Tôi phải làm như thế nào cho hiệu quả/khả thi?
PHƯƠNG PHÁP GỢI Ý ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

 Sử dụng mô hình ASK:


ASK viết tắt của Thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledge), có thể dùng mô hình này
để đo lường mức độ về kiến thức, kỹ năng và thái độ của bản thân. Trong mô hình ASK Kiến thức chiếm
15%, Kỹ năng và Thái độ chiếm 85%, cho thấy trong môi trường công việc và cuộc sống Thái độ và kỹ
năng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công . Để làm tốt công việc, kiến thức là điều kiện cần nhưng
chưa đủ, còn cần có những kỹ năng mềm như tư duy phản biện để phân tích, đánh giá vấn đề, khả năng
đưa ra những giải pháp/phương án để giải quyết vấn đề, giao tiếp, trình bày…. và một thái độ tốt (suy
nghĩ, hành động, hợp tác phối hợp). Vì vậy, ngoài việc học và phải nắm vững những kiến thức nền tảng
sinh viên cần dành thời gian trau dồi và luyện tập những kỹ năng mềm để phát triển giá trị bản thân.

Mô hình ASK giúp bản thân tự đo lường hay có thể nói là tự chấm điểm cho mình về kiến thức, kỹ năng
và thái độ vì vậy bạn cần phải Thành thật với chính bản thân khi tự đánh giá. Hãy sử dụng những công cụ
hoặc tư vấn khi cần nếu chính mình cũng còn chưa tin tưởng với sự tự đánh giá. Kết quả đánh giá của mô
hình ASK giúp bản thân phần nào nhìn nhận được những điểm mạnh và hạn chế/còn thiếu trong kiến thức,
kỹ năng và thái độ để từ đó chúng ta có kế hoạch cụ thể cho việc nâng cao, khắc phục.
PHƯƠNG PHÁP GỢI Ý ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
PHƯƠNG PHÁP GỢI Ý ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

SỬ DỤNG PHÂN TÍCH PESTEL:


PESTEL là viết tắt trong tiếng Anh của Politics (chính trị), Economics (kinh tế), Society (văn hóa – xã
hội), Technology (sự phát triển của cơ sở hạ tầng – công nghệ), Environment (môi trường), Legal (luật
pháp). Đây là phương pháp dùng để phân tích những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (môi trường bên
ngoài) trong kinh doanh ảnh hưởng đến doanh nghiệp (đem lại những cơ hội, thách thức gì). Phương pháp
này có thể ứng dụng được trong phân tích bản thân để xác định xem những yếu tố bên ngoài (PESTEL) sẽ
đem lại những cơ hội hay thách thức gì cho những mục tiêu, kế hoạch mà bản thân đã đề ra. Từ đó kết
hợp vào ma trận SWOT để đưa ra những phương án đối phó, khắc phục.
05
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỊNH VỊ BẢN THÂN
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỊNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

 TRÁNH ĐỨNG MỘT MÌNH:


Có nhiều nguyên nhân làm cho bản thân thích “độc lập tác chiến” hay đứng một mình, có thể do
bản thân có khí chất riêng, cá tính đề cao cái tôi hoặc cũng là do thiếu tự tin nên e ngại, thậm chí
là ngại khó hoặc ngại va chạm. Song, cũng có một vài nguyên nhân khác xuất phát từ việc làm
việc một mình thì dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì đứng một mình thì bản thân có thể tự quyết
định mọi thứ miễn sao đạt hiệu quả công việc nhanh nhất mà không vướng phải những rào cản
từ đội ngũ, những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, cho dù là xuất phát từ nguyên nhân nào thì cũng
hãy nhớ “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỊNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

KIỂM SOÁT BẢN THÂN:


 Khó có sự cân bằng giữa cuộc sống – công việc mà đó là sự đánh đổi. Bản thân muốn
có sự thăng tiến trong sự nghiệp thì phải dành nhiều thời gian để tập trung trong khi
quỹ thời gian một ngày cũng chỉ có 24 tiếng. Bản thân cần nhìn nhận vấn đề này để có
sự xác định, chuẩn bị và điều chỉnh cho hợp lý trong từng giai đoạn của cuộc đời. Có
nhiều giai đoạn trong cuộc đời mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện
ngay được cái mình mong muốn.
 Biết xuất hiện đúng lúc, 80% thành công là chỉ cần biết xuất hiện đúng lúc và 80% việc
xây dựng và duy trì mối quan hệ là thường xuyên giữ liên lạc. Không phải lúc nào sự
có mặt của bản thân trong mọi hoàn cảnh đều tạo ra hiệu ứng tốt, nên lựa chọn thời
điểm để sự có mặt của bản thân ta trở nên có giá trị và tạo được ấn tượng tốt đẹp. Bên
cạnh lựa chọn thời điểm thì phong cách và hình ảnh của bản thân khi xuất hiện cũng
đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công trong việc tạo ra hiệu ứng cá nhân. Vì
vậy, hãy định hình và xây dựng cho bản thân một phong cách phù hợp với cá tính, môi
trường và điều kiện của bản thân cũng là điều quan trọng cho sự xuất hiện của chính
mình.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỊNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

 Luôn phát triển tài năng, tri thức và đức độ. Hãy luôn cố gắng trau dồi để nâng cao giá trị bản
thân, hướng đến giá trị Chân Thiện Mỹ trong đời sống để trở thành một cá nhân có “Tâm” và
“Tầm”. Và hãy luôn nhớ có Tâm thì mới có Tầm, vì tài năng thì phải đi kèm với đức độ.
 Tiếp cận mục tiêu một cách kiên trì và có kế hoạch. Công thức của thành công chính là tự tin,
kiên trì và táo bạo. Câu chuyện Thỏ và Rùa không chỉ có hàm ý về sự kiên trì mà còn là Kiên
định. Kiên định cũng là một yếu tố của sự Tự tin và táo bạo, tức là bản thân đang tin những
mục tiêu đã đặt và những việc đang làm là phù hợp và tốt nhất mặc dù sẽ có những giai đoạn
hay thời điểm, bản thân không được sự ủng hộ hay tin tưởng của những người xung quanh.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỊNH ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

 Xác lập mục tiêu cần phải hiểu rõ đây là việc xác lập cho chính bản thân mình
chứ không phải cho ai khác, vì vậy vẫn là phải thành thật với chính mình để trả
lời hệ thống những câu hỏi đã nêu ở trên.
 Thiết lập mục tiêu ngoài việc có tính khả thi thì cũng cần có sự táo bạo (có sở
cứ) để tránh rơi vào trạng thái xây dựng mục tiêu quá an toàn/quá dễ sẽ cản trở
sự phát triển của bản thân. Thành công luôn có sự xuất hiện của Táo bạo bởi vì
chúng ta luôn có nhiều tiềm năng hơn là chúng ta thấy, vì thế hãy xây dựng
những mục tiêu có tính táo bạo phù hợp để khám phá giới hạn của chính mình.
06
CÂU HỎI ÔN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Liệt kê các bước trong quy trình định vị bản thân có những bước nào?
Cần lưu ý những gì trong từng bước này?
Câu 2. Liệt kê những công cụ ứng dụng để phân tích SWOT bản thân?
Câu 3. Cần lưu ý những gì trong suốt quá trình định vị bản thân?
Câu 4. Nêu công thức của Thành công? Thử suy nghĩ xem đối với bạn yếu tố
nào trong công thức của thành công là khó “chinh phục” nhất?
Câu 5. Ứng dụng kỹ năng định vị bản thân để lập mục tiêu cho chính bạn như
thế nào?
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Addams, L., & Allfred, A. T. (2013). THE FIRST STEP IN PROACTIVELY MANAGING
STUDENTS'CAREERS: TEACHING SELF-SWOT ANALYSIS. Academy of Educational
Leadership Journal, 17(4), 43.
 Hsiaw, A. (2013). Goal-setting and self-control. Journal of Economic Theory, 148(2), 601-626.
 McVee, M. B. (2011). Positioning theory and sociocultural perspectives. Sociocultural
positioning in literacy: Exploring culture, discourse, narrative, & power in diverse educational
contexts, 1-22.
 Pintrich, P. R. (2000). The role of goal orientation in self-regulated learning. In Handbook of
self-regulation (pp. 451-502). Academic Press.
 Verma, S. (2007). Swot Analysis for Career Planning. Artha Journal of Social Sciences, 6(2),
73-77.
 VonBergen, C. W. (2013). SWOT analysis for individuals. In United States Association for
Small Business and Entrepreneurship. Conference Proceedings (p. 55). United States
Association for Small Business and Entrepreneurship.
KỸ NĂNG 06
TƯ DUY PHÂN TÍCH
VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Contents

Mục tiêu của môn học là gì?


01
02 Tư duy phân tích

03 Tư duy đổi mới sáng tạo

04 Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo


01
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc môn học người học sẽ được trang bị :

- Hiểu và có kiến thức về tư duy phân tích và đổi mới sáng tạo.

- Vận dụng được kiến thức về tư duy phân tích và đổi mới sáng tạo trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
02 TƯ DUY PHÂN TÍCH
1. Khái niệm về tư duy
2. Tư duy phân tích là gì?
3. Quá trình tư duy phân tích
4. Những lưu ý khi tư duy phân tích
5. 7 cách để cải thiện kỹ năng tư duy phân tích là gì?
TƯ DUY LÀ GÌ?
TƯ DUY LÀ GÌ?
Tư duy là những từ ngữ chỉ hoạt động của tinh thần, làm cho con người có những
nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh và giúp con người có ứng xử thích hợp.
Tư duy cũng là thước đo, phản ánh trình độ nhận thức của con người; phản ánh
những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong, có tính quy luật của sự
vật, sự việc và hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Các Thành Phần của Tư Duy
TƯ DUY PHÂN TÍCH LÀ GÌ?
TƯ DUY PHÂN TÍCH LÀ GÌ?
Là khả năng tư duy về một đối tượng, sự vật, hiện tượng để tìm ra các thành
phần tham của đối tượng; các mối liên kết, quan hệ để xác định các đặc điểm,
tính chất, vai trò đặc trưng của đối tượng trong tương quan với các đối tượng
khác. Tư duy phân tích có xu hướng tư duy theo chiều sâu và mức độ chiều
sâu được thể hiện qua các yếu tố, đặc điểm, tính chất, đặc trưng mà tư duy phân
tích tìm được.
QUÁ TRÌNH TƯ DUY PHÂN TÍCH
QUÁ TRÌNH TƯ DUY PHÂN TÍCH

Thu thập thông tin

Đây chính là bước đầu tiên trong quá trình tư duy phân tích để nhận diện và giải quyết
vấn đề. Bạn cần phải thu thập những thông tin liên quan đến sự vật, hiện tượng, vấn
đề cần phân tích. Không nên thu thập những thông tin không liên quan để tránh tình
trạng làm nhiễu, rối thông tin.
QUÁ TRÌNH TƯ DUY PHÂN TÍCH

Cách xác định độ khả tín của thông tin là gì?


CÁCH NHẬN BIẾT ĐƯỢC ĐÂU LÀ THÔNG
TIN ĐÚNG?
QUÁ TRÌNH TƯ DUY PHÂN TÍCH

Nhận biết được vấn đề xảy ra


Khi nói đến tư duy phân tích thì điều quan trọng bạn cần phải có kỹ năng nhận diện vấn đề dựa
vào xu hướng, mối liên kết với vấn đề. Nhận biết vấn đề để biết nên giải quyết vấn đề ở đâu.
Sắp xếp các thông tin thu được
Sau khi thu thập được thông tin, chúng ta phải phối hợp và sắp xếp tất cả những thông tin một
cách hợp lý. Dựa vào những thông tin sắp xếp, thu thập được bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc để đưa
ra những ý tưởng phù hợp. Đây chính là nền tảng, phương pháp để giải quyết vấn đề.
NHỮNG LƯU Ý TRONG TƯ DUY PHÂN TÍCH
NHỮNG LƯU Ý TRONG TƯ DUY PHÂN TÍCH

Một số lý do dẫn đến việc tư duy phân tích không hiệu quả:
 Tư duy phân tích đòi hỏi bạn phải có dữ liệu nhưng thu thập dữ liệu thôi không đủ
thường có xu hướng tập trung vào quá khứ, hiện tại.
 Tư duy phân tích giúp tổng quát hóa vấn đề nhưng không phải vấn đề nào cũng giống
vấn đề này, không có vấn đề nào hoàn toàn giống nhau.
Các vấn đề khác nhau nên không thể chỉ sử dụng một phương pháp để giải quyết,
cần phải thay đổi liên tục.
 Sự sáng tạo là cần thiết trong tư duy phân tích để giải quyết vấn đề chứ không phải
áp dụng từ giai đoạn định nghĩa bản chất của vấn đề.
 Tư duy phân tích thường xuất phát từ những quan điểm cá nhân mà bỏ qua những
đối tượng liên quan khác.
7 cách để cải thiện kỹ năng
tư duy phân tích
7 cách để cải thiện kỹ năng tư duy phân tích

1. Quan sát và liên tục học hỏi


Hãy quan sát những người, sự vật xung quanh bằng các giác quan để cảm nhận vấn đề
đang xảy ra; liên tục học thêm các kiến thức mới.
2. Đọc nhiều sách
Để cải thiện khả năng tư duy của chính mình, bạn phải luôn vận động đầu óc, tâm trí của
mình và đọc sách là một phương pháp tốt nhất.
3. Biết được cách mà một sự vật và hiện tượng hoạt động
Ngoài việc tập trung tìm ra giải pháp thì bạn cũng nên biết cách mà sự vật, hiện tượng
xung quanh vận hành.
7 cách để cải thiện kỹ năng tư duy phân tích

4. Đặt câu hỏi xung quanh hiện tượng


Sự tò mò sẽ khiến đầu óc của chúng ta hoạt động và phát triển hơn, kích thích việc học
hỏi tìm hiểu hơn.
5. Chơi những trò chơi liên quan đến trí não
Một số trò chơi sẽ giúp kích thích và phát triển bộ não của chúng ta đặc biệt là kỹ năng
tư duy phân tích như cờ vua, cờ tướng,...
6. Thường xuyên thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề
Học hỏi và tìm hiểu chỉ là lý thuyết, bạn cần phải áp dụng thực hành để ghi nhớ lâu
hơn.
7. Từ suy nghĩ đi đến quyết định của chính mình
Để giải quyết vấn đề thì bạn cần phải có những quyết định của chính bản thân mình. Từ
suy nghĩ bạn phải đưa ra những quyết định liên quan.
03 TƯ DUY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
1. Sáng tạo là gì?
2. Tư duy sáng tạo là gì?
3. Đặc điểm của sáng tạo
4. Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
5. Mẹo phát triển tư duy sáng tạo với phương pháp “6 Chiếc mũ tư duy”
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO LÀ GÌ?
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO LÀ GÌ?

- Đổi mới (Innovation) là một từ bắt nguồn từ từ “nova” gốc Latin nghĩa là “mới”. Đổi mới thường
được hiểu là sự mở đầu cho một giải pháp nào đó khác với các giải pháp đã triển khai.

- Sáng tạo (Creativity) là việc tạo ra những ý tưởng mới lạ hoặc cách tiếp cận độc đáo trong giải
quyết các vấn đề hoặc tận dụng những cơ hội. Tính sáng tạo là điều kiện đầu tiên để có được những
phát minh và từ đó là sự đổi mới.

- Tính sáng tạo của cá nhân là khả năng phát triển và diễn đạt ý tưởng mới lạ của cá nhân để giải
quyết vấn đề. Có ba yếu tố được xác định là nền tảng để tính sáng tạo cá nhân trỗi dậy, đó là:

 (1) Sự thông thạo: Là am hiểu về kiến thức, quy trình, kỹ năng và kỹ thuật nghiệp vụ thành
thạo của một cá nhân.

 (2) Kỹ năng tư duy sáng tạo: Là cách thức tiếp cận vấn đề một cách linh hoạt và sức tưởng
tượng của cá nhân.

 (3) Động lực cá nhân: Là yếu tố thúc đẩy tính sáng tạo. Động lực bên trong hay nội lực là sự
yêu thích hay niềm đam mê nội tại.
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO LÀ GÌ?

Mặc dù tính sáng tạo thường là một hoạt động cá nhân nhưng rất nhiều ý tưởng hay
sáng kiến lại là sản phẩm của một nhóm sáng tạo. Làm việc nhóm có thể đạt được
kết quả sáng tạo cao hơn so với làm việc độc lập. Một nhóm sáng tạo thường sở hữu
những đặc điểm: (1) sự đa dạng hóa về kỹ năng và tư duy; (2) sự tự do; (3) sự linh
hoạt, và (4) suy nghĩ bất đồng và suy nghĩ hòa hợp.
Tính sáng tạo là tiền đề cơ bản của những đổi mới tổ chức. Tính sáng tạo làm phát
sinh những ý tưởng ban đầu đồng thời giúp cải thiện ý tưởng trong quá trình phát
triển.

Đổi mới sáng tạo (Innovation and Creativity): Theo định nghĩa của OECD, là "thực
hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay
dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ
chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối
ngoại".
TƯ DUY SÁNG TẠO LÀ GÌ?
TƯ DUY SÁNG TẠO LÀ GÌ?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Tư duy sáng tạo:
- Tư duy sáng tạo là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết
quả … Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy,
chưa có ý thức về nó (Torrance).
- Tư duy sáng tạo là năng lực tìm thấy những ý nghĩa mới, tìm thấy những mối liên hệ mới, là một
chức năng của kiến thức, trí tưởng tượng và sự đánh giá… (J.Danton).
- Tư duy sáng tạo là kỹ năng nhìn nhận vấn đề tưởng tượng và từ những quan điểm mới, để đến với
các giải pháp và ý tưởng mà có thể không được xem xét trước đó.
- Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra những phương án
khả thi, rồi rút ra được phương án tối ưu dựa trên các phương án đã nêu ra
- Tư duy sáng tạo là một năng lực suy nghĩ mới, có tính hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề một
cách nhanh chóng, gọn gàng, độc đáo. Đó còn là các ý tưởng tiên tiến, mới mẻ, sự đào sâu tri thức
để tạo ra một hướng đi mới, những biện pháp mới…

 Như vậy có thể nói ngắn gọn tư duy sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những
giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Tiêu chí sáng tạo ở đây là “tính mới lạ” và “tính có giá trị”
(có ích lợi hơn, tiến bộ hơn so với cái cũ).
TƯ DUY SÁNG TẠO LÀ GÌ?
THANG CẤP ĐỘ TƯ DUY BLOOM
Thang cấp độ tư duy Bloom do Benjamin S. Bloom thiết lập (1956), sau đó được điều chỉnh, và gọi
là Thang Bloom chỉnh sửa (Bloom’s Revised Taxonomy) được xem là công cụ nền tảng để xây
dựng mục tiêu và hệ thống hóa các cấp độ tư duy. Thang cấp độ tư duy Bloom bao gồm:
1. Nhớ (Remembering)
2. Hiểu (Understanding)
3. Vận dụng (Applying)
4. Phân tích (Analyzing)
5. Đánh giá (Evaluating)
6. Sáng tạo (Creating).
ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁNG TẠO
ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁNG TẠO
 Giàu trí tưởng tượng (Imaginative)
 Mục đích (Purposeful)
 Tính độc đáo (Original)
 Có giá trị (Of value)
ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁNG TẠO

Giàu trí tưởng tượng (Imaginative)


Tư duy sáng tạo giàu trí tưởng tượng, bởi nó khai phóng ra những điều tưởng chừng như không hề
tồn tại. Chính vì vậy, muốn có được tư duy sáng tạo xuất sắc, cần phải có trí tưởng tượng không
giới hạn để vẽ ra bức tranh độc đáo, mới mẻ với nhiều người.
ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁNG TẠO

Mục đích (Purposeful)


Tư duy sáng tạo chỉ có giá trị khi nó có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Nếu chỉ là những mơ
mộng viển vông, xa rời thực tế và không thể biến thành những hành động cụ thể, đó chưa
được gọi là một tư duy sáng tạo đúng.

Mỗi lĩnh vực, mỗi tình huống sẽ có một mục đích khác nhau, đó có thể là tìm cách tiết
kiệm nước trong quá trình tưới cây, thay vì phun nước lên trực tiếp, sử dụng một hệ thống
tưới nước thông minh để định lượng nước cần thiết cho từng loại cây. Giảm thiểu lượng
rác thải sinh hoạt bằng cách phát triển một hệ thống tái chế tự động để xử lý các loại rác
khác nhau.
ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁNG TẠO

Tính độc đáo (Original)


Tính độc đáo trong tư duy sáng tạo là một đặc điểm không thể thiếu. Người có tư duy sáng
tạo thường có khả năng suy nghĩ ngoài khuôn khổ, đưa ra những ý tưởng mới và đột phá, tìm
ra các giải pháp khác biệt cho các vấn đề thường gặp. Tính độc đáo trong tư duy sáng tạo
cũng không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những thứ mới mà còn liên quan đến việc kết hợp,
tùy biến và cải tiến từ những ý tưởng hiện có.
Có giá trị (Of value)
Sáng tạo phải tạo ra giá trị, phục vụ được một mong muốn hay giải quyết được vấn đề cụ thể.
Tuy nhiên, tư duy sáng tạo mà phục vụ cho những mục đích không có giá trị, thậm chí là có
hại thì sẽ có những tác động tiêu cực. Có thể nói, giá trị là một đặc điểm quan trọng nhưng
đây là một phạm trù chưa thật sự rõ ràng, có thể có giá trị với người này nhưng gây hại tới
người khác. Chính vì vậy, cần xác định đúng tiêu chí đánh giá về giá trị của sự sáng tạo.
CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

 Brainstorming
 Tư duy đa chiều
 Sử dụng sơ đồ tư duy
 Thách thức những gì hiện đang hoạt động
 Viết blog, viết nhật ký
CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

Nhiều người tin rằng tư duy sáng tạo là thứ đến một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên trên thực tế, có rất
nhiều cách để phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình không có óc
sáng tạo bẩm sinh. Mặc dù tư duy sáng tạo không khó, nhưng nó cần phải thực hành thường xuyên.
Một số cách sau có thể giúp rèn luyện tư duy sáng tạo một cách hiệu quả.
Brainstorming
Brainstorming cũng có thể giúp rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo một cách hiệu quả. Đối với
những người mới bắt đầu, động não không yêu cầu một cấu trúc quá cứng nhắc để thực thi.
Kỹ thuật này có thể rất hữu ích trong các vấn đề đòi hỏi một giải pháp sáng tạo. Mục tiêu chính là
làm việc với một nhóm người và đưa ra các ý tưởng mà không bị can thiệp. Ý tưởng chung của
Brainstorming là khi có quá nhiều giải pháp tiềm năng sáng tạo, chúng ta có thể dễ dàng có được
giải pháp chất lượng cao nhất.
CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

Tư duy đa chiều
Đôi khi, câu trả lời cho một vấn đề không phải trước mặt, mà là bên cạnh. Tư duy đa chiều là một
cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo của bản thân, nó liên quan đến việc nhìn vào
những lĩnh vực, lập luận ít rõ ràng hơn. Nếu đặt mình dưới những khía cạnh khác nhau hoặc lật
ngược vấn đề để nhìn theo hướng khác thì cách rèn luyện này có thể rất hiệu quả. Khía cạnh quan
trọng nhất của quá trình này là đi đến nơi mà bản thân thường không lựa chọn.
Sử dụng sơ đồ tư duy
Bản đồ tư duy là một biểu đồ nơi mà chúng ta nhập các ý tưởng và kết nối chúng. Nó có thể có
nhiều giải pháp khả thi cho một vấn đề, đồng thời cho phép nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh hơn
về những gì mà bản thân đang cố gắng thực hiện. Quá trình lập bản đồ tư duy giúp liên kết với
những ý tưởng mà bản thân chưa bao giờ nghĩ rằng có thể kết hợp với nhau. Do đó, nó có thể giúp
đạt được các giải pháp phù hợp trong khi sử dụng tư duy sáng tạo.
Bản đồ tư duy cũng giúp sắp xếp lại các ý tưởng và đưa ra kết luận một cách tự nhiên. Bên cạnh đó,
vì sơ đồ tư duy về cơ bản là một đồ họa thông tin, nên những người không tham gia trực tiếp vào
quá trình này vẫn có thể dễ dàng hiểu được nó.
CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

Thách thức những gì hiện đang hoạt động


Hãy suy nghĩ về cách mà chúng ta có thể mở rộng hoặc cải thiện quy trình hiện tại. Bản thân sẽ làm gì
nếu có nhiều nguồn lực hơn? Làm gì nếu có ít tài nguyên hơn? Sẽ thế nào nếu dự án này diễn ra vào
một thời điểm khác? Đối tượng mục tiêu khác thì sao? Việc tưởng tượng những kịch bản tiềm năng
khác nhau này sẽ buộc chúng ta phải giải quyết vấn đề và điều chỉnh cho các tình huống khác nhau.
Nhờ đó có thể tăng cường kỹ năng tư duy sáng tạo một cách hiệu quả.
Viết blog, viết nhật ký
Viết blog, nhật ký khuyến khích kỹ năng tư duy sáng tạo. Khi viết, chúng ta tập trung vào cảm xúc của
bản thân hay việc tìm kiếm các ý tưởng mới, đồng thời biết cách phân tích, tổ chức suy nghĩ một cách
rõ ràng và logic. Viết nhật ký, blog cũng giúp ghi lại những suy nghĩ của bản thân, khiến chúng ta nhớ
lại những trải nghiệm và cảm xúc của mình.
Viết blog hoặc nhật ký cũng giúp phát triển kỹ năng viết và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, hiệu
quả. Kỹ năng viết tốt là cũng một yếu tố quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
MẸO PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO VỚI
PHƯƠNG PHÁP “6 CHIẾC MŨ TƯ DUY”
MẸO PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO VỚI
PHƯƠNG PHÁP “6 CHIẾC MŨ TƯ DUY”

 Mũ trắng (Objective - Dữ liệu khách quan)

 Mũ đỏ (Intuitive - Trực giác)

 Mũ đen (Negative - Tiêu cực, điểm tối)

 Mũ vàng (Positive - Tích cực)

 Mũ xanh lá cây (Creative - Sáng tạo)

 Mũ xanh dương (Process - Tiến trình, tổng kết)


MẸO PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO VỚI
PHƯƠNG PHÁP “6 CHIẾC MŨ TƯ DUY”

Mũ trắng (Objective - Dữ liệu khách quan)


Mũ trắng đại diện cho lối suy nghĩ khách quan. Theo khía cạnh này, những lập luận được đưa ra
một cách cụ thể, tập trung vào số liệu, sự kiện, nhu cầu, các yếu tố khách quan của vấn đề,...
Mũ đỏ (Intuitive - Trực giác)
Mũ đỏ đại diện cho trực giác, cảm tính, cảm xúc. Người đội mũ đỏ sẽ đưa ra ý kiến dựa vào cảm
xúc mà không cần phải dựa trên logic, luận điểm chặt chẽ để giải quyết vấn đề hiện tại.
Mũ đen (Negative - Tiêu cực, điểm tối)
Mũ đen đại diện cho một tư duy sâu sắc, cẩn trọng, nhận ra được những điểm tiêu cực cần giải
quyết. Với khía cạnh này, người đội mũ đen sẽ thường đưa ra những quan điểm sâu sắc hơn để nhìn
nhận vấn đề, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế, những thiếu sót, sự cố hoặc rủi ro có
thể xảy đến. Từ đó chuẩn bị những phương án dự phòng nhằm ngăn chặn hoặc có sự điều chỉnh khi
có vấn đề phát sinh.
MẸO PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO VỚI
PHƯƠNG PHÁP “6 CHIẾC MŨ TƯ DUY”

Mũ vàng (Positive - Tích cực)


Mũ vàng đại diện cho các khía cạnh tích cực và những lợi thế trong giải quyết vấn đề. Với khía
cạnh này, người đội mũ vàng sẽ đưa ra những ý kiến, suy nghĩ lạc quan, bằng cách chỉ ra những ưu
điểm khi ứng dụng một giải pháp để giải quyết vấn đề cũng như tính khả thi của dự án. Phương
pháp này cung cấp nhiều động lực nhằm tiếp tục đưa ra các giải pháp độc đáo cho mọi vấn đề trong
cuộc sống, thúc đẩy động lực làm việc của bản thân và đồng đội.
Mũ xanh lá cây (Creative - Sáng tạo)
Mũ xanh lá cây đại diện cho tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Màu xanh thể hiện một sức sống bền vững, mãnh liệt, những người đội chiếc mũ này luôn có những
đề xuất thú vị, những ý tưởng kích thích, mang lại những thay đổi lớn. Những người này dễ dàng
tìm ra những giải pháp sáng tạo cho hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Mũ xanh dương (Process - Tiến trình, tổng kết)
Mũ xanh dương đại diện cho các nhìn tổng quan, tư duy tổ chức, theo đúng tiến trình, giúp hệ thống
lại toàn bộ vấn đề một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất. Những người đội mũ này có thể dễ dàng kiểm
soát, điều phối, tổ chức và đưa ra quyết định đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bộ Giáo trình hướng dẫn cho Giảng viên phương pháp dạy/học trực diện,
Business Edge, 2004
 An Essential guide to Coaching, 2006, Kimberly-Clark.
 8 Kỹ năng mềm thiết yếu, 2016, PGS.TS Trần Thương Tuấn & Nguyễn Minh
Huy, NXB Lao động
 Interpersonal Skills in organizations, 2015, Fifth edition, International Edition.
Suzanne C.De Janasz, Karen O.Dowd, Beth Z.Schneider. Mc Graw Hill
 Tứ thư lãnh đạo (Hòa Nhân)
KỸ NĂNG 07
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC
Contents
Mục tiêu của môn học là gì?
01
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng đến nghề
02 nghiệp như thế nào?

03 Sinh viên làm sao để giỏi ứng dụng công nghệ mới?

04 Những ứng dụng công nghệ trong học tập và làm việc là gì?

05 Hậu quả gì nếu sinh viên chậm cập nhật ứng dụng công nghệ
mới?

06 Câu hỏi ôn tập, tài liệu tham khảo


01
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị :

- Hiểu và có kiến thức về công nghệ và ứng dụng công nghệ mới.

- Vận dụng được kiến thức công nghệ và ứng dụng công nghệ mới trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị :

- Hiểu và ứng dụng được kiến thức về công nghệ mới.

- Có kiến thức tổng quan về sự phát triển của công nghiệp và công nghệ mới.

- Có khả năng định hướng và chọn ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ mới.

- Biết ứng dụng công nghệ mới trong học tập, đi làm và phát triển bản thân.

- Tự tin hơn về kỹ năng, kiến thức ứng dụng công nghệ mới.

- Người học sẵn sàng đầu tư kiến thức, kỹ năng về công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu

tuyển dụng của doanh nghiệp trong và ngoài nước.


02
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐÃ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NGHỀ NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
5 cuộc cách mạng của nhân loại
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 1 (1784 - 1840)

- Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi
nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công, qua đó giúp tăng sản
lượng lớn.
- Dấu ấn thành tựu của cuộc cách mạng dính liền với các ngành nghề:
o Ngành dệt may, máy dệt vải ra đời giúp tăng năng suất lên tới 40 lần.
o Ngành luyện kim, phát minh ra lò luyện sắt, luyện gang thành thép lỏng.
o Ngành giao thông vận tải, giao thông đường sắt, xe lửa chạy bằng hơi nước với vận tốc
14 dặm/giờ, sự ra đời của tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho mái chèo và cánh
buồm.
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 2 (1870-1914)

– Là cuộc cánh mạng về khoa học và kỹ thuật.


– Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghệ này là sản xuất hàng loạt và tự động hóa trên cơ sở
sử dụng điện cơ khí. Sử dụng năng lượng điện để sản xuất ra dây chuyền hàng loạt với quy mô lớn.
– Dấu ấn của thành tựu cuộc cách mạng là sản xuất được: ô tô, xe máy, đèn sợi đốt, điện thoại, tua pin
hơi, sản xuất thép, hóa học, in ấn, sản xuất và đóng gói hàng tiêu dùng.
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 3 (1969 – 2000)
(HAY CÒN GỌI CÁCH MẠNG KỸ THUẬT SỐ)
‒ Là cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution).
‒ Cuộc cách mạng này đề cập đến sự phát triển của công nghệ thông tin – kỷ nguyên thông tin.
‒ Thành tựu to lớn đó là sự ra đời của hệ thống máy tính kỹ thuật số và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số và được sử
dụng đến ngày nay.
‒ Trọng tâm của cuộc cách mạng này là việc sản xuất hàng loạt và được sử dụng rộng rãi đó là: máy tính, bộ
vi xử lý, điện thoại di động, internet…
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
(KẾT NỐI VẠN VẬT VỚI NHAU)
– Cuộc cách mạng tập trung vào công nghệ kỹ thuật số.
– Cuộc cách mạng cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất, kết nối thông qua Internet vạn vật.
– Kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con
người với nhau.
– Cho ra đời nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất
và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn.
– Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ hiện đại, bao gồm: công nghệ sinh học, IoT (Internet
vạn vật), công nghệ nano, công nghệ kỹ thuật số (ADP), in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Cloud, Big Data, công nghệ sinh
học, Robot…
– Ứng dụng công nghệ lần thứ 4 nhiều ứng dụng ra đời giúp kết nối con người lại với nhau qua các nền tảng như : Facebook,
Youtube, Switter, Zalo, Viber…
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 5
(ROBOT AI LÀM VIỆC CÙNG CON NGƯỜI)
– Là sự kết nối kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI)
– Trọng tâm của cuộc cách mạng là dựa trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra sự
kết nối giữa con người và máy làm việc cùng nhau.
– Robot và trí tuệ nhân tạo dần thay thế vị trí con người trong nhà máy, trong văn phòng làm việc,
giảm các rủi ro – an toàn lao động và chia sẻ công việc của con người.
03
SINH VIÊN LÀM SAO ĐỂ GIỎI ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI?
3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

1 • Chọn ngành/ nghề theo học

2 • Môi trường học

3 • Môi trường đi làm

4 • Môi trường sống

Sinh viên phải giỏi ứng dụng công nghệ mới trong từng môi trường
04
NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC LÀ GÌ ?
4. NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
CẦN THIẾT TRONG TỪNG MÔI TRƯỜNG

1 • Chọn ngành/ nghề theo học

2 • Môi trường học

3 • Môi trường đi làm

4 • Môi trường sống


05
HẬU QUẢ GÌ NẾU SINH VIÊN CHẬM CẬP
NHẬT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI ?
5. HẬU QUẢ GÌ NẾU SINH VIÊN CHẬM CẬP
NHẬT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI ?

1 • Chọn ngành/ nghề theo học

2 • Môi trường học

3 • Môi trường đi làm

4 • Môi trường sống


06
CÂU HỎI ÔN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Ý nghĩa và thành tựu của các cuộc cánh mạng công nghiệp là gì?
Câu 2: Các cuộc cách mạng công nghiệp ảnh hưởng gì để việc chọn ngành nghề của
sinh viên?
Câu 3: Công dân toàn cầu là gì? Các yếu tố cầu thành của một công dân toàn cầu là gì?
Câu 4: Môi trường đại học đã trang bị những kiến thức, kỹ năng gì liên quan đến ứng
dụng công nghệ mới dành cho sinh viên?
Câu 5: Sinh viên cần giỏi các ứng dụng công nghệ mới như thế nào trong suốt quá trình
học, đi thực tập và đi làm?
Bài tập cá nhân/nhóm: Làm video định vị bản thân là sinh viên/ nhân viên phải giỏi các
ứng dụng công nghệ mới gì trong môi trường đi học, đi thực tập và đi làm?
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Agrawal, A., Gans, J., & Goldfarb, A. (2018). AI trong cuộc cách mạng Công nghệ 4.0.
 Bosio, E., & Waghid, Y. (2022). Global citizenship education in the Global South: Educators’ perceptions and
practices (Vol. 21). Brill.
 Granados-Sánchez, J. (2023). Sustainable Global Citizenship: A Critical Realist Approach. Social Sciences, 12(3), 171.
 Kotler, P. (2017). Marketing trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
 Kevin, K. (2018). Làm chủ công nghệ làm chủ tương lai.
 Kenvin, K., & Khánh, L. (2019). 12 xu hướng công nghệ trong thời đại 4.0.
 Mazur, S. (Ed.). (2022). Industrial revolution 4.0: economic foundations and practical implications. Taylor & Francis.
 Mayer-Schonberger, V., & Cukier, K. (2017). Dữ liệu lớn: Cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc
và tư duy. Trẻ.
 Saifedean, A. (2019). Kinh tế trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
 Tuấn, V. M. (2020). Về tính chu kỳ của thời gian, của thế hệ, và của vòng đời người. Vietnam Journal of Social Sciences
& Humanities, 6(4).
 Saeid Nahavandi, Industry, 5.0 – A Human-Centric, 2019.
 Anand Birje, A vision for Industry 5.0: Humans augmented with cobots and connectivity, 2020.
 M Ramesh, Cobots expected to play increasing role in post-Covid-19 automation, 2020.
 Phill Cartwright, What will Industry 5.0 mean for manufacturing?, 2018.
 Global Briefing Report Society 5.0 Feature, Society 5.0 – Updates on Japanese Business and Economy, 2019
 Cabinet Office, Government of Japan, Society 5.0, 2020.
KỸ NĂNG 08
THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC
VÀ KINH DOANH

(
Contents
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
01
NHỮNG BẠN TRẺ MỚI RA TRƯỜNG SẼ ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG
02 THÁCH THỨC GÌ TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC?

03 BỘ 16 KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG


VIỆC CHO GIỚI TRẺ TRONG THẾ KỶ 21

04 8 KỸ NĂNG MỀM THIẾT YẾU ĐỂ HỘI NHẬP VÀO MÔI


TRƯỜNG LÀM VIỆC

05 7 CÁCH XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG VIỆC

06 CÂU HỎI ÔN TẬP, TÀI LIỆU THAM KHẢO


01
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC LÀ GÌ ?

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ được trang bị :

- Hiểu và có kiến thức về kỹ năng thích nghi với môi trường công việc và kinh doanh.

- Vận dụng được kiến thức kỹ năng thích nghi trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
02
NHỮNG BẠN TRẺ MỚI RA TRƯỜNG SẼ ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG
THÁCH THỨC GÌ TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC?
NHỮNG BẠN TRẺ MỚI RA TRƯỜNG SẼ ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH
THỨC GÌ TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC?

● Thiếu nhiều kiến thức thực tế


● Sự thừa nhận về năng lực của đồng nghiệp
● Chưa hình dung hết trách nhiệm công việc của chính
mình
● Thích ứng với Văn hóa doanh nghiệp đặc thù
● Thiếu thành quả trong công việc (chủ yếu là học việc)
● Khó khăn trong việc tiếp cận môi trường chung
● Khả năng kết nối giữa “ngành” và “nghề”
NHỮNG BẠN TRẺ MỚI RA TRƯỜNG SẼ ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH
THỨC GÌ TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC?
NHỮNG BẠN TRẺ MỚI RA TRƯỜNG SẼ ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH
THỨC GÌ TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC?
03
BỘ 16 KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG MÔI TRƯỜNG
CÔNG VIỆC CHO GIỚI TRẺ TRONG THẾ KỶ 21
CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG THẾ KỶ 21
(THEO WORLD ECONOMIC FORUM – WEF)
CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG THẾ KỶ 21
(THEO WORLD ECONOMIC FORUM – WEF)
Mô hình 7S của McKinsey
Các yếu tố cứng:
doanh nghiệp có thể
thay đổi, kiểm soát

Các yếu tố mềm:


doanh nghiệp luôn
phải thích ứng, khó
216
kiểm soát
04
8 KỸ NĂNG MỀM THIẾT YẾU ĐỂ HỘI NHẬP
VÀO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
8 KỸ NĂNG MỀM THIẾT YẾU ĐỂ HỘI NHẬP
VÀO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

1. Thấu hiểu doanh nghiệp đang làm việc


2. Quản lý được bản thân
3. Giao tiếp hiệu quả
4. Hợp tác thành công
5. Giải quyết vấn đề hiệu quả
6. Lập kế hoạch và tổ chức công việc
7. Chủ động trong công việc
8. Lãnh đạo
1. Thấu hiểu doanh nghiệp

● Hiểu hoạt động Doanh nghiệp đang làm việc


● Hiểu tầm nhìn, chiến lược, tổ chức, hệ thống, quy trình,
chính sách liên quan đến công việc của mình
● Nắm rõ được văn hóa: Những gì được và không được
khuyến khích
● Các đầu mối nhân sự liên quan cần xây dựng mối quan hệ
● Yêu cầu kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc
2. Quản lý được bản thân

● Hiểu được tiêu chuẩn của công việc dự kiến ​tại


một địa điểm làm việc
● Hiểu được năng lực cần có của bản thân để
hoàn thành công việc
● Thu thập ý kiến ​phản hồi về hoạt động của
công việc và xác định cơ hội để cải tiến
● Quản lý thời gian và các ưu tiên (liên quan đến
các nhiệm vụ cần thiết cho vai trò của chính
mình)

220
3. Kỹ năng giao tiếp

● Giao tiếp với khách hàng và đồng


nghiệp
● Soạn thảo thư tín thông thường phù
hợp với tiêu chuẩn tổ chức (văn phong,
định dạng, độ chính xác…)
● Lắng nghe kỹ thông tin và các hướng
dẫn
● Chia sẻ thông tin (với nhân viên khác và
với khách hàng)
4. Team working – hợp tác

● Làm việc trong môi trường đồng đội để


thúc đẩy sự cam kết của nhóm và hợp
tác
● Áp dụng các kỹ năng làm việc theo nhóm
vào một phạm vi các tình huống cụ thể
● Hợp tác với những người thuộc mọi lứa
tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo hoặc
khác biệt chính trị và người khuyết tật
5. Giải quyết vấn đề

● Lắng nghe và giải quyết mối quan tâm liên quan


đến các vấn đề tại nơi làm việc (trong phạm vi vai
trò của mình)
● Giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc,
bao gồm các xung đột có thể xảy ra
● Lựa chọn phương pháp thích hợp để truyền thông
● Chuyển tải thông tin hiệu quả liên quan đến công
việc
6. Lập kế hoạch và tổ chức

● Khả năng thu thập, tổ chức thông tin cần thiết để phục vụ công việc
● Lập kế hoạch và tổ chức kế hoạch làm việc hàng ngày, tuần, tháng
● Thích ứng với các tình huống, công việc mới phát sinh ngoài kế hoạch
7. Chủ động trong công việc

● Tìm hiểu những cơ hội cải tiến tiềm năng với thực
tiễn và điều kiện làm việc
● Thích nghi với các tình huống mới trong phạm vi
vai trò của mình
● Tham khảo các nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi công
việc hoặc thuộc vai trò của người khác
● Thừa nhận đóng góp ý kiến ​xây dựng từ các thành
viên trong nhóm
8. Lãnh đạo

● Cần phải chứng tỏ kỹ năng lãnh đạo khi cần


thiết, bất cứ lúc nào có thể hoặc khi tình hình
đòi hỏi
● Khả năng xây dựng các mối quan hệ hợp tác
để hỗ trợ cho công việc trong tương lai
● Khả năng gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp, đội
nhóm từ uy tín và năng lực cá nhân (hỗ trợ để
được hỗ trợ, cho để được nhận)
● Kiểm soát cảm xúc, xây dựng mối quan hệ
chia sẻ, đồng cảm
05
7 CÁCH XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG VIỆC
7 CÁCH XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG VIỆC

1. Hãy luôn biết lắng nghe


2. Luôn ân cần & chu đáo
3. Giao tiếp bằng mắt
4. Nuôi dưỡng thái độ tích cực
5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực
6. Tìm thấy điểm chung & hòa hợp
7. Hãy để người khác nói nhiều hơn
7 CÁCH XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG VIỆC

1. Trung thực
2. Đáng tin cậy
3. Tạo giá trị gia tăng
4. Cạnh tranh công bằng
5. Tôn trọng sự đa dạng
6. Luôn nghĩ giải pháp cho vấn đề
7. Thể hiện sự quan tâm & đồng cảm
Tiếp cận với những người cùng tổ chức

● Ăn trưa với nhiều đồng nghiệp khác nhau


● Tự giới thiệu mình với mọi người
● Tham gia vào các hoạt động, sự kiện công ty
● Kết nối với những người quan trọng khác
● Tham gia vào 1 “câu lạc bộ” của công ty
Tiếp cận với những người trong ngành
● Tham gia một hiệp hội
● Tham dự các sự kiện trong ngành
● Đóng góp & tạo giá trị gia tăng cho ngành
● Tạo ra những liên minh chiến lược
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy kể những thách thức chính mà các bạn trẻ khi mới ra trường hội nhập vào môi
trường công việc?
2. Hãy mô tả yếu tố “Khả năng kết nối giữa “ngành” và “nghề”. Cho một ví dụ cụ thể mà
bạn biết.
3. Hãy cho biết 16 kỹ năng cần thiết trong môi trường công việc cho giới trẻ trong thế kỷ
21 là gì?
4. Hãy nêu ra 8 kỹ năng mềm thiết yếu để hội nhập vào môi trường làm việc. Theo bạn,
kỹ năng nào là quan trọng nhất? Tại sao?
5. Làm thế nào để có thể tiếp cận với những người cùng tổ chức?
6. Cách ta cần tiếp cận với những người trong ngành là gì?
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Coccia, M. (2018). The Fishbone diagram to identify, systematize and analyze the sources of general purpose
Technologies. Journal of Social and Administrative Sciences, 4(4), 291-303.
 Goleman D. (2000) Working with emotional intelligence. Berrett-Koehler Publishers, Inc, San Francisco, CA,
USA.
 Kelly, D., & Kelly, T. (2013). Creative confidence: Unleasing the creative potential within us all. HarperCollins,
UK.
 Kilgour, M., & Koslow, S. (2009). Why and how do creative thinking techniques work?: Trading off originality
and appropriateness to make more creative advertising. Journal of the Academy of Marketing Science, 37, 298-
309.
 Lee, B., & Lee, Y. (2020). A study examining the effects of a training program focused on problem-solving
skills for young adults. Thinking Skills and Creativity, 37, 100692.
 Okes, D. (2019). Root cause analysis: The core of problem solving and corrective action. Quality Press.
 Serrat, O., & Serrat, O. (2017). The five whys technique. Knowledge solutions: Tools, methods, and approaches
to drive organizational performance, 307-310.
 Shinde, D. D., Ahirrao, S., & Prasad, R. (2018). Fishbone diagram: application to identify the root causes of
student–staff problems in technical education. Wireless personal communications, 100, 653-664.
 WEF (2020) These are the top 10 jobs skills of tomorrow – and how long it takes to learn them.
https://www.weforum.org/agenda/2020/10/top-10-work-skills-of-tomorrow-how-long-it-takes-to-learn-them/.
KỸ NĂNG 09

TRÍ TUỆ CẢM XÚC


Ý kiến

Bạn mong đợi học gì về


kỹ năng Trí tuệ cảm xúc?

235
Nội dung
kỹ năng trí tuệ cảm xúc
Mục tiêu

01 Trí thông minh cảm xúc 04 Sự trì hoãn

02 Mô hình quản lý Ứng xử với người khó khăn


trí thông minh cản xúc
05
03 Thấu cảm Tài liệu tham khảo
MỤC TIÊU CỦA KỸ NĂNG

•Phân tích được vai trò của trí tuệ cảm xúc (EI) trong công việc và cuộc sống

•Áp dụng được Mô hình quản lý trí thông minh cảm xúc

•Phân biệt được các loại hình thấu cảm

•Xác định được các nguyên nhân gây trì hoãn và đề xuất giải pháp khắc phục.

•Lập được chiến thuật ứng phó với đồng nghiệp khó chịu

•Hiểu được bản thân và định hướng tương lai, chủ động học tập

•Xây dựng thái độ làm việc chủ động, khách quan và đúng thời hạn
237
1. Trí thông minh cảm xúc

238
Credit: Kelly
Muic
1.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc
• Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng thấu hiểu và kiểm
soát, làm chủ được cảm xúc của bản thân.

• Kỹ năng quản lý cảm xúc đòi hỏi năng lực nhận biết
được hoàn cảnh, tình huống, cũng như cảm xúc của
những người xung quanh. Từ đó, ta có thể điều chỉnh
cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng ngược lại môi trường
(Goleman, 2000).

• Kỹ năng quản lý cảm xúc có thể rèn luyện được


(Mattingly & Kraiger, 2019). 239
1.2. EI trong công việc và cuộc sống

EI & • Các công ty tìm kiếm các ứng viên có trí thông minh cảm xúc cao
• Nhân viên với trí thông minh cảm xúc cao có hiệu suất làm việc
công cao hơn, biết cách làm việc, ảnh hưởng đến người khác, tạo
việc không khí làm việc tốt và tăng giá trị tập thể.

• Bộ não và trí thông minh cảm xúc có mối tương quan sâu sắc với
EI & nhau (Goleman, 2011).
cuộc • Cảm xúc là nền tảng cơ bản để một người ghi nhận các sự kiện,
sống con người, hiện để từ đó làm nền tảng cho các quyết định trong
các tình huống tương tự ở tương lai
240
2. Mô hình quản lý trí thông minh cảm xúc

241

Nguồn: Điều chỉnh từ Goleman (2000)


3. Thấu cảm

242
© Arloofs | Dreamstime.com
3.1. Thấu cảm cảm xúc

● Quan tâm (attention): lấy người khác làm trung tâm, là nền tang
của sự thấu cảm và khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội.
● Thấu cảm cảm xúc là kỹ năng cần thiết để định hướng, quản lý
khách hàng một cách hiệu quả và thấu hiểu động lực của nhóm
làm việc.
● Thấu cảm cảm xúc là kỹ năng có thể phát triển được.
(Daniel Goleman, HBR, 2017)

243
3.2. Ba loại hình thấu cảm

Thấu cảm nhận thức


• Khả năng hiểu được quan điểm của người khác

Thấu cảm cảm xúc


• Khả năng cảm nhận điều mà người khác cảm nhận

Quan tâm thấu cảm


• Khả năng thấu hiểu người khác cần gì ở mình
244
3.3. Cách kiềm chế thấu cảm thái quá

Chia nhỏ công việc

Giảm bớt hy sinh

Cho mọi người nghỉ ngơi


245
4. Các nguyên nhân gây trì hoãn và giải pháp

Nguyên nhân: Bạn sợ sẽ làm hỏng việc.


• Giải pháp: Tập trung phòng ngừa: Tập trung và hành động

Nguyên nhân: Bạn cảm thấy không muốn làm việc.


• Giải pháp: Bắt đầu làm việc vào một khung thời gian nhất định

Nguyên nhân: Việc khó khăn, nhàm chán, hoặc làm bạn khó chịu
• Giải pháp: sử dụng quy tắc nếu - thì
246
5. Ứng xử với người khó khăn

247
Credit: Robyn
McLeod
5.1. DNA của việc làm chủ đối thoại

● Rõ ràng
⚪ Diễn đạt đúng sự thật
● Trung lập
⚪ Duy trì giọng điệu trung lập
⚪ Lưu ý ngữ điệu, biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể
● Chừng mực
⚪ Chọn lọc và sử dung những cụm từ ôn hoà

248
5.2. Chiến thuật ứng phó với đồng nghiệp
khó chịu (Woodward, HBR, 2017)

● Hiểu được nguyên nhân


● Nhìn lại cách hành xử của bản thân
● Tự vệ chính đáng
● Nhờ giúp đỡ
● Chứng minh tác động đến công việc Credit: Kappan

● Ý thức về giới hạn 249


5.3. Làm việc với người hay căng thẳng

● Đừng phán xét


● Hiểu cảm giác căng thẳng
● Động viên
● Đề nghị giúp đỡ
● Phân tán nhỏ các yêu cầu
● Hỏi han tình hình
Credit: Neelie Verlinden
● Giữ khoảng cách nhất định 250
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Goleman, D. (2017). Thấu cảm là gì?. Emotional Intelligence. Havard Business Review.
• Goleman, D. (1996). Emotional intelligence. Why it can matter more than IQ. Learning, 24(6), 49-50.
• Goleman D. (2000) Working with emotional intelligence. Berrett-Koehler Publishers, Inc, San
Francisco, CA, USA.
• Goleman, D. (2011). The brain and emotional intelligence: New insights (Vol. 94). Northampton, MA:
More than sound.
• Goleman, D., & Boyatzis, R. (2017). Emotional intelligence has 12 elements. Which do you need to
work on. Harvard Business Review, 84(2), 1-5.
• Woodward, M (2017). Emotional intelligence. Harvard Business Review
• Mattingly, V., & Kraiger, K. (2019). Can emotional intelligence be trained? A meta-analytical
investigation. Human Resource Management Review, 29(2), 140-155.
• Nikolaou, I., & Tsaousis, I. (2002). Emotional intelligence in the workplace: Exploring its effects on
occupational stress and organizational commitment. The international Journal of organizational
analysis, 10(4), 327-342.
• O'Neil, J. (1996). On Emotional Intelligence: A Conversation with Daniel Goleman. Educational
Leadership, 54(1), 6-11.
• Waytz, A. (2016). The limits of empathy. Harvard Business Review, 94(1), 68-73.
KỸ NĂNG 10
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CỐT LÕI
Ý kiến

Hình thành năng lực cốt lõi


như thế nào?

253
Nội dung
Năng lực cốt lõi

01 Học Đại học để làm gì? 04 Competencies - Nhóm


năng lực cá nhân

Những yêu cầu về năng lực cá Character Qualities


02 nhân trong thời kỳ mới 05 - Nhóm phẩm chất

Foundational Literacies - Nhóm


03 kiến thức và kỹ năng nền tảng Tài liệu tham khảo
MỤC TIÊU CỦA KỸ NĂNG

▪ Xác định được mục tiêu cá nhân khi học Đại học.
▪ Các đặc điểm chính hình thành nên năng lực cốt lõi.
▪ Vai trò của năng lực cốt lõi cá nhân đối với cuộc sống, công việc.
▪ Lĩnh hội bản chất của các năng lực cốt lõi.
▪ Xây dựng năng lực cốt lõi phù hợp với cá nhân người học.
Mục đích của Đại học

256
Những yêu cầu về năng lực cốt lõi trong
thời kỳ mới

Năng lực cốt lõi để thích ứng với những


yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn của
xã hội và vượt qua được những thách
thức trong các môi trường làm việc mới

257
Foundational Literacies -
Nhóm kiến thức và kỹ năng nền tảng

1. Literacy: Khả năng đọc và viết

2. Numeracy: Khả năng làm việc với các con số

3. Scientific Literacy: Kiến thức về khoa học

4. ICT Literacy: Kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông

5. Financial Literacy: Kiến thức về tài chính

6. Cultural and Civic Literacy: Kiến thức về văn hoá và con người
258
Competencies - Nhóm năng lực cá nhân

7. Critical Thinking/ Problem-solving: tư duy phê phán - đánh giá vấn đề một cách
công bằng, cẩn thận từ nhiều khía cạnh và kỹ năng giải quyết xử lý vấn đề.

8. Creativity: sự sáng tạo

9. Communication: các kỹ năng giao tiếp

10. Collaboration: các kỹ năng hợp tác, hỗ trợ, làm việc nhóm

259
Character Qualities - Nhóm phẩm chất

11. Curiosity: Sự ham thích tìm hiểu

12. Initiative: Khả năng chủ động ra quyết định và thực hiện

13. Persistence/ Grit: Sự kiên trì, can đảm và quyết tâm thực hiện bất chấp khó
khăn

14. Adaptability: Khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới

15. Leadership: Khả năng lãnh đạo

16. Social and Cultural Awareness: Ý thức về sự tương đồng - khác biệt về mặt văn
hoá - xã hội
260
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Cialdini, R. (2016). Influence and persuasion: A revolution way to influence and persuade. Simon & Schuster. New York.
• Craddock, M. (2011). Power Genes: Understanding your power persona – and how to wield it at work. Harvard Business
Review.
• George, B. (2003). Authentic Leadership. Emotional Intelligence. Havard Business Review.
• Havard Business School Online. Introduction to Power and Influence for Positive Impact [Video]. HBR.
https://online.hbs.edu/courses/power-influence-positive-impact
• Havard Business Review. (2022, September 20). What Makes a Great Leader? [Video]. Youtube.
https://www.youtube.com/watch?v=ME5arjlSTGQ&t=3s
• Mogan, N. (2014). Power Cues: The Subtle Science of leading groups, persuading others, and maximizing your personal
impact. Havard Business Review Press.
• Yoon, S. & Mormont, M. (2023). The quality every leader should have to succeed in today's world, revealed. World Economic
Forum. https://www.weforum.org/agenda/2023/01/quality-every-leader-should-have-to-succeed-in-todays-world-revealed-
davos2023/
• Morgan, N., Cialdini, R. B., Hill, L. A., Duarte, N. (2018). Influence and Persuasion. Emotional intelligence series. Harvard
Business Review Press.
KỸ NĂNG 11
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ
TẠO ẢNH HƯỞNG
Contents
1 Bản chất lãnh đạo

2 Tìm kiếm tố chất


lãnh đạo?

3 Hành vi Lãnh đạo


MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi nghiên cứu chủ đề này, bạn sẽ có thể:
• Mô tả bản chất của lãnh đạo và phân biệt lãnh đạo với quản lý.
• Thảo luận và đánh giá cách tiếp cận đặc điểm đối với khả năng lãnh đạo.
• Thảo luận và đánh giá các mô hình lãnh đạo, tập trung vào hành vi.
• Xác định và mô tả các phương pháp tiếp cận tình huống chính để lãnh
đạo.
• Xác định và mô tả ba quan điểm liên quan đến lãnh đạo.
• Thảo luận về hành vi chính trị trong các tổ chức và cách quản lý nó.
01
BẢN CHẤT LÃNH ĐẠO
Bản chất Lãnh đạo

Ý nghĩa của sự lãnh đạo

• Quy trình: những gì các nhà lãnh đạo thực sự làm.
• Sử dụng ảnh hưởng không mang tính cưỡng chế để định hình mục tiêu
của nhóm hoặc tổ chức.
• Thúc đẩy hành vi của người khác hướng tới mục tiêu.
• Giúp xác định văn hóa tổ chức.
• Tài sản: người lãnh đạo là ai.
• Tập hợp các đặc điểm được quy cho các cá nhân được coi là lãnh đạo.
Bản chất Lãnh đạo

Ý nghĩa của sự lãnh đạo


Lãnh đạo
Những người có thể ảnh hưởng đến hành vi của người khác mà không cần
phải dựa vào vũ lực.
Những người được người khác chấp nhận làm lãnh đạo.
Các loại quyền lực trong tổ chức

Source: Van Fleet, David D., and Tim Peterson, Contemporary Management, Third Edition.
Bản chất Lãnh đạo

Quyền lực và sự lãnh đạo


Quyền lực là khả năng tác động đến hành vi của người khác.

Quyền lực hợp pháp được trao thông qua hệ thống phân cấp tổ chức.
Quyền khen thưởng là quyền trao hoặc từ chối phần thưởng.
Quyền lực cưỡng chế là khả năng buộc phải tuân thủ bằng các biện pháp
đe dọa về tâm lý, tình cảm hoặc thể chất.
Quyền lực được giới thiệu là quyền lực cá nhân tích lũy cho một người
nào đó dựa trên nhận dạng, sự bắt chước, lòng trung thành hoặc sức thu
hút.
Quyền lực chuyên môn có nguồn gốc từ việc sở hữu thông tin hoặc kiến
thức chuyên môn.
02
TÌM KIẾM TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO
Tìm kiếm Tố chất Lãnh đạo
Đặc điểm của Phương pháp lãnh đạo
• Đây là tập hợp cơ bản các đặc điểm cá nhân giúp phân biệt người lãnh
đạo với người không lãnh đạo. Cũng có thể được sử dụng để xác định
người lãnh đạo và dự đoán ai sẽ trở thành người lãnh đạo.
• Phương pháp tìm kiếm tố chất lãnh đạo đã không thành công khi muốn
thiết lập mối quan hệ giữa các tố chất của những người được xem là
lãnh đạo
Tìm kiếm Tố chất Lãnh đạo
• Có tập hợp các đặc điểm xác định người lãnh đạo giỏi không?
• Nhân cách?
• Sự thống trị và sự hiện diện cá nhân?
• Sức lôi cuốn?
• Tự tin?
• Thành tích?
• Khả năng xây dựng một tầm nhìn rõ ràng?
• Có phải những đặc điểm đó vốn đã mang tính thiên vị giới tính?
• Phải chăng điều này hàm ý rằng các nhà lãnh đạo sinh ra không được
giáo dục?
• Lãnh đạo có ý nghĩa hơn là chỉ mang lại sự thay đổi?
Tìm kiếm Tố chất Lãnh đạo
• Đặc điểm của người có phẩm chất lãnh đạo
• Tự tạo động lực để đạt được mục tiêu
• Động lực dẫn đầu
• Sự trung thực và liêm chính
• Sự tự tin, bao gồm khả năng chịu đựng những thất bại,
đứng vững và kiên cường về mặt cảm xúc.
• Khả năng nhận thức
• Kiến thức về kinh doanh.

Kilpatrick & Locke (1991)


03
HÀNH VI LÃNH ĐẠO
Hành vi Lãnh đạo
Nghiên cứu Michigan (Rensis Likert)
Xác định hai dạng hành vi của người lãnh đạo
Hành vi lấy công việc làm trung tâm—người quản lý luôn chú ý đến công
việc của cấp dưới, giải thích các quy trình làm việc và quan tâm sâu sắc
đến hiệu quả hoạt động.
Hành vi lấy nhân viên làm trung tâm—những người quản lý tập trung vào
việc phát triển các nhóm làm việc gắn kết và sự hài lòng của nhân viên.
Hai dạng hành vi lãnh đạo được coi là ở hai đầu đối diện của cùng một sự
liên tục.
Hành vi Lãnh đạo
Nghiên cứu Ohio
Không giải thích hành vi của người lãnh đạo là một chiều như các nghiên
cứu của Michigan.

Xác định hai phong cách lãnh đạo cơ bản có thể được thể hiện đồng thời:
• Hành vi khởi xướng theo cơ cấu—người lãnh đạo xác định rõ ràng
những kỳ vọng về vai trò của người lãnh đạo-cấp dưới, chính thức hóa
hoạt động giao tiếp và đặt ra chương trình làm việc.
• Hành vi cân nhắc—người lãnh đạo thể hiện sự quan tâm đến cấp dưới
và cố gắng thiết lập một bầu không khí thân thiện và hỗ trợ.
Leadership Behaviors
Nghiên cứu Ohio (tiếp theo)
• Giả định ban đầu là những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất thể hiện cả hai
hành vi ở mức độ cao.
• Nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng:Nhân viên của những người giám sát
được xếp hạng cao trong cơ cấu khởi xướng là những người có thành
tích cao, tuy nhiên họ lại thể hiện mức độ hài lòng thấp và tỷ lệ vắng
mặt cao hơn.
• Nhân viên của những người giám sát được xếp hạng cao trong việc xem
xét có xếp hạng hiệu suất thấp, nhưng họ có mức độ hài lòng cao và ít
vắng mặt hơn.
• Các biến số tình huống khác khiến cho việc dự đoán hành vi lãnh đạo
nhất quán trở nên khó khăn.
• Không có mô hình lãnh đạo phổ quát hay “mô hình tốt nhất”.
5 cấp độ Lãnh đạo
Mọi thứ đều bắt đầu
với một nhà lãnh đạo
Cấp độ 5 Thực thi
Cấp 5 có trình độ; một
người có tham vọng
Cấp độ 4 Lãnh đạo hiệu quả trước hết là phải dấn
thân vì tổ chức chứ
Cấp độ 3 Quản lý có thẩm không phải cho bản
quyền thân mình
Cấp độ 2 Thành viên nhóm
đóng góp

Cấp độ 1 Cá nhân có năng lực (John Maxwell, 2008)


cao
5 cấp độ Lãnh đạo

Cấp độ 5: Xây dựng sự vĩ đại lâu dài thông qua sự kết hợp nghịch lý giữa sự
khiêm tốn cá nhân và ý chí nghề nghiệp
Cấp độ 4: Thúc đẩy sự cam kết và theo đuổi mạnh mẽ một tầm nhìn rõ ràng và hấp
dẫn, khuyến khích nhóm đạt được các tiêu chuẩn hiệu suất cao
Cấp độ 3: Tổ chức con người và nguồn lực hướng tới việc theo đuổi hiệu quả và
hiệu quả các mục tiêu đã định trước
Cấp độ 2: Góp phần đạt được mục tiêu của nhóm, làm việc hiệu quả với những
người khác trong môi trường nhóm
Cấp độ 1: Đóng góp hiệu quả thông qua tài năng, kiến thức, kỹ năng và thói quen
làm việc tốt

You might also like