You are on page 1of 2

2.

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
2.1. Khái niệm thực tiễn: Quan niệm trước Mác vs Quan niệm của Mác
 Trước Mác: CNDT, TH tôn giáo, CNDVSH
+ CNDT: hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động của thực tiễn
+ TH tôn giáo: hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn
+ CNDVSH: sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình
thức khách thể hay hình thức trực quan.
+ Hay 1 số những nhà triết học:
Phoiobac: mặc dù có đề cập đến thực tiễn nhưng bản thân ông rất coi
thường thực tiễn, ông cho rắng chỉ có lí luận mới là hoạt động chân chính còn
thực tiễn chỉ là hoạt động vật chất tầm thường, bẩn thỉu
Heghen (nhà TH duy tâm khách quan): có bàn về thực tiễn nhưng chỉ gói
lại ở ý niệm và hoạt động tư tưởng.
 Các nhà TH trước Mác bước đầu đề cập đến thực tiễn, đến mối quan hệ
giữa lí luận và thực tiễn nhưng họ chưa hiểu đúng và đầy đủ về phạm trù
thực tiễn
 Vậy TH MLN ra đời và quan niệm như thế nào về thực tiễn? Trên cơ sở
kế thừa các thành quả của khoa học tự nhiên, trên cơ sở tổng kết thực
tiễn, TH MLN chỉ ra rằng:
 Của Mác: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất , cảm tính có mục đích, mang
tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

 Đặc trưng của hoạt động thực tiễn


o Hoạt động vật chất, cảm tính
o Phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội
o Hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên & xã hội

 Các dạng hoạt động thực tiễn cơ bản


o Hoạt động đầu tiên & căn bản nhất giúp con người hoàn thiện bản tính
sinh học & xã hội
o Hoạt động biến đổi quan hệ xã hội - đỉnh cao là biến đổi hình thái kinh tế -
xã hội
o Quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm để
hình thành nên chân lí
 Mỗi hoạt đông đều có vai trò khác nhau nhưng sản xuất vật chất là quan trọng nhất.
2.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
o Quan niệm của Becon về phạm trù thực tiễn: nhiệm vụ của triết học là tìm ra con
đường nhận thức giới tự nhiên, với quan điểm này thì nhận thức bắt nguồn từ
giới tự nhiên, mọi hiểu biết của con người, tri thức có con người có được đều từ
hiện thực khách quan trong đó có giới tự nhiên
 Với cách hiểu này Becon là người đầu tiên thấy được vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức
 Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo
thực tiễn
- Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn 1 cách trực
tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.
- Ví dụ: Thực tiễn trước cách mạng tháng Tám, nhân dân ta phải chịu cảnh “một
cổ hai trong”, quân Nhật bắt ta nhổ lúa trồng đay, quân Pháp bắt ta cung cấp
lương thực cho chúng, vì vậy dẫn tới hơn hai triệu người chết đói từ cuối năm
1944 đến đầu năm 1945. Tình cảnh khốn cùng đó là động lực thôi thúc nhân dân
ta anh dũng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật để giành
độc lập dân tộc.
o Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
+ Cung cấp tài liệu, vật liệu: bảng, phấn, trang thiết bị cho nhận thức con
người, ….Ví dụ: Từ thực tiễn quan sát thời tiết, quan sát bầu trời mà con
người có những tri thức về thiên văn học, tính được nhật thực, nguyệt thực,
dự báo thời tiết ngày một chính xác
+ Đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển nhận thức, rèn luyện
giác quan con người tinh tế, hoàn thiện hơn: kế hoạch canh tác vụ mùa
o Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lí: chỉ qua thực nghiệm mới xác định được
tính đúng đắn của một tri thức

You might also like