You are on page 1of 3

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần File Tổng ôn số 15


DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Lớp [EOM – 2k6] (File lưu hành nội bộ)

Câu 1. Ở một loài thực vật lưỡng tính, allele A


quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a
quy định hoa trắng. Một quần thể loài này
được khảo sát ngẫu nhiên 100 cá thể bằng cách
kiểm tra trình tự gene bằng phương pháp điện
di, kết quả này được thể hiện qua hình bên (giả
thiết rằng tất cả cá thể này đều là lưỡng bội):
a) Cho rằng 100 cá thể khảo sát có thể đại diện
cho quần thể này, hãy xác định tần số các allele
và cấu trúc di truyền của quần thể.
b) Quần thể này có đang ở trạng thái cân bằng hay không?
c) Nếu cho 100 cá thể này lập thành một quần thể giao phấn ngẫu nhiên, hãy xác định cấu trúc di truyền
của quần thể sau 2 thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
d) Nếu cho 100 cá thể này lập thành một quần thể tự thụ phấn, hãy xác định cấu trúc di truyền của
quần thể sau 2 thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu thêm sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác.

Câu 2. Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? Biết rằng
quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác.
I. Quá trình tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gene khác nhau.
II. Qua nhiều thế hệ tự phối, tỉ lệ kiểu gene dị hợp giảm dần.
III. Tự phối qua các thế hệ làm thay đổi tần số allele theo hướng ưu tiên các allele có lợi.
IV. Quá trình tự phối thường làm giảm sự đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gene quần thể.
V. Trong thực tiễn, sử dụng tự thụ phấn hoặc giao phối gần có thể tạo ra những dòng vật nuôi, cây
trồng thuần chủng.
VI. Quần thể tự phối không thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
VII. Một quần thể thực vật có thế hệ xuất phát gồm 0,9Aa : 0,1aa. Sau 2 thế hệ tự phối, theo lý thuyết,
tỉ lệ kiểu gene đồng hợp của quần thể là 77,5%.
VIII. Một quần thể có thế hệ P gồm 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. Qua 3 thế hệ tự phối thì quần thể có 92,5% cá
thể thuần chủng.
IX. Một quần thể có thế hệ P gồm các kiểu gene AA, Aa, aa thì sự tự phối không làm thay đổi hiệu số
tỉ lệ giữa AA và aa.
X. Một quần thể có thể hệ P gồm toàn các cá thể có kiểu gene Aa thì tại mỗi thế hệ đời con tạo ra do sự
phối, tỉ lệ các kiểu gene thuần chủng đều bằng nhau.

1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 3. Tại một quần thể thực vật tự thụ phấn, allele A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với allele
a quy định lá xẻ; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. 2 cặp gene
này phân ly độc lập với nhau. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gene là
0,3AABB : 0,3AaBb : 0,2Aabb : 0,2aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến
hóa khác. Theo lý thuyết, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. F1 có tối đa 4 loại kiểu gene thuần chủng.
II. Qua các thế hệ, tỉ lệ aabb tăng dần chứng tỏ tần số các allele A, B đã bị giảm xuống.
III. Ở F2, các cá thể lá xẻ, hoa trắng chiếm tỉ lệ 203/640.
0,3 x (3/8)2 + 0,2 x 3/8 + 0,2 = 203/640.
IV. Trong tổng số cây lá nguyên, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gene dị hợp tử về cả 2 cặp gene.
V. Ở F3, tỉ lệ các kiểu gene không thuần chủng trong quần thể là 61/640.
VI. Ở F3, số cây có kiểu gene dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gene chiếm tỉ lệ 3/64.

Câu 4. Ở một quần thể thực vật, xét một gene có 3 allele. Thế hệ khởi đầu của quần thể có cấu trúc di
truyền gồm 0,3A1A2 + 0,2A1A3 + 0,1A2A3 + 0,2A1A1 + 0,2A2A2. Biết rằng allele A1 quy định hoa đỏ, A2 quy
định hoa vàng, A3 quy định hoa trắng và A1 >> A2 >> A3. Nếu quần thể tự thụ phấn và không chịu tác
động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Quần thể có tần số các allele A1 : A2 : A3 là 9 : 8 : 3.
II. Tỉ lệ các loại giao tử mang allele khác nhau không đổi qua các thế hệ.
III. Tại F1, quần thể có 30% cá thể dị hợp.
IV. Tại F3, quần thể có hơn 40% cá thể hoa đỏ thuần chủng.

Câu 5. Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? Biết
rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
I. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa dạng về kiểu gene và kiểu hình.
II. Qua nhiều thế hệ ngẫu phối, tần số các allele và thành phần kiểu gene có xu hướng không thay đổi.
III. Một quần thể đạt trạng thái cân bằng ngẫu phối tức là quần thể không tiến hóa.
IV. Một quần thể có thế hệ P gồm 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa, nếu các cá thể ngẫu phối thì F1 có thể đạt trạng
thái cân bằng di truyền.
V. Một quần thể lưỡng bội, với một gene có 4 allele thì sự ngẫu phối giúp tạo ra tối đa 10 loại kiểu gene
khác nhau.
VI. Một quần thể lưỡng bội ngẫu phối nhưng chỉ có duy nhất một loại kiểu gene và kiểu hình thì quần
thể không thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
VII. Ở một loài lưỡng bội, xét một gene có 2 allele A và a. Một quần thể ngẫu phối của loài này đang
đạt trạng thái cân bằng di truyền có 4% cá thể mang kiểu gene aa thì có 32% cá thể dị hợp.
VIII. Ở một loài lưỡng bội, xét một gene có 2 allele A và a. Thế hệ P của một quần thể qua ngẫu phối
tạo ra F1 có 6,25% cá thể mang kiểu hình lặn (aa) thì P có thể có 80% cá thể mang kiểu hình trội (A-).

2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 6. Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gene nằm trên nhiễm sắc thể
thường có 3 allele quy định. Allele quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele quy định lông xám
và allele quy định lông trắng; allele quy định lông xám trội hoàn toàn so với allele quy định lông trắng.
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông
xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Tần số các allele trong quần thể này có tỉ lệ là 5 : 4 : 1.
II. Quần thể có tổng cộng 42% cá thể thuần chủng.
III. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%.
IV. Trong các cá thể lông đen của quần thể thì có 1/3 cá thể thuần chủng.
V. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35
con lông xám : 1 con lông trắng.
VI. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần
chủng chiếm 16%.

Câu 7. Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng ngẫu phối, xét 2 cặp gene Aa và Bb phân li
độc lập, mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Quần thể có tần số các A = 0,3;
a = 0,7; B = 0,4; b = 0,6. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Quần thể có 5 loại kiểu gene dị hợp về các gene đang xét.
II. Trong các kiểu gene của quần thể, loại kiểu gene Aabb chiếm tỉ lệ cao nhất.
III. Cấu trúc di truyền của quần thể thỏa mãn dãy tỉ lệ (9 : 42 : 49) x (16 : 48 : 36).
IV. Ở F1, trong các cá thể mang 2 tính trạng trội, tỉ lệ cá thể thuần chủng chiếm khoảng 4,4%.
V. Khi những cá thể có kiểu hình aaB- ngẫu phối thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 5 : 1.
VI. Khi những cá thể mang kiểu hình A-B ngẫu phối thì đời con có tối đa 9 loại kiểu gene.
Câu 8. Ở một loài thực vật lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên, xét 2 cặp gene
Tổ hợp Kiểu hình
phân ly độc lập là A, a và B, b; trong đó mỗi gene quy định một tính trạng,
allele trội là trội hoàn toàn. Các kiểu hình do các tổ hợp gene quy định A-B- Hạt tròn, đỏ
được thể hiện trong bảng bên: A-bb Hạt tròn, trắng
Khảo sát tại một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thu aaB- Hạt dài, đỏ
được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25%
aabb Hạt dài, trắng
hạt dài, trắng. Theo lý thuyết, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Tần số các allele A – a – B – b lần lượt là 0,1 – 0,9 – 0,5 – 0,5.
II. Tỉ lệ các cá thể dị hợp 2 cặp gene là 14,25%.
III. Chọn một hạt tròn, xác suất thu được hạt đỏ bé hơn xác suất chọn được hạt thuần chủng.
IV. Đem các hạt dài, đỏ trồng thành cây và cho giao phấn ngẫu nhiên, theo lý thuyết sẽ thu được các
hạt dài, trắng với tỉ lệ 1/9.

You might also like