You are on page 1of 7

III/Bài tập

Bài 1: Hãy tính:


1. Giá trị tương lai của 570trđ sau 4 năm với lãi suất hàng năm là 4%
2. Giá trị tương lai của dòng tiền tiết kiệm sau 9 năm với lãi suất 6%, nếu mỗi
năm tiết kiệm 675trđ
3. Bây giờ chúng ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi năm nếu muốn 10
năm nữa có 1.6tỷđ, lãi suất tiền gửi 5%/năm
4. Bây giờ chúng ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền nếu muốn 20 năm tới mỗi
năm rút ra 200trđ, lãi suất tiền gửi là 6%
5. Nếu muốn có 800trđ làm vốn đối ứng cho khoản vay mua nhà sau 5 năm nữa,
từ bây giờ mỗi năm ta phải gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền với lãi suất tiền gửi là
8%
Gợi ý : Sử dụng các công thức giá trị hiện tại, giá trị tương lai, chuỗi niên kim
để tính
Bài 2: Hãy tính:
1. Nếu giá trị của căn nhà tăng 12.5%/năm. Bao lâu thì giá trị của căn nhà
đó tăng gấp đôi? Gấp 3? Gấp 4?

2. Nếu tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư bình quân mỗi năm là 11.5%. Bao
lâu thì giá trị của khoản đầu tư đó tăng gấp đôi? Gấp 3? Gấp 4?

3. Với mức lãi suất tiền gửi bình quân là 5.75%/năm mất bao lâu thì khoản
tiền gửi tăng gấp đôi? Gấp 3? Gấp 4?

Bài 3: Hãy tính chi phí biến đổi, chi phí cố định và tổng chi phí vận hành hàng
năm của xe? Tính toán chi phí vận hành trên mỗi km?

Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị

Số km vận hành bình quân


Chi phí khấu hao (trđ) 80 13200
năm
Trả gốc lãi ngân hàng (trđ) 240 Số km mỗi lít 8.5
Các loại phí (đăng kiểm/cầu
Chi phí bảo hiểm (trđ) 11 3.5
đường...) (trđ)
Giá xăng bình quân (nghìn
23 Chi phí bảo dưỡng (trđ) 3.2
đồng/lít)
Chi phí gửi xe (trđ) 50

Bài 4: Minh có 02 lựa chọn về phương tiện đi lại như sau:


+ Nếu di chuyển bằng oto cá nhân:

Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị

Số km vận hành bình quân


Chi phí khấu hao (trđ) 80 13200
năm
Trả gốc lãi ngân hàng (trđ) 240 Số km mỗi lít 8.5
Các loại phí (đăng kiểm/cầu
Chi phí bảo hiểm (trđ) 11 3.5
đường...) (trđ)
Giá xăng bình quân (nghìn
23 Chi phí bảo dưỡng (trđ) 3.2
đồng/lít)
Chi phí gửi xe (trđ) 50

+ Nếu di chuyển bằng taxi/grab thì giá cước bình quân/km là 14 nghìn đồng
Yêu cầu:
+ Hãy tính chi phí biến đổi, chi phí cố định và tổng chi phí vận hành hàng năm
của xe cá nhân
+ Minh nên chọn hình thức nào nếu căn cứ về hiệu quả kinh tế.
Bài 5: Hùng có 02 lựa chọn về phương tiện đi lại như sau:
+ Nếu di chuyển bằng oto cá nhân:

Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị

Số km vận hành bình quân


Chi phí khấu hao (trđ) 80 13200
năm
Chi phí bảo hiểm (trđ) 11 Số km mỗi lít 8.5
Giá xăng bình quân (nghìn Các loại phí (đăng kiểm/cầu
23 3.5
đồng/lít) đường...) (trđ)
Chi phí gửi xe (trđ) 50 Chi phí bảo dưỡng (trđ) 3.2

+ Nếu di chuyển bằng taxi/grab thì giá cước bình quân/km là 14 nghìn đồng
Yêu cầu:
+ Hãy tính chi phí biến đổi, chi phí cố định và tổng chi phí vận hành hàng năm
của xe cá nhân
+ Hùng nên chọn hình thức nào nếu căn cứ về hiệu quả kinh tế.

Bài 6: Ông Minh nên sử dụng hình thức vay ngân hàng để mua xe hay thuê mua
với cùng một xe có giá trị ban đầu là 680trđ?

Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị

Vốn đối ứng để vay mua xe


204 Vốn đối ứng để thuê mua (trđ) 68
(trđ)
Trả gốc lãi ngân hàng hàng
15 12
tháng (trđ) Tiền thuê trả hàng tháng (trđ)
Thời gian vay (tháng) 48 Thời gian thuê (tháng) 48
Giá trị của xe sau tính đến thời Phí mua xe khi kết thúc hợp
300 35
điểm trả hết nợ đồng thuê

Bài 7: Ông Minh nên sử dụng hình thức vay ngân hàng để mua xe hay thuê mua
với cùng một xe có giá trị ban đầu là 680trđ? Biết rằng với hình thức vay ngân
hàng ông Minh phải mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay, với hình thức thuê
mua thì phí bảo hiểm này do công ty cho thuê thực hiện. Phí bảo hiểm là
17tr/năm

Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị

Vốn đối ứng để vay mua xe


204 Vốn đối ứng để thuê mua (trđ) 68
(trđ)
Trả gốc lãi ngân hàng hàng 15 Tiền thuê trả hàng tháng (trđ) 12
tháng (trđ)
Thời gian vay (tháng) 48 Thời gian thuê (tháng) 48
Giá trị của xe sau tính đến thời Phí mua xe khi kết thúc hợp
300 35
điểm trả hết nợ đồng thuê

Bài 8: Lan cần vay 1.2tỷđ trong 03 năm cho toàn bộ chi phí học Tiến sĩ ở nước
ngoài. Lan có 04 lựa chọn sau:
+ Trả gốc và lãi khi đáo hạn, lãi suất 6%/năm
+ Trả gốc đều hàng năm, lần trả đầu tiên là cuối năm thứ 1, lãi tính trên dư nợ
thực tế, lãi suất 6%/năm
+ Trả theo niên kim theo năm, lãi suất 6%/năm
+ Trả gốc và lãi hàng năm, lãi tính trên dư nợ gốc (add-on interest), lãi suất
6%/năm
Lan nên chọn hình thức nào để APR là thấp nhất?
Bài 9: Huy muốn vay tại công ty tài chính ABC 700trđ mua xe oto Cx5 mới,
thời hạn của khoản vay 48 tháng, lãi tính trên dư nợ ban đầu (theo phương pháp
add-on interest), lãi suất 12%/năm, gốc và lãi trả đều mỗi tháng
Hãy tính tổng tiền lãi phải trả, tổng gốc và lãi với hợp đồng vay này, số tiền Huy
phải trả mỗi tháng và APR của khoản vay
Bài 10: Nguyệt muốn vay 850trđ mua xe oto, thời hạn của khoản vay 48 tháng.
Công ty tài chính ABC đề nghị mức lãi suất 9%, lãi tính trên dư nợ ban đầu,
Tổng tiền gốc và lãi trả đều mỗi tháng. Ngân hàng ABD đề nghị mức lãi suất
12%, lãi tính trên dư nợ thực tế, trả theo niên kim cố định.
Hãy tính tổng tiền lãi phải trả, tổng gốc và lãi với hợp đồng vay này, số tiền
Nguyệt phải trả mỗi tháng và APR của từng đề nghị. Nguyệt nên chọn đề nghị
của ai?
Bài 11: Nguyệt muốn vay 850trđ mua xe oto, thời hạn của khoản vay 48 tháng.
Công ty tài chính ABC đề nghị mức lãi suất 9%, lãi tính trên dư nợ ban đầu,
Tổng tiền gốc và lãi trả hàng tháng. Công ty tài chính XYZ đề nghị mức lãi suất
9%, trả gốc và lãi khi đến hạn. Ngân hàng ABD đề nghị mức lãi suất 9%, lãi
tính trên dư nợ thực tế, trả theo niên kim cố định.
Hãy tính tổng tiền lãi phải trả, tổng gốc và lãi với hợp đồng vay này, số tiền
Nguyệt phải trả mỗi tháng và APR của từng đề nghị. Nguyệt nên chọn đề nghị
của ai?
Bài 12: Dựa trên số liệu sau (đơn vị:$):

Khoản mục Số tiền Khoản mục Số tiền

Tổng nợ 7,800 Giá trị tài sản thực 58,000


Tài sản thanh khoản 4,600 Nợ ngắn hạn 1,300
Trả nợ hàng tháng 640 Lương khả dụng 2,575
Tiết kiệm hàng tháng 130 Tổng thu nhập 2,850

1. Hãy tính tỷ lệ tỷ lệ vay nợ; tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ
lệ trả nợ, và tỷ lệ tự chủ tài chính
2. Đưa ra những điều chỉnh để các tỷ lệ tài chính trong giới hạn khuyên của
các chuyên gia

Gợi ý: Sử dụng các công thức trong chương 2 và 3 để tính toán


Bài 13: Minh muốn để dành được ít nhất 20trđ/tháng để có tiền mua nhà. Dưới
đây là những thông tin về thu nhập và chi tiêu bình quân của Minh theo tháng
Thu nhập và chi tiêu hàng tháng (trđ, bình quân)
Thu nhập Chi tiêu
Lương khả dụng 50 Thuê nhà và chi phí điện nước 10.5
Lãi tiết kiệm 1.2 Thức ăn 6.5
Cổ tức 3.5 Quần áo 3.2
Đi lại chủ yếu bằng taxi 5.2
Trả nợ vay tiêu dùng 3.2
Vui chơi giải trí/du lịch 7.5
Bảo hiểm nhân thọ 3.3
Khác 4.5
Yêu cầu:
1. Hãy tính thu nhập chủ động, thu nhập thụ động và tổng thu nhập bình
quân hàng tháng của Minh. Hãy tính chi tiêu cố định, chi tiêu biến đổi và
tổng chi tiêu bình quân hàng tháng của Minh
2. Hãy tính mức tiết kiệm thực tế? So sánh mức tiết kiệm thực tế này với
mức tiết kiệm mục tiêu
3. Minh có thể điều chỉnh những khoản chi tiêu nào với số tiền là bao nhiêu
ngay trong tháng tới để đạt được mức tiết kiệm mục tiêu? Hãy đánh giá
những đánh đổi mà Minh sẽ phải đối mặt khi phải điều chỉnh những
khoản chi tiêu này. Đồng thời, hãy giải thích cho những khoản chi tiêu
mà Minh không thể điều chỉnh
4. Những điều chỉnh/thay đổi/hành động nào Minh có thể thực hiện để đạt
được mục tiêu tiết kiệm của mình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Gợi ý: Sử dụng các công thức trong chương 2 và 3 để tính toán


Bài 14:
Những thông tin về tài sản, nợ, thu nhập và chi tiêu bình quân tháng của Nghĩa
đang độc thân và là nhân viên văn phòng như sau: (đơn vị: trđ)
Số
Khoản mục Số tiền Khoản mục
tiền
Trả nợ mua nhà hàng tháng 10 Lương khả dụng 60
Chi phí mua đồ ăn nấu tại nhà 5 Tiền gửi thanh toán 20
Tiền gửi tiết kiệm 100 Dư nợ mua oto 380
Giá trị xe oto 450 Tiền điện thoại 75
Dư nợ thẻ tín dụng 35 Chi phí ăn quán 8.0
Bảo hiểm xe oto 11 Giá trị nhà + đồ đạc nội thất 1750
Tiền điện/nước/phí dịch vụ/bảo hiểm
Trả nợ mua xe hàng tháng 8.5 5.5
nhà
Chi phí gửi xe 3.0 Chi tiêu cho từ thiện 0.5
Chi phí xăng xe 2.2 Giá trị hiện tại của chứng khoán 300

Chi phí mua quần áo 3.0 Các chi tiêu khác 4.0
Biết lãi suất của các khoản gửi tiết kiệm là 6.5%/năm, tiền gửi thanh toán là
1%/năm; tỷ lệ cổ tức bình quân của các khoản chứng khoán là 11%/năm.
Yêu cầu:
1. Hãy tính tổng tài sản, tổng nợ và tổng tài sản thực có (giá trị ròng) của
Nghĩa
2. Hãy lập bảng cân đối kế toán của Nghĩa
3. Hãy tính thu nhập chủ động, thu nhập thụ động, tổng thu nhập của Nghĩa
4. Hãy tính chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí của Nghĩa
5. Hãy lập bảng thu nhập – chi phí – tiết kiệm của Nghĩa, trạng thái thu
nhập - chi tiêu (ngân sách) của nghĩa là như thế nào?
6. Hãy tính các tỷ lệ vay nợ; tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ
lệ trả nợ, và tỷ lệ tự chủ tài chính của Nghĩa
7. Hãy so sánh các tỷ lệ tài chính của Nghĩa với mức khuyên của chuyên
gia.
8. Gợi ý những điều chỉnh cho Nghĩa để các tỷ lệ tài chính trong giới hạn

Gợi ý: Sử dụng các công thức trong chương 2 và 3 để tính toán

You might also like