You are on page 1of 42

lOMoARcPSD|21835999

NHÓM 7B - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tài chính tiền tệ (Trường Đại Học Thủ Dầu Một)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)
lOMoARcPSD|21835999

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO SẢN PHẨM
MÌ NHẬT VIỆT

HGVHD: TRƯƠNG HẢI HUYỀN THANH

SVTH: Đỗ Hoàng Như - 2023401010148

Trần Tuyết Nhi - 2023401011122

Nguyễn Tự Linh - 2123401011561

Bình Dương, Tháng 3 năm 2023

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO SẢN PHẨM
MÌ NHẬT VIỆT

HGVHD: TRƯƠNG HẢI HUYỀN THANH

SVTH: Đỗ Hoàng Như - 2023401010148

Trần Tuyết Nhi - 2023401011122

Nguyễn Tự Linh - 2123401011561

Bình Dương, Tháng 3 năm 2023

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (1+1)


Mã học phần: LING331
Lớp/Nhóm môn học: KITE.TT.07
Học kỳ: 2 Năm học: 2022-2023
Họ tên sinh viên: Đỗ Hoàng Như - 2023401010148
Trần Tuyết Nhi - 2023401011122
Nguyễn Tự Linh - 2123401011561
Đề tài: “Xây dựng ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử cho sản phẩm mì Nhật Việt”
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm đánh giá


tối đa Cán bộ Cán bộ Điểm
chấm 1 chấm 2 thống
nhất
1 Cấu trúc 1
2 Nội dung 7
3 Hình thức trình bày 1
4 Kết luận 1
Điểm tổng cộng 10

Bình Dương, ngày 06 tháng 04 năm 2023


Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

II

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài. ......................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................................1
3. Phương pháp nghiện cứu. .........................................................................................................2
4. Ý nghĩa đề tài ...........................................................................................................................2
4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................................................2
4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................ Error! Bookmark not defined.
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................................3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.......................................................4
1.1 Khái niệm ..................................................................................................................................4
1.2 Cơ sở lí thuyết .......................................................................................................................4
1.3 Xu hướng ..............................................................................................................................5
1.4 Lợi ích của Thương mại điện tử ...........................................................................................7
1.5 Hạn chế của Thương mại điện tử ..........................................................................................9
1.6 Số liệu cụ thể ...........................................................................................................................11
PHẦN 2: TỔNG QUAN KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. ..................14
2.1 Kế hoạch kinh doanh...............................................................................................................14
2.2 Mục tiêu kinh doanh................................................................................................................14
2.2.1 Mục tiêu ngắn hạn ............................................................................................................14
2.2.2 Mục tiêu dài hạn ...............................................................................................................14
2.3 Kết hợp mục tiêu kinh doanh TMĐT với chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty. .........15
2.4 Đo lường chi phí và lợi ích của kinh doanh TMĐT................................................................15
PHẦN 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH TRANG TMĐT .........................................17
3.1 Ý tưởng: ..............................................................................................................................17
3.1.1 Tên ý tưởng ..................................................................................................................17
3.1.2 Tên website ..................................................................................................................17

III

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

3.1.3 Slogan ...............................................................................................................................17


Tóm tắt ý tưởng và lý do chọn kinh doanh sản phẩm: ..................................................................17
Đối tượng khách hàng chính: ........................................................................................................17
3.2 Nhiệm vụ .............................................................................................................................17
3.2.1 Phân tích nghành hàng .................................................................................................17
3.3 Tổng quan về sản phẩm mì Nhật Việt ................................................................................18
3.3.1 Khái quát về mì Nhật Việt ...........................................................................................18
3.3.2 Sản phẩm ..........................................................................................................................18
3.4 Phân tích STP của sản phẩm mì nhật việt ...............................................................................23
3.4.1 Phân khúc thị trường - Phân khúc tâm lý .........................................................................23
3.4.2 Thị trường mục tiêu – Chuyên môn hóa theo thị trường .............................................23
3.4.3 Định vị thương hiệu – Marketing tập trung .................................................................23
3.5 Chiến lược 4P của sản phẩm mì ăn liền Nhật Việt .............................................................24
3.5.1 Sản phẩm ..........................................................................................................................24
3.5.2 Đại sứ thương hiệu............................................................................................................24
3.5.3 Truyền thông .....................................................................................................................24
3.5.4 Chiến lược về giá ..............................................................................................................24
3.5.5 Phân phối ..........................................................................................................................24
3.5.6 Tổ chức sự kiện.................................................................................................................25
3.6 Phân tích ma trận SWOT của hành vi khách hàng về mì ăn liền Nhật Việt .......................26
3.7 Các đối thủ cạnh tranh khác ................................................................................................27
3.8 Xây dựng trang Website .....................................................................................................29
PHẦN 4: TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN..........................................................................31
4.1 Đánh giá dự án ........................................................................................................................31
4.1.1 Những mục tiêu đã đạt được ........................................................................................31
4.1.2 Những mục tiêu chưa đạt được ....................................................................................31
4.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án ..................................................................31
4.2.1 Thuận lợi ...........................................................................................................................31
4.2.2 Khó khăn ...........................................................................................................................32

IV

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

4.3 Phương hướng phát triển trong tương lai ................................................................................32


PHẦN 5: KẾT LUẬN ...................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................35

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới
đã góp phần làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và góp phần cải thiện,
đem lại những lợi ích to lớn về mọi mặt trong xã hội.

Sự ra đời của thương mại điện tử đã đánh dấu sự mở đầu của một kỉ nguyên mới nhằm
phát triển kinh tế, một trong những điều kiện cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong việc phát
triển thương mại điện tử là việc xây dựng ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử.

Thực tế đã chứng minh xây dựng ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử là một trong
những điều kiện cốt lõi để phát triển thương mại điện tử với vai trò là một khâu không thể tách
rời của quy trình kinh doanh và còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồng giữa người bán
và người mua.

Qua đó thương mại điện tử làm nền tảng cho việc xây dựng và củng cố mối quan hệ
giữa các nhân tố tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua thương mại điện tử, các đối
tượng tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý
đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục.

Hiểu được tầm quan trọng của thương mại điện tử vì thế nhóm 7 đã chọn đề tài “ Xây
dựng ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử cho sản phẩm mì Nhật Việt”. Để hiểu thêm và
đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thương mại điện tử ở Việt
Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu chung: xây dựng ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử cho sản phẩm mì
Nhật Việt.

Mục tiêu cụ thể:

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Thứ nhất, tìm hiểu tình hình phát triển thương mại điện tử hiện nay.

Thứ hai, xác định và đánh giá các yếu tố liên quan đến mục tiêu kinh doanh.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp để kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố liên quan đến việc xây dựng ý tưởng kinh doanh
thương mại điện tử cho sản phẩm mì Nhật Việt.
4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: đề tài của chúng tôi được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày
15/2/2023- 31/3/2023.

Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vào nghiên cứu xây dựng ý tưởng kinh doanh thương
mại điện tử cho sản phẩm mì Nhật Việt.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Chủ yếu 2 phương pháp chính:

Thứ nhất, phương pháp thu thập số liệu.

Thứ hai, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.

6. Ý nghĩa đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài


Đánh giá được tầm hiểu biết của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một về thương mại điện
tử.

Biết và nắm được sự phát triển của thương mại điện tử hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Việc nghiên cứu góp phần cũng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của sinh viên ĐH
Thủ Dầu Một về sự phát triển của thương mại điện tử.

Kết quả nghiên cứu góp phần đưa ra các biện pháp tối ưu và phù hợp nhằm xây dựng
ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử.

7. Kết cấu đề tài

Phần 1: Cơ sở lý luận của thương mại điện tử

Phần 2: Tổng quan kế hoạch xây dựng thương mại điện tử.

Phần 3: Xây dựng mô hình kinh doanh trang Thương mại điện tử

Phần 4: Tổng kết và đánh giá dự án.

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm


Hiện nay, khái niệm thương mại điện tử chưa được thống nhất, vẫn còn tồn tại nhiều
cách định nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta có hai quan điểm khái niệm thương mại điện
tử như sau:

Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông khác.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin
số hoá thông qua mạng Internet”.

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC), “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông
số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.

Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng:

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng
phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như
gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.

1.2 Cơ sở lí thuyết

Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp có một số quan điểm như sau:

Theo ủy ban thương mại điện tử của tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC),1998 thì thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền
thông số liệu và công nghệ tin học kĩ thuật số (24, tr. 17).

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Theo cục thống kê Hoa Kỳ (2000) thì thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao
dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở
hữu hay quyền sử dụng hàng hóa dịch vụ.

Thương mại điện tử theo nghĩa rộng có quan điểm như sau:

Theo OECD (1997) thì thương mại điện tử gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các
tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lí và truyền đi các dữ kiện đã được số hóa thông qua các
mạng mở hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (24, tr. 18 )i.

Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử theo chiều ngang như sau:
“thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm: marketing, bán
hàng, phân phối và thanh toán” (24, tr. 18-19)

1.3 Xu hướng

Social Commerce (Thương mại xã hội)

Thương mại xã hội là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và
E Commerce (Thương mại điện tử). Với việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook,
Zalo, Instagram, Tiktok, … làm phương tiện truyền thông để quảng bá, bán sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp.

Theo Statista, doanh số của Social Commerce trên toàn cầu ước tính đạt được 958 tỷ
USD vào năm 2022. Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế còn dự báo rằng giá trị của Social
Commerce sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

Conversational Commerce (Thương mại đối thoại)

Thương mại đối thoại là thương mại điện tử trên nền tảng di động tích hợp khả năng trao
đổi giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger,
Zalo, Viber, …

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Theo báo cáo từ Decision Lab và Facebook, trong số người tiêu dùng trực tuyến trên thế
giới thì có khoảng 53% người tiêu dùng đến từ thị trường thương mại đối thoại, trong đó
Facebook Messenger là kênh thương mại đối thoại phổ biến nhất, tiếp theo là các nền tảng
thương mại điện tử, Instagram, Livestream.

Mobile Commerce (Thương mại di động)

Thương mại di động là xu hướng sử dụng các thiết bị di động không dây như điện thoại
di động hoặc máy tính để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Theo Adjust, vào cuối năm 2021, xu hướng thương mại điện tử này chiếm 54% tổng
doanh thu thị trường thương mại điện tử.

Omnichannel (Bán hàng đa kênh)

Omnichannel là mô hình tiếp cận đa kênh (mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử,
trang web thương mại điện tử, …) để tạo ra trải nghiệm mua sắm linh hoạt và tiện lợi cho khách
hàng, bất kể ở đâu, khi nào và sử dụng kênh nào.

Theo Statista, 47% doanh nghiệp thương mại điện tử tin rằng bán hàng đa kênh là chiến
lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh vào các năm tới.

MGM/KOL/KOC

Đây là xu hướng phổ biến nhất tầm ảnh hưởng rất cao trong lĩnh vực thương mại điện tử:

MGM (Members get Members): khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mới
và nhận phần thưởng khi giới thiệu thành công.

KOL (Key Online Leaders): Các doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có tầm ảnh
hưởng trên một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội nhằm thúc đẩy bán hàng.

KOC (Key Opinion Consumers): Họ là những khách hàng có tầm ảnh hưởng nhất định
trên thị trường. KOC có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người xem nhờ
những chia sẻ khách quan và kiến thức chuyên môn đáng tin cậy.

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Tiktok, Facebook và Youtube là 3 nền tảng thương mại điện tử phổ biến để vận dụng
chiến lược MGM/KOL/KOC, xu hướng thương mại điện tử này có thể mang đến cho doanh
nghiệp những hiệu quả cao trong việc tiếp thị. Theo AsiaPac, các MGM/KOL/KOC có thể tăng
tỷ lệ chuyển đổi đến 60%.

Headless Ecommerce

Để có thể hiểu định nghĩa về Headless eCommerce, chúng ta cần tìm hiểu trước về cấu
trúc của một trang web nói chung (thương mại điện tử web nói riêng) sẽ bao gồm các phần
chính sau:

Back-end: Hệ thống dữ liệu (database), công cụ tạo và quản lý nội dung, công cụ thiết kế
và là nơi lưu trữ các công cụ khác để phát triển chức năng cho một website.

Front-end: là phần giao diện, có vai trò hiển thị những nội dung được back-end sản xuất
thành dạng khung HTML (Hypertext Markup Language – tạm dịch là Ngôn ngữ đánh dấu siêu
văn bản). Và đây sẽ là phần mà người xem sẽ tiếp xúc và tương tác trực tiếp khi họ vào trang
web.

1.4 Lợi ích của Thương mại điện tử

Theo Mắt Bảo (2022),

Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Mở rộng thị trường: Vì nền tảng thương mại sử dụng internet để kết nối với người dùng nên
quy mô tiếp cận khách hàng vô cùng rộng lớn, không có rào cản về vị trí địa lý, vùng lãnh thổ,
biên giới, mở rộng thị trường nhanh chóng.

Tiết kiệm chi phí: Chỉ cần chi ra một khoản hoa hồng nhỏ, doanh nghiệp đã tiết kiệm được
chi phí bán hàng, chi phí marketing, truyền thông, phân phối và tối ưu chi phí lưu kho hiệu quả.

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Tăng lợi nhuận: Nhờ hiệu quả kinh doanh được tối ưu, giảm chi phí mà lợi nhuận của doanh
nghiệp có cơ hội tăng cao. Không những thế việc quản lý mua bán, hàng hoá trên sàn thương
mại điện tử cũng giúp tối ưu quy trình, giảm nhân lực từ đó tăng lợi nhuận.

Giảm lưu kho hàng hóa: Nhờ quy trình sản xuất theo thực tế nhu cầu khách hàng mà doanh
nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho hàng hoá và quy trình quản lý cũng thuận tiện hơn.

Giảm chi phí mua bán: Một lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử nữa là có chi phí
thấp hơn so với hình thức bán hàng qua điện thoại, tin nhắn SMS hoặc bán hàng trực tiếp. Chính
vì thế doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản lớn, ít biến động tăng giá.

Bán hàng, chăm sóc khách hàng 24/7: Với công nghệ chatbot, thanh toán online, doanh
nghiệp có thể bán hàng và giải đáp thắc mắc cho khách hàng 24/7 mà không cần có sự can thiệp
của con người. Nhờ vậy trải nghiệm mua bán được cải thiện và tăng doanh thu cho doanh
nghiệp.

Lợi ích của thương mại điện tử đối với người dùng

Đa dạng lựa chọn: Khách hàng được tiếp cận với nhiều nhà sản xuất, phân phối cùng lúc nên
lựa chọn hàng hóa cũng đa dạng hơn. Nhanh chóng tìm thấy sản phẩm mình cần, có thể so sánh
về giá cả trước khi chọn mua.

Tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá: Nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá
nhân hoá của người dùng. Vì thế khách hàng có thể sở hữu những mẫu mã độc đáo, thể hiện rõ
cá tính của bản thân.

Tiết kiệm thời gian tìm kiếm: Chỉ với những thao tác cơ bản, người dùng có thể tìm thấy sản
phẩm mình cần, đáp ứng nhu cầu về mẫu mã, tính năng, giá cả mà không mất quá nhiều thời
gian.

Tiết kiệm chi phí: Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử là cung cấp giao dịch online,
nên doanh nghiệp không mất nhiều chi phí trưng bày. Đồng nghĩa với việc giá sản phẩm cũng
giảm xuống, mang lại lợi ích lớn cho người dùng.

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Có thể mua bán mọi lúc mọi nơi: Bất cứ khi nào người dùng cần đều có thể thực hiện giao
dịch mua bán mà không cần tuân thủ theo bất kỳ khung giờ nào.

Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với xã hội

Giảm lưu lượng giao thông: Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử là thanh toán
online, qua internet nên có thể hạn chế việc mua bán trực tiếp. Từ đó giảm lưu lượng đi lại mua
sắm, giảm ùn tắc giao thông.

Dịch vụ công thuận tiện hơn: Các dịch vụ công như kê khai thuế, quyết toán thuế, …được
thực hiện online qua internet giúp tiết kiệm thời gian.

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Sự cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử vô cùng lớn, thúc
đẩy doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tối ưu hơn phục vụ người dùng. Đồng nghĩa cuộc sống xã
hội được nâng cấp, nâng cao chất lượng đời sống con người.

1.5 Hạn chế của Thương mại điện tử

Theo Đại học Thái Nguyên (2022),

Thiếu liên lạc cá nhân

Một số khách hàng đánh giá cao cảm giác cá nhân mà họ cung cấp khi ghé thăm cửa hàng
thực bằng cách tương tác với các nhân viên bán hàng. Sự liên lạc cá nhân như vậy đặc biệt cần
thiết đối với các doanh nghiệp bán sản phẩm cao cấp vì khách hàng sẽ muốn mua sản phẩm và
có trải nghiệm tuyệt vời trong suốt quá trình.

Thiếu trải nghiệm xúc giác

Cho dù video được tạo ra hay đến đâu, khách hàng vẫn không thể cảm nhận và chạm vào
sản phẩm.

So sánh Sản phẩm và Giá cả

Với mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể so sánh một số sản phẩm và tìm ra mức giá thấp
nhất. Điều này buộc nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá và giảm tỷ suất lợi nhuận, giảm
chất lượng sản phẩm.

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Cần truy cập Internet

Điều này là hiển nhiên, nhưng đừng quên rằng khách hàng cần truy cập Internet trước khi
mua hàng từ bất kỳ doanh nghiệp nào! Vì nhiều nền tảng Thương mại điện tử có các tính năng
và chức năng yêu cầu kết nối Internet tốc độ cao để có trải nghiệm tối ưu cho người tiêu dùng,
nên có khả năng các công ty sẽ loại trừ những khách truy cập có kết nối internet chậm.

Gian lận thẻ tín dụng

Gian lận thẻ tín dụng là một vấn đề tự nhiên và ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp
trực tuyến. Nó có thể dẫn đến nhiều khoản bồi hoàn, dẫn đến mất tiền phạt, doanh thu và danh
tiếng xấu.

Các vấn đề về bảo mật công nghệ thông tin

Ngày càng có nhiều tổ chức và doanh nghiệp trở thành con mồi của những tin tặc độc hại đã
đánh cắp thông tin của khách hàng từ cơ sở dữ liệu của họ. Điều này có thể có tác động về tài
chính và pháp lý, nhưng nó cũng làm giảm sự tin tưởng của công ty.

Tất cả các quả trứng trong một giỏ

Các doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào các trang web của họ.
Thậm chí chỉ một vài phút ngừng hoạt động hoặc trục trặc công nghệ cũng có thể dẫn đến tổn
thất doanh thu đáng kể và khiến khách hàng không hài lòng.

Sự phức tạp trong Quy định, Thuế và Tuân thủ

Giả sử bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào bán hàng cho người tiêu dùng ở các lãnh thổ
khác nhau. Trong trường hợp đó, họ sẽ phải tuân thủ các quy định tại quốc gia hoặc tiểu bang
của họ và nơi cư trú của người tiêu dùng. Điều này có thể tạo ra rất nhiều phức tạp trong kế
toán, thuế và tuân thủ.

10

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

1.6 Số liệu cụ thể


Thị phần thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, 4 sàn thương mại điện tử có thị
phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.
Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Đây là một công ty thuộc tập
đoàn Sea của Singapore. Hiện tại, Shopee chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng
với khoảng 33,5 nghìn tỷ.
Ngay sau đó là Lazada là chiếm 20% thị phần, tương ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ,
bằng khoảng 1/3 doanh số Shopee. Lazada là sàn thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba,
Trung Quốc.
Shopee và Lazada đã bỏ xa hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo, lần lượt chiếm vị trí số 3, 4 với
thị phần doanh thu 5,8% và 1,4%.
Tik Tok shop – sàn thương mại điện tử mới tại Việt Nam
Năm 2022, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đón nhận sự ra đời của sàn thương
mại điện tử mới Tik Tok shop, hứa hẹn sẽ gây ra sự tái cơ cấu thị phần cực kỳ lớn trong ngành
thương mại điện tử Việt Nam.
Tik Tok shop chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/04/2022 nhưng chỉ mất 3
tháng để đạt doanh số Tiki gầy dựng 12 năm, mất 6 tháng đã gần đạt doanh số của Lazada gây
dựng 10 năm tại Việt Nam.
Do mới ra nhập thị trường nên các số liệu thống kê về Tik Tok shop chưa được cập nhật
nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán sự phát triển thần tốc của Tik Tok shop sẽ nhanh
chóng soán ngôi á quân Lazada và cắt 20-30% doanh số của Shopee trong vài tháng tới.
Xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển bùng nổ và góp phần định
hình thói quen mua sắm của người Việt. Dựa vào các báo cáo về thương mại điện tử, các doanh
nghiệp có thể nắm bắt được một số sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng như:
mức chi tiêu cho các ngành hàng, các kênh mua sắm trực tuyến, hình thức thanh toán…
Chi tiêu thương mại điện tử theo từng ngành hàng

11

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Theo sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2022, nước ta có đến 74,8% người dùng
internet tham gia mua sắm trực tuyến. Trong đó, các mặt hàng được mua sắm online nhiều nhất
lần lượt là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (69%), thiết bị đồ dùng gia đình (64%), đồ công nghệ
và điện tử (51%), …
Các kênh mua sắm trực tuyến
Thống kê cho thấy có đến 78% người mua hàng trực tuyến là qua các website thương mại
điện tử, 42% qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… và 47% qua các ứng dụng mua
hàng trên điện thoại di động.
Đặc biệt, có đến 91% người tiêu dùng trực tuyến sử dụng điện thoại di động là công cụ
đặt hàng, 48% sử dụng máy tính để bàn hay laptop. Những số liệu này dự đoán sự phát triển của
các app mua hàng trực tuyến trên điện thoại di động trong thời gian sắp tới.
Hình thức thanh toán
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện tại vẫn phổ biến hình thức COD, thanh
toán khi nhận hàng và thường sử dụng tiền mặt.
Tuy nhiên, so với các năm trước, năm 2021 ghi nhận sự chuyển dịch dần dần từ thanh
toán tiền mặt sang thanh toán online thông qua thẻ tín dụng hoặc ví điện tử. Một trong những
nguyên nhân thúc đẩy xu hướng này là các sàn thương mại điện tử khuyến khích các hình thức
trả trước qua thanh toán online bằng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Mua hàng của nhà bán hàng nước ngoài
Hiện nay, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok shop… đều cho phép
các nhà bán hàng nước ngoài tham gia thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Phần lớn các
gian hàng nước ngoài là từ Trung Quốc. Điều này gây ra sự cạnh tranh cực kỳ lớn trên các sàn
thương mại điện tử, do Trung Quốc thường được biết đến là “công xưởng của thế giới” nên hàng
hóa thưởng rẻ và đa dạng.
Các nhà bán hàng nước ngoài này rất nhanh đã được chào đón tại Việt Nam. Năm 2021,
có đến 57% người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam mua hàng từ các gian hàng nước ngoài,
tăng 16% so với năm 2020.
Lý do người tiêu dùng chọn mua các sản phẩm từ nước ngoài là do giá rẻ, chất lượng sản
phẩm tốt, hàng hóa mang thương hiệu nước ngoài…

12

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Xem livestream để mua sắm trực tuyến


Livestream là phương pháp bán hàng không xa lạ với người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, nó
chỉ thực sự trở nên phổ biến và trở thành xu hướng trong thời gian gần đây, khi các sàn thương
mại điện tử như Shopee, Tik Tok shop… thêm tính năng này.
Livestream tạo nhiều ấn tượng cho khách hàng vì người bán có thể tương tác, trò chuyện
cùng khách hàng, giới thiệu sản phẩm, test sản phẩm theo yêu cầu của khách xem live.. Do đó,
livestream thúc đẩy khách mua hàng theo cảm xúc. Cụ thể, khách mua thường là vì thích, ấn
tượng với sản phẩm, mua vì nhiều người đang mua, hoặc nếu không mua thì tiếc mã giảm giá…,
chứ không phải mua hàng theo lý trí là họ cần sản phẩm đó để làm gì.
Ngoài các điểm mạnh so với các hình thức bán hàng khác, live stream phát triển mạnh
còn bởi các sàn thương mại điện tử và nhà bán hàng tung nhiều mã giảm giá trong các
livestream. Do đó, nhiều khách hàng dự định mua một món đồ nào đó nhưng sẽ đợi đến
livestream mới mua để săn mã giảm giá.

13

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

PHẦN 2: TỔNG QUAN KẾ HOẠCH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.

2.1 Kế hoạch kinh doanh


Xây dựng website thu hút đối tượng khách hàng và tạo nền tảng liên kết dễ dàng thực
hiện mọi giao dịch. Website được xây dựng không cầu kỳ nhưng vẫn đạt được sự tương thích
đồng bộ với mọi hoạt động của công ty.

2.2 Mục tiêu kinh doanh


2.2.1 Mục tiêu ngắn hạn
Kết nối giữa người có nhu cầu và người cung cấp.

Trở thành trang web giải quyết vấn đề tối ưu về thời gian có mặttrong nhận thức của
khách hàng.

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại online và offline để gia tăng độ nhận diện
thương hiệu.

Duy trì nền tảng bằng cách tạo thêm các mối quan hệ công chúng (PR).

Hợp tác được với hơn 30% các doanh nghiệp vừa nhỏ và lớn trong nước, đưa “cư dân”
của web lên 250 nghìn người trong 1 năm, lượt truy cập hướng đến 1 triệulượt truy cập trong 1
năm đầu.

Thu hồi vốn trong 1 năm và tạo ra lợi nhuận trong năm thứ 2 của dự án.

2.2.2 Mục tiêu dài hạn


Phát triển thành hệ thống kết nối chuyên nghiệp, nổi tiếng trên toàn đất nước. Dần
chuyển đổi thành loại hình Công ty cổ phần, đưa công ty xuất hiện trên sàn chứng khoán.

Tạo ra thu nhập lớn và ổn định hằng kì, hằng quý, hằng năm.

Hợp tác với hơn 50% các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong nước.

Không chỉ doanh thu nhờ phí nền tảng và phí thu từ người dùng mà còn hướng tới doanh
thu ngoài qua quảng cáo trên website, trên ứng dụng (app) điện thoại, …
14

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Không ngừng hoàn thiện và cải tiến trang web, không chỉ còn là web việc làm mà hướng
tới hình thức web chia sẻ, kết hợp với loại hình mạng xã hội chia sẻ.

Tập trung vào đầu tư, phát triển và quảng bá thương hiệu S.A.M chú trọng vào truyền
thông (Promotion).

Là địa chỉ đầu tiên khách hàng nghĩ đến khi có nhu cầu nhưng không có thời gian thực
hiện.

Tổ chức và xây dựng văn hóa công ty độc nhất và hiệu quả nhất.

2.3 Kết hợp mục tiêu kinh doanh TMĐT với chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty.
Gồm 5 giai đoạn :

GIAI ĐOẠN 1: Kinh doanh online trên mạng xã hội (SOCIAL COMMERCE)

GIAI ĐOẠN 2: Xây dựng cửa hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử

GIAI ĐOẠN 3: Xây dựng website bán hàng online

GIAI ĐOẠN 4: Xây dựng hệ thống thương mại điện tử

GIAI ĐOẠN 5: Bán hàng đa kênh (OMNI-CHANNEL)

2.4 Đo lường chi phí và lợi ích của kinh doanh TMĐT
Giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu và đảm bảo các mục tiêu được liên kết
xuyên suốt trong tổ chức. Sự chú trọng này giúp doanh nghiệp thực hiện công việc, dự án có ý
nghĩa để tiến tới mục tiêu nhanh hơn.

Giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về hiệu quả, hiệu suất tổng thể và cách thức khách
hàng mua sắm.

Cho biết doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy thoái và chiến lược kinh doanh hiện tại
có hiệu quả không?

Cung cấp đầy đủ thông tin giúp nhà quản trị đưa ra giải pháp và kế hoạch cho tương lai.

15

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

16

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

PHẦN 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH TRANG TMĐT


3.1 Ý tưởng:
3.1.1 Tên ý tưởng
Mì ăn liền Nhật Việt

3.1.2 Tên website: letrieuhuy2002.wixsite.com/nhat-viet


3.1.3 Slogan
Nhật Việt – Món ăn Việt – Ăn miết vẫn thấy ngon

Tóm tắt ý tưởng và lý do chọn kinh doanh sản phẩm:


Khách hàng mục tiêu mà Nhật Việt hướng tới chủ yếu là học sinh, sinh viên, các bà nội
trợ, nhân viên văn phòng và bên cạnh đó Nhật Việt cũng hướng tới những khách hàng có thu
nhập từ thấp đến cao. Đa số là những người ít có thời gian. Hiện nay, nhằm phục vụ tốt và
khẳng định thương hiệu của mình. Nhật Việt không chỉ hướng tới các khách hàng mục tiêu mà
còn hướng tới cả khách hàng tiềm năng, mì Nhật Việt đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm nhằm
đa dạng hóa sản phẩm:

Nhật Việt vị chua cay: Dành cho những khách hàng thích vị cay và chua,
với đủ các hương vị tôm, gà, bò.

Mì Nhật Việt hương nấm đạm đà: Cung cấp thêm khoáng và protein từ những
cây nấm tươi ngon.

Đối tượng khách hàng chính:


Sản phẩm mì Nhật Việt của công ty đã và đang hướng tới thị trường với mong muốn sử
dụng rộng rãi ở tất cả các độ tuổi, những học sinh, sinh viên và những người ít có thời gian nấu
ăn

3.2 Nhiệm vụ
3.2.1 Phân tích nghành hàng

17

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Ngành thực phẩm luôn được xem là một ngành hàng kinh doanh cơ hội và hấp dẫn bởi
những nhu cầu thị trường rất lớn nhưng vẫn đi kèm với những thách thức bởi sự ảnh hưởng, liên
quan trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Mì Nhật Việt thuộc nghành hàng sản xuất thực phẩm từ ngũ cốc nhằm phục vụ nhu cầu ăn
uống cho con người .

3.3 Tổng quan về sản phẩm mì Nhật Việt


3.3.1 Khái quát về mì Nhật Việt
Mì ăn liền là một sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền. Sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền là
sản phẩm được chế biến từ bột mì/ bột gạo/ các loại bột khác hoặc tinh bột làm nguyên liệu
chính, có bổ sung hoặc không bổ sung các thành phần khác. Sản phẩm đặc trưng bằng việc sử
dụng quá trình hồ hóa tinh bột và khử nước bằng cách chiên hoặc phương pháp khác.
Giá trị năng lượng: 350kcal Chất béo: 13.0 gr Cabohydrate: 51.4 gr Chất đạm: 6.9 gr.
Về cách sử dụng: có thể phân loại theo loại bao bì đựng sản phẩm (gói/ ly/ tô/ khay)
Về phương thức sản xuất: có hai loại mì ăn liền phổ biến là “mì chiên” và “mì không
chiên”. Cả hai loại – mì không chiên và mì chiên đều đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm theo CODEX STAN 249-2006 và TCVN 7879:2008. Người tiêu dùng
có thể lựa chọn sử dụng tùy thuộc vào sở thích về sợi mì, hương vị hay cách chế biến.
Về thành phần: Vắt mì: Bột mì, dầu shortening, tinh bột khoai mì, muối, dịch chiết xuất từ
cá, pentasodium triphosphate (E451i), chất ổn định (E500i, E501i), màu tự nhiên: nghệ (E100),
chất tạo ngọt tổng hợp (E950), chất chống oxi hóa (E320, E321). Súp: Dầu tinh luyện, muối,
đường, bột ngọt (E621), bột tôm, gia vị (tiêu, ớt, tỏi, rau thơm), hành lá sấy, acid citric (E330),
Disodium 5' - inosinate Disodium 5' - guanilate (E631, E627), màu tự nhiên: hạt điều (E160b),
chất tạo ngọt tổng hợp (E951), chất chống oxy hóa (E320, E321).
3.3.2 Sản phẩm
Mì Nhật Việt tôm chua cay bổ sung đậu xanh

Mô tả: Với sợi mì dai mướt làm từ những củ khoai tây tươi sạch hòa quyện cùng gói
nước súp đậm đà được tạo ra từ những nguyên liệu tự nhiên , mì Nhật Việt tôm chua cay bổ

18

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

sung đậu xanh sẽ mang đến cho bạn món ngon tròn vị, đậm đà hương vị Việt. Hương vị tôm đặc
trưng kết hợp cùng những gói gia vị hấp dẫn, gói nước sốt chua chua cay cay làm kích thích vị
giác của bạn chắc chắn sẽ tạo ra được một tô mì hấp dẫn và tròn vị.

Giá cả: 5.000đ/gói, 135.000đ/ 1 thùng 30 gói.

Hình 3.1.Mỳ tôm chua cay bổ sung đậu xanh

Mì Nhật Việt bò nấu dưa chua

Mô tả: Nguyên liệu chính của sản phẩm là thịt bò tươi ngon được hầm trong nhiều giờ
liền, đồng thời, để tăng thêm vị mới lạ cho gói mì, Nhật Việt đã thêm những lát dưa chua tươi
ngon. Ngoài ra, Nhật Việt đã cho thêm tiêu, ớt, hành lá vào gói gia vị - điều này giúp cho tô mì
thêm thơm ngon. Chắc chắn sẽ đem đến cho khách hàng những cảm giác độc đáo.

Giá cả: 6.000đ/gói, 165.000đ/ 1 thùng 30 gói.

19

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Hình 3.2.Mỳ bò nấu dưa chua

Mì Nhật Việt rong biển

Mô tả: Ngon mê ly với nước súp mì Nhật Việt từ những sợi rong biển Hàn Quốc 100%
đậm đà, hấp dẫn thấm đều trong từng sợi mì dai vàng được làm từ những củ khoai tây được
chọn lọc kỹ càng. Đây là sản phẩm không có vị cay phù hợp cho mọi người từ những bé nhỏ hay
những người không ăn được cay. Mì rong biển Nhật Việt gói 120g mang đến bữa ăn nhanh
chóng, tiện lợi là lựa chọn hoàn hảo cho mọi người.

Giá cả: 6.500đ/gói, 180.000đ/ 1 thùng 30 gói.

20

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Hình 3.3.Mỳ rong biển

Mì Nhật Việt hương vị tôm và gà

Mô tả: Với gói nước cốt từ thịt gà kết hợp với tôm cùng các loại gia vị truyền thống, sản
phẩm mì Nhật Việt sẽ đem đến một tô mì tròn vị và đậm đà. Những sợi mì vàng giòn dai, bổ
sung thêm rau củ sấy khô hấp dẫn, Nhật Việt đảm bảo sẽ đem đến cho người dùng một cảm giác
mới mẻ, một bữa một ăn nhanh chóng cho những ngày vội vã nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Giá cả: 6.000đ/gói, 165.000đ/ 1 thùng 30 gói.

21

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Hình 3.4.Mỳ vị tôm và gà

Mì Nhật Việt hương hải sản chua cay

Mô tả: Nhằm đem đến một sản phẩm chất lượng hoàn hảo, đảm bảo tính nhanh chóng
tiện lợi nhưng vẫn giữ tròn vị của một tô mì hương hải sản chua cay. Từng sợi mì dai mướt hòa
quyện trong nước dùng chua chua cay cay đúng điệu Việt, chắc chắn bạn sẽ hài lòng vô cùng.

Giá cả: 6.000đ/gói, 165.000đ/ 1 thùng 30 gói.

Hình 3.4.Mỳ hải sản chua cay

22

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

3.4 Phân tích STP của sản phẩm mì nhật việt


3.4.1 Phân khúc thị trường - Phân khúc tâm lý
Tính cách cá nhân:
Tuổi tác: Vì mì là thực phẩm có tính tiện lợi và nhanh chóng nên có thể sử dụng cho mọi
lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn.
Tình trạng kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa
chọn sản phẩm của người đó. Chính vì vậy mà sản phẩm phải hợp lý và phù hợp với thu nhập
của nhóm khách hàng.
Sở thích: Tiện ích và tiện nghi, đa dạng và chất lượng. Giúp tiết kiệm thời gian
Động cơ: Động cơ lý trí – Động cơ tình cảm
Động cơ lý trí: Những khách hàng mua vì động cơ lý trí, thường xem xét và mua một
cách nhanh chóng vì mì là một loại thức ăn phổ biến với giá thành rẻ.
Động cơ tình cảm: Làm cho khách hàng lựa chọn sån phẩm trên cơ sở những tiêu chuẩn
như chất lượng và có sự tin cậy về mặt thương hiệu
Lối sống: Những người bận rộn không có thời gian nhiều. Thay vì nấu ăn họ sẽ chọn mì ăn liền
để giảm tối thiếu thời gian nhất.
3.4.2 Thị trường mục tiêu – Chuyên môn hóa theo thị trường
Đối tượng khách hàng: Những người không có thời gian rảnh như Học sinh, sinh viên,
nhân viên văn phòng vì những khách hàng này thường là họ sẽ bận học bận làm nên thời gian
dành cho nấu ăn sẽ ít nên mì sẽ là lựa chọn của họ trong những bửa ăn.
Chính vì vậy mà Doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu theo Chuyên môn hóa theo
đặc tính thị trường. Với phân khúc này Doanh nghiệp sẽ tập trung phục vụ nhu cầu của một thị
trường mục tiêu duy nhất và phát triển đa dạng các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của
thị trường này.
3.4.3 Định vị thương hiệu – Marketing tập trung
Doanh nghiệp sẽ tập trung vào chất lượng và chất lượng của sản phẩm nhằm hướng tới
thị trường phân khúc của mình là những người không có thời gian rảnh mà cho ra những sản
phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó đem lại thiện cảm
và khẳng định thương hiệu của mình trong lòng khách hàng.
23

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

3.5 Chiến lược 4P của sản phẩm mì ăn liền Nhật Việt


3.5.1 Sản phẩm
Mì ăn liền Nhật Việt đa dạng với các loại: Nhật Việt hương vị tôm chua cay, hương vị sa
tế hành, hương vị nấm, hương vị gà nấm hương, xào khô, hương vị gà.

3.5.2 Đại sứ thương hiệu


Sẽ mời MC Quyền Linh làm đại sứ cho thương hiệu sản phẩm mì ăn liền Nhật Việt. Vì
MC Quyền Linh là người có tầm ảnh hưởng và ghi lại nhiều điểm tốt trong lòng người Việt
Nam.

3.5.3 Truyền thông


Với tên là Nhật Việt, công ty đã áp dụng những chiến lược sau: Sẽ tiến hành quảng cáo
trên các đài truyền hình phổ biến có lượt người xem cao như HTV1, THVL, VTV3…

Đưa sản phẩm đến những gian hàng quảng bá sản phẩm ở những nơi đông người: siêu
thị, chợ, …. Đó là cơ hội giúp nhiều người tiêu dùng biết được nhiều thông tin về sản phẩm,
chủng loại, giá cả để dễ dàng lựa chọn hơn. Các quảng cáo trên áp phích, báo chí, banner cũng
là một ý kiến không tồi trong việc quảng bá sản phẩm nhằm tạo được nhiều chú ý đối với người
tiêu dùng, định vị được trong lòng họ tên một nhãn hiệu mà mỗi khi muốn mua mì ăn liền người
ta thường nghĩ ngay đến Nhật Việt.

3.5.4 Chiến lược về giá


Giá là một thành phần không kém phần quan trọng khi lập ra chiến lược marketing mix
của mì ăn liền Nhật Việt bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá. Giá phải phù hợp
với chất lượng và không quá cao để khó có thể cạnh tranh với những dòng mì ăn liền trước đây.
Chỉ 4.500 đồng chúng ta đã sở hữu một bữa ngon đủ no bụng mà lại vừa rẻ vừa nhanh, siêu tiết
kiệm thời gian.

3.5.5 Phân phối


Mì Nhật Việt đã lựa chọn nhiều kênh phân phối để có thể đến tay người tiêu dùng nhanh
nhất nhưng phân phối đại lý vẫn chủ yếu (bán sỉ).

24

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là tiếp cận những nơi buôn bán
hiện đại và chất lượng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, …. Chính vì vậy, Nhật Việt đã tiến hành
chiến lược phân phối các sản phẩm của mình thông qua các kênh bán lẻ này. Sản phẩm được
đưa đến tay người tiêu dùng chỉ qua một nhà bán lẻ, chẳng hạn như Hảo Hảo được bán tại các
siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị Coop-mart, hệ thống Maximax…

Như vậy, chiến lược phân phối của mì Nhật Việt là mở rộng thị trường, mở rộng các đại
lí, tăng dần về số lượng và chất lượng các kênh phân phối

3.5.6 Tổ chức sự kiện


Bên cạnh việc quảng bá hình ảnh qua các trang mạng, áp phích, tv… thì Nhật Việt còn
mở rộng hình ảnh sản phẩm thông qua tổ chức các sự kiện. Nhằm tạo sự chú ý đối với người
tiêu dùng thông qua các buổi sựu kiện. Đây cũng là cơ hội tốt để tìm kiếm thêm các nhà đầu tư,
nhà sản xuất và khách hàng cho sản phẩm mì ăn liền Nhật Việt.

PR Để tạo ra một thương hiệu có khả năng để lại dấu ấn trong lòng khách hàng thì bên
cạnh việc tuyên truyền sản phẩm thì Nhật Việt cũng chú trọng đến những việc mang tính cộng
đồng cao, chẳng hạn như các buổi thiện nguyên xã hội.

Trao tặng quà Tết đếnn những hộ dân còn khó khăn, thiếu thốn

Cứ mỗi độ xuân về, hiểu được sư lo toan vất vả cũng như mong muốn có một cái Tết vui
vẻ của những người dân còn phải bận tâm quá nhiều đến vấn đề mưu sinh, Nhật Việt đã tổ chức
những cuộc gặp gỡ để trao tận tay cho người dân nghèo những phần quà ấm áp. Dù phần quà
không quá đỗi là lớn lao những đấy là tình yêu thương, sự quan tâm của từng cá nhân trong
Công ty Nhật Việt nói riêng và cả Công ty nói chung.

Những hoạt động giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt

Như chúng ta đều biết thì miền Trung là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn từ thiên
tai, lũ lụt. Cùng là anh em của Việt Nam nên Nhật Việt cũng chung tay cùng những mạnh
thường quân đem đến những phần quà hỗ trợ. Những thùng mì được trao tận tay, đó là biết bao
tình yêu thương mà Nhật Việt muốn gửi gắm đến người anh miền Trung.
25

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

3.6 Phân tích ma trận SWOT của hành vi khách hàng về mì ăn liền Nhật Việt

Ma trận SWOT Cơ hội –O Thách thức-T


(Opportunities) (threats)
1. Thị trường mì ăn 1. Giá nguyên vật
liền nước ta có tốc độ tăng liệu đầu vào liên tục tăng
trưởng nhanh. cao. 2.Thị trường cạnh
2. Đời sống nhân tranh trong nước khốc liệt.
dân được cải thiện, nhu cầu
3. Người tiêu dùng
về mì ăn liền do đó cũng
rất quan tâm đến vấn đè
được tăng cao.
sức khoẻ.
3. Thị trường mì ăn
liền Việt Nam còn nhiều
tiềm năng.
Điễm mạnh –S Phối hợp S-O Phối hợp S-T
(strengths)
1. Thị trường mì ăn 1. Thị trường cạnh
1. Thị phần mì ăn
liền nước ta có tốc độ tăng tranh trong nước khốc liệt.
liền mang chuẩn vị bản sắc
trưởng nhanh. 2. Thị phần lớn mì
của người Việt
2. Đội ngũ cán bộ có ăn liền Nhật Việt mang vị
2. Mạng lưới phân
kinh nghiệm bản sắc của người Việt
phối lớn.
3. Đội ngũ cán bộ có

kinh nghiệm
Mặt yếu- W Phối hợp W-O Phối hợp W-T
(Weaknesses)
1. Khó khăn trong 1. Nguyên liệu chủ
1. Nguyên liệu chất
việc quản lý đồng bộ chất yếu phải nhập khẩu từ nước
lượng nên giá thành cao
lượng sản phẩm ngoài,

26

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

3.7 Các đối thủ cạnh tranh khác

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt-Công ty cổ phần (CTCP) Acecook Việt Nam được
thành lập tại Tp.HCM năm 1993. Sau 27 năm hình thành và phát triển, Acecook Việt Nam đã
thành công đưa gói mì Hảo Hảo đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2018, mì Hảo Hảo còn lập kỷ lục "mì gói được tiêu thụ nhiều nhất trong 18 năm"
với hơn 20 tỷ gói mì đến tay người tiêu dùng Việt giai đoạn 2000-2018.

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt-CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Đặc
biệt, Masan Consumer đang vươn lên mạnh mẽ khi sản lượng của họ tăng từ 21,6% (năm 2018)
lên 27,2% (9 tháng đầu năm 2020)

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt-VIFON đã trở thành thương hiệu quen thuộc và gắn bó
với người tiêu dùng thông qua nhiều sản phẩm sợi ăn liền và gia vị. Tọa lạc trên khuôn viên
rộng 67.000 m2, với năng lực sản xuất lớn, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu tâm huyết,
công ty đã không ngừng hiện đại hóa thiết bị và đầu tư mạnh vào nghiên cứu nhằm tạo nên
nhiều sản phẩm chất lượng cao cấp.

Luôn đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, các sản phẩm của VIFON cam
kết không sử dụng phẩm màu tổng hợp, không chỉ đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng
thực phẩm trong nước mà còn nhận được sự chấp thuận từ nhiều quốc gia có tiêu chuẩn quản lý
chất lượng khắt khe như: Mỹ, Úc, Nhật và các nước Châu Âu.

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt-Colusa-Miliket (tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Lương
thực Thực phẩm Colusa – Miliket) là một công ty sản xuất lương thực,thực phẩm thuộc quyền
quản lý của Nhà nước có trụ sở tại quận Thủ Đức. Công ty này chuyên sản xuất các loại thực
phẩm chế biến như mì, phở, bún ăn liền, nước tương, tương ớt, bột canh, v.v.

Ngoài các sản phẩm mì ăn liền truyền thống, công ty cũng đa dạng chủng loại khi liên
tiếp ra mắt mì chay Miliket, hủ tiếu, cháo thịt bằm, phở gói Miliket, tương ớt, v.v.

27

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt-Công ty Uniben chính thức thành lập vào ngày
01/06/1992 với tên gọi Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Việt Hưng, chủ yếu sản xuất mì
ăn liền cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến ngày 27/9/2014, công ty chính
thức đổi tên thành Công ty cổ phần Uniben.

Công ty Uniben với thương hiệu 3 Miền và Reeva, cung cấp các sản phẩm: mì ăn liền, hủ
tiếu, phở, cháo, nước mắm, hạt nêm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Uniben hướng đến
trở thành công ty “Đa sản phẩm, đa thương hiệu, đa quốc gia” với mì ăn liền là ngành hàng đầu
tàu cho sự phát triển.

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt-Masan Consumer có tên là Công ty cổ phần Hàng tiêu
dùng Masan là công ty chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt
Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.Masan Consumer sản xuất và phân
phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước
tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng
chai.

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt - Công Ty CP Công Nghệ Thực Phẩm Châu Á
(Micoem) được thành lập từ năm 1991 với tên gọi đầu tiên là công ty TNHH Công Nghiệp Thực
Phẩm C&E, tham gia vào thị trường hàng tiêu dùng với dòng sản phẩm đầu tiên mang thương
hiệu mì cân Micoem.

Sản phẩm của Micoem được đón nhận rộng rãi, vì thế đến năm 2003, công ty đã tiếp tục
đổi mới công nghệ, đầu tư thêm nhiều dây chuyền hiện đại của Nhật Bản và Đài Loan kết hợp
kỹ thuật chiên gián tiếp tiên tiến để cho ra hàng loạt các dòng sản phẩm hướng vào an toàn sức
khỏe.

Trải qua chặng đường hơn 28 năm không ngừng hoàn thiện và phát triển, Micoem đã ghi
dấu ấn trên thị trường với đa dạng dòng sản phẩm mì ăn liều, nước mắm, phở, tương ớt mang
thương hiệu Cung Đình, Gà Nấm, Mummum, Dim Dim, Mì cân, Tứ Tuyệt, Long ĐÌnh, Ông
Tây Vàng, v.v.

28

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt- Đối thủ cạnh tranh của Nhật Việt- chủ sở hữu thương
hiệu “Mì Gấu đỏ” – là một trong những “ông lớn” của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam với
doanh thu mỗi năm khoảng 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vài trăm tỷ đồng.

3.8 Xây dựng trang Website

Hình 3.1 Website của mỳ Nhật Việt

Các bước thực hiện mua hàng:

Bước thứ nhất: Vào trang website của mỳ Nhật Việt bấm “Mua ngay”  vào trang lựa
chọn sản phẩm
Bước thứ hai: Tiến hành lựa chọn sản phẩm dựa theo thông tin mô tả trên website
Bước thứ ba: Kiểm tra lại sản phẩm trong giỏ hàng xem đủ số lượng đã đặt, nếu đủ tiến
hành thanh toán.
Đánh giá về trang thương mại điện tử:
Thứ nhất, đơn giản để mọi người dễ dàng tiếp cận. Nhật Việt luôn quan tâm đến suy nghĩ
của khách hàng vì thế xây dựng một trang thương mại điện tử đơn giản để mọi người có thể dễ
dàng xem và mua sản phẩm trên đây.

29

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Thứ hai, thông tin sản phẩm rõ ràng, chi tiết. Đời sống ngày một phát triển thì người tiêu
dung lại càng quan tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Khi thông tin sản phảm được trình bày chi
tiết rõ ràng thì giúp người tiêu dung tin tưởng hơn về sản phẩm.
Thứ tư, màu sắc mà Nhật Việt tạo ra trên trang wed của mình rất nhã nhặn. Đúng như cái
tên Nhật Việt đơn giản và gần gũi đối với người Việt Nam.
Thứ năm, có hộp thư góp ý. Điều này thể hiện luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của khách
hàng, luôn trong tư thế thay đổi vì cái tốt hơn, đây là một điểm cộng mà ít có Công ty nào có
được.
Thứ sáu, có địa chỉ công ty và số điện thoại liên lac. Giúp người tiêu dung an tâm hơn về
sản phẩm.

30

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

PHẦN 4: TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

4.1 Đánh giá dự án


4.1.1 Những mục tiêu đã đạt được

Thành công xây dựng được website (đạt 95% yêu cầu và sẽ còn hoàn thiện thêm trong thời
gian tới) liên kết giữa khách hàng và sản phẩm, website được thiết kế đơn giản nhưng tinh tế,
không gây rối mắt mà vẫn đầy đủ thông tin nội dung cần thiết. Khả năng kết nối với các đơn vị
thanh toán trực tuyến hàng đầu như Paypal, Napas, Onepay...giúp việc thanh toán Online trở nên
dễ dàng hơn.

Sản phẩm ngày càng mau đến gần người tiêu dùng hơn do thực hiện các kế hoạch marketting
đúng đắn, đánh vào tâm lý người mua bởi sự an toàn mà giá cả lại rất phải chăng

4.1.2 Những mục tiêu chưa đạt được

Chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng. Vẫn còn nhiều người chưa biết đến sản
phẩm mì Nhật Việt cũng như chiến lược marketting chưa phù hợp với thị trường mục tiêu đã
chọn.

Chưa có nhiều mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn nhỏ khác
Doanh nghiệp mới những khoản chi ra rất nhiều cho các việc khác nhau nên vẫn chưa có lợi
nhuận.
4.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án
4.2.1 Thuận lợi
Thứ nhất, thương mại điện tử hiện nay chiếm được hầu hết sự quan tâm của người dân thời
đại sự phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc đưa sản phẩm
đên tay người tiêu dùng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

31

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Thứ hai, tiết kiệm chi phí thuê và đào tạo nhân lực: thay vì tốn chi phí vào việc thuê và đào
tạo nhân lực cho các cửa hàng truyền thống, giờ đây khi các doanh nghiệp chuyển sang cửa
hàng online trên sàn thương mại điện tử những chi phí quản lý sẽ được cắt giảm tối thiểu.
Thứ ba, cập nhật nhanh xu hướng và nhu cầu thị trường:
Mạng Internet không ngừng cập nhật vì thế khi có một xu hướng mới xuất hiện trên thị
trường bạn có thể nhanh chóng cập nhật chúng vào gian hàng thương mại điện tử của mình. Với
sự hiện đại của công nghệ thông tin, mọi sản phẩm, dịch vụ sẽ luôn được cập nhật đồng bộ trên
hệ thống chỉ trong chốc lát.
4.2.2 Khó khăn
Thứ nhất, mất nhiều thời gian cho việc thành lập trang web. Sản phẩm mới, hệ thống kinh
doanh cũng mới được thành lập nên còn thiếu hụt nhiều trong kế toán, chi phí chưa thật sự hợp
lý. Kinh doanh online nên có thể bán cả trong nước lẫn quốc tế dễ gặp những vấn đề phức tạp
trong quy định thuế mà nhóm em chưa thể nào nắm bắt hết.
Thứ hai, cạnh tranh về giá: mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng có sự linh hoạt hơn đặc biệt
là về giá thành của sản phẩm. Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, và đó
cũng là một khó khăn không hề nhỏ.
Thứ ba, chi phí Logistics: Việc bán hàng trên sàn điện tử làm giảm thiểu chi phí quản lý cửa
hàng, nhân lực, ...nhưng lại gia tăng thêm chi phí quản lý cho đơn vị vận chuyển, logistics,
,..Cùng với đó là những chi phí phát sinh khác như chi phí kho bãi, xử lý đơn hàng, giao hàng,
phát sinh sau mua,..
Thứ tư, mới thành lập thì nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh vẫn chưa nhiều nên có thể
dẫn đến khả năng lỗ cao.
4.3 Phương hướng phát triển trong tương lai
Thứ nhất, có hệ thống giới thiệu sản phẩm không chỉ bằng hình ảnh như các website bán
hàng thởi trang hiện này mà sẽ phát triển sự quảng bá sản phẩm qua video để khách hàng có cái
nhìn sinh động và thực tế hơn về sản phẩm mà mình muốn mua.
Thứ hai, mở rộng danh mục các sản phẩm phù hợp với xu thế và thị hiếu ngày càng đa dạng
của khách hàng trong phân khúc thị trường mà chúng em đã lựa chọn.

32

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

Thứ ba, phát triển thêm các hình thức thanh toán và giao hàng phù hợp với nhu cầu của
khách hàng.
Thứ tư, phhát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng: ngoài đặc tính và thiết kế sản phẩm thì
dịch vụ hỗ trợ sản phẩm cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của chiến lược sản phẩm
mì Nhật Việt. Mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng như chăm sóc khách hàng trực tiếp, giải
đáp các thắc mắc của khách hàng, dịch vụ cung cấp quà tặng và bán hàng qua điện thoại.
Thứ năm, tăng cường nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp cung cấp thông tin
kết nối giữa công ty và người tiêu dùng và những thông tin cần thiết giúp xác định rõ vấn đề mà
sản phẩm gặp phải, tránh được rủi ro do không tiên liệu được những phản ứng khác nhau của
khách hàng. Nghiên cứu thị trường giúp công ty tìm ra phương án xây dựng chiến ược
marketing nói chung và chiến lược sản phẩm rõ ràng và hiệu quả, giảm chi phí, tăng doanh số và
nâng cao uy tín của Nhật Việt trên thị trường.

33

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

PHẦN 5: KẾT LUẬN


Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp
và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dich vụ internet. Đây chính là điều kiện
thuận lợi cho lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn. Hiện nay, Thương mại điện
tử đã trở thành một phương tiện giao dịch quen thuộc của các công ty thương mại lớn trên thế
giới. Thương mại điện tử có khả năng giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ
và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn,
nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn, còn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến
với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn.
Qua môn học Thương mại điện tử đã giúp chúng em hiểu rõ hơn các trang thương mại
điện tử ở trong nước cũng như ngoài nước. Cách xây dựng một trang thương mại điện tử và kết
hợp giữa marketing, phân tích hành vi khách hàng vào một trang web. Ngoài những kiến thức về
thương mại điện tử chúng em còn được củng cố và bổ sung thêm kiến thức trong phân tích thiết
kế hệ thống và lập trình.
Nhìn chung, khi tung sản phẩm ra thị trường mà lại là thị trường online, là một sản phẩm
mới Nhật phải chấp nhận việc trong thời gian đầu chưa có khách hàng, chưa có nhiều sự quan
tâm từ người tiêu dùng nhưng không vì thế mà nản lòng. Nhật Việt sẽ cố gắng hơn từng ngày,
vượt qua mọi rào cảng để ngày một vươn xa hơn.

34

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)


lOMoARcPSD|21835999

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Donna Le, Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử cho doanh nghiệp năm 2021, Truy
cập ngày 9/3/2023, https://secomm.vn/vi/chien-luoc-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-
toan-dien/
2. Đại học Thái Nguyên, Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử, 3/2023,
https://dhthainguyen.edu.vn/loi-ich-va-han-che-cua-thuong-mai-dien-tu/
3. TS. Nguyễn Hoài Anh, ThS. Ao Thu Hoài, Ebook Thương mại điện tử năm 2018, Truy
cập ngày 9/3/2023, https://tailieuxanh.com/vn/tlID1749295_ebook-thuong-mai-dien-tu-
ts-nguyen-hoai-anh-ths-ao-thu-hoai.html
4. Mắt Bảo, Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp trong
cuộc cách mạng công nghệ 4.0, 3/2023, https://wiki.matbao.net/loi-ich-cua-san-giao-
dich-thuong-mai-dien-tu-cho-doanh-nghiep/
5. Phương Thảo, Kinh doanh và thương mại điện tử năm 2022, Truy cập ngày 9/3/2023,
https://subiz.com.vn/blog/xu-huong-thuong-mai-dien-tu.html

35

Downloaded by Anh Vo Thi Kieu (2123401011196@student.tdmu.edu.vn)

You might also like