You are on page 1of 42

lOMoARcPSD|12436771

Thươnghieu Concung

Kinh tế chính trị (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)
lOMoARcPSD|12436771

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
----------

BÀI TIỂU LUẬN


Đề tài:
“Xây dựng và phát triển thương hiệu Concung”

Môn học : Quản trị thương hiệu


GVHD : Ngô Ngọc Minh
Nhóm thực hiện : Nhóm 7
Năm học : 2023-2024

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2023


i

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

TT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ

1
Nguyễn Thị Mỹ Trúc 20095701 Nhóm trưởng
1
2
Chu Danh Định 20103291
2
3
Phạm Nguyễn Khánh Diệp 20094341
3
4
Trịnh Lương Phương Giang 20105781
4
5
Lương Huy Hoàng 20101891
5
6
Nguyễn Trung Nhân 20104671
6
7
Đặng Thị Hồng Nhi 20121911
7
7
Bùi Hửu Trí 20111001
8

NHÓM 7 ii

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

NHẬN XÉT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHÓM 7 iii

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ................................................................................. 4
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 4
1.3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu....................................................... 4
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.4. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................. 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 6
2.1. Tổng quan về thương hiệu .......................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm về thương hiệu ..................................................................................... 6
2.1.2. Vai trò của thương hiệu ........................................................................................ 6
2.1.3. Định vị thương hiệu .............................................................................................. 8
2.1.4. Giá trị thương hiệu ................................................................................................ 8
2.2. Thành phần của thương hiệu ....................................................................................... 9
2.2.1. Các thành phần của thương hiệu ........................................................................... 9
2.2.2. Nhãn hiệu .............................................................................................................. 9
2.2.3. Tên thương hiệu .................................................................................................... 9
2.2.4. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu .................................................................... 10
2.3. Đặc tính thương hiệu ( Brand Idenity) ...................................................................... 10
2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................ 10
2.3.2. Các khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu ....................................................... 11
2.3.3. Mối quan hệ giữa đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu ...................... 11
2.4. Các mô hình nghiên cứu liên quan............................................................................ 12
2.4.1. Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng Keller ................................... 12
2.4.2. Mô hình 4P .......................................................................................................... 13
2.4.3. Mô hình phân tích SWOT: .................................................................................. 13
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VỀ THƯƠNG
HIỆU CONCUNG ........................................................................................................... 15
3.1. Khái quát chung về thương hiệu Concung................................................................ 15

NHÓM 7 iv

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


3.1.1. Giới thiệu chung về Concung ............................................................................. 15
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 15
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ......................................................................... 16
3.1.4. Phân tích phân khúc thị trường ........................................................................... 16
3.1.5. Thị trường và khách hàng mục tiêu .................................................................... 18
3.1.5.1. Kết hợp nghiên cứu và phân khúc để chọn thị trường mục tiêu .................. 18
3.1.5.2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu .................................................................... 18
3.1.6. Các chiến lược thương hiệu của Concung .......................................................... 18
3.1.6.1. Chiến lược định vị dựa vào đặc điểm và thuộc tính .................................... 18
3.1.6.2. Chiến lược định vị dựa vào lợi ích sản phẩm .............................................. 19
3.1.6.3. Chiến lược định vị dựa vào cạnh tranh ........................................................ 19
3.1.6.4. Chiến lược định vị dựa vào khách hàng mục tiêu ....................................... 19
3.1.6.5. Chiến lược định vị dựa vào giải quyết vấn đề ............................................. 20
3.1.6.6. Chiến lược định vị dựa vào hành vi khách hàng ......................................... 20
3.1.6.7. Chiến lược định vị dựa vào hình ảnh công ty .............................................. 20
3.1.7 Phân tích SWOT .................................................................................................. 20
3.2. Những yếu tố cấu thành nên thương hiệu Concung .................................................. 21
3.2.1. Nhận diện thương hiệu ........................................................................................ 21
3.2.2. Phương châm ...................................................................................................... 21
3.2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh .......................................................................................... 22
3.3. Phân tích 4P của thương hiệu Concung .................................................................... 22
3.3.1. Sản phẩm (Product)............................................................................................. 22
3.3.2. Giá (Price) ........................................................................................................... 23
3.3.3. Phân phối (Place) ................................................................................................ 24
3.3.4. Chiêu thị (Promotion) ......................................................................................... 26
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP .............................................................................................. 28
4.1. Giải pháp mở rộng sức ảnh hưởng ............................................................................ 28
4.2. Giải pháp bán hàng, tiếp thị thị trường ..................................................................... 28
4.3. Gải pháp điểm nổi bật của thương hiệu .................................................................... 28
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 32
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 33

NHÓM 7 v

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo
điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu
thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Chúng em xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Ngô Ngọc Minh đã giảng dạy tận
tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và
hạnh phúc.”

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2023

Thay mặt nhóm thực hiện


Kí tên

Nguyễn Thị Mỹ Trúc

NHÓM 7 1

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


LỜI MỞ ĐẦU

Trong vòng vài năm gần đây, vai trò của thương hiệu trong lĩnh vực marketing đã
thay đổi rất nhanh chóng. Trước đây, chúng ta thường sử dụng “thương hiệu” tồn tại kèm
theo tên công ty và sản phẩm, là công cụ hỗ trợ chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với người
tiêu dùng, hay còn gọi là “đánh bóng nhãn hiệu”. Ngày nay mọi thứ khác hẳn, việc phát
triển một thương hiệu phải bao gồm việc thiết lập và thực hiện đường lối nhờ đó đem đến
giá trị cho khách hàng. Những điểm nhấn giúp phát triển sản phẩm và dịch vụ sẽ được
chú trọng thiết kế mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng, và thông qua đó đạt
được mục đích của công ty. Tất cả những diều đó giúp xây dựng nên một chiến lược
thương hiệu.
Một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trở nên hơn hẳn so
với những đối thủ còn lại. Nếu có một hình ảnh đã đủ hấp dẫn và khác biệt - doanh
nghiệp có thể gọi nó là một thương hiệu mạnh. Một cái tên hay một biểu trưng quen
thuộc - không đủ để tạo thành một thương hiệu. Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu
không chỉ là việc lôi kéo nhận thức và mong muốn của khách hàng về mình, mà nó còn là
việc tạo lập một hệ thống bao gồm sự kết hợp giữa sự cam kết và thiết lập hình tượng
trong nhận thức khách hàng, cùng với việc chuyển tải và thực hiện sự cam kết đó.
Trong môi trường cạnh tranh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của
doanh nghiệp là được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn đối thủ. Đó là lý do tại sao một
chiến lược thương hiệu tốt đóng vai trò là đường hướng giúp doanh nghiệp vạch ra kế
hoạch đạt được những lợi thế hơn hẳn đối thủ cạnh tranh - dưới mắt người tiêu dùng. Và
hầu như sự ưa chuộng chỉ có thể đạt được nhờ yếu tố khác biệt hóa, mang lại cho khách
hàng những lợi ích mà đối thủ doanh nghiệp không làm được. Bằng việc khác biệt hóa,
doanh nghiệp đã đem đến cho khách hàng những lý do để có quyết định mua hàng của
doanh nghiệp nhiều hơn.
Concung với hành trình xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu của mình,
trải qua bao sóng gió, đến nay đã chiếm được vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng.
Thành lập năm 2011, Concung là một trong những thương hiệu mẹ và bé quen thuộc tại
Việt Nam với hơn 600 cửa hàng, trải dài khắp 45 tỉnh, thành. Tone màu hồng là yếu tố
chủ đạo tượng trưng cho sự trong sáng hồn nhiên, là màu sắc được phái nữ và trẻ em rất

NHÓM 7 2

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


yêu thích. Với sắc hồng cực kỳ nổi bật này đã thấm đậm sâu trong không ít khách hàng
cả trong nước lẫn ngoài nước.
Để có được một vị trí như thế, một hình ảnh như thế, nhiều người, nhiều doanh
nhân đã tự hỏi Concung đã làm như thế nào? Kế hoạch chiến lược ra sao? Làm sao
Concung lại chiếm được một vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng trong một khoảng
thời gian như thế? …
Cũng với những câu hỏi như trên, những thắc mắc xoay quanh vấn đề thương hiệu
Concung, nhóm chúng tôi đã chọn lựa mục tiêu nghiên cứu “Xây dựng và phát triển
thương hiệu Concung” làm đề tài nghiên cứu.

NHÓM 7 3

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập
ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã đem lại cho các doanh nghiệp trong nước
rất nhiều cơ hội phát triển. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít
những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước đã khốc liệt, nay lại càng khốc liệt hơn bởi có sự tham gia của các doanh nghiệp
nước ngoài. Và một trong những yếu tố có thể nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các
doanh nghiệp đó chính là thương hiệu. Thương hiệu dẫn dắt chiến lược tổ chức, là chất
xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết
nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác khách hàng. Để
nâng cao khả năng cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp
cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng. Một
thương hiệu mạnh sẽ mang lại các cơ hội kinh doanh và sức mạnh đòn bẩy cho các hoạt
động khác, được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh.
Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một thương hiệu đi vào lòng khách
hàng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp? Đây là vấn đề nan giải đối với các
doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được vấn đề này nên nhóm quyết định
chọn đề tài: “Xây dụng và phát triển thương hiệu Concung” để nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Concung.
Đề xuất các biện pháp thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu Concung.

1.3. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu


1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thương hiệu Concung được đặt trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

NHÓM 7 4

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhóm sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các nguồn tài liệu sách báo, tạp chí,
trang web, văn bản…
• Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát.
• Phương pháp nghiên cứu vấn đề: Phương pháp tổng hợp, phân tích, tư duy.

1.4. Cấu trúc đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm 5 nội dung:


Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thực trạng về quản lý và phát triển về thương hiệu CONCUNG
Chương 4: Giải pháp
Chương 5: Kết luận

NHÓM 7 5

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về thương hiệu

2.1.1. Khái niệm về thương hiệu


Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản
phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá
nhân hay một tổ chức. (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO).
Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác để phân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác”.
Như vậy, thương hiệu là tập hợp tất cả các yếu tố vô hình và hữu hình của một sản
phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa tổ
chức hoặc cá nhân này với tổ chức hoặc cá nhân khác.
2.1.2. Vai trò của thương hiệu

Đối với doanh nghiệp


Thiết lập được chỗ đứng của mình khi hình thành thương hiệu, đồng thời tuyên bố
về sự có mặt trên thị trường và là cơ sở để phát triển doanh nghiệp, thể hiện sự cam kết
của doanh nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị doanh nghiệp.
Là công cụ để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm, là phương tiện bảo vệ hợp
pháp các lợi thế và đặc điểm riêng của sản phẩm tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi
của doanh nghiệp. Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng và là tài sản vô
hình góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng những giá trị tăng
thêm.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp giảm các chi phí cho hoạt động xúc tiến thương
mại, hoạt động marketing.
Thương hiệu mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại các đối thủ khác.
Do vậy, đối với các công ty thương hiệu được coi như là một tài sản có giá trị rất
lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó được
mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở hữu thương

NHÓM 7 6

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


hiệu vì thế người ta đã phải trả những khoản tiền không nhỏ cho thương hiệu khi liên
doanh, liên kết hoặc mua lại thương hiệu.

Đối với khách hàng


Thương hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ
không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về
tiêu dùng sản phẩm. Như, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm
bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm bên trong và bên ngoài. Dựa vào những gì họ đã biết về
thương hiệu - chất lượng, đặc tính của sản phẩm khách hàng hình thành những giả định
và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ chưa biết về thương hiệu.
Góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Thương hiệu được nhà
nước bảo hộ sẽ ngăn ngừa tình trạng sản phẩm bị làm giả, làm nhái lừa gạt người tiêu
dùng.
Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng có thể được xem như một kiểu cam
kết hoặc giao kèo. Khách hàng đặt niềm tin vào sự trung thành của mình và thương hiệu
và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ
không thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp
thị, khuyến mãi và các hỗ trợ khác. Nếu khách hàng nhận thấy những ưu điểm và lợi ích
từ việc mua thương hiệu cũng như họ cảm thấy thỏa mãn khi tiêu thụ sản phẩm thì khách
hàng có thể tiếp tục mua thương hiệu đó.

Đối với nền kinh tế trong xu hướng hội nhập


Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, phải thương hiệu là biểu hiện cho
sự sức mạnh và là niềm tự hào của quốc gia. Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng
với truyền thống lâu đời là biểu hiện của sự trường tồn và phát triển đi lên của quốc gia
đó.
Việc xây dựng thương hiệu mạnh sẽ là rào cản chống lại sự xâm nhập của các
hàng hóa kém chất lượng giá rẻ từ bên ngoài bảo vệ thị trường nội địa.
Các thương hiệu của sản phẩm Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài biết
đến, điều đó sẽ củng cố và tạo uy tín cho Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần tích
cực cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam, làm tiền đề cho đất nước tiến
nhanh thu hẹp khoảng cách với các nước khác trên thế giới.
NHÓM 7 7

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


2.1.3. Định vị thương hiệu
Theo như định nghĩa của P.Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt
động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định
(so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”.
Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho
sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng”.
Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi
đối diện với thương hiệu của mình”. Nói tóm lại, giống như con người cần một vị thế
trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần được
định vị để khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của
công ty với thương hiệu.
Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là tạo cho thương hiệu hình ảnh riêng so với
các thương hiệu khác. Dù ở hình thức nào, thương hiệu cũng phải có nét riêng tách biệt,
giúp khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng loại.
Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn
hiệu và xây dựng thương hiệu.
2.1.4. Giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu
này. Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành, đưa
chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối
thủ cạnh tranh.
Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các
chương trình tiếp thị.
Thứ hai, sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách
hàng cũ trong một thời gian dài.
Thứ ba, tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách giá cao và
ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi. Trong những trường hợp khác nhau thì
các thành tố của tài sản thương hiệu sẽ hỗ trợ công ty trong việc thiết lập chính sách giá
cao. Trong khi với những thương hiệu có vị thế không tốt thì thường phải sử dụng chính
sách khuyến mãi nhiều để hỗ trợ bán hàng. Nhờ chính sách giá cao mà công ty càng có
thêm được lợi nhuận.

NHÓM 7 8

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Thứ tư, tài sản thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc
mở rộng thương hiệu.
Thứ năm, tài sản thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kênh
phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân
phối những sản phẩm không nổi tiếng. Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có
được một diện tích trưng bày lớn trên kệ. Bên cạnh đó thương hiệu lớn sẽ dễ dàng nhận
được hợp tác của nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị.
Thứ sáu, thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo ra rào cản
để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.

2.2. Thành phần của thương hiệu

2.2.1. Các thành phần của thương hiệu


Thương hiệu bao gồm các thành phần chức năng và thành phần cảm xúc:
Thành phần chức năng: Mục đích của thành phần này là mang đến lợi ích chức
năng của thương hiệu cho người tiêu dùng và chính là sản phẩm. Nó gồm các thuộc tính
mang tính chức năng như công dụng sản phẩm, đặc trưng bổ sung, chất lượng, sự tín
nhiệm của người dùng.
Thành phần cảm xúc: Tức là các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng nhằm tạo cho
khách hàng những lợi ích tâm lý. Theo đó, thương hiệu là một “thực thể sống động” nên
thương hiệu mang bản chất dung hòa của “hồn”, “nhân cách” và bản sắc. Trong đó, quan
trọng nhất là nhân cách thương hiệu gồm 5 cá tính cơ bản là: Chân thành, hứng khởi,
năng lực, tinh tế và mạnh mẽ
2.2.2. Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
2.2.3. Tên thương hiệu
Tên thương hiệu ( Brand name) là một cái tên, một bộ phận của thương hiệu mà ta
có thể đọc được như KinhĐô, Vinamilk.

NHÓM 7 9

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


2.2.4. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU
Hiện diện trong tâm trí khách hàng Hiện diện trong văn bản pháp lý
Là phần hồn gắn với uy tín và hình ảnh
Là phần xác
của công ty
Doanh nghiệp được xây dựng và được Doanh nghiệp tự thiết kế hay đăng kí
khách hàng công nhận cho cơ quan sỡ hữu trí tuệ
Được xây dựng trên hệ thống tổ chức Được xây dựng trên hệ thống luật về
của công ty, thông qua hoạt động truyền nhãn hiệu, thông qua các quy chế về
thông pháp luật
Nhìn nhận dưới góc độ quản trị tiếp thị
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý
của doanh nghiệp

Do doanh nghiệp xây dựng và công nhận


Được bảo hộ bởi pháp luật
bởi khách hàng

Là chức năng của phòng tiếp thị, kinh


Do luật sự, bộ phận pháp chế của công
doanh và các phòng ban khác của công
ty phụ trách
ty
Có tính vô hình: tình cảm, lòng trung Có tính hữu hình: giấy chưng nhận, đăng
thành của khách hàng kí kinh doanh
Là những dấu hiệu để phân biệt hàng
Là sự kì vọng của khách hàng về sản
hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản
phẩm, dịch vụ bất kì
xuất, kinh doanh khác nhau
Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ,
hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố được
thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

2.3. Đặc tính thương hiệu ( Brand Idenity)

2.3.1. Khái niệm

NHÓM 7 10

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Đặc tính thương hiệu là tính chất riêng biệt của một thương hiệu, nó giúp phân
biệt các thương hiệu khác nhau trên thị trường.
Là tập hợp các yếu tố về nhận dạng và cảm nhận ấn tượng về một thương hiệu. Nó
được thể hiện thông qua truyền thông, giao tiếp và biểu tượng.
Đặc tính thương hiệu bao gồm những giá trị cả về tính năng lẫn cảm xúc.
2.3.2. Các khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu
Bốn khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu
(1) Thương hiệu -như một sản phẩm:
Các thuộc tính của sản phẩm luôn là bộ phận quan trọng cấu thành nên đặc tính
của một thương hiệu, bởi đây là những yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến quyết định
chọn nhãn hiệu và đánh giá chất lượng của khách hàng.
(2) Thương hiệu -như một tổ chức:
Khía cạnh thương hiệu với tư cách là một tổ chức tập trung vào đặc tính của tổ
chức hơn là vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các đặc tính của một tổ chức có thể là sự
đổi mới, dẫn đầu về chất lượng, hoặc là bảo vệ môi trường. Những đặc tính này có thể
được làm nổi bật thông qua các nhân viên, văn hóa kinh doanh và các chương trình
truyền thông của công ty
(3) Thương hiệu – như một con người (cá tính thương hiệu):
Cũng giống như một con người, thương hiệu cũng có thể cảm nhận với các cá tính
như tính vượt trội, tính cạnh tranh, độc đáo –ấn tượng, tin cậy, hài hước, hóm hỉnh, năng
động, cầu kỳ hay trẻ trung, hoặc trí tuệ.
(4) Thương hiệu – như một biểu tượng:
Một biểu tượng ấn tượng và sâu sắc có thể làm cho nó dễ dàng được gợi nhớ và
chấp nhận.
Bất kỳ cái gì đại diện cho một thương hiệu đều có thể là một biểu tượng, thậm chí
có thể bao gồm các chương trình.
2.3.3. Mối quan hệ giữa đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh là kết quả của sự tưởng tượng và hình dung của một nhóm công chúng
nào đó về một sản phẩm, một thương hiệu, một công ty hay một quốc gia... Hình ảnh
thương hiệu cho ta biết cách thức công chúng giải mã các dấu hiệu của thương hiệu thông
qua các sản phẩm, dịch vụ và các chương trình truyền thông, quảng cáo của nó.

NHÓM 7 11

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Tập hợp của các yếu tố phong cách tạo ra một hình ảnh thương hiệu trong nhận
thức của công chúng.
Mối quan hệ giữa đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu:
Người gửi Truyền thông Người nhận

Đặc tính Các dấu hiệu Hình ảnh


thương hiệu truyền tải thương hiệu

Tác động
Sự cạnh
bên ngoài
tranh

2.4. Các mô hình nghiên cứu liên quan

2.4.1. Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng Keller

Các cấp độ trong mô hình Keller’s Brand Equility Model – CBBE Model
Level 1: Brand identity – Nhận diện thương hiệu
Level 2: Brand meaning – Ý nghĩa thương hiệu

NHÓM 7 12

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Ý nghĩa thương hiệu chia làm 2 nhóm:
Brand performance: Những gì mà thương hiệu thể hiện
Brand imagery: Những gì mà khách hàng cảm nhận về thương hiệu( hình ảnh,)
Level 3: Brand response – Phản ứng thương hiệu
Brand Judgments: Những gì mà thương hiệu phán đoán
Brand Feelings: Cảm xúc thương hiệu
Level 4: Resonance – Cộng hưởng
2.4.2. Mô hình 4P
a. PRODUCT – Sản phẩm:
Đối với yếu tố Product trong mô hình hỗn hợp 4P này cần quan tâm đến những
yếu tố sau của sản phẩm: Tính năng nổi bật, Chất lượng sản phẩm, Mẫu mã, Đóng gói
đảm bảo, Nhãn hiệu sản phẩm, Hỗ trợ và phục vụ khách hàng, Bảo hành sản phẩm.
Chu kì sống của sản phẩm:
Giai đoạn ban đầu
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn trưởng thành
b. PRICE – Giá:
Giá cả sản phẩm tốt cần phải quan tâm những yếu tố sau: Báo giá, Giảm giá sản
phẩm, Tài trợ mua hàng, Thuê mua và Trợ cấp.
c. PLACE – Địa điểm phân phối:
Những yếu tố cần phải quan tâm đó là: Địa điểm bán hàng, Hậu cần bán hàng,
Kênh phân phối sản phẩm, Thị phần chủ yếu, Mức độ phục vụ khách hàng, Internet.
d. PROMOTION – Quảng bá:
Truyền miệng, podcast, đài phát thanh, mạng xã hội, email, thông cáo báo chí,
quan hệ công chúng, báo in, quảng cáo truyền hình.
2.4.3. Mô hình phân tích SWOT:

NHÓM 7 13

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

Điểm mạnh mô tả những đặc điểm nổi trội của một cá nhân, tổ chức khiến họ trở
nên đặc biệt hoặc có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp,
những điểm mạnh này đến từ nguồn lực bên trong như thương hiệu mạnh, cơ sở khách
hàng trung thành, bảng cân đối kế toán mạnh, công nghệ độc đáo,...
Điểm yếu là những điều có thể ngăn một tổ chức hoạt động ở mức tối ưu. Bạn cần
nhận ra nó để có những giải pháp cải thiện kịp thời. Đối với doanh nghiệp những điểm
yếu có thể tồn tại là thương hiệu yếu, doanh thu thấp hơn mức trung bình, mức nợ cao,
chuỗi cung ứng không đầy đủ hoặc thiếu vốn,...
Cơ hội là đề cập đến các yếu tố bên ngoài có thể mang lại sự thuận lợi hoặc một
lợi thế cạnh tranh cho cá nhân, tổ chức. Điều này có thể đến từ sự nở rộ của thị trường, xu
hướng công nghệ phát triển, đối thủ đang gặp vấn đề,... Ví dụ, nếu một quốc gia cắt giảm
thuế quan, một nhà sản xuất ô tô có thể xuất khẩu ô tô của mình vào một thị trường mới,
tăng doanh số và thị phần.
Thách thức là các yếu tố bên ngoài có thể gây hại cho sự phát triển của bản thân,
tổ chức hay doanh nghiệp. Một số yếu tố có thể kể đến là đối thủ cạnh tranh, thiên tai,
dịch bệnh, chính sách của Chính phủ, biến động thị trường,... Bạn không thể kiểm soát
các nguy cơ nhưng có thể lường trước và đưa ra các phương án dự phòng.

NHÓM 7 14

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VỀ


THƯƠNG HIỆU CONCUNG

3.1. Khái quát chung về thương hiệu Concung

3.1.1. Giới thiệu chung về Concung


Công ty Cổ phần Concung là Công ty tiên phong tại Việt Nam chuyên về ngành
hàng dành riêng cho trẻ em. Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:
+ Phát triển các hệ thống chuỗi bán lẻ cho mẹ bầu & em bé: Concung, Toycity, CF
(CON CUNG FASHION)
+ Nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm an toàn, chất lượng, giá thành hợp lý
dành riêng cho trẻ em.
Concung.com là chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu dành cho Mẹ bầu và Em bé được
thành lập năm 2011 tại Tp. HCM. Concung.com đã, đang và sẽ không ngừng cải thiện cả
về chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ chăm sóc khách hàng với tầm nhìn “MANG ĐẾN
NHỮNG SẢN PHẨM TỐT NHẤT CHO TRẺ EM TẠI VIỆT NAM”.
Hiện nay, Concung.com có hơn 115 siêu thị trải dài trên tất cả các quận tại Tp.Hồ
Chí Minh và các tỉnh thành lớn trên toàn quốc như: Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, An
Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đăk Lăk, Đồng Nai,
Khánh Hoà, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh
Long... 200 điểm bán lẻ năm 2017 và tốc độ phát triển 70 - 100%/ năm, Concung đặt kế
hoạch phát triển 500 điểm bán lẻ sản phẩm mẹ và bé trên toán quốc.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Một báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2015 của hãng Nielsen, Việt Nam là quốc
gia có tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi cao nhất khu vực Đông Nam Á (12%) và gấp hơn hai
lần mức trung bình toàn cầu là 5%. Hơn 19% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi so với mức
9% toàn cầu. Chính vì vậy Việt Nam cũng được xem là thị trường tiêu thụ tiềm năng với
các mặt hàng mẹ và bé, dung lượng thị trường được nhận định khoảng 7 tỷ USD.
Với việc nắm bắt thị trường nhanh và được hỗ trợ rót vốn bởi các quỹ đầu tư lớn,
hệ thống bán lẻ Concung đang dẫn đầu thị trường về quy mô dù chỉ mới thành lập được 7
năm.

NHÓM 7 15

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


→ Được sự hậu thuẫn tài chính từ các quỹ đầu tư lớn, hệ thống siêu thị
Concung đã phát triển thần tốc, vươn lên dẫn đầu về quy mô trên thị trường hàng
tiêu dùng mẹ và bé.
Hệ thống siêu thị bán lẻ Concung (Concung.com) ra đời năm 2011 và đến cuối
năm 2016 đã cán mốc 100 siêu thị ở TP.HCM và khoảng 20 tỉnh, thành phố.
Năm 2017 doanh thu của Concung đã tăng lên 921 tỷ đồng
Trong thời gian ngắn, hệ thống này đã vượt số cửa hàng của Bibo Mart (thành lập
năm 2017 và có 101 cửa hàng) và vượt trội so với số cửa hàng của Kids Plaza (72 cửa
hàng)
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Concung qua các cột mốc:
+ 12/2016: đạt mốc 100 siêu thị trên hơn 30 tỉnh thành cả nước.
+ 9/2017: Concung tưng bừng đón chào sự kiện Mừng 200 siêu thị và những con
số ấn tượng:
+ 100%: mức tăng trưởng doanh số so với cùng kỳ 2016
+ 230: con số cửa hàng Concung, bao gồm 200 siêu thị Concung và 30 siêu thị
Toycity trải rộng trên 40 tỉnh thành cả nước.
+ 400: là tổng số siêu thị Concung, Toycity & CF (Concung Fashion) tính đến hết
năm 2018
+ 1.000: là tổng số siêu thị Concung, Toycity & CF (Concung Fashion) dự kiến
đạt được tính đến cuối năm 2021
+ Trong năm 2021, doanh thu công ty của Concung khoảng 300 triệu USD, trong
năm 2022, dự đoán sẽ khoảng 500 triệu USD.
3.1.4. Phân tích phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường của Concung gồm các khách hàng cùng nhu cầu mà một
doanh nghiệp có thể đáp ứng. Bằng cách xác định đúng phân khúc thị trường, Concung
sẽ chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Theo đó, các chiến lược
marketing cũng đạt được mục tiêu kỳ vọng.
Về Concung, xác định cung cấp các sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm của thương hiệu Concung luôn hướng đến mẹ và bé.
Có thể nhận thấy, Concung có phân khúc thị trường là:

NHÓM 7 16

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


+ Cá nhân: gồm người tiêu dùng có nhu cầu mua sản phẩm. Phân khúc này khá đa
dạng, với chất lượng tốt, sản phẩm an toàn, giá thành hợp lý và đa dạng mẫu mã.
Phương pháp phân chia phân khúc thị trường của Concung:
+ Theo nhân khẩu học: Concung lựa chọn phân khúc theo độ tuổi: phụ nữ, trẻ em
và một số ít là người già.
+ Theo hành vi khách hàng: Phương pháp dựa trên sức khoẻ của mẹ bầu, trẻ em
suy dinh dưỡng, trẻ em bình thường,…
+ Theo địa lý: Phân khúc thị trường được chia dựa trên mật độ dân số cùng mức
độ tiêu thụ các sản phẩm. Có thể chia thành hai phân khúc chính là nông thôn và thành
thị.
Như đã đề cập trong nội dung phần trên, phân khúc thị trường của Concung được
chia theo 3 loại nhân khẩu học, hành vi và địa lý. Sau đây là bảng tóm tắt cách phân chia
chi tiết của nhãn hàng.

PHÂN KHÚC NHÂN KHẨU HỌC HÀNH VI ĐỊA LÝ


TRẺ EM + Tất cả giới tính Nhu cầu sử dụng: hàng Việt Nam
+ Độ tuổi từ 0-14 tuổi tuần
Tình trạng người sử
dụng: khách hàng tiềm
năng sử dụng hàng tuần
NGƯỜI LỚN + Giới tình: Nữ (Phụ nữ Nhu cầu sử dụng: hàng Việt Nam
mang thai) tuần
+ Độ tuổi từ 20-34 tuổi Tốt cho sức khoẻ mẹ và
+ Tình trạng hôn nhân: thai nhi
Đã kết hôn hoặc mẹ đơn
thân
NGƯỜI GIÀ + Tất cả giới tính Nhu cầu sử dụng: hàng Việt Nam
+ Độ tuổi: 65-70 tuổi tuần
+ Tầng lớp: thương lưu Lợi ích: có lợi cho sức
và trung lưu khoẻ
+ Nghề nghiệp: nghỉ hưu

NHÓM 7 17

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

3.1.5. Thị trường và khách hàng mục tiêu


3.1.5.1. Kết hợp nghiên cứu và phân khúc để chọn thị trường mục tiêu
Quá trình thu thập thông tin có thể giúp doanh nghiệp biết được các yếu tố chưa
được tối ưu, để đưa ra các hành động thích hợp để cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Hai phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến hiện nay:
+ Nghiên cứu thị trường thứ cấp
+ Nghiên cứu thị trường sơ cấp
3.1.5.2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Chiến lược tiếp thị của Concung đã thành công giành được phân khúc khách hàng
trẻ em từ 0-14 tuổi, phụ nữa mang thai từ 20-34 tuổi và người già từ 65-70 tuổi. Nhãn
hàng muốn phát triển thể chất cho người tiêu dùng.
Đây là lý do thúc đẩy Concung 100% organic tập trung vào đối tượng khách hàng
vì mỗi năm có khoảng 1,5 triệu phụ nữ mang thai và trẻ em được sinh ra. Nhu cầu chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ em là bất biến, đó cũng là cơ hội cho chúng tôi chinh phục khách
hàng.
3.1.6. Các chiến lược thương hiệu của Concung
3.1.6.1. Chiến lược định vị dựa vào đặc điểm và thuộc tính
Concung được biết đến với tone màu hồng là yếu tố chủ đạo tượng trưng cho sự
trong sáng hồn nhiên, là màu sắc được phái nữ và trẻ em rất yêu thích. Với sắc hồng cực
kỳ nổi bật này đã thấm đậm sâu trong không ít khách hàng cả trong nước lẫn ngoài nước.
Đánh vào cảm xúc của khách hàng để đưa Concung đến gần với khách hàng hơn.
Concung phải hết sức lưu ý ở chiến lược này khi lựa chọn phong cách thiết kế các cửa
hàng, các bao bì của sản phẩm và truyền thông đơn giản, bình dị nhưng thân quen đi sâu
vào tâm trí khách hàng. Điều này khiến khách hàng cảm thấy gần gũi, có thiện cảm và
mong muốn trải nghiệm sản phẩm của Concung hơn.
Chiến lược dựa vào chất lượng đây là một chiến lược lâu dài và bền bỉ. Điều mà
Concung đã có trước là sự uy tín được hình thành qua nhiều năm trên lĩnh vực chăm sóc
cho Mẹ bầu và em bé.Nhưng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì Concung cần
quan tâm chính là giữ vững những sản phẩm mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm
đa dạng hóa hơn công dụng của sản phẩm.Chiến lược này tuy mức độ thành công khá lâu

NHÓM 7 18

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


vì để khách hàng kiểm chứng và bị chinh phục bởi chất lượng sản phẩm mới.Nhưng khi
đã định vị thành công thì thương hiệu Concung sẽ càng phát triển hơn thời điểm hiện tại
và định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng.
VD: Tả Bobby siêu thấm khô thoáng,cho bé thoải mái vận động,đệm lưng thấm
mồ hôi giúp thông thoáng hơn gấp 3 lần
3.1.6.2. Chiến lược định vị dựa vào lợi ích sản phẩm
Khi đến Concung đều mà khách hàng sẽ nhận được đó là sự an toàn tuyệt đối về
chất lượng sản phẩm cho mẹ và bé, là một người bạn đồng hành cho sự phát triển bền
vững của trẻ nhỏ và đặt biệt hơn hết là mang đến cho khách hàng các bật phụ huynh sự
an tâm khi tin dùng sản phẩm đều này được thể hiện rõ ở chất lượng sản phẩm mà
Concung đã đem lại.
VD: Concung quảng bá các của các sản phẩm sữa Dielac Grow Plus: “ Ngoài việc
bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ em ngoài ra còn giúp trẻ nhỏ nâng cao đề kháng, nhân
đôi chiều cao chỉ sau ba tháng”. Qua đó , giúp các bé cao lớn khỏe mạnh, tự tin hơn
3.1.6.3. Chiến lược định vị dựa vào cạnh tranh
Các sản phẩm cho mẹ và bé thực chất chưa phát triển mạnh ở các vùng nông thôn
nên khi đầu tư đều được khách hàng đón nhận. Điều này cho chúng ta thấy rằng Concung
cần mở rộng quy mô ở các vùng nông thôn một cách nhanh chống chỉ nhằm mục đích
mang đến cho khách hàng được sự tiện lợi khi tin dùng sản phẩm của Concung và đem
đến cho khách hàng được những lợi ích mà sản phẩm mang lại. Song song với đó
Concung cũng nên mở rộng các loại hình dịch vụ và giải trí giúp cho khách hàng có một
sự trải nghiệm trọn vẹn khi đến với Concung.
VD: Với mô hình all-in-one Super Center, điều mà Concung hướng đến không chỉ
là sự đa dạng hàng hóa, mà còn cả những trải nghiệm trọn vẹn dành cho gia đình Việt với
các dịch vụ từ tư vấn dinh dưỡng chăm sóc bé đến nhu cầu giải trí cho tất cả thành viên.
Đây là điểm khác biệt rõ nét mà Concung hướng tới, so với các mô hình khác cho mẹ và
bé trên thị trường.
3.1.6.4. Chiến lược định vị dựa vào khách hàng mục tiêu
Concung có nhiều loại sữa, bỉm, quần áo, phụ kiện cho mẹ bầu,… phù hợp với
nhiều lứa tuổi (trẻ em, phụ nữ mang thai, người già) . Mỗi sản phẩm đều phục vụ tốt thị
trường mục tiêu nhất định.

NHÓM 7 19

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


3.1.6.5. Chiến lược định vị dựa vào giải quyết vấn đề
Trong 2 năm dịch bệnh hoành hành, hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi rõ
rệt, đặc biệt là xu hướng mua hàng đa kênh. Nắm bắt nhu cầu ấy từ sớm, Concung đã
tăng nguồn cung, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, đáp ứng nhu cầu mua sắm an toàn khi
giãn cách xã hội ngay từ những tháng ngày đầu đại dịch.
3.1.6.6. Chiến lược định vị dựa vào hành vi khách hàng
Concung ra mắt Coffee & Playground vừa Mua sắm - Không gian cà phê - Khu
vui chơi cho con trẻ. Với bố mẹ trẻ, nhu cầu của họ không chỉ đơn thuần là một nơi mua
sắm hay một khu vui chơi cho con, khu đọc sách là nơi cho các bé nhập vai hóa thân vào
các công việc quen thuộc trong môi trường sống như đầu bếp nhí, kỹ sư, bác sĩ … giúp
bé phát triển trí tưởng tượng, tăng kỹ năng xã hội. Sự kết hợp về tiện ích như trên thì bố
mẹ vừa có thể uống cafe, vừa có thể quan sát con vui chơi thật thoải mái.
3.1.6.7. Chiến lược định vị dựa vào hình ảnh công ty
Có rất nhiều nhãn hiệu của Concung sử dụng chiến lược thương hiệu chuẩn, có ghi
thêm công ty mẹ trên bao bì và đưa thêm vào tên nhãn hiệu của sản phẩm đó. Chiến lược
này dựa vào uy tín, niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu Concung sẽ giúp các
nhãn hiệu con dễ dàng lấy được niềm tin của người tiêu dùng.
3.1.7 Phân tích SWOT
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
• Tiềm lực tài chính hùng mạnh • Sản phẩm dễ dàng bị thay thế
• Tình hình nghiên cứu và phát triển công • Tập trung chủ yếu ở TPHCM
nghệ của Concung được chú trọng và • Tương tác mạng xã hội kém hiệu quả
đầu tư thỏa đáng • Tập trung bán offline đa phần
• Thương hiệu mạnh mẽ, đã tạo dựng
được uy tín và tiếng tăm nhất định
• Hơn 700 cửa hàng phủ rộng khắp các
tỉnh thành
• Hàng hóa đa dạng với hơn 10.000 loại
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu từ trung đến
cao cấp
• Có được sự tin tưởng của người tiêu
NHÓM 7 20

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


dùng
CƠ HỘI THÁCH THỨC
• Có nhiều khách hàng trẻ ( Cơ cấu đan số • Sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ
trẻ) khác: Các đối thủ lớn như TGDĐ,
• Xu hướng các sản phẩm lành mạnh và Bibomart cạnh tranh mạnh
bền vững • Sản phẩm vẫn giữ được mức giá phù
• Người Việt có mức sống cao hơn so với hợp nhưng phải có chất lượng tốt, đáp
trước đây ứng được nhu cầu sử dụng của khách
• Xu hướng mua hàng online đa kênh hàng
ngày càng tăng • Thị trường cạnh canh khốc liệt: Các
• Sự bành trướng thương hiệu sàn thương mại điện tử như Tiki,
Lazada, Shopee cũng tham gia vào thị
trường
• Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

3.2. Những yếu tố cấu thành nên thương hiệu Concung

3.2.1. Nhận diện thương hiệu


Màu sắc trong hệ thống nhận diện của Concung là hai màu hồng và trắng. Màu
hồng biểu trưng cho tình yêu, màu trắng lại thuần khiết tinh khôi. Hai màu này kết hợp
thể hiện tình yêu thương của cha mẹ dành do em bé. Với sắc hồng cực kì nỗi bật này đã
giúp làm tăng nhận diện thương hiệu khi mà chỉ cần nhìn ở đằng xa, khách hàng cũng dễ
nhận biết đó là siêu thị Concung.
Các siêu thị Concung đều có diện tích mặt bằng khá lớn, số lượng mặt hàng vô
cùng phong phú từ sữa, bỉm tả đến quần áo, đồ dùng hằng ngày,..
Ngoài ra để tăng thêm phần sinh động cho siêu thị, Concung sử dụng các hệ thống
tranh ảnh, tranh ảnh, khung mô phỏng nhiều nhân vật hoạt hình vui nhộn. Chắc chắn các
bé sẽ thích khi đến cửa hàng, các bậc phụ huynh sẽ hứng khởi và quay lại cửa hàng nhiều
hơn.
3.2.2. Phương châm
“Trust & Love”- Tin cậy và yêu thương

NHÓM 7 21

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


3.2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: phát triển chuỗi hệ thống bán lẻ mẹ bầu và trẻ sơ sinh, đồng thời nghiên
cứu và cho ra đời những sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ em
Sứ mệnh : “Mang đến những sản phẩm tốt nhất cho trẻ em Việt Nam" làm kim chỉ
nam cho mọi hoạt động kinh doanh.

3.3. Phân tích 4P của thương hiệu Concung

3.3.1. Sản phẩm (Product)


Concung luôn thực hiện đứng cam kết đưa sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến
tay người tiêu dùng và kiểm soát chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Với mực tiêu trở thành “cửa hàng một điểm đến” Concung không ngừng đa dạng
hóa danh mục sản phẩm,cải tiến và phát triển những dòng sản phẩm truyền thống để
mang đến những trả nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng với việc phát triển hệ
thống bán lẻ cho mẹ bầu và em bé gồm Concung, Toycity và CF (Con Cung Fashion).
Concung cũng hợp tác với nhiều nhà máy hàng đầu tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan và EU để nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mang thương hiệu CC Food, CC
Good. Danh mục sản phẩm của Concung gồm các nhóm sản phẩm: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,
sữa và thực phẩm, tả và vệ sinh, mẹ bầu và sau sinh, thời trang cho bé, đồ chơi.

Hình 1: Siêu thị Concung với các nhóm sản phẩm đa dạng
Thấu hiểu suy nghĩ, tâm tư của ba mẹ Việt, trước tiên, Concung tập trung và đẩy
mạnh để cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất và phù hợp nhất cho
mọi thể trạng, nhu cầu của các bé. Từ sản phẩm dinh dưỡng cho bé sinh non, bé nhẹ cân,
bé cần hỗ trợ về đường tiêu hóa, hay bé có vấn đề về dị ứng đạm sữa bò đều được
Concung tìm kiếm, tuyển chọn khắt khe.
NHÓM 7 22

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Ngoài các tâm tư về thể chất, dinh dưỡng cho con trẻ, Concung hiểu và đánh giá
cao nhu cầu về việc nuôi dưỡng những trải nghiệm, cảm xúc, tâm hồn cho con trẻ của các
gia đình. Do đó, chuỗi mẹ và bé ra ra đời mô hình Super Center và ứng dụng Moon &
Sheep cũng như các hoạt động kiến tạo nhằm mang đến những trải nghiệm vô giá cho
tuổi thơ của trẻ nhỏ.

Hình 2: Concung Super Center đầu tiên

Với mô hình all-in-one Super Center, điều mà Concung hướng đến không chỉ là sự
đa dạng hàng hóa, mà còn cả những trải nghiệm trọn vẹn dành cho gia đình Việt với các
dịch vụ từ tư vấn dinh dưỡng chăm sóc bé đến nhu cầu giải trí cho tất cả thành viên. Đây
là điểm khác biệt rõ nét mà Concung hướng tới, so với các mô hình khác cho mẹ và bé
trên thị trường.
Đặc biệt, Concung chú trọng đồng hành cùng ba mẹ để bé có giấc ngủ ngon thông
qua bộ sưu tập Âm thanh trắng, nhạc Thai giáo, Kể chuyện, Hát ru trên ứng dụng Moon
& Sheep.
Đặc biệt,chương trình dùng thử 15 ngày: Nôi - Võng - Ghế ăn nhằm tăng cường
kinh nghiệm cho người tiêu dùng để khách hàng biết đến nhiều hơn về uy tín sản phẩm,
thương hiệu Con Cưng, đặc biệt là khách hàng mới.
3.3.2. Giá (Price)
Con Cưng hoạt động theo hệ thống siêu thị, tại đây có hầu hết các món đồ, sản
phẩm phục vụ cho mẹ và bé với mẫu mã đa dạng, mức giá hợp lý và khá cạnh tranh được
niêm yết một cách rõ ràng, rất tiện lợi để gia đình có thể đến đây để mua sắm và thư giãn.

NHÓM 7 23

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Hiện nay, tâm lý tiêu dùng của phụ huynh đã thay đổi, họ sẵn sàng bỏ thêm tiền để
sở hữu sản phẩm chất lượng thay vì lựa chọn sản phẩm không thương hiệu. Với tầng lớp
trung lưu đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam, nhu cầu của các bậc cha mẹ đối với
những sản phẩm dành cho con sẽ ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng. Bên cạnh
đó, chi tiêu cho bé luôn được ưu tiên, cha mẹ đầu tư cho con cái ngày một nhiều hơn, họ
sẽ không tiếc tiền mua sắm cho mẹ trẻ con. Cụ thể, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu tới
10 triệu đồng khi mua sắm hàng tiêu dùng cho mẹ và bé. Vấn đề quan tâm hàng đầu của
người tiêu dùng là chất lượng sản phẩm, có nguồn gốc rõ ràng và an toàn đảm bảo nhu
cầu về sức khỏe và phát triển tốt nhất cho con.
- Chiến lược giá cho dòng sản phẩm: Định giá khác nhau cho các mặt hàng
trong cùng một dòng sản phẩm thể hiện mức giá trị và chất lượng khác nhau trong tâm trí
khách hàng.
- Chiến lược định giá cao - thấp: giảm giá, thanh lý vào những đợt cuối mùa.
- Chiến lược giá thâm nhập thị trường: khuyến mại giảm giá một số sản phẩm
vào các dịp lễ , Tết, ngày đặc biệt trong tháng/năm. Bao gồm ưu đãi giảm giá, phiếu
thưởng hoặc phiếu mua hàng hoặc phiếu mua hàng và mua một phiếu mua hàng miễn phí
để quảng bá các sản phẩm mới và thậm chí hiện có
- Giảm giá theo nhóm khách hàng: ưu đãi riêng cho nhóm khách hàng thân thiết
và khách hàng mới có lập tài khoản mua hàng
- Giảm giá dựa trên giá trị đơn hàng: với những đơn hàng có giá trị lớn, càng
nhiều ưu đãi càng lớn, chạy ưu đãi theo từng nhóm sản phẩm.
- Chiến lược giá theo combo, sản phẩm đi kèm
- Chiến thuật giá tâm lý : Tạo cảm giác “ảo” về giá làm cho khách hàng thấy
“giá có vẻ mềm hơn” so với thực tế bằng cách điều chỉnh các con số, từ đó làm tăng nhu
cầu mua.
3.3.3. Phân phối (Place)
Concung luôn thực hiện đứng cam kết đưa sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến
tay người tiêu dùng và kiểm soát chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Concung hợp tác với nhiều đối tác cung cấp hàng hóa chính hãng chất lượng đưa
sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Sử dụng kênh phân phối trực tiếp giúp

NHÓM 7 24

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Concung kiểm soát chặt chẽ được quá trình phân phối sản phẩm ra thị trường, thời gian
lưu chuyển nhanh, có thể phản ứng nhanh chóng trước những diễn biến của thị trường
nhờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có toàn quyền quyết định cách thức xây dựng hình
ảnh và trải nghiệm người dùng trong tất cả các điểm bán.
Sau 5 năm thành lập, Concung đạt mốc 100 siêu thị/32 tỉnh thành trên cả nước.
Cuối năm 2021, Concung đánh dấu 600 cửa hàng với 5 triệu khách hàng trên 46 tỉnh
thành phố tại Việt Nam

Hình 3: Concung phát triển phủ sóng khắp toàn quốc


Trong 2 năm dịch bệnh hoành hành, hành vi của người tiêu dùng đã có vô số
những thay đổi rõ rệt, đặc biệt là xu hướng mua hàng đa kênh. Nắm bắt nhu cầu ấy từ
sớm, Concung đã tăng nguồn cung, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, đáp ứng nhu cầu mua
sắm an toàn khi giãn cách xã hội ngay từ những tháng ngày đầu đại dịch năm 2020.
Chiến lược thức thời này đã giúp doanh thu online toàn chuỗi đạt gần 200 tỷ đồng/tháng
trong giai đoạn giãn cách.
+ Website Concung.com : Chỉ cần truy cập vào website chính thứch khách hàng
đặt hàng chỉ sau vài cái click chuột và có thể chọn thời gian giao hàng thuận tiện cho
người mua. Gian hàng đã tích hợp giỏ hàng, hành trình mua hàng dễ hiểu và dễ thao tác.
+ Fanpage: Ngoài website chính thức, khách hàng có thể tìm hiểu thông tin của
doanhnghiệp cũng như giới thiệu sản phẩm qua kênh fanpage chính thức concung.com.
+ Shoppe: Con Cưng còn mở rộng kênh bán hàng trên Shoppe - một kênh mua
sắm phổ biến với người dùng.

NHÓM 7 25

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


3.3.4. Chiêu thị (Promotion)
Mục tiêu truyền thông: Phủ sóng thương hiệu Concung đến khách hàng trên toàn
quốc và quốc tế.
*Social Media:
- Truyền thông quảng cáo về các chương trình khuyến mãi trên nền tảng mạng xã hội,
facebook
Ví dụ: tung ra các mã giảm giá 10%, 20%, 30% hoặc 50% cho một số mặt hàng hay
chương trình tích lũy tiền tiết kiệm tại siêu thị concung.com 1% trên tổng hóa đơn để
kích thích sức mua của người tiêu dùng.
- Chia sẻ các bài viết về chăm sóc bé, cách lựa chọn đồ chơi, quần áo, tã bỉm cho bé
- Tạo các chương trình, minigame cho ba mẹ và bé
* SEO:
Tối ưu SEO cho website:
- Xây dựng content: Content chất lượng, hữu ích, cô đọng, súc tích, tránh lan man và
hướng đến các bài viết, chương trình khuyến mãi
- Đẩy mạnh và tối ưu từ khóa cho website Concung.com
- Liên kết mạng xã hội để quảng cáo website: Thông qua Facebook dẫn link các bàiviết
để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
- Sử dụng thẻ meta description- thẻ mô tả tóm tắt nội dung để tăng độ hiển thị
* Quan hệ công chúng:
Chuỗi mẹ và bé đồng hành với chương trình hỗ trợ các bệnh viện sản nhi, cùng
quỹ Hope hỗ trợ các em bé bị bệnh hiểm nghèo, hay dự án “Vì một Việt Nam xanh -
Chung tay trồng 1 tỷ cây xanh” của Bộ Tài Nguyên và Môi trường,...
Đặc biệt, Concung góp sức hiện thực hóa những ước mơ con trẻ thông qua các
chương trình ý nghĩa như “Tháp tùng tuyển thủ tại SEA Games 31”. Nhiều em nhỏ đã có
lần đầu tiên được mang trên mình trọng trách trao quả bóng chính thức trong trận đấu cho
tổ trọng tài, để từ đó hun đúc giấc mơ theo đuổi môn thể thao vua.

NHÓM 7 26

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

Hình 4: Concung tháp tùng tuyển thủ SEA Game 31


CẢM ƠN MẸ - BA CHẲNG NGẠI CHI đây là chiến dịch do Concung và Zing
đồng tổ chức, đưa ra những thử thách, cơ hội để ba và con có thể gửi lời cảm ơn mẹ.

NHÓM 7 27

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP

4.1. Giải pháp mở rộng sức ảnh hưởng

Biến thương hiệu Concung ngày càng gần gũi với khách hàng nhiều nhất có thể
đưa Concung là sự lựa chọn hàng đầu trong việc mua các mặt hàng liên quan đến mẹ và
bé với chất lượng và uy tín đi song song.Từ đó khách hàng dần có thiện cảm yêu quý
Concung dẫn đến sự ảnh hưởng tiềm ẩn mà Concung mang đến cho khách hàng một cách
tự nhiên.
Thương hiệu Concung nên có những chương trình marketing với mục đích tri ân
những khách hàng lâu năm ,cũng như thu hút khách hàng tiềm năng chưa biết đến thương
hiệu. Bởi khách hàng thường bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp có các chính sách có
qua có lại. Khi khách hàng trung thành với 1 thương hiệu quá lâu thì họ cần đến quyền
lợi khi mua hàng để tiếp tục hành vi mua hàng.
Hiện nay có gần hàng triệu em bé được sinh ra mỗi năm, cùng khả năng chi tiêu
tăng lên và tâm lý dành cho con các sản phẩm tốt nhất của cha mẹ Việt đang là động lực
tăng trưởng cho mảng bán lẻ này.Nhưng vẫn còn đâu đó những trẻ em ngoài kia đang gặp
khó khăn hoặc không ai nuôi dưỡng. Thương hiệu con Cưng nên thực hiện nhiều những
công tác xã hội đóng góp nhiều hơn về mặt thiện nguyện để giúp đỡ cho những phần đời
khốn khổ ngoài xã hội.Đi cùng song song đó thương hiệu Concung ngày càng được nhiều
người biết đến hơn,người ta dễ bị thuyết phục và ảnh hưởng bởi các hoạt động thiện
nguyện.
Concung nên theo kịp xu hướng xã hội, tìm kiếm một người có tầm ảnh hưởng
hay có sức lan tỏa để lấn sang làm thương hiệu đại diện cho các người nổi tiếng. Từ đó
người ta sẽ biết đến Concung qua các hoạt động của người nổi tiếng, từ đó cho thấy rằng
Concung có thể phát triển nhiều mãng hơn chứ không chỉ là mãi ở lĩnh vực mẹ bầu và em
bé.

4.2. Giải pháp bán hàng, tiếp thị thị trường

Giải pháp bán hàng


Mọi nhân viên trong công ty, không phân biệt chức vụ đều phải đi bán hàng. Mục
đích cuối cùng là để nhân viên nào làm việc cho Concung cũng thấu hiểu khách hàng,
NHÓM 7 28

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


biết cách chăm sóc và tư vấn cách chăm trẻ.Nhân viên bán hàng cần am hiểu và giải
quyết hết được các câu hỏi, các khó khăn mà khách hàng đang mắc phải.Nhân viên cần
hạn chế tư vấn quá nhiều tránh làm phiền khách hàng nhưng không hiểu quả vì thế có
một số giải pháp như sau:
• Nhân viên cần lắng nghe các phản hồi khách hàng và hỏi lại kỹ các khách
hàng nhưng thông tin liên quan để biết thêm mong muốn cũng như là giải
quyết được vấn đề mà khách hàng e ngại khi chọn mua sản phẩm bên
thương hiệu Concung
• Nên bán hàng kèm theo combo hoặc tặng quà kèm giá trị để năng cao sản
phẩm của thương hiệu Concung. Nhưng đừng hạ giá thấp quá điều đó khiên
người khác lầm tưởng rằng sản phẩm bên thương hiệu Concung không tốt.
Giải Pháp tiếp thị thị trường:
Với một thương hiệu đã khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trên thị
trường thì chắc hẳng rằng các giải pháp tiếp thị thị trường đang được chú tâm và hoạt
động rất tốt. Nhưng chu kì thành công nào của chương trình khuyến mãi hay tiếp thị thị
trường của có thời gian nhất định, đặc biệt là trong giai đoạn mà xã hội đang phát triển
vượt bậc qua từng ngày, thì điều đó càng thấy rõ hơn. Vì thế Concung cần thay đổi để
thích nghi với thị trường qua các cách như:
• Ngiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm của khách hàng qua hàng quý hàng
năm
• Sau khi nghiên cứu thì đề ra các giải pháp đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm
đang dạng của khách hàng.
• Tìm kiếm 1 thị trường đủ để tiếp cận rồi từ từ lan rộng ra khắp mọi nên
• Quan trọng là chất lượng sản phẩm hiện có phù hợp với thị trường đang
tiếp cận.
• Cuối cùng kiểm tra thêm một lần nữa xem thị trường đang tiếp cận có phù
hợp với con cưng hay không.

4.3. Gải pháp điểm nổi bật của thương hiệu

Cải thiện điểm nội bật thương hiệu hiện có bằng cách thay thế video ngắn qua các
nền tảng xã hội đang hot như Tiktok,YouTobe… bằng những video có chất lượng cao
NHÓM 7 29

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


cấp hơn qua các luồng phát TV để cho thấy Concung đã chăm sóc và chu đáo với khách
hàng ở từng khía cạnh trải nghiệm trong các cửa hàng, tương tự như Concung chăm sóc
và chu đáo với mẹ bầu và em bé.
Chiến lược thay vì tốt hơn hãy khác biệt.Sản phẩm và chất lượng của Concung tốt
hơn đối thủ là đều tuyệt vời.Tuy nhiên nếu sản phẩm vừa tốt vừa khác biệt thì sẽ là một
điều tuyệt vời hơn. Những thứ giống nhau, tương tự nhau hoặc hơn thua nhau không quá
nhiều sẽ thường vị hòa trộn và dễ bị đánh đồng. Trong khi đó, những thứ khác biệt lại
hoàn toàn có thể nổi bật lên một cách rõ ràng, không mờ mịt. Chính vì thế, Concung hãy
cố gắng biến thương hiệu của mình lên một tầm cao mới, có thể độc đáo thì nên độc đáo.
Chắc chắn những điều đó sẽ thu hút được người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu
Concung.

NHÓM 7 30

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

Để phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chăm sóc cho Mẹ bầu và em bé thì cần nhiều
yếu tố.Nhưng trong đó hai yếu tố cốt lõi nhất để quyết định sự thành công đó là chất
lượng sản phẩm và thương hiệu.Vì vậy để duy trì tốc độ phát triển thì Concung cần củng
cố và nâng cao thương hiệu của mình. Đội ngũ Marketing của Concung cần chú trọng
đến việc thay đổi tư duy quảng cáo cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội và ít nhất cần
duy trì nó ở mức độ thường xuyên.Nếu doanh nghiệp có một chiến lược marketing
tốt,công tác tiếp thị được tiến hành điều đặn,một đội ngũ marketin sáng tạo lành nghề thì
việc gặt hái thành công của Concung chỉ là chuyện sớm muộn.

NHÓM 7 31

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://nhanlucnganhluat.vn/nha-tuyen-dung/cong-ty-co-phan-con-cung.html
2. https://vneconomy.vn/cong-ty-sua-dinh-vi-thuong-hieu-nhu-the-nao.htm\
3. https://concung.com/con-cung-va-doi-tac/con-cung-nestle-bat-tay-chien-luoc-vi-
chat-luong-thuc-pham-cho-the-he-sau-bv662.html
4. https://vnexpress.net/chuoi-con-cung-nham-den-khach-hang-gen-z-4410227.html
5. https://talentbold.com/concung-corporation-9571-cpn
6. https://hpdecor.vn/con-cung.html
7. https://concung.com/gioi-thieu.html
8. https://concung.com/gioi-thieu.html
9. http://ConCung.com
10. TS Bùi Văn Quang (2015). Giáo trình Quản trị thương hiệu. Nhà xuất bản Lao
động- Xã hội.

NHÓM 7 32

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2023

BIÊN BẢN
V/v thống nhất đề tài và phân chia công việc
Môn học: Quản trị thương hiệu
Lớp: DHMK15A
Thời gian: 15h00 ngày 10 tháng 01 năm 2023, nhóm tổ chức họp qua Zoom
1. Thành phần tham dự
Chủ trì: Nguyễn Thị Mỹ Trúc
Thư ký: Trịnh Lương Phương Giang
Thành phần tham gia:
+ Chu Danh Định 20095701
+ Phạm Nguyễn Khánh Diệp 20094341
+ Lương Huy Hoàng 20101891
+ Nguyễn Trung Nhân 20104671
+ Đặng Thị Hồng Nhi 20121911
+ Bùi Hửu Trí 20111001
2. Nội dung cuộc họp
+ Xây dựng cấu trúc bài tiểu luận
+ Lên kế hoạch thực hiện bài tiểu luận
+ Phân công nhiệm vụ
3. Phân công công việc
TT HỌ VÀ TÊN MSSV PHỤ TRÁCH CHỮ KÝ
Phân chia nội dung
Nguyễn Thị Mỹ
1 20095701 Tổng hợp word
Trúc
Làm PowerPoint

NHÓM 7 33

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Chương 1
Chu Danh Định 20103291
2 Chương 2 (2.1)

Phạm Nguyễn
20094341 Chương 2: 2.2 -2.4
3 Khánh Diệp

Trịnh Lương Chương 3:


20105781
4 Phương Giang 3.1 – 3.1.5

Lương Huy Hoàng 20101891 Chương 3: 3.1.6


5

Nguyễn Trung
20104671 Chương 3: 3.1.7-3.2
6 Nhân

Đặng Thị Hồng Chương 3: 3.3


7 20121911
Nhi Lời mở đầu

Chương 4
8 Bùi Hửu Trí 20111001
Chương 5

4. Đánh giá chung


+ Các thành viên đều tham gia đóng góp ý kiến tích cực
+ Các thành viên nhất trí với nhiệm vụ được giao
Cuộc họp kết thúc vào lúc 17h00 cùng ngày, nội dung cuộc họp đã được các thành
viên tham dự cuộc họp thông qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2023
Nhóm trưởng kí tên

Nguyễn Thị Mỹ Trúc

NHÓM 7 34

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2023

BIÊN BẢN
V/v đánh giá kết quả thực hiện
Môn học: Quản trị thương hiệu
Lớp: DHMK15A
Thời gian: 08h00 ngày 20 tháng 02 năm 2023, nhóm tổ chức họp qua Zoom
1. Thành phần tham dự
Chủ trì: Nguyễn Thị Mỹ Trúc
Thư ký: Trịnh Lương Phương Giang
Thành phần tham gia:
+ Chu Danh Định 20095701
+ Phạm Nguyễn Khánh Diệp 20094341
+ Lương Huy Hoàng 20101891
+ Nguyễn Trung Nhân 20104671
+ Đặng Thị Hồng Nhi 20121911
+ Bùi Hửu Trí 20111001
2. Nội dung cuộc họp
Đánh giá thành viên
Mức
Mức Chất
độ
độ lượng Đánh
TT Họ và tên đóng Nhận xét
tham đóng giá
góp
gia góp

Nguyễn Thị Mỹ Trúc A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A


1

Chu Danh Định A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A


2

NHÓM 7 35

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|12436771

Xây dựng và phát triển thương hiệu CONCUNG


Phạm Nguyễn Khánh
A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A
3 Diệp
Trịnh Lương Phương
A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A
4 Giang

Lương Huy Hoàng A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A


5

Nguyễn Trung Nhân A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A


6

Đặng Thị Hồng Nhi A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A


7

Bùi Hửu Trí A A A Hoàn thành tốt nhiệm vụ A


8

Cuộc họp kết thúc vào lúc 10h00 cùng ngày, nội dung cuộc họp đã được các thành viên
tham dự cuộc họp thông qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2023
Nhóm trưởng kí tên

Nguyễn Thị Mỹ Trúc

NHÓM 7 36

Downloaded by Ph??ng Nguy?n Tr??ng L?i (phuongntl21411ca@st.uel.edu.vn)

You might also like