You are on page 1of 7

VĂN HỌC DÂN GIAN

Câu 1: Phân tích kết cấu nhóm truyền thuyết nhân vật lịch sử qua 1 tác phẩm tiêu
biểu.

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải
thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong đó truyền
thuyết đã thể hiện kết cấu nhóm truyền thuyết nhân vật lịch sử qua ba chặng.
Chặng thứ nhất là hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm nhân vật, chặng thứ 2 là hành
trang và chiến công của nhân vật và chặng thứ ba là nhân vật hóa và hiển linh âm
phủ. Trong đó truyền thuyết Thánh Gióng là một trong nhân vật lịch sử tiêu biểu
trong quá trình chống giặc ngoại xâm .
Truyền thuyết Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng về một vị anh
hùng chống giặc ngoại xâm xen lấn những chi tiết hoang đường kỳ ảo. Đầu tiên là
về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Thánh Gióng. Sự ra đời của nhân vật Thánh
Gióng vô cùng kỳ lạ thuộc mô típ về sự ra đời thần kỳ vô cùng quen thuộc của các
nhân vật chính. Đó là có một bà mẹ vô tình nhìn thấy một vết chân to liền tiến tới
ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được
một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi, đặt
đâu thì nằm đó khiến cho bà mẹ cảm thấy rất lạ và lo lắng. Những chi tiết đó cho
thấy Thánh Gióng không phải là một đứa trẻ bình thường và ẩn chứa một sức mạnh
vô cùng to lớn và phi thường. Và quả đúng như vậy, lúc bấy giờ giặc Ân sang xâm
lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài giúp nước nên sai sứ giả đi khắp nơi tìm
kiếm. Khi sứ giả đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời
sứ giả vào đây”. Từ một cậu bé vốn không biết nói biết cười nay đã lên tiếng xin đi
đánh giặc còn bảo xứ giải chuẩn bị cho mình một áo giáp sắt, ngựa săt và một
thanh kiếm bằng sắt.
Hành trình của nhân vật bắt đầu từ đây. Cậu bé Thánh Gióng lớn nhanh
như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa, cả làng đều
góp sức nuôi Gióng với mong muốn cậu bé có thể trở thành một người anh hùng
đánh giặc cứu nước. Nhờ sức mạnh đoàn kết cũng như tinh thần yêu nước của
nhân dân, Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc và nuôi nấng của nhân dân.Xuất
thân của nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện một chân lý muôn đời của người nông
dân luôn hiện hữu trong lòng nhân dân, được nhân dân nuôi nấng che chở và cuối
cùng hoàn thành xứ mệnh bảo vệ đất nước, bình yên và hạnh phúc. Khi sứ giả đem
ngựa sắt, áo giáp sắt, kiếm sắt tới thì cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ vô
cùng oai phong, lẫm liệt. Gióng leo lên lưng ngựa, ngựa phun ra lửa, chạy như bay
đến chô quân địch. Gióng đánh đến đâu quân lính tan tành đến đó. Khi kiếm sắt
gãy, thì Gióng nhổ tre bên đường quật tới tấp và bọn giặc khiến cho chúng phải bỏ
chạy tán loạn và rút về nước. Chi tiết này đã thể hiện chiến công của nhân vật
Thánh Gióng trong công cuộc đánh giặc cứu nước.
Sau khi đánh thắng giặc Ân, Gióng quay về làng Gióng từ biệt mẹ, từ
biệt gia đình, một mình một ngựa mà bay về trời. Chi tiết này đã cho thấy nhân dân
sử dụng từ “ hóa” thay vì là chết để làm cho câu chuyện bớt bi thương mà cho rằng
ngài về trời là để phụng mệnh. Đồng thời góp phần tô đậm vẻ đẹp thần thánh cũng
như niềm mong mỏi của nhân dân về sự giúp đỡ của một vị thần trong công cuộc
đánh giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
Qua tác phẩm Thánh Gióng đã thể hiện những chị tiết về người anh
hùng giúp dân cứu nước xen lấn các yêu tố hoang đường và kỳ ảo. Đồng thời qua
tác phẩm đã để lại những bài học vô cùng quý báu và sâu sắc trong công cuộc bảo
vể và xây dựng đất nước.
Câu 2. Phân tích kết cấu của tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ qua 1 tác phẩm
tiêu biểu .
Truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớp
bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tưởng ( bao gồm huyễn tưởng ) chiếm phần
quan trọng. Hơn thế nữa truyện cổ tích còn thể hiện những ước mơ về một cuộc
sống tốt đẹp của nhân dân lao động, sử dụng những yếu tố nghệ thuật kỳ ảo để thể
hiện cái nhìn hiện thực của nhân và đời sống. Đồng thời còn bộc lộ quan niệm về
đạo đức, công lý xã hội. Trong đó truyện cổ tích thần kỳ là truyện kể về những sự
việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội con người. Kết cấu của truyện cổ tích
bao gồm ba chặng: chặng thứ nhất là hoàn cảnh xuất thân và đặc điểm nhân vật,
chặng thứ hai là nhân vật trải qua thử thách, chặng thứ ba là nhân vật được hưởng
hạnh phúc.
Truyện cổ tích “ Tấm Cám” thuộc thể loại truyện cổ tích thần kỳ đã thể
hiện những hiện thực xã hội và số phận con người đồng thời truyện còn xen lẫn
những yếu tố hoang đường và kỳ ảo.
Đầu tiên là hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Tấm. Tấm là một cô gái mồ
côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và
bị đối xử bất công. Hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng
trong chuyện cổ tích. Nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu
thương chịu khó. Tấm là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Trong
một lần đi bắt tép , trong khi Tấm làm việc chăm chỉ thì Cám lại đi chơi không
chịu làm việc đến khi Tấm bắt được một giỏ đầy tôm tép thì Cám lại lừa Tấm lấy
hết chỗ tép mà Tấm đã vất vả kiếm được bỏ vào dỏ của mình rồi chạy về khoe mẹ,
còn trong giỏ của Tấm chỉ còn xót lại một con cá bống nhỏ. Tấm nghe lời khuyên
của
Bụt lấy cá bống đem về bỏ vào giếng để nuôi lớn. Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn liền
đem cơm ra giếng thì mẹ con Cám sinh nghi bèn lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa
để giết cá bống đem về làm thịt đến khi Tấm về không thấy cá bống đâu bèn bật
khóc. Bụt hiện lên bèn bảo Tấm đem cá bống đem xương cá bống bỏ vào từng lọ
đem chôn vào bố góc giường Khi Tấm nghe tin nhà vua mở hội thì Tấm cũng
muốn đi nhưng bị dì ghẻ ngăn lại bằng cách đổ thóc gạo lẫn lộn bắt Tấm phải nhặt
thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được phép đi trẩy hội. Tấm khóc Bụt hiện lên sai
một đàn chim sẻ giúp Tấm nhặt đồng thời còn giúp Tấm có váy áo đẹp để đi xem
hội. Khi Tấm thúc ngựa đi qua một cây cầu vô tình rơi chiếc hài xuống nước, nhà
vui thấy được nhặt chiếc hài lên và ra lệnh nếu ai đi vừa chiếc giày vua sẽ lấy làm
vợ. Trong khi tất cả phụ nữ có cả mẹ con Cám đều thử nhưng đều không vừa đến
khi Tấm xuất hiện đi thử và vừa như in được nhà vua lấy làm vợ và trở thành
hoàng hậu. Những chi tiết trên cho thấy Tấm là một người con gái có số phận bất
hạnh nhưng Tấm hiền lành, chăm chỉ, ngoan ngoãn và khao khát được vui chơi.
Đặc biệt chi tiết ông Bụt là chi tiết hoang đường kỳ ảo nhưng đó là biểu tượng của
sự hiền lành lương thiện, tượng trưng cho cái thiện.
Trong một lần về cúng cha, vì lòng ghen ghét khi thấy Tấm được sống
sung sướng, mẹ con Cám liền lập kế bảo Tấm trèo lên cây cau để hái cau để cúng
cha. Khi Tấm leo lên cây cau thì ở dưới mẹ con Cám dùng dao chặt cây cau khiến
cho Tấm bị ngã lộn cổ xuống ao mà chết. Mụ dì ghẻ liền được nước để Cám tiến
cung thay Tấm làm hoàng hậu còn Tấm sau khi chết hóa thành chim vàng anh bay
về cung gặp vua và được vua vô cùng yêu mến. Cám thấy vua thích chim vàng anh
liền về bảo với mẹ, Cám nghe lời mẹ giết chim vàng anh lúc vua không để ý rồi
vứt long chim ra vườn. Lông chim vàng anh hóa thành hai cây xoan đào và được
vua cho mắc võng vào hai cái cây để hóng mát. Biết tin Cám liền vè mách mẹ,
nghe lời mẹ thue thợ chặt hai cây xoan đào làm khung cửi để dệt áo. Khi mỗi lần
Cám dệt áo thì toàn nghe thấy lời từ trong khung cửi làm cho Cám sợ hãi. Sợ quá
Cám nghe lời mẹ đốt khung cửi rồi sai người mang tro đi đổ ở lề đường cách xa
hoàng cung. Từ đống tro ấy mọc ra thành cây thị mà kỳ lạ cây thị chỉ có duy nhất
đúng một quả. Bà lão hàng nước ngửi thấy mùi thơm từ quả thị bay ra liền tới
trước cây thị để xin và quả thị liền rơi vào bị của bà lão. Mỗi lần bà lão đi vắng thì
từ trong quả thị Tấm bước ra giúp bà lão làm hết việc trong nhà rồi đến khi bà lão
quay trở về thì lại biến về trong quả thị. Bà lão sinh nghi nhân lúc đi vắng đến nửa
đường thì lại quayh về nấp vào bụi cây thì thấy Tấm bước ra và làm hết công việc
nhà cho mình. Bất thình lình bà lão xông ra ôm choàng lấy Tấm và từ đấy Tấm và
bà lão ở với nhau như hai mẹ con. Những chi tiết trên cho thấy được nhân vật Tấm
phải trải qua bao thử thách từ biến thành chim vàng anh và kết thúc là quả thị để có
được hạnh phúc.
Sau khi nhân vật trải qua những thử thách để có được hạnh phúc cho
riêng mình và nhân vật Tấm cũng như vậy . Nhân một chuyến vi hành, khi nhà vua
đi qua hàng nước, thấy quán sạch sẽ tươm tất nhà vua bèn ghé nghỉ chân. Bà lão
thấy vậy bèn đem trầu nước dâng vua, vua thấy miếng trầu têm cánh phượng thì
sực nhớ ra ngày trước Tấm cũng dâng lên miềng trầu y như vậy liền hỏi bà lão.
Thấy vua gặng hỏi thì bà lão liền gọi Tấm ra, thấy Tấm vua mừng rỡ và truyền
quân hậu đem kiệu rước Tấm về cung. Qua đó cho thấy nhân vật Tấm phải trải qua
rất nhiều thử thách để rồi nhận được những thành quả vô cùng xứng đáng đó là
được quay về sống hạnh phúc bên nhà vua. Đồng thời nhân vật Tấm cũng là biểu
tượng của toàn thể nhân dân thời phong kiến trong việc đấu tranh để được sống
hạnh phúc, bình yên và no đủ .
Qua truyện cổ tích Tấm Cám đã phần nào phản ánh những số phần
của con người trong xã hội cũ. Đồng thời truyện cũng để lại nhiều bài học quý báu
trong việc cái thiện luôn chiến thắng cái ác đó là ước mơ của hàng ngàn người dân.
Câu 3: Chứng minh rằng, tiếng cười trong truyện cười luôn mang tính phê
phán phủ nhận
Truyện cười là những truyện kể dân gian xây dựng và phát hiện tình
huống xung quanh các hiện tượng trái lẽ thường, trái tự nhiên được che đậy bằng
một hình thức tốt đẹp giả tạo để tạo nên tiếng cười cho người đọc, người nghe.
Cái đáng cười là cái gây ra tiếng cười. Hiện tượng mang một loại mâu
thuẫn đặc biệt giữa hiện thực bên ngoài với nội dung bên trong. Còn cái cười là
hành động cười, do cái đáng cười gây ra và do trí óc phát hiện ra cái đáng cười.
Tiếng cười trong truyện cười luôn mang nội dung phê phán, phủ nhận cái xấu, cái
trái tự nhiên, cái lạc hậu, giả dối.
Ví dụ :
-Trong truyện: Quan Thanh Liêm với nhân vật là quan huyện
+Hiện tượng: là một vị quan thanh liêm
+ Bản chất là một kẻ tham lam
=> Mâu thuẫn trái với tự nhiên
Tiếng cười chính là khi ta nhận thức được sự mâu thuẫn trong cái
đáng cười. Cười vị quan huyện là một kẻ tham lam, với chi tiết là khi ông quan
huyện này thấy con chuột bạc thì hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại.
Nghe thấy thế, ông quan huyện mắng “ Sao mà ngốc vậy ! Lại đi bảo là tuổi “ Tí” !
Cứ bảo tuổi “ Sửu” có phải là sửu to hơn tí không” Từ đây tiếng cười bật ra nhằm
phê phán những hành vi tham nhũng của những người có chức có quyền trong xã
hội và sự tham lam của họ, bên cạnh đó còn phê phán hành vi đút lót cho người có
chức quyền của người dân làm cho họ càng trở nên tham lam hơn.
- Trong truyện “ Lợn cưới áo mới”
+ Hiện tượng: anh áo mới và anh lợn cưới
+ Bản chất: cả hai anh này đều có tính hay khoe của
=> Mâu thuẫn trong cách ứng xử giữa con người với con người
Tiếng cười chính là khi ta nhận thức được sự mâu thuẫn trong cái
đáng cười. Cười anh áo mới và anh lợn cưới là 2 người có tính hay khoe của, với
chi tiết khi anh áo mới thấy anh lợn cưới chạy qua hỏi “ Bác có thấy con lợn cưới
của tôi chạy qua đây không? “ thì anh áo mới lại giơ áo ra và bảo “ Từ lúc tôi mặc
cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”. Từ đây tiếng cười
bật ra nhằm phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về
của cải.
Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối
tượng cho người cười chê.
- Trong truyện: “ Treo biển”
+ Hiện tượng: anh bán cá
+ Bản chất: là một người thiếu chính kiến
=> Mẫu thuẫn trong cách hành xử của chính mình
Tiếng cười chính là khi ta nhận thức được sự mâu thuẫn trong cái
đáng cười. Cười cái anh bán cá không có chính kiến của riêng mình, với chi tiết khi
thấy mọi người xung quanh góp ý về cách treo biển : Người thứ nhất đi qua bảo
rằng: “ Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là cá “
tươi””thì anh bán liền bỏ ngay chữ “ tươi” đi. Người thứ hai đến mua cá bảo rằng:
“ Người ta chẳng nhẽ ra đến hàng mua cá hay sao mà phải đề là “ ở đây””, thì anh
bán cá lại bỏ chữ “ ở đây” . Người thứ ba đến mua cá lại nói “ Ở đây chẳng bán cá
thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “ có bán”” thì anh bán cá lại tiếp tục bỏ
hai chữ “ có bán” thành ra trên biển chỉ còn lại chữ “ cá” thì nghĩ là sẽ không còn
ai bắt bẻ nữa. Thì đến hôm sau, người thứ tư là một người láng giềng sang chơi,
nhìn thấy biển liền bảo: “ Chưa đi đến đầy phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thì
thấy đầy cá, ai mà chả niết là bán cá. Còn đề biển làm gì nữa ?” thì ngay lập tức
anh bán cá cất luôn biển đi. Từ đây tiềng cười liền bật ra nhằm phê phán những
người không có chính kiến, không biết suy xét thấu đáo khi nghe những ý kiến của
người khác.
Câu 4: So sánh là một trong những thủ pháp nghệ thuật chủ yếu thường
được sử dụng trong ca dao truyền thống. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp thủ pháp
này qua việc phân tích, bình luận một số câu ca dao mà anh/chị thích.
So sánh là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại có cùng
một dấu hiện chung nào đấy ( nét giống nhau) nhằm diễn tả hình ảnh đặc điểm của
một đối tượng. Phép so sánh thường sử dụng các từ quan hệ, các liên từ: như, như
là, như thể, bằng,… đặt giữa hai vế ( đối tượng đem so sánh và đối tượng được
dùng để đối chiếu, so sánh). Hơn thế nữa, so sánh còn giúp cụ thể hóa những khái
niệm trừu tượng, những đối tượng khó miêu tả, khó nắm bắt và so sánh thực hiện
chức năng quan trọng nhất đó là chức năng biểu cảm. Trong bài ca dao tình cảm
gia đình đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh đã thể hiện nhưng tình cảm gắn bó
giữa các thành viên trong gia đình:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Với thi pháp vô cùng quen thuộc trong ca dao, tác giả dân gian đã sử
dụng cách nói ví von để tạo nên hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha
luôn đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh
núi Thái
Sơn để ví với công cao vô tận của cha mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Hai câu thơ đầu là hình ảnh so sánh “ công cha” với “ núi Thái
Sơn”- một ngọn núi lớn với địa hình hiểm trở; “nghĩa mẹ” với “ nước trong nguồn
chảy ra” – dòng nước mát mẻ và tinh khiết, trong lành. Cả hai hình ảnh “ núi Thái
Sơn” và “ nước trong nguồn” đều cho thấy được vẻ đẹp kỳ vĩ lớn lao của thiên
nhiên hùng vĩ. Công cha, nghĩa mẹ luôn là khái niệm trìu tượng, được so sánh cụ
thể như vậy nhằm giúp người đọc hiểu hơn về công lao to lớn của cha mẹ đồng
thời nâng công lao to lớn ấy lên một tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những
hình ảnh đó tuy giản đơn nhưng thấm đượm lòng biết ơn của con cái đối với cha
mẹ.
Công lao trời biển của cha mẹ làm sao kể hết được bằng lời.
Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lý ngàn đời, chân lý ấy
phải được chuyển hóa thành hành động của lòng biết ơn:
“ Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự
của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận,
hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống,
cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan
ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân
tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp
đạo lý. Hai chữ một lòng thể hiện một niềm thủy chung son sắt không bao giờ thay
đổi.
Qua các câu ca dao trên đã sử dụng biển pháp so sánh đã giúp người
đọc hình dung ra được công lao vô cùng to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đồng
thời câu ca dao mong muốn con cái cần phải có thái độ yêu thương , kính trọng, lễ
phép với cha mẹ đồng thời cố gắng học tập, ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ để cha
mẹ vui lòng.

You might also like