You are on page 1of 13

Bộ môn:

LUẬT
LAO ĐỘNG
CHẾ ĐỊNH 3 Lớp QT47.1
HỢP ĐỒNG LAO Nhóm 4
ĐỘNG
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM 4 - LỚP QT47.1

ĐÁNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC
GIÁ
1 Nguyễn Ngọc Lan Anh 2153801015012 Nội dung TH 2 Tốt

2 Đào Vũ Thảo Anh 2253801015012 Nội dung TH 1 Tốt


3 Nguyễn Hoàng Lan Anh 2253801015021 Nội dung TH 2 Tốt

4 Nguyễn Ngọc Vân Anh 2253801015029 Nội dung TH 1 Tốt

5 Nguyễn Nhật Anh 2253801015030 Lý thuyết 7 Tốt

6 Trịnh Tú Anh 2253801015038 Nội dung TH 2 Tốt


Tổng hợp - Nội
7 Đỗ Mai Hồng Ánh 2253801015040 Tốt
dung TH 2
8 Đặng Minh Chiến 2253801015057 Nội dung TH 1 Tốt

9 Nguyễn Thị Mỹ Dung 2253801015066 Nội dung TH 2 Tốt

10 Đỗ Phương Hồng 2253801015117 Lý thuyết 7 Tốt


MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT:................................................................................................. 1
Câu 7. Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp?....1
II. TÌNH HUỐNG.............................................................................................. 4
1. Tình huống 1:........................................................................................... 4
a) Về chủ thể:................................................................................................4
b) Về loại hợp đồng:.....................................................................................5
c) Về hình thức hợp đồng lao động:..............................................................5
d) Nội dung của hợp đồng:...........................................................................6
2. Tình huống 2:........................................................................................... 7
a) Trên cơ sở các quy định hiện hành, anh chị hãy nhận xét tính hợp pháp
trong thỏa thuận thử việc giữa các bên.........................................................7
b) Yêu cầu của ông Ngọc có cơ sở để chấp nhận không? Vì sao?.................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 10
I. LÝ THUYẾT:
Câu 7. Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất
nghiệp?

Trợ cấp thôi việc Trợ cấp mất việc Trợ cấp thất nghiệp

Là một khoản tiền mà


doanh nghiệp phải trả
Là một khoản tiền cho người lao động bị
mà người sử dụng mất việc làm một Là khoản tiền mà
lao động phải trả cách thụ động do người lao động nhận
cho người lao động doanh nghiệp gây ra, được từ quỹ bảo hiểm
Khái niệm khi nghỉ việc trong tức khoản tiền bồi quốc gia khi chấm dứt
hầu hết các trường thường cho người lao hợp đồng lao động
hợp chấm dứt hợp động do bị chấm dứt hoặc hợp đồng làm
đồng lao động hợp hợp đồng lao động việc.
pháp. trước thời gian mà
không phải do lỗi của
họ
Điều 46 Bộ Luật Điều 47 Bộ luật Lao Điều 49 Luật Việc làm
Cơ sở pháp lý
lao động 2019 động 2019 2013.
Điều kiện - Do chấm dứt hợp Do chấm dứt hợp Theo quy định tại
được hưởng đồng lao động vì đồng lao động trong Điều 49 Luật việc làm
nhiều lý do khác các trường hợp 2013, người lao động
nhau, quy định tại quy định tại Điều 42, đang đóng bảo hiểm
các khoản 1, 2, 3, 42 Bộ luật Lao động trợ cấp thất nghiệp
4, 6, 7, 9 và 10 2019: được hưởng trợ cấp
Điều 34 của Bộ + Thay đổi cơ cấu thất nghiệp khi có đủ
Luật lao động công nghệ hoặc vì lý các điều kiện sau:
2019, trừ trường do kinh tế làm ảnh 1. Chấm dứt hợp đồng
hợp người lao hưởng đến việc làm lao động hoặc hợp
động đủ điều kiện của NLĐ. đồng làm việc, trừ các
hưởng chế độ hưu
trí hằng tháng và + Sáp nhập, hợp nhất, trường hợp quy định
trường hợp người chia, tách doanh tại các điểm a, b
nghiệp, hợp tác xã. khoản này.
lao động tự ý bỏ
việc 5 ngày liên - Người lao động đã 2. Đã đóng bảo hiểm
tục. làm làm việc thường thất nghiệp từ đủ 12
tháng trở lên trong
- Người lao động xuyên từ đủ 12 tháng thời gian 24 tháng
đã làm làm việc trở lên mà bị mất việc trước khi chấm dứt
thường xuyên từ trong các trường hợp hợp đồng lao động
đủ 12 tháng trở lên. trên. hoặc hợp đồng làm

1
việc đối với trường
hợp quy định tại điểm
a, b khoản 1 Điều 43
Luật này; đã đóng bảo
hiểm thất nghiệp từ đủ
12 tháng trở lên trong
thời gian 36 tháng
trước khi chấm dứt
hợp đồng lao động đối
với trường hợp quy
định tại điểm c khoản
Điều 43 Luật này.
3. Đã nộp hồ sơ hưởng
trợ cấp thất nghiệp tại
trung tâm dịch vụ việc
làm trong thời hạn 03
tháng, kể từ ngày
chấm dứt hợp đồng
lao động hoặc hợp
đồng làm việc.
4. Chưa tìm được việc
làm sau 15 ngày, kể từ
ngày nộp hồ sơ hưởng
bảo hiểm thất nghiệp,
trừ điểm a, b, c, d, e
khoản làm.

Mức tính trợ Mỗi năm làm việc Mỗi năm làm việc Mức hưởng hằng
cấp được hưởng ½ được hưởng ít nhất 1 tháng bằng 60% mức
tháng lương. tháng lương, nhưng ít bình quân tiền lương
nhất bằng 02 tháng tháng đóng bảo hiểm
lương (khoản 1 Điều thất nghiệp của 06
47 Bộ luật Lao động tháng liền kề trước khi
2019). thất nghiệp nhưng tối
đa không quá 05 lần
đối với:
+ Mức lương cơ sở đối
với người lao động
thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền
lương.

2
+ Hoặc mức lương tối
thiểu vùng theo quy
định của Bộ luật lao
động đối với người lao
động đóng bảo hiểm
thất nghiệp theo chế
độ tiền lương do
người sử dụng lao
động quyết định tại
thời điểm chấm dứt
hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm
việc (khoản 1 Điều 50
Luật việc làm 2013)
Thời gian làm Tổng thời gian Tổng thời gian người Được tính theo số
việc tính trợ người lao động đã lao động đã làm việc tháng đóng bảo hiểm
cấp làm việc thực tế thực tế cho người sử thất nghiệp, cứ đóng
cho người sử dụng dụng lao động trừ đi đủ 12 tháng đến đủ 36
lao động trừ đi thời thời gian người lao tháng thì được hưởng
gian người lao động đã tham gia bảo 03 tháng trợ cấp thất
động đã tham gia hiểm thất nghiệp và nghiệp, sau đó, cứ
bảo hiểm thất thời gian làm việc đã đóng đủ thêm 12
nghiệp và thời gian được người sử dụng tháng thì được hưởng
làm việc đã được lao động chi trả trợ thêm 01 tháng trợ cấp
người sử dụng lao cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp nhưng tối
động chi trả trợ cấp mất việc làm (khoản đa không quá 12 tháng
thôi việc, trợ cấp 2 Điều 47 Bộ luật (khoản 2 Điều 50 Luật
mất việc làm Lao động 2019). Lao việc làm 2013).
(khoản 2 Điều 47 Trong đó: Tổng thời - Người lao động có
Bộ luật Lao động gian người lao động thời gian đóng bảo
2019). Trong đó: đã làm việc thực tế hiểm thất nghiệp trên
Tổng thời gian cho người sử dụng 36 tháng thì những
người lao động đã lao động bao gồm: tháng lẻ chưa giải
làm việc thực tế thời gian người lao quyết hưởng trợ cấp
cho người sử dụng động đã trực tiếp làm thất nghiệp được bảo
lao động bao gồm: việc; thời gian thử lưu làm căn cứ để tính
thời gian người lao việc; thời gian được thời gian hưởng trợ
động đã trực người sử dụng lao cấp thất nghiệp cho
tiếp làm việc; thời động cử đi học; thời lần hưởng trợ cấp thất
gian thử việc; thời gian nghỉ nghiệp tiếp theo khi
gian được người sử hưởng chế độ ốm đủ điều kiện hưởng trợ
dụng lao động cử đau, thai sản theo quy cấp thất nghiệp theo
đi học; thời gian định của pháp luật về quy định (khoản 7

3
nghỉ hưởng chế độ
ốm đau, thai sản
theo quy định của
bảo hiểm xã hội; thời
pháp luật về bảo Điều 18 NĐ
gian nghỉ việc để điều
hiểm xã hội; thời 28/2015/NĐ-CP)
trị, phục hồi chức
gian nghỉ việc để
năng lao động khi bị
điều trị, phục hồi
tai nạn lao động,
chức năng lao
bệnh nghề nghiệp mà
động khi bị tai nạn
được người sử dụng
lao động, bệnh
lao động trả lương
nghề nghiệp mà
theo quy định của
được người sử
pháp luật về an toàn,
dụng lao động trả
vệ sinh lao động;…
lương theo quy
(khoản 3 Điều 8 Nghị
định của pháp luật
định 145/2020/NĐ-
về an toàn, vệ sinh
CP)
lao động;… (khoản
3 Điều 8 Nghị định
145/2020/NĐ CP)

Tiền lương bình


Thời điểm hưởng trợ
quân của 6 tháng Tiền lương bình quân
cấp thất nghiệp được
liền kề theo hợp của 6 tháng liền kề
tính từ ngày thứ 16, kể
Tiền lương đồng lao động theo hợp đồng lao
từ ngày nộp đủ hồ sơ
làm căn trước khi người lao động trước khi người
hưởng trợ cấp thất
cứ tính trợ động thôi việc lao động thôi việc
nghiệp theo quy định
cấp (khoản 2 Điều 46 (khoản 3 Điều 47 Bộ
tại khoản 1 Điều 46
Bộ luật Lao động luật Lao động 2019)
của Luật này.
2019)

II. TÌNH HUỐNG


1. Tình huống 1:
a) Về chủ thể:
- Người sử dụng lao động: Ngân hàng H - CN.ĐT, địa chỉ số 3xx phố H, Hai Bà
Trưng, Hà Nội, đại diện theo pháp luật để giao kết hợp đồng là ông Nguyễn Văn
Chung, giám đốc chi nhánh ngân hàng. Theo điểm b) khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019:
“Người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ là người thuộc một trong các trường hợp
sau đây: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của
pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật”

4
→ Ông Chung thuộc đối tượng có thẩm quyền ký kết HĐLĐ
- Người lao động: bà Nguyễn Thị Thúy (15/09/1983, quốc tịch Việt Nam)
Căn cứ điểm a) khoản 4 Điều 18 BLLĐ 2019: “Người giao kết HĐLĐ bên phía
NLĐ là người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên”
→ Bà Thúy thuộc đối tượng có thẩm quyền ký kết HĐLĐ
b) Về loại hợp đồng:
- Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 BLLĐ 2019: “Hợp đồng lao động
xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng.” Căn cứ vào đó thấy thời hạn của hợp đồng từ
15/01/2023 đến hết ngày 15/01/2024 là có điểm bắt đầu và điểm kết thúc, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng cũng không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng
có hiệu lực. Vậy nên đây là hợp đồng có xác định thời hạn.
- Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong hợp đồng giữa Ngân hàng H và bà Thúy có
đoạn: “Trường hợp hết thời hạn trên, không có thỏa thuận gì khác, thời gian làm
việc tự động kéo dài thêm 03 tháng để hai bên tiếp tục thỏa thuận.”
- Căn cứ theo điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019 thì có 2 trường
hợp sau khi hợp đồng có xác định thời hạn hết hạn nhưng người lao động vẫn tiếp
tục làm việc:
+ Một là, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai
bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao
động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng
đã giao kết.
+ Hai là, nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà
hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp
đồng lao động không xác định thời hạn.
- Nên việc Ngân hàng H yêu cầu kéo dài thời gian làm việc thêm 03 tháng để
hai bên có thể tiếp tục thỏa thuận thêm là bất hợp lý. Vì 03 tháng là đã lố một
khoảng thời gian so với thời hạn ký hợp đồng mới, nếu trong 03 tháng đó bà Thúy
không yêu cầu ký hợp đồng mới trong 30 ngày sau khi hợp đồng cũ hết hạn có thể
dẫn đến việc hợp đồng của bà Thúy bị chuyển đổi sang dạng hợp đồng lao động
không xác định thời hạn và có thể gây khó khăn cho bà Thúy về sau này.
c) Về hình thức hợp đồng lao động:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 BLLĐ 2019: “Hợp đồng lao động phải
được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản,
người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

5
- Xét thấy hợp đồng được giao kết bằng văn bản, có tên là hợp đồng lao động số
93-2023/NHH-ĐT-HĐLĐ và được làm thành hai bản có giá trị ngang nhau, mỗi
bên giữ một bản là đúng theo quy định của pháp luật.
d) Nội dung của hợp đồng:
- Theo Điều 21 Bộ Luật Lao động 2019 thì nội dung cơ bản của Hợp đồng lao
động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa
điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
+ Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động
quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật
lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh
nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ
nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.
+ Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định tại
khoản 2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có
quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được
giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của hợp đồng trong Tình huống 1 bao gồm :
+ Công việc phải làm: Theo sự phân công của cơ quan
+ Thời giờ làm việc: làm việc giờ hành chính, theo quy định của Nhà nước và
của Ngành.
+ Thời giờ nghỉ ngơi : theo quy định của Nhà nước.
+ Tiền lương: theo quy định của Nhà nước và của Ngành. Tại thời điểm
15/01/2014 lương cơ bản hệ số 2,34.
+ Địa điểm làm việc : Chi nhánh Ngân hàng H ĐT và các phòng giao dịch
trực thuộc Chi nhánh.
+ Thời hạn hợp đồng : hợp đồng lao động có xác định thời hạn (01 năm).
+ Điều kiện về an toàn lao động; Vệ sinh lao động; Bảo hiểm xã hội đối với
người lao động: theo quy định của Nhà nước và của Ngành.
- Nhận xét:
+ Về điều khoản cơ bản: hợp đồng lao động này phản ánh nội dung cơ bản có
trong tất cả các loại hợp đồng.
+ Về điều khoản tùy nghi : Tuy đây là những điều khoản không bắt buộc
nhưng các bên đã thỏa thuận và ghi nhận các điều căn bản phải có là tiền ăn, tiền
thưởng, tiền phụ cấp,…

6
+ Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao
động đáp ứng được mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động
tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền
khác của người lao động.
2. Tình huống 2:
a) Trên cơ sở các quy định hiện hành, anh chị hãy nhận xét tính hợp pháp
trong thỏa thuận thử việc giữa các bên
 Đối với hợp đồng thử việc lần 1 (18/4/2021-17/5/2021), theo quy định của
pháp luật hiện hành thì hợp đồng thử việc lần 1 này hợp pháp.
- Thứ nhất về nội dung của hợp đồng thử việc:
+ Trong tình huống trên, Công ty V và ông Ngọc đã ký biên bản thỏa thuận
thử việc làm nhân viên lễ tân. Trong biên bản đó đã đề cập tới thời gian thử việc,
ngày bắt đầu, ngày kết thúc, lương thử việc, thỏa thuận sau khi kết thúc thời gian
thử việc.
+ Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 thì “Người sử dụng lao
động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao
động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.” hoặc nếu
hai bên ký hợp đồng thử việc phải bao gồm các nội dung chủ yếu theo như khoản 2
Điều 24.
→ Vậy nội dung của hợp đồng thử việc hợp pháp vì hai bên đã có thỏa thuận về
nội dung của biên bản thỏa thuận.
- Thứ hai về thời gian thử việc:
+ Trong tình huống trên, hai bên đã thỏa thuận thời gian thử việc 01 tháng từ
ngày 18/4/2021 đến ngày 17/5/2021.
+ Căn cứ Khoản 3 Điều 25 về Thời gian thử việc: “Thời gian thử việc do hai
bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ
được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: “3.
Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ
chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;”
→ Công việc của ông Ngọc thử việc là nhân viên lễ tân đồng nghĩa với việc
ông là nhân viên nghiệp vụ thử việc, trùng khớp với quy định tại Điều 25 BLLD
2013 là 30 ngày.
- Thứ ba, về tiền lương thử việc:
+ Trong tình huống trên, hai bên đã có thỏa thuận về tiền lương thử việc là
4.731.000 đồng/tháng
+ Căn cứ Điều 26 BLLD 2013 về tiền lương thử việc: “Tiền lương của người
lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85%
mức lương của công việc đó.”

7
→ Tuy nhiên, trong tình huống, trong thỏa thuận không đề cập lương của nhân
viên chính thức. Vậy đối chiếu với quy định của luật, mức lương của nhân viên
chính thức phải dưới 5.565.000/ 1 tháng thì mới thỏa mãn điều kiện về lương thử
việc.
- Thứ tư, về thỏa thuận sau khi kết thúc thời gian thử việc:
+ Trong tình huống trên, các bên thỏa thuận khi ông Ngọc thử việc nếu đạt
yêu cầu, Công ty sẽ ký hợp đồng lao động 12 tháng.
+ Căn cứ Khoản 1 Điều 27 BLLD 2013: “Khi kết thúc thời gian thử việc,
người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện
hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp
đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết
hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao
kết hoặc hợp đồng thử việc.”
→ Vậy đối chiếu với luật hiện hành thì thỏa thuận sau khi kết thúc thời gian thử
việc của ông Ngọc và Công ty V là hợp pháp.
 Đối với hợp đồng thử việc lần 2 (18/5/2021- 17/6/2021)
- CSPL: Điều 25 BLLĐ 2019
- Tuy nội dung thử việc lần thứ hai vẫn giống như lần thứ nhất nhưng theo quy
định của pháp luật hiện hành, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào
tính chất và mức độ phức tạp nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công
việc. Trong tình huống này, ông Hà Ngọc đã thử việc 2 lần đối với 1 công việc là
trái với quy định của pháp luật dù việc thử việc lần 2 xuất phát từ nguyện vọng của
người lao động.
→ Hợp đồng thử việc lần 2 không hợp pháp.
b) Yêu cầu của ông Ngọc có cơ sở để chấp nhận không? Vì sao?
- Theo tình huống này, ông Ngọc có yêu cầu “công nhận ông được làm việc
chính thức theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng tính từ sau khi hết
thời gian thử việc lần thứ nhất. Công ty phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với
ông”
- Đầu tiên ông Ngọc yêu cầu công nhận ông được làm việc chính thức theo hợp
đồng lao động xác định 12 tháng tính từ sau khi hết thời gian thử việc lần thứ nhất.
Tuy nhiên sau khi thời gian thử việc lần 1 kết thúc, trưởng bộ phận lễ tân đã nhận
xét kết quả thử việc của ông Ngọc là không đạt yêu cầu. Căn cứ theo quy định tại
khoản 1 điều 27 BLLĐ 2019 về việc kết thúc thời gian thử việc như sau: “Khi kết
thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho

8
người lao động. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp
tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc
trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp
giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt
hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc”. Ông Ngọc đã không đáp
ứng được những điều kiện phù hợp cho vị trí lễ tân nên hợp đồng thử việc của ông
Ngọc bị chấm dứt và không thể công nhận ông Ngọc được làm việc chính thức theo
hợp đồng lao động xác định 12 tháng. Còn về việc ông cho rằng Trưởng bộ phận lễ
tân không có thẩm quyền phỏng vấn và nhận xét kết quả thử việc thì theo quy định
hiện hành tại công ty, nhưng theo quyết định số 127/VIR ngày 25/7/2013 về việc
thành lập phòng ban và bộ phận nghiệp vụ của Công ty cổ phần Du lịch quốc tế V
và Thông báo số 100/VIR ngày 07/5/2015 thì Trưởng bộ phận lễ tân hoàn toàn có
thẩm quyền ký Giấy nhận xét kết quả thử việc. Thế nên yêu cầu này của ông B là
không có cơ sở chấp nhận
- Yêu cầu thứ 2 của ông B là công ty phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với
ông. Theo đó, do ông Ngọc có nguyện vọng được làm việc cho Công ty nên đã ký
vào giấy thỏa thuận thử việc lần 2 từ ngày 18/05/2021 đến ngày 17/06/2021 với nội
dung giống với thỏa thuận lần thứ nhất. Căn cứ theo thời gian, nội dung của thỏa
thuận thử việc lần 2 giữa hai bên thì thỏa thuận này là hợp đồng thử việc chứ không
phải là hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, hợp đồng thử việc lần 2 này không phù
hợp với quy định của pháp luật theo Điều 25 BLLĐ 2019, tức cả hai bên chỉ được
thử việc một lần đối với một công việc. Vì vậy, quan hệ giữa ông Ngọc và Công ty
không không phải quan hệ lao động theo hợp đồng lao động nên việc ông Ngọc yêu
cầu Công ty thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật do đã đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của ông Ngọc cũng không có cơ sở chấp
nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Lao động 2019
2. Giáo trình Luật Lao động trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

9
10

You might also like