You are on page 1of 11

Câu 1: Đồ thị dưới đây thể hiện hai đường ngân sách A và B:

y
B
10

6
A
5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x

Câu nào dưới đây có thể giải thích sự thay đổi trong đường ngân sách từ A đến B?

A. Giá của X giảm.

B. Giá của Y tăng.

C. Giá của Y giảm.

D. Có hơn 1 câu đúng để giải thích sự thay đổi trên.

Đáp án: C

Câu 2: Giả sử giá của cánh gà là $10, bia là $1, và thu nhập của một người tiêu dùng là $50. Ngoài ra, giả
sử giới hạn ngân sách của người tiêu dùng được thể hiện qua cánh gà nằm ở trục hoành và bia ở trục
tung. Nếu giá bia tăng lên gấp đôi đến $2, thì:

A. đường giới hạn ngân sách cắt trục tung tại điểm 25 bia.

B. độ dốc của đường giới hạn ngân sách tăng lên -2.

C. độ dốc của đường giới hạn ngân sách giảm xuống -4.

D. đường giới hạn ngân sách dịch chuyển song song vào bên trong.

Đáp án: A

Câu 3: “Bàn tay vô hình” điều chỉnh hoạt động kinh tế thông qua:

A. quảng cáo.

B. giá.

C. kế hoạch tập trung.


D. các quy định của chính phủ.

Đáp án: B

Câu 4: Nguyên nhân gây ra lạm phát lớn hay kéo dài là do:

A. chi tiêu của chính phủ quá mức.

B. tăng trưởng quá mức về số lượng tiền tệ.

C. cạnh tranh nước ngoài.

D. mức năng suất cao hơn bình thường.

Đáp án: B

Câu 5: Hình dạng cong ra bên ngoài và dốc xuống của đường giới hạn khả năng sản xuất là do:

A. tất cả các nguồn lực đều khan hiếm.

B. tăng trưởng kinh tế luôn luôn xảy ra.

C. chi phí cơ hội của một hàng hóa này tính theo hàng hóa khác phụ thuộc vào số lượng từng loại
hàng hóa mà nền kinh tế sản xuất ra.

D. cách duy nhất để có thêm hàng hóa này là giảm đi các hàng hóa khác.

Đáp án: C

Câu 6. Đường cầu tương đối thoải cho thấy rằng:

A. Lượng cầu sẽ chỉ điều chỉnh một chút trước sự thay đổi của giá.

B. Lượng cầu sẽ điều chỉnh đáng kể trước sự thay đổi của giá.

C. Lượng cầu sẽ không điều chỉnh trước sự thay đổi của giá.

D. Sự thay đổi về lượng cầu sẽ chính xác bằng sự thay đổi của giá.

Đáp án: B

Câu 7: Ben nướng bánh mỳ và Shawna đan len. Cả Ben và Shawna đều thích ăn bánh mỳ và mặc đồ len.
Trong trường hợp nào sau đây, Ben và Shawna sẽ có được lợi ích từ việc thương mại (trao đổi) với
nhau?

A. Ben không biết đan len và Shawna không biết nướng bánh.

B. Ben nướng bánh giỏi hơn Shawna và Shawna đan len giỏi hơn Ben.

C. Ben nướng bánh và đan len giỏi hơn Shawna.

D. Cả Ben và Shawna đều có thể được lợi từ việc thương mại (trao đổi) với nhau trong tất cả các
điều kiện nêu trên.
Đáp án: D

Câu 8: Sản lượng cân bằng sẽ tăng khi cầu:

A – tăng và cung không đổi, khi cầu không đổi và cung tăng, và khi cả cung và cầu đều tăng.

B – tăng và cung không đổi, khi cầu không đổi và cung tăng, và khi cả cung và cầu đều giảm.

C – giảm và cung không đổi, khi cầu không đổi và cung giảm, và khi cả cung và cầu đều tăng.

D – giảm và cung không đổi, khi cầu không đổi và cung giảm, và khi cả cung và cầu đều giảm.

Đáp án: A

Hình 3-5

Đường giới hạn khả năng sản xuất của Hosne Đường giới hạn khả năng sản xuất của
Merve

wallets wallets
10 10

9 9

8 8

7 7

6 6

5 5

4 4

3 3

2 2

1 1

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 purses 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 purses

Câu 9: Tham chiếu hình 3-5. Nếu Hosne phải làm việc 0,5 giờ để làm ra 1 túi xách (a purse), thì đường
giới hạn khả năng sản xuất dựa trên bao nhiêu giờ làm việc?

A. 2 giờ

B. 5 giờ

C. 20 giờ

D. 50 giờ

Đáp án: B

Câu 10: Sự di chuyển lên trên và về bên trái dọc theo đường cầu được xem là:

A. cầu tăng.

B. cầu giảm.
C. lượng cầu giảm.

D. lượng cầu tăng.

Đáp án: C

Câu 11: Nếu độ co giãn của cung là 1,5 và giá tăng dẫn đến lượng cung tăng thêm 1,8%, thì giá đã tăng
khoảng:

A. 0,67%.

B. 0,83%.

C. 1,20%.

D. 2,70%.

Đáp án: C

Câu 12: Tại mức giá 1 đô-la, tiệm cà phê sẵn sàng cung cấp 100 cuộn quế/ngày. Ở giá 1,2 đô-la, tiệm cà
phê sẵn sàng cung cấp 150 cuộn quế/ngày. Dùng phương pháp trung bình, độ co giãn của cung theo giá
khoảng:

A. 0,45.

B. 0,90.

C. 1,11.

D. 2,20.

Đáp án: D

Câu 13: Giá sàn có hiệu lực sẽ làm tổng doanh thu của công ty

A. luôn giảm.

B. giảm khi cầu co giãn.

C. giảm khi cầu không co giãn.

D. không bao giờ giảm.

Đáp án: B

Câu 14: Khi thuế đánh vào người mua nước chanh thì:

A. người bán chịu hoàn toàn thuế.

B. người mua chịu hoàn toàn thuế.

C. người mua và người bán luôn chịu thuế bằng nhau.


D. người mua và người bán đều chịu thuế, nhưng mức thuế giữa người mua và người bán không
phải luôn bằng nhau.

Đáp án: D

Câu 15: Cà phê và trà là hai hàng hóa thay thế cho nhau. Thời tiết xấu làm giảm mạnh sản lượng cà phê
sẽ làm:

A. thặng dư tiêu dùng trên thị trường cà phê tăng và thặng dư sản xuất trên thị trường trà giảm.

B. thặng dư tiêu dùng trên thị trường cà phê tăng và thặng dư sản xuất trên thị trường trà tăng.

C. giảm thặng dư tiêu dùng trên thị trường cà phê và tăng thặng dư sản xuất trên thị trường trà.

D. giảm thặng dư tiêu dùng trên thị trường cà phê và giảm thặng dư sản xuất trên thị trường trà.

Đáp án: C

Câu 16: Một sự suy giảm đồng thời cả cung và cầu của máy nghe nhạc MP3 hàm ý rằng:

A. giá trị của máy nghe MP3 đối với người mua và chi phí sản xuất máy MP3 của nhà sản xuất đều
tăng.

B. giá trị của máy nghe MP3 đối với người mua và chi phí sản xuất máy MP3 của nhà sản xuất đều
giảm.

C. giá trị của máy nghe MP3 đối với người mua giảm và chi phí sản xuất máy MP3 của nhà sản xuất
tăng.

D. giá trị của máy nghe MP3 đối với người mua tăng và chi phí sản xuất máy MP3 của nhà sản xuất
giảm.

Đáp án: C

Câu 17: Đối với hàng hóa X, đường cung là một đường thẳng dốc lên, và đường cầu là một đường thẳng
dốc xuống. Một mức thuế là $15 cho mỗi đơn vị hàng hóa được áp đặt lên hàng hóa X. Thuế làm giảm
sản lượng cân bằng trên thị trường 300 đơn vị. Tổn thất vô ích từ thuế là:

A. $1,750

B. $2,250

C. $3,000

D. $4,500

Đáp án: B

Câu 18: Độ lớn của thuế và tổn thất vô ích gây ra từ thuế là:

A. tương quan dương.


B. tương quan âm.

C. độc lập với nhau.

D. ngang bằng nhau.

Đáp án: A

Câu 19: Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành nhà xuất khẩu một loại hàng hóa nào đó,

A. thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất đều tăng.

B. thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất đều giảm.

C. thặng dư tiêu dùng tăng và thặng dư sản xuất giảm.

D. thặng dư tiêu dùng giảm và thặng dư sản xuất tăng.

Đáp án: D

Câu 20: Chile cho phép thương mại quốc tế. Có thể kết luận Chile có lợi thế tương đối trong việc sản
xuất rượu vang nếu chúng ta biết rằng:

A. Chile nhập khẩu rượu.

B. giá rượu thế giới sẽ cao hơn giá rượu tại Chile nếu nước này không cho phép giao thương với
những nước khác.

C. thặng dư tiêu dùng tại Chile sẽ lớn hơn thặng dư sản xuất nếu như giao thương quốc tế không
được nước này cho phép.

D. Tất cả điều trên đều đúng.

Đáp án: B

Câu 21: Khi phần lớn các hoạt động giao thông đều gây ra ô nhiễm,

A. chính phủ phải cấm tất cả các hoạt động giao thông.

B. chính phủ phải cấm tất cả các nguồn gây ô nhiễm.

C. xã hội phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích khi quyết định mức ô nhiễm cho phép.

D. chính phủ nên hạn chế can thiệp vì thị trường có thể giải quyết tốt nhất vấn đề này.

Đáp án: C

Câu 14: Ví dụ nào sau đây là ngoại tác tích cực?

A. Một sinh viên mua ô tô mới sau khi tốt nghiệp.


B. Thị trưởng của một thành phố nhỏ trồng hoa ở công viên thành phố.
C. Giáo viên trung học địa phương được phát bánh pizza vào mỗi bữa trưa thứ sáu.
D. Người thích câu cá mua bộ câu cá mới cho chuyến đi câu cá tiếp theo.
Đáp án: B

Câu 23: Thị trường thất bại trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả khi:

A. giá dao động.

B. những người có quyền sở hữu tài sản lạm dụng đặc quyền của họ.

C. quyền sở hữu tài sản chưa được xác lập rõ ràng.

D. chính phủ từ chối can thiệp vào thị trường tư nhân.

Đáp án: C

Câu 24: Hàng hóa nào sau đây có tính cạnh tranh và loại trừ?

A. Một lon Coca-Cola.

B. Dịch vụ truyền hình cáp.

C. Buổi biểu diễn pháo hoa.

D. Môi trường.

Đáp án: A

Câu 25: Phần lợi nhuận doanh nghiệp được phân phối như cổ tức:

A. là miễn thuế.

B. bị đánh thuế 1 lần.

C. bị đánh thuế 2 lần.

D. bị đánh thuế 3 lần.

Đáp án: C

Câu 26: Nghĩa vụ thuế của một người đề cập đến:

A. phần trăm thu nhập mà người đó phải đóng thuế.

B. số thuế mà người đó nợ chính phủ.

C. số tiền thuế mà chính phủ phải trả lại cho mỗi người.

D. phần khấu trừ đã được trừ hợp pháp trong thu nhập hàng năm của mỗi người.

Đáp án: B

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu chi phí biên đang tăng thì tổng chi phí bình quân đang tăng.

B. Nếu chi phí biên đang tăng thì chi phí biến đổi bình quân đang tăng.
C. Nếu chi phí biên đang tăng thì chi phí biên đang ở mức thấp nhất.

D. Nếu chi phí biên đang tăng thì chi phí biên lớn hơn tổng chi phí bình quân.

Đáp án: D

Câu 28: Trong dài hạn, doanh nghiệp A có tổng chi phí là $1,050 khi sản lượng là 30 đơn vị và $1,200 khi
sản lượng là 40 đơn vị. Doanh nghiệp A đang trong tình trạng:

A. bất lợi thế kinh tế theo quy mô vì tổng chi phí tăng khi sản lượng tăng.

B. bất lợi thế kinh tế theo quy mô vì tổng chi phí trung bình đang tăng khi sản lượng tăng.

C. lợi thế kinh tế theo quy mô vì tổng chi phí đang tăng khi sản lượng tăng.

D. lợi thế kinh tế theo quy mô vì tổng chi phí bình quân đang giảm khi sản lượng tăng.

Đáp án: D

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với doanh nghiệp cạnh tranh?

A. Trong cân bằng dài hạn, doanh nghiệp hoạt động tại mức quy mô hiệu quả.

B. Trong ngắn hạn, số lượng doanh nghiệp của một ngành có thể là cố định.

C. Trong dài hạn, số lượng doanh nghiệp có thể điều chỉnh tùy theo sự thay đổi của điều kiện thị
trường.

D. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp phải hoạt động tại mức sản lượng mà giá bằng với chi phí biến
đổi bình quân.

Đáp án: D

Câu 30: Trên thị trường cạnh tranh, quá trình gia nhập hay rời khỏi thị trường sẽ dừng lại khi:

A. giá bằng với chi phí biên nhỏ nhất.

B. doanh thu biên bằng với chi phí biên.

C. lợi nhuận kinh tế bằng 0.

D. lợi nhuận kế toán bằng 0.

Đáp án: C

Câu 31: Doanh nghiệp độc quyền là:

A. người chấp nhận giá và không có đường cung.

B. người quyết định giá và không có đường cung.

C. người chấp nhận giá có đường cung dốc lên trên.

D. người quyết định giá có đường cung dốc lên trên.


Đáp án: B

Câu 32: Khi một doanh nghiệp độc quyền ấn định mức giá là 8 đồng thì bán được 64 đơn vị sản phẩm.
Khi doanh nghiệp này ấn định mức giá là 10 đồng thì bán được 60 đơn vị sản phẩm. Vậy doanh thu biên
trong khoảng trên là:

A. 11 đồng.

B. 22 đồng.

C. 33 đồng.

D. 44 đồng.

Đáp án: B

Câu 33: Để tối đa hóa lợi nhuận của mình, một doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền chọn mức sản lượng
bằng cách tìm kiếm mức sản lượng mà tại đó:

A. giá bằng chi phí biên.

B. doanh thu biên bằng chi phí biên.

C. tổng chi phí trung bình thấp nhất.

D. Tất cả những câu trên trên đều đúng.

Đáp án: B

Câu 34: Cạnh tranh độc quyền là một cơ cấu thị trường không hiệu quả vì:

A. giá cao hơn chi phí biên.

B. có tổn thất vô ích giống như có độc quyền.

C. ở trạng thái cân bằng, một số người tiêu dùng sẽ định giá trị hàng hóa cao hơn chi phí biên của
sản xuất.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 35: Hãy xem xét một trò chơi “Jack và Jill” trong thị trường độc quyền nhóm với hai doanh nghiệp,
mỗi doanh nghiệp quyết định sản xuất hoặc một số lượng “lớn” sản phẩm hoặc một số lượng “ít”. Nếu
hai doanh nghiệp đạt được và duy trì kết quả hợp tác của trò chơi, khi đó:

A. cả lợi nhuận gộp và tổng thặng dư của hai doanh nghiệp được tối đa.

B. lợi nhuận gộp của hai doanh nghiệp là tối đa, nhưng tổng thặng dư không được tối đa hóa.

C. lợi nhuận gộp của hai doanh nghiệp không được tối đa, nhưng tổng thặng dư là tối đa.

D. cả lợi nhuận gộp hay tổng thặng dư của hai doanh nghiệp đều không tối đa.
Đáp án: B

Câu 36: Một sự thiếu hợp tác của các doanh nghiệp độc quyền nhóm để cố gắng duy trì lợi nhuận độc
quyền:

A. là mong muốn của toàn xã hội.

B. không phải là mong muốn của toàn xã hội.

C. có thể có hoặc có thể không là mong muốn của toàn xã hội.

D. không phải là một mối quan tâm do luật chống độc quyền.

Đáp án: A

Câu 37: Cửa hàng hoa của Nhung bán các sản phẩm làm từ hoa với giá $20. Nếu Nhung thuê 10 lao
động, cô có thể bán 600 sản phẩm mỗi tuần. Nếu cô thuê 11 lao động, cô có thể bán 650 sản phẩm mỗi
tuần. Nhung trả mỗi nhân viên của mình $400 mỗi tuần. Điều nào sau đây là đúng?

A. Đối với người lao động thứ 11, lợi nhuận biên là $1.000.

B. Đối với người lao động lần thứ 11, doanh thu biên là $1.000.

C. Cửa hàng này đang tối đa hóa lợi nhuận.

D. Nếu cửa hàng hiện đang thuê 11 lao động, lợi nhuận sẽ tăng lên nếu như cắt giảm xuống còn 10
lao động.

Đáp án: B

Câu 38: Nghiên cứu thị trường lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bởi vì dân số ở Việt Nam ngày
càng già đi, giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng lên. Giả sử các yếu tố khác không đổi, trên thị trường lao
động đối với lĩnh vực này, mức lương cân bằng:

A. tăng, và số lượng lao động cân bằng cũng tăng.

B. tăng, nhưng số lượng lao động cân bằng giảm.

C. giảm, nhưng số lượng lao động cân bằng tăng.

D. giảm, và số lượng lao động cân bằng cũng giảm.

Đáp án: A

Câu 39: Khi xác định mức lương: năng lực, nỗ lực và cơ hội:

A. có thể chẳng có vai trò gì cả.

B. có một vai trò nhất định, nhưng khó đánh giá được tầm quan trọng vì khó có thể đo lường được
năng lực, nỗ lực và cơ hội.
C. có một vai trò nhất định, và vai trò đó được thể hiện đầy đủ trong các yếu tố rất dễ đo lường
như vốn con người và tuổi tác.

D. có một vai trò nhất định, và được giải thích một cách đầy đủ bằng sự chênh lệch về tiền lương.

Đáp án: B

Câu 40: Khi chính phủ đánh thuế thu nhập như là một phần trong chương trình tái phân phối,

A. người nghèo trả thuế cao hơn.

B. người giàu luôn có lợi hơn người nghèo.

C. người nghèo được khuyến khích làm việc.

D. động cơ kiếm thêm thu nhập bị giảm đi.

Đáp án: D

Câu 41: Ngưỡng nghèo được điều chỉnh mỗi năm để phản ánh những thay đổi trong:

A. số người hiện đang nhận trợ cấp xã hội.

B. mức giá.

C. hàm lượng dinh dưỡng của một chế độ ăn uống “đầy đủ”.

D. quy mô hộ gia đình.

Đáp án: B

Câu 42: Nếu như lý thuyết về doanh nghiệp cạnh trạnh giúp cho việc tìm hiểu toàn diện hơn về cung, thì
lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ giúp cho việc tìm hiểu toàn diện hơn về:

A. cầu.

B. lợi nhuận.

C. đường giới hạn khả năng sản xuất.

D. tiền lương.

Đáp án: A

You might also like