You are on page 1of 69

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN

NHÓM 4.0

GVHD: HOÀNG VĂN HẢI


THÀNH VIÊN: 1. PHẠM THỊ LOAN – LỚP 46K05
2. PHẠM THỊ CẨM TIÊN – LỚP 46K05
3. PHAN THỊ MỸ LINH – LỚP 46K05
4. LÊ QUỐC CƯỜNG – LỚP 46K05
5. HUỲNH VĂN LƯU – LỚP 46K05
6. BÙI NGỌC HẠNH TIÊN – LỚP 46K02.2
7. LÊ ĐỖ QUYÊN – LỚP 46K01.5

Đà Nẵng, 2023
GIỚI THIỆU THÔNG TIN
Ngày gửi bài: 06 – 03 – 2023
Tên tác giả: Phạm Thị Loan, Phạm Thị Cẩm Tiên, Phan Thị Mỹ Linh, Huỳnh
Văn Lưu, Lê Quốc Cường, Lê Đỗ Quyên, Bùi Ngọc Hạnh Tiên
Tên trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Thông tin liên Phạm Thị Loan (1) Mã số SV: 201121505120
lạc (2) Lớp: 46K05
(3) Email: thiloan8402@gmail.com
(4) Điện thoại: 0908857683
Phạm Thị Cẩm (1) Mã số SV: 201121505144
Tiên (2) Lớp: 46K05
(3) Email: camtien.hqd@gmail.com
(4) Điện thoại: 0914271324
Phan Thị Mỹ (1) Mã số SV: 201121505118
Linh (2) Lớp: 46K05
(3) Email: linh1109my@gmail.com
(4) Điện Thoại: 0339119625
Huỳnh Văn Lưu (1) Mã số SV: 201121505123
(2) Lớp: 46K05
(3) Email: huynhvanluu.dmx@gmail.com
(4) Điện thoại: 0395184144
Lê Quốc Cường (1) Mã số SV: 201121505106
(2) Lớp: 46K05
(3) Email: leecuonggdn@gmail.com
(4) Điện thoại: 0899907387
Bùi Ngọc Hạnh (1) Mã số SV: 201121302254
Tiên (2) Lớp: 46K02.2
(3) Email: buingochanhtien12a1@gmail.com
(4) Điện thoại: 0825290168
Lê Đỗ Quyên (1) Mã số SV: 201121601544
(2) Lớp: 46K01.5
(3) Email: thumaido2@gmail.com
(4) Điện thoại: 0796633104
Tên bài viết: Nghiên cứu về tác động của việc nghiện mạng xã hội đến lối sống
của sinh viên
Giới thiệu bài Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến, nghiên cứu này
viết: tập trung vào tác động của việc nghiện mạng xã hội đến sinh
viên. Khác với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tập
trung vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống của sinh viên,
đưa ra các khuyến nghị cụ thể để sử dụng mạng xã hội một cách
lành mạnh và hợp lý. Các kết quả nghiên cứu có thể đóng góp
mới vào lĩnh vực nghiên cứu về tác động tiêu cực của mạng xã
hội đến cuộc sống của giới trẻ.
Lời cam kết: Nhóm 4.0 cam kết về bản quyền hợp pháp đối với bài viết, cam
kết bài viết chưa từng được công bố trước đó, cam kết không gửi
bài đến tạp chí khác trong thời gian xét duyệt.
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu...................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
4.Giả thuyết nghiên cứu:.............................................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................3
6.Bố cục báo cáo:........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................3
1.Mạng xã hội.............................................................................................................3
1.1. Khái niệm.......................................................................................................3
1.2. Đặc điểm/ Nhận diện.....................................................................................4
2.Lối sống....................................................................................................................6
2.1. Khái niệm:.....................................................................................................6
2.2. Lối sống sinh viên..........................................................................................7
2.3. Biểu hiện........................................................................................................7
2.4. Các nhân tố tác động đến lối sống....................................................................8
3.Lý thuyết về nghiện mạng xã hội.............................................................................9
3.1. Nghiện mạng xã hội:.....................................................................................9
3.2. Tác động tiêu cực của nghiện mạng xã hội.................................................10
4.Các khía cạnh của lối sống sinh viên bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội........10
4.1. Định hướng bản thân...................................................................................10
4.2. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa...........................................................................11
4.3. Hoạt động xã hội..........................................................................................12
4.4. Hoạt động giao tiếp ứng xử.........................................................................13
4.5. Kết quả học tập............................................................................................14
5.Lý thuyết nền (Theory background)......................................................................14
6.Mô hình nghiên cứu...............................................................................................15
7.Tổng kết chương 1.................................................................................................15
Bảng 1: Tạo bảng số 1..................................................................................................16
Bảng 2: Tạo bảng số 2..................................................................................................40
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU....................................................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................44
1.Thống kê mô tả......................................................................................................44
2.Kiểm định và đo lường độ tin cậy và giá trị thang đo............................................45
3.Phân tích nhân tố khẳng định CFA........................................................................46
4.Mô hình cấu trúc SEM (đánh giá các giả thuyết)...................................................48
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG
XÃ HỘI........................................................................................................................55
1.Bình luận kết quả...................................................................................................55
2.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội...................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................58
TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN.........................................................63
BẢNG CAM KẾT THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
......................................................................................................................................65
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:Các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 1-7.......................................44
Bảng 2: Bảng mô tả thời gian sử dụng hằng ngày........................................................45
Bảng 3: Bảng kết hợp tần suất sử dụng và giới tính.....................................................45
Bảng 4: Bảng đo lường độ tin cậy và giá trị thang đo..................................................46
Bảng 5: Bảng kết quả Regression Weights: (Group number 1 - Default model).........51
Bảng 6: Bảng kết quả Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default
model)...........................................................................................................................53
Bảng 7: Bảng kết quả Squared Multiple Correlations: (Group number 1 - Default
model)...........................................................................................................................55

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Mô hình nghiên cứu.........................................................................................15
Hình 2: Kết quả dạng sơ đồ đã chuẩn hóa....................................................................47
Hình 3: Kết quả dạng sơ đồ đã chuẩn hóa sau khi cải thiện các chủ số.......................48
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội đã tác động rất lớn
đến đời sống của toàn xã hội, đồng thời cũng là vấn đề được quan tâm và chú ý.
“Mạng xã hội là một tập hợp các trang web trực tuyến và các ứng dụng di động cho
phép người dùng có thể kết nối và giao lưu với nhau” (Waleed Mugahed Al-rahmi
et.al. 2014). Những trang web và ứng dụng mạng xã hội hiện nay bao gồm Facebook,
Twitter, Instagram, YouTube, Pinterest, Snapchat và nhiều ứng dụng khác. Các trang
web và ứng dụng này ngoài việc để tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, còn cho phép
chia sẻ và truy cập thông tin; tranh luận hay ý kiến trên các diễn đàn học tập, nghiên
cứu; bày tỏ cảm xúc,...Bên cạnh đó, mạng xã hội giúp tăng khả năng tiếp cận nội dung
giải trí, tạo cộng đồng yêu thích giải trí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông
tin giải trí.
Mặc dù mạng xã hội đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng có thể dẫn đến
những hậu quả tiêu cực khi chúng ta nghiện mạng xã hội. Sử dụng quá nhiều phương
tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả sự cô
đơn, cảm giác bất hạnh, lo âu, stress, thiếu tự tin, tăng cân, mất thời gian, suy giảm
khả năng tập trung và thiểu năng học tập, đặc biệt là triệu chứng trầm cảm . Theo
nghiên cứu của Antoine Jeri-Yabar và cộng sự (2019) kết luận rằng:”Trầm cảm là một
vấn đề sức khỏe trên toàn thế giới với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nhanh chóng. Sự
phụ thuộc vào mạng xã hội cũng làm tăng mức tỷ lệ trầm cảm, nổi bật hơn ở thanh
thiếu niên và thanh niên”.
Ngoài tác động tâm lý, mạng xã hội còn ảnh hưởng đến vấn đề học tập của
người dùng là sinh viên. Theo nghiên cứu của Mrs. Vishranti Raut Mrs. Prafulla Patil
và các cộng sự: “Điểm mạnh của các ứng dụng mạng xã hội là chúng cung cấp nhiều
loại công cụ mà người học có thể kết hợp và kết hợp để phù hợp nhất với phong cách
học tập cá nhân của họ và tăng thành công trong học tập” (Mrs. Vishranti Raut và cs,
2016) .Mạng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục, nhất là trong thời
đại ngày nay, nó không chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp sinh viên tìm kiếm tài liệu
học tập nhanh chóng, dễ dàng hơn, trao đổi kiến thức với thầy cô, bạn bè mà còn giúp
sinh viên tiếp cận và sử dụng mạng xã hội. Ứng dụng phù hợp với phong cách học tập
của họ và cải thiện kết quả học tập của họ. Tuy nhiên, việc dành nhiều sự quan tâm
đến mạng xã hội và mất cân bằng giữa hai mục đích là việc học và giải trí sẽ mang lại
ảnh hưởng tiêu cực cho sinh viên. Cũng theo nghiên cứu của Mrs. Vishranti Raut,
Mrs. Prafulla Patil,..: “Mạng xã hội trở thành một sự phân tâm lớn đối với sinh viên,
gây mất tập trung, khiến thành tích chung của sinh viên giảm sút, đặc biệt là những
sinh viên có xu hướng kiểm tra Facebook và Twitter,...trong khi học” (Mrs. Vishranti
Raut và cs, 2016). Mạng xã hội đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo dục. Đặc
biệt trong thời đại ngày nay, mạng xã hội không chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp
sinh viên tìm kiếm tài liệu học tập nhanh chóng, dễ dàng hơn, trao đổi kiến thức với

1
thầy cô, bạn bè mà còn là công cụ hữu hiệu để sinh viên tiếp cận mạng xã hội. hữu ích
cho Các ứng dụng phù hợp với phong cách học tập của bạn và cải thiện kết quả học
tập của bạn,..
Nhiều nhóm tác giả xem xét các nghiên cứu trước đây về tác động tích cực và
tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên. Tuy nhiên, Một số nghiên cứu chỉ giới hạn
ở các trang mạng xã hội cụ thể, ví dụ như báo cáo nghiên cứu “Facebook addiction
disorder and sleep quality: Loneliness as a mediator” của Thi Truc Quynh Ho và cộng
sự, hay bài “Emerging Adults and Facebook Use: the Validation of the Bergen
Facebook Addiction Scale (BFAS)” của Gustavo Ferreira da Veiga, chưa nêu rõ tầm
ảnh hưởng của các trang mạng xã hội nói chung. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây
không đào sâu vào vấn đề nghiện mạng xã hội của sinh viên và đưa ra các gợi ý, giải
pháp. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích tác động của việc nghiện mạng xã
hội đến lối sống của sinh viên, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp cụ thể, phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Tác động của nghiện mạng xã đến lối sống của sinh
viên và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội
của sinh viên.
2.2. Mục tiêu riêng:
- Bài nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về việc nghiện mạng xã
hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lối sống của sinh viên.
- Từ thực trạng sinh viên hiện nay sử dụng mạng xã hội với tần suất cao,
bài nghiên cứu thông qua các phương pháp định lượng, định danh,... bài
nghiên cứu đo lường tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên xác
định mối quan hệ giữa việc nghiện xã hội và lối sống sinh viên.
- Dựa trên các kết quả đã đo lường được, bài nghiên cứu đánh giá tác
động của việc nghiện mạng xã hội đến lối sống của sinh viên.
- Bài nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng mạng xã hội và cải thiện lối sống cho sinh viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của nghiện mạng xã hội đến lối sống
của sinh viên của Đại học Đà Nẵng
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nhóm sẽ tiến hành khảo sát các sinh viên của Đại
học Đà Nẵng
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được hiện trong phạm vi Đại học Đà
Nẵng
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện từ ngày 01/03/2023 đến ngày
31/05/2023
4. Giả thuyết nghiên cứu:

2
H1 Nghiện MXH tác động tiêu cực đến định hướng giá trị bản thân của sinh viên
H2 Nghiện MXH tác động tiêu cực đến nhu cầu sinh hoạt văn hóa của sinh viên
H3 Nghiện MXH tác động tiêu cực đến hoạt động xã hội của sinh viên
H4 Nghiện MXH tác động tiêu cực đến hoạt động giao tiếp ứng xử của sinh viên
H5 Nghiện MXH tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên
5. Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu các lý thuyết có liên quan đến đề tài của nhóm,
nhằm tập trung chứng minh các luận điểm về ảnh hưởng của việc nghiện mạng xã hội
đến lối sống của sinh viên, cũng như dựa trên kết quả của các nghiên cứu đã công bố
trước đó về ảnh hưởng của mạng xã hội trên nhiều lĩnh vực, nhóm tác giả đã xác định
bài nghiên cứu sẽ được tiến hành thông qua nghiên cứu định lượng nhằm thu thập dữ
liệu thông qua bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định mô hình nghiên
cứu. Với phương pháp định lượng, nhóm tác giả sẽ thu thập các thông tin và dữ liệu
dưới dạng số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát
về đối tượng nghiên cứu, nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích.
Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory factor analysis -
EFA) và mô hình cấu trúc SEM sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này, nhằm tìm hiểu
xem tác động của việc nghiện mạng xã hội đến các khía cạnh lối sống của sinh viên.
Dữ liệu trong bài nghiên cứu sẽ được thu thập dựa vào bảng câu hỏi đã được nhóm tác
giả thiết kế sẵn và phân phát cho các bạn sinh viên. Các biến trong bảng sẽ sử dụng
thang đo 7 mức độ (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Khá không đồng
ý, 4: Trung lập, 5: Khá đồng ý, 6: Đồng ý, 7: Hoàn toàn đồng ý)
6. Bố cục báo cáo:
Bài nghiên cứu gồm 4 chương sau
Chương mở đầu:
Chương I: Cơ sở lý thuyết .
Chương II: Thiết kế nghiên cứu.
Chương III: Kết quả nghiên cứu.
Chương IV: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng mạng xã hội.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Mạng xã hội
1.1. Khái niệm
Do sự phát triển nhanh chóng và tính đa dạng của mạng xã hội nên hiện tại vẫn
chưa có sự thống nhất về khái niệm mạng xã hội. Drury (2008) định nghĩa: “Mạng xã
hội là tài nguyên trực tuyến mà mọi người sử dụng để chia sẻ nội dung: video, ảnh,
hình ảnh, văn bản, ý tưởng, thông tin, quan điểm, chuyện phiếm, tin tức”. Safko và
Brake (2009) xem xét “mạng xã hội là các hoạt động, hành vi giữa nhiều người tập
hợp trực tuyến để chia sẻ thông tin, kiến thức và ý kiến. Mạng xã hội giúp một người
có thể tạo ra và dễ dàng truyền tải nội dung dưới dạng từ ngữ, hình ảnh, video và âm
thanh”. Nhìn chung, “Mạng xã hội là những tương tác xã hội giữa nhiều người mà họ

3
tạo, chia sẻ hoặc trao đổi thông tin và ý tưởng trong cộng đồng và mạng lưới ảo”
(Carlson et al, 2016). Mạng xã hội cho phép mọi người tham gia tích cực vào quá
trình giao tiếp không chỉ với tư cách là người nhận mà còn là người tạo thông điệp.
Các ứng dụng trực tuyến được thiết kế để tạo điều kiện chia sẻ thông tin, phân phối
kiến thức và trao đổi ý kiến.
Mạng xã hội bao gồm nhiều ứng dụng đa dạng với các chức năng và cấu trúc
cốt lõi khác nhau. “Các trang mạng xã hội (SNS) cho phép mọi người tạo các tài
khoản của riêng họ và sau đó chia sẻ nội dung và giao tiếp với bạn bè trực tuyến”
(Mayfield, 2008). Blog hoạt động như một tạp chí trực tuyến, “các blog có các mục
ngày tháng năm về một vấn đề với các nhận xét gần đây nhất được hiển thị đầu tiên
theo thứ tự thời gian đảo ngược” (Mayfield, 2008). Blog bao gồm văn bản, hình ảnh,
video, bình luận và liên kết đến các trang web khác, nội dung được đóng góp bởi các
cá nhân hoặc một nhóm gồm cả chuyên gia và nghiệp dư. Tiểu blog cho phép người
dùng viết các bản cập nhật ngắn gọn - tối đa 140 ký tự - thông qua tin nhắn văn bản.
Twitter là ví dụ điển hình cho tiểu blog. Áp dụng một hình thức giao tiếp tiện lợi và dễ
dàng, “tiểu blog cung cấp cho người dùng một phương tiện hiệu quả để chia sẻ thông
tin về các hoạt động và quan điểm của họ” (Java at al., 2007)
Các diễn đàn hoặc bảng tin trực tuyến thường được phát triển với các chủ đề về
những cuộc tranh luận sôi nổi, tư vấn tích cực và chia sẻ tin tức. Các diễn đàn trực
tuyến thường được kiểm duyệt bởi một quản trị viên có công việc không phải là dẫn
dắt cuộc thảo luận mà là xóa nội dung không phù hợp hoặc thư rác. Sự khác biệt chính
giữa các diễn đàn và blog nằm ở chỗ ai chịu trách nhiệm dẫn dắt các trang web; “các
blog được duy trì bởi một chủ sở hữu rõ ràng trong khi một diễn đàn thường được
khởi xướng bởi các thành viên của nó” (Mayfield, 2008)
Việc sử dụng mạng xã hội đang ngày càng tiếp tục phát triển phổ biến và góp
phần làm tăng tỷ lệ nghiện mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay. Bởi vì việc sử dụng
mạng xã hội có tính tương tác cao nên nó có xu hướng ngày càng được nhận sự quan
tâm mạnh mẽ của nhiều người; mọi người sử dụng mạng xã hội để kích thích các cuộc
trò chuyện trực tuyến và nhận phản hồi về các hoạt động, sở thích, và ý kiến của mình.
Vì lý do này, nó có thể dẫn đến các hành vi lặp lại, thói quen và dần dần có thể dẫn
đến lạm dụng mạng xã hội.
1.2. Đặc điểm/ Nhận diện
Mặc dù mạng xã hội là một thuật ngữ chung bao gồm các nền tảng trực tuyến
khác nhau với các thuộc tính, đặc điểm và chức năng khác nhau, nhưng có một số đặc
điểm nhất định mà tất cả các nền tảng mạng xã hội về cơ bản đều có chung. Mayfield
(2008) đã xác định năm đặc điểm cụ thể cho tất cả các nền tảng mạng xã hội: sự tham
gia, tính cởi mở, tính đối thoại, cộng đồng và tính kết nối.
Sự tham gia: cho phép mọi người đều có cơ hội tham gia và tương tác cùng
nhau. Mạng xã hội khuyến khích sự đóng góp và phản hồi qua lại từ tất cả mọi người.
Drury (2008) lập luận rằng “mạng xã hội cho phép mọi người chia sẻ và tương tác với

4
nhau để nội dung được chia sẻ trở nên dân chủ hóa hơn bao giờ hết”. Là một thành
phần chính của tính tương tác, “sự tham gia là mức độ mà người gửi và người nhận
tích cực tham gia vào quá trình tương tác trái ngược với việc độc thoại, quan sát hoặc
ẩn nấp một cách thụ động" (Burgoon at al., 2000). Koh và Kim (2004) đã áp dụng mô
hình hành vi công dân tổ chức (OCB), coi sự tham gia là một hành vi tự nguyện trong
cộng đồng ảo (ví dụ: cung cấp thông tin và kiến thức có giá trị cho các thành viên
đang tìm kiếm sự trợ giúp). Cụ thể, sự tham gia có thể được đo lường thông qua tần
suất truy cập, thời gian lưu lại trên mạng xã hội của người dùng.
Tính cởi mở: Một đặc điểm rõ ràng khác của mạng xã hội là “tính cởi mở đối
với phản hồi và sự tham gia của người dùng bằng cách có ít rào cản đối với việc truy
cập thông tin hoặc đưa ra nhận xét” (Mayfield, 2008). Đặc tính cởi mở được tăng
cường bởi việc kết nối mạng một cách dễ dàng và cơ chế dễ sử dụng để tạo và chia sẻ
nội dung. Sự cởi mở phổ biến khi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, chia sẻ cuộc sống
của họ trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội như Facebook,
Instagram,Twitter,... Tùy thuộc vào cấu trúc của chúng, một số loại nền tảng xã hội có
thể được coi là cởi mở hơn những loại khác. Ví dụ: các diễn đàn và bảng tin trực
tuyến được tổ chức bởi các cộng đồng có thể được coi là kém cởi mở hơn so với
Facebook hay Twitter mà bất kỳ ai cũng có thể đăng ký. Làm thế nào có thể đo lường
mức độ cởi mở trên mạng xã hội? Trong bối cảnh giao tiếp, Rogers (1987) đề xuất
“tính cởi mở liên quan đến ba loại hành vi: yêu cầu thông tin, nhận thông tin và hành
động dựa trên thông tin nhận được”. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng “sự cởi mở
trong giao tiếp cao hơn giữa những người có chung công việc/sở thích” (Myers et al.,
1999. Như vậy, bản chất của sự cởi mở, thông qua mạng xã hội có thể được xác định
bằng cảm giác dễ dàng trong việc đưa, nhận nội dung và nhận xét của người dùng.
Tính đối thoại: So với các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền
hình hay báo, radio, tạp chí, “mạng xã hội cho phép người dùng có thể đối thoại hai
chiều thay vì truyền hoặc phân phối thông tin một chiều tới khán giả” (Mayfield,
2008). Trong khi sự tham gia là tính tương tác định hướng hành vi/hành động, thì tính
đối thoại bắt nguồn từ khía cạnh giao tiếp của tính tương tác. Mức độ đối thoại khác
nhau tùy theo loại nền tảng mạng xã hội. Ví dụ: trong khi Facebook cung cấp nhiều
thành phần giao tiếp cho các cuộc trò chuyện giữa những người dùng, thì Youtube và
các tiểu blog như Twitter có khả năng trò chuyện hoặc giao tiếp hai chiều tương đối
hạn chế hơn do các tiện ích và cấu trúc cốt lõi vốn có trong các nền tảng mạng xã hội
này.
Tính cộng đồng: Mạng xã hội cho phép các cá nhân và tổ chức xác định và giao
tiếp với những người mà họ muốn kết giao. Nghĩa là, nó “cung cấp một cơ chế cho
các cá nhân và tổ chức hình thành cộng đồng một cách nhanh chóng và phát triển mối
quan hệ hiệu quả với những người khác” (Mayfield, 2008). Trên thực tế, nhiều người
đã coi mạng xã hội là một phương tiện hiệu quả để phát triển cộng đồng. Ví dụ: mạng
xã hội Facebook có những cộng đồng riêng tư hoặc công khai mà trong đó, nhiều

5
người tương tác qua lại và chia sẻ những kiến thức, sở thích, kinh nghiệm thuộc cùng
lĩnh vực với nhau. Mặc dù mạng xã hội giúp thúc đẩy các cộng đồng, nhưng bản chất
của nó không chỉ đơn giản là xây dựng các cộng đồng. Nói cách khác, mạng xã hội
cung cấp một phương tiện hiệu quả để phát triển cộng đồng, nhưng bản chất cốt lõi là
liên kết các cá nhân và tổ chức với những người khác có điểm chung nhất định, được
xác định bởi nhu cầu và sở thích tạm thời của họ tại thời điểm tương tác.
Tính kết nối: Mối quan hệ giữa các cá nhân có thể được tạo ra, phát triển và
duy trì không chỉ bằng giao tiếp ngoài đời thực mà còn qua trung gian tương tác thông
qua các nền tảng mạng xã hội trực tuyến. Sự kết nối xã hội có thể được định nghĩa là
“mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội nói chung” (Teixeira, 1992). “Sự
kết nối được nhận thức có liên quan tích cực đến sự gần gũi và đồng nhất với những
người khác” (Lee, Draper, 2001). Theo nghĩa này, những người có tính kết nối cao
cảm thấy gần gũi và hòa nhã với người khác, đồng cảm với họ và tham gia vào các
nhóm xã hội trong khi những người có tính kết nối thấp thường trải qua tâm lý xa cách
với người khác, cảm thấy mình là người ngoài cuộc và không phù hợp với các tình
huống xã hội. Bên cạnh đó, ngoài tính kết nối các cá nhân với người quen cũng như
người lạ của mạng xã hội, việc “hiển thị công khai và trình bày rõ ràng các kết nối hay
các mối quan hệ của một người thường dẫn đến các kết nối mới giữa nhiều cá nhân
hơn” (Boyd, Ellison, 2007).
2. Lối sống
2.1. Khái niệm:
Theo E.V Sorokhova: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh
sống tiêu biểu xuất hiện trong những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định của các dân
tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, cá nhân trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong
phạm vi xã hội - chính trị và riêng tư thường ngày, trong những mối quan hệ qua lại
của mọi người và trong đời sống cá nhân”. Khái niệm về lối sống có thể được coi là
vô số hành vi, thói quen, giá trị, suy nghĩ, cảm xúc và quyết định mà một cá nhân hoặc
một nhóm người thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của họ. Lối sống của một người
có thể có tác động lớn đến sức khỏe, hạnh phúc, các mối quan hệ và thành công trong
cuộc sống của họ. Ví dụ, một người có thể có sức khỏe tốt hơn và thành công hơn
trong cuộc sống nếu họ duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ và tập thể dục
thường xuyên. Do đó, phát triển một lối sống có ý nghĩa và lành mạnh là một phần
quan trọng của cuộc sống. Thay thế những thói quen và hành vi không lành mạnh
bằng những thói quen và hành vi có lợi hơn cần có sự tập trung, quyết tâm và kiên trì.
Lối sống rất khó định lượng và dễ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn thời
gian của mỗi người. Một số những công cụ đã được phát triển để đánh giá một cách
khách quan lối sống và các yếu tố có liên quan, bao gồm Health-Promoting Lifestyle
Profile (HPLP), Adolescent Lifestyle Questionnaire (ALQ), Adolescent Lifestyle
Profile (ALP) và thang đo Adolescent Health-Promoting (AHP). Thang đo HPLP
(Walker et al. 1995) được phát triển để giải thích hành vi coi trọng việc giữ gìn và bảo

6
vệ sức khỏe - một biểu hiện của xu hướng hiện thực hóa con người hướng tới việc duy
trì hoặc tăng mức độ hạnh phúc, tự hiện thực hóa và thỏa mãn cá nhân mỗi người
(Pender, 1987). Tuy nhiên, HPLP đã được phát triển và thử nghiệm đối với những
người trưởng thành, và thanh thiếu niên, những người trẻ tuổi cần những công cụ phù
hợp để đánh giá lối sống phù hợp với họ. ALQ (Gillis, 1997) đã được thử nghiệm trên
một mẫu gồm 292 học sinh từ 12–19 tuổi ở một khu nông thôn tại miền đông Canada.
ALP (Hendricks et al, 2006) đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng mẫu gồm 207
học sinh từ 10–15 tuổi trong một quận ở Hoa Kỳ. Do hai công cụ này được phát triển
và thử nghiệm trên các mẫu sinh viên nhỏ và tương đối trẻ nên chúng không được sử
dụng rộng rãi do tính ứng dụng và tính đại diện kém.
Thang đo HLSUS (Healthy Lifestyle Scale for University Students) (Dong
Wang et al, 2012) bao gồm 15 danh mục: dinh dưỡng, tập thể dục, thói quen ngủ, thói
quen sinh hoạt cá nhân, sự an toàn, thói quen học tập, giải trí, tình dục, sự bảo vệ môi
trường, sự hỗ trợ xã hội, trách nhiệm với sức khỏe, quản lý sự căng thẳng, sự trân
trọng cuộc sống, đạo đức cá nhân và hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Thang
đo này được các chuyên gia thuộc lĩnh vực sức khỏe thanh thiếu niên nghiên cứu và
phát triển, phù hợp để đo lường lối sống của sinh viên đại học.
2.2. Lối sống sinh viên
“Lối sống của sinh viên là sự phản ánh (chủ quan, có chọn lọc) nội dung và
hoạt động của đời sống xã hội, tạo thành một chỉnh thể, hệ thống với những đặc trưng
chủ yếu. Những đặc điểm này được biểu hiện trong định hướng giá trị và trong hoạt
động, liên tưởng, hành vi và hoạt động cá nhân của sinh viên”. (ThS. Đặng Thị Lan,
2001). Lối sống là một yếu tố quan trọng và quyết định đến mức có thể nói nếu lơ là
hoặc sao nhãng thì việc nghiên cứu, đào tạo và giáo dục con người nói chung và sinh
viên nói riêng sẽ bị hỗn loạn, không quan trọng lắm (ThS. Đặng Thị Lan , 2001).
Về mặt tích cực, việc áp dụng lối sống sinh viên có thể mang lại lợi ích to lớn
cho sinh viên bằng cách giúp họ phát triển khả năng và đạt được mục tiêu học tập.
Những người duy trì lối sống năng động thường có kỹ năng quản lý thời gian tốt, đặt
mục tiêu rõ ràng và có kế hoạch hành động hiệu quả để đạt được chúng. Họ cũng có
nhiều khả năng tham gia sâu hơn vào công việc học tập và các hoạt động ngoại khóa,
điều này tạo ra một môi trường lý tưởng để cải thiện các kỹ năng và trau dồi kiến
thức. Tuy nhiên, nếu sinh viên có lối sống ít vận động, nó có thể có những tác động
tiêu cực. Ví dụ, họ có thể gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian hiệu quả, điều này
có thể dẫn đến khả năng tập trung kém và kết quả học tập kém. Họ cũng có thể tham
gia vào các hoạt động xã hội không lành mạnh do căng thẳng, chẳng hạn như sử dụng
ma túy hoặc rượu, điều này có thể gây tổn hại thêm cho sức khỏe của họ.
2.3. Biểu hiện
Theo ThS. Đặng Thị Lan, lối sống sinh viên cần được nghiên cứu những biểu
hiện của nó trrong các khía cạnh: định hướng hướng giá trị của sinh viên, nhu cầu hoạt
động văn hóa, hoạt động xã hội, giao tiếp ứng xử, kết quả học học tập:

7
Những sinh viên đang tiến bộ và đánh giá cao giá trị bản thân thường có mục
tiêu rõ ràng và kế hoạch cụ thể để đạt được chúng. Họ có xu hướng làm việc theo các
quy trình riêng biệt, tập trung vào các mục tiêu của mình và hiểu rõ các bước cần thiết
để đạt được các mục tiêu đó. Sinh viên đam mê những gì họ làm và luôn làm việc
không mệt mỏi để đạt được mục tiêu của mình. Ngoài ra, sinh viên còn chú ý đến các
phẩm chất nhân cách: học vấn sâu rộng, tư duy kinh tế, sức sống, thích nghi nhanh,
thông thạo ngoại ngữ... (ThS. Đặng Thị Lan, 2001).
Sinh viên có nhu cầu sinh hoạt văn hóa thường tích cực tham gia các hoạt động
văn hóa tại trường học, cộng đồng hoặc thành phố nơi họ đang sống. Điều này giúp
cho họ có thể tạo ra mối quan hệ xã hội, mở rộng mạng lưới quan hệ và cải thiện kỹ
năng giao tiếp. Hoạt động sinh hoạt văn hóa dành cho sinh viên là một trong những
điều quan trọng đối với sinh viên vì sinh viên có hiểu biết thêm về ý nghĩa của hoạt
động xã hội, mà còn giúp lan tỏa những giá trị nhân văn, những tấm gương tích cực,
giúp các bạn có thêm niềm tin vào lợi ích mà hoạt động xã hội mang lại (Phan Thị Tố
Anh và cộng sự, 2022).
Sinh viên thường tích cực tham gia các hoạt động xã hội, như câu lạc bộ, tổ
chức sinh viên, tình nguyện, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng, thể hiện sự quan tâm và chăm
sóc đến xã hội. Tuy nhiên Thực tế, qua báo cáo mới nhất của Hội sinh viên Việt Nam,
tổng kết công tác hội và phong trào sinh viên năm 2019-2020 cho thấy: Vẫn còn một
bộ phận sinh viên vi phạm pháp luật, sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm, thiếu các
kỹ năng cần thiết; chưa tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động tình
nguyện; bị ảnh hưởng bởi các thông tin, quan điểm, trào lưu xấu độc trên mạng xã hội.
Sinh viên có khả năng giao tiếp tốt, biết cách thể hiện ý tưởng, lắng nghe và
hiểu ý kiến của người khác, gây được sự tín nhiệm và ảnh hưởng đến những người
xung quanh. Bên cạnh đó sinh viên có khả năng tư duy nhạy bén, hiểu được những
tình huống xảy ra, đưa ra giải pháp phù hợp, tránh xảy ra xung đột và giải quyết vấn
đề một cách thích hợp. Khả năng tư duy phản biện và sáng tạo, giải quyết vấn đề và ra
quyết định, giao tiếp và hợp tác hiệu quả là những kỹ năng quan trọng mà sinh viên
đại học cần có (Crawford & Gibson, 2019).
Sinh viên đặt nỗ lực và thời gian để học tập, rèn luyện kiến thức, nắm vững
kiến thức chuyên môn và kỹ năng phương pháp. Sinh viên có kết quả học tập tốt, đáp
ứng được yêu cầu của trường và ngành học, giúp họ có cơ hội tiếp cận với công việc
và các chương trình học bổng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nỗ lực học tập của sinh
viên là một yếu tố quan trọng đối với thành công trong học tập và sự nghiệp sau này.
Những sinh viên có nỗ lực học tập cao thường có kết quả học tập tốt và có cơ hội tiếp
cận với các công việc và chương trình học bổng sau khi tốt nghiệp.
2.4. Các nhân tố tác động đến lối sống
Môi trường học tập: Bao gồm chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, cơ sở
vật chất và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu học tập. (Usman et al ., 2019). Chất lượng
giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên tiếp thu kiến thức và phát

8
triển kỹ năng. Môi trường học tập thoải mái, an toàn và có tính cộng đồng tốt sẽ giúp
sinh viên tăng cường sự tự tin và động lực học tập. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp
ứng yêu cầu học tập cũng là một nhân tố quan trọng để giúp sinh viên học tập hiệu
quả hơn.
Gia đình: Ảnh hưởng của gia đình đến lối sống của sinh viên, bao gồm giá trị,
quan điểm và ủng hộ trong học tập (Guy Roth et al., 2012). Gia đình có thể góp phần
xây dựng giá trị, quan điểm, cách cư xử và định hướng cho con em mình. Việc gia
đình ủng hộ và động viên cho việc học tập của sinh viên cũng rất quan trọng để đạt
được thành tích tốt. Ngoài ra, môi trường gia đình ổn định và hạnh phúc cũng ảnh
hưởng đến tâm lý của sinh viên, giúp họ có năng lượng và khả năng tập trung hơn cho
học tập và cuộc sống sinh hoạt.
Tài chính: Tài chính là một yếu tố quan trọng đối với lối sống của sinh viên,
bởi vì họ thường phải tự trang trải cho chi phí sinh hoạt, học phí, và các chi phí khác
như sách vở, phí giải trí và ăn uống. Khả năng tài chính của sinh viên có thể ảnh
hưởng đến lựa chọn các hoạt động giải trí và thể thao, chất lượng và địa điểm sinh
hoạt.
Nơi ở: Nơi sinh sống của sinh viên có thể ảnh hưởng đến lối sống của họ. Sinh
viên sống trong ký túc xá của trường có lịch trình và quy định khác với những người
sống ngoài trường. Điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, giấc ngủ và thời
gian để học tập và tham gia các hoạt động giải trí.
3. Lý thuyết về nghiện mạng xã hội
3.1. Nghiện mạng xã hội:
Trong những năm gần đây, các mạng truyền thông xã hội trực tuyến (OSM) đã
trở thành một trong những yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng Internet. Nhất là đối
với giới trẻ, việc sử dụng OSM ngày càng tăng và trở thành một yếu tố quan trọng
trong sự hiện diện xã hội của họ. Tuy nhiên, việc định nghĩa các OSM là gì cũng
không phải là điều dễ dàng, bởi vì có nhiều định nghĩa và lý thuyết khác nhau về
chúng. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều cho rằng OSM là nơi mà một nhóm mọi
người có thể tương tác, chia sẻ thông tin, giao tiếp và tạo ra cộng đồng. “Dưới góc độ
này, chúng ta phải nhìn nhận rằng mạng xã hội luôn tồn tại, internet có mang lại tính
tức thời cho truyền thông và mở rộng kịch bản của nó” (Fuentes, Esteban &
Carol,2015). Đối mặt với những khả năng do OSM mang laik, các tác động tiêu cực
khác nhau đang xuất hiện ở giới trẻ. Con người như là hệ quả cảu một số đặc điểm nội
tại và bối cảnh giao tiếp mà họ tạo ra, , chẳng hạn như: ẩn danh, dễ dàng truy cập, tốc
độ truy cập, không bị ức chế, khả năng chi trả và không có tiếp xúc vật lý (Griffiths,
1995; Fuentes, Esteban & Caro, 2015), cũng như tiếp xúc lâu dài, mà tạo ra cái mà
một số tác giả gọi là nghiện OSM.
“Nghiện mạng xã hội có thể được coi là một dạng nghiện Internet, trong đó các
cá nhân thể hiện sự thôi thúc sử dụng mạng xã hội quá mức” (Griffiths, 2000;
StarCeviC, 2013). “Những người mắc chứng nghiện mạng xã hội thường có sự quan

9
tâm cực độ đến các nền tảng mạng xã hội và bị áp lực không kiểm soát để đăng nhập
và sử dụng chúng. (Andreassen & Pallesen, 2014). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các
triệu chứng nghiện mạng xã hội có thể biểu hiện ở tâm trạng, nhận thức, phản ứng thể
chất và cảm xúc cũng như các vấn đề tâm lý và giao tiếp giữa các cá nhân. Chóliz và
Marco (2012) đã chỉ ra rằng chứng nghiện mạng xã hội có thể được nhận thấy thông
qua một loạt các hành vi. Điều này bao gồm thường xuyên cần được kết nối nhiều hơn
cảm thấy khó chịu khi kết nối bị gián đoạn, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội
nhiều hơn dự định ban đầu, mong muốn ngừng sử dụng Internet nhưng không thể bỏ
được, sử dụng quá nhiều thời gian cho các hoạt động liên quan đến Internet, bỏ các
hoạt động khác để sử dụng Internet nhiều hơn và sử dụng Internet mặc dù biết rằng nó
gây đau đớn. Tuy nhiên để xác định xem ai đang bị nghiện mạng xã hội và ai không,
ta cần quan tâm đến mức độ tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến cuộc sống và
tương tác xã hội của một người. Nếu việc sử dụng mạng xã hội gây ra tác động tiêu
cực đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của người dùng, thì có thể coi họ là một người
bị nghiện mạng xã hội.
Thang đo Bergen về nghiện mạng xã hội (BSMAS; Andreassen và cộng sự,
2017) là công cụ đo lường mức độ nghiện mạng xã hội dựa trên các yếu tố như thời
gian sử dụng mạng xã hội, khả năng kiểm soát và cảm giác bất an khi không sử dụng.
Trong hai nghiên cứu, BSMAS được sử dụng để đánh giá mức độ nghiện mạng xã
hội. Cùng với đó, Thang đo nghiện Facebook,... của Bergen (BFAS) được phát triển
lần đầu tiên bởi Andreassen và các đồng nghiệp (2012) với sáu mục tiêu chuẩn, mô tả
từng khía cạnh của hành vi gây nghiện, bao gồm: sự nổi bật, thay đổi tâm trạng, khả
năng chịu đựng, triệu chứng cai nghiện, xung đột và tái nghiện.
3.2. Tác động tiêu cực của nghiện mạng xã hội
Nghiện mạng xã hội có nhiều hậu quả tiêu cực như khó khăn về nhận thức linh
hoạt, vấn đề về ra quyết định, tăng mức độ lo lắng, bỏ qua hoạt động quan trọng và
ảnh hưởng đến trí nhớ và tập trung. Người dùng thường dễ bị lạc quan điểm và phụ
thuộc vào ý kiến của người khác, dẫn đến khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Họ
cũng thường cảm thấy áp lực để theo kịp với các nội dung mới nhất và bỏ qua các
hoạt động quan trọng khác. Việc tiếp xúc với thông tin ngắn gọn trên mạng xã hội
cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và lưu trữ thông tin lâu dài. Bất kể
chúng ta áp dụng quan điểm nào, không thể phủ nhận rằng việc lạm dụng công nghệ
có tác động tiêu cực hậu quả đối với người đó, trong chừng mực chúng tạo ra sự gián
đoạn trong cuộc sống của chúng ta (Fuentes, Esteban & Caro,2015) và đặc biệt là ở
nhóm thanh thiếu niên dễ bị tổn thương (Chóliz & Marco, 2012). Gia tăng mối lo ngại
khi người dùng trẻ tuổi tiếp xúc với bắt nạt trên mạng, quấy rối hoặc ngôn từ kích
động thù địch, gây ra các rủi ro như trầm cảm và tự tử.
4. Các khía cạnh của lối sống sinh viên bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội
4.1. Định hướng bản thân

10
Định hướng giá trị của sinh viên được hiểu là các giá trị, niềm tin và tiêu chuẩn
mà sinh viên tin tưởng và định hướng đến trong cuộc sống của mình.‘‘Phụ thuộc vào
định hướng giá trị của họ, sinh viên ít nhiều đã trải qua sự can thiệp về động lực khi ở
cùng bạn bè” (Hofer, Schmid & Zivkovic, 2008). Định hướng giá trị bản thân là cơ sở
để hình thành bản sắc cá nhân của sinh viên và có thể ảnh hưởng đến quyết định của
họ trong việc lựa chọn nghề nghiệp, mối quan hệ và cách sống. “Họ theo đuổi và được
cho là phải theo đuổi các mục tiêu cá nhân khác trong các lĩnh vực khác
nhau.”(Nurmi, Poole, & Kalakoski, 1994).
Nghiện MXH tác động tiêu cực đến định hướng giá trị bản thân của sinh viên
theo nhiều cách: Thứ nhất, ảnh hưởng đến quan điểm và niềm tin của sinh viên: Khi
sử dụng mạng xã hội quá mức, sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi thông tin và quan
điểm sai lệch hoặc tiêu cực, gây ra những tác động tiêu cực đến niềm tin và quan điểm
của họ. “Hơn một thế kỷ trước, W. James (1890) đã lập luận rằng lòng tự trọng tăng
và giảm quanh mức điển hình của nó để phản ứng với những thành công và thất bại
trong các lĩnh vực mà một người đã đánh cược giá trị bản thân.” Và, nó gây ra cảm
giác tự ti và áp lực cho sinh viên: Số lượng lớn các nội dung hoàn hảo trên MXH có
thể gây cảm giác phủ nhận bản thân, áp lực về việc có một hình ảnh ‘hoàn hảo” trên
MXH, bao gồm số lượt thích và bình luận, số lượng người theo dõi và nội dung được
chia sẻ. Khi không đáp ứng được những nhu cầu này, sinh viên có thể cảm thấy tự ti
về bản thân. MXH cũng thúc đẩy thái độ so sánh giữa các sinh viên. Khi thấy người
khác có một cuộc sống tốt hơn, một hình ảnh cá nhân đẹp hơn và nhiều người theo dõi
hơn, các sinh viên có thể cảm thấy thất bại và không đủ tốt. Những điều này có thể
khiến cho sinh viên trở nên phụ thuộc vào sự đánh giá và phê bình từ người khác, dẫn
đến cảm giác cần thiết phải được chấp nhận và yêu thích bởi người khác thay vì tự tin
và đặt mục tiêu của mình dựa trên những giá trị cá nhân. “Sinh viên có thể nảy sinh ra
cảm giác “ghen tị” độc hại chẳng hạn như muốn làm hại đến người bị ghen tị, dẫn đến
những phản ứng không mong muốn về mặt xã hội.”( Cohen-Charash, Y., & Larson, E.
C.b,2017).
H1: Nghiện MXH tác động tiêu cực đến định hướng giá trị bản thân của sinh viên.
4.2. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa
Các hoạt động văn hóa là một trong những khía cạnh quan trọng tác động và
ảnh hưởng tới lối sống của sinh viên. Vậy việc mong muốn hay nhu cầu được tham
gia vào các hoạt động văn hóa của sinh viên được định nghĩa như thế nào và những
ảnh hưởng của Nghiện MXH đến khía cạnh này. "Nhu cầu sinh hoạt văn hóa là nhu
cầu của con người trong việc tìm kiếm và trải nghiệm các hoạt động văn hóa như nghệ
thuật, âm nhạc, phim ảnh, văn học, thể thao và du lịch, giúp cho cuộc sống của họ trở
nên đa dạng và thú vị hơn." (Chris Rojek, 2001). "Nhu cầu sinh hoạt văn hóa là nhu
cầu của con người trong việc tìm kiếm và trải nghiệm các hoạt động văn hóa để thỏa
mãn nhu cầu tinh thần và thúc đẩy sự phát triển cá nhân, tạo ra sự đa dạng và tính sáng
tạo trong cuộc sống."( Howard Gardner,2006). Đây là hai trong số rất nhiều định

11
nghĩa về nhu cầu sinh hoạt văn hóa mà nhóm sử dụng để làm tiền đề cho việc nghiên
cứu ảnh hưởng của việc Nghiện MXH tới quan điểm, hành vi của sinh viên thể hiện ở
khía cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hóa.
Khả năng tập trung cũng là một trong những yếu tố khiến sinh viên có hay
không những mong muốn tìm kiếm và trải nghiệm các hoạt động văn hóa. "Sử dụng
quá nhiều mạng xã hội có thể dẫn đến sự phân tán tập trung và giảm năng suất."
(Newport, 2016) hay "Việc sử dụng mạng xã hội quá tải có thể dẫn đến sự phân tán
tập trung và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tập trung và hiệu suất làm việc." (Rosen,
Carrier, & Cheever, 2013) cho thấy rằng, việc nghiện MXH sẽ khiến sinh viên dần
mất tập trung vào các hoạt động khác. Ngoài ra, việc sinh viên dần mất hứng thú vào
các hoạt động văn hóa còn đến từ các vấn đề về tâm lý, tinh thần. "Các nghiên cứu
cho thấy rằng sử dụng mạng xã hội quá tải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần,
dẫn đến tình trạng lo âu, stress và thiếu ngủ." (Chou & Edge, 2012). Tình trạng xấu về
tinh thần của sinh viên gặp phải có thể đến từ các nội dung không lành mạnh trên
mạng xã hội hoặc phải cố gắng để tạo những bài viết hào nhoáng cho bản thân trên
mạng xã hội. Những biểu hiện trên cho thấy rằng Nghiện MXH sẽ khiến sinh viên có
những biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến mong muốn tham gia vào các
hoạt động văn hóa của họ. Do đó, chúng tôi lập luận rằng việc sử dụng MXH quá
nhiều dẫn đến tình trạng Nghiện MXH sẽ khiến sinh viên càng hạn chế các nhu cầu
sinh hoạt văn hóa.
H2: Nghiện MXH tác động tiêu cực đến nhu cầu sinh hoạt văn hóa của sinh viên.
4.3. Hoạt động xã hội
Các hoạt động xã hội của sinh viên được chúng tôi xem xét dựa trên nhu cầu xã hội
của sinh viên. Nhu cầu này bao gồm sự giao lưu, kết nối và tham gia vào cộng đồng,
đóng góp cho sự phát triển của xã hội và thúc đẩy các hoạt động văn hóa. "Hoạt động
xã hội là các hoạt động tương tác xã hội giữa các cá nhân, tập thể hoặc tổ chức trong
một cộng đồng nhằm thực hiện các mục đích xã hội nhất định."(M. Jahi Chappell và
Carmen Bain,2016). "Hoạt động xã hội là các hình thức tương tác giữa con người
trong xã hội, bao gồm việc chia sẻ thông tin, ý tưởng, kiến thức và kinh nghiệm, giúp
đỡ lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển của xã hội."( Kathleen Stassen Berger,2016).
Hoạt động xã hội là một khía cạnh quan trọng trong lối sống của sinh viên. Có
rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động xã hội, song nhóm lựa chọn hai định
nghĩa nói trên để nghiên cứu tác động của nghiện MXH đến khía cạnh này. Theo định
nghĩa trên, thì sử dụng MXH cũng là một hình thức tham gia vào hoạt động xã hội
bằng việc giao lưu, chia sẻ thông tin với người khác qua internet. "Tuy nhiên, với sự
phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội, nghiện Facebook, Instagram và
Twitter đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, khiến cho người dùng trở nên cô đơn
và cảm thấy bị cô lập khỏi xã hội." (Forbes,2019). Biểu hiện cô đơn, cảm giác bị cô
lập sẽ khiến sinh viên dần rời khỏi các hoạt động trải nghiệm thực tế và lấn sâu vào
thế giới MXH “ảo”. "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghiện mạng xã hội có thể dẫn

12
đến sự cô đơn và mất cảm giác xã hội, do sự tách biệt với môi trường xã hội thực tế."
(The Guardian,2018), khiến sinh viên dần dần tự thu mình lại, không còn nhiều các
hoạt động tương tác trực tiếp nhằm duy trì các mối quan hệ với bạn bè, gia đình,... "Sử
dụng quá mức các nền tảng truyền thông xã hội có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, do
người dùng dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội thay vì giao tiếp với bạn bè và
gia đình trong cuộc sống thực." (CNN,2019) “Nghiện” MXH khiến sinh viên dành
phần lớn thời gian, tinh thần và tư duy cho việc sử dụng mạng xã hội. Cảm giác cô
đơn, biểu hiện tách biệt khỏi các hoạt động trong cuộc sống thực sẽ khiến sinh viên
dần mất đi sự tự tin, các kiến thức xã hội và các kỹ năng hoạt động vốn có. Do đó,
chúng tôi lập luận rằng việc nghiện MXH sẽ khiến sinh viên giảm các khả năng tham
gia và thiếu thái độ tích cực trong các hoạt động xã hội ở trường và địa phương.
H3: Nghiện MXH tác động tiêu cực đến hoạt động xã hội của sinh viên.
4.4. Hoạt động giao tiếp ứng xử
Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu giao tiếp xã hội của mọi người, mạng xã
hội đã trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến với sự phát triển công nghệ kỹ thuật và
điện thoại. “Điện thoại di động đã tạo ra một tình huống xã hội theo đó mọi người
đang quen với việc tránh giao tiếp giữa người với người bằng cách chuyển sang sử
dụng điện thoại di động”(Kalpathy Ramaiyer Subramanian, 2017). Phong cách sống
của xã hội ngày nay đã làm cho việc sử dụng mạng xã hội trở nên hữu ích hơn cho
giao tiếp của mọi người. Các thông tin các nhân, phương thức liên lạc dường như có
sẵn trong hồ sơ người dùng trên các nền tảng xã hội như Facebook, IG,.. như vậy mọi
thứ trở nên dễ dàng hơn cho việc liên lạc với nhau.
Tuy nhiên, mạng xã hội là một con dao hai lưỡi. “Mạng xã hội cũng đã thay đổi
cách mà chúng ta tương tác với nhau, chủ yếu là cách chúng ta đánh mất các kỹ năng
xã hội của mình” (Kalpathy Ramaiyer Subramanian, 2017). Nhiều người hiện nay gặp
khó khăn trong việc thực hiện các cuộc trò chuyện bình thường hoặc tương tác trực
tiếp với mọi người do phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này là do việc sử dụng mạng
xã hội thường xuyên đã làm giảm khả năng tương tác trực tiếp của chúng ta. Nó có thể
dẫn đến sự cô đơn, tăng cảm giác lo lắng và sợ hãi trong các tình huống giao tiếp, và
giảm khả năng tập trung trong các hoạt động xã hội trực tiếp như theo nghiên cứu của
Esthela Galvan vela và cộng sự (2021).
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nghiện mạng xã hội trở
thành một vấn đề ngày càng phổ biến đối với sinh viên. ”Khi xem xét các mục đích sử
dụng internet ở Thổ Nhĩ Kỳ, 82,4% cá nhân sử dụng internet trong ba tháng đầu năm
2016 đã chia sẻ hồ sơ hoặc ảnh, tin nhắn và nội dung trên mạng xã hội của họ. Tỷ lệ
này ở thanh thiếu niên và học sinh cao hơn so với các nhóm tuổi khác”(TUIK,2016).
Và theo thang đo mức độ nghiện mạng xã hội của Cengiz Şahin (2018): “Những cá
nhân dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội có mong muốn được thông báo về bất
cứ điều gì ngay lập tức, điều này có thể gây ra sự khoan dung ảo, giao tiếp ảo và vấn
đề ảo. Các hành vi buộc người đó thực hiện những hành động này có thể được giải

13
thích là nghiện mạng xã hội”. Việc nghiện mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến khả
năng giao tiếp và ứng xử của sinh viên. Sinh viên có thể trở nên khó khăn trong việc
tương tác trực tiếp với người khác. Họ có thể cảm thấy bất tự nhiên hoặc không thoải
mái khi đối diện với người khác và thiếu kỹ năng giao tiếp cơ bản như nhìn vào mắt
của người đối diện. Mạng xã hội cho phép người dùng tự do thể hiện ý kiến của mình
một cách nhanh chóng và dễ dàng, sinh viên có thể trở nên ít kiên nhẫn và có xu
hướng đưa ra phản hồi vội vàng hoặc thái quá khi gặp phải các vấn đề khó khăn. Điều
này có thể dẫn đến việc xảy ra các xung đột và mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa sinh
viên và người khác. Từ những điều trên, chúng tôi đề xuất giả thuyết rằng:
H4: Nghiện MXH tác động tiêu cực đến hoạt động giao tiếp ứng xử của sinh viên.
4.5. Kết quả học tập
Nghiện mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của một người nếu
nó trở thành một hoạt động phân tán quá nhiều thời gian và tài nguyên của họ. “Sử
dụng phương tiện truyền thông xã hội đã được chứng minh là có liên quan đến kết quả
học tập giảm” (Yubo Hou et al., 2019) Nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến việc lãng
phí thời gian, giảm khả năng tập trung và hiệu quả trong học tập, gây ra stress và cảm
giác kiệt sức, dẫn đến kết quả học tập kém hơn, Jaffar Abbas đã viết trong bài nghiên
cứu của ông rằng: “Một số sinh viên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, dẫn
đến lượng lớn thời gian bị lãng phí” (Jaffar Abbas et al., 2019). “Mạng xã hội cũng có
thể làm giảm khả năng nhận thức và tăng cường sự phân tâm trong học tập, điều này
có thể dẫn đến kết quả học tập kém” (Ajay M. Bhandarkar và cộng sự, 2020). Vậy có
thể thấy rằng: nghiện mạng xã hội cũng có thể dẫn đến sự phân tâm và làm giảm khả
năng giao tiếp xã hội của một người. Điều này có thể làm cho một người cảm thấy cô
đơn và thiếu tự tin, ảnh hưởng đến khả năng học tập và thành công trong cuộc sống.
H5: Nghiện MXH tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên.
5. Lý thuyết nền (Theory background)
Mạng xã hội cung cấp cho người dùng rất nhiều lợi ích, bao gồm kết nối với
bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, tìm kiếm thông tin và giải trí. Nghiện mạng xã hội có
thể biểu hiện dưới dạng các vấn đề tâm lý dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau: “Nghề
nghiệp, thay đổi cảm xúc, tái nghiện và xung đột trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống
hàng ngày như riêng tư, kinh doanh hoặc học tập, giữa các cá nhân trong cuộc sống
của con người bằng cách tiến triển với các quá trình nhận thức, tình cảm và hành vi.”
(Tutgun-Unal, 2015). Nghiện mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến lối sống của con
người theo nhiều khía cạnh: định hướng giá trị bản thân, nhu cầu sinh hoạt văn hóa,
hoạt động xã hội, giao tiếp ứng xử, và kết quả học tập. Một số lý do sau đây có thể
giải thích tại sao mạng xã hội có thể gây nghiện: “Các lý do gây nghiện mạng xã hội
được liệt kê là, thứ nhất là thiếu bạn bè, thứ hai là việc sử dụng mạng xã hội được coi
là một hoạt động, thứ ba là hoàn thành sứ mệnh, thứ tư là sau các sự kiện hiện tại và
cuối cùng là hòa nhập với cuộc sống thực” (Mehmet Emin Aksoy, 2018). Các yếu tố
này góp phần dẫn đến nghiện mạng xã hội, một khi người dùng bị nghiện mạng xã hội

14
thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe. Việc sử dụng mạng xã hội quá
nhiều là một trong những dấu hiệu của ‘Nghiện” nhưng nó không đủ để chứng minh
người đó bị nghiện mạng xã hội. Vì Griffiths đã từng khẳng định rằng: “Cũng cần lưu
ý rằng, việc sử dụng quá mức một hoạt động thì không nhất thiết đồng nghĩa với
nghiện ngập.” (Mark D. Griffiths và cộng sự, 2014). Khi người dùng sử dụng mạng xã
hội không đúng cách và có thể làm tăng khả năng bị nghiện thì sẽ ảnh hưởng xấu đến
bản thân và đáng chú ý là vấn đề sức khoẻ: “Sự phổ biến của internet, điện thoại thông
minh, các trang mạng xã hội đã làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm và tự tử ở giới
trẻ.” (Tuan Hai Nguyen và cộng sự, 2020). Vì vậy, bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ
điều tra rõ hơn và đưa ra những giải pháp để người dùng mạng xã hội đúng cách và
tránh bị nghiện mạng xã hội là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và cuộc sống cân
bằng của mỗi người chúng ta.
6. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các bài thực nghiệm và nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
vấn đề “Mạng xã hội ảnh hưởng đời sống và học tập của sinh viên”. Tổng hợp thông
tin và từ các giả thuyết nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu đề tài “tác động
của nghiện mạng xã hội đến lối sống của sinh viên” trong phạm vi Đại học Đà Nẵng.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu


7. Tổng kết chương 1
Qua chương 1, chúng ta có được cái nhìn tổng quan về khái niệm nghiện mạng
xã hội, khái niệm về lối sống sinh viên và các khía cạnh của lối sống. Nghiện mạng xã
hội là một khái niệm có thể được coi là một dạng nghiện Internet, khiến con người
khó kiểm soát hành vi và tần suất sử dụng mạng xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến bản
thân và cuộc sống của họ. Nghiện mạng xã hội bao gồm những triệu chứng như tâm
trạng, nhận thức, cảm xúc cũng như các vấn đề tâm lý, giao tiếp và thể chất cá nhân.
Còn khái niệm về lối sống thì lối sống được hiểu là bao gồm tất cả những thói quen,
tập tục, hành vi và quan niệm của sinh viên, tạo thành một tổng thể, các tính năng
15
chính của một hệ thống để mô tả đặc điểm của học sinh. Chúng tôi lựa chọn và đề
xuất các mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và các bài báo tiêu biểu có liên
quan gồm biến: (1) định hướng giá trị bản thân, (2) Nhu cầu sinh hoạt văn hóa, (3)
hoạt động xã hội, (4) quan hệ giao tiếp ứng xử, (5) kết quả học tập.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã so sánh và phân tích sự khác nhau giữa bài
của mình và bài nghiên cứu khác về một chủ đề cụ thể. Kết quả cho thấy có sự khác
biệt đáng kể giữa hai bài báo về đường dẫn vấn đề, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu
và kết luận. Nghiên cứu của chúng tôi có thể tập trung phát triển và khắc phục những
hạn chế của các nghiên cứu đi trước, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng mạng xã hội của người dùng, đặc biệt là sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng
và tính ứng dụng của nghiên cứu khoa học
Bảng 1: Tạo bảng số 1
Tên tác giả Mô hình nghiên cứu Các nhân tố Các biến B(t)
(năm) quan sát
Tên bài báo
John Carlson, - Cường độ - Tôi cảm
Suzanne sử dụng mạng thấy cần phải
Zivnuska, xã hội thường xuyên
Ranida B. (Intensity of kiểm tra
Harris, Social Media mạng xã hội.
Kenneth J. Use) -Tôi cảm
Harris, Dawn thấy mạng xã
S. Carlson - hội chiếm hết
Journal of suy nghĩ của
Organizationa tôi
l and End - Tôi cảm
User thấy mình
Computing - dành một
(2007) lượng thời
“Social gian đáng kể
Media Use in cho mạng xã
the hội.
Workplace: Mối bận tâm - Mối bận
A Study of với mạng xã tâm của tôi
Dual Effects” hội với mạng xã
(Preoccupatio hội có thể
n with Social khiến những
Media ) người xung
quanh khó
chịu.
-Tôi thấy
mình sử dụng
mạng xã hội
thay vì tương

16
tác với những
người xung
quanh
- Mạng xã
hội ngăn cản
tôi tham gia
vào hoàn
cảnh hiện tại
của mình.
Hành vi -Task-
truyền thông Oriented
xã hội theo Social Media
định hướng Behavior
nhiệm vụ - Sử dụng
(Task- SM cho công
Oriented việc cho phép
Social Media tôi phát triển
Behavior) danh tiếng/vị
thế nghề
nghiệp của
mình
- Sử dụng
SM cho công
việc cho phép
tôi phát triển
danh tiếng/vị
thế nghề
nghiệp của
mình
-Sử dụng SM
cho công việc
cho phép tôi
quản lý ấn
tượng của
người khác
về mình
Hành vi -Sử dụng SM
truyền thông tại nơi làm
xã hội xây việc cung cấp
dựng mối cho tôi một
quan hệ nguồn lực xã
(Relationship hội để liên
-Building kết với những
Social Media người khác
Behavior) tại nơi làm
việc.

17
- Sử dụng
SM tại nơi
làm việc
cung cấp một
lối thoát để
chia sẻ với
người khác.
- Sử dụng
SM tại nơi
làm việc
cung cấp một
lối thoát để
chia sẻ với
người khác.
-Sử dụng SM
tại nơi làm
việc giúp tôi
kết nối với
những người
khác giống
mình.
Hành vi lệch -Tôi cảm
lạc trên mạng thấy mình
xã hội cần giấu/che
(Deviant giấu việc sử
Social Media dụng SM khi
Behavior) đi làm.
- Tôi sử dụng
SM cho mục
đích cá nhân
trong giờ làm
việc.
-Tôi đăng
những thứ sử
dụng SM để
người khác
nghĩ rằng tôi
đang làm
việc ngay cả
khi tôi không
làm việc.
-Tôi không
phải lúc nào
cũng hoàn
toàn trung
thực khi sử

18
dụng SM.
-Tôi sử dụng
SM để tỏ ra
bận rộn khi
sếp của tôi
nghĩ rằng tôi
đang thực sự
làm việc
-Tôi sử dụng
SM để tỏ ra
bận rộn khi
sếp của tôi
nghĩ rằng tôi
đang thực sự
làm việc
-Do thời gian
tôi sử dụng
SM nên mất
nhiều thời
gian hơn để
hoàn thành
các nhiệm vụ
liên quan đến
công việc.
- Tôi sử dụng
SM tại nơi
làm việc mặc
dù điều đó
trái với chính
sách của
công ty
González Tính linh hoạt -Tôi sử dụng P=0.639
Sanmamed, trong việc sử mạng xã hội
Mercedes; dụng các để liên lạc
Muñoz Carril, mạng xã hội với những
Pablo César; (Versatility in người bạn cũ
Álvarez de the use of -Tôi sử dụng P=0.677
Sotomayor, social mạng xã hội
(2017) networks) để liên lạc
“Factors với bạn bè
which hiện tại
motivate the -Tôi sử dụng P=0.618
use of social mạng xã hội
networks by để theo dõi
students” hành động
hoặc ý kiến

19
của những
người mà tôi
quan tâm
-Tôi sử dụng P=0.764
mạng xã hội
để gửi tin
nhắn
-Tôi sử dụng P=0.698
mạng xã hội
để chia sẻ âm
nhạc
-Tôi sử dụng P=0.752
mạng xã hội
để đọc bình
luận và tin
tức
-Tôi sử dụng P=0.813
mạng xã hội
để xem/chia
sẻ ảnh
Nguy -Tôi lo lắng P=0.722
hiểm/Lo lắng rằng cha mẹ
(Dangers/Wor tôi mắng tôi
ries) hoặc tức giận
với tôi vì sử
dụng mạng
xã hội
-Tôi sợ rằng P=0.738
các mạng xã
hội tạo ra sự
phụ thuộc
-Tôi lo lắng P=0.738
về việc
không có thời
gian để sử
dụng tất cả
các mạng xã
hội tôi đã
đăng ký
-Tôi lo lắng P=0.629
về nguy cơ
bắt nạt trên
mạng
sử dụng giáo -Tôi liên lạc P=0.815
dục và/hoặc chia
(Educational sẻ thông tin

20
usage) và tài nguyên
liên quan đến
các lớp học
của tôi với
các đồng
nghiệp của
tôi ở trung
tâm.
-Tôi liên lạc P=0.646
và/hoặc chia
sẻ thông tin
và tài nguyên
liên quan đến
các lớp học
của tôi với
các học sinh
mà tôi biết từ
các trung tâm
khác
-Tôi liên lạc P=0.598
và/hoặc chia
sẻ thông tin
và tài nguyên
liên quan đến
các lớp học
của tôi với
những sinh
viên mà tôi
không
- Biết Tôi tạo P=0.698
các nhóm để
làm bài tập,
bài tập về
nhà, các dự
án trong lớp,
v.v
- Bằng cách P=0.771
sử dụng các
mạng xã hội,
tôi giúp các
bạn cùng lớp
Đánh giá - Việc sử P=0.857
trong học tập dụng mạng
ở trường xã hội trong
(Valuations in từng môn học
school sẽ khiến

21
learning) chúng trở nên
hấp dẫn hơn
- Bằng cách P=0.881
sử dụng
mạng xã hội
tôi học được
những điều
khác nhau
-Giáo viên P=0.678
nên sử dụng
mạng xã hội
trong lớp học
của họ
Động cơ sử - Mạng xã P=0.744
dụng mạng hội cho phép
xã hội giao tiếp
(Motivations nhanh
for using - Mạng xã P=0.745
social hội cho phép
networks) tôi liên lạc
vĩnh viễn với
bạn bè
- Tôi kết nối P=0.730
với các mạng
xã hội để
được cập
nhật
- Tôi thích sử P=0.707
dụng mạng
xã hội vì liên
lạc miễn phí
- Mạng xã P=0.691
hội rất dễ sử
dụng
- Tôi kết nối P=0.765
với các mạng
xã hội vì nó
thú vị
- Tôi đã đăng P=0.709
ký trên các
mạng xã hội
để chia sẻ
ảnh và video
-Thông qua P=0.724
các mạng xã
hội tôi có thể

22
lập kế hoạch
Binesh - Mức độ mà
Sarwar, Nhận thức một người
Salman hữu ích cho rằng việc
Zulfiqar, Saira (Perceived sử dụng một
Aziz, and Usefulness) hệ thống cụ
Khurram Ejaz thể sẽ nâng
Chandia cao hiệu suất
(2018). công việc của
“Usage of anh ấy/cô ấy
Social Media -Sử dụng
Tools for phương tiện
Collaborative truyền thông
Learning: xã hội/SNS
The Effect on làm tăng
Learning năng suất của
Success With tôi trong các
the môn học của
Moderating tôi.
Role of - Phương tiện
Cyberbullyin truyền thông
g” xã hội/SNS
được sử dụng
để giao tiếp
với nhiều
người hơn
trong thời
gian ngắn.
- Sử dụng
mạng xã hội
cho phép tôi
cải thiện kết
quả học tập
của mình.

Nhận thức dễ - Mức độ mà


sử dụng một người
(Perceived cho rằng việc
Ease of Use) sử dụng một
hệ thống cụ
thể sẽ không
tốn bất kỳ nỗ
lực thể chất

23
và tinh thần
nào
- Tương tác
của tôi với
mạng xã
hội/SNS rõ
ràng và dễ
hiểu.
- Tôi không
gặp vấn đề gì
khi tìm hiểu
về các tính
năng của các
trang truyền
thông xã hội
Nhận thức sự - Thật thú vị
thích thú khi sử dụng
(Enjoyment- các trang
Perceived) mạng xã hội.
- Tôi cảm
thấy hào
hứng khi
khám phá
thêm thông
tin bằng cách
sử dụng
mạng xã
hội/SNS
- Các tính
năng và ứng
dụng của các
trang mạng
xã hội là
nguồn cảm
hứng đối với
tôi.
- Khi tương
tác với mạng
xã hội, tôi
không nhận
ra thời gian
đã trôi qua
- Tôi sử dụng
-Sử dụng mạng xã hội
phương tiện cho mục đích
truyền thông học tập để

24
xã hội (Social thảo luận và
Media Use) chia sẻ ý kiến
của mình với
bạn bè.
-Tôi sử dụng
phương tiện
truyền thông
xã hội để liên
lạc và cộng
tác với các
đồng nghiệp/
đồng nghiệp
trong khóa
học của mình
- Tôi sử dụng
mạng xã hội
để hoàn
thành nhiệm
vụ học tập
của mình.
- Hợp tác học -Tôi đã có thể
tập phát triển khả
(Collaborativ năng học tập
e Learning) của mình
thông qua
hợp tác với
bạn bè.
- Tôi đã có
thể phát triển
kiến thức và
kỹ năng mới
từ các thành
viên khác của
mạng xã hội.
- Tôi đã có
thể phát triển
sự hiểu biết
toàn diện về
các chủ đề
thông qua
thảo luận
nhóm.
Hiệu suất của -Tôi cảm
người học thấy có năng
(Learner lực trong việc
performance) hoàn thành

25
nhiệm vụ học
tập của mình.
-Tôi đã học
được cách
thực hiện tác
vụ biên dịch
một cách
hiệu quả.
- Bắt nạt trên - Tôi đã bị
mạng trêu chọc
(Cyberbullyin hoặc làm
g) phiền trên
mạng vì
những tin
nhắn/hình
ảnh không
mong muốn.
- Tôi cảm
thấy bị xúc
Jaffar Abbas, Nhân tố tích - Phương tiện
Jaffar Aman, cực truyền thông
Mohammad xã hội tạo
Nurunnabi, nhận thức rõ
and Shaher ràng hơn cho
Bano tôi về học tập
(2019) -Tôi có thể
“The Impact chia sẻ bài
of Social giảng thông
Media on qua phương
Learning tiện truyền
Behavior for thông xã hội
Sustainable - Tôi giao
Education: tiếp dễ dàng
Evidence of hơn, với
Students nhiều người
from hơn
Selected - Phương tiện
Universities truyền thông
in Pakistan” xã hội giúp
tôi duy trì
liên lạc với
những người
ở xa
- Tôi giảm
được một
phần chi phí

26
mua sách nhờ
các hình ảnh,
thông tin đa
dạng
- Phương tiện
truyền thông
xã hội giúp
tôi cải thiện
sự tự tin, cải
thiện các kỹ
năng xã hội
và giao tiếp
- Tôi có thể
tăng lượng
kiến thức
- Giúp tôi
giảm căng
thẳng

Nhân tố tiêu -Đôi khi


cực khiến tôi
thiếu tư duy
phản biện
-Tôi mất thời
gian khá
nhiều khi
“lang thang”
trên mạng xã
hội
-Kỹ năng viết
của tôi bị
gián đoạn
-Gia tăng bắt
nạt trên mạng
đối với tôi
-Tạo ra sự
lười biếng
trong tôi
-Tôi tạo ra sự
trầm cảm, lo
lắng về
những vấn đề
trên mạng

- Giao tiếp
ngoài đời

27
thực của tôi
có vấn đề khi
đã quen với
giao tiếp trên
mạng
- Lạm dụng
Mạng xã hội
khiến sức
khỏe tôi giảm
sút
Yubo Hou, Nghiện mạng -Tôi cảm p<0.001
Dan Xiong, xã hội (Social thấy bản thân
Tonglin Jiang, media có thôi thúc
Lily Song addiction) phải truy cập
Qi Wang vào mạng xã
(2019) hội mỗi ngày
“Social media -Tôi có nhiều
addiction: Its lý do để sử
impact, dụng mạng
mediation, xã hội
and -Tôi cảm
intervention” thấy bản thân
không thể
kiểm soát
được tần suất
sử dụng
mạng xã hội
trong một
ngày
-Thời gian
mà tôi dành
cho việc sử
dụng mạng
xã hội trong
một ngày
-Tôi có thể
truy cập
mạng xã hội
ở mọi lúc
mọi nơi
Sức khỏe tinh -Cảm giác lo Vì lòng
thần (Mental âu của tôi tự trọng
health) trong những không
tuần gần đây tương
tăng lên quan

28
-Tôi cảm với kết
thấy bất an quả học
hoặc lo lắng tập nên
suốt cả ngày hiệu
-Tôi cảm ứng hòa
thấy việc giải
sống không không
có ý nghĩa gì được
nữa kiểm tra
-Tôi cảm thêm
thấy vui vẻ đối với
mỗi ngày kết quả
-Tôi ngủ học tập.
ngon mỗi
ngày
Học lực - Kết quả học p=0.001
(Academic tập của tôi có
performance) chiều hướng
đi xuống
trong học kỳ
gần nhất
- Tôi không
có động lực
trong học tập
Stoney Mức độ phân Thời gian tôi
Brooks, Phil tâm từ trực tuyến
Longstreet, phương tiện cho mạng xã
Christopher B. truyền thông hội- nhiều
Califf (2019). xã hội hơn các hoạt
“Social động giải trí,
Media email và tin
Induced tức cộng lại.
Technostress - Tôi sử dụng
and its mạng xã hội
Impact on không chỉ
Internet vào thời gian
Addiction: A cá nhân.
Distraction- - Việc sử
conflict dụng mạng
Theory xã hội tại nơi
Perspective” làm việc có
tác động tiêu
cực đến năng
suất?
- Phương tiện - Trong bối
truyền thông cảnh tại nơi

29
xã hội gây ra làm việc, tôi
quá tải công có thể gặp
nghệ. căng thẳng
khi quyết
định cách đối
phó với
những phiền
nhiễu từ
mạng xã hội
và gặp phải
tình trạng quá
tải nhận thức
khi xử lý
nhiều luồng
thông tin.
- Phương tiện - Tôi cảm
truyền thông thấy có thể bị
xã hội gây ra “ tiếp cận”
cuộc xâm lấn bất cứ lúc
công nghệ. nào
Phương tiện Sự phức tạp
truyền thông của
xã hội gây ra CNTT&TT
sự phức tạp khiến tôi cảm
công nghệ. thấy không
đủ về mặt kỹ
năng hoặc
buộc phải
dành thời
gian và công
sức để học và
hiểu các khía
cạnh khác
nhau của
công nghệ
mới
- Phương tiện Mất an ninh
truyền thông công nghệ
xã hội gây ra khiến tôi
tình trạng mất dùng cảm
an ninh công thấy bị đe
nghệ dọa mất việc
vào tay
những người
có hiểu biết
về CNTT-TT

30
hơn.
- Sự không
- Phương tiện chắc chắn về
truyền thông công nghệ
xã hội gây ra khiến tôi lo
sự không lắng những
chắc chắn về thay đổi liên
công nghệ. tục trong
CNTT-TT bắt
buộc tôi phải
liên tục làm
chủ bất kỳ
thay đổi mới
nào trong
CNTT-TT
- Nghiện Hạn chế tiếp
Internet. xúc với mạng
xã hội trong
môi trường
làm việc có
lợi không?
- Việc thiếu
mạng xã hội
thậm chí còn
gây ra nhiều
căng thẳng
hơn?
- Việc sử
dụng các
công nghệ
được cho là
thú vị và giải
trí không
phải lúc nào
cũng dẫn đến
kết quả tích
cực?
- Nghiện
mạng xã hội
có thể bao
gồm một số
yếu tố làm cơ
sở cho chứng
nghiện liên
quan đến chất
kích thích

31
không?
Suzanne -Cân bằng Thời gian và
Zivnuska, giữa công năng lượng lẽ
John R. việc và gia ra được dành
Carlson, đình (Work- để đạt được
Dawn S. Family những kỳ
Carlson, Balance) vọng ở cơ
Ranida B. quan và gia
Harris, đình sẽ cạn
Kenneth J. kiệt để dành
Harris thời gian và
(2019) năng lượng
“Social media đó cho mạng
addiction and xã hội
social media
reactions: -Phản ứng -Trải qua
The trên Mạng xã những cảm
implications hội (SM xúc mạnh mẽ
for job Reaction) có thể là một
performance nguồn căng
” thẳng có thể
làm giảm khả
năng phục
hồi cảm xúc
của chúng ta
Kiệt sức trong -Tác nhân
công việc gây căng
(Job burnout) thẳng được
đặc trưng bởi
cảm giác kiệt
sức và mệt
mỏi, hoài
nghi và giảm
hiệu quả
công việc

-Hiệu suất -Hiệu suất,


trong công bao gồm cam
việc kết với tổ
chức, ý định
nghỉ việc
giảm, sự hài
lòng trong
công việc,
lòng trung
thành, sự

32
vắng mặt và
nhân viên-
đánh giá
năng suất
Mohammad Sự quan tâm -Khi tôi thấy
Dalvi- đồng cảm ai đó bị lợi
Esfahani, Ali (Empathic dụng, tôi cảm
Niknafsb, Concern) thấy muốn
Zohre bảo vệ họ
Alaedini, -Khi thấy ai
Hajar Barati đó bị đối sử
Ahmedabad, bất công, tôi
Daria J. Kuss, thỉnh thoảng
T. không cảm
Ramayah - thấy thương
Telematics họ
and -Tôi thường
Informatics có những
(2020) cảm xúc dịu
“Social dàng, quan
Media tâm đến
Addiction những người
and kém may
Empathy: mắn hơn
Moderating mình
Impact of -Tôi muốn
Personality mô tả bản
Traits among thân như một
High School người mềm
Students” yếu
-Đôi khi tôi
cảm thấy tiếc
cho những
người gặp
khó khắn
-Những bất
hạnh của
người khác
thường không
ảnh hưởng
đến tôi nhiều
- Tôi cảm
thấy xúc
động với
những
chuyện mà

33
tôi chứng
kiến

Nhận thức -Trước khi


theo quan chỉ trích ai
điểm đó, tôi thử
(Perspective- tưởng tượng
Taking) mình sẽ cảm
thấy thế nào
nếu ở vị trí
của họ
-Nếu tôi chắc
rằng tôi đúng
về một điều
gì đó, tôi sẽ
không tốn
thời gian để
nghe lập luận
của họ
-Đôi khi tôi
cố gắng hiểu
bạn bè của
mình hơn
bằng cách
tưởng tượng
mọi thứ trong
như thế nào
theo quan
điểm của họ
-Tôi tin rằng
mọi câu hỏi
đều có hai
mặt và hãy cố
gắng nhì vào
cả hai mặt
- Đôi khi tôi
cảm thấy khó
khắn khi nhìn
mọi thứ từ
quan điểm
của người
khác
-Tôi cố gắn
nhìn vào
những khía
cạnh bất

34
đồng của mọi
người trước
khi đưa ra
quyết định
-Khi tôi tức
ai đó, tôi cố
gắng đặt
mình vào vị
trí của họ
một lúc

Neuroticism. -Dễ bị lo lắng


và e ngại
- Thường
cảm thấy thất
vọng, cáu
kỉnh và tức
giận với
người khác
-Xấu hổ hoặc
ngại ngùng
khi tiếp xúc
với người
khác, đặc biệt
là người lạ
- Kém trong
việc kiểm
soát sự bốc
đồng và ham
muốn của
mình

Sự hướng - Xa cách
ngoại trong các mối
(Extraversion quan hệ với
) người khác
-Thích những
đám đông
hoặc nơi ồn
ào
- là một
người mạng
mẽ, thích trở
thành một
người lãnh
đạo

35
- Thường
xuyên trải
nghiệm cảm
giác hạnh
phúc và vui
vẻ

Sự cởi mở -Có trí tưởng


(Openness to tượng sống
Experience) động và cuộc
sống tích cực
trong mơ
-Nhạy cảm
với vẻ đẹp
trong âm
nhạc, nghệ
thuật, thơi ca,
thiên nhiên
-Thích những
hoạt động
mới và khác
biệt
- Có nhu cầu
cao vè sự đa
dạng trong
cuộc sống
của mình
-Tự do thể
hiện quan
điểm xã hội,
chính trị và
đạo đức của
mình

Dragana Sử dụng - Mạng xã


Ostic, phương tiện hội là một
Sikandar Ali truyền thông phần hoạt
Qalati, Belem xã hội (Social động hàng
Barbosa, Syed media use) ngày của tôi
Mir - Mạng xã
Muhammad hội đã trở
Shah, Esthela thành một
Galvan Vela, phần thói
Ahmed quen hàng
Muhammad ngày của tôi
Herzallah and - Tôi cảm

36
Feng Liu thấy mất liên
(2021) lạc khi không
“Effects of đăng nhập
Social Media mạng xã hội
Use on trong một
Psychological thời gian
Well-Being: - Tôi sẽ rất
A tiếc nếu
Mediated mạng xã hội
Model” ngừng hoạt
động

Gắn kết vốn - Dựa trên


xã hội những người
(Bonding tôi tương tác;
social capital) thật dễ dàng
để tôi nghe
về những tin
tức và xu
hướng mới
nhất

-Tương tác
với mọi
người khiến
tôi tò mò về
mọi thứ và
địa điểm bên
ngoài cuộc
sống
hàng ngày
của mình

-Tôi sẵn sàng


dành thời
gian để hỗ trợ
các hoạt động
chung của
cộng đồng
- Tôi tương
tác với những
người hoàn
toàn khác với
tôi
Kết nối vốn Tôi quan tâm

37
xã hội đến những gì
(Bridging diễn ra trong
social capital) cộng đồng
truyền thông
xã hội của
mình
- Cộng đồng
truyền thông
xã hội của tôi
là một nơi tốt
để trở thành
- Tương tác
với mọi
người trên
mạng xã hội
khiến tôi
muốn thử
những điều
mới
- Tương tác
với mọi
người trên
mạng xã hội
khiến tôi cảm
thấy mình là
một phần của
cộng đồng
lớn hơn

Sự cô lập xã -Tôi không


hội (Social có ai để chơi
isolation) cùng
- Tôi cảm
thấy cô đơn
với mọi
người
- Tôi không
có ai để tin
tưởng

Nghiện Tôi luôn bận


Smartphone tâm với chiếc
(Smartphone điện thoại di
Addiction) động của
mình

38
Sử dụng điện
thoại di động
giúp tôi thư
giãn

Tôi cảm thấy


bồn chồn
hoặc cáu kỉnh
khi cố gắng
giảm sử dụng
điện thoại di
động

Tôi không
thể ở lại dù
chỉ một
khoảnh khắc
nếu không có
điện thoại di
động

Tôi không
thể kiểm soát
bản thân khi
thường xuyên
sử dụng điện
thoại di động

Phũ Phàng Tôi có xung


(Plubbing) đột với người
khác vì tôi
đang sử dụng
điện thoại
của mình
- Tôi thà chú
ý đến điện
thoại của
mình còn hơn
là nói chuyện
với họ

Tâm lý lành Tôi có một


mạnh cuộc sống có
(psychologica mục đích và
l well-being) ý nghĩa với
sự trợ giúp

39
của mạng xã
hội
- Mối quan
hệ xã hội của
tôi mang tính
hỗ trợ và bổ
ích trên mạng
xã hội
-Tôi tham gia
và quan tâm
đến các hoạt
động hàng
ngày của
mình trên
mạng xã hội
-Tôi tích cực
đóng góp vào
hạnh phúc và
phúc lợi của
người khác
trên mạng xã
hội
- Tôi lạc quan
về tương lai
của mình với
sự trợ giúp
của mạng xã
hội

Bảng 2: Tạo bảng số 2


STT Nhân tố Biến quan sát Tác giả (Năm)
1 Nghiện mạng Tôi cảm thấy bản thân bị thôi thúc phải Yubo Hou và
xã hội truy cập vào mạng xã hội mỗi ngày cộng sự
Tôi có nhiều lý do để sử dụng mạng xã hội (2019)
Tôi cảm thấy bản thân không thể kiểm soát
được tần suất sử dụng mạng xã hội trong
một ngày
Thời gian mà tôi dành cho việc sử dụng
mạng xã hội trong một ngày
Tôi có thể truy cập mạng xã hội ở mọi lúc
mọi nơi.
Tôi cảm thấy lo lắng và băn khoăn khi Andreassen và
không thể truy cập mạng xã hội trong một cộng sự (2017)
thời gian
Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã

40
hội đang chiếm phần lớn thời gian của bạn
Tôi cảm thấy được kết nối với những
người khác khi tôi sử dụng mạng xã hội.
Tôi đã nảy sinh mâu thuẫn với những
người khác vì việc sử dụng mạng xã hội
của tôi.
2 Định hướng Sử dụng SM cho công việc giúp tôi nảy ra John Carlson và
giá trị bản những ý tưởng mới hoặc tìm ra các giải cộng sự (2007)
thân pháp sáng tạo
Sử dụng SM cho công việc cho phép tôi
phát triển danh tiếng/vị thế nghề nghiệp
của mình
Sử dụng SM cho công việc cho phép tôi
thu thập lời khuyên/giải quyết vấn đề
Sử dụng SM cho công việc cho phép tôi
quản lý ấn tượng của người khác về mình
3 Nhu cầu sinh Dựa trên những người tôi tương tác, tôi Dragana Ostic
hoạt văn hóa nghe về những tin tức và xu hướng mới và cộng sự
nhất thật dễ dàng (2021)
Tương tác với mọi người khiến tôi tò mò
về mọi thứ và địa điểm bên ngoài cuộc
sống hàng ngày của mình
Tôi sẵn sàng dành thời gian để hỗ trợ các
hoạt động chung của cộng đồng
Tôi tương tác với những người hoàn toàn
khác với tôi
Mối quan hệ xã hội của tôi mang tính hỗ
trợ và bổ ích trên mạng xã hội
Thích những đám đông hoặc nơi ồn ào
Tương tác với mọi người trên mạng xã hội
khiến tôi muốn thử những điều mới
4 Hoạt động xã Việc sử dụng mạng xã hội có liên quan Yonghwan Kim
hội tích cực đến các nhu cầu xã hội của sinh và cộng sự
viên (2016)
Sử dụng mạng xã hội tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho sinh viên tham gia vào các
hoạt động xã hội
Tôi không có ai để chơi cùng Zeinab
Tôi không có ai để tin tưởng Zaremohzzabieh
và cộng sự
(2014)
5 Hoạt động Giao tiếp ngoài đời thực của tôi có vấn đề Jaffar Abbas và
giao tiếp ứng khi đã quen với giao tiếp trên mạng cộng sự
xử Đôi khi khiến tôi thiếu tư duy phản biện (2019)
Tôi thà chú ý đến điện thoại của mình còn Dragana Ostic

41
hơn là nói chuyện với họ và cộng sự
(2021)
Xấu hổ hoặc ngại ngùng khi tiếp xúc với Mohammad
người khác, đặc biệt là người lạ Dalvi-Esfahani
Thường cảm thấy thất vọng, cáu kỉnh và và cộng sự
tức giận với người khác (2020)
6 Kết quả học Tôi đã có nhiều kiến thức và kỹ năng mới Binesh Sarwar
tập từ các thành viên khác trên mạng xã hội. và cộng sự
Tôi đã phát triển sự hiểu biết toàn diện về (2018)
các chủ đề khác nhau thông qua thảo luận
nhóm.
Kết quả học tập của tôi có chiều hướng đi Yubo Hou và
xuống trong học kỳ gần nhất cộng sự
Tôi không có động lực trong học tập (2019)

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


Từ mô hình nghiên cứu mà nhóm đề xuất ở trên, dựa vào các nghiên cứu thực
nghiệm trước như nhóm đã trình bày ở bảng 1, 33 biến quan sát đã được thiết lập để
đo lường 6 nhân tố gồm: Nghiện mạng xã hội (NMXH), Đinh hướng bản thân
(DHBT), Nhu cầu sinh hoạt văn hóa (SHVH), Sinh hoạt xã hội (SHXH), Hoạt động
giao tiếp ứng xử (GTUX), Kết quả học tập (KQHT). Các biến quan sát được đo lường
bằng thang đo likert 1-7, như sau:
Nhân tố Mã hóa Biến quan sát
Nghiện mạng xã NMXH 1 Tôi thường nghĩ về mạng xã hội khi tôi không
hội (NMXH) sử dụng nó.
NMXH 2 Tôi thường sử dụng mạng xã hội mà không có
lý do cụ thể nào.
NMXH 3 Tôi đã nảy sinh mâu thuẫn với những người
khác vì việc sử dụng mạng xã hội của tôi.
NMXH 4 Tôi sẵn sàng dừng mọi việc đang làm khi cảm
thấy cần truy cập mạng xã hội.
NMXH 5 Tôi cảm thấy được kết nối với những người
khác khi tôi sử dụng mạng xã hội.
NMXH 6 Tôi cảm thấy bản thân không thể kiểm soát
được tần suất sử dụng mạng xã hội trong một
ngày.
NMXH 7 Việc không thể truy cập mạng xã hội khiến tôi
cảm thấy đau khổ.
NMXH 8 Tôi không thể cắt giảm thời lượng cho việc sử
dụng mạng xã hội của mình.
NMXH 9 Tôi có thể truy cập mạng xã hội ở mọi lúc mọi
nơi.
Định hướng bản DHBT 1 Việc sử dụng mạng xã hội giúp tôi nảy ra
thân (DHBT) những ý tưởng mới hoặc tìm ra các giải pháp

42
sáng tạo.
DHBT 2 Việc sử dụng mạng xã hội cho phép tôi phát
triển danh tiếng/vị thế nghề nghiệp của mình.
DHBT 3 Tôi tạo ra một hình mẫu bản thân trên mạng xã
hội và bị tác động bởi lượt tương tác và đánh
giá của người khác.
DHBT 4 Niềm tin và quan điểm của bản thân tôi bị ảnh
hưởng bởi những thông tin mà mạng xã hội
đem lại.
Nhu cầu sinh hoạt SHVH 1 Tôi có thể dễ dàng cập nhật tin tức và xu hướng
văn hóa (SHVH) mới nhất nhờ tương tác với những người mà tôi
quan tâm trên mạng xã hội.
SHVH 2 Tôi không sẵn sàng dành thời gian để hỗ trợ
các hoạt động chung của cộng đồn.
SHVH 3 Mạng xã hội đã giúp cuộc sống của tôi có mục
đích và ý nghĩa.
SHVH 4 Mối quan hệ xã hội của tôi trên mạng xã hội
mang tính bổ trợ và hữu ích cho tôi.
SHVH 5 Tôi không thích đám đông hoặc nơi ồn ào.
SHVH 6 Tôi không muốn thử những hoạt động mới và
khác biệt.
SHVH 7 Sự đa dạng trong cuộc sống không phải là điều
tôi đánh giá cao và mong muốn.
Hoạt động xã hội HDXH 1 Sử dụng mạng xã hội không đáp ứng tích cực
(HDXH) các nhu cầu xã hội của tôi.
HDXH 2 Sử dụng mạng xã hội giúp tôi tham gia vào các
hoạt động xã hội dễ dàng hơn.
HDXH 3 Tôi cảm giác không có ai để gắn kết và tạo mối
quan hệ.
HDXH 4 Tôi không tin tưởng vào ai trong số những
người xung quanh mình.
Hoạt động giao GTUX 1 Tôi gặp vấn đề với việc giao tiếp ngoài đời
tiếp ứng xử thực vì đã quen với việc giao tiếp trên mạng.
(GTUX) GTUX 2 Tôi thích dành thời gian cho mạng xã hội hơn
là nói chuyện với người khác.
GTUX 3 Việc sử dụng mạng xã hội đôi khi khiến tôi mất
đi tư duy phản biện.
GTUX 4 Tôi dễ bị lo lắng và ngại ngùng khi tiếp xúc với
người khác, đặc biệt là người lạ.
GTUX 5 Tôi thường cảm thấy thất vọng, cáu kỉnh và tức
giận với người khác.
Kêt quả học tập KQHT 1 Tôi tiếp thu được nhiều kiến thức và kỹ năng
(KQHT) mới từ bạn bè, người quen thông qua mạng xã
hội.
KQHT 2 Việc sử dụng mạng xã hội giúp tôi phát triển sự

43
hiểu biết toàn diện về các chủ đề khác nhau.
KQHT 3 Kết quả học tập của tôi có chiều hướng đi
xuống trong học kỳ gần nhất.
KQHT 4 Tôi không có động lực trong học tập.
Bảng 1:Các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 1-7
Để xác định mức độ tác động của Nghiện mạng xã hội đến các khía cạnh của
lối sống sinh viên tại Đại học Đà Nẵng. Việc phân tích sẽ được thực hiện từng bước
như sau: Thống kê mô tả; Kiểm định và đo lường độ tin cậy và giá trị của thang đo;
Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm tra các nhân tố bị ảnh hưởng bởi
nghiện mạng xã hội; Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh
hưởng Nghiện mạng xã hội đến các khía cạnh của lối sống sinh viên tại Đại học Đà
Nẵng.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thống kê mô tả
Tần suất (Frequency) mẫu khảo sát 151 người thì tần suất sử dụng mạng xã hội
hàng ngày dưới 1 giờ là 22, trên 3 giờ là 74 và từ 1 giờ-3 giờ là 55. Từ đó ta thấy sử
dụng mạng xã hội hàng ngày của mẫu khảo sát chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian
trên 3 giờ. Phần trăm (Percent) tương ứng với tần suất sử dụng mạng xã hội tổng số
quan sát 151 thì phần trăm của sử dụng mạng xã hội dưới 1 giờ chiếm 14.6%, phần
trăm của sử dụng mạng xã hội hơn 3 giờ chiếm 49.0%, phần trăm của sử dụng mạng
xã hội từ 1-3 giờ chiếm 36.4%. Phần trăm hợp lệ (Valid Percent) tương ứng với tần
suất sử dụng mạng xã hội dưới 1 giờ, trên 3 giờ và từ 1-3 giờ lần lượt là 14.6%,
49.0%, 36.4%. Phần trăm tích lũy (Cumulative Percent) của sử dụng mạng xã hội
hàng ngày dưới 1 giờ là 14.6%, sử dụng mạng xã hội hàng ngày trên 3 giờ là 63.6%,
sử dụng mạng xã hội hàng ngày từ 1-3 giờ là 100%.

Thời gian sử dụng mạng xã hội hằng ngày


Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
< 1 gio 22 14.6 14.6 14.6
> 3 gio 74 49.0 49.0 63.6
Valid
1 gio - 3 gio 55 36.4 36.4 100.0
Total 151 100.0 100.0
Bảng 2: Bảng mô tả thời gian sử dụng hằng ngày
Nhìn vào kết quả bảng kết hợp, ta thấy hầu hết những người tham gia khảo sát
đều sử mạng xã hội hằng ngày. Tần suất sử dụng mạng xã hội giữa nam và nữ không
có sự chênh lệch đáng kể, trong bảng số người nữ sử dụng mạng xã hội hàng ngày
(69) nhiều hơn số người nam sử dụng hàng ngày (64). Số người trong các nhóm này
(64 nam, 69 nữ, 1 khác) là cao hơn số người trong nhóm "1 tuần/ lần" (5 nam, 0 nữ, 0
khác), nhóm “Tùy vào cảm xúc” (chỉ có 1 nam) và nhóm “Vài ngày/lần” (5 nữ, 4 nam,
0 khác).

44
Tan suat su dung mang xa hoi cua ban? * Gioi tinh Crosstabulation
Count
Gioi tinh Total
Khac Nam Nu
1 tuan/lan 0 5 0 5
Tan suat su dung Hang ngay 1 64 69 134
mang xa hoi cua ban? tuy vao cam xuc.. 0 1 0 1
Vai ngay/ lan 2 4 5 11
Total 3 74 74 151
Bảng 3: Bảng kết hợp tần suất sử dụng và giới tính
2. Kiểm định và đo lường độ tin cậy và giá trị thang đo
Bảng 4 phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong
cùng một nhân tố và kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach's Alpha là công cụ
chúng ta cần. Kết quả kiểm định toàn diện cho thấy hệ số độ tin cậy của thang đo
Cronbach's Alpha đối với các nhân tố đều lớn hơn 0,6 và các biến quan sát tương ứng
với từng nhân tố đều có hệ số tương quan biến -tổng (Correct Item-Total Correlation)
lớn hơn 0,3. Để đánh giá chặt chẽ hơn thì hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted của
biến tương ứng của từng nhân tố đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của biến mẹ.
Có một biến quan sát duy nhất là HDXH1 thuộc nhân tố Hoạt động xã hội (HDXH) có
hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.887 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của
biến mẹ HDXH là 0.876, nên biến quan sát HDXH1 sẽ bị loại khảo mô hình nghiên
cứu. Kết quả Cronbach Alpha cho các nhân tố tốt cho thấy chúng tôi liệt kê các biến
quan sát rất tốt, thể hiện được đặc điểm của từng nhân tố và chúng ta đã có được thang
đo tốt cho các nhân tố. Do đó, thang đo đạt độ tin cậy và các nhân tố được giải thích
tốt bởi các biến quan sát.

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted
Nghiện mạng xã hội (Cronbach's Alpha= 0.936)
NMXH 1 37.61 99.026 .692 .933
NMXH 2 37.25 102.296 .716 .932
NMXH 3 37.51 93.172 .824 .925
NMXH 4 37.42 95.445 .784 .928
NMXH 5 37.11 99.989 .739 .930
NMXH 6 37.42 96.538 .804 .926
NMXH 7 37.46 94.450 .834 .924
NMXH 8 37.39 96.146 .753 .930
NMXH 9 37.05 101.018 .701 .932
Định hướng bản thân (Cronbach's Alpha= 0.893)
DHBT 1 14.08 15.807 .732 .874
DHBT 2 14.18 15.174 .751 .867

45
DHBT 3 14.34 14.267 .771 .859
DHBT 4 14.34 13.865 .805 .846
Nhu cầu sinh hoạt văn hóa (Cronbach's Alpha= 0.932)
SHVH 1 27.83 58.272 .667 .931
SHVH 2 28.32 53.314 .802 .919
SHVH 3 28.10 53.477 .837 .916
SHVH 4 27.97 54.933 .803 .920
SHVH 5 28.04 55.865 .732 .926
SHVH 6 28.26 53.209 .817 .918
SHVH 7 28.23 51.339 .816 .918
Hoạt động xã hội (Cronbach's Alpha=0.876)
HDXH 1 13.62 16.783 .743 .839
HDXH 2 13.44 18.341 .604 .887
HDXH 3 13.81 14.539 .809 .810
HDXH 4 13.88 14.292 .796 .816
Hoạt động giao tiếp ứng xử (Cronbach's Alpha=0.939)
GTUX 1 18.66 28.361 .843 .924
GTUX 2 18.84 28.161 .881 .917
GTUX 3 18.63 28.875 .852 .922
GTUX 4 18.46 31.384 .756 .939
GTUX 5 18.71 28.648 .853 .922
Kết quả học tập (Cronbach's Alpha=0.847)
KQHT 1 13.87 15.502 .641 .827
KQHT 2 14.00 13.747 .691 .802
KQHT 3 14.20 12.587 .735 .783
KQHT 4 14.34 12.718 .689 .805
Bảng 4: Bảng đo lường độ tin cậy và giá trị thang đo
3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Sau khi loại bỏ biến quan sát HDXH1 ra khỏi mô hình nghiên cứu, nhóm đã
tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA với phần mền Amos. Tuy nhiên kết quả
như hình dưới cho thấy các chỉ số của mô hình chưa đạt yêu cầu, cụ thể: CMIN/df =
2.338 > 2, CFI= 0.887 <0.9, GFI =0.637 <0.9, RMSEA = 0.094 >0.08. Tất cả các chỉ
số trên đều ngược lại với kết luận của Theo Hair et al. (2010) trong Multivariate Data
Analysis, 7th edition về các chỉ số được xem xét để đánh giá Model Fit là đạt yêu cầu.

46
Hình 2: Kết quả dạng sơ đồ đã chuẩn hóa
Với kết quả trên, chúng ta không thể tiếp tục đánh giá mô hình và các giả
thuyết mà nhóm đã đề ra. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành cải thiện kết quả các
chỉ số trên bằng cách xem xét các chỉ số sửa đổi cho hiệp phương sai. Dựa vào cột MI
trong bảng kết quả Covariances: (Group number 1 - Default model) chúng tôi sẽ xem
xét nên móc mũi tên hai đầu vào cặp sai số nào để có thể cải thiện Chi-square, khi đó
các chỉ số GFI, TLI, CFI … cũng sẽ được cải thiện. Chúng tôi chọn trường hợp e29 ↔
e30 có giá trị MI lớn nhất để móc nối và chạy lại mô hình. Sau đó tiếp tục xem xét
móc nối các cặp sai số tiếp theo để cải thiện mô hình. Nhờ đó, nhóm đã có được kết
quả tốt hơn như hình dưới đây, cụ thể: CMIN/df = 1.970<2, CFI= 0.912>0.9,

47
RMSEA= 0.08≤0.08, các giá trị này đều đạt ngưỡng chấp nhận chỉ số độ phù hợp mô
hình Model Fit, nên có thể nói rằng: Mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường.

Hình 3: Kết quả dạng sơ đồ đã chuẩn hóa sau khi cải thiện các chủ số
4. Mô hình cấu trúc SEM (đánh giá các giả thuyết)
Dựa vào kết quả dạng số ở bảng Regression Weights: (Group number 1 -
Default model), nhóm tiến hành đánh giá các giả thuyết mà nhóm đã đề ra ban đầu với
độ tin cậy là 95%. Từ bảng kết quả cho thấy toàn bộ giá trị P-value của các biến quan
sát đều bằng 0.00<0.05, nên các biến quan sát đều có ý nghĩa trong mô hình hoặc có
thể nói các mối quan hệ này có ý nghĩa. Ở đây, ta thấy biến LSSV có tác động đến các
biến mẹ là DHBT, SHVH, HDXH, GTUX, KQHT, và biến NMXH tác động đến biến
LSSV. Như vậy, với kết quả trên ta có thể chấp nhận toàn bộ 5 giả thuyết mà nhóm đã

48
đề ra ban đầu cũng như đạt được mục đích nghiên cứu là sự tác động của Nghiện
mạng xã hội (NMXH) đến Lối sống của sinh viên (LSSV). Ngoài ra, các trọng số
chưa chuẩn hóa (Estimate) đều mang dấu dương cho thấy biến LSSV ảnh hưởng tỷ lệ
thuận đến các biến DHBT, SHVH, HDXH, GTUX, KQHT, và biến NMXH ảnh
hưởng tỷ lệ thuận đến biên LSSV. Như vậy, có thể nói mức độ nghiện mạng xã hội
tăng sẽ làm tăng mức độ tác động của nghiện mạng xã hội đến lối sống của sinh viên.
Estimate S.E. C.R. P Label
LSSV <-- NMXH 1.000
-
DHBT <-- LSSV .813 .10 7.989 ***
- 2
SHVH <-- LSSV .767 .09 7.946 ***
- 7
HDXH <-- LSSV .827 .10 7.912 ***
- 5
GTUX <-- LSSV 1.073 .12 8.971 ***
- 0
KQHT <-- LSSV .522 .08 6.026 ***
- 7
NMXH9 <--- NMXH 1.000
NMXH8 <--- NMXH 1.283 .13 9.812 ***
1
NMXH7 <--- NMXH 1.371 .12 10.744 ***
8
NMXH6 <--- NMXH 1.244 .12 10.226 ***
2
NMXH5 <--- NMXH .997 .09 10.834 ***
2
NMXH4 <--- NMXH 1.335 .14 9.079 ***
7
NMXH3 <--- NMXH 1.430 .13 10.583 ***
5
NMXH2 <--- NMXH .901 .10 8.610 ***
5

49
NMXH1 <--- NMXH 1.061 .12 8.472 ***
5
DHBT1 <--- DHBT 1.000
DHBT2 <--- DHBT 1.089 .07 14.188 ***
7
DHBT3 <--- DHBT 1.155 .07 14.939 ***
7
DHBT4 <--- DHBT 1.122 .07 14.141 ***
9
SHVH1 <--- SHVH 1.000
SHVH2 <--- SHVH 1.252 .11 11.337 ***
0
SHVH3 <--- SHVH 1.321 .11 11.977 ***
0
SHVH4 <--- SHVH 1.133 .08 13.712 ***
3
SHVH5 <--- SHVH 1.147 .11 10.462 ***
0
SHVH6 <--- SHVH 1.280 .11 11.516 ***
1
SHVH7 <--- SHVH 1.415 .12 11.585 ***
2
HDXH1 <--- HDXH 1.000
HDXH3 <--- HDXH 1.446 .12 11.895 ***
2
HDXH4 <--- HDXH 1.465 .12 11.658 ***
6
GTUX1 <--- GTUX 1.000
GTUX2 <--- GTUX 1.041 .06 16.764 ***
2
GTUX3 <--- GTUX .992 .06 15.873 ***
3
GTUX4 <--- GTUX .780 .06 11.956 ***

50
5
GTUX5 <--- GTUX .998 .06 15.566 ***
4
KQHT1 <--- KQHT 1.000
KQHT2 <--- KQHT 1.323 .12 10.438 ***
7
KQHT3 <--- KQHT 2.110 .29 7.269 ***
0
KQHT4 <--- KQHT 2.136 .29 7.215 ***
6
Bảng 5: Bảng kết quả Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
Tiếp theo, để đánh giá mức độ đóng góp của các biến quan sát lên biến mẹ,
biến quan sát nào có hệ số hồi quy chuẩn hóa càng lớn thì sẽ đóng góp vào biến mẹ
càng nhiều. Từ bảng kết quả, có thể thấy rằng các biến quan sát đều có hệ số hồi quy
chuẩn hóa đạt yêu cầu là lớn hơn 0.5, và thậm chí lơn hơn 0.7. Như vậy, có thể kết
luận các biến quan sát đều có mức phù hợp cao. Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, ta
cũng có đánh giá được mức động tác động của Nghiện mạng xã hội đến Lối sống của
sinh viên là 0.853, và trong các biến bị tác động bởi LSSV, thứ tự các biến bị tác động
giảm dần là GTUX, HDXH, KQHT, SHVH, DHBT.
Estimate
LSSV <--- NMXH .853
DHBT <--- LSSV .830
SHVH <--- LSSV .922
HDXH <--- LSSV .939
GTUX <--- LSSV .942
KQHT <--- LSSV .934
NMXH9 <--- NMXH .726
NMXH8 <--- NMXH .802
NMXH7 <--- NMXH .874
NMXH6 <--- NMXH .834
NMXH5 <--- NMXH .720

51
NMXH4 <--- NMXH .839
NMXH3 <--- NMXH .862
NMXH2 <--- NMXH .707
NMXH1 <--- NMXH .696
DHBT1 <--- DHBT .841
DHBT2 <--- DHBT .888
DHBT3 <--- DHBT .915
DHBT4 <--- DHBT .886
SHVH1 <--- SHVH .759
SHVH2 <--- SHVH .858
SHVH3 <--- SHVH .898
SHVH4 <--- SHVH .827
SHVH5 <--- SHVH .803
SHVH6 <--- SHVH .870
SHVH7 <--- SHVH .874
HDXH1 <--- HDXH .747
HDXH3 <--- HDXH .919
HDXH4 <--- HDXH .902
GTUX1 <--- GTUX .873
GTUX2 <--- GTUX .916
GTUX3 <--- GTUX .894
GTUX4 <--- GTUX .770
GTUX5 <--- GTUX .886
KQHT1 <--- KQHT .545
KQHT2 <--- KQHT .612
KQHT3 <--- KQHT .900
KQHT4 <--- KQHT .885

52
Bảng 6: Bảng kết quả Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default
model)
Ở bảng kết quả Squared Multiple Correlations biểu thi giá trị R bình phương
thể hiện mức độ giải tích của biến độc lập đối với sự biến thiên của biến phụ thuộc. Từ
kết quả cho thấy, Nghiện mạng xã hội (NMXH) đã giải thích được 72.7% sự thay đổi
của Lối sống sinh viên (LSSV). Cũng như vậy, biến độc lập này đã giải thích được
87.3% sự thay đổi của kết quả học tập (KQHT); 88.7% sự thay đổi của hoạt động giao
tiếp ứng xư (GTUX); 88.2 % sự thay đổi của hoạt động xã hội (HDXH), 85% sự thay
đổi của nhu cầu sinh hoạt văn hóa (SHVH); và 68.8% sự thay đổi của định hướng bản
thân (ĐHBT)
Estimate
LSSV .727
KQHT .873
GTUX .887
HDXH .882
SHVH .850
DHBT .688
KQHT4 .783
KQHT3 .811
KQHT2 .375
KQHT1 .297
GTUX5 .784
GTUX4 .592
GTUX3 .799
GTUX2 .839
GTUX1 .763
HDXH4 .813
HDXH3 .844
HDXH1 .558
SHVH7 .765

53
SHVH6 .757
SHVH5 .644
SHVH4 .684
SHVH3 .806
SHVH2 .736
SHVH1 .575
DHBT4 .786
DHBT3 .837
DHBT2 .789
DHBT1 .707
NMXH1 .485
NMXH2 .500
NMXH3 .743
NMXH4 .705
NMXH5 .518
NMXH6 .696
NMXH7 .765
NMXH8 .643
NMXH9 .527
Bảng 7: Bảng kết quả Squared Multiple Correlations: (Group number 1 - Default
model)
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
MẠNG XÃ HỘI.
1. Bình luận kết quả
Từ kết quả, nghiên cứu đã xác định và đã có những đánh giá nhất định mức độ ảnh
hưởng của Nghiện mạng xã hối đế các khía cạnh của lối sống sinh viên Đại học Đà
Nẵng. Kết quả cho thấy trong tổng 151 sinh viên tham gia khảo sát thì có 134 sinh
viên sử dụng mạng xã hội hằng ngày, trong đó có 64 sinh viên nam và 69 sinh viên nữ
cho thấy không có sự chênh lệch về tần suất sử dụng mạng xã hội giữa nam và nữ.
Theo nghiên cứu của Rachel Besharat Mann & Fran Blumberg (2022) về ảnh hưởng
của tần suất sử dụng thì “Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy giữa

54
những người tham gia nam và nữ liên quan đến tần suất sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội”. Ngoài ra, có đến 74 sinh viên lựa chọn đáp án sử dụng mạng xã hơn 3
giờ mỗi ngày chiếm 49%, 55 sinh viên sử dụng mạng xã hội từ 1 đến 3 giờ mỗi ngày
chiếm 36.4%. Mặc dù thời gian sử dụng mạng xã hội được coi là “nhiều” hay “quá
nhiều” không phụ thuộc vào một con số cụ thể để áp dụng cho tất cả mọi người.
Nhưng nếu việc sử dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hoạt động
xã hội hằng ngày của bạn thì có thể coi là quá nhiều. Theo nghiên cứu của Sampasa-
Kanyinga và Lewis (2015) cho rằng sử dụng mạng xã hội hơn hai giời mỗi ngày sẽ
ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý, hay theo Tsitsika et al. (2014) nghiên cứu trên
10.930 thanh niên cho thấy có mỗi liên hệ giữa việc sử dụng nhiều mạng xã hội với
trầm cảm và lo lắng.
Mặc dù kết quả của bài nghiên cứu chưa tốt nhưng cũng đã thể hiện được
nghiện mạng xã hội có sự tác động đến lối sống của sinh viên ở một mức độ nhất định.
Theo kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình cấu trúc SEM ta có thể thấy
Nghiện mạng xã hội đã tác động đến Lối sống của sinh viên cũng như các khía cạnh
của lối sống. Trong đó khía cạnh“hoạt động giao tiếp ứng xử” bị tác động nhiều nhất,
và “Hoạt động xã hội” bị tác động ít nhất. “Trong giao tiếp xã hội nói chung của sinh
viên thể hiện ở sự năng động, tích cực và chủ động, sự hòa nhập nhanh chóng trong
các mối quan hệ”. (ThS. Đặng Thị Lan, 2001). Trong khi đó, mạng xã hội là một
phương tiện giúp chúng ta thiết lập nhiều mối quan hệ hơn bao gồm những mối quan
hệ ảo, kết nối với xã hội nhanh hơn, nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta dần quên đi
các mối quan hệ thực tế xung quanh gần gũi với chúng ta. Do đó, sự tác động của
nghiện mạng xã hội có thể khiến cho sinh viên gặp khó khăn trong việc thực hiện các
cuộc trò chuyện bình thường hoặc tương tác trực tiếp với mọi người, làm giảm sự chủ
động hòa nhập của mọi người đến xã hội xung quanh. Nó có thể dẫn đến sự cô đơn sợ
hãi trong các tình huống giao tiếp theo nghiên cứu của Esthela Galvan vela và cộng sự
(2021).
So với những bài nghiên cứu trước đây, nghiên cứu về một trang mạng xã hội
nhất định tác động đến người dùng nói chung như “The independent relationship
between trouble controlling Facebook use, time spent on the site and distress” của
Fredrick Muench và cộng sự (2015) kiểm tra sự độc lập của việc khó kiểm soát việc
sử dụng Facebook, thời gian trên trang web và kiểm tra trong khi kiểm soát lòng tự
trọng và phản ứng mong muốn về mặt xã hội, đã chỉ ra được không có mối quan hệ
nào giữa việc khó kiểm soát việc sử dụng Facebook với các mối quan hệ xã hội tích
cực và lòng tự trọng. Thì bài nghiên cứu của chúng tôi đã nghiên cứu sự tác động của
các trang mạng nói chung đến một nhóm người dùng nhất định là sinh viên. Cụ thể
hơn, chúng tôi nghiên cứu sự tác động của nghiện mạng xã hội đến từng khía cạnh của
lối sống sinh viên, dù kết quả không như mong muốn nhưng vẫn thể hiện được sự tác
nhất định. Hay “The Impact of Social Media on Learning Behavior for Sustainable
Education: Evidence of Students fromSelected Universities in Pakistan” của Jaffar

55
Abbas và cộng sự (2019) đã điều tra các tác động tích cực và tiêu cực của phương tiện
truyền thông xã hội đối với môi trường học tập của sinh viên. Bài nghiên cứu chỉ ra
các ứng dụng truyền thông xã hội có lợi cho các tổ chức giáo dục, những sinh viên của
một số trường đại học ưu tiên được sử dụng mạng xã hội để nâng cao nhận thức, thu
thập thông tin hữu ích và kết bạn mới, ngược lại, một số sinh viên dành quá nhiều thời
gian cho mạng xã hội, dẫn đến lãng phí rất nhiều thời gian ảnh hưởng đến học tập. Kết
quả của bài nghiên cứu trên có sự tương đồng với bài nghiên cứu của chúng tôi, “Kết
quả học tập là nhân tố bị tác động nhiều thứ ba trong 5 nhân tố về lối sống sinh viên bị
tác động bởi nghiện mạng xã hội
Tuy nhiên, bài nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn có một số những hạn chế nhất
định. Đầu tiên, bài nghiên cứu hoàn toàn là định lượng, dữ liệu cho bài nghiên cứu
này được thu thập thông qua việc gửi bảng khảo sát cho mọi người. Thứ hai, kích cỡ
mẫu của bài nghiên cứu tương đối nhỏ, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng khái
quát hóa và tính đại diện cho bài nghiên cứu. Thứ ba, bài nghiên cứu bị giới hạn về
mặt thời gian và chỉ tiến hành trong phạm vi đại học Đà Nẵng, do đó, những tác động
sâu rộng và rõ rệt của việc nghiện mạng xã hội đến các khía cạnh của lối sống sinh
viên có thể bị bỏ qua và không được đề cập đến.
2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội.
Dựa trên những thực trạng và những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống
sinh viên như đã nêu ở trên, nhóm tác giả xin đề xuất một số những giải pháp như:
Xác định mục tiêu khi sử dụng mạng xã hội: bạn cần xác định rõ mục tiêu khi sử dụng
và truy cập vào các trang mạng xã hội: giải trí, trò chuyện với bạn bè, tìm tài liệu học
tập hay chia sẻ kiến thức,… Việc xác lập được mục tiêu sẽ giúp bạn sử dụng mạng xã
hội một cách hợp lý, tránh trường hợp bị xao nhãng và lạc hướng; Quản lý thời gian:
mạng xã hội sẽ rất dễ khiến bạn sa đà và hậu quả là mất thời gian và phân tán sự chú ý
của bạn cho những việc quan trọng khác, bạn cần đặt ra một lịch trình cụ thể và hạn
chế thời gian sử dụng mạng xã hội; Bảo mật thông tin cá nhân: bạn cần đảm bảo các
thông tin cá nhân riêng tư quan trọng của mình được bảo mật và không công khai trên
các trang mạng xã hội; Nâng cao kiến thức: hiểu được mặt trái của mạng xã hội và
tiếp thu có chọn lọc thông tin từ mạng xã hội; Tham gia các hoạt động công tác xã
hội: bạn nên dành thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các tổ
chức xã hội trong và ngoài trường học nhằm phát triển kỹ năng và tư duy của mình.
Chúng tôi hy vọng rằng bài nghiên cứu này sẽ là một trong những tài liệu bổ
ích, phục vụ cho việc nghiên cứu những ảnh hưởng của việc nghiện mạng xã hội đến
lối sống của sinh viên tại Đà Nẵng. Trong tương lai, hướng nghiên cứu tiếp theo của
chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu của vấn đề này tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ajay M. Bhandarkar, Arvind Kumar Pandey, Ramya Nayak, Kailesh Pujary, Ashwini
Kumar (2020). Impact of social media on the academic performance of undergraduate
medical students. Medical Journal Armed Forces India

56
Andreassen, C. S., and Pallesen, S. (2014). Social network site addiction-an overview.
Current Pharmaceutical Design.

Andreassen, C. S., Pallesen, S., and Griffiths, M. D. (2017). The relationship between
addictive use of social media, narcissism, and self-esteem: Findings from a large
national survey. Addictive Behaviors.

Antoine Jeri-Yabar, Alejandra Sanchez-Carbonel, Karen Tito, Jimena Ramirez-


delCastillo, Alessandra Torres-Alcantara, Daniela Denegri and Yhuri Carreazo.
(2019). Association between social media use (Twitter, Instagram, Facebook) and
depressive symptoms: Are Twitter users at higher risk? International Journal of Social
Psychiatry.

Binesh Sarwar, Salman Zulfiqar, Saira Aziz, Khurram Ejaz Chandia (2018). Usage of
Social MediaTools for Collaborative Learning: The Effect on Learning Success With
the Moderating Role of Cyberbullying. Journal of Educational Computing

Boyd, D. M., and Ellison, N. B. (2007). Social network sites: Definition, history, and
scholarship. Journal of Computer-Mediated Communication

Burgoon, J.K., Bonito, J.A., Bengtsson, B., Ramirez, A., Dunbar, N.E., and Miczo, N.
(2000). Testing the interactivity model: Processes, partner assessments, and the quality
of collaborative work. Journal of Management Information Systems.

Burgoon, J.K., Bonito, J.A., Bengtsson, B., Ramirez, A., Dunbar, N.E., and Miczo, N.
(2000). Testing the interactivity model: Processes, partner assessments, and the quality
of collaborative work. Journal of Management Information Systems. Journal of
Management Information Systems

Cengiz Şahin (2018). Social Media Addiction Scale - Student Form: The Reliability
and Validity Study. The Turkish Online Journal of Educational Technology.

Chóliz, M. and Marco, C. (2012). Adicción a Internet y redes sociales. Tratamiento


psicológico. Madrid: Alianza.

Choliz, M., Marco, C. (2012). Adicción an Internet y redes sociales. Tratamiento


psicológico. Madrid: Alianza

Chris Rojek. (2001). Culture and Everyday Life. Routledge

CNN. (2019). What excessive social media use can do to a teen's mental health.

Cohen-Charash, Y., and Larson, E. C. (2017). An emotion divided. Studying envy is


better than studying “benign” and “malicious” envy. Current Directions in
Psychological Science.

57
Crocker, J., and Wolfe, C. T. (2001). Contingencies of self-worth. Psychological
Review.

D’Hondt, F., Billieux, J. and Maurage, P. (2015). Electrophysiological correlates of


problematic Internet use: Critical review and perspectives for future research.
Neuroscience and Biobehavioral Reviews.

Dong Wang, Xing Xiao-Hui and Wu Xian-Bo. (2012). The Healthy Lifestyle Scale for
University Students: Development and psychometric testing. Australian Journal of
Primary Health

Dong, G., Devito, E. E., Du, X. and Cui, Z. (2012). Impaired inhibitory control in
“internet addiction disorder. Psychiatry Research.

Dong, G., Lin, X., Zhou, H. and Lu, Q. (2014). Cognitive flexibility in internet
addicts: fMRI evidence from difficult-easy and easy-to-difficult switching situations.
Addictive Behaviors.

Elizabeth A. Prosek, Ashley M. Diaz, Hongshan Shao and Amanda L. Giordano


(2023). Envy and Self-Worth as Predictors of Social Media Misuse Among U.S.
College Students. International Journal for the Advancement of Counselling.

Elizabeth A. Prosek, Ashley M. Diaz, Hongshan Shao and Amanda L. Giordano


(2023). Envy and Self-Worth as Predictors of Social Media

Esthela Galvan Vela, Dragana Ostic, Sikandar Ali Qalati, Belem Barbosa, Syed Mir
Muhammad Shah, Ahmed Muhammad Herzallah, Feng Liu (2021). Effects of Social
Media Use on Psychological Well-Being: A Mediated Model.

Flores, Phillip. (2004). Addiction as an attachment disorder. New York: Jason


Aronson Inc. Clinical Social Work Journal.

Forbes. (2019). Social Media Addiction Is Real And Mental Health Professionals Are
Speaking Out.

Fuentes, JL, Esteban, F., Caro, C. (2015). Vivir en Internet. Retos y reflexiones para la
educación.

Gillis AJ (1997) The Adolescent Lifestyle Questionnaire: development and


psychometric testing. Canadian Journal of Nursing Research 29(1), 29–46. Canadian
journal of Nursing Research Archive

Griffiths, M. (1995). Technological addictions. Clinical Psychology Forum. Clinical


Psychology Forum.

Griffiths, M. D. (2000). Internet addiction: Time to be taken seriously? Addiction


Research and Theory.

58
Gustavo Ferreira da Veiga, Luciana Sotero, Halley M. Pontes, Diana Cunha, Alda
Portugal, Ana P. Relvas. (2019). Emerging Adults and Facebook Use: the Validation
Emerging Adults and Facebook Use: the Validation. International Journal of Mental
Health and Addiction

Guy Roth (2012). The costs of parental pressure to express emotions: Conditional
regard and autonomy support as predictors of emotion regulation and intimacy.
Journal of Adolescence.

Hanehalkı Bilişim Teknolojileri Kullanımı Araştırması (2016). Türkiye İstatistik


Kurumu, from: http://www.tuik.gov.tr

Hendricks C, Murdaugh C, Pender N .(2006). The Adolescent Lifestyle Profile:


development and psychometric characteristics. Journal of National Black Nurses’
Association

Howard Gardner. (2006). Multiple Intelligences: New Horizons

Java, A., Song, X., Finin, T., and Tseng, B. (2007). Why we twitter: Understanding
microblogging usage and communities. Proceedings of the Joint 9th WEBKDD and
1st SNA-KDD Workshop 2007.

John Carlson, Suzanne Zivnuska, Ranida B. Harris, Kenneth J. Harris, Dawn S.


Carlson. (2007). Social Media Use in the Workplace: A Study of Dual Effects. Journal
of Organizational and End User Computing

John R. Carlson, Suzanne Zivnuska, Ranida B Harris and Kenneth J. Harris (2016).
Use in the Workplace: A Study of Dual Effects. Journal of Organizational and End
User Computing. Journal of Organizational and End User Computing

Kalpathy Ramaiyer Subramanian (2017). Influence of Social Media in Interpersonal


Communication. International journal of scientific progress and research

Kathleen Stassen Berger. (2016). The Developing Person Through the Life Span.

Khan Mahmood (2019). Social Media Addiction and Its Impact on Academic
Performance of Students. Journal of Management Information and Decision Sciences.

Khurana, Sharma (2019). The Impact of Social Media on College Students.


International journal of scientific progress and research

Koh, J. and Kim, D. (2004). Knowledge sharing in virtual communities: An e-business


perspective. Expert Systems with Applications

Lee, R. M., Draper, M., and Lee, S. (2001). Social connectedness, dysfunctional
interpersonal behaviors, and psychological distress: Testing a mediator model. Journal
of Counseling Psychology

59
M. Jahi Chappell and Carmen Bain. (2016). The Social in Social Media. Journal of
Agriculture, Food Systems and Community Development.

Manfred Hofer, Sebastian Schmid, Stefan Fries, Ilija Zivkovic and Franziska Dietz
(2008). Value orientations and studying in school–leisure conflict: A study with
samples from five countries, Learning and Individual Differences. Learning and
Individual Differences.

Manfred Hofer, Sebastian Schmid, Stefan Fries, Ilija Zivkovic, Franziska Dietz
(2008). Value orientations and studying in school–leisure conflict: A study with
samples from five countries. Learning and Individual Differences.

Mark D. Griffiths, Daria J. Kuss, Zsolt Demetrovics (2014). Social Networking


Addiction: An Overview of Preliminary Findings. Behavioral addictions: Criteria,
evidence, and treatment

Mayfield, A. (2008). “What is social media?” from iCrossing ebook

Mehmet Emin Aksoy (2018). A Qualitative Study on the Reasons for Social Media
Addiction. European Journal of Educational Research

Memon (2020). Social Media Usage and Its Impact on Academic Performance of
University Students. International Journal of Computer Science Issues

Mohammad Dalvi-Esfahani, Ali Niknafsb, Zohre Alaedini, Hajar Barati Ahmedabad,


Daria J. Kuss, T. Ramayah - Telematics and Informatics (2020). “Social Media
Addiction and Empathy: Moderating Impact of Personality Traits among High School
Students”. Elsevier. ScienceDirect

Mrs. Vishranti Raut and Mrs. Prafulla Patil. (2016). Use of Social Media in Education:
Positive and Negative impact on the students. International Journal on Recent and
Innovation Trends in Computing and Communication

Myers, S. A., Knox, R. L., Pawlowski, D. R., and Ropog, B. L. (1999). Perceived
communication openness and functional communication skills among organizational
peers. Communication Reports

Nawaz Ahmad (2015). “The Impact of Social Media on Fashion Industry: Empirical
Investigation from Karachiites”. Resources Development and Management

Newport. (2016). Deep Work: Rules for Focused Success in a Distracted World.

Nicole B. Ellison, Charles Steinfield, Cliff Lampe (2007). The Benefits of Facebook
‘‘Friends:’’ Social Capital and College Student’s Use of Online Social Network Sites.
Journal of Computer-Mediated Communication

60
Pempek (2014). Social Networking and Interpersonal Communication and Conflict
Resolution Skills among College Freshmen. School of social work.

Pender NJ (1987) ‘Health promotion in nursing practice.’ 2nd edn. (Appleton &
Lange: Norwalk, CT)

Rogers, D. P. (1987). The development of a measure of perceived communication


openness. The Journal of Business Communication

Rosen, Carrier and Cheever. (2013). The Dark Side of the Internet: The Role of
Online Technology in the Lives of Youth.

Rücker, J., Akre, C., Berchtold, A. and Suris, J. C. (2015). Problematic Internet use is
associated with substance use in young adolescents. Acta Paediatrica.

Singh, Tiwari (2019). Impact of Social Networking Sites on Interpersonal


Communication Skills and Confidence among Youth. Journal of Psychosocial
Research on Cyberspace

Starcevic, V. (2013). Is Internet addiction a useful concept? Australian and New


Zealand Journal of Psychiatry.

Stoney Brooks, Phil Longstreet, Christopher B. Califf (2019). Social Media Induced
Technostress and its Impact on Internet Addiction: A Distraction-conflict Theory
Perspective. AIS Transactions on Human-Computer Interaction

Suzanne Zivnuska, John R. Carlson, Dawn S. Carlson, Ranida B. Harris, Kenneth J.


Harris (2019). Social media addiction and social media reactions: The implications for
job performance. The Journal of Social Psychology

Sylvia M. Chan-Olmsted, Moonhee Cho, Sangwon Lee (2013). User Perceptions of


Social Media: A Comparative Study of Perceived Characteristics and User Profiles by
Social Media. Journal of Communication and Media Technologies.

Tâm lý học trong CNXH. NXB Khoa học Đức. Berlin 1980

Teixeira, R.A. (1992). The disappearing American voter. Washington, DC: The
Brookings Institution

The Guardian. (2018). Social media addiction should be considered a disease.

Thi Truc Quynh Ho, Ba Phu Nguyen, Thi Ngoc Be Nguyen, Thi Thuy Hang Pham,
Thi Thanh Thuy Mai. (2021). Facebook addiction disorder and sleep quality:
Loneliness as a mediator. Psychology and education

ThS. Đặng Thị Lan. (2001). Vài nét về đặc điểm lối sống sinh viên và việc giáo dục
lối sống cho sinh viên hiện nay. Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

61
Tuan Hai Nguyen, Wing-Keung Wong (2020). Study of depression, anxiety, and social
media addiction among undergraduate students. Journal of Management Information
and Decision Sciences.

Usman, Yunusa Dangara, Madudili, Chinyere Geraldine (2019). Evaluation of the


Effect of Learning Environment. Student’s Academic Performance in Nigeria.

Waleed Mugahed Al-rahmi, Waleed Mugahed Al-rahmi and Waleed Mugahed Al-
rahmi. (2014). The Improvement of Student’s Academic Performance by Using Social
Media through Collaborative Learning in Malaysian Higher Education. Asian Social
Science

Walker S, Sechrist K, Pender N. (1995). The Health-Promoting Lifestyle Profile II.


(University of Nebraska Medical Center, College of Nursing: Omaha, NE). University
of Michigan library

Waqas Tariq, Fasee Ullah, Madiha Mehboob and M. Asfandyar Khan (2017). The
Impact of Social Media and Social Networks on Education and Students of Pakistan.
International Journal of Computer Science Issues

Wegmann, E., Stodt, B. and Brand, M. (2015). Addictive use of social networking
sites can be explained by the interaction of Internet use expectancies, Internet literacy,
and psychopathological symptoms. Journal of Behavioral Addictions.

Yoo-Kyoung Seock, Shu-Chuan Chu (2020). “The Power of Social Media in Fashion
Advertising”. Taylor and Francis Online

Yubo Hou, Dan Xiong, Tonglin Jiang, Lily Song, Qi Wang (2019). “Social media
addiction: Its impact, mediation, and intervention”. Journal of Psychosocial Research
on Cyberspace

Hutcheson, G. and Sofroniou, N. (1999). “Driving Style Recognition Based on Driver


Behavior Questionnaire”. Open Journal of Applied Sciences

Joseph F. Hair, William C. Black, Barry J. Babin, Rolph E. Anderson (2009).


“Multivariate Data Analysis (7th Edition). PDFROOM

TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN


STT Họ và tên Lớp Tỷ lệ đóng góp
1 Phạm Thị Loan 46K05 100%
2 Phạm Thị Cẩm Tiên 46K05 100%
3 Phan Thị Mỹ Linh 46K05 100%
4 Huỳnh Văn Lưu 46K05 100%
5 Lê Quốc Cường 46K05 100%
6 Lê Đỗ Quyên 46k01.5 100%
7 Bùi Ngọc Hạnh Tiên 46K02.2 95%

62
BẢNG CAM KẾT THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC

63

You might also like