You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN


PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI ĐIỆNT TỬ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA
HÃNG XE ĐIỆN TESLA

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN XUÂN TRÀ


Giảng viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ
Ngành : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành : HTTMDT
Lớp : D16HTTMDT
Khóa : 2021

Hà Nội, ngày tháng năm


PHIẾU CHẤM ĐIỂM
Họ và tên sinh viên Điểm Chữ kí

Họ và tên giảng viên Chữ kí Ghi chú

Giảng viên chấm 1:

Giảng viê chấm 2:


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hiện nay, Internet đã trở thành phương tiện quan trọng
giúp mọi người có thể trao đổi, tìm kiếm và chia sẻ thông tin và kết nối mọi
người trên toàn cầu. Đặc biệt, cùng với việt phổ biến của Internet và sự phát
triển của Thương mại điện tử (TMĐT), các doanh nghiệp đã và đang chú trọng
vào việc tiếp cận lượng khách hàng trực tuyến. Ngày càng nhiều website được
lập lên để phục vụ cho việc phát triển của doanh nghiệp.

Hiện nay nhiều các doanh nghiệp hoạt động 100% dựa trên hình thức kinh
doanh trực tuyến. Đòi hòi các doanh nghiệp phải đưa ra những kế hoạch tiếp thị
kĩ thuật số (Digital Marketing) bằng các hình thức khác nhau để tiếp cận được
tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, em lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược Marketing của hãng
xe điện Tesla”.

Đối tượng nghiên cứu là phân tích chiến lược marketing kinh doanh. Với
phạm vi nghiên cứu cụ thể là sản phẩm xe ô tô điện Tesla.

Nội dung bài báo cáo gồm:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN
1.1. Giới thiệu tổng quan về thị trường xe điện Tesla
Tesla là một tập đoàn của Mỹ chuyên về các sản phẩm xe hơi và các sản
phẩm sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường. Tesla được sáng lập vào
ngày 1 tháng 7 năm 2003 bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning dưới tên gọi
là công ty Tesla Motors. Khi đó, công ty được thành lập với duy nhất một mong
muốn tạo ra các thiết kế đột phá trong ngành xe hơi, tuy nhiên ít ai ngờ rằng
Tesla lại có thể phát triển thành tập đoàn tỷ đô sau này, nhờ có sự xuất hiện của
Elon Musk.

Vào năm 2004, Elon Musk quyết định đầu tư 30 triệu USD vào Tesla và trở
thành cổ đông lớn nhất kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của thương hiệu. Bằng
tiếng nói của mình, Elon Musk đã lôi kéo được vô số các nhà đầu tư lớn khác
tham gia vào Tesla, trong số đó có cả sự hiện diện của Google.
Nhờ có nguồn kinh phí vững chắc, vào năm 2006, Roadster, chiếc xe điện
đầu tiên của thương hiệu đã được công bố với công chúng. Chiếc xe đã tạo ra
được ấn tượng lớn trong cộng đồng, do hãng đã thiết kế chiếc xe sử dụng năng
lượng điện thay vì dùng xăng như các loại xe truyền thống. Tuy nhiên, thiết kế
của chiếc xe còn mới mẻ và nhiều bất cập đã khiến kết quả kinh doanh chiếc
Roadster không được như mong đợi, điều đó kéo theo sự rời bỏ Tesla của
Eberhard vào năm 2008.
Năm 2012, Tesla chính thức ngừng sản xuất chiếc Roadster và chuyển sang
mẫu xe hạng sang mới với tên gọi Model S. Một cách vô cùng bất ngờ, chiếc
Model S đã phá vỡ vô số các kỷ lục doanh thu và doanh số mặt hàng xe cộ trên
thị trường. Sau đó, vào năm 2015, phiên bản cao cấp với tên gọi là Model X
được Tesla trình làng, là một chiếc xe SUV cao cấp sử dụng năng lượng điện
tiếp tục gặt hái thành công và gây dựng danh tiếng cho Tesla.

Tesla hướng đến bước tiến lớn của họ vào năm 2016 bằng cách mua lại
Solarcity, một doanh nghiệp chuyên về năng lượng mặt trời. Với lợi thế về công
nghệ, Tesla chính thức đổ bộ vào thị trường năng lượng sạch và cho ra mắt
nhiều mẫu xe Sedan khác. Tất cả các mẫu xe của Tesla đều có thiết kế mang
dáng vẻ của tương lai, sử dụng năng lượng sạch, trở thành thương hiệu có một
không hai trên thị trường. Hầu hết các công ty xe hơi đều sở hữu nhiều hơn 5
dòng xe, nhưng Tesla vẫn gắn bó với duy nhất dòng xe Sedan mà vẫn có thể trở
thành công ty xe hơi có giá trị cao nhất mọi thời đại, bỏ xa các đối thủ về giá trị
vốn hóa thị trường.
1.2 Khảo sát hiện trạng của hãng xe điện Tesla
1.2.1 Sản phẩm kinh doanh
Những mẫu xe ô tô điện của Tesla đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ khách
hàng. Điều này không chỉ bởi sự đổi mới về công nghệ mà còn bởi thiết kế độc
đáo và hiện đại. Các xe điện Tesla thường có kiểu dáng bắt mắt và công ty này
luôn ưu tiên sử dụng các chất liệu và công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm
đẹp và chất lượng.

Bên cạnh việc chú trọng vào thiết kế, Tesla cũng nổi tiếng với hiệu suất vận
hành ấn tượng của các mẫu xe của họ. Xe ô tôđiện Tesla được biết đến với khả
năng tăng tốc mạnh mẽ và khả năng di chuyển êm ái, cùng với khả năng duyệt
xa với một lần sạc.
Ngoài ra, Tesla đã tạo ra sự đa dạng trong dòng sản phẩm của họ, từ các
mẫu bình dân đến các phiên bản cao cấp, từ xe hạng nhẹ đô thị đến xe SUV và
xe thể thao. Điều này giúp họ thu hút một loạt khách hàng với các nhu cầu và
ngân sách khác nhau.
Nhờ vào những điểm mạnh này, Tesla đã xây dựng được một cộng đồng
hâm mộ rất đông đảo và tiếp tục định hình ngành công nghiệp xe hơi với việc
thúc đẩy sự phát triển của xe điện và năng lượng sạch trên toàn thế giới.
1.2.2 Thị trường tiêu thụ và khách hàng mục tiêu
Tesla hướng đến một thị trường tiêu thụ toàn cầu, tập trung vào các khu
vực chính như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế
giới. Công ty đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp, giúp họ tiếp cận
đến đa dạng đối tượng khách hàng trên các châu lục. Bằng cách tập trung vào
các thị trường lớn và tiềm năng, Tesla đã có thể tối ưu hóa việc tiếp cận khách
hàng và mở rộng doanh số bán hàng toàn cầu.
Khách hàng mục tiêu của Tesla thường là những người tiêu dùng quan tâm
đến công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao và ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Đối tượng khách hàng này thường có thu nhập cao và sẵn sàng đầu tư vào công
nghệ và sự tiện ích. Họ muốn sở hữu xe ô tô điện không chỉ vì tính năng tiết
kiệm năng lượng, mà còn vì thiết kế hiện đại, hiệu suất vượt trội và khả năng tự
lái. Ngoài ra, Tesla cũng đang mở rộng thị trường tiêu thụ đến các đối tượng
khách hàng mới bằng việc cung cấp các dòng xe phổ thông với mục tiêu làm cho
xe điện trở nên phổ biến hơn đối với đa dạng đối tượng người tiêu dùng, từ các
gia đình thông thường đến các doanh nghiệp và tổ chức.
1.3 Mô hình SWOT của Tesla
1. Điểm mạnh (Strengths)

Là một thương hiệu nổi tiếng trong trị trường xe hạng sang, chiếm thị phần
lớn trên thị trường.

Xe của Tesla sử dụng hoàn toàn nhiên liệu điện, an toàn với môi trường.

Chế độ phúc lợi nhân viên được đánh giá vô cùng tốt, lôi kéo được nhiều
nhân tài về với tập đoàn.
Ngoại trừ pin điện, Tesla áp dụng mô hình sản xuất nội bộ, tự chủ hoàn
toàn, khiến cho chất lượng, bí mật công nghệ, quy trình sản xuất được giám sản,
phát triển một cách đảm bảo và nghiêm ngặt.

Sản phẩm của Tesla được kinh doanh trực tiếp không qua bất cứ trung gian
nào, giúp tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận của tập đoàn.

Elon Musk, CEO của Tesla không chỉ là người có ảnh hưởng rất lớn trong
xã hội, mà còn là nhà phát minh, doanh nhân công nghệ, giúp đem đến tầm nhìn
và ý tưởng phát triển cho cả tập đoàn.

2. Điểm yếu (Weaknesses)

Pin điện của xe Tesla khó có thể thay thế khi hỏng hóc, chi phí thay thế
cao.

Dịch vụ khách hàng của Tesla không được đánh giá cao.

Tesla chưa có khả năng bao phủ các trạm tiếp điện dày đặc như các trạm
xăng dầu truyền thống.

3. Cơ hội (Opportunities)

GigaFactory- Nhà máy khổng lồ của Tesla tại Trung Quốc và đang được thi
công tại Đức và Mỹ hứa hẹn sẽ mang lại bước đột phá cho thương hiệu này.

Tesla đã thành công trong việc thâm nhập và đầu tư nhiều vào thị trường
Trung Quốc, bao gồm cả phúc lợi cộng đồng.

Công nghệ tự lái được Tesla giới thiệu hứa hẹn đem lại cuộc cách mạng
mới trong thị trường xe hơi.
4. Thách thức (Threats)

Khách hàng trên toàn thế giới vẫn ưa chuộng dòng xe chạy xăng hơn xe
điện.

Khả năng bán và phân phối sản phẩm xe hơi giữa các quốc gia vẫn bị hạn
chế rất nhiều bởi rào cản thuế quan và luật pháp.

You might also like